Bạn đang xem bài viết Thay Thế Các Gen Kiềm Chế Khối U Trong Ung Thư được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thay thế các gen kiềm chế khối u trong ung thư MỞ ĐẦUTrước khi cơ sở di truyền của ung thư được chấp thuận và trên một nửa thế kỷ trước khi thuật ngữ gen kiềm chế khối u (tumor suppressor gene – TSG) được đặt tên, nhà sinh học Đức Theodor Boveri đã cho rằng khi kiềm chế các nhiễm sắc thể xác định sẽ làm ức chế sự phân chia tế bào. Theo bản dịch, xuất bản năm 1929 thì ngay từ năm 1914 Boveri đã mạnh dạn viết các tế bào khối u với sự tăng trưởng không giới hạn sẽ xuất hiện nếu loại đi các nhiễm sắc thể bị ức chế. Sau đó hơn một nửa thế kỷ, với việc phân tích phân tử các khối u ở người đã vạch rõ rằng: mỗi trường hợp ung thư đều có ít nhất là một biến đổi di truyền phức hợp trong một nhiễm sắc thể bị ức chế, ngày nay được hiểu chính là gen kìm chế khối u (TSG). Trong những năm 1980, sinh học phân tử và di truyền học ung thư đã chuyển các nST bị ức chế theo thuyết của Boveri thành các công cụ sắc bén cho việc nghiên cứu sinh bệnh học phân tử (molecular pathogenesis) ung thư và tới những năm 1900 thì chúng được đẩy từ phòng thí nghiệm tới tận giường bệnh. Từ giữa 1994 đến cuối 2002 đã có trên 25 thử nghiệm lâm sàng về trị liệu thay thế TSG đã được thực hiện, những kết quả thu được đã vach ra một tương lai đầy hứa hẹn của TSG trong việc quản lý ung thư.
CÁC GEN KIỀM CHẾ KHỐI U” Về vấn đề một số khác biệt có thể được sao chép lại đã nói với chúng ta rằng, các nghiên cứu về ung thư ở mức phân tử không còn là một khoa học viển vông theo kiểu đông – ky- sốt nữa. Mặt khác, chúng ta không được làm cho chính chúng ta phải thất vọng bởi vì chúng ta có thể đo được hàm lượng AMP vòng và nếu thông minh hơn nữa chúng ta sẽ khảo sát GMP vòng. Theo bất kỳ nghĩa nào chúng ta cũng đang tiến gần tới đỉnh của các vấn đề ung thư nhiều công trình nghiên cứu về ung thư vẫn đang tiếp tục tương tự như việc tìm kiếm một đồng xu bị mất ven một con đường mà đôi khi chỉ được rọi sáng bằng ánh đèn chiếu sáng của đường phố. Điều cần thiết là chúng ta phải được nhìn vào những vùng được chiếu sáng, còn nếu chúng ta có nhìn thật lâu đến đâu đi nữa trong bóng tối thì việc tìm kiếm cũng không bao giờ thành công. Vì vậy hầu hết các thành phần của màng tế bào bình thường vẫn là những chiếc hộp đen, và hóa sinh học ung thư vẫn là sự huyền bí đối với các thế hệ tương lai.
Với việc so sánh giữa các tế bào bình thường và các tế bào ác tính ở mức độ gen đã nhanh chóng chỉ ra sự liên can của các gen ung thư trội trong việc suy diễn căn nguyên ung thư, nhưng thông tin về các thành viên của họ TSG thì vẫn còn rất khó hiểu. Mặc dầu đã có bằng chứng sinh học về sự tồn tại của gen kiềm chế khối u từ những công trình trong những năm 1970 và 1980, nhưng các công trình về hóa sinh, sinh học của TSG ở mức phân tử thì vẫn đòi hỏi phải có các chiến lược tiên tiến hơn nữa khi nghiên cứu sinh học gen ung thư và phải làm sáng tỏ vai trò của TSG trong các quá trình ở tế bào bình thường cũng như các tế bào ung thư. Trong những năm 1990, người ta đã phát hiện ra sự mất chức năng của một vài TSG ở khá nhiều dạng ung thư khác nhau, phúc đáp lại các câu hỏi về sinh bệnh học phân tử của ung thư và con đường dẫn tới các mẫu di truyền hiện tại: ung thư là kết quả của sự tích lũy đa tổn thương di truyền trong suốt thời gian sống của một cá thể. Khi mất chức năng ở TSG thì sẽ dẫn tới ung thư. Trong các ung thư có tính chất gia đình thì một alen biến đổi được di truyền lại như một đột biến mầm, còn alen kia là kết quả của sự biến đổi thu được sau này. Còn với ung thư rời rạc đó là kết quả của sự đột biến soma ở cả 2 alen gen nguy cấp của cá thể.
Mặc dầu cơ sở di truyền của sinh khối u đã được thừa nhận, nhưng việc trị liệu thay thế gen lại không được cân nhắc trước tiên với tư cách như một chiến lược điều trị ung thư, bởi vì việc hiệu chỉnh một trong số các đa tổn thương dường như không thể làm cho khối u thoái lui. Các nghiên cứu về sự thay thế TSG trong các dòng tế bào và trên các động vật thí nghiệm những năm cuối 1980 và đầu 1990 tuy đã cho thấy những sai sót đáng ngờ, nhưng 3 khảo sát lâm sàng về thay thế gen p53 trong ung thư kết tràng và ung thư phổi vẫn được khởi đầu vào năm 1994. Đến cuối 2002, 25 quy trình thay thế TSG đã được phê chuẩn bao gồm 7 khảo sát pha II và 2 khảo sát pha IIIII. Những kết quả của các khảo sát lâm sàng đã nhanh chóng đưa ra bằng chứng của các nguyên lý bằng việc chứng minh có sự chuyển giao TSG tới các tế bào khối u, sự biểu hiện gen trong các tế bào đích, hiệu ứng gây độc tối thiểu và những bằng chứng sau cuối về thoái lui hay ổn định của các khối u đã được xử lý. Những khảo sát sau này đã chứng minh rằng việc thay thế TSG cũng hoàn lại cho các khối u sự nhạy cảm hơn đối với các hiệu ứng trị liệu DNA (bị hủy hoại), mở rộng ứng dụng việc thay thế TSG với các quy trình có sự kết hợp giữa trị liệu thay thế TSG với hóa trị liệu và xạ trị.
Nhờ những kết quả đầy hứa hẹn này trong lâm sàng mà đã đẩy nhanh tiến độ của các công trình thực nghiệm và kết quả của các nghiên cứu ở phòng thí nghiệm đã tạo điều kiện để đưa ra giả định mới là sự hủy hoại TSG xảy ra tương đối sớm trong diễn tiến của các tổn thương di truyền dẫn tới ung thư. Sự hủy hoại của TSG ứng viên phát hiện được ở biểu mô phổi bình thường và trong các tổn thương tiền u đã chứng minh rằng các TSG ngoài việc đem lại lợi ích trị liệu đối với các bệnh nhân ung thư nó còn có giá trị trong việc phòng ngừa và phát hiện sớm ung thư.
TÍNH CHẤT SINH HỌC VÀ HÓA SINH CỦA TSG Người gác cổng (gatekeeper) và người quản gia (carekeeper)Những TSG có thể cảm ứng được apoptosis hoặc kiềm chế sự tăng trưởng khối u thường nhất là các gen gác cổng, đó là những đích hấp dẫn nhất đối với việc phát triển các chiến lược thay thế gen. Một số TSG rõ ràng gây cảm ứng apoptosis hay làm dừng chu kỳ tế bào khi được đưa vào các tế bào khối u như APC, RB, p16, p21, E2F1, PTEN, Fhit, p73 và TSG được lưu ý nhất hiện nay là p53.
Các TSG, con đường làm ngừng sự tăng trưởng và chết theo chương trình của tế bàoVô số chức năng quan trọng của các TSG trong tế bào bình thường chưa được đề cập một cách chi tiết trong chương này. Tuy nhiên, có thể tóm tắt vai trò của p53 trong các con đường (pathway) tế bào sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những lý do phía sau của việc trị liệu thay thế gen p53 cũng như thay thế hợp lý của các TSG khác.
Sự biểu hiện của một số sản phẩm gen bao gồm các yếu tố tăng trưởng, các gen gây ung thư, các cyclin và kinase phụ thuộc cyclin (cyclin-dependent kinase CDK) hướng tế bào (TB) tới tăng sinh. Sự biểu hiện của các TSG và các chất ức chế khác của CDK sẽ cảm ứng chu kỳ TB ngừng lại khi thích hợp, duy trì số lượng TB ở mức thích hợp đối với một mô cá biệt. Sự tăng sinh TB của động vật có vú hầu hết được điều hòa bởi 2 con đường liên hệ với nhau, đó là con đường Rb và con đường p53, cả 2 con đường này đều được điều hòa ở mức độ protein bởi các gen ung thư (oncogene) và cả các TSG khác. Nhìn chung, protein Rb (sản phẩm TSG của u nguyên bào võng mạc) điều hòa sự duy trì, giải phóng pha G1 còn protein p53 điều hành stress của TB và hủy hoại DNA hoặc gây ảnh hưởng tới sự ngừng tăng trưởng và sửa chữa hoặc là cảm ứng apoptosis. Khi hủy hoại một hoặc nhiều gen trong các con đường này có thể hướng TB tới việc sử dụng một con đường khác cho sự điều hòa tăng sinh, nếu không duy trì được con đường này nữa thì bắt đầu tăng sinh ngoài tầm kiểm soát.
Sự cân bằng được duy trì một cách chính xác giữa 2 dạng tín hiệu nhận được bởi một TB ở một thời điểm bất kỳ – tiền apoptosis (proapoptosis) và tiền sống sót (prosurvival antiapoptotic) sẽ xác định apoptosis có bị cảm ứng hay không. Mặc dầu những tín hiệu này được xác định là do hoạt tính của protein p53, nhưng biểu hiện của nhiều gen sẽ nảy ra các tín hiệu nguy cấp mà các tín hiệu này lại được điều hòa bởi trạng thái hoạt hóa của p53, tạo nên vòng feedback phức tạp. P53 thực hiện nhiệm vụ giữ nhà (house keeping) bằng cách nhắm vào các gen tiền sống sót (prosurvival) hoặc kháng apoptosis (antiapoptotic), kể cả các proto -oncogene như bcl-2, bcl-X2, bcl-w và CED9 , cũng như các gen proapoptosis như bax, bad, và bid. Bản sao của mỗi gen này có thể tương tác với nhau tạo nên các dimer dị loại (heterodimer) và tỷ lệ tương đối giữa proapoptosis với các protein prosurvival trong các heterodimer sẽ xác định TB đang sống hay sẽ hướng tới apoptosis.
Con đường p53 được điều hòa bởi mức protein của các TSG khác và bởi một số gen ung thư (oncogene). Chẳng hạn như mdm2 (sản phẩm của proto -oncogene mdm2) gắn bình thường với N – terminal transactivating domain của p53, tiền ức chế hoạt hóa p53, dẫn tới phân rã nhanh của nó. Trong sự kiện stress gen độc tính kết quả là làm hủy hoại DNA do sự phosphoryl hóa serin trên p53, làm yếu liên kết với mdm2 và làm mất ổn định tương tác p53 /mdm2. Kết quả là làm tăng hoạt tính liên kết DNA trong p53 dẫn đến chuỗi tín hiệu điều chỉnh xuống gây nên việc đóng hoặc mở các gen khác.
Yếu tố phiên mã nhằm vào p21, bax, PIG18, mdm2, GADD45, DR5; kiềm chế biểu hiện bc102 và PCN; kiểm soát trạm kiểm soát G1 và G2; cảm ứng apoptosis qua sự hoạt hóa phiên mã các gen tiền apoptosis.
Di truyền mầm: hội chứng Li – Fraument (ung thư vú, UT phổi, các khối u mô mềm, u não, bệnh bạch cầu, sarcoma xương.
Đột biến soma: các loại UT
Gen gác cổng, duy trì chức năng bình thường bằng cách ức chế CDK4 và CDK6, thúc đẩy chuyển tiếp G1 /S, ổn định và hoạt hóa p53
Các bệnh di truyền dòng mầm: U hắc tố có tính gia đình.
Đột biến soma: UT tụy, não
PTEN (cũng được hiểu như là MM AC1 và TEP1)
Gen gác cổng, duy trì mức thấp PIP-3 bằng cách tác động như lipid phosphatase
Di truyền dòng mầm: đa u lành tính, tăng nhạy cảm UT vú, tuyến giáp và UT não
Đột biến soma: u nguyên bào đệm, UT nội mạc tử cung, UT tuyến tiền liệt, u hắc tố
UT: Ung thư
Ở các TB bình thường, mdm2 bị ức chế bởi proto -oncogene làm cảm ứng biểu hiện pl19ARF – một TSG được mã hóa bởi cùng một locus gen như p16INK4a, nhưng lại đọc ở khung đọc luân phiên (alteRNAtive reading frame).
THAY THẾ TSG TRONG UNG THƯ Trị liệu thay thế TSG: trường hợp p53Mất chức năng p53 quan sát thấy ở mức trên 50% với tất cả các u ác tính, đó là tổn thương di truyền thông thường nhất trong ung thư. Nếu sau đó ta cài một bản sao gen hoang dã thì cũng đủ để hoàn trả sự cân bằng bình thường giữa tăng sinh và chết theo chương trình của tế bào đối với một TB khối u. Hơn nữa, vai trò đặc biệt của p53 trong việc cảm ứng sự chết theo chương trình của TB chỉ rõ rằng việc thay thế gen này có thể làm hoàn trả hoặc tăng cường tính nhạy cảm đối với các tác nhân trị liệu như hóa trị, xạ trị – tùy thuộc vào sự hủy hoại DNA và apoptosis phụ thuộc p53. Nó được coi như một cơ chế phá hủy các TB khối u.
Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm trước đây ở mô hình ung thư phổi của người đã chứng minh rằng TSG p53 được chuyển giao qua vec tơ biểu hiện retrovirus đã hoàn trả sự kiềm chế tăng trưởng khối u. Tương tự như vậy, sự hoàn trả p53 chức năng đã kiềm chế tăng sinh của một số chứ không phải toàn bộ các dòng TB ung thư phổi trên người. Mặc dầu việc chuyển gen TB khối u kiềm chế tăng trưởng đã được chứng minh là thành công với các vec tơ biểu hiện retrovirus, nhưng hiệu ứng tải nạp của vec tơ này vẫn bị giới hạn như vốn có của nó. Khác với retrovirus, các adenovirus lại có thể được sản xuất ở các độ chuẩn cao và có khả năng thâm nhiễm cả TB đang phân chia cũng như không phân chia. Do vậy, những thí nghiệm tiếp sau đó đã được thực hiện với các vec tơ adenovirus.
Vì adenovirus không hợp nhất vào trong hệ gen nên biểu hiện của nó ngắn. Tuy nhiên, tình trạng này không được coi là bất lợi trong GTL ung thư vì sự phá hủy các TB ung thư mới là điểm mong muốn cuối cùng của trị liệu.
Việc chuyển p53 vào các TB ung thư đã được Zhang và cộng sự chứng minh cũng như trong các nghiên cứu kế tiếp, phức hợp gen /vec tơ (Adp53) này đã cảm ứng apoptosis các TB ung thư (p53 đã mất chức năng) nhưng không tác động đáng kể tới tăng sinh của các TB bình thường.
Adp53 cũng ức chế tăng sinh khối u với mô hình ung thư phổi của người trên chuột và cảm ứng apoptosis cũng như kiềm chế sự tăng sinh các dòng TB gây ung thư tụy, ung thư trực – kết tràng và các khối u trên vú của người. Các nghiên cứu in vivo về chuyển gen p53 trong mô hình ghép ngoại sinh khối u trên chuột cũng cho thấy có kiềm chế đáng kể tăng sinh các khối u trên người. Các TSG khác cũng kiềm chế tăng sinh khối u trong nuôi cấy TB và trong các mô hình trên động vật.
Một công trình nghiên cứu pha I trên 33 bệnh nhân bị ung thư vùng đầu, cổ tế bào vảy cũng cho kết quả là việc chuyển cấu trúc p53 tuy có gây độc tính nhẹ, nhưng lại có đáp ứng lâm sàng rõ ràng ở 9 trong số 18 bệnh nhân khảo sát. Thử nghiệm lâm sàng pha II tiếp theo với p53 cho trên 200 bệnh nhân bị ung thư vùng đầu, cổ tế bào vảy tái phát cũng cho kết quả: đáp ứng toàn phần hoặc từng phần với khoảng 10% bệnh nhân. Có một số bằng chứng cho thấy có hoạt tính kháng u ở 60% bệnh nhân.
Bảng 3.2. Các thử nghiệm lâm sàng về sự thay thế TSG
Thay thế gen p53 kết hợp với các tác nhân gây hủy hoại DNA thông thườngNhiều bệnh nhân thất bại với các phương pháp thông thường bởi vì các khối u của họ đã kháng lại các tác nhân hủy hoại DNA như hóa trị, xạ trị. Một lần nữa ẩn ý là apoptosis như là một cơ chế bình thường của phá hủy tế bào trong đáp ứng với các tác nhân hủy hoại DNA, theo sau đó là khiếm khuyết trên con đường apoptosis bình thường có thể lại ban cho các tế bào ung thư một sức đề kháng lạ thường. Thường để làm mất chức năng các khối u đã kháng lại hóa trị và xạ trị thì p53 giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện sự hủy hoại DNA và định hướng cho sửa chữa hay phá hủy TB thông qua apoptosis. Sự liên hệ giữa p53 và apoptosis đã tạo dựng nên các chiến lược trị liệu kết hợp thay thế gen p53 và các phương pháp trị liệu hủy hoại DNA thông thường. Độc tính thấp (ít hơn 5% sự cố nghiêm trọng) của p53 trong các thử nghiệm khởi đầu đã chứng minh rằng gen trị liệu với p53 có thể được kết hợp cùng với các phương pháp trị liệu kháng ung thư khác mà không làm tăng độc tính trong quá trình trị liệu.
Các nghiên cứu tiền lâm sàng
Một vài nghiên cứu in vitro đã chứng minh rằng việc biểu hiện quá mức p53 trong các dòng TB thâm chuyển p53 dạng hoang dại có thể dẫn các TB tới apoptosis. Theo sau in vitro và các nghiên cứu trên động vật là kiểm tra apoptosis ở các TB ung thư đã được xử lý với các tác nhân xạ trị và hóa trị càng củng cố cho ý kiến cho rằng có sự liên kết giữa cảm ứng apoptosis và biểu hiện p53 chức năng.
Các nghiên cứu tiền lâm sàng và gen trị liệu p53 kết hợp cùng cisplatin trong nuôi cấy tế bào NSCLC và ghép ngoại lai người trên chuột nude đã chứng minh rằng khi thực hiện nối tiếp việc đưa cisplatin vào và gen trị liệu p53 sẽ làm tăng biểu hiện các sản phẩm gen p53. Trên 50% tế bào xử lý trước với cisplatin đã có apoptosis sau chuyển gen 12 giờ; trên 90% tế bào trải qua apoptosis sau 24 giờ. Những TB không được tiền xử lý với cisplatin trước khi chuyển gen thì chỉ có 19 và 68% tế bào apoptosis ở 12 giờ và 24 giờ. Các nghiên cứu trị liệu với cisplatin toàn hệ thống trước khi chuyển gen p53 vào chuột nude đã cho kết quả làm giảm ít nhất 50% kích thước khối u khi so sánh với chuột chỉ được chuyển gen p53 đơn thuần.
Tương tự như vậy, các nghiên cứu tiền lâm sàng về chuyển gen có sự kết hợp với xạ trị cho thấy chuyển gen p53 tới các TB khối u khiếm khuyết p53 thì cả in vitro và in vivo đều tăng độ nhạy cảm với xạ trị. Khi các TB ung thư trực kết tràng người nuôi cấy in vitro được chiếu tia gamma thì 55% các TB khối u vẫn còn sống sót; khi thâm chuyển các TB với p53 trước khi tia xạ thì hạ thấp tỷ lệ sống sót các TB ung thư tới 23% và tăng apoptosis. Sự kiềm chế khối u đáng kể cũng quan sát thấy ở mô hình khối u trên động vật khi chúng nhận p53, sau đó là xạ trị; tái tăng trưởng các khối u cũng chậm đi 2 ngày khi khối u chỉ được xử lý bằng xạ trị và 15 ngày khi xử lý bằng chuyển gen. Tuy nhiên, các khối u của động vật khi nhận gen p53 rồi sau đó xạ trị thì đòi hỏi phải mất 37 ngày mới đạt được kích cỡ ở thời điểm trước khi điều trị.
Các thử nghiệm lâm sàng về thay thế TSG kết hợp với hóa trị liệu
Thử nghiệm p53 pha I phối hợp với cisplatin được tiến hành trên 24 bệnh nhân ung thư NSCLC trước đó đã không đáp ứng với các phương pháp điều trị thông thường. Về phần bệnh nhân, 75% tham gia thử nghiệm đã được chứng minh từ trước là khối u có tiến triển trong chế độ điều trị với cisplatin hay carboplatin. Sau liệu trình điều trị 6 tháng đưa cisplatin qua đường tĩnh mạch và cứ 3 ngày lại tiêm p53 vào khối u, kết quả là 17 bệnh nhân duy trì ổn định ít nhất 2 tháng, 2 bệnh nhân có đáp ứng phần nào và 4 bệnh nhân vẫn tiếp tục ức chế được bệnh (một bệnh nhân không được đánh giá về tiến triển của bệnh). Phân tích hoạt tính apoptosis ở sinh thiết u cho kết quả 79% tăng số TB apoptosis, 14% không thay đổi và 7% giảm apoptosis.
Một nghiên cứu lâm sàng pha I/II do Buller và cộng sự thực hiện trên các bệnh nhân ung thư buồng trứng tái phát đã chứng được độ an toàn và tính dung nạp đối với p53 liều đơn hay đa liều được đưa qua màng bụng kết hợp cùng hóa trị liệu với nền tảng platin. Một nghiên cứu dài hạn về các bệnh nhân này cho thấy: những cá thể nhận đa liều p53 cùng với hóa trị thì thời gian sống sót trong khoảng 12-13 tháng, còn các bệnh nhân được xử lý với liều đơn p53 thì thời gian sống sót chỉ khoảng 5 tháng. Sau hơn 20 tháng trị liệu với đa liều cho các bệnh tái phát đã có 10 người sống sót dài hạn, trong khi đó chỉ có 2 bệnh nhân nhận liều đơn p53 là sống sót dài hạn.
Các thử nghiệm lâm sàng về thay thế TSG kết hợp với xạ trị
Sự thành công trong các nghiên cứu tiền lâm sàng cho thấy việc thay thế gen p53 có thể tạo tính nhạy cảm phóng xạ đối với một số u, do đó dẫn tới việc khởi đầu thử nghiệm lâm sàng pha II về chuyển gen p53 qua trung gian adenovirus đi cùng với xạ trị. Những số liệu sơ bộ có được từ 19 bệnh nhân ung thư NSCLC đã cho thấy có đáp ứng đầy đủ ở 1 bệnh nhân (5%), đáp ứng từng phần ở 11 bệnh nhân (58%), bệnh ổn định ở 3 bệnh nhân (16%) và bệnh tiến triển ở 2 bệnh nhân (11%). Có 2 bệnh nhân (11%) không được đánh giá vì u tiến triển hoặc chết sớm. Sau 3 tháng hoàn tất trị liệu, các kết quả sinh thiết cho thấy khối u không còn tồn tại ở 12 bệnh nhân (63%) và khối u vẫn còn tồn tại ở 3 bệnh nhân (16%). Khối u của 4 bệnh nhân (21%) không được sinh thiết vì khối u tiến triển hoặc chết sớm hoặc bệnh nhân quá yếu. Tỷ lệ sống sót sau 1 năm u không tiến triển là 45,5%. Trong số 13 bệnh nhân được khảo sát thì 5 bệnh nhân (38%) có đáp ứng đầy đủ và 3 bệnh nhân (23%) đáp ứng từng phần hoặc bệnh ổn định. Hầu hết các trường hợp không thành công đều là do bệnh đã di căn, không còn tính chất cục bộ nữa.
PHƯƠNG HƯỚNG TƯƠNG LAIMặc dầu những thử nghiệm sớm này về thay thế TSG đã chứng minh rõ ràng gốc rễ của nguyên lý, nhưng việc trị liệu với TSG hiện nay vẫn chưa được áp dụng một cách rộng rãi. Các TSG hiện tại chỉ mới được chuyển tới các khối u bằng kim tiêm hay nọi soi. Do vậy việc cải tiến hệ thống chuyển gen là trọng yếu cho sự phát triển tương lai. Hơn nữa, các chiến lược nhằm tận dụng hiệu ứng người ngoài cuộc cũng đang được triển khai và sự kết hợp giữa trị liệu TSG cùng với chuyển gen nhằm ngăn chặn tạo mạch hoặc tăng cường khả năng hệ miễn dịch cũng là một chân trời mở rộng. Những khám phá tiếp tục về thay thế TSG với tư cách là một công cụ hỗ trợ cho các phương pháp thông thường như hóa trị, xạ trị và phẫu thuật vẫn được nhìn nhận một cách tích cực.
Hiệu ứng người ngoài cuộc“Giết chết người ngoài cuộc các TB khối u chưa được tải nạp được coi như là một yếu tố quan trọng cho thành công của trị liệu thay thế, vì vậy cho đến nay các chiến lược nhằm tăng cường hiệu ứng này đang được nghiên cứu. Các cơ chế đã được chứng minh về giết người ngoài cuộc bao gồm: ức chế sự tạo mạch, điều hòa lên các thành phần của hệ miễn dịch và tiết các protein tiền apoptosis hòa tan.
Phát triển các vec tơ Mô đíchMột cách tiếp cận khác nhằm nới rộng ứng dụng GTL mà không cần sử dụng kim tiêm hay nội soi là sử dụng vec tơ adenovirus tái tổ hợp nhằm vào các dạng đặc biệt của TB bằng thao tác các thành phần gắn trên bề mặt TB của hạt virus. Các protein nối 2 chức năng này được cấu trúc bởi một đoạn kháng thể đặc hiệu với protein sợi virus và ligand, yếu tố tăng trưởng biểu bì. Khi cho thêm vào protein này một adenovirus đã làm tăng hiệu quả tải nạp của dòng TB ung thư biểu bì gấp 16 lần so với thâm nhiễm với vec tơ adenovirus tự nhiên.
Thay thế TSG kết hợp với các chiến lược gen trị liệu khácCác TSG bổ trợ được chuyển giao có thể hợp tác với nhau để cảm ứng apoptosis hiệu quả hơn. Nhồi các TSGp16INK4 và p53 trong một tổ hợp sẽ cho một hiệu ứng cộng lực cảm ứng apoptosis các TB gan ung thư (đột biến p53) và các TB ung thư trực tràng (p53 biểu hiện rất thấp) in vitro. Việc chuyển giao TSG trong tổ hợp cùng với các gen ung thư khác cũng đang được khảo sát.
Nhận dạng các TSG mớiCác phương pháp sàng lọc những phân đoạn lớn của hệ gen cho các TSG ứng cử viên đã phát hiện được rất nhiều gen hữu ích như các chỉ thị cho sự tiên lượng hoặc chẩn đoán sớm trong việc theo dõi những nỗ lực phòng ngừa cũng như phát triển các chiến lược trị liệu mới. Nhiều gen kế cận nhau có thể gây ức chế hoạt tính kiềm chế khối u in vitro và in vivo đã được nhận dạng và nó cho phép giả định rằng các gen tại vùng đặc biệt 120-kb ở nhiễm sắc thể 3p21.3 của người có thể hợp tác như vùng kiềm chế khối u do hoạt hóa chức năng con đường kiềm chế khối u.
THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG XA HƠN Trị liệu thay thế gen được coi là một tiêu chuẩn đối với chăm sóc sức khỏeTrị liệu thay thế gen nhanh chóng trở thành hiện thực với tầm ảnh hưởng tới cả một quần thể nói chung trong tương lai. Vì thế, dường như thời điểm giải quyết các vấn đề xã hội đã tác động mạnh mẽ tới thành bại của việc ứng dụng gen trị liệu. Việc thao tác DNA trong thập kỷ qua đã nảy nở các vấn đề mới và phức tạp thuộc các lĩnh vực xã hội, Y học và khoa học; và các vấn đề xã hội phải được giải quyết một cách thận trọng và toàn diện giống như các vấn đề của khoa học cơ bản và kỹ thuật nếu muốn gen trị liệu giữ vai trò như là phương pháp chuẩn cho việc chăm sóc ung thư. Công nghệ gen trị liệu dù có hoàn hảo đến đâu đi nữa mà công chúng không được biết tới nó thì việc ứng dụng cũng rất hạn chế và những lợi ích thực sự của nó cũng không dễ dàng được chấp nhận.
Muốn sử dụng những thông tin này cũng như chấp nhận những bằng chứng từ các thử nghiệm lâm sàng đòi hỏi phải am hiểu cơ bản về các khái niệm sinh học phân tử – một cái gì đó mà nhiều bệnh nhân không thể có được. Am hiểu vấn đề này là rất cần thiết đối với bệnh nhân và gia đình của họ để đề xuất được các quyết định tại thời điểm chẩn đoán ung thư. Việc tuyên truyền giáo dục có thể được áp dụng với từng cá nhân để họ có thể hiểu và thông cảm về những ảnh hưởng tiềm ẩn của gen trị liệu đến chất lượng cuộc sống. Cũng cần phải thay đổi tư tưởng của công chúng, cộng đồng y học và những người làm công tác quản lý để có nhứng quyết định đúng nhất về sự phát triển công nghệ gen trị liệu, sao cho phù hợp với đạo đức sinh học.
KẾT LUẬNMặc dầu những tiên đoán bước đầu về tiềm năng ứng dụng của trị liệu TSG đối với ung thư vẫn chưa lạc quan lắm, nhưng việc chuyển gen bằng virus cho thấy hiệu ứng ở các TB ung thư cao hơn các TB mô bình thường, các vec tơ virus lan tỏa rất nhanh xuyên qua khối u và gây chết TB theo cơ chế apoptosis. Biểu hiện gen sau khi tiêm được ghi lại trong các tài liệu là nó xảy ra ngay cả khi có đáp ứng miễn dịch kháng adenovirus. Các thử nghiệm lâm sàng về thay thế gen p53 đã chứng minh rằng khi tiêm trực tiếp vào khối u có thể làm thoái lui chúng hoặc kéo dài sự ổn định các bệnh cục bộ. Với độc tính thấp của chuyển gen nên việc thay thế TSG có thể dễ dàng kết hợp cùng với các phương pháp điều trị khác. Những lo ngại ban đầu cho rằng sự đa dạng của các tổn thương trong các TB ung thư sẽ ngăn cản việc ứng dụng gen trị liệu ung thư là không có cơ sở. Ngược lại, việc sửa chữa các tổn thương do gen đơn có thể được lặp đi lặp lại nhiều lần thì sẽ làm thoái lui đáng kể các khối u. Những thắng lợi thu được ở các thử nghiệm lâm sàng trước đó về thay thế gen p53 đã cung cấp những thông tin hữu ích cho việc thiết kế các chiến lược gen trị liệu tương lai.
Mặc dầu đã có những kết quả hiển nhiên trong thử nghiệm lâm sàng về thay thế gen TSG, nhưng cũng cần phải nhận rõ rằng vẫn còn những lỗ hổng về kiến thức và kỹ thuật. Những lỗ hổng này cần phải lấp đầy thì mới có được các chiến lược trị liệu gen hay nhất. Những khối u không thể cắt bỏ được là vấn đề nổi cộm trong ung thư học, với các trị liệu đã được trắc nghiệm như xạ trị và hóa trị mới chỉ kiểm soát được dưới 50% ung thư phổi. Mặc dù hiện nay có vướng mắc về mặt kỹ thuật gây cản trở cho việc ứng dụng gen trị liệu đối với ung thư, nhưng với việc phát triển các vec tơ hiệu ứng hơn, các gen mới kết hợp với các phương thức tiếp cận mới thì đó vẫn là chân trời mới và là hy vọng trong việc ứng dụng gen trị liệu các bệnh ung thư. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh tiềm năng to lớn của việc kết hợp trị liệu TSG với dược phẩm, miễn dịch và trị liệu phóng xạ sẽ tiêu diệt các TB ung thư hiệu quả hơn với số lượng lớn hơn. Trị liệu thay thế TSG nhằm vào gốc rễ của bệnh nên có thể nó sẽ là chiến lược tiềm năng đối với việc phòng chống ung thư.
Những Thông Tin Nên Biết Về Xét Nghiệm Gen Trong Ung Thư
Đột biến gen giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành ung thư
Đột biến gen (gene mutation) là những thay đổi trong cấu trúc của DNA cấu tạo nên gen dẫn đến sự sai lệch thông tin di truyền và tạo ra các protein bất thường hoặc biến đổi các protein giúp bảo vệ cơ thể chống ung thư. Đột biến gen giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển của ung thư bởi vì những thay đổi trong DNA có thể làm rối loạn quá trình tổng hợp nên các protein có ảnh hưởng lên quá trình tăng trưởng và phân chia ở tế bào.
Đột biến gen có thể được phân thành hai nhóm chính:
+ Đột biến di truyền (hereditary mutation): được di truyền từ bố/mẹ, hiện diện ở mỗi tế bào trong cơ thể và tồn tại trong suốt đời người. Ước tính có khoảng 5% – 10% trong số tất cả các loại ung thư, được cho là có liên hệ chặt chẽ với các đột biến gen di truyền.
+ Đột biến mắc phải (acquired/somatic mutations): được hình thành tại một thời điểm nào đó trong quá trình sống và chỉ hiện diện ở một số tế bào nhất định. Những đột biến này có thể do các yếu tố đến từ môi trường bên ngoài gây ra như tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời hoặc khói thuốc lá; hay có thể ngẫu nhiên từ bên trong tế bào do sai sót khi tổng hợp DNA trong quá trình phân chia. Đa số (hơn 90%) ung thư khởi đầu bằng đột biến gen mắc phải.
Xét nghiệm gen trong ung thư nhằm tìm kiếm những đột biến gen đã biếtXét nghiệm gen trong ung thư là những xét nghiệm nhằm tìm kiếm các đột biến gen nhất định ở người mà các gen này có ảnh hưởng đến quá trình hình thành, phát triển của một loại ung thư nào đó.
Dựa trên tiền sử của mỗi người và của các thành viên trong gia đình, cũng như những xét nghiệm di truyền mà người đó đã thực hiện, bác sĩ sẽ tư vấn loại xét nghiệm gen nào phù hợp với họ. Xét nghiệm gen trong ung thư có thể được chia làm 2 loại:
Xét nghiệm gen đặc hiệu (site-specific testing)
Loại xét nghiệm này được khuyên thực hiện ở những người mà trong gia đình có thành viên đã phát hiện một đột biến đặc hiệu nào đó.
Một người mắc ung thư vú, làm xét nghiệm gen phát hiện đột biến ở gen BRCA1. Khi đó các thành viên khác trong gia đình có thể được khuyên thực hiện trước xét nghiệm gen BRCA1, thay vì phải thực hiện tất cả những xét nghiệm gen khác, để có thể đánh giá nguy cơ di truyền gây ung thư của gen này.
Xét nghiệm gen có thể được thực hiện trên mẫu mô ung thư được lấy từ người bệnh hoặc mẫu máu, tóc, da, nước ối hoặc các mẫu mô khác. Các mẫu mô sau đó sẽ được chuyển đến phòng xét nghiệm. Tại đây, các kỹ thuật viên sẽ tìm kiếm những biến đổi đặc hiệu trên nhiễm sắc thể, DNA và protein và đưa ra kết quả về đột biến gen. Bởi số lượng gen trong bộ gen cũng như tổ hợp các kiểu đột biến là rất lớn, do đó hiện nay các đột biến gen có thể xét nghiệm còn khá hạn chế.
Xét nghiệm gen có thể dự đoán nguy cơ ung thưXét nghiệm đột biến ở gen BRCA1 và BRCA2 cho những phụ nữ có mẹ hoặc chị/em gái mắc ung thư vú. Đột biến gen BRCA1 và BRCA2 được biết là làm tăng nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng.
Xét nghiệm gen giúp lựa chọn phương pháp điều trị ung thư và dự đoán diễn tiến của bệnhỞ những người bệnh đã được chẩn đoán ung thư biểu mô phổi không tế bào nhỏ (Non-small-cell lung carcinoma – NSCLC), xét nghiệm mẫu mô ác tính nếu có chứa các đột biến thụ thể tăng trưởng biểu mô (epidermal growth factor receptor – EGFR) cho thấy những người này thường có đáp ứng tốt hơn với thuốc nhắm trúng đích ức chế thụ thể tăng trưởng biểu mô (EGFR tyrosine kinase inhibitors – EGFR-TKIs).
Hội chứng ung thư buồng trứng và ung thư vú di truyền
Do gen BRCA1 và BRCA2 (Breast cancer)
Gen BRCA1 và BRCA2 mang thông tin di truyền để tổng hợp nên protein BRCA1 và protein BRCA2. Hai protein này có vai trò như những chất ức chế khối u, tham gia sửa chữa các DNA bị tổn thương, nhờ vậy góp phần duy trì sự ổn định của gen.
Hội chứng đa polyp có tính chất gia đình (familial adenomatous polyposis – FAP)
Do gen APC (adenomatous polyposis coli)
Hội chứng Li-Fraumeni
Do gen TP53 (tumor protein 53)
Gen TP53 mang thông tin di truyền để tổng hợp nên protein p53 – cũng là một chất ức chế khối u. Protein p53 nằm trong nhân của tế bào. Khi DNA của tế bào bị tổn thương bởi các yếu tố như: hóa chất, phóng xạ, tia cực tím từ ánh nắng mặt trời,… protein này sẽ quyết định sửa chữa DNA đó hay để tế bào có DNA lỗi đó rơi vào quá trình chết theo chương trình (apoptosis). Do đó, đột biến gen TP53 gián tiếp làm rối loạn quá trình sửa chữa DNA trong tế bào, tăng nguy cơ hình thành ung thư.
Hội chứng Cowden
Do gen PTEN (phosphatase and tensin homologue)
Gen PTEN mang thông tin di truyền tổng hợp nên enzyme PTEN – cũng là một chất ức chế khối u, được tìm thấy ở hầu hết các mô trong cơ thể. Một số vai trò của enzyme PTEN: làm biến đổi protein và lipid bằng cách loại bỏ nhóm phosphate trong các phân tử này, tham gia kiểm soát quá trình phân chia và tự hủy của tế bào, giúp tế bào tăng trưởng, bám dính vào mô xung quanh, góp phần hình thành mạch máu tân sinh, duy trì tính ổn định vật chất di truyền. Tất cả những vai trò nêu trên đều góp phần ngăn chặn sự tăng sinh không kiểm soát của tế bào ung thư.
Hội chứng Lynch
Do các gen: MSH2, MSH6, MLH1, PMS2, EPCAM (epithelial cellular adhesion molecule).
Các gen này mang thông tin di truyền để tổng hợp nên các protein tương ứng cùng tên. Protein MSH2 và MSH6 có vai trò trong tạo phức hợp nhận diện vị trí DNA bị lỗi trong quá trình phân chia. Sau đó protein MLH1 và PMS2 tạo nên phức hợp để sửa chữa lỗi sai được phát hiện. Protein EpCAM được tìm thấy ở tế bào biểu mô (là những tế bào lót ở các bề mặt và khoang cơ thể) giúp gắn kết các tế bào này lại với nhau. Protein này tham gia tạo thành phức hợp có vai trò trong tăng trưởng, phân chia và biệt hóa của tế bào.
Kết quả xét nghiệm gen nên được lý giải một cách đúng đắn từ những người có chuyên mônNếu xét nghiệm gen dương tính có nghĩa là đã tìm thấy một đột biến gen đặc hiệu nào đó. Tùy vào gen được xét nghiệm mà kết quả này có thể được giải thích:
+ Đối với người đã được chẩn đoán ung thư, đột biến gen này có thể giúp biết được hiệu quả của một phương pháp điều trị nào đó (thường là điều trị nhắm trúng đích) qua đó xác định có nên sử dụng phương pháp đó hay không .
Tóm lại, việc giải thích kết quả xét nghiệm gen phải do các bác sĩ có chuyên môn đảm nhận, đôi khi cần phải kết hợp với nhiều thông tin khác để có câu trả lời một cách hoàn chỉnh nhất nhằm tránh hoang mang, lo lắng không cần thiết.
Xét nghiệm gen cũng có các ưu và nhược điểmƯu điểm:
Xác định một số đột biến gen ở bệnh nhân đã được chẩn đoán ung thư nhằm hỗ trợ cho việc điều trị và tiên lượng.
Nếu kết quả âm tính, bạn sẽ yên tâm hơn và tránh những lo lắng không cần thiết có thể ảnh hưởng đến chất lượng sống của mình.
Nhược điểm:
Không phải ai cũng cần thực hiện xét nghiệm gen
Xét nghiệm gen không phải là xét nghiệm tầm soát ung thư cho tất cả mọi người. chỉ một số người được xem là có khả năng cao mắc một ung thư nào đó mới nên thực hiện.
Có một vài người thân trong gia đình (ba, mẹ, anh, chị, em, con cái) cùng mắc ung thư.
Nhiều người thân có quan hệ huyết thống (trong họ nội hoặc họ ngoại) mắc cùng một loại ung thư.
Trong gia đình có người mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng hay ung thư tụy.
Một người trong gia đình mắc nhiều hơn một loại ung thư.
Trong gia đình có người mắc ung thư ở độ tuổi trẻ hơn so với tuổi thường thấy của loại ung thư đó.
Một thành viên trong gia đình mắc một loại ung thư hiếm gặp. Ví dụ: Ung thư vú ở nam giới hay u nguyên bào võng mạc ở trẻ em.
Phát hiện một bất thường có liên hệ với một loại ung thư có tính di truyền. Ví dụ: Có nhiều polyp ở đại tràng.
Phát hiện đột biến gen ở một trong số các thành viên gia đình.
Xét nghiệm gen hứa hẹn nhiều tiềm năng trong tương laiNhờ sự phát triển của di truyền học nói chung và xét nghiệm gen trong ung thư nói riêng, các bệnh lý ung thư có tính chất di truyền ngày càng được biết đến nhiều hơn. Điều này góp phần quan trọng cho việc chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả ngay từ đầu các bệnh lý ung thư nhằm làm giảm gánh nặng về kinh tế cũng như sức khỏe cho cộng đồng.
Việc giải trình tự bộ gen người đã và đang được thực hiện tại một vài quốc gia trên thế giới. Hứa hẹn những bước đột phá quan trọng trong việc dự phòng, chẩn đoán và điều trị, không chỉ đối với ung thư mà còn đối với nhiều bệnh lý di truyền khác.
Nguồn: chúng tôi chúng tôi chúng tôi chúng tôi chúng tôi chúng tôi cancerresearchuk.org
Khối U Trong Miệng Biến Thành Ung Thư
Hà Nội-Người phụ nữ 44 tuổi bị biến đổi giọng nói, vào Bệnh viện Ung Bướu khám phát hiện u tuyến nước bọt, giải phẫu xác định ung thư.
Cô phát hiện có u trong miệng từ ba năm trước nhưng chủ quan không khám. Khi khối u phát triển chiếm đến gần 2/3 vòm miệng gây nuốt vướng, buồn nôn, ảnh hưởng đến giọng nói, cô mới đến khám tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân có u tuyến nước bọt phụ, khả năng ung thư hóa, cần phẫu thuật sớm.
Tiến sĩ Đàm Trọng Nghĩa, Trưởng khoa Ngoại Đầu Cổ, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, ngày 15/5 cho biết khối u sinh mạch máu nhiều, nhẵn, to như quả táo, kích thước 3×3,5 cm, vị trí sát chân răng số tám bên phải, không di động. Kết quả chụp CT cho thấy khối u đã ăn mòn xương khẩu cái cứng, lan một phần vào sàn mũi.
Ca phẫu thuật diễn ra khá phức tạp do phải tạo hình trong khoang miệng hẹp sâu có cả ống thở, khối u xâm lấn vào sàn mũi, động mạch khẩu cái lớn gây chảy máu nhiều, khó cầm máu dù bác sĩ sử dụng dao mổ laser. Nếu sử dụng dao thường có thể gây chảy máu ồ ạt.
Hậu phẫu cũng gặp nhiều khó khăn do khoang miệng có nhiều vi khuẩn, nếu không vệ sinh tốt dễ gây ra nhiễm trùng, nước bọt làm tiêu chỉ khâu, dẫn tới khả năng bục vết mổ. Khối u được lấy ra toàn bộ đã để lại một khuyết hổng lớn chiếm 2/3 vòm miệng. Trong khi đó tổ chức khối u chắc, niêm mạc vùng khẩu cái không chun giãn, nền khối u dễ rách không thể kéo ra để lấp vùng khuyết hổng.
Các bác sĩ phải tạo hình bằng cách cắt toàn bộ lưỡi gà phần khẩu cái mềm tạo vạt che nhằm cầm máu và khuyết hổng không bị thông thương miệng mũi. Sau ca phẫu thuật, bệnh nhân hồi phục tốt. Nhờ được tạo hình che phủ khuyết hổng, chức năng nói được bảo tổn, bệnh nhân ăn không bị sặc, không biến dạng hàm mặt ảnh hưởng thẩm mỹ.
Theo bác sĩ Nghĩa, u tuyến nước bọt chủ yếu gặp ở tuyến mang tai, chiếm 80-90%, và tuyến dưới hàm, hầu hết là u tuyến lành tính. Điều trị u tuyến nước bọt chủ yếu bằng phẫu thuật. Tuyến nước bọt phụ như tuyến dưới lưỡi, vùng khoang miệng ít gặp (chỉ khoảng 10%). Tuy nhiên, u tuyến nước bọt phụ có tỷ lệ ung thư hóa khá cao (chiếm từ 70 đến 80%).
Kết quả giải phẫu khối u của bệnh nhân sau mổ xác định là ung thư.Bác sĩ khuyến cáo khi phát hiện có u tuyến nước bọt phụ kích thước hơn 5 mm, nên được phẫu thuật và điều trị sớm. Tránh các nguy cơ ung thư hóa gây xâm lấn phá hủy xương, khối u càng to, việc phẫu thuật càng khó khăn.
Nếu không được chẩn đoán điều trị kịp thời, khối u ở vùng vòm miệng xâm lấn thường gây chảy máu ồ ạt, xâm lấn mũi miệng rộng, bệnh nhân bị ảnh hưởng đến giọng nói, ăn uống. Điều trị sớm bệnh nhân sẽ có khả năng khỏi bệnh cao, không bị ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hoặc tính mạng.
Lê NgaNguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/khoi-u-trong-mieng-bien-thanh-ung-thu-4100109.html)
Nghiên Cứu Đột Biến Gen Egfr Trong Ung Thư Phổi Không Tế Bào Nhỏ
Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu đột biến gen EGFR trong Ung thư phổi không tế bào nhỏ.Ung thư phổi (UTP) hiện nay đang là vấn đề đáng lo ngại trên toàn cầu với tỷ lệ UTP ngày càng tăng nhanh, tỷ lệ tử vong cao, độ tuổi mắc bệnh ngày càng giảm và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong những loại ung thư trên thế giới [52]. Theo báo cáo ung thư toàn cầu của Viện Nghiên Cứu Ung Thư Quốc Tế, cho biết năm 2012 trên thế giới UTP chiếm 1,8 triệu trường hợp (12,9%) với 1,59 triệu trường hợp tử vong (19,4%) [52], vượt lên ung thư gan đứng hàng thứ nhất. Điều đáng chú ý là ngày nay phần lớn các trường hợp UTP được phát hiện tại các nước đang phát triển, với sự gia tăng từ 31% trong tổng số UTP được chẩn đoán trên thế giới vào năm 1980 lên 55% vào thời gian gần đây [40]. Riêng tại khu vực Đông Nam Á, UTP chiếm hàng đầu của ung thư ở nam giới, với tỷ suất bệnh mới là 29,6/100.000 dân, xếp trên cả ung thư gan (21,4/100.000) và ung thư đại trực tràng (15,2/100.000). Ở khu vực này, UTP của nữ giới xếp hàng thứ tư (11,9/100.000 dân) sau ung thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư đại trực tràng. UTP có tiên lượng rất xấu, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ung thư ở cả hai giới ở Đông Nam Á (ở nam giới là 26,3/100.000 dân, ở nữ giới là 10,4/100.000) [40].
Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê năm 2013 của bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh, hằng năm có khoảng 116.000 trường hợp mắc mới và hơn 80.000 trường hợp tử vong [4]. Khảo sát về xuất độ ung thư trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong 5 năm trở lại đây với 33.126 bệnh nhân ung thư, kết quả cho thấy trong 5 loại ung thư gặp nhiều nhất ở nữ, UTP đứng thứ tư, còn ở nam giới UTP đứng hàng thứ nhất. Qua khảo sát trên cũng cho thấy ở cả nam và nữ khi bước qua tuổi 40 thì nguy cơ mắc các bệnh ung thư cao hơn [4]. Hiện nay có nhiều loại phuơng pháp giúp xác định đột biến gen EGFR, phuơng pháp thuờng đuợc sử dụng nhiều nhất là kỹ thuật giải trình tự chuỗi DNA, các kỹ thuật khác nhu phân tích đa hình chuỗi đơn dựa trên PCR, phân tích sản phẩm PCR dựa trên tính nóng chảy, ARMS – PCR và đây là tiêu chuẩn vàng để xác định đột biến gen EGFR. Tuy nhiên muốn giải trình tự gen đòi hỏi phải có trang thiết bị hiện đại và kỹ thuật viên phải có trình độ cao. Với mong muốn tìm ra một phuơng pháp đơn giản, rẻ tiền, có thể áp dụng ở những nơi chua có kỹ thuật giải trình tự gen, chúng tôi tiến hành phuơng pháp xét nghiệm hóa mô miễn dịch (HMMD) sử dụng kháng thể đặc hiệu delE746 – A750 và L858R nhằm đánh giá biểu hiện của protein EGFR giúp cho việc phát hiện sớm đột biến EGFR nhằm giúp ích cho việc điều trị nhắm trúng đích trên UTP ở Việt nam. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “ Khoảng hơn 80% trường hợp UTP là dạng ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN). Những khối u loại này còn được phân chia thành các loại mô bệnh học chính là carcinôm tuyến, carcinôm tế bào gai, carcinôm tế bào lớn và carcinôm gai – tuyến. Đa số UTP được phát hiện ở giai đoạn muộn, mặc dù có nhiều tiến bộ trong điều trị nhưng tỷ lệ sống còn 5 năm chỉ khoảng 10 – 15% [40]. Gần đây các nghiên cứu cho thấy rằng đột biến gen EGFR có thể dẫn đến tăng sinh bất thường và cũng như sự chuyển dạng tế bào, dẫn đến bệnh lý ác tính. Đột biến EGFR có tiên lượng xấu và khả năng đáp ứng tốt với thuốc nhắm trúng đích phân tử ức chế miền tyrosine kinase và đã được báo cáo đầu tiên năm 2004 trên những bệnh nhân có đáp ứng với genfitinib [69], [78]. Tuy vậy, đột biến gen EGFR rất đa dạng và tỷ lệ bệnh nhân có mang đột biến khác nhau giữa các chủng tộc. Tỷ lệ này xấp xỉ 3% ở người Mỹ, nhưng lên đến 32% ở người Nhật [78], 36,4% ở Hàn Quốc [18], 55% ở Đài Loan [49], 57,4% ở Thái Lan [106], đột biến cũng thường tìm thấy nhiều hơn trên bệnh nhân nữ so với bệnh nhân nam, trên bệnh nhân không có tiền căn hút thuốc lá so với người từng hút thuốc lá, đột biến hầu như chỉ gặp trên loại carcinôm tuyến, hiếm khi tìm thấy ở carcinôm gai – tuyến [70], [108]. Tỷ lệ đột biến tìm thấy trên người châu Á rất cao, phù hợp với quan sát trong những thử nghiệm lâm sàng trước đây, trong đó bệnh nhân châu Á có đáp ứng tốt hơn hẳn với thuốc điều trị đặc hiệu so với bệnh nhân Âu – Mỹ. Đột biến gen EGFR thường gặp nhất là đột biến mất đoạn xảy ra trên exon 19 chiếm khoảng 50% (thường xuyên nhất là mất đoạn E746_A750) và kế đến là đột biến điểm L858R tại exon 21 chiếm khoảng 35 – 45% (thay thế của leucine 858 bởi arginine). Các đột biến thêm đoạn trên exon 20 hay đột biến điểm trên exon 18 ít gặp hơn chiếm khoảng 5%, chính vì vậy việc xác định có hay không có đột biến gen EGFR rất quan trọng cho việc lựa chọn điều trị nhắm trúng đích cho bệnh nhân ung thu phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN).
1. Xác định tỷ lệ đột biến và các kiểu đột biến gen EGFR trong UTPKTBN bằng phuơng pháp giải trình tự gen.nghiên cứu đột biến gen EGFR trong Ung thư phổi không tế bào nhỏ” với các mục tiêu sau: 2. Xác định tỷ lệ biểu hiện protein EGFR delE746_A750 tại exon 19 và L858R tại exon 21 bằng phuơng pháp HMMD. 3. Đối chiếu kết quả kết quả nhuộm HMMD protein EGFR delE746_A750 và L858R với kết quả giải trình tự gen EGFR trong UTPKTBN.TÀI LIỆU THAM KHẢO nghiên cứu đột biến gen EGFR trong Ung thư phổi không tế bào nhỏ Tiếng Việt: 1. Tô Kiều Dung, Nguyễn Việt Cồ, Phùng Phuơng Anh (2000). “Phẫu thuật điều trị ung thu phế quản phổi tại Viện lao và bệnh phổi năm 1999”. Thông tin Y Dược, số chuyên đề ung thu 8/2000, tr. 137 – 141. 2. Nguyễn Minh Hà (2013) . Xác định đột biến gen EGFR và gen KRAS quyết định tính đáp ứng thuốc trong điều trị bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ. Luận án tiến sĩ. Đại học Y Hà Nội. 3. Trần Vân Khánh, Tạ Minh Hiếu, Trần Huy Thịnh và cộng sự (2011). “Đột biến gen EGFR, KRAS trong ung thu và liệu pháp điều trị đích”. Nghiên cứu Y học, tr. 138-148. 4. Lê Hoàng Minh, Phạm Xuân Dũng, Nguyễn Chấn Hùng (2014), “Năm ung thu hàng đầu của thành phố Hồ Chí Minh” Ung thư học Việt Nam, số 3 năm 2014, tr. 18 – 36. 5. Nguyễn Mạnh Quốc, Nguyễn Chấn Hùng và cs (1995). Ung thư phổi. Cẩm nang ung u học lâm sàng, tập 2, tr. 405 – 426. Bản dịch từ Manual of clinical Oncology, UICC 6th édition 1994. 6. Trần Minh Thông, Vuơng Gia Huy (2014) ” Đặc điểm đột biến gen EGFR của 34 bệnh nhân ung thu phổi không tế bào nhỏ tại bệnh viện Chợ Rẫy”. Y dược lâm sàng 108. Tập 9, tr. 106 – 111. 7. Nguyễn Sào Trung (2005). Bệnh học tạng và hệ thống. Nhà xuất bản Y học 1994, tr. 41 – 49. 8. Phạm Lê Anh Tuấn, Trần Vân Khánh, Tạ Minh Hiếu và cộng sự (2013). “Phát hiện đột biến gen EGFR bằng kỹ thuật giải trình tự gen và Scorpion ARMS”. Nghiên cứu Y học, 83(3), tr. 1-6 9. Bùi Chí Viết (2003), “Phẫu trị ung thư phổi nguyên phát không tế bào nhỏ”, Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 7, phụ bản số 4, tr. 256 – 268. 10. Lê Văn Việt (2013). Khảo sát đột biến gen EGFR trong dịch màng phổi bằng kỹ thuật giải trình tự chuỗi DNA ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ”, Luận văn chuyên khoa cấp II. Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. 11. Hoàng Anh Vũ, Cao Văn Động và cộng sự (2014). ” Đột biến gen EGFR và trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ”. Y Dược Học Lâm Sàng 108 -Tập 9, tr. 58-64. 12. Vũ Văn Vũ và cộng sự (2010), “Điều trị ung thư phổi giai đoạn tiến xa bằng Erlotinib. Những nhận định ban đầu nhân 10 trường hợp tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM”, Y học Tp. Hồ Chí Minh, 14(4), tr. 408 – 413.
MỤC LỤC nghiên cứu đột biến gen EGFR trong Ung thư phổi không tế bào nhỏ TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤCLỤC BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT – ANH i BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii DANH MỤC CÁC BẢNG v DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ vii DANH MỤC CÁC HÌNH viii ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 1.1. Dịch tễ học 4 1.2. Cơ chế bệnh sinh phân tử của ung thư phổi không tế bào nhỏ 6 1.3. Đặc điểm lâm sàng 26 1.4. Xếp hạng lâm sàng theo tnm 26 1.5. Đặc điểm giải phẫu bệnh 28 1.6. Điều trị 37 1.7. Tiên lượng 40 1.8. Tình hình nghiên cứu đột biến gen EGFR và nhuộm HMMD sử dụng kháng thể đặc hiệu trong UTPKTBN tại Việt Nam 40 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42 2.1. Đối tượng nghiên cứu 42 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 57 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 58 3.1. Xác định tỷ lệ đột biến gen EGFR trong utpktbn bằng phương pháp giải trình tự gen 58 3.2. Xác định tỷ lệ biểu hiện protein EGFR DelE746_A750 và L858R bằng phương pháp HMMD 73 3.3. Đối chiếu kết quả nhuộm HMMD protein EGFR DelE746_A750 và L858R với kết quả giải trình tự gen EGFR 80 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 85 4.1. Xác định tỷ lệ đột biến EGFR trong ung thư phổi không tế bào nhỏ 86 4.2. Biểu hiện của protein EGFR 103 4.3. Đối chiếu kết quả giữa đột biến gen EGFR với nhuộm HMMD sử dụng kháng thể đặc hiệu với đột biến E746_A750 và L858R 107 4.4. Hạn chế của đề tài 112 KẾT LUẬN 113 KIẾN NGHỊ 115 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ I TÀI LIỆU THAM KHẢO II PHỤ LỤC – DANH SÁCH BỆNH NHÂN A – PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU E
Cập nhật thông tin chi tiết về Thay Thế Các Gen Kiềm Chế Khối U Trong Ung Thư trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!