Xu Hướng 5/2023 # Suy Van Tĩnh Mạch Khám Ở Đâu ? # Top 10 View | Sept.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Suy Van Tĩnh Mạch Khám Ở Đâu ? # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Suy Van Tĩnh Mạch Khám Ở Đâu ? được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bệnh viện điều trị suy tĩnh mạch chân tốt ở Thành phố Hồ Chí Minh như bệnh viện Đại học Y dược, bệnh viện 115, bệnh viện Trưng vương… là địa chỉ uy tín với  bệnh nhân mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.

Suy van tĩnh mạch chân thường gặp ở những người ít vận động hoặc phải vận động mạnh quá nhiều và quá thường xuyên, có chế ăn uống ít rau xanh dẫn đến thiếu chất xơ và vitamin trong cơ thể… Bệnh giãn tĩnh mạch chân trước đây thường gặp ở những người lớn tuổi. Tuy nhiên, công việc văn phòng ngày càng tăng, bệnh giãn tĩnh mạch chân cũng có chiều hướng gia tăng ở nhóm bệnh nhân trẻ tuổi, do đặc điểm làm việc văn phòng là phải ngồi nhiều, ít vận động.

Bệnh nhân thường tìm đến các bệnh viện điều trị giãn tĩnh mạch chân khi bệnh bắt đầu có biểu hiệu nghiêm trọng, gây nhiều khó khăn cho cuộc sống. Do đặc điểm bệnh rất khó nhận biết trong giai đoạn đầu, rất nhiều bệnh nhân không hề biết mình đã bị giãn tĩnh mạch chân. Đa số chỉ bắt đầu đến bệnh viện khám và điều trị giãn tĩnh mạch chân khi có các biểu hiện như nổi các mạch máu, sưng phù ở chân… – các biểu hiện chứng tỏ bệnh đã bắt đầu nghiêm trọng.

Ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, một số bệnh viện uy tín có điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân là bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nhân dân Gia Định, bệnh viện Việt Pháp, bệnh viện 115, bệnh viện Trưng vương. Ngoài các bệnh viện trên, bệnh nhân muốn được khám và điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân còn có thể đến Phòng khám Tĩnh mạch Sài Gòn hay Trung tâm Y khoa Hoà Hảo. Bên cạnh việc đến bệnh viện, bệnh nhân muốn điều trị giãn tĩnh mạch chi dưới cần kết hợp việc sử dụng thuốc với một lối sống khoa học, tích cực vận động và tăng cường bổ sung vitamin cho cơ thể.

Bệnh viện điều trị giãn tĩnh mạch chân uy tín là lựa chọn tốt nhất khi bệnh nhân cần được khám và điều trị căn bệnh này, thay vì tự chữa trị bằng các “mẹo” hay những bài thuốc truyền miệng không có nguồn gốc rõ ràng, không có tính khoa học.

Cách Điều Trị Bệnh Suy Giãn Tĩnh Mạch Chi Dưới

1. Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không ?

Suy giãn tĩnh mạch chân hay chi dưới là tình trạng suy yếu thành mạch, các tĩnh mạch ở vùng chân bị giãn nở, căng phồng ra và giảm chức năng vận chuyển, tuần hoàn máu. Hệ thống tĩnh mạch tại vùng bắp chân dễ bị suy giãn nhất. Bệnh lý mạn tính này có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, độ tuổi càng cao thì nguy cơ suy giãn tĩnh mạch sẽ càng lớn do cơ thể bị già yếu và lão hóa.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới thường xảy ra ở những người thường xuyên phải đứng nhiều, ngồi nhiều, ít vận động đi lại, hay mặc quần bó sát, đi giày dép chật, không thoải mái, hay đi giày cao gót… Vì những thói quen này sẽ khiến cho các tĩnh mạch tại vùng chân thường xuyên chịu nhiều áp lực, gánh nặng dễ bị ứ đọng máu xấu lại. Bên cạnh đó thì sự rối loạn nội tiết hay di truyền cũng là những yếu tố góp phần làm tăng tỷ lệ mắc bệnh.

Căn bệnh này nếu như phát hiện sớm và điều trị kịp thời đúng cách thì sẽ rất ổn định dễ kiểm soát, lành tính. Nhưng ngược lại nếu không nhận biết mà cứ để suy giãn tĩnh mạch tiến tiển thì sẽ rất nguy hiểm vì những hậu quả, biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.

Biến chứng lở loét viêm nhiễm trên da là biến chứng thường gặp nhất ở người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Tuy nhiên biến chứng nguy hiểm nhất phải là huyết khối tĩnh mạch. Đó là sự hình thành cục máu đông ở trong lòng mạch gây tắc mạch và đe dọa lớn đến tính mạng của người bệnh.

2. Bệnh giãn tĩnh mạch chân khám ở đâu ?

Đầu tiên chúng ta cần phải nhận biết được một số dấu hiệu biểu hiện của suy giãn tĩnh mạch chi dưới, đó là: thường xuyên nhức mỏi, đau bất thường tại vùng chân, phù chân, đi lại khó khăn, cảm giác nặng trĩu… Những người bị suy giãn ở hệ thống tĩnh mạch sâu sẽ thấy rõ được các đường gân xanh tím nổi rõ ở trên da.

Ngay khi thấy những triệu chứng bất thường ở trên thì bạn nên nhanh chóng đi khám để xem mình có bị bệnh không. Nếu phát hiện càng sớm thì việc điều trị sẽ càng dễ dàng và hiệu quả. Vậy người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân khám ở đâu chính xác nhất ?

Người bệnh cần phải đến đúng những cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch để được khám và chữa trị kịp thời vì suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý thuộc về hệ tim mạch. Các bệnh viện, phòng khám đa khoa thuộc tuyến thành phố, tuyến tỉnh là địa điểm mà người bệnh có thể đến khám tùy thuộc vào vị trí địa lý gần nơi ở.

+ Tại Hà Nội: Bệnh viện Tim Hà Nội, Viện Tim mạch Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai, Trung tâm Tim mạch, Viện tim mạch – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện y Hà Nội – chuyên khoa tim mạch, …

+ Tại TP. Hồ Chí Minh: Bệnh Viện Tim Tâm Đức, Bệnh Viện Tim TP Hồ Chí Minh, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định – Khoa Ngoại Tim mạch, Khoa Lồng ngực – Mạch máu – Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh…

3. Nguyên tắc điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Trong điều trị suy giãn tĩnh mạch thì ngoài việc tuân thủ đúng các phương pháp chữa bệnh thì chúng ta cần phải chú ý đến lối sống sinh hoạt và chế độ ăn uống thì mới nhanh chóng đạt được hiệu quả:

+Đầu tiên là chế độ ăn uống: người bệnh cần phải hạn chế các loại thức ăn không tốt như: đồ ăn chiên rán, chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, bánh kẹo đồ ngọt, rượu bia, sử dụng chất kích thích hay những đồ uống có chứa cồn… Cùng với việc ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, nhất là vitamin C và vitamin E.

+Trong sinh hoạt phải hạn chế việc bê vác, khuân đồ nặng, không đứng quá lâu hay mặc đồ bó sát… nên đi bộ nhẹ nhàng, ngủ kê cao chân để cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch.

Người bệnh có thể sử dụng tất hoặc vớ y khoa hằng ngày để tăng cường hiệu quả trong quá trình điều trị.

4. Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chân

Hiện nay, điều trị suy giãn tĩnh mạch chân thường được chia ra thành hai phương pháp chính là nội khoa và ngoại khoa.

+Điều trị nội khoa là phương pháp sử dụng thuốc bằng đường uống và thường được dùng trong giai đoạn suy giãn tĩnh mạch vừa hoặc nhẹ. Thuốc được sử dụng cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới có thể là thuốc tây y hoặc thuốc đông y, các vị thuốc thảo dược tự nhiên.

+Điều trị ngoại khoa là các phương pháp can thiệp từ bên ngoài tác động trực tiếp vào hệ thống tĩnh mạch bị suy giãn. Laser là cách chữa bệnh thường được sử dụng nhiều nhất.

Việc lựa chọn cách điều trị nào sẽ phụ thuộc nhiều vào mức độ tiến triển của bệnh nặng hay nhẹ, các biểu hiện triệu chứng xuất hiện, sức khỏe cơ địa của người bệnh và cả điều kiện kinh tế nữa.

5. Điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng thuốc tây có an toàn không ?

An toàn hay tác dụng phụ là vấn đề mà chúng ta thường phải cân nhắc khi sử dụng thuốc tây y. Vì phương pháp chữa bệnh này như là “con dao hai lưỡi” vậy:

+Ưu điểm: giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cho người bệnh như: đau nhức, tê bì, phù chân…

+Nhược điểm: rất nhiều tác dụng phụ. Đặc biệt là nếu sử dụng thuốc tây nhiều, liên tục trong thời gian dài thì nguy cơ gặp phải các phản ứng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe là rất cao.

Hơn nữa, tác dụng mang lại từ thuốc tây y chỉ là tạm thời vì chỉ giảm triệu chứng chứ không loại bỏ được căn nguyên gây bệnh. Do đó thật dễ hiểu khi người bệnh ngừng thuốc thì những biểu hiện triệu chứng khó chịu sẽ quay trở lại.

Do đó không được lạm dụng các thuốc tây y trong điều trị suy giãn tĩnh mạch chân và nhất là tuyệt đối không được tự ý sử dụng mà không có chỉ định từ bác sỹ. Dùng thuốc phải đúng liều lượng thì mới có tác dụng và ít gây ra tác dụng phụ.

6. Ưu nhược điểm của phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch chân bằng đông y, thảo dược tự nhiên

Nếu như người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân lo sợ gặp phải tác dụng phụ và không muốn dùng thuốc tây y thì đông y sẽ là sự lựa chọn tối ưu. Vì các vị thuốc trong đông y đều là các thảo dược, dược liệu tự nhiên nên rất an toàn lành tính và không gây ra những tác dụng phụ có hại cho sức khỏe.

Hơn nữa điều trị giãn tĩnh mạch chân bằng đông y chú trọng vào việc giải quyết, loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh. Do đó hiệu quả mang lại sẽ bền vững và lâu dài hơn.

Tuy nhiên nhược điểm của đông y là tác dụng chậm, “mưa dầm thấm lâu” nên người bệnh sẽ không thể cảm nhận ngay được hiểu quả trong thời gian ngắn như thuốc tây y. Việc dùng thuốc đông y phải duy trì đều đặn hằng ngày và liên tục trong thời gian dài thì mới có kết quả tốt.

7. Điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng laser

Điều trị bằng laser là phương pháp sử dụng các chùm ánh sáng chiếu tập trung trực tiếp vào hệ thống tĩnh mạch bị suy giãn và nổi rõ trên da. Tia laser sẽ làm teo các tĩnh mạch, khiến 2 bên thành tĩnh mạch dần dính liền với nhau, kín lại, không cho máu chảy qua nữa.

Quá trình điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng laser sẽ kéo dài từ từ trong khoảng 4-6 tháng. Sau khoảng thời gian này toàn bộ tĩnh mạch đốt bằng laser teo hết hoặc chỉ nhỏ như sợi xơ mướp và bệnh nhân sẽ gần như không còn các triệu chứng khó chịu trước đây.

Tuy nhiên cần phải lưu ý là sau mỗi lần điều trị thì người bệnh có thể cảm thấy đau hơn một chút, hoặc bị lối loạn cảm giác thần kinh ở vùng chân… Nhưng những triệu chứng này chỉ là tạm thời và sẽ nhanh chóng mất đi sau một thời gian ngắn.

8. BoniVein – Giải pháp toàn diện từ Mỹ và Canada cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới

BoniVein là sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn thảo dược thiên nhiên với công nghệ bào chế hiện đại hàng đầu thế giới dành cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch:

+9 Thảo dược thiên nhiên đa dạng (hạt dẻ ngựa, hoa hòe, hạt nho, lý chua đen, bạch quả, vỏ thông, hesperidin, diosmin, butcher’s broom) kết hợp hài hòa mang lại tác dụng toàn diện, bền vững lâu dài. Cùng với sự bổ sung Vitamin C giúp nâng tầm hiệu quả của BoniVein lên mức tối ưu nhất.

+Công nghệ bào chế đột phá: Công nghệ Siêu Nano (Microfuidizer) bậc nhất thế giới sẽ đưa thảo dược về dạng các hạt phân tử kích thước siêu nhỏ giúp tối đa khả năng hấp thu và tăng cường hiệu quả tác dụng lên gấp nhiều lần

Sử dụng BoniVein người bệnh sẽ hoàn toàn yên tâm vì sản phẩm này rất an toàn, lành tính và không gây ra những tác dụng phụ gây hại.

BoniVein là Sản phẩm chính hãng của tập đoàn Viva Nutraceutical – tập đoàn sản xuất dược phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe hàng đầu Mỹ và Canada với dây chuyền sản xuất đạt đủ 3 chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế: GMP của WHO, của Bộ y tế Canada và của FDA Hoa kỳ.

Các Phương Pháp Điều Trị Suy Tĩnh Mạch Nông Chi Dưới

Các phương pháp điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới

ThS.BS Lê Nhật Tiên, Phó Trưởng khoa Nội, Can thiệp tim mạch – Hô hấp, Trung tâm Tim mạch và lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới là bệnh lý thường gặp trong cộng đồng, tuy nhiên chưa được quan tâm phòng ngừa và điều trị sớm. Bệnh thường tiến triển chậm, không rầm rộ nên thường xuyên bị bỏ qua.

Việc điều trị bệnh không quá khó khăn, tuy nhiên nguyên tắc đầu tiên là cần điều trị sớm, đúng giai đoạn, kết hợp đa mô thức điều trị bao gồm thay đổi lối sống, sử dụng tất áp lực, sử dụng thuốc cho tới can thiệp, phẫu thuật. Việc điều trị sớm và đúng sẽ làm tăng chất lượng cuộc sống, giảm chi phí điều trị. Quan trong hơn tránh các biến chứng xấu xảy ra đó là loét, huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới, thậm chí dẫn đến tàn phế, tắc mạch phổi, tử vong.

I. Điều trị nội khoa chữa suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới

Các biện pháp dự phòng và phối hợp điều trị không dùng thuốc:

– Các bài tập vận động để tăng cường sử dụng chức năng bơm máu của hệ thống cơ chi dưới: Các bài tập vận cơ bàn, cẳng chân khi đứng hoặc khi ngồi. Tránh đứng bất động trong thời gian dài, tư thế ngồi bắt chéo chân, hoặc tình trạng tĩnh quá lâu. Khuyến khích hoạt động thể chất phù hợp: Tập đi bộ, chạy bộ, đạp xe.

– Khi nằm tăng cường hồi lưu tĩnh mạch về tim: nâng cao phía cuối giường ngủ khoảng 10 cm, kê cao 2 chân khi nằm, hoặc tập vận động chân giống như đạp xe trong không khí trước khi ngủ, một số bài tập yoga có động tác đưa 2 chân lên cao cũng có hiệu quả khá tốt…

– Tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao, đặc biệt là tránh thói quen ngâm chân nước ấm ở những bệnh nhân đã có suy van tĩnh mạch.

– Duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp: Giảm chất béo, tăng cường chất xơ, tránh tình trạng táo bón; Kiểm soát cân nặng, tránh béo phì. Ngoài ra, tránh mặc quần áo quá chật, tránh đi giày cao gót quá cao thường xuyên.

– Biện pháp đi tất áp lực (hay vớ y khoa): Là biện pháp rất quan trọng đôi khi là biện pháp chủ lực trong một số giai đoạn của bệnh. Tất tĩnh mạch sẽ được chỉ định trong các trường hợp sau: Giúp dự phòng tình trạng nặng lên của suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính ở các nghề nghiệp buộc phải đứng lâu, ngồi lâu. Dự phòng suy giãn tĩnh mạch chi dưới trong thời gian thai nghén. Giúp làm giảm các dấu hiệu cơ năng của bệnh. Hiệu quả trong các trường hợp mà có  chống chỉ định hoặc không có khả năng phẫu thuật hay tiêm xơ điều trị suy tĩnh mạch. Điều trị hỗ trợ trong các trường hợp loạn dưỡng nguyên nhân tĩnh mạch, phù bạch mạch. Tuỳ vào mức độ bệnh bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn sử dụng tất áp lực. Các mức độ áp lực của tất sẽ tăng dần từ điều trị dự phòng, điều trị suy giãn tĩnh mạch chưa có loét hay đã có loét. Có 4 mức độ của tất áp lực, tuỳ vào vị trí tĩnh mạch bị suy van, lựa chọn tất đến đầu gối hay tất đến đùi. Đối với suy giãn tĩnh mạch hiển nhỏ, hay suy giãn tĩnh mạch hiển lớn đoạn cẳng chân, chỉ cần đeo tất tới gối. Đối với suy van hiển lớn phải đeo tất tới đùi:

+ Độ 1: 10 – 15 mmHg suy giãn tĩnh mạch nhẹ hoặc điều trị dự phòng.

+ Độ 2: 15 – 20 mmHg  suy giãn tĩnh mạch trung bình, huyết khối tĩnh mạch nông, sâu.

+ Độ 3: 20 – 36 mmHg  suy giãn tĩnh mạch nặng, loạn dưỡng, huyết khối tĩnh mạch.

Điều trị nội khoa bằng thuốc

– Các thuốc làm tăng trương lực tĩnh mạch: Các thuốc đặc hiệu để điều trị tĩnh mạch còn khá hạn chế, ít thuốc. Việc điều trị thuốc đòi hỏi phải kiên trì lâu dài, chia làm nhiều đợt, thường ít nhất tối thiểu 6 tháng để duy trì hiệu quả tối đa của thuốc. Bệnh nhân suy van tĩnh mạch mạn tính có thể được chỉ định thuốc trợ tĩnh mạch để cải thiện triệu chứng, giảm viêm mạn tính và giảm phù, nổi bật có thể nhắc đến như Daflon. Bệnh nhân loét tĩnh mạch lớn, và kéo dài được chỉ định flavonoid dạng siêu mịn hoặc pentoxifilline phối hợp với điều trị áp lực. Diosmin hoặc hesperidin có thể được chỉđịnh để điều trị chuột rút và phù do nguyên nhân tĩnh mạch. Rutosides được chỉ định điều trị phù.

– Trong điều trị nội khoa, tùy theo từng trường hợp mức độ bệnh của mỗi người bệnh cụ thể, bác sĩ có thể kê thêm một số các loại thuốc hỗ trợ quá trình điều trị như: thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, thuốc chống đông…

2.Điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính bằng phương pháp tiêm xơ

 Nguyên lý chung của phương pháp là tiêm một chất gây xơ vào trong hệ thống tĩnh mạch nông chi dưới, có thể là hiển lớn hoặc hiển nhỏ. Chất này sẽ làm tổn thương nội mạc tĩnh mạch và thành phần lân cận của lớp trung mạc, dẫn đến hình thành huyết khối làm tắc lòng tĩnh mạch bị suy. Từ đó máu sẽ không bị ứ trệ tại tĩnh mạch bị suy giãn.

3. Điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính bằng phương pháp phẫu thuật

Các trường hợp bị suy giãn nặng đường kính tĩnh mạch lớn hoặc đã có biến chứng  không đáp ứng với điều trị nội khoa.  Bệnh nhân có thể được tiến hành phẫu thuật. Điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính bằng phương pháp phẫu thuật hiệu quả, tỷ lệ tái phát bệnh thấp. Bệnh nhân sẽ được phẫu thuật lột toàn bộ thân tĩnh mạch và các nhánh bên. Trong đó, lấy bỏ các tĩnh mạch nông bị giãn là phương pháp Stripping sử dụng dụng cụ chuyên dùng giúp rút các tĩnh mạch. Phương pháp phẫu thuật Chivas lấy các tĩnh mạch giãn của hệ thống xuyên…

Đây là phương pháp triệt để , tuy nhiên hiện nay càng ngày ít được sử dụng do phải gây tê, gây mê, thời gian nằm viện và phục hồi sau mổ lâu, có nhiều biến chứng hơn các can thiệp nội mạch như Laser và sóng cao tần. Các biến chứng hay gặp: Tụ máu vùng đùi hoặc dọc theo đường đi của tĩnh mạch được lấy bỏ. Dị cảm chi dưới, do tổn thương thần kinh hiển trong, hoặc hiển ngoài. Huyết khối tĩnh mạch. Tái phát suy, và giãn tĩnh mạch bên, bàng hệ.

4. Điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính bằng các phương pháp can thiệp nội mạch

Điều trị bằng sóng cao tần hay tia laser

Xơ tắc mạch bằng sóng cao tần, laser hay gọi chung là phương pháp dùng nhiệt phá hủy tĩnh mạch, gây tắc tĩnh mạch từ đó loại bỏ dòng trào ngược tại tĩnh mạch bị suy, hết ứ trệ tại tĩnh mạch này. Phương pháp này thường được áp dụng cho các bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch chi dưới độ 2 trở lên, tức là có giãn ngoằn ngoèo tĩnh mạch nông dưới da hoặc các bệnh nhân đã điều trị nội khoa tích cực nhưng không hiệu quả. Các bệnh nhân siêu âm có dòng trào ngược trong hệ tĩnh mạch cũng có thể điều trị bằng phương pháp này.

Ưu điểm của phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính bằng sóng cao tần hay tia laser: ít xâm lấn, ít gây đau đớn, không phải gây tê tuỷ sống hay gây mê, bệnh nhân có thể đứng dậy, đi lại ngay sau khi can thiệp và xuất viện ngay trong ngày. Thời gian phục hồi nhanh. Đảm bảo tính thẩm mỹ, không để lại sẹo.

Điều trị nhiệt nội tĩnh mạch nên lựa chọn phương pháp điều trị nhiệt nội tĩnh mạch hơn là phẫu thuật do ít đau hơn, thời gian hồi phục nhanh hơn.

5. Các phương pháp mới hiện nay

Điều trị laser trên da: Sử dụng hiệu ứng nhiệt để làm mờ các tĩnh mạch nông trên da. Được chỉ định giãn tĩnh mạch mạng nhện hoặc dạng lưới trên da.

Can thiệp nội mạch không dùng nhiệt: Các biện pháp can thiệp nội mạch dùng keo sinh học, cơ hoá học đang là các bước tiến mới đang bắt đầu được áp dụng rộng rãi trên thế giới và bước đầu sử dụng tại Việt Nam. Ưu điểm nhiều, thẩm mỹ cao, thủ thuật nhanh chóng. Tuy nhiên nhược điểm là giá thành cao và cần phải kiểm chứng tính lâu dài và các biến chứng phụ.

Nhằm giúp người dân hiểu rõ hơn về bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới từ chẩn đoán chính xác bệnh, mức độ bệnh, cách phòng ngừa, chăm sóc, sinh hoạt hàng ngày cũng như các phương pháp điều trị, ngày 28 tháng 11 năm 2020, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức sẽ tổ chức chương trình Khám và tư vấn miễn phí bệnh lý Suy giãn tĩnh mạch chi dưới.

Đặc biệt khi tham gia chương trình, ngoài được các chuyên gia tư vấn miễn phí, người bệnh sẽ được miễn phí siêu âm tĩnh mạch chi dưới.

Thời gian: 7h30 ngày 28 tháng 11 năm 2020 (Thứ Bảy).

Địa điểm: Phòng khám số 2, tầng 2 nhà C4, Khu khám bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, 40 Tràng Thi – Hoàn Kiếm – Hà Nội.

Để đặt lịch khám và tư vấn miễn phí, người dân vui lòng liên hệ Tổng đài CSKH 19001902.

ThS.BS Lê Nhật Tiên, Phó Trưởng khoa Nội, Can thiệp tim mạch – Hô hấp,

Trung tâm Tim mạch và lồng ngực

Tagged in: Tags:

Share this:

Chân Nổi Gân Xanh Có Phải Là Bệnh Suy Giãn Tĩnh Mạch

Chân nổi gân xanh có phải là bệnh suy giãn tĩnh mạch

Bệnh giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới, suy van tĩnh mạch chi dưới là những cụm từ này chỉ sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân từ đó dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại sẽ gây ra nhiều biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh.

Triệu chứng thường gặp của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân:

Khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều sẽ gây ra cảm giác đau chân, nặng chân, mỏi chân.

– Phù chân: Khi bạn cảm thấy mang giày dép chật so với bình thường thì có thể bạn đang bị phù chân và thường thấy ở vùng mắt cá chân, bàn.

– Chuột rút (vọp bẻ): tình trạng mà các cơ bị co thắt một cách đột ngột, làm cho chúng ta có cảm giác đau dữ dội ở bắp thịt, làm cho người bệnh không tiếp tục cử động được và ngoài ra còn có cảm giác tê chân, châm chích, như có kiến bò vùng cẳng chân…

Gân xanh: có thể nổi li ti từng mảng lớn nhỏ khác nhau trong tĩnh mạch,

có thể nổi li ti từng mảng lớn nhỏ khác nhau trong tĩnh mạch, nổi gân xanh hoặc tím đỏ (tĩnh mạch hình mạng nhện) hay nổi to ngoằn ngoèo dưới da.

– Da vùng chân biến đổi màu sắc, ngứa, chàm rất khó chữa lành.

Bệnh giãn tĩnh mạch là gì?

Bệnh giãn tĩnh mạch còn được gọi là suy giãn tĩnh mạch, đó là bệnh liên đến chức năng đưa máu về tim, nơi bị bệnh ta sẽ thấy nổi phình lên bề mặt da các đường tĩnh mạch (mạch máu). Nguyên do các van tĩnh mạch chịu phải sự tổn thương lớn làm máu bị đảo ngược chiều so với tuần hoàn chính nó, các tĩnh mạch nông qua tĩnh mạch xiên và tĩnh mạch sâu lưu thông ngược chiều rồi chịu áp lực vào thành tĩnh mạch gây ra bệnh giãn tĩnh mạch

Căn cứ vào các triệu chứng kể trên thì có  khả năng bạn bị giãn tĩnh mạch chân. Bản chất của bệnh giãn tĩnh mạch chân không gây nguy hiểm đến tính mạng, có cảm giác khó chịu, đau và mất thẩm mỹ, khó khăn trong sinh hoạt. Nhưng biến chứng của căn bệnh này thì lại rất nguy hiểm có thể gây tử vong nếu như bị tắc mạch phổi, lâu ngày thì nó sẽ hình thành các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch có thể gây tắc mạch máu tại chỗ hoặc nhiều chỗ khác. Các tĩnh mạch giãn to dần đến một lúc nào đó sẽ bị vỡ khi chấn thương hay va chạm nhẹ, gây xuất huyết, bầm máu. Sự rối loạn biến dưỡng da ở cẳng chân lâu ngày sẽ dẫn đến chàm, tăng sắc tố da và loét chân do ứ đọng. Tình trạng loét chân do tĩnh mạch là một biến chứng rất khó điều trị.

Cách điều trị

Để làm chậm tiến triển của bệnh, cần loại bỏ những thói quen có hại là đứng, ngồi lâu, khiêng vác nặng… Nếu bệnh ở giai đoạn nhẹ, có thể điều trị làm giảm triệu chứng bằng các thuốc tăng trương lực tĩnh mạch, phối hợp với mang vớ y khoa (vớ y khoa giãn tĩnh mạch chân) tạo áp lực ngăn máu chảy ngược (bas contention). Nếu bệnh ở giai đoạn nặng gây đau nhiều và nổi nhiều búi mạch, có thể phải cần đến phương pháp phẫu thuật lấy bỏ bớt một vài tĩnh mạch ở chân.

Đi bộ cũng là một phương pháp tập luyện có thể giảm được căn bệnh này. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý là trong bệnh suy tĩnh mạch chi dưới, đi bộ không phải là giải pháp tối ưu nhất, và nếu đi bộ không đúng cách cũng có thể làm bệnh nặng thêm. Nên đi bộ ít hơn, không đi quá xa, phải đi bộ với vận tốc nhanh, tránh đi liên tục mà nên vừa đi vừa nghỉ, ngối gác chân cao. Nếu đã suy tĩnh mạch nhiều, phải mang vớ trong khi đi bộ. Nếu có thể bạn nên đi bơi lội là môn thể thao thích hợp nhất cho bệnh lý này.

Cập nhật thông tin chi tiết về Suy Van Tĩnh Mạch Khám Ở Đâu ? trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!