Xu Hướng 3/2023 # Tầm Soát Ung Thư Da Ngay Để Phát Hiện Bệnh Kịp Thời! # Top 10 View | Sept.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Tầm Soát Ung Thư Da Ngay Để Phát Hiện Bệnh Kịp Thời! # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Tầm Soát Ung Thư Da Ngay Để Phát Hiện Bệnh Kịp Thời! được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bệnh ung thư da

Ung thư da phát triển theo các giai đoạn với mức độ nghiêm trọng và khả năng điều trị thành công khác nhau nên mỗi người cần thực hiện tầm soát ung thư da định kỳ. Việc này cần được thực hiện theo lộ trình và có sự tư vấn của các chuyên gia đầu ngành.

Vì sao chúng ta cần tầm soát ung thư da?

Trong những năm gần đây, việc tầm soát ung thư da luôn được các bác sĩ và các chuyên gia sức khoẻ khuyến khích, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới có số giờ chiếu sáng của mặt trời cao.

Tại Việt Nam, số người mắc bệnh ung thư da ngày một gia tăng cả về số lượng người mắc bệnh cũng như tỷ lệ tử vong. Chính vì vậy, tầm soát ung thư ngay ngày hôm nay chính là một việc làm vô cùng thiết thực đối với sức khoẻ của bản thân, gia đình và xã hội.

Cũng chính bằng phương pháp tầm soát ung thư da mà chúng ta có thể nắm bắt được nguy cơ mắc bệnh. Từ đó có chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng như có phác đồ điều trị thích hợp một khi đã mắc bệnh để đạt hiệu quả cao nhất.

Tầm soát ung thư da là một hoạt động quan trọng và cần thiết

Thông thường, việc tầm soát ung thư nên được thực hiện 2 năm một lần, nhưng đối với những người có người thân trong gia đình có tiền sự bị ung thư thì nên thực hiện 1 – 2 lần/năm.

Độ tuổi nào nên đi tầm soát ung thư da?

Nhìn chung, nguy cơ mắc ung thư da có xu hướng tăng lên theo tuổi, thường là sau độ tuổi 50. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp phát hiện bệnh là những người tuổi từ 20 – 40.

Chính vì vậy, rất khó để xác định đúng lứa tuổi nào nên đi xét nghiệm da cho phù hợp mà việc này cần được tiến hành lồng ghép trong các lần khám sức khỏe định kỳ hàng năm đối với người trưởng thành.

Các phương pháp tầm soát ung thư da

Việc tầm soát ung thư da được thực hiện khá đơn giản và không tốn kém. Các bác sĩ sẽ thông qua một số phương pháp như sau:

Phương pháp chuẩn đoán lâm sàng: Thông qua lâm sàng, bác sĩ quan sát được sự thay đổi về màu sắc, mật độ của da. Từ đó, rút ra kết luận tổng quát xem bạn có bị mắc ung thư da hay không.

Phương pháp sinh thiết: Đây là một thủ thuật rất đơn giản giúp bác sĩ xác định tình trạng của khối u ung thư da. Phương pháp được thực hiện bằng cách gây tê cục bộ. Sau đó, các bác sĩ sẽ tiến hành cắt một phần hoặc toàn bộ khối u gây ung thư da và quan sát chúng dưới kính hiển vi để chẩn đoán bệnh.

Tầm soát ung thư da

Ngoài ra, các phương pháp sinh thiết hạch bạch huyết, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu và kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh được sử dụng để bổ trợ cho các phương pháp khác xác định chuẩn bệnh hơn.

Các địa chỉ tầm soát ung thư da uy tín

Địa chỉ tầm soát ung thư da ở Hà Nội

1. Bệnh viện Da liễu Trung ương: Số 15A đường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội

2. Khoa Da liễu – Bệnh viện Bạch Mai: Số 78 đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội

3. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương: 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

Địa chỉ tầm soát ung thư da ở thành phố Hồ Chí Minh

1. Bệnh viện Ung bướu TPHCM: 03 Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh, TPHCM

2. Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM: 201B Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, TPHCM

3. Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM: 215 Hồng Bàng, phường 11, Quận 5, TPHCM

Năm Triệu Chứng Giúp Phát Hiện Ung Thư Da Kịp Thời

Những vết loét lâu lành, mảng da đỏ gây ngứa bỗng dưng xuất hiện có thể là của da.

Ung thư da có thể chữa khỏi, không để lại biến chứng nếu phát hiện và điều trị sớm. Trong đó, ung thư biểu mô tế bào đáy chiếm tỷ lệ khoảng 75% trong các loại ung thư da .

Ở lớp trên cùng của da có 3 loại tế bào chính gồm tế bào đáy. ung thư biểu mô tế bào đáy dựa vào triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm mô bệnh học.

Tổ chức Ung thư da Anh khuyến cáo mọi người phải chú ý đến những vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời như mặt, tai, cổ, da đầu, ngực, vai và lưng. Tuy nhiên, bất kỳ vùng da nào cũng có thể bị ảnh hưởng.

Các dấu hiệu nhỏ có thể cảnh báo ung thư da

– Vết loét lâu lành: Bạn cần đề phòng các vết loét hở tồn tại trong nhiều tuần, không lành hoặc tái phát. Chúng có thể chảy máu, chảy nước hoặc đóng vảy.

– Mảng da đỏ gây ngứa hoặc đau.

– Vết sưng hoặc nốt bóng với nhiều màu sắc khác nhau, chẳng hạn như hồng, đỏ hoặc trắng.

– Vết ban màu hồng, phía trên bề mặt có mạch máu nhỏ.

– Vùng sẹo phẳng, có màu trắng, vàng hoặc sáp.

Thông thường, một người có từ 2 dấu hiệu trên trở lên có nguy cơ bị ung thư da. Đôi khi, người bệnh nhầm lẫn các triệu chứng của ung thư với những căn bệnh ngoài da khác.

Điều quan trọng là làm theo bản năng của bạn và thăm khám bác sĩ da liễu nếu bạn thấy bất cứ điều gì mới, thay đổi bất thường trên da.

Những người được chẩn đoán mắc ung thư da có nguy cơ mắc bệnh khác cao hơn – đặc biệt là ở khu vực gần đó.

Bệnh có thể xuất hiện trở lại trong 2 năm đầu sau phẫu thuật, đặc biệt là trên mũi, tai và môi.

Bạn cần đảm bảo an toàn dưới ánh nắng mặt trời. Điều này đồng nghĩa bạn nên thoa kem chống nắng và đeo kính râm ngăn tia cực tím khi ra ngoài trời. Tổ chức Ung thư da của Anh cho biết: “Tự bảo vệ bản thân mỗi ngày là cách hiệu quả nhất để giảm nguy cơ phát triển ung thư da”.

Bạn cũng nên tìm kiếm bóng râm và đội mũ rộng vành trong những tháng nắng nóng.

Làm Thế Nào Để Phát Hiện Ung Thư Vú Sớm Và Điều Trị Kịp Thời?

Quan trọng hơn hết là biết cách làm thế nào để phát hiện ung thư vú sớm. Điều này là yếu tố quyết định đến khả năng chữa và thời gian sống của bệnh nhân.

Phát hiện ung thư vú sớm: Không phải ai cũng làm được

Phát hiện ung thư vú sớm không phải là điều đơn giản, dễ nhận thấy. Bởi vì, ở những giai đoạn sớm như tiền ung thư và giai đoạn đầu bệnh không có những dấu hiệu đặc trưng.

Do đó bệnh nhân khó có thể nhận thấy được. Nếu có, cũng chỉ là những biểu hiện rất đơn giản khiến mọi người dễ dàng bỏ qua.

Có những người cho đến khi bệnh phát tác ở giai đoạn 3, giai đoạn 4 mới bắt đầu thấy có những dấu hiệu bất thường. Trước đó, không hề có bất cứ một biểu hiện đặc biệt nào giúp họ nhận biết và cảnh giác.

Đến khi ngực đau tức, có các khối u cục rõ ràng thì mới tới bệnh viện để khám. Lúc này khối u đã lớn, phát triển và xâm lấn, rất nguy hiểm.

Để phát hiện ung thư vú sớm thì mỗi phụ nữ cần phải hết sức quan tâm tới sức khỏe của mình. Tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và sau sinh nở đều có khả năng mắc ung thư vú.

Tỷ lệ mắc ung thư vú cao nhất ở độ tuổi trung niên từ 35-50 tuổi. Phụ nữ trong độ tuổi từ sau 35 tuổi. Vậy nên thực hiện tầm soát ung thư định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần để phát hiện ung thư vú sớm.

Tầm soát ung thư tại bệnh viện để phát hiện ung thư vú sớm

Tại bệnh viện, khi khám tầm soát ung thư vú. Các bác sĩ sẽ thực hiện các bước khám vú cho bệnh nhân như sau:

Bác sĩ quan sát, kiểm tra trực quan vùng vú để phát hiện bất thường. Bác sĩ sẽ thăm khám tình hình sức khỏe hiện tại, hỏi về các điều bất thường, hỏi tiền sử gia đình xem có ai mắc bệnh hay không.

Hình thức chụp X-quang dành riêng cho tầm soát ung thư vú để phát hiện ung thư vú sớm. Biện pháp này sẽ dàn mỏng vùng ngực và chụp lại hình ảnh toàn bộ vùng vú. Nếu có thấy bất cứ điều gì bất thường thì sẽ thực hiện tiếp các bước chẩn đoán sâu hơn.

Có thể lấy mô của khối u để làm xét nghiệm kiểm tra xem có phải tế bào ung thư hay không.

Sử dụng kim tiêm chọc hút tế bào mô bất thường ở vú để kiểm tra phát hiện ung thư.

Thông qua các xét nghiệm như trên. Bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán bạn khỏe mạnh hay phát hiện ra ung thư vú. Nếu có phát hiện bất thường hay khối u tại vú. Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp theo giai đoạn và tình trạng cụ thể của người bệnh.

Tự khám vú tại nhà mỗi tháng để phát hiện ung thư vú sớm

Không chỉ vậy, hàng tháng phụ nữ nên tự khám vú tại nhà. Đây cũng là cách để phát hiện ung thư vú sớm. Chỉ bằng một số thao tác đơn giản cũng có thể phát hiện ra các bất thường ở vú.

Có thể thực hiện như sau:

Để tư thế xuôi 2 tay, quan sát hai bên vú xem có các dấu hiệu dễ nhìn thấy như: kích thước vú bất thường, vú có màu khác biệt, núm vú bị thụt vào, vú bị nhăn, viêm da quanh vú, có các hạt nhỏ trên bầu vú…

Tư thế đứng thẳng, đưa 2 tay giơ lên qua đầu, người hơi đổ về phía trước. Sau đó quan sát xem có sự bất thường nào của ngực hay không, giống như ở bước 1.

Bước 3:

Đưa tay trái lên đầu, tay phải dùng khám vú trái. Dùng 3 ngón tay trỏ, giữa và áp út của tay phải để xoa nắn vú. Động tác bắt đầu từ phía trong quầng vú, vừa ấn nhẹ vừa di chuyển ra ngoài theo hình xoắn ốc. Có thể thực hiện theo đường thẳng hàng từ trên xuống dưới.

Nếu có vùng vú nào có dấu hiệu bất thường, nên đối chiếu với bên còn lại xem có các biểu hiện giống nhau không. Sau đó tiếp tục đưa tay ấn nhẹ lên vùng hõm nách xem có hạch hoặc u cục bất thường gì không.

Nắn nhẹ núm vú xem có chảy dịch bất thường gì không. Sau đó đổi tay và khám bên vú còn lại.

Bước 4:

Tự kiểm tra tương tự như bước 2 ở tư thế nằm có đệm gối hoặc khăn dưới vai.

Phát hiện ung thư vú sớm là việc vô cùng quan trọng quyết định đến kết quả điều trị và thời gian sống của người bị ung thư vú. Càng phát hiện sớm tới đâu thì khả năng chữa khỏi càng cao tới đó. Phát hiện bệnh sớm ở ngay giai đoạn mới hình thành giúp người bệnh có khả năng cao được chữa khỏi hoàn toàn và cuộc sống không phải chịu nhiều ảnh hưởng do bệnh gây ra. Mỗi phụ nữ đều nên có ý thức tự bảo vệ mình trước bệnh ung thư vú nguy hiểm này!

♦ Bệnh ung thư vú có lây không? Lời giải đáp chính xác nhất! ♦ Các loại thuốc điều trị ung thư vú mới giúp cơ hội sống của bệnh nhân tăng lên

Tầm Soát Ung Thư Khoang Miệng Giúp Phát Hiện Bệnh Sớm

1. Ung thư khoang miệng là gì?

Ung thư khoang miệng là bệnh do các khối u ác tính xuất hiện tại bất kỳ đâu trong khoang miệng. Bệnh phát sinh do sự biến đổi ác tính niêm mạc miệng phủ toàn bộ khu vực khoang miệng. Các loại ung thư khoang miệng thường gặp như ung thư môi, ung thư lợi, ung thư lưỡi, ung thư hàm,…

Các loại ung thư khoang miệng

Ung thư khoang miệng nằm trong top 10 loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới, thường gặp ở độ tuổi từ 50 đến 70. Theo thống kê hiện tại thì trên 90% người mắc bệnh là ở tầm tuổi trên 45, tuy nhiên sau 65 tuổi khả năng mắc bệnh lại giảm dần.

Việc tầm soát ung thư khoang miệng giúp chúng ta phát hiện được bệnh ở giai đoạn sớm nhờ đó mà có những biện pháp bảo vệ sức khỏe kịp thời.

3. Nguyên nhân gây bệnh ung thư khoang miệng

Tuy khoa học chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh, nhưng qua quá trình điều trị, các bác sỹ có tổng hợp một số lý do là yếu tố nguy cơ gây bệnh như sau:

Hút thuốc

Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư khoang miệng

Rượu

Rượu cũng là một trong những nguy cơ rất lớn gây nên ung thư khoang miệng. Khi bạn kết hợp thuốc lá và rượu lại với nhau thì nguy cơ mắc bệnh có thể lên đến 15 lần.

Nhai trầu

Đừng tưởng rằng nhai trầu không có hại khi mà số lượng người mắc bệnh ung thư khoang miệng do nhai trầu cao gấp 4 đến 35 lần người bình thường. Khi nhai trầu miếng trầu sẽ cọ xát vào khoang miệng, có người ăn kèm cả thuốc lào khi đó niêm mạc miệng chịu cả tác động cơ học và hóa học.

Ảnh hưởng của các yếu tố tiền ung thư

Tổn thương tiền ung thư hay gặp nhất trong ung thư khoang miệng là xơ hóa niêm mạc, hồng sản và bạch sản. Đây là các tác nhân có khả năng cao sẽ chuyển hóa thành ung thư trong tương lai.

Bạch sản

Tổn thương màu trắng trong khoang miệng, khi gạt sẽ không bị mất đi có khả năng trở thành ác tính là 6%. Được chia là 4 loại như sau:

Bạch sản dạng phẳng có khả năng thành ác tính là 5%.

Bạch sản dạng mụn cơm có khả năng thành ác tính là 10%.

Bạch sản dạng loét là 15 – 20%.

Cuối cùng là bạch sản dạng thoái hóa là 55% cao nhất trong 4 loại.

Yếu tố tiền ung thư bạch sản

Hồng sản

Màu đỏ và mịn có nhô lên và xuất hiện trong khoang miệng. Tỷ lệ trung bình trở thành ác tính là 33%.

Xơ hóa niêm mạc

Là một dạng tổn thương mãn tính gây nên sẹo xơ trong khoang miệng dẫn đến sự hạn chế cử động của miệng và lưỡi.

Một số yếu tố ảnh hưởng khác như sau :

Một số trường hợp cũng do virus HPV gây ra

Thiếu các loại vitamin A, beta – caroten.

Các triệu chứng ở phụ nữ như thiếu máu, thiếu sắt, các tổn thương tại môi mép,…

4. Đối tượng nào nên đi tầm soát ung thư khoang miệng?

Dựa vào các nguyên nhân đã liệt kê ở mục 2, những đối tượng sau đây có khả năng cao mặc bệnh và nên đi tầm soát ung thư khoang miệng để kiểm tra tình trạng sức khỏe:

Nam giới sử dụng thuốc lá và rượu bia với tần suất lớn.

Những người có thói quen ăn trầu.

Có tổn thương tiền ung thư nhưng không chữa trị dứt điểm và để tái phát nhiều lần.

Quan hệ tình dục qua đường miệng không an toàn dẫn đến lây nhiễm virus HPV.

5. Biện pháp tầm soát và cách điều trị ung thư khoang miệng

Tầm soát ung thư khoang miệng dựa vào các biện pháp khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm sau:

Khám tổng quan tai mũi họng.

Sờ nắn các khu vực như cổ, hàm dưới, cằm mang tai để kiểm tra các khối hạch bất thường ở cổ.

Tiến hành sinh thiết các đối tượng tiền ung thư gây nghi ngờ. Trong những trường hợp u ở sâu thì nên gây tê trước khi sinh thiết để đảm bảo an toàn.

Chụp X – quang để phát hiện các tổn thương có xâm lấn vào xương hay không.

Chụp cộng hưởng từ MRI để phát hiện tổn thương xâm lấn những vị trí không thể kiểm tra bằng biện pháp lâm sàng.

Thực hiện khám toàn thân để kiểm tra sự di căn và lên kế hoạch điều trị thích hợp với từng đối tượng bệnh nhân.

Các phương pháp điều trị ung thư khoang miệng hiện nay:

Ở giai đoạn bệnh sớm, nguồn bệnh đang còn trong khu vực khoang miệng chưa có hiện tượng di căn sang các khu vực khác. Khi đó thực hiện phương pháp phẫu thuật lấy u hạch cổ là thích hợp nhất.

Sử dụng phương pháp hóa trị tức là sử dụng hóa chất trước khi thực hiện phẫu thuật để giảm thể tích khối u và hạch.

Khi bệnh đã nặng không thể thực hiện phẫu thuật được thì sử dụng biện pháp xạ trị.

Thực hiện xạ trị khi bệnh đi vào giai đoạn cuối

Hiện MEDLATEC có triển khai nhiều gói tầm soát ung thư, trong đó có tầm soát ung thư khoang miệng. Ung thư khoang miệng tuy là bệnh nguy hiểm nhưng nếu tầm soát phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời thì tỷ lệ khỏi bệnh là rất cao. Do đó, hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân bằng việc tầm soát ung thư khoang miệng nói riêng và ung thư nói chung đối với các đối tượng có nguy cơ cao.

Cập nhật thông tin chi tiết về Tầm Soát Ung Thư Da Ngay Để Phát Hiện Bệnh Kịp Thời! trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!