Xu Hướng 6/2023 # Thuốc Chữa Ung Thư Phổi Giai Đoạn Cuối Và Phương Pháp Điều Trị # Top 6 View | Sept.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Thuốc Chữa Ung Thư Phổi Giai Đoạn Cuối Và Phương Pháp Điều Trị # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Thuốc Chữa Ung Thư Phổi Giai Đoạn Cuối Và Phương Pháp Điều Trị được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thuốc ung thư phổi giai đoạn cuối nên biết với bất kỳ bệnh nhân nào. Đặc biệt là những bệnh nhân mắc phải ung thư phổi đã vào giai đoạn cuối cùng. Đây là giai đoạn mà các tế bào ung thư đã di căn tới các bộ phận khác trên cơ thể.

Thuốc chữa ung thư phổi giai đoạn cuối

Khi người bệnh mắc phải căn bệnh ung thư thường có tâm trạng chán nản, suy sụp. Họ đều nghĩ căn bệnh ung thư sẽ gắn liền với cái chết và khó lòng chữa khỏi được. Đây là căn bệnh mà tốc độ tăng trưởng, lây lan rất nhanh. Nếu bệnh nhân không được chữa trị kịp thời sẽ gây hậu quả khó lường. Vậy thuốc ung thư phổi giai đoạn cuối các bác sĩ tây y thường chỉ định dùng gồm những gì?

Đây là phương thuốc mà các bác sĩ Canada đã tốn nhiều công sức để nghiên cứu và cho ra đời. Chúng có công dụng tuyệt vời với bệnh nhân ung thư. Đây được coi là phương thuốc ung thư phổi giai đoạn cuối mà hầu hết các bác sĩ đều chỉ định dùng cho bệnh nhân.

Loại thuốc này có chức năng kiểm soát, kìm hãm sự phát triển của những tế bào ung thư. Đồng thời thuốc ngăn chặn tốc độ tăng trưởng của những tế bào này trong cơ thể của bệnh nhân. Người bệnh sau khi sử dụng thuốc sẽ giảm hẳn những cơn ho, cơn đau của cơ thể.

Với thuốc này, bệnh nhân thường dùng 1 viên/ngày với người mắc bệnh ung thư đã ở giai đoạn lây lan.

Thuốc được chỉ định cho những người mắc phải ung thư nhỏ tế bào phổi. Thuốc có tác dụng hấp thu nhanh qua các tĩnh mạch.

Loại thuốc này liều lượng rất mạnh. Vì vậy, bệnh nhân chỉ nên sử dụng khi có sự giám sát và chỉ định của bác sĩ. Đa số người dùng thuốc này sẽ có phản ứng phụ đó là rụng tóc, ức chế tủy, hoặc nhiễm trùng huyết.

Những người bị suy gan, phụ nữ mang thai, trong thời kỳ con bú hoặc thận bị suy thường sẽ không được dùng loại thuốc này. Vì chúng có thể gây tác dụng phụ có hại cho cơ thể và thai nhi.

Thuốc đông y cũng là một trong những loại thuốc ung thư phổi giai đoạn cuối được khuyên dùng cho bệnh nhân. Chúng có tác dụng hỗ trợ cho bệnh nhân thuyên giảm bệnh tình. Song hành với thuốc tây y, người bệnh có thể dùng thêm thuốc đông y. Chúng mang đến hiệu quả bất ngờ trong quá trình tiến triển tình trạng tốt của bệnh nhân.

Các bài thuốc thường dùng như:

Nước rau má

Sứa biển chế biến với củ năng

Chè xanh, cá chạch,… có tác dụng bảo vệ hốc miệng

Cháo mễ nhân

Nấm lim

Cây chóc móc

Cây anamu,….

Các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng cho bệnh nhân. Từ đó cơ thể người bệnh có thể đương đầu được với bệnh tật. Các thực phẩm cần được bổ sung như nấm lim xanh, huyết ngỗng, bí đao, ba ba, khoai lang, cám lúa mì, tôm cua, mật ong, nấm thông, đu đủ đực, rong biển,… Chúng có tác dụng tăng cường sức khỏe. Ngoài ra chúng còn giúp ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư.

Thuốc ung thư phổi giai đoạn cuối được áp dụng triệt để. Bên cạnh đó bác sĩ chỉ định một số phương pháp được áp dụng đối bệnh nhân trong giai đoạn này. Cụ thể như sau:

Với cách xạ trị nhằm tiêu diệt các khối u còn nhỏ <6cm. Chúng chưa di căn và chưa có khả năng làm cho những tế bào ung thư phát triển. Xạ trị còn làm cho những khối u lớn bị co nhỏ lại. Cách xạ trị này giúp cho người bệnh có thể kéo dài được sự sống trong giai đoạn cuối của ung thư phổi.

Với bệnh nhân bước vào giai đoạn cuối của ung thư phổi sẽ dùng liệu pháp hóa trị. Với công nghệ y học tân tiến, tác dụng phụ của hóa trị không còn nhiều. Hầu hết những người bệnh giai đoạn cuối ung thư đều khó có thể chữa khỏi hoàn toàn. Phương pháp này giúp cho bệnh nhân đỡ đau, kéo dài sự sống.

Đây là biện pháp nhằm tăng cường và kích thích hệ miễn dịch. Từ đó sức đề kháng của người bệnh được cải thiện. Họ có thể chống chọi được bệnh tật và những lần hóa, xạ trị. Điều này giúp quá trình chữa bệnh được tiến triển tốt hơn.

Với các bài thuốc đông y, cơ thể người bệnh sẽ được kích thích tiết ra những chất ngăn chặn sự tăng trưởng của những tế bào ung thư. Từ đó người bệnh giảm thiểu được khả năng gây biến chứng của bệnh ung thư. Đặc biệt là giai đoạn người bệnh phải hóa trị và xạ trị. Việc dùng thuốc đông y còn có công dụng đào thải chất độc trong cơ thể người bệnh. Trong số đó phải kể đến tầm quan trọng của những thảo dược được dùng phổ biến trong các bài thuốc đông y.

Thuốc ung thư phổi giai đoạn cuối có công dụng kéo dài sự sống, giảm thiểu được những cơn đau do bệnh tật gây nên. Tùy vào cơ thể, tuổi tác của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng sử dụng thuốc tây và đông y sao cho phù hợp.

Các Phương Pháp Điều Trị Ung Thư Phổi Giai Đoạn Cuối

Hóa trị liệu là phương pháp điều trị bằng cách kết hợp nhiều loại thuốc để ngăn chặn sự phát triển và phân chia ồ ạt của các tế bào ung thư. Đây là phương pháp điều trị chính đối với đa số những người mắc ung thư phổi tế bào nhỏ hoặc ung thư phổi đã di căn đến các bộ phận khác trên cơ thể.

Bệnh nhân ung thư phổi có thể được điều trị với 2 hoặc nhiều hơn 2 loại thuốc hóa trị khác nhau, những loại thuốc này có thể dùng đường uống hoặc đường tiêm tĩnh mạch.

Bệnh nhân có thể cần sử dụng những loại thuốc này hằng ngày, liên tiếp trong một vài tuần, sau đó có một khoảng thời gian “nghỉ” để cơ thể phục hồi. Mỗi khoảng thời gian điều trị và nghỉ được gọi là 1 chu kỳ. Một chu kỳ hóa trị liệu thường kéo dài từ 3-4 tuần.

Xạ trị cũng giúp làm giảm các triệu chứng như đau, ho, khó thở và giúp làm giảm kích thước khối u hạn chế tình trạng chèn ép các bộ phận khác như thanh quản, thực quản.

Thông thường bệnh nhân sẽ được điều trị với một máy phát tia bức xạ từ bên ngoài hướng vào cơ thể. Thời gian điều trị xạ trị là 5 ngày/ 1 tuần và liên tục từ 6-7 tuần.

Một số kĩ thuật xạ trị có thể kể đến như:

Xạ trị không gian 3 chiều (3D – CRT : Three-dimensional conformal radiation therapy) là cách dùng hình ảnh CT kết hợp với vi tính để xác định chính xác vị trí của ung thư trong không gian 3 chiều.

Xạ trị ung thư chuẩn hóa (IMRT – Intensity modulated radiation therapy) là một dạng cải tiến hơn nữa của cách xạ trị từ bên ngoài dùng photon. Do độ chính xác của nó, bệnh nhân cần phải nằm đúng vị trị và hoàn toàn không được cử động trong khi điều trị. Thường cần phải dùng một dụng cụ đỡ hoặc khung được làm trước khi điều trị để giữ cơ thể.

Xạ phẫu (Stereotactic radiosurgery hoặc stereotactic radiation therapy): phát ra một lượng phóng xạ lớn chính xác đến khu vực u nhỏ. Thay vì phóng nhiều tia cùng một lúc, máy sẽ chạy xung quanh và phóng tia đến khối u theo những góc khác nhau. Kỹ thuật này được dùng nhiều nhất ở các khối u trong não và tủy sống, các nhà nghiên cứu đang tìm cách sử dụng chúng cho các dạng ung thư khác.

Trong một số trường hợp, phương pháp này có thể thay cho phương pháp hóa trị liệu nếu hóa trị không đem lại hiệu quả. Một điểm cộng là phương pháp trị liệu nhắm đích gây ra ít tác dụng phụ hơn phương pháp hóa trị liệu, nhưng đồng thời cũng cần cảnh giác một vài nguy hiểm do phương pháp này gây ra.

Bevacizumab (Avastin)

Ramucirumab (Cyramza)

Thụ thể thúc đẩy tăng trưởng biểu bì (EGFR). Loại protein này ảnh hưởng đến sự phát triển và di căn của các tế bào ung thư. Khoảng 10% bệnh nhân mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ có sự biến đổi trong gen EGFR khiến cho các tế bào ung thư phổi phân chia nhanh hơn.

Có một số loại thuốc được gọi là thuốc ức chế tyrosine kinase (TKIs) nhằm vào những biến đổi trong gen bao gồm:

Afatinib (Gilotrif)

Dacomitinib (Vizimpro)

Erlotinib (Tarceva)

Gefitinib (Iressa)

Osimertinib (Tagrisso)

Necitumumab (Portrazza) là loại kháng thể đơn dòng nhằm vào sự biến đổi ở gen EGFR. Loại kháng thể này đôi khi được sử dụng để điều trị một số loại ung thư phổi nhất định như ung thư biểu mô tế bào vảy.

Anaplastic lymphoma kinase (ALK) là một loại đột biến gen khiến cho các tế bào ung thư phổi phát triển và di căn nhanh hơn.

Các loại thuốc ngăn chặn đột biến ALK bao gồm:

Alectinib (Alecensa)

Brigatinib (Alunbrig)

Ceritinib (Zykadia)

Crizotinib (Xalkori)

Lorlatinib(Lorbrena)

ROS-1: Khoảng 2% ung thư phổi không tế bào nhỏ biến đổi thành gen ROS-1. Một số loại thuốc giúp ngăn chặn đột biến gen ALK cũng giúp điều trị ở những bệnh nhân bị đột biến ở gen này.

Các tế bào ung thư với loại đột biến này thường phát triển nhanh hơn bình thường. Những loại thuốc điều trị bao gồm:

Dabrafenib (Tafinlar)

Trametinib (Mekinist)

Có thể điều trị kết hợp để tăng hiệu quả của việc điều trị, ví dụ điều trị kết hợp hóa trị liệu và xạ trị đồng thời hoặc lần lượt, nhưng đồng thời việc này cũng gây ra nhiều tác dụng phụ hơn.

Nếu ung thư đã đến giai đoạn cuối, bệnh nhân có thể được điều trị bằng phương pháp trị liệu nhắm đích song song với hóa trị liệu.

Đây là phương pháp điều trị sử dụng các loại thuốc để tăng cường hệ miễn dịch giúp phát hiện và tiêu diệt các tế bào ung thư.

Đôi khi các tế bào ung thư thường ẩn sau các chốt kiểm soát miễn dịch, lúc này các loại thuốc ức chế chốt kiểm soát miễn dịch giúp tìm ra các tế bào ẩn này để hệ miễn dịch có thể nhận ra chúng.

Các loại thuốc ức chế chốt kiểm soát miễn dịch là:

Atezolizumab (Tecentriq)

Durvalumab (Imfinzi)

Nivolumab (Opdivo)

Pembrolizumab (Keytruda)

Cắt bỏ khối u bằng sóng cao tần (RFA)

Phương pháp này giúp điều trị ở bệnh nhân có những khối u nhỏ nằm ngoài phổi. RFA truyền dòng điện qua các mũi kim tới phổi. Dòng điện này tạo ra nhiệt và tiêu diệt các tế bào ung thư.

Dấu Hiệu Ung Thư Phổi Giai Đoạn Cuối Và Phương Pháp Điều Trị Bệnh

Dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn cuối

Bệnh nhân bị ung thư phổi giai đoạn cuối thường có những dấu hiện biểu hiện ra ngoài rõ rệt hơn. Bởi vì, ở giai đoạn này những tế bào đã đi vào di căn. Thông thường có những biểu hiện ở đường hô hấp, biểu hiện toàn thân. Cụ thể là:

Hầu hết các bệnh nhưng mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối, thường có những biểu hiện về đường hô hấp. Cụ thể những dấu hiệu ở đường hô hấp như sau:

Bệnh nhân cảm thấy đau hay rất đau khi nhai hoặc nuốt thức ăn. Bởi các tế bào ung thư đã bắt đầu di căn đến thực quản

Tức ngực, khó thở và đau là những biểu hiện của bệnh ung thư giai đoạn cuối

Các tế bào ung thư đã phát triển lớn nên làm tắc nghẽn đến thở. Điều này khiến cho người bệnh luôn cảm thấy tức ngực và buồn nôn.

Khó thở, ho có đờm, ra máu liên tục và thường xuyên là dấu hiệu của bệnh ung thư giai đoạn cuối

Xuất hiện tình trạng tràn dịch ở phổi nhiều và dài hơn. Khiến ống phổi bị xẹp làm cản trở đến việc thở của bệnh nhân.

Dấu hiệu toàn thân đối với ung thư phổi giai đoạn cuối

Ngoài dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn cuối ở đường hô hấp ra, thì bệnh ung thư này còn có những dấu hiệu bên ngoài cơ thể nữa đó.

Cổ bệnh nhân thường bị sưng, đau vai, lưng, ngực, mặt và cánh tay

Những cơn đau ở vai, lưng, ngực, mặt và cánh tay xảy ra liên tục và thường xuyên hơn, khiến bệnh nhân chịu nhiều đau đớn.

Suy nghĩ, chán ăn, lo lắng, bi quan, cáu gắt và mất ngủ là dấu hiệu dễ nhận biết nhất. Bởi họ biết mình không còn sống được nhiều.

Bệnh nhân thường có biểu hiện sốt nhiều hơn. Bởi các tế bào bên trong cơ thể đã dần bị viêm nhiễm hoặc bị hoại tử.

Nhịp tim đập rối loạn, khó nói chuyện, mí mắt bị sụp… Bởi các tế bào ung thư phổi đã bắt đầu phát triển làm ảnh hưởng đến dây thần kinh. Đồng thời tim của người bệnh cũng bị ảnh hưởng theo

Bệnh nhân không chỉ chịu nhiều đau đớn, mệt mỏi của căn bệnh gây ra. Ngoài ra, gười bệnh còn phải chịu tác dụng từ phương pháp điều trị. Khiến cơ thể bệnh nhân thiếu sức sống, suy nhược, giảm cân, người xanh xao.

Ung thư phổi: Phát hiện bệnh thì đã ở giai đoạn cuối vì bỏ qua những dấu hiệu tưởng bình thường này – Báo Mới

Phương pháp điều trị bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối

Ung thư phổi hay những căn bệnh ung thư khác bước vào giai đoạn cuối thì thường được điều trị bệnh hóa trị, xạ trị. Để có được phương pháp điều trị bệnh phù hợp với mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ khám, quan sát và theo dõi tình trạng bệnh.

Phương pháp xạ trị này thường được dùng để điều trị bệnh ung thư phổi chưa bước vào di căn hay khối u nhỏ hơn 6cm. Ngoài ra, phương pháp xạ trị còn có thể có khả năng làm cho các tế bào ung thư lớn bị co lại. Theo thống kê hiện nay, bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối được điều trị phương pháp xạ trị chỉ có 35%. Phương pháp này không thể chữa khỏi bệnh mà chỉ giúp kéo dài thời gian sống và giảm đau đớn cho bệnh nhân mà thôi.

Thông thường bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối. Thường được điều trị bằng phương pháp hóa trị. Bởi phương pháp này giúp bệnh thuyên giảm. Giúp giảm đau đớn và những tác dụng phụ đáng kể trên cơ thể của bệnh nhân.

Bệnh nhân ung thư phổi hay bệnh nhân ung thư khác khi bước vào giai đoạn cuối thì việc chữa khỏi là điều rất khó. Tuy nhiên, không có gì là không thể. Việc điều trị bệnh ung thư phổi không chỉ phụ thuộc vào phương pháp điều trị. Mà còn phải phụ thuộc vào ý chí, nghị lực, điều kiện và tâm lý của bệnh nhân nữa. Để có thể điều trị được bệnh đạt hiệu quả cao, thì bệnh nhân và gia đình bệnh nhân cần phải xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Luôn giữ tinh thần sảng khoái, vui tươi, tránh làm việc nặng nhọc, tuyệt đối không được uống rượu bia và các chất kích thích.

Ung Thư Phổi Giai Đoạn Cuối: Cơ Hội Sống Và Các Phương Pháp Điều Trị Cuối Cùng

Chào BS. Bà cháu năm nay 62 tuổi, 2 tháng trước tự nhiên bà ho rất nhiều, uống thuốc mãi không khỏi, rồi gia đình cháu đưa bà lên bệnh viên K trung ương khám thì bác sĩ bảo bà cháu bị ung thư phổi giai đoạn cuối rồi, cháu không thể nào tin được vì trước giờ bà chưa từng hút thuốc, ăn uống sinh hoạt rất khoa học thế mà đùng một cái bà bị ung thư phổi mà lại giai đoạn cuối. BS ơi, Ung thư phổi giai đoạn cuối rồi thì còn cách nào để chữa được không, cháu rất thương bà, cháu không muốn mất bà sớm như thế này đâu, xin bác sĩ làm ơn tư vấn giúp cháu, cháu cảm ơn bác sĩ.

Đây là một câu hỏi của một bạn gửi đến cho chúng tôi để xin tư vấn và cũng là thắc mắc của rất nhiều người nhà bệnh nhân. Liệu có phép màu nào, phương pháp điều trị nào có thể chữa khỏi ung thư phổi giai đoạn cuối không?

Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?

Mặc dù y học hiện nay đã phát triển mạnh nhưng cơ hội chữa khỏi hoàn toàn cho bệnh ung thư phổi rất ít hoặc không có, lúc này chỉ có phương pháp chăm sóc giảm nhẹ là liệu pháp giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh bằng cách đáp ứng các nhu về thể chất, tinh thần, và tâm lý, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái nhất có thể trong những ngày cuối đời.

Theo thống kê có hoảng 40% bệnh nhân ung thư phổi khi được chẩn đoán đã bị giai đoạn cuối, nhiều bệnh nhân và người nhà thậm chí không tin tại sao chỉ mới có những biểu hiện thông thường mà khi đi khám đã ở giai đoạn cuối, ngoài ra có những bệnh nhân có lối sống sinh hoạt rất khoa học lại mắc phải căn bệnh quái ác này. Chúng tôi sẽ giải thích ngay với các bạn như sau.

Ung thư phổi là sự sinh sản và tăng trưởng một cách không kiểm soát của các tế bào ác tính trong phổi, thường là các tế bào lót ống dẫn khí. Khi các tế bào ung thư gia tăng, chúng sẽ gây cản trở đến chức năng của phổi, chúng nhanh chóng lan rộng đến các tuyến hạch quanh khí quản, sang lá phổi đối diện, rồi lan đến xương, đến não gan và các bộ phận trong cơ thể.

Điều đáng nói là ở giai đoạn đầu ung thư phổi không hề có triệu chứng điển hình nào, nhưng một khi đã khởi phát chúng thường phát triển rất nhanh nên khi phát bệnh, bệnh nhân thường đã ở giai đoạn cuối. Bên cạnh đó khoảng 20% bệnh nhân mắc ung thư phổi tiến triển mang 1 trong 5 đột biến gen EGFR, ALK, ROS1, BRAF và KRAS nên mặc dù bệnh nhân có lối sống sinh hoạt khoa học, không tiếp xúc và hút thuốc lá những vẫn có thể bị ung thư phổi.

Phương pháp nào điều trị bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối

Đây là giai đoạn muộn của ung thư phổi nên lúc này, khối u không chỉ ở phổi mà có thể đã di căn tới các cơ quan khác như xương, não hoặc gan, thận điều trị không những ở phổi mà ở các cơ quan, bộ phận đã di căn nên rất khó khăn. Các phương pháp điều trị sẽ dựa trên đặc điểm của khối u, tình trạng di căn và sức khỏe của bệnh nhân.

Với những bệnh nhân còn trẻ thì sử dụng nhiều phương pháp kết hợp, bệnh nhân có cơ hội sống lâu hơn và có cơ hội điều trị hiệu quả cao hơn người đã cao tuổi. Nếu tình trạng sức khỏe ở thời điểm phát hiện bệnh của bệnh nhân còn ổn định, cơ hội điều trị sẽ cao hơn so với những người có thể trạng yếu ớt.

1. Điều trị ung thư phổi bằng thuốc điều trị đích

Thuốc Iressa (gefitinib): Thuốc nhắm vào đột biến EGFR.

Thuốc Xalkori (crizotinib): Thuốc nhắm vào các đột biến ALK và ROS1.

Như vậy, bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối nếu có mang một trong những đột biến kể trên có thể đủ điều kiện điều trị bằng thuốc điều trị đích. Cơ hội điều trị ung thư phổi hiệu quả (khỏi hoặc có dấu hiệu phục hồi) ở những bệnh nhân mang một trong những đột biến này thường cao hơn 2 lần so với các bệnh nhân không mang đột biến.

2. Điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch (Immunotherapy) là một liệu pháp điều trị ung thư mới nhất, hoạt động theo cơ chế ức chế phân tử mà tế bào ung thư sử dụng để trốn hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch sẽ được kích hoạt và có khả năng nhận biết, tiêu diệt tế bào ung thư hiệu quả.

Để có thể xác định xem bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối có thể điều trị bằng liệu pháp miễn dịch hay không, bác sĩ xét nghiệm sẽ tiến hành kiểm tra xem bệnh nhân có các dấu chuẩn PD-L1 hay không. Khoảng 30-40% bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dấu chuẩn PDL-1 dương tính có thể dùng các thuốc miễn dịch Opdivo (nivolumab) và Keytruda (pembrolizumab) để điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối.

3. Điều trị ung thư phổi bằng hóa trị

Hóa trị giúp tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn di căn ung thư. Tuy nhiên, bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối thì khối u đã di căn đến nhiều nơi trên cơ thể nên hóa trị ở giai đoạn này được sử dụng để điều trị cho những bệnh nhân không đáp ứng với liệu pháp miễn dịch và thuốc điều trị đích. Về đánh giá hiệu quả, khoảng 20-25% bệnh nhân điều trị bằng hóa trị cho thấy đáp ứng một phần. Tổn thương do ung thư phổi hay bán kính dài nhất ở khối u cũng giảm ở 30% bệnh nhân.

4. Liệu pháp điều trị kết hợp

Đôi khi các biện pháp phẫu thuật, xạ trị và hóa trị có thể được kết hợp để điều trị tốt hơn. Vì vậy, trong phác đồ điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối, các bác sĩ có thể kết hợp nhiều liệu pháp điều trị với nhau hoặc kết hợp một số loại thuốc của cùng một liệu pháp để tăng hiệu quả điều trị. Ví dụ 2 thuốc miễn dịch hoặc hóa trị có thể kết hợp với nhau, dùng liệu pháp miễn dịch sau hóa trị, xạ trị…

Cách giảm nhẹ bệnh ung thư phổi gian đoạn cuối

So với 10 năm trước đây, các bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối đã có nhiều liệu pháp điều trị hơn, có thể sống lâu hơn. Các bác sĩ sẽ tư vấn và giới thiệu cho bệnh nhân về các lựa chọn điều trị, hướng dẫn bệnh nhân kiểm tra xem mình có đủ điều kiện điều trị bằng một biện pháp nhất định hay không và sau đó cùng quyết định phác đồ điều trị.

Theo chúng tôi

Cập nhật thông tin chi tiết về Thuốc Chữa Ung Thư Phổi Giai Đoạn Cuối Và Phương Pháp Điều Trị trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!