Bạn đang xem bài viết Thầm Lặng Cứu Chữa Cho Bệnh Nhân Phong được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tại Khoa điều trị phong Bệnh viện da liễu Đồng Nai có một khu nội trú dành cho bệnh nhân phong. Điều đặc biệt của khoa này là phần lớn bệnh nhân đều chọn ở hẳn trong bệnh viện để tiện bề chữa trị và không muốn gia đình, người thân bị ảnh hưởng vì căn bệnh của mình.
Bác sĩ Nguyễn Văn Ba, Trưởng khoa Điều trị phong Bệnh viện da liễu Đồng Nai khám bệnh cho bệnh nhân phong
Nhiều năm nay, một số bệnh nhân xem Khoa Điều trị phong Bệnh viện da liễu Đồng Nai là nhà, các bác sĩ, nhân viên của khoa là người thân. Có bệnh nhân đã sống tại bệnh viện hơn 30 năm.
* Xem bệnh viện là nhà
Bệnh nhân gắn bó với bệnh viện lâu nhất là bà chúng tôi (68 tuổi, quê ở tỉnh Thừa Thiên – Huế). Bà Tr. cho biết, vào khoảng năm 1988, bà tốt nghiệp Trường đại học tổng hợp Hà Nội với bao hoài bão, ước mơ. Đùng một cái, bà phát hiện mình bị bệnh phong khiến cuộc đời rơi vào bi kịch.
Bệnh viện da liễu Đồng Nai đang quản lý và chữa trị cho 277 bệnh nhân phong, trong đó có 8 bệnh nhân đang được đa hóa trị liệu, 27 bệnh nhân đã điều trị và chuyển sang giai đoạn giám sát (3-5 năm), số còn lại là những bệnh nhân ngừng giám sát và chăm sóc tàn tật.
“Ngày trước khi nói đến bệnh phong cùi ai nấy đều sợ hãi và tránh thật xa. Khi đó cha đem tôi trốn vào rẫy sâu để không ai biết tôi bị bệnh và tôi chỉ còn chờ chết từng ngày. Tâm trạng đó thật kinh khủng. Sau đó cha tôi lặn lội đi hỏi cơ sở y tế địa phương thì biết được Bệnh viện da liễu Đồng Nai mới mở và điều trị bệnh phong nên cha đem tôi đi chữa, rồi ở mãi cho đến bây giờ” – bà Tr. bộc bạch.
Ngày ấy bà Tr. đến với Bệnh viện da liễu Đồng Nai duy nhất chỉ có một bộ đồ đã cũ trên người và đôi chân, bàn tay đang hoại tử. Rồi đến một ngày, khi cha bà đến thăm con gái chưa kịp quay về thì bị đột quỵ ngay tại bệnh viện. Trước hoàn cảnh của bà Tr., các bác sĩ, nhân viên của bệnh viện đứng ra lo mai táng cho cha bà. Từ đó đến nay đã 31 năm bà xem bệnh viện cũng là nhà.
Vừa rời khỏi phòng bệnh của bà Tr., chúng tôi đi ra ngoài hành lang của Khoa Điều trị phong thì gặp ông K’T. (60 tuổi, ngụ huyện Định Quán) đang đẩy xe lăn đi dạo. Ông K’T. cho biết, khi mới 20 tuổi thì ông phát hiện mình bị bệnh và lúc ấy cũng mới lấy vợ chưa đầy 1 năm. Biết ông bị bệnh, mọi người thân đều không ai dám lại gần, thậm chí vợ cũng bỏ ông đi.
“Nói đến bị phong là ai cũng hắt hủi nên tôi đâu dám đi bác sĩ. Mà lúc đó có đi bác sĩ cũng không giải quyết được gì vì chưa có thuốc chữa. Nghĩ cuộc đời mình sẽ chết sớm nên tôi phó mặc cho số phận” – ông T. kể lại.
Khi bị cơn đau hành hạ dữ dội, ông được người thân đưa đến Bệnh viện da liễu Đồng Nai chữa trị và ở lại đến nay đã hơn 20 năm. Ông T. tâm sự : “Bệnh viện cho tôi biết thế nào là nhà, thế nào là tình thân và ở đây dù có đau đớn về bệnh tật, có buồn về phận đời mình, có chán nản khi bị gia đình bỏ rơi thì tôi vẫn luôn được mọi người động viên để sống tốt hơn, lạc quan hơn”.
* Chữa trị bằng cả tấm lòng
Cứ mỗi sáng, bác sĩ Nguyễn Văn Ba, Trưởng khoa Điều trị phong Bệnh viện da liễu Đồng Nai lại đi một vòng các phòng bệnh để khám và thăm hỏi bệnh nhân rất ân cần. Vị bác sĩ có 24 năm chữa trị cho bệnh nhân phong luôn tâm niệm, các bệnh nhân điều trị di chứng phong là người thiếu thốn cả về vật chất lẫn tình cảm nên ông muốn dành nhiều thời gian điều trị, quan tâm thăm hỏi để bù đắp phần nào nỗi đau mà bệnh nhân đang gánh chịu.
Nhiều bệnh nhân phong coi Bệnh viện da liễu Đồng Nai như là nhà. Ảnh: T.TÂM
Tốt nghiệp Trường đại học y Hà Nội, thay vì chọn bệnh viện lớn để làm việc đúng chuyên ngành thì bác sĩ Ba lại cống hiến cả sự nghiệp của mình cho bệnh nhân phong. Nói về ngã rẽ trong nghề nghiệp, bác sĩ Ba cho biết: “Lúc mới nhận nhiệm vụ này tôi cũng có chút e ngại. Ngại vì mình không học chuyên ngành chữa trị bệnh phong và bệnh này cũng chưa có thuốc điều trị. Trước đây, bệnh nhân phong còn bị xã hội kỳ thị. Thế nhưng cứ nghĩ ai cũng chọn nơi tốt để làm thì ai sẽ chữa trị cho bệnh nhân phong nên tôi quyết định ở lại Bệnh viện da liễu Đồng Nai chữa bệnh cho tới nay”.
Theo bác sĩ Ba, biểu hiện ban đầu của bệnh phong là trên da xuất hiện các mảng màu lạ và tại vị trí đó hoàn toàn mất cảm giác. Khi chưa có thuốc chữa trị, bệnh nhân phong bị hoại tử dần từng bộ phận trên cơ thể và chỉ nằm chờ chết. Nhưng hiện nay đã có thuốc đặc trị được cấp hoàn toàn miễn phí nên nếu phát hiện bệnh sớm thì bệnh nhân có thể được chữa khỏi hoàn toàn. “Trong nhiều năm qua chúng tôi chứng kiến quá nhiều bệnh nhân đến đây nhưng hầu hết đều quá muộn nên không trị dứt điểm cho họ được” – bác sĩ Ba cho biết.
Điều nghịch lý nhất chính là thay vì người bệnh tự tìm đến bác sĩ để điều trị thì với bệnh nhân phong họ vì sự kỳ thị của xã hội nên thường che giấu bệnh. Thế nên mỗi lần các bác sĩ đến nhà thuyết phục người bệnh đi chữa trị đều bị xua đuổi, thậm chí là hành hung.
Bác sĩ Hồ Hùng Dũng, Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện da liễu Đồng Nai cho biết, dù bệnh phong đã được chữa khỏi bằng thuốc nhưng người dân vẫn còn kỳ thị khiến bệnh nhân mặc cảm. Theo bác sĩ Dũng, bệnh phong rất khó lây, do chỉ lây qua đường nhiễm dịch nên khả năng lây không cao. Quan trọng là trong quá trình điều trị, người bệnh tự vệ sinh sạch sẽ, biết cách chăm sóc bản thân tùy theo từng mức độ bệnh. Khi điều trị, bệnh nhân sẽ được đa hóa trị liệu. Đến quá trình giám sát thì bệnh nhân tự chăm sóc cơ thể và bác sĩ sẽ tổ chức thăm khám thường xuyên để phát hiện sớm các vấn đề phát sinh khác.
Bác sĩ Lê Thị Thái Hà, Giám đốc Bệnh viện da liễu Đồng Nai cho biết, hiện nay số bệnh nhân phong ngày càng giảm nhưng họ vẫn bị di chứng rất nặng nên việc chăm sóc và điều trị gặp nhiều khó khăn. Điều quan trọng nhất là nếu xã hội cùng chung tay và không còn sự kỳ thị đối với bệnh nhân phong thì cuộc sống của họ sẽ tốt đẹp và lạc quan hơn rất nhiều.
Tố Tâm
Gan Nhiễm Mỡ, Sát Thủ Thầm Lặng Gây Ung Thư Gan
– Gan nhiễm mỡ rất dễ tái phát và được gọi là kẻ giết người thầm lặng bởi không có triệu chứng cụ thể, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác.
Gan nhiễm mỡ rất dễ tái phát và được gọi là kẻ giết người thầm lặng bởi không có triệu chứng cụ thể, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Hơn nữa tâm lý chủ quan của người bệnh cho rằng, bác sĩ không kê thuốc nghĩa là bệnh nhẹ và chưa thấy khó chịu gì nên không cần quan tâm.
Những lời khuyên để hạn chế sự phát triển của bệnh như từ bỏ rượu bia, giảm cân và tập thể thao, thay đổi chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh… thường bị bỏ qua hoặc không được tuân thủ lâu dài. Tuy nhiên, thực tế, gan nhiễm mỡ là căn bệnh không thể xem thường vì nó có thể biến chứng thành xơ gan, ung thư gan.
Nếu nam giới sử dụng 40g cồn/ ngày hay nữ giới 20g cồn/ ngày thì sẽ gây tổn thương rất lớn đến gan và làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
10% còn lại là do những vấn đề khác như tiểu đường tuýp 2, mỡ máu cao, béo phì, ít vận động, sử dụng thuốc quá liều hoặc rối loạn dinh dưỡng…
Ths.BS. Trần Thị Khánh Tường, Khoa Gan mật, Bệnh Viện Y dược Tp Hồ Chí Minh cảnh báo, có tới 30-35% số ca gan nhiễm mỡ sẽ tiến triển thành xơ gan. Đặc biệt, gan nhiễm mỡ do bia rượu có trên 50% sẽ bị xơ hóa, 25% sẽ tiến triển đến xơ gan và 14% sẽ bị ung thư gan.
Chính vì những lý do đó mà các chuyên gia gan mật nước ta đã phát đi cảnh báo, người bị gan nhiễm mỡ dù ở giai đoạn nào cũng tuyệt đối không thể chủ quan mà phải chú trọng điều trị, ngăn chặn biến chứng sớm.
Dấu hiệu nhận biết sớm gan nhiễm mỡ:
Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ tích tụ trong gan lớn hơn 5%. Bệnh thường ít có biểu hiện ở giai đoạn đầu, chỉ có khoảng 10-15% bệnh nhân có biểu hiện như:
– Đau nhức nặng vùng gan (vùng dưới sườn phải).
– Ăn không ngon, ngứa, tiểu vàng, nổi mẩn đỏ ở da.
– Trướng bụng, đầy bụng, xuất hiện vàng da.
Cách phòng tránh gan nhiễm mỡ
– Hạn chế tối đa việc sử dụng đồ uống có cồn như rượu bia.
– Hạn chế các thực phẩm nhiều đường như bánh kẹo và nước ngọt, thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ.
– Tăng cường bổ sung thực phẩm tốt cho gan như rau củ quả, đậu nành, nần nghệ. Thông tin về cách điều trị gan nhiễm mỡ, chúng tôi Phạm Hưng Củng – Nguyên Vụ trưởng Vụ y dược học cổ truyền Bộ Y tế cho biết, trên thế giới từ hơn 30 năm nay đã sử dụng đậu nành chứa hoạt chất Phospholipid – hoạt chất số 1 giúp giảm gan nhiễm mỡ.
Nần nghệ cũng là thảo dược quý. Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra, lượng saponin dồi dào có trong nần nghệ làm giảm lượng mỡ trong gan, trong máu rất tốt.
– Có một chế độ sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục điều độ.
– Nên thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra chức năng gan, giúp phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Mọi trường hợp chảy máu dù ít hay nhiều, (ngoại trừ có tác động ngoại lực) đều báo hiệu bất thường của cơ thể. Nếu một trong ba dấu hiệu sau diễn ra trong thời gian dài, bạn cần đi khám sàng lọc ung thư sớm.
Cứu Điều Trị Ngoại Cảm Phong Hàn
CỨU ĐIỀU TRỊ NGOẠI CẢM PHONG HÀN
CỨU ĐIỀU TRỊ NGOẠI CẢM PHONG HÀN
1. CHỈ ĐỊNH
– Cảm mạo phong hàn sốt nhẹ, không có mồ hôi, sợ lạnh, nhức đầu, sổ mũi và ngạt mũi. Rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù – khẩn.
2. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– Sốt cao, kéo dài gây mất nước và rối loạn điện giải.
3. CHUẨN BỊ
3.1. Người thực hiện:
Bác sỹ, Y sỹ, Lương y được đào tạo về chuyên ngành y học cổ truyền được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh..
3.2. Phương tiện
– Dao sắc thái gừng, khay, hộp đựng ngải, các miếng gừng đã thái dày 2-3 mm
– Lá ngải cứu phơi khô, tán nhỏ, bỏ những lá xơ, cuống lá, diêm.
3.3. Người bệnh
– Có hồ sơ bệnh án được chẩn đoán theo YHHĐ và YHCT có các xét nghiệm và thăm dò chức năng chuyên khoa, các huyệt cứu với thời gian và thủ pháp cụ thể.
– Người bệnh được tư vấn, giải thích trước khi vào điều trị.
– Tư thế người bệnh nằm bộc lộ huyệt cần cứu lên trên.
4. CÁC BƯỚC TIỂN HÀNH
4.1. Phác đồ huyệt
– Cảm mạo phong hàn cứu các huyệt sau:
+ Phong trì + Thái dương
+ Phong môn + Hợp cốc
– Nếu ngạt mũi, sổ mũi cứu
+ Quyền liêu + Nghinh hương + Liệt khuyết
– Nếu ho nhiều cứu
+ Thiên đột + Khí xá + Xích trạch
4.2. Thủ thuật cứu
– Chế mồi ngải, điếu ngải Dùng 3 đầu ngón tay 1,2,3 lấy một ít ngải nhung để lên một miếng ván nhỏ, nhún và ấn nhẹ xuống để tạo thành hình tháp, nhỏ bằng hạt ngô hoặc cuốn ngải thành điếu như cuộn thuốc lá vỏ ngoài bằng giấy bản.
– Khi đốt đặt mồi ngải lên miếng gừng, châm đầu que diêm lên đỉnh mồi ngải, thổi cho tắt lửa rồi đặt lên vùng huyệt định cứu. Nếu nóng có thể lót thêm miếng gừng khác
– Khi cháy hết mồi ngải gạt tàn vào khay, làm lại mồi ngải trên miếng gừng khác như trên.
– Hoặc đốt điếu ngải, hơ sát da vùng huyệt, khi bệnh nhân nóng thì nhấc ra xa rồi lại đưa lại gần, tiếp tục như trên.
4.3. Liệu trình điều trị
– Thời gian mỗi huyệt cứu 3 mồi x5 phút/một mồi = 15 phút
– Mức độ nóng Bệnh nhân thấy nóng vừa phải vùng huyệt cứu, nếu nóng nhiều có thể lót thêm miếng gừng nữa.
– Cứu một ngày 1 đến 2 lần, một liệu trình điều trị từ 10-15 lần, có thể tiến hành 2- 3 liệu trình liên tục.
5. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
5.1. Theo dõi
Theo dõi tại chỗ và toàn thân.
5.2. Xử trí tai biến
+ Bỏng: trên những bệnh nhân thể hàn bị giảm hoặc mất cảm giác nông (đau và nóng – lạnh) dễ bị bỏng. Thường bỏng độ I, dùng thuốc mỡ vaseline bôi và băng lại, tránh nhiễm trùng.
+ Cháy: người già hoặc trẻ em giẫy giụa hoặc vô tình làm đổ mồi ngải gây cháy, nên không được cứu nhiều huyệt một lúc và không được rời bệnh nhân để làm việc khác khi cứu.
(Lượt đọc: 3991)
Bệnh Vàng Lá Trên Hoa Phong Lan. Thuốc Trị Bệnh Vàng Lá Cho Phong Lan
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho lan bị vàng lá, trong đó chủ yếu là do những nguyên nhân sau:
1. Do ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời
Lan là giống hoa thích nghi tốt ở nơi có khí hậu mát mẻ. Chúng vừa ưa sáng lại vừa ưa ẩm. Vậy nhưng dù là ánh nắng hay nước chúng đều chỉ cần một lượng vừa đủ. Nếu nhiều nước qua lan sẽ bị thối nhũn, còn nếu tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời chúng sẽ bị vàng lá.
Như vậy, nếu lan được treo ở khu vực quá nhiều ánh sáng, lá của lan tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, đặc biệt là ánh nắng mùa hè và nắng buổi trưa. Khi nắng chiếu trực tiếp, nhiệt độ môi trường sẽ tăng cao khiến lan bị mất nước, lá bị khô, cháy và ngả dần sang màu vàng.
2. Do nhiệt độ môi trường quá thấp
Một nguyên nhân nữa khiến cho lan bị vàng lá chính là do nhiệt độ môi trường hạ xuống quá thấp. Đa số phong lan sống tốt trong khoảng nhiệt độ từ 18 đến 35 độ. Nếu nhiệt độ xuống thấp dưới 17 độ, nhất là trong những ngày lạnh giá, lan không thể tăng trưởng được, không có ánh nắng, lan không thể quang hợp. Nếu kéo dài tình trạng này từ 5 ngày trở đi lan sẽ bị vàng lá.
3. Do tưới quá nhiều nước
Lan ưa nước nhưng nếu tưới nhiều nước quá lan sẽ bị bệnh thối nhũn hoặc bị vàng lá. Lượng nước được tưới quá nhiều sẽ tích tụ trong chậu lan, khiến cho rễ lan bị thối nhũn, không cung cấp được chất dinh dưỡng lên nuôi cây, từ đó lá của lan sẽ bị vàng và rụng xuống.
4. Những nguyên nhân khác
Ngoài những tác nhân môi trường trên, lan cũng có thể bị vàng lá do:
Do bị vi khuẩn tấn công.
Do bón phân quá nhiều gây cháy lá.
Do giá thể dùng trồng lan bị trữ muối, lâu không thay ảnh hưởng đến quá trình hấ thu dinh dưỡng…
Khi lá của hoa phong lan vốn có màu xanh chuyển dần sang màu vàng thì chứng tỏ sự sống của lan đang bị đe dọa rất nghiêm trọng, nếu không khắc phục kịp thời lan sẽ chết. Vì vậy, khi lan có dấu hiệu bị vàng lá, bạn cần xác định nguyên nhân gây bệnh và khắc phục ngay lập tức:
Bước 1: Xử lí sơ bộ
– Nếu lan bị vàng lá do ánh nắng thì cần đưa lan đến chỗ có bóng râm nhưng đầy đủ ánh sáng. Hoặc có thể thiết kế một mái che cho lan.
– Nếu do nhiệt độ quá thấp và ẩm thì cần cân bằng nhiệt cho lan bằng cách đặt chúng ở vị trí có thể tiếp xúc nhiều với ánh nắng.s
– Nếu do tưới nước quá nhiều thì phải điều chỉnh chế độ nước tưới.
Bước 2: Cắt bỏ phần lá vàng và khử trùng, phục hồi lan
Khi lan bị vàng lá toàn bộ hoặc vàng một phần của lá nhưng không rụng khỏi cây, chúng ta cần chủ động dùng kéo cắt bỏ những lá bị vàng rồi khử trùng cho vết cắt để giúp cây phục hồi nhanh chóng.
** Lưu ý:
Khi cắt lá phải dùng dao hoặc kéo sắc để không làm tổn thương đến khu vực xung quanh lát cắt.
Trong thời gian cắt bỏ lá bị vàng cần để cây ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Khử trùng cho vết cắt bằng oxy già nồng độ 0.3%. Sau đó sử dụng một trong số 3 loại thuốc như TopsinM, Daconil hoặc Mexyl MZ để phun cho lan. Cần chú ý đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Tránh phun quá liều sẽ gây ra tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí có thể làm lan mất đi sự sống.
Ngưng tưới nước trong 3 ngày, sau đó tiến hành tưới phun sương để kích thích cây lên lá mới.
Cập nhật thông tin chi tiết về Thầm Lặng Cứu Chữa Cho Bệnh Nhân Phong trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!