Xu Hướng 12/2023 # Thuốc Lá Điện Tử Có Thể Gây Ung Thư Bàng Quang # Top 19 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Thuốc Lá Điện Tử Có Thể Gây Ung Thư Bàng Quang được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí European Urology Oncology, các nhà khoa học tại Đại học Bắc Carolina (Mỹ) đánh giá kết quả của 22 nghiên cứu phân tích nước tiểu của những người sử dụng thuốc lá điện tử hoặc các sản phẩm thuốc lá khác, bao gồm thuốc lá điếu.

Nhóm nghiên cứu phát hiện sự hiện diện của 40 hợp chất khác nhau trong thuốc lá điện tử có thể biến đổi thành 63 hóa chất độc hại, hoặc chất chuyển hóa gây ung thư nếu xâm nhập vào cơ thể. Sáu trong số những hóa chất này có mối liên hệ chặt chẽ với ung thư bàng quang. Chúng bao gồm pyrene, naphthalene, fluorene, phenanthrene, o-toluidine và 2-naphthylamine.

Ngoài ra, những người sử dụng thuốc lá điện tử có hàm lượng chất gây ung thư bàng quang trong nước tiểu cao hơn đáng kể so với người chưa bao giờ sử dụng.

“Những người hút thuốc lá điện tử sẽ tiếp xúc với nhiều loại chất gây ung thư khác nhau”, Marc Bjurlin, thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết. “Họ tiếp xúc với các chất gây ung thư trong thời gian càng dài, họ càng có có nguy cơ phát triển các khối u ác tính, đặc biệt là ung thư bàng quang”.

Hạn chế của nghiên cứu là các nhà khoa học không thể xác định được nồng độ của từng loại hợp chất có khả năng gây ung thư trong thuốc lá điện tử. Ngoài ra, một số người hút thuốc lá điện tử cũng sử dụng đồng thời cả thuốc lá truyền thống. Điều này gây khó khăn cho việc xác định chất gây ung thư có trong nước tiểu là do sử dụng thuốc lá điện tử hay thuốc lá điếu.

“Bởi vì hút thuốc lá là một thói quen có thể sửa đổi, nên chúng ta có thể ngừng hút thuốc ngay lập tức để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư bàng quang”, Bjurlin nói.

Trong thời gian tới, Bjurlin và cộng sự sẽ tiến hành thêm nhiều nghiên cứu để xác định ngưỡng tiếp xúc với các hóa chất độc hại trong thuốc lá điện tử có thể dẫn đến phát triển ung thư bàng quang hoặc những loại bệnh ung thư khác.

Lần đầu xuất hiện trên thị trường vào năm 2004, thuốc lá điện tử là một thiết bị cầm tay có khả năng làm nóng chất lỏng chứa nicotine, tạo thành sol khí để người sử dụng hít vào. Chất lỏng chứa các loại hương vị khác nhau, trong đó có nhiều mùi thơm hấp dẫn giới trẻ như trái cây, chocolate và kẹo.

Bá Lộc (Theo Ddeccanherald)

Hút Thuốc Lá Gây Ung Thư Bàng Quang?

1. Ung thư bàng quang

Bàng quang là một cơ quan rỗng, có thể giãn rộng, nằm trong khung chậu với chức năng lưu trữ nước tiểu trước khi được thải ra qua niệu đạo. Chức năng này giúp bàng quang trở thành một phần vô cùng quan trọng của hệ tiết niệu. Ung thư bàng quang là sự phát triển của lớp mô bất thường, hay còn gọi là u, tại bàng quang.

Ung thư bàng quang được phân loại dựa trên hình thái u dưới kính hiển vi, bao gồm 3 loại chính là:

Ung thư biểu mô niệu (urothelial cell carcinoma – UCC) chiếm khoảng 90% các loại ung thư bàng quang, đồng thời cũng chiếm khoảng 10-15% các trường hợp ung thư thận niệu ở người lớn. Ung thư biểu mô niệu còn được gọi là ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp (transitional cell carcinoma – TCC)

Ung thư biểu mô tế bào vảy (squamous cell carcinoma), bắt nguồn từ các tế bào vảy phát triển trong lớp niêm mạc bàng quang để phản ứng với kích thích và viêm. Ung thư biểu mô tế bào vảy chiếm khoảng 4% các loại ung thư bàng quang

Ung thư biểu mô tuyến (Adenocarcinoma) là ung thư biểu mô phát triển từ các tế bào tuyến, chiếm khoảng 2% các loại ung thư bàng quang

2. Thống kê về hút thuốc lá và nguy cơ ung thư bàng quang

Theo thống kê của WHO đến tháng 9 năm 2023 (1), ung thư là nguyên nhân tử vong đứng thứ hai trên toàn thế giới, gây ra 9.6 triệu ca tử vong trong năm 2023, ước tính cứ 6 ca sẽ có 1 ca tử vong do ung thư. Một phần ba số ca tử vong do ung thư đều có chung các đặc điểm sau: chỉ số khối cơ thể cao, ăn uống thiếu rau quả và trái cây, thiếu hoạt động thể chất, sử dụng thuốc lá và rượu bia. Trong đó hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất và chịu trách nhiệm cho khoảng 22% các trường hợp tử vong do ung thư.

Cũng theo thông tin từ Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ (ACS) vào tháng 1 năm 2023 (2), ước tính tại Hoa Kỳ sẽ có khoảng 81400 trường hợp mắc ung thư bàng quang (trong đó nam là 62100 và nữ là 19300), trong đó hút thuốc lá là nguyên nhân cho khoảng 47% các trường hợp phát triển ung thư bàng quang. Ở nam giới, ung thư bàng quang đứng thứ tư trong số các loại ung thư thường gặp. Tỉ lệ ung thư bàng quang ở nam giới cao gấp 4 lần ở nữ giới, có thể giải thích do yếu tố nguy cơ về lối sống và hành vi, bao gồm cả tỉ lệ hút thuốc lá ưu thế ở nam giới so với nữ giới. Ước tính sẽ có 17980 ca tử vong vì ung thư bàng quang trong năm nay, tỉ lệ tử vong ước tính ở nam giới cũng cao hơn so với nữ giới, tương ứng là 13050 và 4930 trường hợp. Ung thư bàng quang là nguyên nhân tử vong đứng thứ 8 ở nam giới. Mặc dù tỷ suất mắc bệnh ở nam giới có vẻ giảm qua từng năm, tuy nhiên tử suất lại không có sự thay đổi đáng kể. Một chỉ số rất được ưa chuộng trong điều trị ung thư là tỉ lệ sống 5 năm. Tỉ lệ sống 5 năm là chỉ số các ca còn sống sau 5 năm chẩn đoán ung thư, biểu hiện bằng tỉ lệ phần trăm. Tỉ lệ sống 5 năm ở ung thư bàng quang là 74% và tỉ lệ sống 10 năm là 46% . Tuy nhiên, tỉ lệ sống lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm loại và giai đoạn ung thư bàng quang khi chẩn đoán. Ngoài ra còn có một phần không nhỏ về việc thay đổi lối sống và thói quen và nỗ lực cải thiện bản thân trong quá trình điều trị.

3. Tại sao hút thuốc lá lại gây ung thư bàng quang?

Thuốc lá và xì gà nói chung được làm từ quá trình phơi khô lá thuốc, có bổ sung thêm một số thành phần phụ gia để tăng hương vị. Khói thuốc từ thuốc lá là sự pha trộn của nhiều chất hóa học phức tạp khi đốt cháy thuốc lá và phụ gia. Theo công bố từ Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ (3), thuốc lá làm từ hàng ngàn các loại chất hóa học, trong số đó có tối thiểu 70 hoạt chất được biết đến với khả năng gây ung thư (carcinogens), một số hoạt chất gây ung thư có trong thuốc lá bao gồm:

Nicotine (là hoạt chất nổi tiếng nhất và được coi là nguyên nhân sử dụng thuốc lá của hầu hết người dùng)

Hydrogen cyanide

Formaldehyde

Chì

Chất asen (hay còn gọi là thạch tín)

Amoniac

Các hoạt chất phóng xạ, ví dụ như uranium

Benzen

Carbon monoxide

Nitrosamines

Các loại hydrocarbons thơm đa vòng (PAHs)

Trong số các hoạt chất gây ung thư trên thì chất phóng xạ (như uranium) là hoạt chất gây hoang mang và khó hiểu nhất. Tuy nhiên các nhà khoa học đã tìm ra được các thành phần hóa học phóng xạ tồn tại trong lá thuốc lá được sử dụng để làm thuốc lá và xì gà, các loại hóa chất này đến từ phân bón và đất trong quá trình trồng cây thuốc lá, do đó lượng chất phóng xạ trong thuốc lá phụ thuộc phần lớn và điều kiện đất và loại phân bón được sử dụng trong quá trình trồng. Các chất phóng xạ sẽ phát tán trong không khí khi đốt thuốc lá, sau đó được hít vào, gây ra các loại ung thư, bao gồm ung thư bàng quang.

Theo Viện sức khỏe quốc gia Anh (National Health Institute United Kingdom), hút thuốc lá là nguy cơ lớn nhất nhất gây ung thư bàng quang, ngoài ra hút thuốc lá còn là nguyên nhân của 70% số ca ung thư phổi, và là nguyên nhân cho các loại ung thư khác như ung thư thanh quản, thực quản, ung thư tiêu hoá do thành phần trong thuốc lá có chứa chất hóa học gây ung thư (4) như đã kể trên. Khi hút thuốc qua nhiều năm, khói thuốc sẽ dần đi vào dòng máu và đến cơ quan chuyên phụ trách lọc máu và nước tiểu trong cơ thể chính là thận. Khi các thành phần hóa học gây ung thư được lọc qua thận và đi vào nước tiểu sẽ di chuyển theo dòng nước tiểu qua niệu quản, bàng quang và được thải ra ngoài. Tuy nhiên việc bàng quang phải phơi nhiễm với các chất hóa học độc hại lặp đi lặp lại trong suốt thời gian dài do chức năng giữ nước tiểu sẽ gây ra thay đổi trong lớp tế bào lót lòng bàng quang (tế bào biểu mô) và dẫn tới ung thư bàng quang.

4. Hút thuốc lá thụ động có tăng nguy cơ ung thư bàng quang?

Secondhand smoke (SHS, tạm dịch: lớp khói thuốc thứ hai) hay còn được gọi là environmental tobacco smoke (ETS, tạm dịch: khói thuốc lá môi trường) là sự pha trộn của hai loại khói thuốc sau đây:

Dòng khói thuốc chính: Thuốc lá sau khi đốt sẽ được người sử dụng thuốc lá trực tiếp hít vào qua đường miệng, chu du qua phổi đồng thời nhả lượng khói thuốc còn lại qua đường mũi. Dòng khói thuốc được thải qua đường mũi của người sử dụng còn được gọi là dòng khói thuốc chính.

Dòng khói thuốc phụ: Là dòng khói thuốc từ phần đốt của thuốc lá, xì gà hay thuốc đốt trong ống điếu. Loại khói này có nồng độ các chất gây ung thư cao hơn và độc hại hơn dòng khói thuốc chính, đồng thời các hạt khói cũng nhỏ hơn. Hạt khói nhỏ hơn sẽ dễ dàng đi vào phổi và tế bào trong cơ thể.

Khi những người không hút thuốc lá tiếp xúc với lớp khói thuốc thứ hai sẽ có hiện tượng được gọi là hút thuốc lá không tự nguyện (Involuntary smoking) hay hút thuốc lá thụ động (Passive smoking). Những người không hút thuốc hít phải lớp khói thuốc thứ hai sẽ hấp thụ nicotin và các chất độc hại tương tự như ở người hút thuốc lá trực tiếp. Khi tiếp xúc càng nhiều về lượng và số lần, nồng độ các hóa chất độc hại trong cơ thể người tiếp xúc sẽ càng cao.

Cũng theo thông tin từ Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ (5), lớp khói thuốc thứ hai có thể gây ra một số loại ung thư, trong đó có ung thư bàng quang. Tạp chí Nghiên cứu Quản lý Ung thư (The cancer management Research) gần đây cũng đăng một bài nghiên cứu chỉ ra tỉ lệ tăng nguy cơ ung thư bàng quang trọn đời lên đến 22% ở những bệnh nhân không hút thuốc phơi nhiễm với lớp khói thuốc thứ hai so với những bệnh nhân không phơi nhiễm (6).

5. Ngăn ngừa hút thuốc và nguy cơ ung thư bàng quang

Thật đáng mừng khi hút thuốc là yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được. Việc ý thức về sức khỏe và lên kế hoạch ngừng hút thuốc là điều vô cùng cần thiết để giảm thiểu bệnh tật nói chung cũng như sự xuất hiện hay tiến triển của ung thư bàng quang nói riêng. Khi lựa chọn ngưng thuốc lá đồng thời bạn cũng đang lựa chọn một lối sống lành mạnh hơn.

Trong thời gian một vài tuần đầu khi bắt đầu ngưng thuốc, các triệu chứng cai thuốc sẽ xuất hiện và dần trở nên mạnh mẽ hơn khiến bạn dễ dàng gục ngã. Đó là khi cơ thể bạn đòi hỏi cung cấp nicotin để có thể trở về trạng thái bình thường. Nhiều người đã không thể vượt qua giai đoạn này và bắt đầu hút thuốc trở lại chỉ sau một thời gian ngắn ngừng hút thuốc, tuy nhiên khi đã vượt qua được thời gian khó khăn này, lợi ích về lâu dài cho sức khỏe của bạn và người thân quanh bạn là vô cùng to lớn.

Ngay khi ngừng hút thuốc thành công, hầu hết những người nghiện thuốc lá trước đây có thể cảm nhận rõ sự cải thiện tuần hoàn và hô hấp, cũng như sự nhạy bén về khứu giác và vị giác hơn. Ngừng hút thuốc còn làm giảm nguy cơ trụy tim mạch và tử vong do ung thư phổi. Nghiên cứu trên 143279 phụ nữ hậu mãn kinh cho thấy, trong 10 năm sau khi cai thuốc lá, nguy cơ ung thư bàng quang giảm đến 25% và tiếp tục giảm tiếp trong những năm tiếp theo (7). Một nghiên cứu tổng quan và phân tích hệ thống cũng cho thấy, ngừng hút thuốc còn giảm những tác động có hại gây tiến triển ung thư bàng quang không xâm lấn cơ và xâm lấn cơ (8).

Do đó, vì lợi ích sức khỏe cho bản thân bạn và những người xung quanh, điều quan trọng nhất là không nên tập hút thuốc vì bất kỳ lý do gì và nếu bạn đang là người nghiện hút thuốc thì nên ngưng càng sớm càng tốt.

Tác giả: BS. Trần Thụy Hương Quỳnh, Nghiên cứu sinh – Đại học y khoa Kansai

Cố vấn khoa học:

Nguyễn Hồng Vũ, TS, Viện Nghiên cứu ung thư, City of Hope, California, USA

Nguyễn Thị Kim Thương, BS Y học cổ truyền, Thành viên Ban Y học Ruy Băng Tím

Trịnh Vạn Ngữ, ThS, ĐH SoonChunHyang, Hàn Quốc

Lần cuối chỉnh sửa khoa học: 24/08/2023

Tài liệu tham khảo

World Health Organization. (2023, September 12). Cancer. Retrieved from https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/cancer

American Society of Clinical Oncology (ASCO). (2023, January). Bladder Cancer: Statistics. Retrieved from https://www.cancer.net/cancer-types/bladder-cancer/statistics

American Cancer Society. (2023, April 5). Harmful Chemicals in Tobacco Products. Retrieved from https://www.cancer.org/cancer/cancer-causes/tobacco-and-cancer/carcinogens-found-in-tobacco-products.html

The National Health Service. (2023, May 10). Bladder Cancer. Retrieved from https://www.nhs.uk/conditions/bladder-cancer/causes/

American Cancer Society. (2023, November 13). HHealth Risks of Secondhand Smoke. Retrieved from https://www.cancer.org/cancer/cancer-causes/tobacco-and-cancer/secondhand-smoke.html

Yan, H., Ying, Y., Xie, H., Li, J., Wang, X., He, L., … & Zheng, X. (2023). Secondhand smoking increases bladder cancer risk in nonsmoking population: a meta-analysis. Cancer management and research, 10, 3781.

Li, Y., Tindle, H. A., Hendryx, M. S., Xun, P., He, K., Liang, X., & Luo, J. (2023). Smoking Cessation and the Risk of Bladder Cancer among Postmenopausal Women. Cancer Prevention Research, 12(5), 305-314.

Rink, M., Crivelli, J. J., Shariat, S. F., Chun, F. K., Messing, E. M., & Soloway, M. S. (2023). Smoking and bladder cancer: a systematic review of risk and outcomes. European urology focus, 1(1), 17-27.

‘;

Hút Thuốc Lá Gây Ung Thư Bàng Quang

Hút thuốc lá là một trong những yếu tố hàng đầu làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư, trong đó có ung thư bàng quang. Vậy cơ chế hút thuốc lá gây ung thư bàng quang là gì?

Tại sao hút thuốc lá gây ung thư bàng quang?

Khói thuốc lá có chứa khoảng 7000 chất hóa học và khoảng gần 70 chất cực độc có khả năng gây ung thư cao như nicotin, hắc ín, Benzene… Cụ thể, nicotine là chất gây nghiện có khả năng hấp thụ vào máu và ảnh hưởng đến toàn bộ não chỉ sau khoảng 10 giây hút vào; benzene có thể được tìm thấy trong thuốc trừ sâu bọ có khả năng gây ung thư cao. Đặc biệt khói thuốc lá còn chứa chất beta – napthylamine – một loại chất được tìm thấy trong các sản phẩm sơn dầu có khả năng gây ung thư bàng quang.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, những người hút thuốc lá (chủ động hay thụ động) có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao gấp 3 lần so với những người bình thường và 50% bệnh nhân ung thư bàng quang được tìm thấy ở nhóm người hút thuốc lá. Nguyên nhân được giải thích là do chất độc trong khói thuốc lưu giữ trong nước tiểu của cơ thể, qua nhiều giờ tiếp xúc thì bàng quang cũng bị ảnh hưởng từ những chất độc hại đó.

Khi vào trong cơ thể, khói thuốc lá hấp thụ vào máu, tác động lên các tế bào tại bất kì mô nào (ruột, não, hệ nội tiết…) gây biến đổi gen và làm xuất hiện các tế bào ác tính.

Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc ung thư bàng quang

Ngoài khói thuốc lá, còn có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư bàng quang như:

Tuổi tác, giới tính: ung thư bàng quang thường gặp ở nam giới hơn nữ giới. Khoảng 90% bệnh nhân mắc ung thư bàng quang ở độ tuổi trên 55.

Nhiễm trùng đường tiết niệu mạn tính: những bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận, bàng quang có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao hơn những người bình thường, đặc biệt là ung thư bàng quang tế bào vảy.

Yếu tố gen và tiền sử gia đình có người mắc bệnh: những người có người thân trong gia đình mắc ung thư bàng quang sẽ có nguy cơ mắc cao hơn những người bình thường. Nguyên nhân có thể do hút thuốc bị động hoặc đột biến gen RB1, hội chứng Lynch…

Điều trị một số bệnh ung thư bằng hóa trị, xạ trị: một số thuốc hóa trị có thể kích thích bàng quang, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Làm việc trong môi trường hóa chất độc hại: những người làm việc trong môi trường có nhiều chất hóa học như benzidine, beta napthylamine có khả năng mắc ung thư cao hơn. Bên cạnh đó, những người làm việc trong các nhà máy cao su, da, dệt… cũng gặp nguy cơ tương tự.

Nước uống có nhiễm asen: đây là chất độc gấp 4 lần thủy ngân và thuộc nhóm chất gây ung thư số 1. Yếu tố này có thể đi vào cơ thể qua 3 con đường: da, hô hấp và tiêu hóa. Asen không chỉ là nguyên nhân gây ung thư bàng quang mà còn là nguyên nhân chính dẫn đến các chứng độ cấp tính, đe dọa trực tiếp đến tính mạng mỗi người.

Thuốc Lá Điện Tử Gây Ung Thư Như Thuốc Lá Truyền Thống?

Vậy, thuốc lá điện tử có an toàn hơn thuốc lá thường hay không? Và thuốc lá điện tử thực sự ẩn chứa những nguy cơ gì? Liệu thuốc lá điện tử có gây ung thư hay không?

Thuốc lá điện tử có thể được thiết kế với nhiều kích cỡ và hình dạng. Cấu trúc cơ bản của một thiết bị thuốc lá điện tử bao gồm pin, một khay chứa dung dịch (dung dịch này có thể bao gồm hương liệu, nicotine, tetrahydrocannabinol – THC – tinh dầu cần sa và các chất hóa học khác), và thiết bị làm nóng để tạo hơi từ dung dịch. Người hút sẽ hít hơi sinh ra từ dung dịch này vào phổi thông qua phần miệng của thiết bị này.

2. SỬ DỤNG THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ TĂNG NGUY CƠ CÁC BỆNH VỀ PHỔI

Tháng 10 năm 2023, các chuyên viên y tế tại Mayo Clinic, Hoa Kỳ đã kiểm tra các mẫu mô phổi từ 17 bệnh nhân tổn thương phổi cấp tính, trong đó có 2 ca tử vong. Những mẫu mô này được nhận xét “tổn thương giống như bỏng hóa chất hoặc tiếp xúc với hóa chất độc hại” [4]. Báo cáo dịch tễ học tại bệnh viện Boston’s Children Hospital, Hoa Kỳ cũng cho thấy các trường hợp bệnh phổi do thuốc lá điện tử ghi nhận được đã tăng gấp đôi từ tháng 7-2023 tới tháng 9-2023 trên toàn nước Mỹ [5].

Người lớn hiện không sử dụng các sản phẩm thuốc lá không nên sử dụng các sản phẩm thuốc lá điện tử. Tất cả các sản phẩm thuốc lá, bao gồm cả thuốc lá điện tử, đều có rủi ro.

3. SỬ DỤNG THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ CÓ LÀM TĂNG NGUY CƠ UNG THƯ? Việc thuốc lá điện tử không bao gồm quá trình đốt thuốc lá sinh ra tàn thuốc khiến cho người sử dụng dễ nhầm tưởng thuốc lá điện tử “vô hại”. Do vẫn còn khá mới, các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu về ảnh hưởng lâu dài của thuốc lá điện tử lên sức khỏe trước khi đưa ra kết luận chính xác về khả năng gây ung thư của thuốc lá điện tử. Tuy nhiên, đối với người khỏe mạnh và chưa hút thuốc lá bao giờ, thuốc lá điện tử có nguy cơ ung thư cao cho người hút do các thành phần của nó

Hiện tại, không thể đưa ra kết luận liệu bản thân nicotine có thể hoạt động như một chất gây ung thư hay không. Tuy nhiên, các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy có sự liên hệ giữa nicotine và sự phát triển của khối u [8]. Cụ thể:

Nicotine có thể làm tăng khả năng tăng sinh của tế bào ung thư vú, đại tràng và phổi.

Nicotine tham gia vào quá trình chuyển dạng tế bào từ biểu mô sang trung mô (epithelial-mesenchymal transition -EMT), một quá trình làm cho tế bào ung thư trở nên linh hoạt và bắt đầu xâm lấn. Nicotine cũng tham gia vào quá trình tạo mạch máu mới cho khối u.

Nicotine làm giảm hoạt động của một số protein ức chế khối u như CHK2 cũng như giúp tế bào ung thư “tránh” được hệ miễn dịch của cơ thể.

Nicotine tương tác với thuốc hóa trị trên chuột, làm giảm hiệu quả của thuốc lên khối u.

Năm 2023, nhóm các nhà khoa học tại New York University đã thực hiện nghiên cứu tác dụng trực tiếp của khói thuốc lá điện tử lên chuột. Cụ thể, khói thuốc lá điện tử chứa nicotine gây tổn thương DNA ở phổi và bàng quang của chuột cũng như cản trở quá trình sửa chữa DNA [9]. Thực nghiệm trên dòng tế bào phổi và bàng quang ở người cho thấy nicotine có thể chuyển hóa thành nitrosamines, một chất có khả năng làm tổn thương DNA của tế bào và dẫn tới ung thư. Năm 2023, nhóm nghiên cứu này đã công bố kết quả nghiên cứu cho thấy khói thuốc lá điện tử chứa nicotine gây ra ung thư phổi và ung thư bàng quang ở chuột [10].

Như vậy, bản thân nicotine trong thành phần thuốc lá điện tử cũng đã tiềm tàng nhiều nguy cơ đối với sức khỏe.

Khói thuốc lá điện tử có chứa các hợp chất hữu cơ có thể gây ung thư

Propylene glycol (PG) và glycerol/glycerin là hai thành phần cơ bản trong dung dịch thuốc lá điện tử. Cả hai chất này đều được FDA công nhận là an toàn (GRAS). Chúng xuất hiện trong thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm. Tuy nhiên, khi được đốt nóng lên thành hơi và hít vào phổi thì đó là một chuyện hoàn toàn khác.

Formaldehyde, một chất được phân loại bởi IARC vào Nhóm 1 các chất có khả năng gây ung thư, là sản phẩm sinh ra từ sự phản ứng giữa propylene glycol và glycerol trong quá trình hóa hơi. Formaldehyde và những chất giải phóng formaldehyde (formaldehyde-releasing agents) được phát hiện ở khói thuốc lá điện tử trong nhiều nghiên cứu [11, 12]. Tương tự, acetaldehyde (Nhóm 2B các chất có khả năng gây ung thư), các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi như toluene (dẫn xuất của benzene), cũng như dư chất kim loại như chì, niken, cadmium cũng được tìm thấy trong khói thuốc lá điện tử [12]. Xét nghiệm nước tiểu cho thấy các chất chuyển hóa của benzen, ethylene oxide, acrylonitrile, acrolein và acrylamide cao đáng kể ở những người hút thuốc lá điện tử so với nhóm đối chứng [13].

Mặc dù nồng độ các chất này thấp hơn nồng độ trong khói thuốc lá truyền thống, nguy cơ ung thư vẫn tồn tại do các chất này tồn tại trong aerosol và tiếp xúc trực tiếp với tế bào phổi. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra độc tính và khả năng gây ung thư của bản thân propylene glycol và glycerol trong khói thuốc là cũng như các chất kể trên đối với tế bào phổi ở người [14].

Aerosol, hay còn gọi là sol khí, là hỗn hợp những phần lơ lửng trong không khí với kích thước hạt keo (của hệ chất rắn hay hạt chất lỏng) < 1 micromet. Aerosol có thể có nguồn gốc tự nhiên hoặc con người tạo ra. Một ví dụ cho aerosol tự nhiên là sương mù và mây. Aerosol cũng có thể được tạo ra từ con người, ví dụ như trong các bình xịt sol khí (bình xịt sơn, bình xịt cho người bị suyễn, một số bình xịt khoáng chăm sóc da mặt, …).

Khói thuốc lá điện tử chứa các hạt bụi mịn (ultrafine particles)

Nghiên cứu năm 2014 trên tạp chí Environmental Pollution đã chỉ ra aerosol sinh ra từ thuốc lá điện tử có hàm lượng các hạt bụi mịn (120-165 nm) cao hơn thuốc lá truyền thống. Do kích cỡ rất nhỏ, các hạt bụi này có thể lưu lại trong phổi, thâm nhập vào mạch máu và ở lượng lớn có thể gây ra kích ứng và ảnh hưởng sức khỏe cấp tính [15].

Chất tạo mùi vị trong thuốc lá điện tử có thể gây độc tính cho tế bào.

Hút thuốc lá điện tử có ảnh hưởng tới người khác?

Mặc dù chưa có kết luận rõ ràng từ nghiên cứu, thuốc lá điện tử vẫn tạo ra aerosol và hơi nước có chứa các chất hóa học không hề “vô hại”, do đó vẫn có thể gây ảnh hưởng tới người không hút thuốc [6]

4. TỔNG KẾT:

Lần cuối chỉnh sửa khoa học: 22/02/2023

Mặc dù chứa ít hóa chất độc hại hơn thuốc lá thường, thuốc lá điện tử vẫn tồn tại nhiều hóa chất độc hại và có tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sức khỏe con người.

Đối với người chưa bao giờ hút thuốc, không nên sử dụng thuốc lá điện tử hay bất kỳ sản phẩm thuốc lá nào

Thuốc lá điện tử hiện không được chấp thuận là công cụ hỗ trợ giúp cai thuốc lá.

Lá phổi của chúng ta chỉ nên được dùng để hít không khí sạch. Khoa học có thể sẽ mất rất nhiều năm để nhận ra tác hại của thuốc lá điện tử cũng như đã từng mất rất nhiều năm để chỉ ra tác hại của thuốc lá truyền thống. Do đó, hãy nói không với thuốc lá.

Chịu trách nhiệm nội dung: TS Lê Anh Phương, Đại học Quốc gia Singapore, Singapore

Góp ý nội dung: ThS Trịnh Vạn Ngữ,Viện nghiên cứu Y sinh SoonChunHyang, Đại học SoonChunHyang, Hàn QuốcThS BS Đặng Thị Lương, Đại học Y Hà Nội – Bệnh viện Da liễu Trung ương

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ratneswaran, C., Steier, J., Reed, K., & Khong, T. K. (2023). Electronic Cigarette Advertising Impacts Adversely on Smoking Behaviour Within a London Student Cohort: A Cross-Sectional Structured Survey. Lung, 197(5), 533-540. doi: 10.1007/s00408-019-00262-z

[2] Corum, J. (2023, October 1). Vaping Illness Tracker: 2,506 Cases and 54 Deaths. Retrieved from https://www.nytimes.com/interactive/2023/health/vaping-illness-tracker.html.

[3] Baodientuvtv. (2023, November 16). Bộ Y tế dự kiến đề xuất cấm hoàn toàn thuốc lá điện tử, shisha. Retrieved from https://vtv.vn/suc-khoe/bo-y-te-du-kien-de-xuat-cam-hoan-toan-thuoc-la-dien-tu-shisha-2023111610580695.htm.

[4] Butt YM, Smith ML, Tazelaar HD, et al. Pathology of vaping-associated lung injury. N Engl J Med 2023;381:1780-1. DOI: 10.1056/NEJMc1913069

[6] Commissioner, O. of the. (n.d.). Respiratory Illnesses Associated with Use of Vaping Products. Retrieved from https://www.fda.gov/news-events/public-health-focus/lung-illnesses-associated-use-vaping-products.

[7] Quick Facts on the Risks of E-cigarettes for Kids, Teens, and Young Adults. (2023, January 3). Retrieved from https://www.cdc.gov/tobacco/basic_information/e-cigarettes/Quick-Facts-on-the-Risks-of-E-cigarettes-for-Kids-Teens-and-Young-Adults.html

[8] Sanner, T., & Grimsrud, T. K. (2023). Nicotine: Carcinogenicity and Effects on Response to Cancer Treatment – A Review. Frontiers in Oncology , . doi: 10.3389/fonc.2023.00196

[9] Lee, H.-W., Park, S.-H., Weng, M.-W., Wang, H.-T., Huang, W. C., Lepor, H., … Tang, M.-S. (2023). E-cigarette smoke damages DNA and reduces repair activity in mouse lung, heart, and bladder as well as in human lung and bladder cells. Proceedings of the National Academy of Sciences, 115(7). doi: 10.1073/pnas.1718185115

[15] Fuoco, F., Buonanno, G., Stabile, L., & Vigo, P. (2014). Influential parameters on particle concentration and size distribution in the mainstream of e-cigarettes. Environmental Pollution, 184, 523-529. doi: 10.1016/j.envpol.2013.10.010

[16] Leigh, N. J., Lawton, R. I., Hershberger, P. A., & Goniewicz, M. L. (2023). Flavourings significantly affect inhalation toxicity of aerosol generated from electronic nicotine delivery systems (ENDS). Tobacco Control, 25(Suppl 2), ii81-ii87. doi: 10.1136/tobaccocontrol-2023-053205

[17] Allen, J. G., Flanigan, S. S., Leblanc, M., Vallarino, J., Macnaughton, P., Stewart, J. H., & Christiani, D. C. (2023). Flavoring Chemicals in E-Cigarettes: Diacetyl, 2,3-Pentanedione, and Acetoin in a Sample of 51 Products, Including Fruit-, Candy-, and Cocktail-Flavored E-Cigarettes. Environmental Health Perspectives, 124(6), 733-739. doi: 10.1289/ehp.1510185

‘;

Nhiều Chất Độc, Chất Gây Ung Thư Có Trong Thuốc Lá Điện Tử

Ths Nguyễn Tuấn Lâm, đại diện Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam cho biết thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đều chứa nicotine, gây hại và tăng nguy cơ bắt đầu sử dụng thuốc lá. Một nghiên cứu tổng hợp cho thấy người trẻ tuổi đã sử dụng thuốc lá điện tử thì nguy cơ sau đó dùng thuốc lá thông thường và thành nghiên tăng gần gấp 3,6 lần.

“Thuốc lá điện tử thay vì là công cụ cai thuốc thì lại là công cụ bắt đầu hút thuốc với thanh thiếu niên. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh nó không có tác dụng giúp cai thuốc. Hiện nay cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy người sử dụng thuốc lá điện tử có tỷ lệ bỏ thuốc thấp hơn”, Ths Lâm nói.

Bên cạnh đó, nhiều chất độc, chất gây ung thư khác cũng được tìm thấy trong dung dịch và khói thuốc lá điện tử, gây hại cho cả người hút và người xung quanh. Trong đó phải kể đến như formaldehyde, nitrosamines, acetaldehyde, vòng benzen…

Theo Ths Lâm đây là cơ sở để cấm hút thuốc lá điện tử ở môi trường trong nhà như thuốc lá thông thường.

Bên cạnh đó, chuyên gia WHO cũng cảnh báo về xu thế trộn hương vị, thậm chí cả ma tuý trong các dung dịch thuốc lá điện tử.

“Nếu chúng ta không quản lý tốt sẽ báo động tình trạng tăng tỷ lệ hút thuốc lá điện tử trong lớp trẻ, hoc sinh, nguy cơ giống như nhiều nước. Đây là thách thức đặt ra với nhà quản lý”, Ths Lâm nói.

Xu thế gia tăng sử dụng thuốc lá điện tử ở thanh thiếu niên

Ths Lê Thị Thu, Quản lý Chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá và các bệnh không lây nhiễm, Tổ chức HealthBridge Canada tại Việt Nam bày tỏ lo ngại về tình hình sử dụng thuốc lá điện tử và nung nóng trên thế giới gia tăng, đặc biệt là ở thanh thiếu niên.

Ở Mỹ đã xảy ra “nạn dịch” hút thuốc lá điện tử trong thanh thiếu niên. Từ năm 2011 đến 2023, số lượng sử dụng thuốc lá điện tử ở thanh thiếu niên Mỹ đã tăng từ 1,5% lên mức báo động là 27,5%, tăng rất nhanh. Từ năm 2023 đến 2023, việc sử dụng thuốc lá điện tử đã tăng 135% ở học sinh THPT. Năm 2023, khoảng một phần ba số người sử dụng thuốc lá điện tử là thanh thiếu niên.

Tại châu Âu, 1,5% dân số sử dụng thuốc lá điện tử thường xuyên năm 2014 và tăng lên 1,8% vào năm 2023.

TS Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế.

Cấm thuốc lá điện tử hay quy định cấp phép như dược phẩm?

Chung quan điểm này, Th.S Đoàn Thu Huyền, Giám đốc Văn phòng tại Việt Nam, Tổ chức Chiến dịch vì Trẻ em không thuốc lá, Mỹ cho rằng Việt Nam cần có hàng rào pháp lý để giảm nguy cơ rủi ro sức khỏe cho người hút và cả người chưa hút. Phải phòng ngừa việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng ở người hút, đặc biệt là thanh thiếu niên. Bất cứ thế hệ nào phụ thuộc vào chất gây nghiện đều không tốt.

“Thuốc lá điện tử chỉ được lưu hành sau khi được cấp giấy phép là dược phẩm hoặc sản phẩm điều trị cai nghiện. Đây thực là quy định cấm bởi hiện tại chưa có loại sản phẩm thuốc lá điện tr nào được công nhận và cấp giấy phép”, Ths Huyền nhấn mạnh.

Phương án 3 là quản lý chặt chẽ theo các biện pháp về kiểm soát thuốc lá.

“Chúng ta cần xem xét các loại thuốc lá này tác hại như thế nào đến sức khỏe và tính mạng của người dân, thuế, phòng chống cháy nổ…”, TS Quang nhấn mạnh.

Nam Phương

Hút Thuốc Lá: Yếu Tố Nguy Cơ Gây Ung Thư Bàng Quang

Ung thư bàng quang nằm trong nhóm các bệnh ung thư thường gặp nhất. Đây cũng là ung thư thường gặp nhất trong số các ung thư tiết niệu. Việc phát hiện và điều trị bướu bàng quang ở giai đoạn sớm giúp tăng tỉ lệ sống còn, tăng chất lượng sống sau điều trị.

Nguyên nhân gây bệnh

Độ tuổi thường phát hiện bệnh ung thư bàng quang là trên 50, 60 tuổi. Đáng lưu ý, trong thời gian gần đây ghi nhận nhiều trường hợp ung thư bàng quang ở độ tuổi mới ngoài 30, cá biệt có trường hợp mới hơn 20 tuổi.

Các yếu tố gây nên ung thư bàng quang được xác định do thuốc lá, độ tuổi càng cao nguy cơ lớn… Nguy cơ mắc ung thư bàng quang tăng lên khi người ta già đi. Những người dưới 40 tuổi hiếm khi mắc căn bệnh này.

Sử dụng thuốc lá là một yếu tố nguy cơ chính. Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao hơn người không hút thuốc hai đến ba lần. Người hút thuốc lá tẩu hoặc xì gà còn có nguy cơ cao hơn.

Một số công nhân có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao hơn do tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư ở nơi làm việc. Công nhân trong ngành cao su, hóa chất và thuộc da có nguy cơ cao. Nhân viên làm đầu, thợ máy, công nhân kim khí, thợ in, họa sĩ, công nhân ngành dệt may và tài xế lái xe tải cũng có nguy cơ cao.

Dấu hiệu nhận biết

Đái ra máu: Đột ngột, không đau, tái phát.

Rối loạn tiểu tiện: Đái buốt, đái rắt, tiểu khó…

Đau vùng tiểu khung, đau thắt lưng khi đi tiểu…

Khi có các dấu hiệu trên người bệnh nên đi khám bệnh và có thể phát hiện bệnh qua siêu âm ổ bụng (khi bàng quang đầy nước tiểu). Thành bàng quang dày, có u sùi, có máu cục… Bác sĩ Liên nhấn mạnh có khối u trong bàng quang thì 95% là bệnh ung thư.

Bác sĩ Khoa Tiết Niệu Bệnh viện Quốc tế City cho biết, Ung thư bàng quang có các triệu chứng không đặc hiệu nên dễ bị bỏ sót như rối loạn đi tiểu, tiểu máu, tiểu nhiều lần, tiểu gắt, nhiễm trùng tiểu…Đặc biệt bướu bàng quang dễ bị nhầm lẫn bệnh lý không ác tính khác ở bàng quang và đường tiết niệu nói chung như viêm đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu…

THAM KHẢO CÁC GÓI TẦM SOÁT SỨC KHỎE TẠI BỆNH VIỆN QUỐC TẾ CITY. Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.

ĐT: (8428) 6280 3333.

Website: www.cih.com.vn.

Fanpage: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity/

Fanpage City Plus – Hội chẩn lại kết quả bệnh án: https://www.facebook.com/CityPlusHoiChanLaiKetQuaBenhAn/

Cập nhật thông tin chi tiết về Thuốc Lá Điện Tử Có Thể Gây Ung Thư Bàng Quang trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!