Xu Hướng 12/2023 # Thực Phẩm Người Bệnh Ung Thư Vòm Họng Không Nên Ăn # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Thực Phẩm Người Bệnh Ung Thư Vòm Họng Không Nên Ăn được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ung thư vòm họng có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng phổ biến hơn ở những người 40 – 60 tuổi. Bệnh phổ biến ở nam giới hơn nữ giới.

Dù nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định rõ nhưng chế độ ăn uống cũng là một trong những yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh.

Vì vậy, biết được bệnh nhân ung thư vòm họng kiêng ăn gì sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong ăn uống, tránh làm xấu tình trạng bệnh. Vậy bệnh nhân ung thư vòm họng không nên ăn gì?

Thực phẩm cay nóng, chua

Một trong những biểu hiện của bệnh ung thư vòm họng là tình trạng khó ăn, khó nuốt do tình trạng xuất hiện các khối u, loét vùng vòm họng.

Những gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu… và các loại quả, đồ ăn chua là những thực phẩm bệnh nhân ung thư vòm họng cần tránh để tránh làm tổn thương, kích ứng vùng vòm họng vốn đang hoạt động không tốt.

Thịt đỏ

Theo các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, chế độ ăn nhiều thịt đỏ không những không tốt cho sức khỏe người bình thường mà còn có những tác động xấu đến tình trạng sức khỏe của bệnh nhân ung thư vòm họng.

Nguyên nhân được giải thích là do các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt dê… có chứa nhiều chất béo no không có lợi cho sức khỏe. Mỗi tuần, cơ thể chỉ nên hấp thụ khoảng 500 gram thịt đỏ.

Thực phẩm có hàm lượng muối cao

Muối cần thiết cho sức khỏe nhưng ăn quá nhiều lại có những tác động ngược, ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe chung của người bệnh. Những tác hại của việc ăn nhiều muối là mất canxi, loãng xương sớm, tác động xấu đến thận…

Thực tế, tỷ lệ mắc ung thư vòm họng ở các nước châu Á có thói quen ăn mặn như Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc cao hơn nhiều các nước khác.

Một số loại thực phẩm có hàm lượng muối cao bệnh nhân ung thư vòm họng cần chú ý là dưa cà muối, các loại thực phẩm đóng hộp, cá khô…

Thực phẩm có hàm lượng đường cao

Thực phẩm chứa hàm lượng đường cao sẽ làm tăng nồng độ insulin, có thể thúc đầy quá trình di căn ung thư nhanh hơn

Một số nhà khoa học của Thụy Điển cho rằng việc ăn quá nhiều các loại thực phẩm chứa hàm lượng đường cao sẽ làm tăng nồng độ insulin, thúc đầy quá trình di căn ung thư nhanh hơn.

Thuốc lá, rượu bia

Hút thuốc lá, uống rượu bia là những yếu tố hàng đầu tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng. Đây là thói quen sống không tốt cần phải loại bỏ nếu bạn không muốn tình trạng bệnh tiến triển tồi tệ hơn.

Nguyên nhân là do trong khói thuốc lá có chứa tới hàng nghìn chất hóa học độc hại và gần 70 chất có khả năng gây ung thư gây độc cho nhiều cơ quan.

Uống rượu bia làm tình trạng niêm mạc họng bị tổn thương nặng hơn, giảm tác dụng điều trị của nhiều loại thuốc…

Cách Chữa Ung Thư Vòm Họng. Ung Thư Vòm Họng Nên Ăn Thực Phẩm Gì?

Cách chữa ung thư vòm họng và những thực phẩm gì người bệnh ung thư vòm họng nên ăn nếu không biết sẽ rất nguy hiểm. Đặc biệt sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, tính mạng người bệnh. Ung thư vòm họng là loại bệnh lý ác tính đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh xuất hiện dưới dạng một khối u ở vùng vòm họng. Một số cách chữa ung thư vòm họng hiệu quả nhất

Hiện nay có rất nhiều cách chữa ung thư vòm họng hiệu quả. Bao gồm cả cách chữa bệnh ung thư vòm họng bằng Đông Y và Tây Y. Một trong số đó có thể kể đến rất nhiều các phương pháp cách chữa được đa số người bệnh lựa chọn như chữa ung thư bằng xạ trị, phẫu thuật,…

Phẫu thuật là cách chữa bệnh ung thư vòm họng hiệu quả nhất khi mới phát hiện bệnh. Các tế bào ung thư chưa di căn, lây lan sang các bộ phận khác.

Khi đó các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nhằm cắt bỏ khối u. Nhằm giúp người bệnh ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển. Cách chữa trị này đem lại hiệu quả sống cao. Nhưng tùy thuộc vào thể trạng người bệnh thì cách chữa trị này mới được thực hiện.

Cách chữa ung thư vòm họng bằng hóa trị là điều không thể thiếu đối với người bệnh. Cách này không đem lại tác dụng chữa khỏi bệnh. Nhưng nó có tác dụng ức chế các tế bào ung thư di căn. Bên cạnh đó, cũng giúp làm giảm các cơn đau do bệnh gây ra cho người bệnh.

Áp dụng cách chữa bệnh bằng hóa trị đòi hỏi người bệnh phải có thể trạng tốt. Bởi cách này sẽ khiến người bệnh mất rất nhiều sức lực.

Sử dụng các loại thuốc Tây luôn là điều bắt buộc có trong chữa ung thư vòm họng. Các loại thuốc Tây Y sẽ được các bác sĩ kê đơn theo mức độ bệnh của mỗi bênh nhân. Sử dụng các loại thuốc sẽ giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh ung thư vòm họng.

Hiện nay có không ít các loại thuốc chữa ung thư vòm họng hiệu quả. Điển hình có thể kể đến như thuốc Cytokine, thuốc Erythroietin,…

Uống nước xạ đen là cách chữa ung thư vòm họng rất được nhiều người bệnh lựa chọn. Đây là một trong số các phương pháp chữa ung thư vòm họng bằng Đông Y hiệu quả. Trong cây xạ đen có chứa hai chất có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư vòm họng rất tốt. Đó là chất Fanavolnoid và chất Quinon. Hai chất này có tác dụng tiêu diệt, ngăn chặn tế bào ung thư phát triển.

Sử dụng xạ đen còn giúp người bệnh tăng cường sức khỏe, phục hồi nhanh sau xạ trị, hóa trị.

Cây lược vàng là cây có tác dụng chữa nhiều bệnh, trong đó có bệnh ung thư vòm họng. Theo nhiều nghiên cứu, cây lược vàng có tác dụng chữa ung thư nhờ chất flavonaid, steroid. Hai thành phần chất này sẽ giúp làm chậm quá trình phát triển của tế bào ung thư.

Cách dùng cây lược vàng chữa ung thư vòm họng có rất nhiều. Có thể dùng cây khô nấu nước uống mỗi ngày. Hoặc dùng cây tươi hấp ăn. Hay nhai sống với muối và nuốt nước bỏ bã.

Chữa ung thư vòm họng bằng xạ trị

Chữa ung thư vòm họng bằng nấm linh chi xanh

Thực hiện lối sống lành mạnh là cách hỗ trợ chữa bệnh ung thư vòm họng,…

Ung thư vòm họng nên ăn thực phẩm gì tốt?

Bên cạch thực hiện cách chữa ung thư vòm họng, chế độ dinh dưỡng của người bệnh cũng cần thiết. Vậy người bệnh ung thư vòm họng nên thực phẩm gì để nâng cao hiệu quả chữa trị.

Đối với người bệnh ung thư vòm họng nên bổ sung những loại thực phẩm có hàm lượng calo cao. Hơn nữa, khi chế biến nên nêm lạt, chế biến theo dạng súp, cháo. Vì như vậy, sẽ tránh gây tổn thương cổ họng.

Một số loại thực phẩm có tính thanh đạm cao như mướp đắng, rau chân vịt, quả la hán,…Những thực phẩm này sẽ giúp người bệnh hạ nhiệt. Loại bỏ các chất độc tố trong cơ thể ra ngoài. Giúp cơ thể người bệnh khỏe khoắn hơn.

Người bệnh ung thư vòm họng nên ăn nhiều loại rau củ quả có tác dụng tốt cho việc điểu trị. Rau củ quả chữa nhiều vitamin, nhiều thành phần chất giúp người bệnh hỗ trợ điều trị. Trong đó, các loại củ như củ lê, hoa bách hợp,… có tác dụng chữa đau họng, khàn tiếng hiệu quả.

Sử dụng thực đơn rau quả cũng là một cách chữa ung thư vòm họng hiệu quả.

Theo các chuyên gia, bác sĩ thì hiện nay đã phát hiện ra rất nhiều thực phẩm có khả năng hỗ trợ điều trị ung thư vòm họng hiệu quả. Các loại thực phẩm này có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Điển hình có thể kể đến như lá xa tiền thảo, quả mướp,…

Ung Thư Vòm Họng Nên Ăn Gì? Thực Đơn Cho Người Ung Thư Vòm Họng

Ung thư vòm họng nên ăn và kiêng ăn gì là câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân mắc phải căn bệnh này quan tâm. Người bệnh ung thư vòm họng thường cảm thấy khó ăn, khó nuốt, bởi vậy một chế độ ăn uống với thực đơn hợp lý sẽ giúp ích rất nhiều tới việc phục hồi chức khỏe, tốt cho bệnh nhân trong quá trình điều trị.

Ung thư vòm họng nên ăn gì?

– Khi bị ung thư vòm họng bạn nên ăn các loại thực phẩm bổ sung giàu dinh dưỡng, có hàm lượng calo cao và được chế biến dưới dạng mềm, lỏng để việc nhai nuốt dễ dàng hơn, tránh các tổn thương ở vùng cổ họng như súp, cháo, sữa…

– Quả la hán , mã thầy hay rau chân vịt, mướp đắng,… là thực phẩm có công dụng thanh nhiệt, loại bỏ các độc tố ra ngoài cơ thể. Đặc biệt chúng rất cần thiết lúc này để phòng tránh các viêm loét.

-Nghiên cứu cho thấy một số loại rau quả tươi có tác dụng khắc phục các triệu chứng bệnh khàn tiếng, đau họng, nuốt khó,… rất hữu hiệu như củ cải, lê, hạnh nhân, quả mơ, quả bồ đào, hoa bách hợp,… Hãy bổ sung vào thực đơn hàng ngày để giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.

-Ăn các loại thực phẩm có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các khối u như: hoa mã lan, mướp, lá xa tiền thảo…

− Kết hợp uống nấm lim xanh. Theo nghiên cứu, trong thành phần của nấm lim xanh có chứa các chất: axit ganoderic, polysaccharide, germanium hữu cơ, triterpene…có tác dụng ức chế sự phát triển các tế bào ung thư và điều trị ung thư vòm họng hiệu quả. Bệnh nhân có thể kết hợp sử dụng nấm lim xanh và các phương pháp điều trị tây y để chữa bệnh nhanh và hiệu quả nhất.

– Các thực phẩm cay nóng, các loại thức ăn khô cứng, sắc cạnh, các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, hoa quả chứa nhiều acid,… thường gây ra kích ứng và ảnh hưởng đến khu vực cổ họng. Bởi vậy, bạn nên hạn chế hoặc tránh sử dụng là tốt nhất nếu không muốn các cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.

– Rượu bia, thuốc lá và nhiều chất kích thích khác; thức ăn nhiều muối và qua khâu lên men được coi là “thủ phạm” gây ung thư vòm họng. Việc ăn chúng có thể khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn.

− Trong thời gian điều trị bệnh

Bệnh nhân cần nhiều năng lượng. Nên chia nhỏ bữa ăn, tránh ăn nhiều vào cùng một bữa. Có thể ăn vặt bằng trái cây, rau củ quả luộc, sữa chua, bánh quy, bánh ngọt, trứng luộc, các loại hạt hoặc hoa quả sấy.

Trong thời gian điều trị bệnh, người bệnh có thể giảm cân đột ngột. Trường hợp này vẫn tuân theo nguyên tắc chia nhỏ bữa ăn. Nên ưu tiên các loại thực phẩm dễ tiêu nhưng nhiều calo như sữa, các loại hạt, phô mai, bánh quy, các loại rau lá xanh.

Ngoài ra có thể tham khảo ý kiến bác sỹ về việc bổ sung thuốc vitamin và các thực phẩm dinh dưỡng khác.

Ăn đa dạng thực phẩm để đẩy nhanh quá trình hồi phục và giảm nguy cơ bị giảm cân. Sau khi điều trị, bệnh nhân vẫn phải chịu các tác dụng phụ, dẫn đến mất cảm giác ngon miệng. Duy trì ăn những món loãng, dễ tiêu và vẫn chia nhỏ bữa ăn trong ngày.

Người Ung Thư Vòm Họng Nên Ăn Gì? Thực Đơn Cho Ung Thư Vòm Họng

Người ung thư vòm họng nên ăn gì? Người ung thư vòm họng không nên ăn gì? Để giúp người ung thư vòm họng tăng cường sức đề kháng, cải thiện tình trạng bệnh, thực đơn dinh dưỡng là điều vô cùng quan trọng. Thực phẩm cho người ung thư vòm họng như thế nào? Ung thư vòm họng kiêng gì để tránh tác dụng phụ?

Người ung thư vòm họng nên ăn gì là thắc mắc của nhiều bệnh nhân về chế độ dinh dưỡng dành cho người ung thư họng. Ung thư vòm họnglà sự phát triển của các khối ung thư trong họng, thanh quản, amiđan. Vậy, nên bổ sung những dinh dưỡng gì tốt cho bệnh?

Người ung thư vòm họng nên ăn gì?

Bệnh nhân ung thư vòm họng thường cảm thấy chán ăn. Do đó nên chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày giúp ăn được nhiều hơn, giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể. Đồng thời giúp dễ tiêu hóa hơn. Nên đa dạng món ăn hàng ngày. Thay đổi thường xuyên về màu sắc, mùi vị để người bệnh có cảm giác thèm ăn hơn.

Thực phẩm dành cho người ung thư vòm họng

Trả lời vấn đề người ung thư vòm họng nên ăn gì, sau đây là những loại thực phẩm phù hợp:

Nên ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng, cung cấp đầy đủ protein và vitamin. Đặc biệt là vitamin A có trong các loại rau củ có màu vàng và màu cam.

Để hạn chế triệu chứng đau, khó nuốt, nuốt nghẹn khi ăn.

Nên chế biến thành các món ăn lỏng, mềm, nhẹ, ít dầu mỡ như cháo, súp… để bệnh nhân dễ nuốt và dễ tiêu hóa.

Nên ăn những đồ ăn thanh đạm, ít dầu mỡ. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, phòng tránh viêm loét như các loại rau củ quả: quả la hán, mã thầy, rau chân vịt, mướp đắng.

Nếu bệnh nhân bị khan giọng, nên ăn củ cải, lê, ngân hạnh, mơ;

Bị khó nuốt thì nên ăn hạnh nhân, nhân quả hồ đào, hoa bách hợp;

Bị khạc ra máu thì ăn bổ sung củ sen, cây kim châm.

Bổ sung các thức ăn có tác dụng ngăn ngừa khối u vòm họng như lá xa tiền thảo, hoa mã lan, mướp, cà.

Uống đủ nước mỗi ngày nhằm giảm đau nhức trong miệng, cổ họng và giúp dưỡng ẩm cơ thể.

Người ung thư vòm họng nên ăn như thế nào?

Các chuyên gia cũng khuyên bạn nên ngồi thẳng đứng hoặc điều chỉnh đầu trong khi ăn uống. Các loại cá, thịt như thịt gia cầm , thăn bò, trứng và bơ đậu phộng cũng được cho phép sử dụng giúp cung cấp đủ lượng protein cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Ngoài ra, nên chia bữa ăn trong ngày thành 5 hoặc 6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày thay vì 3 bữa ăn lớn. Việc ăn những bữa ăn nhỏ hơn có thể giúp bạn dễ ăn, hấp thu được nhiều dinh dưỡng hơn.

Nếu bạn đang trong quá trình xạ trị thường bị giảm cảm giác thèm ăn, khó nuốt. Do đó có thể bị thiếu hụt dinh dưỡng. Bởi vậy, bạn hãy xay nhỏ món ăn thành dạng súp, xốt lỏng để ăn nuốt cho dễ và cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

Hầu hết các loại đồ uống người bệnh đều có thể sử dụng. Tuy nhiên người bệnh nên tránh xa đồ uống nóng, rượu và nước ép trái cây có chứa hàm lượng a-xít cao, chẳng hạn như nước ép cà chua, nước chanh và nước cam, nếu miệng đau nhức.

Người ung thư vòm họng không nên ăn gì?

Người ung thư vòm họng kiêng ăn các thực phẩm sau:

Thực phẩm sống: Hóa trị và xạ trị khiến bệnh nhân ung thư vòm họng suy giảm hệ thống miễn dịch và dễ bị nhiễm nhiều loại vi khuẩn từ môi trường. Đặc biệt với những bệnh nhân ung thư vòm họng di căn xương, lan vào tủy sống, bị thiếu máu, suy giảm bạch cầu thì nguy cơ nhiễm trùng càng cao. Do đó, bệnh nhân không nên ăn đồ sống, tái, chần. Chỉ ăn những thực phẩm đã chế biến chín hoàn toàn.

Hạn chế ăn các gia vị cay nóngnhư tiêu, ớt, thực phẩm chứa axit như cam, chanh, dâu tây… để tránh gây kích ứng niêm mạc họng, gây đau rát và khó chịu.

Tránh ăn các thực phẩm chế biến ở nhiệt độ cao. Như đồ nướng, quay, chiên rán nhiều dầu mỡ, thịt xông khói, thịt bảo quản, cá ướp muối. Các loại thực phẩm muối chua như dưa muối, cà muối…

Không đựng thức ăn trong đồ bằng kim loại: bệnh nhân ung thư còm họng thường nhạy cảm hơn với đồ kim loại. Vì chúng dễ làm thay đổi vị giác. Vì vậy, bạn nên tránh sử dụng đồ đựng thức ăn bằng kim loại. Nên thay thế bằng đồ đựng bằng nhựa, thủy tinh hoặc sứ.

Tránh ăn thức ăn hoặc đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh. Để tránh gây loét miệng và tổn thương vòm họng nhiều hơn.

Thực đơn chuẩn cho người bị ung thư vòm họng

Chế độ ăn cho người ung thư vòm họng nên ăn gì cần phải đặc biệt và chi tiết hơn. Vì người bị ung thư họng thường cảm thấy khó ăn, khó nuốt, và cần lượng dinh dưỡng khác so với bình thường. Người bệnh nên ăn tất cả các loại trái cây, rau quả nhưng những thực phẩm này cần được nấu chín. Có 4 loại rau quả người ung thư vòm họng không được ăn là rau diếp, cà chua, chuối và bơ.

Bất kỳ món súp loãng nào đều rất phù hợp cho những người bị ung thư họng. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể ăn ngũ cốc tinh chế, gạo trắng, mì, phô mai. Thịt mềm như cá, gia cầm không da, thịt bò thăn, trứng và bơ đậu phộng cũng là lựa chọn lý tưởng cho bệnh nhân ung thư vòm họng.

Các loại chất béo như bơ, mayonnaise, dầu thực vật, kem và kem chua. Đây cũng là một phần của chế độ ăn mềm. Chế độ này dành cho người bệnh. Nên đưa vào thực đơn vì chúng giúp người bệnh dễ nuốt, không gây đau họng khi ăn.

Người Bị Ung Thư Gan Không Nên Ăn Thực Phẩm Gì?

Người bị ung thư gan không nên ăn những thực phẩm gì?

Bệnh nhân ung thư gan cần kiêng thực phẩm giàu chất béo

Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu chất béo có thể khiến cho gan mệt mỏi trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Các loại thực phẩm giàu chất béo như bánh ngọt, bánh quy, bánh nướng, khoai, khoai tây chiên… bệnh nhân nên hạn chế, và chỉ tiêu thụ một lượng chất béo vừa phải.

Kiêng thực phẩm giàu protein

Trong quá trình bị ung thư gan, protein có thể không được gan xử lý đúng cách. Ăn quá nhiều protein có thể làm tích tụ các chất thải độc hại ở gan và cơ thể. Điều này làm cho gan thêm tổn thương và các triệu chứng trầm trọng thêm. Vì vậy, sẽ tốt hơn nếu bệnh nhân tiêu thụ nguồn thực phẩm protein ở mức vừa phải. Một số loại thực phẩm đặc biệt giàu protein bao gồm sữa, thịt, gia cầm, cá và trứng.

Người bị ung thư gan giai đoạn cuối nên ăn gì?

Trong bệnh gan giai đoạn cuối, cơ thể bị suy dinh dưỡng sẽ bắt đầu chuyển hóa năng lượng cơ bắp. Việc ăn với chế độ hạn chế chẳng hạn như một chế độ ăn ít natri để có thể quản lý bệnh cổ trướng, hoặc chất lỏng tích tụ ở bụng. Tuy nhiên, ăn kiêng cũng có thể gây ra suy dinh dưỡng cho bệnh nhân. Nên chia nhỏ các bữa ăn để có thể hấp thụ được tốt nhất và giảm tình trạng no sớm.

Vitamin và khoáng chất

Người bị bệnh ung thư gan giai đoạn cuối có nguy cơ bị thiếu hụt nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin A, B, C và E. Bệnh nhân suy gan có nguy cơ thiếu hụt folate và magiê và kẽm.

Sự thiếu hụt kém là do lượng thịt giảm và gia tăng thất thoát nước tiểu từ thuốc lợi tiểu. Mặc dù nhiều loại vitamin thường được khuyến khích bổ sung, tuy nhiên với mỗi loại vitamin và khoáng chất nên được các bác sĩ đánh giá cho phù hợp với thể trạng và từng bệnh nhân.

Axit amin

Axit amin có thể có lợi cho những người có bệnh gan bởi vì chúng giúp duy trì và khôi phục lại khối lượng nạc cơ thể, cải thiện sự trao đổi chất protein và có thể giúp kích thích tái tạo gan. Nghiên cứu được công bố trong dinh dưỡng năm 2007, bệnh nhân với xơ gan và ung thư gan nên ăn một bữa ăn nhẹ vào buổi tối với một lượng axit amin chuỗi nhánh hoặc thực phẩm như bánh mì.

Các dấu hiệu của tình trạng protein, bao gồm cả mức cân bằng nitơ, cải thiện ở nhóm dùng các axit amin chuỗi nhánh nhưng không phải nhóm dùng thực phẩm điển hình hơn. Nguồn cung cấp axit amin chuỗi nhánh bao gồm sữa, trứng, cá…

Theo Vietnamnet.

Thực Phẩm Ăn Vào Cả Đời Không Sợ Ung Thư Vòm Họng

Có nhiều thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư vòm họng vô cùng hiệu quả mà không phải ai cũng biết.

Cà rốt

Trong cà rốt cũng là loại củ có chứa nhiều acid folic – có tác dụng phòng chống ung thư vòm họng hiệu quả. Ngoài khả năng phòng chống ung thư vòm họng và các loại bệnh ung thư khác, cà rốt còn có tác dụng hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể, gián tiếp ức chế và loại bỏ tế bào ung thư, cũng như những tế bào tiền ung thư.

Cam, quýt

Cam, quýt lại giảm các độc tính và ngăn chặn sự phát triển của ung thư trong cơ thể con người

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nước ép cam, quýt có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng phòng chống ung thư vòm họng, trong đó Nominlin – một chất có thể phân giải các chất gây ung thư, giúp giảm độc tính, cắt giảm chuỗi carbon dài của acid nucleic và ngăn chặn tế bào ung thư phát triển. Bên cạnh đó, trong cam, quýt còn chứa acid nucleic có tác dụng rất lớn trong việc giảm các độc tính mà thức ăn gây ra từ đó cắt giảm, ngăn chặn sự phát triển của ung thư trong cơ thể con người.

Nho

Nho có tác dụng kháng ung thư rất hữu hiệu, vì trong loại quả này có chứa resveratrol – hoạt chất có thể phòng ngừa khả năng đột biến tế bào lành lặn thành tế bào ung thư, đồng thời ức chế những tế bào đã bị đột biến. Ngoài ra, nho và các chế phẩm từ nho cũng chứa hàm lượng resveratrol khá cao, đặc biệt là rượu vang nho. Chính vì thế, việc thường xuyên sử dụng rượu vang nho theo đúng liều lượng quy định cũng là cách giúp phòng ngừa ung thư vòm họng rất tốt.

Hành và tỏi Hành, tỏi phòng chống và kìm hãm sự phát triển của khối u, bảo vệ tế bào khỏi sự xâm nhập của bệnh ung thư

Tỏi và hành đều chứa những hoạt chất chống oxy hóa. Chúng có tác dụng phòng chống và kìm hãm sự phát triển của khối u, bảo vệ tế bào khỏi sự xâm nhập của bệnh ung thư đặc biệt là ung thư vòm họng. Ăn tỏi và hành khoảng 7 lần/tuần sẽ giảm 25% nguy cơ ung thư vòm họng, ung thư tử cung và ung thư thận.

Sữa đậu nành

Trong sữa đậu nành chứa rất nhiều chất ức chế protease có tác dụng chống ung thư. Ngoài ra đậu nành còn chứa acid phytic và chất genistein giúp ăn chặn các khối u ăn vào mạch máu.

Cách phòng tránh: Không hút thuốc lá, thuốc lào… Những người đang hút thì nên bỏ ngay. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng việc từ bỏ thuốc lá sẽ làm cho nguy cơ mắc ung thư vòm họng giảm đi đáng kể; Hạn chế uống rượu, bia và sử dụng các chất có cồn gây hại cho cơ thể; Nên ăn ít các món ăn như thịt muối, cá muối, các thức ăn lên men như dưa muối, cà muối, các loại củ muối…

Nên đọc

Khánh Hương H+ (Tổng hợp)

Cập nhật thông tin chi tiết về Thực Phẩm Người Bệnh Ung Thư Vòm Họng Không Nên Ăn trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!