Xu Hướng 12/2023 # Sàng Lọc Ung Thư Cổ Tử Cung: Chỉ Xét Nghiệm Pap Đã Đủ? # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Sàng Lọc Ung Thư Cổ Tử Cung: Chỉ Xét Nghiệm Pap Đã Đủ? được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là căn bệnh nguy hiểm đứng hàng thứ tư trên thế giới. Tại Việt Nam, căn bệnh này từ lâu vẫn luôn là hiểm họa tiềm ẩn đe dọa đời sống hạnh phúc, thậm chí là sinh mạng của phụ nữ.

Hàng năm, ở Việt Nam có hơn 5000 ca mắc mới và 2.600 ca tử vong vì UTCTC. Bệnh thường gặp ở phụ nữ trên 30 tuổi do nhiều nguyên nhân gây ra, trong số đó HPV (Human Papilloma virus) là “thủ phạm” chính gây nên hơn 99% các trường hợp bệnh.

HPV (Human Papilloma virus) là loại virus gây u nhú ở người, là một trong những nguyên nhân chính gây ra hơn 99% trường hợp UTCTC và phụ nữ đa phần bị nhiễm HPV ở cổ tử cung qua đường quan hệ tình dục. HPV có tới hơn 100 chủng HPV khác nhau; tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa rằng khi bạn bị nhiễm HPV là bị UTCTC, bởi vì đa phần các chủng HPV được xem là “nguy cơ thấp” và sẽ tự khỏi nhờ vào hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể.

Chỉ có 14 chủng HPV được đánh giá là “nguy cơ cao” vì chúng được biết đến như nguyên nhân chủ yếu gây nên phần lớn các trường hợp UTCTC. Riêng hai chủng HPV nguy cơ cao nhất là chủng: HPV 16 và HPV 18 là nguyên nhân gây ra đến 70% các trường hợp UTCTC. Một phụ nữ nhiễm HPV 16 và HPV 18 có khả năng phát triển tiền UTCTC cao hơn 35 lần so với phụ nữ không có HPV.

HPV thường ảnh hưởng đến 4 trong 5 phụ nữ tại thời điểm nào đó trong cuộc đời và phần lớn các trường hợp bị nhiễm đều không có triệu chứng và sẽ tự khỏi nhờ vào hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, khi xuất hiện triệu chứng thì ung thư đã chuyển sang giai đoạn xâm lấn và rất khó điều trị. Tỉ lệ nhiễm HPV ở CTC của phụ nữ Việt Nam vào khoảng 6-10%; trong số các phụ nữ nhiễm HPV ở CTC, khoảng 80% sẽ tự đào thải sạch virus, 20% còn lại nhiễm dai dẳng. Trong số phụ nữ bị nhiễm HPV dai dẳng, khoảng 20% sẽ bị tổn thương tiền ung thư và sau vài năm nếu không chữa trị sẽ phát triển thành ung thư. Để biết mình có bị nhiễm HPV không, các chị em có thể tham gia chương trình sàng lọc ung thư CTC, thực hiện xét nghiệm HPV.

Các chuyên gia cho biết UTCTC có thể phòng ngừa được. Một trong những cách phòng ngừa hiệu quả căn bệnh này là thực hiện các xét nghiệm sàng lọc để phát hiện và điều trị sớm các tổn thương tiền ung thư trước khi chúng phát triển thành ung thư. Trước đây, xét nghiệm Pap (phết tế bào cổ tử cung) được xem là phương pháp “kinh điển” trong sàng lọc UTCTC, tuy nhiên vẫn có thể bỏ sót một số trường hợp ung thư. Pap cho kết quả bất thường khi CTC đã bị tổn thương do HPV; trong khi đó, ngày nay có xét nghiệm HPV giúp phát hiện ra nhiễm HPV ở CTC sớm hơn, từ khi chưa có tổn thương CTC. Từ đó, bệnh nhân được theo dõi chặt chẽ hơn và tránh bỏ sót tổn thương (nếu có) về sau. Kết hợp Pap và xét nghiệm HPV làm tăng khả năng phát hiện các tổn thương tiền ung thư, ung thư CTC. Nếu cả hai xét nghiệm Pap và HPV có kết quả bình thường thì sau 5 năm mới cần thực hiện sàng lọc lại.

Bs. Nguyễn Văn Trương, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương cho biết: ” Với gánh nặng và hậu quả hiện tại của UTCTC đối với phụ nữ Việt Nam, chúng tôi mong muốn rằng mọi phụ nữ sẽ có được cơ hội tiếp cận với các kỹ thuật tầm soát tiên tiến giúp họ tự bảo vệ mình, chống lại căn bệnh UTCTC. Nhờ vào xét nghiệm HPV, chúng ta có thể theo dõi chặt chẽ phụ nữ nào bị nhiễm các chủng HPV nguy cơ cao như chủng HPV 16, 18 và ngăn ngừa tử vong do ung thư cổ tử cung. Đây là những việc chúng ta cần làm để gia tăng việc phát hiện sớm nguy cơ bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống của phụ nữ Việt Nam “.

Nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam, Bệnh viện Hùng Vương phối hợp với Roche Diagnostics Việt Nam khánh thành và đưa vào hoạt động Phòng tư vấn ung thư cổ tử cung và tư vấn xét nghiệm HPV DNA nhằm giúp phụ nữ nhận biết hơn về căn bệnh này và hành động ngay để ngăn ngừa. Những phụ nữ quan tâm sẽ được các chuyên gia y tế tư vấn trực tiếp hoàn toàn miễn phí tại Phòng Tư vấn, Lầu 1, Khoa khám bệnh A, Bệnh viện Hùng Vương từ 9 giờ đến 12 giờ vào các ngày thứ Hai, Ba, Năm, Sáu hàng tuần.

Xét Nghiệm Sàng Lọc Sớm Ung Thư Cổ Tử Cung

Xét nghiệm sàng lọc sớm Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là bệnh lý ác tính của biểu mô lát (biểu mô vảy) hoặc biểu mô tuyến cổ tử cung, thường gặp từ độ tuổi 30 trở đi, đứng hàng thứ hai trong các ung thư sinh dục ở nữ giới về tỷ lệ mắc cũng như tỷ lệ tử vong

Việt Nam là một trong những nước có số lượng phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung cao. Do vậy, biết được những biện pháp phòng ngừa bệnh tích cực có vai trò rất quan trọng. Bởi hầu hết các trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh đều do quá chủ quan trong phòng ngừa.

1. Nguyên nhân ung thư cổ tử cung

Nhiễm Virus Papilloma ở người (HPV) là nguyên nhân phổ biến nhất và yếu tố nguy cơ cao nhất gây ung thư cổ tử cung.

Virus HPV có hơn 100 type, trong đó có khoảng 15 týp có khả năng gây ung thư gọi là type “nguy cơ cao” và phổ biến nhất là các type HPV 16 và 18 gây ra hơn 70% trường hợp ung thư cổ tử cung trên toàn cầu

HPV lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục bằng miệng hoặc qua đường hậu môn.

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh:

Phụ nữ trong độ tuổi trên 35

Phụ nữ quan hệ tình dục sớm, quan hệ với nhiều người và quan hệ tình dục không an toàn

Phụ nữ sinh nở nhiều lần

Phụ nữ bị nhiễm virus HPV

2. Một số dấu hiệu nhận biết sớm ung thư CTC

Khi chị em mắc ung thư CTC ở giai đoạn đầu hoặc có những tổn thương về tiền ung thư thì thường không có hay có ít các triệu chứng đặc hiệu nào về bệnh.

Dấu hiệu ung thư CTC chỉ xuất hiện rõ ràng khi các tế bào ác tính phát triển nhanh và xâm lấn vào các tổ chức lân cận. Khi đó, ung thư CTC có thể gây ra những triệu chứng sau:

Chảy máu âm đạo

Đau lưng

Đi tiểu bị đau hoặc khó khăn và nước tiểu đục

Táo bón mãn tính và cảm giác về sự hiện diện của phân mặc dù ruột không còn gì

Đau vừa phải trong quá trình quan hệ tình dục và tiết dịch âm đạo

Một chân bị sưng

Rò rỉ nước tiểu hoặc chất cặn từ âm đạo

3. Các biện pháp phòng ngừa ung thư CTC: Nên phòng ngừa ngay từ khi còn trẻ

Không quan hệ tình dục sớm

Quan hệ tình dục sớm (ở tuổi dậy thì) là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus HPV vì trong giai đoạn này, khả năng tự bảo vệ  trước sự tấn công của tác nhân gây bệnh rất kém.

Lứa tuổi này cũng dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục vì các màng nhầy đang trong giai đoạn này vô cùng nhạy cảm.

Tiêm phòng: Tiêm vaccin trước lần quan hệ đầu tiên

Tại Việt Nam, và bệnh viện đa khoa Đức Giang hiện nay có 2 loại vacxin tiêm ngừa HPV là: Cervarix (ngừa 2 chủng virus HPV 16 và 18) và Gardasil (ngừa 4 chủng HPV 6, 11, 16, 18).

Tiêm vaccin phòng bệnh trước lần quan hệ đầu tiên cho phép chị em phòng bệnh được tới trên 90% nguy cơ.

Khám phụ khoa định kỳ. Sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV

Cần thực hiện khám phụ khoa định kỳ 3-6 tháng/ lần

Tầm soát bằng phương pháp phết tế bào cổ tử cung (PAP smear) định kỳ, ít nhất 1 năm/ 1 lần, để phát hiện kịp thời và có giải pháp điều trị ở những giai đoạn sớm của bệnh.

Bên cạnh đó, chị em nên giữ gìn vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ, quan hệ tình dục lành mạnh, sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn.

Nếu đang có vấn đề về viêm nhiễm phụ khoa như khí hư bất thường, viêm âm đạo, viêm lộ tuyến CTC… chị em cần đi khám và chữa trị dứt điểm để bệnh không tiến triển nặng hơn.

Với các trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao, khoa Phụ Bệnh viện đa khoa Đức Giang là địa chỉ chăm sóc sức khỏe tin cậy giúp chị em phụ nữ phát hiện nhanh chóng các bệnh lý phụ khoa; tầm soát sớm ung thư CTC để có phương án điều trị phù hợp.

Cùng với đó, hiện tại phòng tiêm chủng của bệnh viện đa khoa Đức Giang cũng đang triển khai dịch vụ tiêm vaccin phòng ngừa HPV – Virus gây ung thư cổ tử cung cho các chị em có mong muốn dự phòng sớm.

Sàng Lọc Ung Thư Cổ Tử Cung

Ung thư cổ tử cung (CTC) là ung thư đứng hàng thứ hai trong các ung thư sinh dục ở nữ giới về tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong tại Việt Nam. Nhiễm một hoặc nhiều týp Human Papillomavirus (HPV – virus gây u nhú ở người) nguy cơ cao đã được khẳng định là nguyên nhân của ung thư CTC. Ung thư CTC là loại ung thư có thể chữa khỏi nếu được tầm soát và phát hiện sớm. Do đó, vấn đề sàng lọc ung thư cổ tử cung là hết sức quan trọng.

SÀNG LỌC UNG THƯ CỔ TỬ CUNG Bs CKI Nguyễn Thị Thanh Tú TT Chăm sóc SKSS Bình Dương

Ung thư cổ tử cung (CTC) là ung thư đứng hàng thứ hai trong các ung thư sinh dục ở nữ giới về tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong tại Việt Nam. Nhiễm một hoặc nhiều týp Human Papillomavirus (HPV – virus gây u nhú ở người) nguy cơ cao đã được khẳng định là nguyên nhân của ung thư CTC. Ung thư CTC là loại ung thư có thể chữa khỏi nếu được tầm soát và phát hiện sớm. Do đó, vấn đề sàng lọc ung thư cổ tử cung là hết sức quan trọng. Phụ nữ trong độ tuổi từ 21- 65 tuổi đã có quan hệ tình dục thì nên tầm soát ung thư CTC. Đặc biệt nhóm tuổi nguy cơ cao là từ 30 đến 50 tuổi. Tại Việt Nam, các phương pháp được dùng trong sàng lọc ung thư cổ tử cung bao gồm: quan sát cổ tử cung với dung dịch acid acetic (VIA) hoặc dung dịch Lugol(VILI) là 2 phương pháp dễ thực hiện, ít tốn kém và có nhiều triển vọng trong việc áp dụng tầm soát ung thư cổ tử cung theo hướng cộng đồng.

Xét nghiệm tế bào cổ tử cung: áp dụng cho phụ nữ ≥ 21 tuổi, là phương pháp thường dùng nhất để sàng lọc ung thư cổ tử cung.

Xét nghiệm HPV: áp dụng cho phụ nữ ≥ 25 tuổi. Nếu test HPV âm tính gần như không có nguy cơ hình thành ung thư CTC trong vòng 5 năm sau đó.

Phụ nữ từ 30 tuổi trở lên khuyến cáo sàng lọc ung thư CTC bằng bộ đôi xét nghiệm HPV và tế bào học.

Nên Sàng Lọc Pap Smear Tầm Soát Ung Thư Cổ Tử Cung Bao Lâu Một Lần?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Thành – Bác sĩ Sản phụ khoa – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý nguy hiểm ở nữ giới, đứng thứ ba trên thế giới về tỷ lệ gây tử vong, chỉ sau ung thư vú và buồng trứng. Tất cả phụ nữ đều là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh khi bắt đầu quan hệ tình dục. Tuy nhiên, với xét nghiệm Pap smear, chị em hoàn toàn có thể tầm soát sớm ung thư cổ tử cung. Vậy xét nghiệm Pap smear là gì và bao lâu thì nên làm lại?

1. Xét nghiệm Pap smear là gì?

Xét nghiệm Pap smear(còn gọi là xét nghiệm Pap hay phết tế bào cổ tử cung), là một xét nghiệm tế bào học để tầm soát phát hiện ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Mặt khác, ung thư cổ tử cung có chữa khỏi được không còn tùy vào việc bệnh nhân phát hiện bệnh sớm hay muộn.

Pap smear được thực hiện bằng cách thu thập và kiểm tra các tế bào ở khu vực cổ tử cung – một đoạn hẹp nằm dưới tử cung, ngay phía trên âm đạo của nữ giới.

Việc sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm Pap smear có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đem lại cơ hội chữa trị cao hơn cho bệnh nhân. Không những thế, phết tế bào cổ tử cung còn giúp phát hiện những bất thường trong cấu trúc và hoạt động của tế bào cổ tử cung, từ đó cho thấy nguy cơ xảy ra ung thư trong tương lai. Thực hiện tầm soát những tế bào bất thường này là bước đầu tiên trong việc ngăn chặn sự phát triển có thể có của bệnh ung thư cổ tử cung.

2. Xét nghiệm Pap được thực hiện như thế nào?

Phết tế bào cổ tử cung được thực hiện tại phòng lấy mẫu dành riêng cho phụ nữ, bác sĩ là người trực tiếp thực hiện và quy trình này chỉ mất vài phút. Thường thì bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thoát y một phần, từ thắt lưng trở xuống. Trong lần đầu thực hiện các xét nghiệm như vậy, bạn có thể cảm thấy ngại đôi chút. Tuy nhiên, bạn hãy yên tâm, vì Pap smear hoàn toàn không gây đau, rất an toàn mà lại nhanh chóng nữa.

Để thực hiện, bạn cần nằm ngửa trên giường bệnh, trong tư thế thả lỏng, đầu gối cong lại. Tiếp theo, bác sĩ sẽ nhẹ nhàng chèn một dụng cụ gọi là mỏ vịt vào bên trong âm đạo. Mỏ vịt giúp mở rộng và cố định thành âm đạo của bạn để bác sĩ có thể dễ dàng nhìn thấy khu vực cổ tử cung bên trong. Đôi khi việc chèn mỏ vịt vào âm đạo có thể gây ra cảm giác chèn ép đối với vùng xương chậu của bạn.

Sau đó, bác sĩ sẽ dùng bàn chải mềm và một dụng cụ giống như cái thìa để lấy mẫu tế bào cổ tử cung. Đối với xét nghiệm Pap, rất hiếm khi tình trạng đau hay tổn thương xảy ra, nhưng thường bạn sẽ cảm thấy không quen khi làm lần đầu.

3. Sau khi làm Pap smear bao lâu thì nên làm lại?

Theo Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ, phụ nữ nên lặp lại xét nghiệm Pap mỗi ba năm một lần trong độ tuổi từ 21 đến 29 tuổi. Đối với phụ nữ từ 30 tuổi trở lên, vấn đề sau bao lâu nên làm lại Pap smear sẽ tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm HPV.

Xét nghiệm HPV giúp phát hiện sự có mặt của virus HPV, một trong những tác nhân phổ biến dẫn đến ung thư cổ tử cung. Do đó, bạn có thể lựa chọn thực hiện đồng thời xét nghiệm Pap và HPV (bộ hai xét nghiệm này gọi chung là Co-testing).

Trường hợp HPV âm tính (không bị nhiễm HPV): bạn nên ưu tiên thực hiện Co-testing mỗi 5 năm một lần, hoặc tiếp tục làm Pap smear 3 năm/lần.

Trường hợp HPV dương tính (có nhiễm HPV): bệnh nhân cần thực hiện Co-testing trong 12 tháng tiếp theo.

Có 2 trường hợp xảy ra ứng với kết quả cận lâm sàng HPV là âm tính hay dương tính.

Quy trình xét nghiệm HPV có thể được thực hiện dựa trên mẫu tế bào lấy từ cổ tử cung của phụ nữ, tương tự như Pap smear. Hình thức thực hiện như vậy gọi là “xét nghiệm HPV phân biệt”, nhằm phát hiện hai loại HPV chủ yếu gây ra ung thư cổ tử cung là HPV 16 và HPV 18. Đối với trường hợp dương tính với HPV, bạn cần phải làm thêm xét nghiệm HPV phân biệt để kiểm tra xem đó có phải là hai loại HPV gây ra ung thư cổ tử cung hay không.

Đã chẩn đoán phát hiện tế bào ung thư cổ tử cung hoặc xét nghiệm Pap cho thấy có sự xuất hiện của các tế bào tiền ung thư

Đã sử dụng thuốc diethylstilbestrol (một loại estrogen tổng hợp) trước khi sinh

Nhiễm HIV

Hệ thống miễn dịch suy yếu do phẫu thuật ghép tạng, hóa trị hoặc sử dụng thuốc có chứa corticosteroid trong thời gian dài

Có thói quen hút thuốc lá

Nếu nhận thấy một số yếu tố nguy cơ nhất định, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên làm xét nghiệm Pap với tần suất nhiều hơn, bất kể tuổi tác của bạn là bao nhiêu. Những yếu tố nguy cơ này bao gồm:

Như vậy, vấn đề “làm Pap smear bao lâu thì nên làm lại” tùy thuộc vào quyết định của bác sĩ và sự cân nhắc của người phụ nữ đối với những yếu tố nguy cơ của bản thân.

4. Tại sao cần phải làm lại Pap smear nhiều lần?

Xét nghiệm Pap smear là phương pháp an toàn và hiệu quả để sàng lọc ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, không có xét nghiệm nào là hoàn hảo cả. Trên thực tế, mặc dù rất hiếm nhưng phết tế bào cổ tử cung vẫn có thể nhận được kết quả âm tính giả – có nghĩa là, kết quả xét nghiệm không phát hiện thấy bất kỳ dấu hiệu ung thư nào, trong khi sự thật là bạn đang có các tế bào bất thường trong cơ thể.

Số lượng tế bào phết cổ tử cung thu được quá ít

Chưa đủ ngưỡng phát hiện

Các tế bào bất thường bị che khuất bởi các tế bào máu.

Khi kết quả xét nghiệm là âm tính giả, không có nghĩa là quy trình thực hiện có vấn đề. Nói chung, vẫn có các yếu tố khách quan gây ra kết quả âm tính giả mà chúng ta không thể kiểm soát được, bao gồm:

Tuy mầm mống ung thư có thể không bị phát hiện qua một lần xét nghiệm Pap, nhưng thời gian dành cho bạn vẫn còn khá nhiều. Ung thư cổ tử cung phải mất vài năm để phát triển. Bên cạnh đó, rất có thể những tế bào bất thường này sẽ không thể “thoát khỏi” trong lần xét nghiệm tiếp theo.

Hơn nữa, việc xét nghiệm Pap smear tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ nhiều lần để kịp thời phát hiện nguy cơ mắc bệnh, từ đó triển khai điều trị sớm nhất có thể.

5. Khi nào có thể ngừng làm xét nghiệm Pap smear?

Trong một số trường hợp sau đây, bác sĩ sẽ cho ngừng thực hiện xét nghiệm Pap smear:

5.1. Phụ nữ sau khi cắt toàn bộ tử cung

Nhưng nếu phẫu thuật cắt tử cung để loại bỏ các tế bào tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên tiếp tục thực hiện phết tế bào cổ tử cung.

Nếu chị em vì lý do nào đó phải cắt bỏ tử cung hoàn toàn (bao gồm cả cổ tử cung), bác sĩ sẽ cân nhắc ngừng thực hiện xét nghiệm Pap. Cụ thể:

5.2. Phụ nữ cao tuổi

Xét nghiệm Pap smear thường quy ở phụ nữ ngoài tuổi 65 là không cần thiết, đặc biệt là khi các kết quả trước đây đều âm tính.

Bài viết tham khảo nguồn: chúng tôi XEM THÊM:

Sàng lọc Tầm soát và phát hiện sớm ung thư phụ khoa bằng xét nghiệm Pap smear được xem là “chìa khóa vàng” giúp kết quả điều trị mang lại hiệu quả cao. Qua đó, bệnh nhân giảm nguy cơ tử vong và giảm chi phí đáng kể.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Sàng Lọc Ung Thư Cổ Tử Cung.

Do đó, việc xét nghiệm sàng lọc sớm ung thư cổ tử cung là rất cần thiết, nó cho phép phát hiện những thay đổi ở tế bào cổ tử cung của bạn. Những thay đổi này tuy diễn biến chậm nhưng có thể là nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung. Khi phát hiện tế bào bất thường, bạn sẽ được theo dõi một cách chặt chẽ và/hoặc được điều trị ngay từ giai đoạn đầu tiên.

Vậy có những phương pháp nào để sàng lọc sớm ung thư cổ tử cung và cần phải sàng lọc cho những đối tượng nào?

1.Đối tượng cần được sàng lọc:

-Tất cả các phụ nữ đã có quan hệ tình dục, đặc biệt là độ tuổi từ 30-50 cần phải làm xét nghiệm sàng lọc phát hiện sớm nguy cơ ung thư cổ tử cung.

– Phụ nữ từ 21-29 tuổi cần làm xét nghiệm sàng lọc bằng tế bào cổ tử cung hoặc VIA 2 năm/lần.

-.Phụ nữ trên 30 tuổi nên thường xuyên đi khám sàng lọc để phát hiện các tổn thương tiền UTCTC.

2.Các xét nghiệm để sàng lọc UTCTC: a. Kỹ thuật sàng lọc tế bào (Pap smear):

-Xét nghiệm PAP dùng để phát hiện tế bào tiền ung thư trước khi chúng có thể chuyển thành ung thư xâm lấn. Với việc khám sàng lọc bằng lâm sàng và xét nghiệm PAP định kỳ hàng năm 1 đến 2 lần ở phụ nữ trên 30 tuổi đã có gia đình sẽ giúp cho việc chẩn đoán lâm sàng tình trạng tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm có thể điều trị khỏi được. Ở các nước thực hiện chương trình sàng lọc ung thư cổ tử cung đã làm giảm 30% các trường hợp ung thư xâm lấn.

Tại các địa phương không có phương tiện xét nghiệm để làm PAP test, có thể khám cổ tử cung bằng mắt với mỏ vịt và đủ ánh sang, áp dụng cho các phụ nữ có gia đình, trên 30 tuổi. Nếu có bất thường sẽ đưa sang bộ phận xác định bệnh và điều trị.

b.Quan sát bằng mắt thường với dung dịch iốt Lugol (VILI):

-Là phương pháp quan sát bằng mắt, có bôi dung dịch iốt Lugol lên cổ tử cung và sau đó kiểm tra xem có vùng nào không bám màu. Kết quả của VILI cho thấy ngay, giúp thuận lợi cho việc sàng lọc UTCTC nhanh chóng.

-Khám bằng mắt kết hợp với là thử nghiệm Lugol, soi cổ tử cung để phóng đại các tổn thương ở cổ tử cung vừa chẩn đoán vừa điều trị các ung thư tiền xâm lấn.

c.Quan sát bằng mắt thường với axít axêtic (VIA):

-Là phương pháp có dùng dung dịch axít axêtic 3% đến 5% bôi lên cổ tử cung, sau đó quan sát cổ tử cung bằng mắt thường sau 1 phút. Nếu thấy các vùng bị trắng gần với khu vực chuyển tiếp thì xét nghiệm này được coi là dương tính đối với các thay đổi tế bào tiền ung thư hoặc ung thư xâm lấn sớm.

d.Xét nghiệm DNA HPV:

– Các xét nghiệm mới có thể phát hiện DNA HPV có nguy cơ cao gấy UTCTC trong phiến đồ âm đạo hoặc cổ tử cung.

Copy ghi nguồn DaiHocDuocHanoi.com

link bài viết SÀNG LỌC UNG THƯ CỔ TỬ CUNG.

Xét Nghiệm Ung Thư Cổ Tử Cung Bằng Pap Smear Có Hiệu Quả Không?

Xét nghiệm Pap smear là một trong những phương pháp xét nghiệm ung thư cổ tử cung được các chuyên gia khuyến cáo các chị em nên làm. Vậy Pap smear là xét nghiệm gì? Và xét nghiệm Pap smear có thực sự hiệu quả không?

1. Tại sao nên tầm soát xét nghiệm ung thư cổ tử cung định kỳ?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong các loại ung thư ở nữ giới thì ung thư cổ tử cung là bệnh gây tử vong hàng đầu. Theo thống kê, trên thế giới, cứ 2 phút lại có một phụ nữ qua đời vì ung thư cổ tử cung. Còn tính riêng ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, cứ 4 phút sẽ có một phụ nữ tử vong vì căn bệnh quái ác này.

Mặc dù là bệnh ung thư nguy hiểm, nhưng ung thư cổ tử cung hoàn toàn có thể chữa trị khỏi hoàn toàn với tỷ lệ thành công lên tới 100% nếu phát hiện ở giai đoạn tiền ung thư. Ở giai đoạn 1, tỷ lệ này trong khoảng 85 – 90%. Và giảm dần ở các giai đoạn sau. Đến giai đoạn cuối, tỷ lệ chữa khỏi chỉ còn 15% với những bệnh nhân sống sót sau 5 năm.

Bởi vậy, phát hiện sớm ung thư cổ tử cung đóng vai trò rất quan trọng. Theo các bác sĩ, ban đầu có thể các dấu hiệu ung thư cổ tử cung rất mơ hồ, không dễ dàng và dễ nhầm lẫn với những bệnh khác. Nhưng sau đó, những dấu hiệu ung thư cổ tử cung sẽ xuất hiện rõ ràng hơn như: bị chảy máu âm đạo, kỳ kinh nguyệt kéo dài bất thường, chảy máu khi quan hệ tình dục, dịch tiết âm đạo có màu, mùi lạ, thậm chí lẫn cả máu,….

Hiện nay, tầm soát ung thư cổ tử cung được coi là phương pháp để có thể phát hiện sớm ung thư cổ tử cung và phòng ngừa kịp thời bệnh này. Các xét nghiệm được sử dụng để tầm soát ung thư cổ tử cung gồm xét nghiệm Pap smear, xét nghiệm HPV, soi cổ tử cung, sinh thiết cổ tử cung,….

Trong các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung, phương pháp đơn giản và dễ thực hiện là xét nghiệm Pap smear. Khi thực hiện phương pháp này, các kỹ thuật viên sẽ lấy một mẫu tế bào trên bề mặt cổ tử cung và phân tích để phát hiện các bất thường. Phương pháp này có thể phát hiện sớm tới 90 – 95% các trường hợp bị ung thư cổ tử cung.

2. Khi nào phụ nữ nên thực hiện xét nghiệm ung thư cổ tử cung?

Theo các bác sĩ, phụ nữ nên bắt đầu tầm soát xét nghiệm ung thư cổ tử cung khi 21 tuổi, và tuyệt đối không tiến hành tầm soát ung thư cổ tử cung nếu dưới độ tuổi 21, không kể tuổi bắt đầu quan hệ tình dục.

Với những phụ nữ trong độ tuổi từ 21 – 29 tuổi thì nên thực hiện xét nghiệm Pap smear để tầm soát ung thư cổ tử cung 3 năm/lần. Ở độ tuổi này, các chị chưa làm xét nghiệm HPV bởi tần suất nhiễm chủng HPV nguy cơ cao ở tuổi này khoảng 20%, và hầu hết virus HPV sẽ tự biến mất mà không cần can thiệp. Ngoài ra, phát hiện nhiễm virus HPV sẽ gây ra lo lắng, tốn chi phí khám bệnh và điều trị không cần thiết.

Trong độ tuổi từ 30 – 64 tuổi, các chị em nên thực hiện đồng thời xét nghiệm Pap smear và xét nghiệm HPV 5 năm/lần.

Khi trên 65 tuổi và các kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung trước đây đều bình thường thì nên ngưng tầm soát. Bởi hầu hết các kết quả xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung, HPV dương tính đều là những kết quả giả, không phản ánh đúng tiền ung thư cổ tử cung, nguy cơ nhiễm HPV chỉ còn 5 – 10%.

Bên cạnh tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, phụ nữ nên chú ý tới việc phòng ngừa ung thư cổ tử cung bằng cách giữ vệ sinh vùng kín theo lời khuyên của bác sĩ phụ khoa, nên có lối sống tình dục lành mạnh (không quan hệ tình dục khi còn quá trẻ, không quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, quan hệ tình dục sử dụng các biện pháp an toàn), nên khám phụ khoa và tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ, tiêm phòng vắc-xin ngừa virus HPV,….

3. Xét nghiệm ung thư bằng Pap smear là gì?

Ung thư cổ tử cung là bệnh nguy hiểm với tỷ lệ bệnh nhân tử vong cao thứ 5 (chỉ sau ung thư gan, vú, dạ dày, phổi). Mặc dù nguy hiểm, ung thư cổ tử cung hoàn toàn có thể phòng ngừa cũng như điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm. Xét nghiệm Pap smear là một trong những phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung được các bác sĩ phụ khoa khuyên nên tiến hành. Vậy xét nghiệm Pap smear là gì? Có thực sự hiệu quả không? Thời gian nên làm xét nghiệm Pap smear?

Xét nghiệm Pap smear hay còn gọi là phương pháp xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung âm đạo được Papanicolaou phát minh năm 1939.

Nguyên lý chính của phương pháp này là lấy tế bào trực tiếp từ cổ tử cung âm đạo và các bác sĩ sẽ tiến hành quan sát, xét nghiệm tế bào và đưa ra chẩn đoán theo tiêu chuẩn chẩn đoán tế bào bệnh học. Ở cổ tử cung và thành âm đạo luôn có các tế bào bong tróc tự do hoặc các bác sĩ sẽ sử dụng que chuyên dụng Spatula phết tế bào khỏi lớp biểu mô.

Xét nghiệm Pap smear đã được ứng dụng từ rất lâu và đóng vai trò quan trọng trong tầm soát ung thư cổ tử cung nói riêng và chẩn đoán các bệnh phụ khoa nói riêng. Xét nghiệm Pap được thực hiện rất đơn giản và chi phí xét nghiệm cũng rất rẻ.

4. Xét nghiệm Pap smear có thực sự tầm soát ung thư cực hiệu quả?

Nếu như các kỹ thuật khác chỉ xác định được mật độ và kích thước của khối u thì xét nghiệm Pap smear lại giúp xác định được loại tế bào ung thư cổ tử cung. Ngày nay, kỹ thuật cố định nhuộm màu tiêu bản đã được cải tiến đáng kể với sự ra đời của các máy nhuộm tiêu bản tự động. Chúng có thể có được các tiêu bản đẹp, loại bỏ mọi cặn bẩn giúp các bác sĩ quan sát được rõ ràng, loại trừ hình ảnh giả dễ gây nhầm lẫn khi soi kính hiển vi.

Tuy nhiên, xét nghiệm Pap smear có cho ra kết quả tầm soát ung thư chính xác hay không còn tùy thuộc vào kỹ thuật viên lấy mẫu và đọc kính hiển vi có chính xác hay không. Nếu mẫu tế bào lấy ở vị trí không tổn thương có thể cho ra kết quả âm tính giả. Tuy nhiên trường hợp này hiếm khi xảy ra.

Bên cạnh kỹ thuật viên, bác sĩ chẩn đoán tế bào học cũng là người quyết định độ chính xác của xét nghiệm Pap smear. Bởi theo thông thường, nếu thấy cổ tử cung bị tổn thương, các bác sĩ sẽ tiến hành hội chẩn tại chỗ hoặc làm xét nghiệm lần 2 để có được kết luận chắc chắn.

5. Nên thực hiện xét nghiệm Pap smear bao lâu một lần?

Tất cả phụ nữ đã quan hệ tình dục hoặc từ 21 tuổi trở lên nên thăm khám sức khỏe phụ khoa hàng năm, cũng như tiến hành các biện pháp tầm soát ung thư cổ tử cung. Thông thường, thời gian thực hiện xét nghiệm Pap smear tuỳ thuộc vào độ tuổi:

– Độ tuổi từ 21 – 29: nên thực hiện xét nghiệm Pap 3 năm/lần.

– Độ tuổi 30 – 65: nên làm xét nghiệm Pap smear 5 năm/lần, kết hợp với xét nghiệm HPV.

– Sau 65 tuổi: không cần thực hiện nếu kết quả các xét nghiệm Pap smear trước đây bình thường.

Trong trường hợp, từng cắt bỏ tử cung hoặc từng làm hoá trị ung thư, hay làm phiến đồ Pap smear bất thường,… thì nên nói chuyện với bác sĩ.

6. Những lưu ý cần nhớ trước khi thực hiện xét nghiệm ung thư cổ tử cung bằng Pap smear

– Các chị em nên đặt lịch làm xét nghiệm trước 1 tuần.

– Tránh thụt rửa, sử dụng thuốc đặt âm đạo hoặc chất diệt tinh trùng ít nhất 48 tiếng trước ngày làm xét nghiệm Pap.

– Tránh quan hệ tình dục 24 giờ trước khi làm xét nghiệm

– Nên đi tiểu trước khi làm xét nghiệm.

– Mặc quần áo thoải mái, thoáng mát.

– Nói với bác sĩ về những vấn đề phụ khoa bản thân đang gặp phải hoặc đã từng gặp phải trước đây.

– Nói với bác sĩ nếu nghi ngờ bản thân đang mang thai, đang mang thai hoặc mong muốn có thai, tránh thai.

Bên cạnh việc xét nghiệm ung thư cổ tử cung định kỳ để phát hiện bệnh sớm, phụ nữ nên chú ý tới việc phòng ngừa bệnh bằng cách giữ vệ sinh vùng kín theo lời khuyên của bác sĩ phụ khoa, nên giữ lối sống tình dục lành mạnh và tiêm phòng HPV.

Cập nhật thông tin chi tiết về Sàng Lọc Ung Thư Cổ Tử Cung: Chỉ Xét Nghiệm Pap Đã Đủ? trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!