Xu Hướng 6/2023 # Tạo Thuận Lợi Cho Người Mắc Bệnh Phổi # Top 14 View | Sept.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Tạo Thuận Lợi Cho Người Mắc Bệnh Phổi # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết Tạo Thuận Lợi Cho Người Mắc Bệnh Phổi được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bệnh viện Phổi Hải Dương liên tục cập nhật những tiến bộ mới trong chẩn đoán, điều trị nên người dân yên tâm khi đến khám chữa bệnh

Chẩn đoán khép kín

Thời gian này, Bệnh viện Phổi Hải Dương tiếp tục thực hiện chặt chẽ việc sàng lọc những người ra vào theo 3 bước khép kín nhằm phòng chống dịch Covid-19.

Đặc biệt trong tháng 12 này, bệnh viện đã đưa vào triển khai kỹ thuật xét nghiệm Gene Xpert MTB/RIF. Đây là kỹ thuật ứng dụng sinh học phân tử mang tính đột phá đối với nền y tế thế giới nói chung và chẩn đoán bệnh lao nói riêng. Phương pháp trên xác định được vi khuẩn lao với độ đặc hiệu và độ nhạy rất cao, cho kết quả chỉ sau 2 giờ, trong khi với xét nghiệm theo phương pháp cũ, có người phải đến hàng tháng sau mới có kết quả.

Theo thống kê của ngành y tế, khoảng 80% số người nhiễm bệnh lao thuộc diện lao phổi. Bệnh viện Phổi Hải Dương là đơn vị tuyến tỉnh đầu tiên trong cả nước có thể chẩn đoán sớm, điều trị chuyên sâu về ung thư phổi. Đơn vị đã ứng dụng hiệu quả các kỹ thuật mới trong khám chữa bệnh như hệ thống máy thở không xâm nhập và xâm nhập, đặt nội khí quản, mở khí quản; nội soi phế quản, nội soi màng phổi; sinh thiết xuyên thành ngực dưới hướng dẫn cắt lớp vi tính; điều trị áp xe phổi lựa chọn kháng sinh; điều trị đa hóa trị liệu trong ung thư phổi…

Điều trị hiệu quả

Đầu tháng 8 vừa qua, ông Lê Xuân K. (73 tuổi) ở xã Liên Hồng (TP Hải Dương) bị đau ngực kéo dài. Đến khám tại Bệnh viện Phổi Hải Dương, bác sĩ kết luận ông K. bị ung thư phổi tế bào nhỏ. Trước đây, trường hợp của ông  K. phải lên Trung ương để thực hiện các bước xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị bệnh. Tuy nhiên, bằng kỹ thuật hiện đại sẵn có, hiện Bệnh viện Phổi Hải Dương đã làm được việc này. Đến nay, ông đã trải qua 5 lần truyền hóa chất, có đợt kéo dài gần 1 tháng mới ổn định. “Nếu phải lên Hà Nội điều trị thì sẽ rất khó khăn vì hoàn cảnh kinh tế gia đình không mấy dư dả. Với người bệnh nặng như tôi dễ dẫn đến tâm lý chán nản”, ông K. chia sẻ.

Tỷ lệ bệnh nhân ở Khoa Nội 1 (chuyên khoa về bệnh phổi) tại Bệnh viện Phổi Hải Dương thường chiếm khoảng 40% số bệnh nhân vào điều trị tại bệnh viện. Những ngày này, hầu hết giường bệnh tại khoa đều có bệnh nhân nội trú. Bác sĩ Phạm Thị Hồng Thanh, Trưởng khoa cho biết bệnh viện thường xuyên cập nhật phác đồ điều trị theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, các tổ chức hội về bệnh phổi, bệnh lao ở trong và ngoài nước. Do đó, hầu như bệnh nhân đều yên tâm khi ở lại bệnh viện điều trị. Như trường hợp ông Nguyễn Văn T. ở xã Cao An (Cẩm Giàng) phát hiện bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính từ năm 2015 với các triệu chứng khó thở, ho, tiết chất nhầy… Lúc đầu bệnh của ông T. đã ở giai đoạn 3 (giai đoạn nặng), tiên lượng xấu. Được các bác sĩ Bệnh viện Phổi Hải Dương can thiệp kịp thời, điều trị theo phác đồ mới nhất nên đến nay, thể trạng của ông T. vẫn tiếp nhận thuốc ổn định, sức khỏe giảm sút không nhiều. Ông T. cho biết với tình trạng bệnh nặng của mình nếu thường xuyên lên Hà Nội điều trị dài ngày chắc chắn gia đình sẽ gặp nhiều khó khăn. Được điều trị ngay gần nhà giúp ông không bỏ qua lộ trình nào và kịp thời đến viện khi cần thiết.  

NGỌC THANH

Người Mắc Bệnh Gan Nhiễm Mỡ Uống Gì Cho Hết?

Gan nhiễm mỡ ở giai đoạn đầu chưa có biểu hiện rõ rệt và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì vậy nếu được phát hiện sớm thì thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý cũng có thể khiến tình trạng bệnh thuyên giảm. Đồng thời hạn chế quá trình diễn tiến của bệnh và biến chứng nguy hiểm xảy ra. Vậy gan nhiễm mỡ uống gì cho hết? Cùng đọc bài viết sau để lựa chọn sản phẩm phù hợp.

1. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ

Ở giai đoạn đầu, chúng ta khó có thể phát hiện bệnh vì chưa có biểu hiện rõ rệt. Chỉ khi tình trạng ở mức độ trầm trọng, biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến gan và sức khỏe thì nhiều người mới biết. Lúc đó khó có thể điều trị và phục hồi được.

Đến giai đoạn cuối cùng, gan nhiễm mỡ có thể biến chứng dẫn đến xơ gan, thậm chí một số có thể tiến triển thành ung thư gan. Vì vậy mỗi người nên đi khám sức khỏe định kỳ để kịp thời có phương pháp điều trị, cải thiện sức khỏe hiệu quả.

Nhiều người quan tâm gan nhiễm mỡ uống gì cho hết

2. Gan nhiễm mỡ uống gì cho hết?

Thay đổi chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý là biện pháp hiệu quả trong điều trị gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể áp dụng khi tình trạng bệnh ở giai đoạn đầu, chưa có biểu hiện rõ rệt hay ảnh hưởng đến sức khỏe.

Gan nhiễm mỡ uống gì cho hết là câu hỏi của nhiều người. Thực tế thì có rất nhiều sản phẩm nên lựa chọn để làm giảm lượng mỡ trong gan:

– Sữa

Trên thị trường có nhiều loại sữa khác nhau, nhưng hầu hết đều giúp cơ thể bổ sung năng lượng và các dưỡng chất cần thiết như: chất đạm, chất béo, canxi, vitamin A, D3, E, PP, omega-3, carbohydrate,… Tuy nhiên, chất béo trong sữa đều bão hòa, làm tăng cân và tăng cholesterol, không tốt cho quá trình điều trị gan nhiễm mỡ.

Vì vậy, có thể sử dụng sữa ít chất béo hoặc sữa tách kem để không làm ảnh hưởng đến gan mà vẫn được cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Người bị gan nhiễm mỡ nên lựa chọn loại sữa ít chất béo hoặc sữa tách kem

– Trà atiso

Từ lâu, trà atiso đã trở nên thức uống quen thuộc, cũng là bài thuốc dân gian sử dụng để thanh nhiệt, giải độc, mát gan vì có chứa nhiều chất chống oxy hóa như silymarin, cynarin. Quá trình thải độc ở gan sẽ được thúc đẩy nhanh chóng và phục hồi các tế bào bị tổn thương. Ngoài ra, trà atiso cũng đem lại hiệu quả trong việc giảm lượng mỡ thừa ở gan, điều trị gan nhiễm mỡ, ngăn ngừa biến chứng xơ gan, ung thư gan.

– Trà xanh

Trà xanh có hàm lượng oxy hóa cao, phòng chống ung thư hiệu quả. Hơn hết, trà xanh còn giúp ích trong việc giảm lượng mỡ ở gan, điều trị tích cực cho người bị gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ. Nên uống đều đặn và trong thời gian dài để phát huy tác dụng.

Trà xanh giúp giảm lượng mỡ ở gan nên người bị gan nhiễm mỡ có thể sử dụng

– Nha đam

Lá nha đam tươi hay các loại mỹ phẩm được chiết xuất từ nha đam đều được nhiều chị em ưa chuộng để cải thiện làn da, cung cấp độ ẩm, chống lão hóa. Bên cạnh đó, chúng còn có hiệu quả trong việc điều trị bệnh tiêu hóa, thận và gan nhiễm mỡ. Có thể ép lấy nước cốt hoặc sử dụng với nước lọc và mật ong, uống đều đặn trong thời gian dài để phát huy tác dụng.

– Nước hoa quả

Nước hoa quả mang lại tác dụng trong việc cải thiện làn da và vóc dáng. Đặc biệt, loại đồ uống này giúp đẩy nhanh quá trình bài tiết, giảm áp lực cho hoạt động của gan, đào thải diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. Vì vậy nên sử dụng nước hoa quả thường xuyên để cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ.

– Nước ép rau củ

Củ cải đường, rau cần, hành tây, củ dền,… có thể ép lấy nước uống để giúp thúc đẩy nhanh quá trình đào thải lượng mỡ thừa khỏi gan và cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ.

– Lá sen

Lá sen là sản phẩm quen thuộc, được biết đến với công dụng trị mất ngủ, sốt xuất huyết, cải thiện tình trạng ho ra máu,… Ngoài ra, còn hỗ trợ quá trình đào thải mỡ ở gan và hạ mỡ máu hiệu quả.

Trà lá sen có tác dụng giảm cân, giảm mỡ máu và hỗ trợ điều trị hiệu quả cho người bị gan nhiễm mỡ

Có thể sử dụng lá sen tươi hoặc khô, hãm với nước sôi để uống hằng ngày. Cần lựa chọn nguồn sản phẩm an toàn, không chất độc hại để đảm bảo sức khỏe.

– Vỏ bưởi

Vỏ bưởi rửa sạch, thái thành những miếng nhỏ, rồi phơi khô và nấu với nước để uống hằng ngày. Đây cũng là thức uống giúp ngon miệng và cải thiện lá gan được khỏe mạnh hơn.

3. Tham khảo tư vấn gan nhiễm mỡ uống gì cho hết ở đâu?

Khi bệnh gan nhiễm mỡ ở giai đoạn sớm thì hoàn toàn có thể phục hồi nếu thay đổi chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý. Chúng ta có thể tìm thông tin về bữa ăn phù hợp cho người bệnh hay gan nhiễm mỡ uống gì cho hết ở những trang bào đài, mạng xã hội, hay từ kinh nghiệm của người khác. Tuy nhiên, điều này lại khiến mọi người hoang mang vì không biết đâu mới là sự lựa chọn đúng đắn nhất.

Vì vậy, nên lắng nghe tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để nhận được câu trả lời chính xác nhất. Mọi người có thể đến trực tiếp các cơ sở y tế hoặc liên hệ qua hotline. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ nên chọn. Nơi đây có đội ngũ y bác sĩ chuyên môn giỏi, nhiều kinh nghiệm trong khám, chữa bệnh. Cùng việc áp dụng siêu âm đàn hồi mô gan bằng kỹ thuật Fibroscan sẽ cho kết quả chính xác về tình trạng gan. Đặc biệt, với phương châm vì sức khỏe cộng đồng, các bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị, chế độ ăn uống và những lưu ý cần thiết để cải thiện tình trạng sức khỏe, hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến.

Tổng đài 1900 56 56 56 luôn mở để giải đáp mọi khó khăn và thắc mắc của khách hàng. Đặc biệt, MEDLATEC có hệ thống chi nhánh trên khắp cả nước, thuận tiện cho mọi người đến trực tiếp bất kỳ thời gian nào trong tuần để sử dụng dịch vụ y tế.

Với mô hình như khách sạn, không gian hiện đại, thoải mái, cùng những gói dịch vụ chất lượng cao, có mức chi phí hợp lý, MEDLATEC chắc chắn là địa chỉ không nên bỏ qua.

Vi Phẫu Tái Tạo Các Khuyết Hổng Cho Người Bệnh Ung Thư Hàm Mặt

Ung thư hàm mặt luôn là thách thức trong điều trị. Việc áp dụng kỹ thuật tạo hình vi phẫu là bước tiến vượt bậc, đã trả lại cho người bệnh các chức năng và cuộc sống dần trở về bình thường.

Phẫu thuật là chỉ định số 1

Hiện nay ung thư vùng hàm mặt có chiều hướng gia tăng. Theo số liệu báo cáo của bác sĩ Nguyễn Hồng Nhung, khoa Phẫu thuật và Tạo hình Hàm mặt, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương, số bệnh nhân (BN) ung thư đến khám và điều trị trị tại BV này trong 5 năm qua là 628/11.738 BN (chiếm 5,3% trên tổng số BN tới khám và điều trị).

Bác sĩ Hồng Nhung cho biết, hiện nay phẫu thuật điều trị ung thư hàm mặt là chỉ định số 1. Tuy nhiên, vẫn còn một số BN dùng phương pháp uống thuốc, bôi, đắp và thậm chí đến những cơ sở y tế không đủ khả năng phẫu thuật, BN được chỉ định xạ trị, hóa trị… Khi đến BV đã ở giai đoạn muộn, khối u phát triển lớn, phá hủy nhiều vùng tổ chức, di căn xa… không thể phẫu thuật được nữa.

“Ung thư vùng hàm đa phần là ung thư biểu mô. Việc xạ trị, hóa trị hầu như không đáp ứng mà để lại tác dụng phụ rất lớn. Có những BN sau xạ trị liều cao bị hoại tử cả xương hàm, lưỡi và phần mềm xung quanh. Nhìn BN đau đớn vì viêm, tự ti vì mùi hoại tử hôi thối, khuôn mặt biến dạng nặng nề và suy kiệt đến chết mà không thể cứu chữa. Thật đáng tiếc!”, bác sĩ Hồng Nhung bộc bạch.

Theo bác sĩ Hồng Nhung, gần 10 năm trở lại đây, tất cả phác đồ điều trị ung thư vùng hàm mặt trên thế giới đều cắt rộng tối đa vùng có khối u, vét hạch phòng chống di căn cho BN. Tuy nhiên, việc phẫu thuật này không những sẽ để lại khuyết hổng vùng mặt rất lớn mà còn ảnh hưởng đến chức năng ăn uống, nói, thở và thẩm mỹ. Để trả lại cho người bệnh các chức năng ấy, các phẫu thuật viên BV Răng Hàm Mặt Trung ương đã áp dụng thường quy kỹ thuật vi phẫu để tái tạo các khuyết hổng, giúp BN dần trở lại cuộc sống bình thường.

Với trường hợp phải cắt bỏ một phần hay cả lưỡi, phẫu thuật viên phải dùng vạt da ở tay hoặc ở đùi, nối mạch máu để tái tạo. Còn muốn tái tạo sàn miệng hay xương hàm dưới, xương hàm trên… lại phải dùng xương mác đưa lên vùng nhận. Đây là một trong những kỹ thuật khó, đòi hỏi sự điêu luyện, tỉ mỉ và sự dẻo dai của phẫu thuật viên. Bởi mỗi ca phẫu thuật thường kéo dài từ 12-18 tiếng đồng hồ.

“Khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ phải sử dụng kính hiển vi có độ phóng đại 8-25 lần để phẫu tích và nối những mạch máu nhỏ dưới 1mm. Đây là một thách thức rất lớn, bởi khi đưa tổ chức từ chỗ khác đến vùng nhận chỉ một sơ suất nhỏ sẽ có những rủi ro rất cao, đòi hỏi phẫu thuật viên phải khéo léo và có sức bền. Sau phẫu thuật, tùy từng loại ung thư, chúng tôi sẽ tiếp tục gửi BN đến BV108 cùng theo dõi sát sao trong nhiều năm để điều trị bổ trợ hóa trị, xạ trị khi cần thiết. Có BN sau phẫu thuật đã tốt nghiệp đại học, đi làm; có BN lập gia đình và sinh con. Nhiều BN sau 5 năm không có dấu hiệu tái phát. Thậm chí, họ không cần sử dụng xạ trị hay hóa trị”, bác sĩ Hồng Nhung chia sẻ.

Sự sống kỳ diệu khi áp dụng tạo hình vi phẫu

Gặp BN Phạm Đức Sinh (59 tuổi ở Lạc Thủy, Hòa Bình), ít ai biết ông đã từng thực hiện vi phẫu điều trị ung thư lợi hàm. Ông Sinh cho biết, cách đây 8 năm, ông thấy đau bên hàm trái mỗi khi nhai. Ông đi khám rất nhiều nơi và uống thuốc mãi không khỏi. Suốt 2 năm cứ chịu nỗi đau âm ỉ, đến khi không ăn không nói được, nuốt đau, sưng lệch mặt, ông đến BV103 (Hà Nội) khám thì các bác sĩ giới thiệu đến khoa Phẫu thuật Tạo hình Hàm mặt, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương. “Khi phát hiện mình bị ung thư giai đoạn 3, tôi và gia đình lo lắng lắm. Cứ nghĩ đây là hạn tuổi 53 nên tôi bi quan, không dám mổ. Nhưng khi các bác sĩ bảo “nếu không mổ nhanh khối u sẽ ăn vào hàm” nên tôi quyết thử vận may. Tôi là 1 trong 8 BN vi phẫu giai đoạn nặng mà bác sĩ dùng vạt ghép ở cánh tay trái để tái tạo một bên má và 1 bên hàm. 2 năm đầu sau mổ, giọng nói của tôi không được rõ. Nhưng sau đó, tôi hát karaoke và ăn nhai rất tốt, mọi sinh hoạt như người bình thường”, ông Sinh vui mừng nói.

“Với ung thư hàm mặt chưa có di căn xa, việc phẫu thuật cắt rộng tối đa vùng có khối u có thể chữa khỏi bệnh đến 98%. Trường hợp ung thư ở giai đoạn 2, 3 sau khi được cắt bỏ và tái tạo vùng khuyết hổng, tùy trường hợp sẽ được điều trị bổ trợ thích hợp, giúp BN dần trở về cuộc sống bình thường và không bị tái phát”, bác sĩ Nguyễn Hồng Nhung.

Còn BN Nguyễn Thị Lan (75 tuổi ở Thanh Trì, Hà Nội) cách đây 2 năm phát hiện ung thư lưỡi giai đoạn 2. Con gái bà – chị Hà Thị Xuân Mai cho biết, thấy mẹ có 1 chấm đỏ ở lưỡi, chị cứ nghĩ mẹ bị nhiệt miệng. Như mọi lần, chị nấu bột sắn cho mẹ ăn nhưng mãi không khỏi. Chị Mai đưa mẹ đi khám thì được kết luận là nấm lưỡi và giới thiệu đến BV Da liễu Trung ương điều trị. Tại đây, các bác sĩ cho làm xét nghiệm và sinh thiết thì phát hiện ung thư lưỡi. “Khi biết mẹ bị ung thư lưỡi, tôi rất suy sụp. Tôi càng hoang mang khi người thì khuyên không nên mổ vì mẹ đã cao tuổi, người thì bảo đưa mẹ sang Singapore… Khi được giới thiệu sang BV Răng Hàm Mặt Trung ương, nghe bác sĩ Hồng Nhung giải thích “BN sẽ cắt đi 2/3 lưỡi, 1/2 hàm rồi lấy da từ cánh tay để tái tạo”, tôi càng sợ vì việc ăn uống sẽ như thế nào… Mẹ tôi cũng run đến mức vào phòng mổ huyết áp tăng vọt lên hơn 200, phải 10 ngày sau mới được mổ. Ca mổ kéo dài 9 tiếng. May mắn đến nay, mẹ tôi ăn uống bình thường mà chỉ số mỡ máu và huyết áp như thanh niên, cũng không phải dùng hóa chất”, chị Mai cho biết.

Trên thế giới, tạo hình vi phẫu luôn là kỹ thuật khó thực hiện đòi hỏi sự chuẩn xác, khéo léo và bền bỉ của mỗi kỹ thuật viên. Đây cũng là cơ hội đem lại sự sống kỳ diệu cho BN ung thư nếu chưa có di căn xa. Người bệnh nên khám bệnh định kỳ để được phát hiện và điều trị đúng./.

Người Bị Mắc Bệnh Ung Thư Phổi Cần Tránh Ăn Món Gì?

Chế độ ăn uống hợp lý và đảm bảo vệ sinh sẽ giúp người bệnh có được sức khỏe tốt nhất. Vậy người bệnh ung thư phổi cần tránh ăn món gì để đảm bảo sức khỏe tốt nhất?

Chế độ dinh dưỡng của người bệnh ung thư phổi

Đối với người bị ung thư phổi, chắc chắn chế độ dinh dưỡng sẽ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị. Có được chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp người mắc ung thư cảm thấy khỏe hơn, đồng thời tăng sức đề kháng.

Khi mắc ung thư phổi người bệnh cần có chế độ ăn uống như sau:

Người mắc ung thư phổi không nên uống các sữa tươi chưa tiệt trùng. Rau sống trộn phô mai và gia vị như ớt, phomai miếng và mềm như blue phô mai.

Không ăn những món tái, sống, đặc biệt là thịt tái, thịt sống và thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt hộp, dăm bông. Bởi ăn những món này dễ bị nhiễm khuẩn và khiến cơ thể yếu hơn.

Hơn nữa cần hạn chế ăn các món rau sống như bắp cải sống, salad hoặc đồ ăn nhanh chứa rau sống ở bên ngoài. Bởi khi cơ thể bị ung thư, sức đề kháng yếu, ăn những món này bạn dễ nhiễm khuẩn hơn.

Người bị ung thư phổi cần tránh ăn đường nhân tạo, đường sorbito, xylitol.

Tương tự như các món tái sống khác, gỏi cá vốn là cá tái sống nên bạn cần tránh. Hơn nữa, người mắc ung thư phổi cũng cần tránh gỏi hải sản, sò hến sống, nghêu, hàu nấu tái, cá muối, chất béo bão hòa như bơ loãng, mỡ lợn… Chuyển hóa chất béo và một phần oxi hóa dầu hạt bông và hạt cọ. Nước sốt salad, salad trộn tươi được chuẩn bị ở các quầy hàng đồ ăn nhanh.

Như vậy người bệnh ung thư phổi cần tránh ăn món gì và không nên ăn gì đã được chúng tôi chia sẻ ở trên. Hy vọng những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp người bệnh ung thư phổi có được những kiến thức tốt cho sức khỏe của mình.

Nguồn báo: http://www.nguoiduatin.vn/bi-ung-thu-phoi-can-tranh-an-mon-gi-a258188.html

Bài thuốc hữu ích:

Bác sĩ Nguyễn Thu Hương

Từ khóa: Ngăn ngừa ung thư phổi, Tìm hiểu bệnh ung thư phổi, Điều trị ung thư phổi

Cập nhật thông tin chi tiết về Tạo Thuận Lợi Cho Người Mắc Bệnh Phổi trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!