Bạn đang xem bài viết Tế Bào Ung Thư Là Gì? Cơ Chế Di Căn Của Chúng Như Thế Nào? được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tế bào là đơn vị cấu trúc quan trọng của cơ thể. Mỗi tế bào có cấu tạo hoàn chỉnh cho việc thực hiện một chức năng độc lập. Các loại tế bào trong cơ thể hợp tác với nhau để thực hiện các quá trình sinh trưởng, phát triển.Đồng thời duy trì hoạt động của con người.
Mỗi tế bào đều có một vòng đời nhất định. Sự sinh ra và chết đi của chúng được cân bằng tốt theo sự “lập trình” có sẵn. Từ đó đảm bảo cơ thể phát triển và duy trì cuộc sống bình thường. Tuy nhiên nếu gặp phải một khiếm khuyết nào đó, quá trình này bị đảo lộn. Nguyên nhân do sự sinh sôi quá mức so với việc chết đi làm cơ thể mắc bệnh.
Các tế bào ung thư là dạng điển hình của khiếm khuyết đó. Sự sinh sôi quá mức của các tế bào bất thường này sẽ hình thành các khối u lành tính hoặc ác tính. Trong trường hợp khối u ác tính, các tế bào này phát triển mất kiểm soát và có khả năng lây lan rộng. Từ đó các tế bào này sẽ được coi là tế bào ung thư.
➡ Nguyên nhân sản sinh tế bào ung thư là gì?
Khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra các loại ung thư. Tuy nhiên có thể đưa ra các nhóm nguy cơ của căn bệnh này này đó là:
– Di truyền: Những gia đình đã có người mắc ung thư. Khả năng những thành viên trong gia đình đấy có nguy cơ mắc ung thư cao hơn với những gia đình không có ai mắc.
– Tác động tiêu cực của môi trường sống: Thường xuyên tiếp xúc với những hóa chất đọc hại, môi trường ô nhiễm… Trường hợp này cũng có nguy cơ bị ung thư.
– Thói quen sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh: Thường xuyên sử dụng đồ nướng, rượu bia, thuốc là,… Đây là những nguyên nhân cao gây ra bệnh ung thư.
Cơ chế di căn của tế bào ung thư là gì?
Để hiểu được rõ hơn tế bào ung thư là gì? Chúng ta không thể không nhắc tới cơ chế di căn của chúng. Đây chính là nguyên nhân chính khiến căn bệnh trở nên rất khó kiểm soát. Cũng như gây tử vong cho nhiều bệnh nhân ung thư. Trong trường hợp bệnh nhân ung thư đã tới giai đoạn di căn. Các biện pháp chữa trị hiện tại hầu như chỉ có thể giúp bệnh nhân kéo dài sự sống.
Quay trở lại khái niệm về sự di căn của tế bào ung thư là gì? Chúng ta có thể hiểu đây là quá trình các tế bào ung thư phát tán. Các tế bào ung thư nguyên phát sẽ theo đường máu đi tới những bộ phấn khác. Chúng tiếp tục phân bào và hình thành nhiều khối u mới trong cơ thể. Hiện tượng di căn xuất hiện sớm hay muộn phụ thuộc vào các loại ung thư khác nhau và tình trạng cơ thể cụ thể của người bệnh.
Cần làm gì để phòng tránh ung thư?
Trong các nguy cơ gây bệnh ung thư, có rất nhiều yếu tố đến từ bên ngoài. Những nguyên nhân này có thể kiểm soát được một cách chủ động. Chính vì thế chúng ta có rất nhiều cơ hội để loại bỏ chúng. Đầu tiên là chế độ ăn uống và sinh hoạt. Mỗi chúng ta cần tránh dung nạp những sản phẩm có khả năng gây ung thư cho con người như: rượu bia, thuốc lá, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm bẩn… Thường xuyên tập luyện để nâng cao sức đề kháng của cơ thể…
Nên thăm khám định kỳ để kiểm soát các yếu tố nguy cơ khác dẫn tới bệnh. Nếu như tình trạng ung thư được phát hiện sớm thì kết quả điều trị của căn bệnh này cũng khá cao. Vì vậy, việc thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư là vô cùng quan trọng.
Thêm vào đó, một yếu tố ảnh hưởng rất nhiều tới việc phát bệnh ung thư chính là hệ miễn dịch của con người. Chủ động có các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động miễn dịch sẽ là chìa khóa cho việc loại bỏ căn bệnh này. Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ tăng cường miễn dịch. Trong đó có nấm Đông trùng Hạ thảo đã được chứng nhận qua nghiên cứu về khả năng chống lại ung thư. Cũng như có khả năng tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cho cơ thể.
Ung thư là thứ mà tất cả chúng ta đều muốn tránh xa bởi những hậu quả khủng khiếp của căn bệnh này. Hiểu rõ tế bào ung thư là gì và các biện pháp để ngăn chặn sự xuất hiện và lan rộng của chúng là điều rất quan trọng để tự bảo vệ chính mình.
Cơ Chế Hình Thành Tế Bào Ung Thư Dạ Dày Là Gì?
Cơ chế hình thành tế bào ung thư dạ dày
Cũng giống như các loại ung thư khác, ung thư dạ dày hình thành từ những tế bào bình thường bị tác động bởi các tác nhân gây ung thư khiến cấu trúc tế bào bị biến đổi gen, hậu quả làm các tế bào này sinh sản và tăng trưởng một cách mất kiểm soát, không tự chết đi theo chu trình như các tế bào bình thường khi “hết tuổi thọ” mà ngược lại còn sinh sôi và bành trướng rộng hơn sang các mô xung quanh dưới dạng khối u ác tính, gây áp lực lên chức năng hoạt động của dạ dày và làm tổn thương dạ dày.
Ung thư dạ dày đến từ hai con đường: tự thân tế bào dạ dày biến tính hình thành và tế bào ung thư di căn xâm lấn từ các bộ phận khác đến như ung thư dạ dày di căn từ phổi, từ gan, từ tim, tuyến giáp,…
Nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày
Nguyên nhân cũng như cơ chế dẫn hình thành tế bào ung thư dạ dày chủ yếu xuất phát từ sự tương tác giữa yếu tố di truyền và tác nhân sinh học gây nên. Cụ thể là do dạ dày bị nhiễm chủng khuẩn Helicobacter pylori (HP) cùng với các yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh như chuyển sản ruột, viêm loét dạ dày, các bệnh viêm dạ dày teo màng lót do tự miễn.
Cơ chế hình thành tế bào ung thư dạ dày và các giai đoạn tiến triển bệnh
Cũng giống với nhiều loại ung thư khác, ung thư dạ dày hình thành và tiến triển dần qua nhiều giai đoạn. Tuy nhiên, với các giai đoạn đầu thường khá mơ hồ rất khó được phát hiện vì rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý dạ dày khác.
Theo đó, ung thư dạ dày trải qua các giai đoạn:
Giai đoạn 1
còn được gọi là ung thư biểu mô khi tế bào ung thư mới vừa hình thành và được tìm thấy trong lớp niêm mạc của thành dạ dày với kích thước khối u cực kỳ nhỏ bé ( có thể là khố u lành tính hoặc ác tính).
Giai đoạn 2
Tùy theo thể trạng và hệ miễn dịch của cơ thể mà khối ung trong dạ dày bắt đầu tăng trưởng và xâm lấn theo các trường hợp sau:
– Xâm lấn vào lớp niêm mạc dạ dày thứ 2, tế bào ung thư bắt đầu lây lan đến các vùng mô gần nhất thông qua các hạch bạch huyết.
– Xâm lấn đến lớp thứ 2 hoặc thứ 3 của thành dạ dày, lớp cơ và lớp niêm mạc dưới, tế bào ung thư lây lan đến các mô xung quanh hay các bộ phận lân cận.
Giai đoạn 3
Tương tự như Gđ 2, ở giai đoạn này khối ung tiếp tục tăng trưởng mạnh về kích thuớc lẫn số lượng lan ra lớp niêm mạc, lớp cơ, lớp ngoài thành dạ dày. Tế bào ung thư bắt đầu xâm lấn xa hơn trong các hạch bạch huyết và các bộ phận lân cận như gan, đại tràng, lá lách tùy thuộc vào thể trạng , cách phòng ngừa , chế độ sinh hoạt của người bệnh.
Giai đoạn 4
Khối u tiếp tục phát triển nhanh mạnh và xâm lấn đến hơn 15 hạch bạch huyết, tế bào ung thư lan xa đến các cơ quan, có khi hết cả phần dạ dày và đến các cơ quan khác như gan, thận, lá lách… Sức khỏe người bệnh sa sút trầm trọng, bệnh phát hiện dễ dàng qua việc thăm khám và tỷ lệ tử vong ở mức cao nhất.
Biểu hiện và điều trị ung thư dạ dày
Biểu hiện:
Những dấu hiệu ban đầu của ung thư dạ dày thường không rõ ràng và giống với các bệnh lý khác của hệ tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, đau vùng trên rốn khi ăn hoặc ăn vào buổi đêm. Đến khi bệnh tiến triển nặng thì còn có thêm các triệu chứng: ăn không ngon, chán ăn, nôn thường xuyên, thiếu máu, cơn đau kéo dài, đi tiêu ra máu, sụt cân nhanh, cơ thể mệt mỏi suy nhược…
Điều trị:
Ngày nay, ung thư dạ dày được điều trị theo 3 phương pháp gồm phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Tuy nhiên gần đây, có một hợp chất được nghiên cứu với những lợi ích phù hợp cho bệnh nhân ung thư, trong đó có dạ dày. Đó là Fucoidan – một loại thực phẩm chức năng chiết xuất từ rong nâu đại dương.
Vai trò của Fucoidan trong phòng chống và hỗ trợ điều trị ung thư
Theo kết quả nghiên cứu của nhiều công trình y học trong và ngoài nước, Fucoidan có khả năng làm giảm số lượng tế bào ung thư dạ dày thông qua việc lặp lại trật tự chu trình tự chết của tế bào (Apoptosis) cho các tế bào ung thư, Hiệu quả này phụ thuộc vào cách sử dụng Fucoidan, cụ thể là liều dùng và thời gian sử dụng.
Fucoidan có khả năng dẫn truyền tế bào ung thư quay lại quy trình Apoptosis, góp phần làm giảm số lượng tế bào ung thư trong dạ dày
Thông qua việc tăng cường hệ miễn dịch, ức chế chu kỳ của tế bào và kích hoạt chúng tự chết theo chu trình Apoptosis, làm thay đổi môi trường sống đột ngột của vi khuẩn HP. Fucoidan một phần giúp tiêu diệt vi khuẩn HP, phần khác dẫn truyền tế bào ung thư tự cô lập, phân hóa và chết đi. Từ đó ngăn chặn sự phát triển và di căn của tế bào ung thư dạ dày, góp phần đẩy lùi bệnh và giúp cơ thể khỏe mạnh trở lại.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN FUCOIDAN VIỆT NAM
Địa chỉ: 02 Hùng Vương, Phường Lộc Thọ, Tp. Nha Trang, Tỉnh Khánh Hoà
Điện thoại: (0258) 3526668
Fax: (0258) 3526669
Website: https://Fucoidan.com.vn/
Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Cơ Chế Phân Tử Của Di Căn Trong Ung Thư
Theo số liệu GLOBOCAN 2018, gánh nặng ung thư tại Việt Nam ngày càng nghiêm trọng, trong đó ung thư phổi là nguyên nhân chính gây nên tử vong trong các loại ung thư chiếm tỉ lệ khoảng 25%. Nguyên nhân một phần do ung thư giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng, diễn tiến tương đối chậm và âm thầm, người bệnh chỉ có thể phát hiện sớm khi chủ động làm xét nghiệm gen hoặc sinh hoá máu. Đến khi bướu lớn hay di căn, mới có thể chẩn đoán được bằng khám lâm sàng hay các xét nghiệm hình ảnh.
Bài viết này sẽ tóm tắt cơ chế phân tử của hiện tượng di căn trong ung thư, qua đó sẽ làm sáng tỏ những đặc tính lâm sàng của di căn và cho thấy vai trò của các xét nghiệm phân tử trong chẩn đoán và điều trị ung thư di căn.
TÍNH ĐẶC TRƯNG CỦA DI CĂN
Di căn thường xảy ra ở ung thư giai đoạn muộn, khi các tế bào ung thư tách ra khỏi khối u chính và xâm nhập vào hệ thống máu, hệ bạch huyết hoặc các mô xung quanh. Các tế bào ung thư có thể di chuyển xa khỏi khối u ban đầu và hình thành các khối u mới khi chúng định cư và phát triển ở một bộ phận khác của cơ thể. Do đó có thể nói ung thư di căn rất đa dạng.
Tuy nhiên, một số vị trí di căn điển hình có tính hướng đến cơ quan chuyên biệt bao gồm:
Ung thư vú có xu hướng lan đến xương, gan, phổi, thành ngực và não
Ung thư phổi có xu hướng lan đến não, xương, gan và tuyến thượng thận
Ung thư tuyến tiền liệt có xu hướng lan đến xương
Ung thư đại tràng và trực tràng có xu hướng lan đến gan và phổi
Ung thư thận có xu hướng lan đến phổi và xương
Tương đối đa dạng, các cơ chế di căn bao gồm:
1. Di căn theo đường bạch huyết:
Các tế bào ung thư theo dòng bạch huyết dừng lại tại các hạch đầu tiên, trong tổ chức hạch, chúng thường nằm trong các xoang bạch huyết ở vùng vỏ hạch. Tại đây, ban đầu chúng thường gây phản ứng viêm hạch mạn tính không đặc hiệu.
Trong tổ chức hạch các tế bào ung thư thay đổi ở các trạng thái sau:
Ở lại hạch và nằm im trong trạng thái yên lặng
Ở lại hạch và phát triển thành ổ di căn hạch
Vượt qua các hạch, qua mạch bạch huyết đến các hạch ở xa hơn và đi vào dòng máu, cho nên phổi là nơi dễ bị di căn nhất. Các khối ung thư ở lồng ngực và trong bụng (ung thư phổi , dạ dày , thực quản ) có thể xâm lấn vào trong ống ngực gây di căn ở hạch dưới đòn trái. Khi hạch ở vùng này to cần phải xem xét một cách cẩn thận vì có thể đó là biểu hiện đầu tiên của một ung thư bên trong cơ thể
2. Di căn theo đường máu
Thường di căn theo đường tĩnh mạch hơn động mạch vì ở thành tĩnh mạch có nhiều các mạch bạch huyết đi vào và chúng tạo thành đám lớn ở dưới tế bào nội mô, cho nên ngoài khả năng xâm lấn trực tiếp vào tĩnh mạch nhỏ tân tạo, tế bào ung thư còn vào tĩnh mạch gián tiếp qua đường bạch mạch trên.
Di căn theo đường máu phụ thuộc vào hệ thống chi phối của các loại tĩnh mạch của cơ quan có khối u nguyên phát:
Kiểu phổi hay kiểu I: Ung thư tại phổi, tế bào ung thư qua tĩnh mạch phổi vào tim trái, vào đại tuần hoàn để di căn vào tất cả các phủ tạng (gan, não, xương, thận…)
Kiểu gan hay kiểu II: Các tế bào ung thư đi vào tĩnh mạch trên gan, tĩnh mạch chủ dưới, tim phải rồi vào phổi gây di căn.
Kiểu tĩnh mạch chủ hay kiểu III: Ung thư ở các cơ quan không thuộc hệ thống cửa như tử cung, thận …tế bào ung thư vào tĩnh mạch chủ gây di căn ở phổi.
Kiểu tĩnh mạch cửa hay kiểu IV: Ung thư ống tiêu hoá theo đường tĩnh mạch cửa di căn gan (kiểu II) sau đó lại từ gan di căn đến phổi (kiểu II) sau đó lại vào đại tuần hoàn và gây di căn (kiểu IV).
3. Di căn qua các khoang cơ thể
Di căn qua khoang cơ thể (khoang màng phổi , khoang màng bụng) là cách các tế bào có thể di chuyển nhờ các dịch trong các khoang này vận chuyển chúng đi . Cách lan toả này giải thích được hiện tượng các tế bào ung thư hay di chuyển từ dạ dày vào buồng trứng (gọi là u Krukenberg, do Krukenberg mô tả năm 1896) vào phúc mạc, túi cùng. Tuy vậy các di căn này không loại trừ vẫn có thể là di căn theo đường bạch huyết.
Ở hộp sọ nơi không có các mạch bạch huyết thì di căn qua đường hố tự nhiên là điều chắc chắn, các tế bào u thần kinh đệm ác tính vào trong não thất đến dịch tuỷ não và gây nhiều ổ di căn.
4. Di căn do cấy truyền
Là hiện tượng xảy ra khi các dụng cụ hay găng tay phẫu thuật dính và mang tế bào ung thư đến nơi khác, di căn theo đường này rất hiếm gặp. Brandes và cộng sự đã thấy một trường hợp mổ ung thư vú rồi lấy một mảnh da đùi để tạo hình vết mổ sau đó vài tháng một khối ung thư vú xuất hiện trên sẹo ở vùng lấy da đùi.
Trong ung thư, di căn qua đường máu và đường bạch huyết là hai cơ chế thường thấy nhất, một số bước của di căn qua đường máu và bạch huyết như sau:
Bước 1: Đầu tiên là các tế bào phải là tế bào có khả năng di căn.
Bước 2: Các tế bào này sẽ phát triển thành dòng tế bào ung thư (clonally) là nhóm tế bào riêng biệt. Chúng phát triển mạnh do sự phân chia liên tục.
Bước 3: Tế bào ung thư sẽ tự di chuyển đến mạch bạch huyết, mạch máu hay các khoang cơ thể.
Bước 4: Dịch bạch huyết và máu sẽ đưa tế bào từ ổ nguyên phát tới các vị trí xa hơn trong cơ thể. Ở đó, tế bào gắn vào và bắt đầu phát triển khối u mới .Trong hệ thống tuần hoàn, tế bào ung thư phải tránh khỏi việc bị loại trừ bởi các tế bào miễn dịch như tế bào lymph T, tế bào giết tự nhiên và đại thực bào.
Bước 5: Tạo thành cục nghẽn mạch ung thư do các tế bào di căn có thể tiết ra các chất gây nghẽn mạch.
Bước 6: Với quá trình xâm lấn, tế bào ung thư vượt qua vách mao mạch, phá huỷ màng đáy bằng cách tiết ra men collagenase hoà tan fibronectin, lamin.
Bước 7: Sau đó các tế bào ung thư sẽ tự phân chia, tăng sản tạo thành các đám nhỏ gọi là di căn vi thể.
Nói rõ hơn về cơ chế di căn của tế bào ung thư qua đường máu, chúng ta còn có cơ chế EMT thúc đẩy di căn. Cơ chế EMT là cơ chế mà tế bào ung thư thay đổi các tính chất của tế bào biểu mô thành các tính chất của tế bào trung mô, cụ thể là khả năng xâm lấn và di căn. Trong quá trình đó, những tế bào luân lưu trong dòng máu (CTC) được hình thành để các tế bào ung thư có thể xâm lấn và di căn sang những vị trí khác trong cơ thể. Việc tìm ra các tế bào CTC hay các mảnh DNA của chúng trong dòng máu mở ra một ngành nghiên cứu và ứng dụng đầy triển vọng gọi là “sinh thiết lỏng”.
Gene thúc đẩy di căn (các đột biến drivers)
Trong ung thư phổi, đột biến gen thường gặp nhất là đột biến EGFR với các đột biến allele như mất đoạn exon 19, đột biến điểm exon 21 L858R, đột biến điểm exon 20 T790M. Ngoài ra, một số ít (5%) bệnh nhân còn được phát hiện có sự bất thường ở gen ALK. Các gen này được goi chung là gen thúc đẩy di căn (drivers) và có sự khác biệt của các gen này đối với những bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc và không hút thuốc. Những người ung thư phổi không hút thuốc thường biểu hiện những đột biến gen: đột biến EGFR (45%), hợp nhất EML4-ALK và đột biến HER2. Đối với những người ung thư phổi có hút thuốc, đột biến KRAS là đột biến phổ biến nhất với 30-43%. Việc làm xét nghiệm để phát hiện loại đột biến gen trong ung thư sẽ giúp cho bác sĩ dễ dàng hơn trong việc quyết định phương pháp điều trị, ví dụ như sử dụng thuốc điều trị trúng đích hoặc liệu pháp miễn dịch có thể được xem xét.
2. Hiện tượng dọn đường di căn
Một cơ chế khác của tế bào ung thư khi di căn là cơ chế dọn đường cho di căn. Đó là khi khối u ung thư chuẩn bị một môi trường thuận lợi ở cơ quan thứ cấp cho sự di căn của khối u nguyên phát. Cơ quan thứ cấp cung cấp các điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng, và cuối cùng là di căn, trong một môi trường xa lạ và thù địch đối với các tế bào khối u nguyên phát. Việc phát hiện ra hốc tiền di căn đã thúc đẩy nghiên cứu mới về điều trị di căn tiềm năng, bao gồm cả nỗ lực ngăn chặn dòng chảy từ các khối u nguyên phát đến các hốc trước di căn ở các cơ quan thứ cấp và các kết hợp khác nhau của các liệu pháp được sử dụng trước đó.
Vậy nên, việc hiểu được cơ chế phân tử của ung thư di căn sẽ phần nào giúp bệnh nhân ung thư biết được tầm quan trọng của việc xét nghiệm ra các loại đột biến gen thúc đẩy di căn đồng thời cũng hiểu được tầm quan trọng của sinh thiết lỏng trong ung thư giai đoạn di căn là cơ sở để điều trị trúng đích cũng như điều trị bằng liệu pháp miễn dịch.
Tài liệu tham khảo về xét nghiệm sinh thiết lỏng ctDNA – Hỗ trợ điều trị trúng đích cho bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn
http://www.hoihohaptphcm.org/index.php/benh-nhan/402-ung-thu-phoi-lieu-benh-nhan-co-quyen-hy-vong
http://www.benhvien103.vn/vietnamese/bai-giang-chuyen-nganh/giai-phau-benh-ly-y-phap/ung-thu/1144/
Ung Thư Là Gì? Nó Di Căn Như Thế Nào? Các Loại Ung Thư Bạn Nên Biết
Nhắc đến ung thư, chắc hẳn mọi người đều kinh hãi. Trước đây, người ta nghĩ rằng ung thư là căn bệnh của nhà nghèo, nhưng không phải vậy. Nói đúng hơn, ung thư có thể xảy ra với bất cứ cơ quan nào trong cơ thể, với bất cứ ai, giàu nghèo sang hèn và sẵn sàng biến nhà giàu thành nhà nghèo sau những đợt điều trị.
Ung thư là gì?
Ung thư là bệnh của tế bào, mà như bạn biết đó, cơ thể được tạo thành từ hàng tỷ tỷ tế bào. Do đó, nó có thể xảy ra ở bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể. Cuộc sống của chúng ta đều bắt đầu từ một tế bào. Thông thường, tế bào phát triển và phân chia để hình thành các tế bào mới và hình thành mô cơ quan. Mô tạo nên các cơ quan và tập hợp các cơ quan tạo nên chúng ta. Khi các tế bào già đi hoặc bị hư hại, chúng sẽ chết và các tế bào mới sẽ thay thế chúng.
Tuy nhiên, khi ung thư phát triển, trật tự quá trình này bị phá vỡ. Các tế bào ngày càng trở nên bất thường chúng già đi hoặc bị hư hỏng nhưng vẫn tồn tại trong khi đúng ra chúng phải chết và các tế bào mới bất thường hình thành ngày càng nhiều. Những tế bào lỗi có thể phân chia không dừng lại và hình thành nên các khối u.
Nhiều loại ung thư tạo thành khối u rắn chắc, đó là tập hợp của các mô. Ung thư máu, chẳng hạn như bệnh bạch cầu, thường không hình thành các khối u rắn chắc.
Ung thư tức là các khối u ác tính, có nghĩa là chúng có thể lây lan hoặc xâm nhập vào các mô lân cận. Ngoài ra, khi những khối u này phát triển, một số tế bào ung thư có thể vỡ ra và di chuyển đến những nơi xa xôi trong cơ thể thông qua máu hoặc hệ thống bạch huyết và hình thành các khối u mới cách xa khối u ban đầu. Ví dụ, các tế bào ung thư trong phổi có thể di chuyển đến xương và phát triển ở ñó. Khi các tế bào ung thư lan rộng, hiện tượng này được gọi là di căn. Khi ung thư phổi lan đến xương, nó vẫn được gọi là ung thư phổi. Đối với bác sĩ, các tế bào ung thư trong xương nhìn vẫn giống như các tế bào ung thư trong phổi. Ung thư không được gọi là ung thư xương trừ khi nó bắt đầu từ trong xương.
Không giống như các khối u ác tính, các khối u lành tính không lan tràn hoặc xâm nhập vào các mô lân cận. Tuy nhiên, khối u lành tính đôi khi có thể có kích thước khá lớn. Khi loại bỏ khối u lành chúng thường không phát triển trở lại trong khi các khối u ác tính sẽ vẫn phát triển rất nhanh. Không giống như hầu hết các khối u lành tính ở những nơi khác trong cơ thể, các khối u não lành tính vẫn có thể đe dọa tính mạng.
Sự khác biệt giữa các tế bào ung thư và tế bào bình thường
Xét trên nhiều phương diện, các tế bào ung thư rất khác với các tế bào bình thường. Chúng phát triển ngoài tầm kiểm soát và xâm lấn các mô xung quanh. Một điểm khác biệt quan trọng là các tế bào ung thư ít chuyên biệt hơn các tế bào bình thường. Các tế bào bình thường khi trưởng thành sau một số lần phân chia nhất định, sẽ xảy ra quá trình biệt hóa về cấu trúc và thực hiện các chức năng riêng biệt của mô hay cơ quan. Các tế bào sau biệt hóa thường sẽ ít phân chia hơn tế bào chưa biệt hóa. Trong khi ở các tế bào ung thư, quá trình biệt hóa thường không diễn ra. Đặc điểm này của tế bào ung thư làm chúng phân chia không kiểm soát được.
Ngoài ra, các tế bào ung thư có thể bỏ qua các tín hiệu khiến cho các tế bào ngừng phân chia. Trong tế bào ung thư, các tín hiệu ngừng phân chia này thường không hoạt động và tế bào ung thư sẽ phân chia liên tục không ngừng nghỉ. Các tế bào của cơ thể đều được lập trình tự chết khi tế bào đó già hoặc bị tổn thương không thể sửa chữa được, quá trình đó được gọi là chết theo chương trình (hay Apoptosis). Tế bào ung thư có nhiều sai hỏng nhưng quá trình này lại không được diễn ra và tế bào ung thư vẫn được tồn tại khi được cung cấp chất dinh dưỡng.
Tế bào ung thư có thể biến các tế bào xung quanh thành môi trường để nuôi khối u. Các tế bào ung thư có thể ảnh hưởng đến các tế bào, mô và mạch máu bình thường xung quanh và biến chúng thành các môi trường để nuôi khối u. Ví dụ, các tế bào ung thư có thể làm cho các tế bào bình thường gần đó hình thành các mạch máu cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của khối u. Các mạch máu này cũng làm nhiệm vụ loại bỏ các chất thải ra khỏi các khối u.
Ngoài ra, một đặc điểm nữa của tế bào ung thư là chúng thường có thể thoát khỏi sự kiểm soát của hệ thống miễn dịch. Bình thường, hệ thống miễn dịch có thể phát hiện, loại bỏ các tế bào bị tổn thương hoặc bất thường khỏi cơ thể nhưng một số tế bào ung thư có thể “trốn” khỏi hệ miễn dịch.
Các khối u cũng có thể sử dụng hệ miễn dịch để sống và phát triển. Ví dụ, với sự giúp đỡ của một số tế bào hệ thống miễn dịch ngăn chặn đáp ứng miễn dịch, tế bào ung thư thực sự có thể giữ cho hệ thống miễn dịch không giết chết các tế bào ung thư.
Ung thư phát sinh như thế nào?
Ung thư gây ra bởi những thay đổi đột biến bất thường của cấu trúc di truyền (gen)
Ung thư là một bệnh di truyền – có nghĩa là, nó được gây ra bởi những thay đổi gen kiểm soát hoạt động của các tế bào trong cơ thể chúng ta. Đặc biệt là kiểm soát quá trình phát triển và phân chia tế bào.
Những thay đổi di truyền gây ung thư có thể được thừa hưởng từ cha mẹ. Chúng cũng có thể phát sinh trong suốt cuộc đời của một người. Trong quá trình sinh sống của người, các ADN có thể bị ảnh hưởng và hư hại bởi các yếu tố tác động từ bên ngoài môi trường như tia cực tím (UV) từ mặt trời, khói thuốc lá, các hóa chất độc hại, phóng xạ, và các phân tử không ổn định do cơ thể sinh ra trong quá trình đồng hóa, thường được gọi là gốc tự do. Các tác nhân có thể ngăn chặn các hoạt động sống còn của tế bào như phiên mã gene, đó là bước đầu tiên trong sản xuất protein. Hậu quả của những tác động này là có thể tạo ra những tế bào có ADN “bất thường”.
Những thay đổi di truyền gây ra các loại ung thư khác nhau ở mỗi người. Khi ung thư tiếp tục phát triển, những thay đổi bổ sung có thể xảy ra. Ngay cả trong cùng một khối u, các tế bào khác nhau có thể có những thay đổi di truyền khác nhau. Nói cách khác là, khối u phổi của người này khác với khối u phổi của người kia, khối u não khác với khối u xương…
“Trình điều khiển”(driver) của ung thư
Những thay đổi về cấu trúc di truyền góp phần gây ra ung thư có xu hướng ảnh hưởng đến ba loại gen chính là: proto-oncogenes (tiền gen sinh ung thư), gen ức chế khối u và gen sửa chữa DNA. Những thay đổi này đôi khi được gọi là “trình điều khiển” của bệnh ung thư.
Proto-oncogenes tham gia vào sự phát triển và phân chia tế bào bình thường. Tuy nhiên, khi những gen này vì lý do nào đó bị thay đổi theo những cách nhất định hoặc hoạt động tích cực hơn bình thường, chúng có thể trở thành gen gây ung thư (oncogenes), cho phép tế bào ung thư phát triển.
Các gen ức chế khối u cũng tham gia vào việc kiểm soát sự phát triển và phân chia tế bào. Những thay đổi nhất định trong các gen ức chế khối u làm tế bào phân chia không kiểm soát được.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu thêm về những thay đổi phân tử dẫn đến ung thư. Họ đã phát hiện ra rằng một số đột biến thường xảy ra ở nhiều loại ung thư. Do đó, ung thư không chỉ đặc trưng bởi nơi chúng phát triển trong cơ thể và các tế bào ung thư trông như thế nào dưới kính hiển vi, đôi khi chúng được đặc trưng bởi các loại đột biến di truyền được cho là điều khiển chúng. Nghe có vẻ khó hiểu nhỉ?
Ung thư di căn như thế nào?
Mỗi loại ung thư có quá trình tiến triển khác nhau, nhưng sự phát triển của ung thư đều trải qua ba giai đoạn chính, bao gồm:
Giai đoạn khởi đầu: Là giai đoạn tế bào tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư gây sai hỏng trong DNA. Những sai hỏng này sẽ được tích lũy trong thời gian dài và đến một mức nào đó sẽ làm cho tế bào thoát khỏi các cơ chế kiểm soát sự tăng sinh, dẫn đến sự tăng sinh quá mức của tế bào và xâm lấn cục bộ.
Giai đoạn phát triển: Các khối u hình thành và phát triển mạnh. Nó xâm lấn, chèn ép các mô và cơ quan xung quanh.
Giai đoạn di căn: Các tế bào ung thư tách rời khối u ban đầu, nơi chúng hình thành lần đầu tiên (primary cancer) theo đường máu bạch huyết và một số con đường khác để đến các mô, cơ quan khác để hình thành nên các khối u mới (metastatic tumors) ở các phần khác của cơ thể. Khối u di căn là loại ung thư giống như khối u chính.
Ung thư di căn có cùng tên và cùng loại tế bào ung thư như ung thư nguyên phát. Ví dụ, ung thư vú lan đến và hình thành một khối u di căn trong phổi là ung thư vú di căn phổi, chứ không phải ung thư phổi. Ung thư có thể di căn đến rất nhiều nơi trong cơ thể, tới các mô cơ quan khác nhau. Tuy vậy, có một số bộ phận thường hay dễ bị di căn và hình thành khối u mới hơn các vị trí khác trong cơ thể. Những vị trí ung thư thường di căn tới như gan, phổi, xương. Ví dụ, ung thư da thường di căn tới xương, não, gan, phổi, da / cơ; ung thư phổi thường di căn tới tuyến thượng thận, xương, não, gan, phổi còn lại…
Dưới kính hiển vi, các tế bào ung thư di căn thường trông giống như các tế bào ung thư ban đầu. Hơn nữa, các tế bào ung thư di căn và các tế bào ung thư ban đầu thường có một số đặc tính phân tử chung, chẳng hạn như sự có mặt của những thay đổi nhiễm sắc thể cụ thể.
Điều trị có thể giúp kéo dài cuộc sống của một số người bị ung thư di căn. Nói chung, mục tiêu chính của điều trị ung thư di căn là kiểm soát sự phát triển của ung thư hoặc giảm các triệu chứng do nó gây ra. Các khối u di căn có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến hoạt động của cơ thể và hầu hết những người chết do ung thư là do hậu quả của u di căn gây ra.
Thay đổi của mô không phải là ung thư
Tăng sản xảy ra khi các tế bào trong mô phân chia nhanh hơn bình thường và các tế bào dư thừa được tạo ra. Tuy nhiên, dưới kính hiển vi, các tế bào và mô sắp xếp trông vẫn bình thường. Tăng sản có thể gây ra bởi một số yếu tố hoặc điều kiện, bao gồm các kích thích kéo dài.
Loạn sản là một tình trạng nghiêm trọng hơn tăng sản. Trong loạn sản, cũng có sự tích tụ của các tế bào dư thừa nhưng các tế bào trông bất thường và có những thay đổi trong sắp xếp mô. Nhìn chung, các tế bào và mô càng bất thường thì khả năng ung thư càng lớn. Một số loại loạn sản có thể cần được theo dõi hoặc điều trị. Một ví dụ về loạn sản là một nốt ruồi bất thường (được gọi là dysplastic nevus) hình thành trên da. Một dysplastic nevus có thể biến thành u ác tính, mặc dù tỷ lệ này rất nhỏ.
Một tình trạng nghiêm trọng hơn nữa là ung thư biểu mô tại chỗ. Mặc dù đôi khi nó được gọi là ung thư, nhưng ung thư biểu mô tại chỗ không phải là ung thư vì các tế bào bất thường không lan ra ngoài mô ban đầu. Chúng không xâm nhập vào mô lân cận theo cách mà các tế bào ung thư hoạt động. Nhưng vì một số ung thư tại chỗ có thể trở thành ung thư thực sự, do đó loại này thường được điều trị.
Các loại ung thư
Hiện có khoảng 200 loại ung thư. Các loại ung thư thường được đặt tên theo các cơ quan hoặc mô nơi ung thư hình thành. Ví dụ, ung thư phổi bắt đầu trong các tế bào của phổi và ung thư não bắt đầu trong các tế bào của não. Ung thư cũng có thể được mô tả bởi loại tế bào hình thành chúng, chẳng hạn như ung thư tế bào biểu mô hoặc ung thư tế bào vảy.
Bạn có thể tìm kiếm trên web của NCI để biết thông tin về các loại ung thư cụ thể dựa trên vị trí của ung thư trong cơ thể.
Phần lớn ung thư có thể chia thành 3 nhóm chính:
1. Ung thư biểu mô
Ung thư biểu mô là loại ung thư phổ biến nhất, chiếm đến 90% số ca ung thư. Chúng được hình thành bởi các tế bào biểu mô, là các tế bào bao phủ các bề mặt bên trong và bên ngoài của cơ thể. Có nhiều loại tế bào biểu mô, chúng thường có hình dạng giống như cột khi được xem dưới kính hiển vi.
Ung thư biểu mô bắt đầu ở các loại tế bào biểu mô khác nhau sẽ có tên khác nhau. Cụ thể gồm các loại sau:
Ung thư biểu mô tuyến là một loại ung thư hình thành trong các tế bào biểu mô tạo ra chất lỏng hoặc chất nhầy. Các loại mô này có thể được gọi là mô tuyến. Hầu hết các bệnh ung thư vú, đại tràng và tuyến tiền liệt đều là ung thư biểu mô tuyến.
Ung thư biểu mô tế bào cơ bản là một căn bệnh ung thư bắt đầu ở lớp hạ bì hoặc đáy (cơ bản) của lớp biểu bì, là lớp da bên ngoài của một người.
Ung thư biểu mô tế bào vảy là loại ung thư hình thành do các các tế bào vảy, chúng là những tế bào biểu mô nằm ngay bên dưới bề mặt ngoài của da. Các tế bào vảy có thể có ở nhiều cơ quan khác, như dạ dày, ruột, phổi, bàng quang và thận. Khi quan sát dưới kính hiển vi các tế bào vảy trông phẳng như vảy cá. Ung thư biểu mô tế bào vảy đôi khi được gọi là ung thư biểu bì.
Ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp là một loại ung thư hình thành trong một loại mô biểu mô được gọi là biểu mô chuyển tiếp (urothelium). Mô này, được tạo thành từ nhiều lớp tế bào biểu mô, được tìm thấy trong lớp lót của bàng quang, niệu quản và một phần của thận (xương chậu thận) và một vài cơ quan khác. Một số bệnh ung thư bàng quang, niệu quản và thận là ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp.
2. Sarcoma (Ung thư biểu mô liên kết)
Ung thư biểu mô liên kết là các khối u rắn hình thành trong mô liên kết như mô xương mô sụn và mô mềm bao gồm cơ, gân, mỡ, mạch máu, mạch bạch huyết và mô xơ (như dây chằng). Ung thư biểu mô liên kết là loại ung thư ít gặp ở người.
Osteosarcoma là ung thư xương phổ biến nhất. Các loại phổ biến nhất của sarcoma mô mềm là leiomyosarcoma (u cơ trơn), kaposi sarcoma, histiocytoma, liposarcoma và dermatofibrosarcoma protuberans (ung thư da).
3. Leukemia (Ung thư bạch cầu)
Ung thư bạch cầu bắt đầu trong mô tạo máu của tủy xương. Những loại ung thư này không hình thành các khối u rắn. Tuy nhiên, khi các tế bào bạch cầu bất thường này quá nhiều, chúng sẽ tích tụ lại trong máu và tủy xương, lấn át và thay thế các tế bào máu bình thường khác. Khi số lượng tế bào máu bình thường quá ít (hồng cầu, tiểu cầu giảm), khả năng vận chuyển oxy đến các mô trong cơ thể sẽ giảm đi, máu khó đông và hệ miễn dịch suy giảm đáng kể. Có bốn loại bệnh bạch cầu phổ biến, được phân nhóm dựa vào thời gian tiến triển của bệnh (cấp tính hoặc mãn tính) và nơi mà tế bào máu mà ung thư bắt đầu xuất phát (lymphoblastic hoặc myeloid).
Lymphoma hay còn gọi là u lympho là một loại ung thư ở hệ bạch huyết. Hệ thống bạch huyết bao gồm các hạch bạch huyết (tuyến bạch huyết), lá lách, tuyến ức và tủy xương. Ung thư lympho là loại ung thư bắt đầu trong tế bào lympho (tế bào T hoặc tế bào B). Đây là những tế bào máu tham gia vào hệ miễn dịch. Trong ung thư lympho, các tế bào lympho bất thường tích tụ trong các hạch bạch huyết và các mạch bạch huyết, cũng như trong các cơ quan khác của cơ thể, làm suy giảm hệ miễn dịch.
Có hai loại ung thư lympho chính:
Ung thư hạch Hodgkin – Những người mắc bệnh này có các tế bào lympho bất thường được gọi là tế bào Reed-Sternberg. Những tế bào này thường hình thành từ tế bào B.
Ung thư hạch không Hodgkin – Đây là một nhóm lớn các bệnh ung thư bắt đầu trong các tế bào lympho. Các bệnh ung thư có thể phát triển nhanh hoặc chậm và có thể hình thành từ tế bào B hoặc tế bào T.
5. Đa u tủy xương
Đa u tủy xương là ung thư bắt đầu trong tương bào (plasma cell), một loại tế bào miễn dịch. Các tế bào plasma bất thường, được gọi là tế bào myeloma, tích tụ trong tủy xương và hình thành các khối u trong xương ở khắp cơ thể. Đa u tủy xương cũng được gọi là ung thư tương bào và bệnh Kahler.
6. Ung thư hắc tố
Ung thư hắc tố là loại ung thư bắt đầu từ các tế bào trở thành tế bào sắc tố, là những tế bào chuyên biệt tạo ra melanin (sắc tố tạo nên màu da). Hầu hết ung thư hắc tố hình thành trên da, nhưng nó cũng có thể hình thành trong các mô sắc tố khác, chẳng hạn như mắt.
7. Ung thư não và cột sống
Có nhiều loại u não và cột sống khác nhau. Những khối u này được đặt tên dựa trên loại tế bào mà chúng hình thành và nơi khối u được hình thành đầu tiên trong hệ thần kinh trung ương. Ví dụ, một khối u astrocytic bắt đầu trong các tế bào não hình ngôi sao được gọi là các tế bào hình sao (chúng giúp giữ cho các tế bào thần kinh khỏe mạnh). Các khối u não có thể lành tính (không phải ung thư) hoặc ác tính (ung thư).
8. Các loại khối u khác
Germ cell tumor
Germ cell tumors là từ chỉ u lành hoặc ung thư có nguồn gốc chủ yếu từ tế bào sinh dục của nam lẫn nữ. Biểu hiện của bệnh này là u ở tinh hoàn hoặc u của buồng trứng.
Một số tế bào mầm cũng còn sót lại ở nhiều cơ quan khác trong quá trình phôi thai học nên loại u này còn gặp ở những cơ quan khác như não, trung thất…
Các khối u thần kinh nội tiết
Các khối u thần kinh nội tiết hình thành từ các tế bào giải phóng các hormon vào máu để đáp ứng với một tín hiệu từ hệ thần kinh. Những khối u này, có thể làm cho lượng hormon cao hơn bình thường gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Các khối u thần kinh nội tiết có thể lành tính hoặc ác tính.
Khối u carcinoid
Khối u carcinoid là một loại khối u thần kinh nội tiết. Chúng là những khối u phát triển chậm thường được tìm thấy trong hệ tiêu hóa (thường xuyên nhất ở trực tràng và ruột non). Các khối u carcinoid có thể lan đến gan hoặc các vị trí khác trong cơ thể và chúng có thể tiết ra các chất như serotonin hoặc prostaglandin gây ra hội chứng carcinoid (bao gồm da đỏ bừng, tiêu chảy, tim đập nhanh, thở gấp và thở khò khè).
Mong rằng qua bài viết này mong rằng bạn đã biết ung thư là gì? Nó hình thành, hoạt động và di căn ra sao? Cũng như biết được cách phân chia ung thư hiện nay.
Cập nhật thông tin chi tiết về Tế Bào Ung Thư Là Gì? Cơ Chế Di Căn Của Chúng Như Thế Nào? trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!