Bạn đang xem bài viết Phải Làm Gì Khi Bà Bầu Bị Chó Cắn? được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
BS. Trần Thị Minh Châu. Một chị bầu người quen của mình vừa bị chó nhà hàng xóm cắn trong lúc đi đổ rác. Chị rất lo lắng vì con chó nhà bên chẳng bao giờ được đi tiêm phòng mà cứ tối tối lại được thả rông chạy khắp xóm. Điều chị lo nhất là không biết bầu có tiêm ngừa phòng bệnh dại được không và thuốc có ảnh hưởng gì đến em bé hay không. Thú thật là mình chưa bao giờ tìm hiểu về vấn đề này nên phải ngồi lục lọi lại sách vở và tìm hiểu thêm các khuyến cáo của các tổ chức y tế trên thế giới để trả lời những câu hỏi của chị. Nay mình viết bài này hy vọng sẽ giúp giải đáp một số thắc mắc của các bạn.
1. Khi bị chó cắn, bà bầu có những nguy cơ gì?
Với một vết thương do chó hoặc mèo cắn, cào hay liếm thì có thể xảy ra các nguy cơ: nhiễm trùng, bị uốn ván, bị bệnh dại.
2. Bà bầu có tiêm ngừa phòng bệnh dại được không?
Bệnh dại là bệnh cực kỳ nguy hiểm. Một khi đã bị bệnh dại, tỷ lệ tử vong là 100%. Trên thế giới chưa có thuốc điều trị mà chỉ có vắc xin dự phòng thôi. Theo hướng dẫn của tổ chức y tế thế giới và trung tâm kiểm soát phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, bà bầu không có chống chỉ định tiêm ngừa phòng bệnh dại. Nghĩa là tiêm được nghen các bạn, bởi vì xin nhắc lại là nếu bị bệnh dại là chắc chắn tử vong. Hơn nữa, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào cho thấy vắc xin phòng bệnh dại gây ảnh hưởng đến mẹ và em bé.
3. Loại vắc xin nào đang được sử dụng tại Việt Nam?
Để yên tâm hơn, mình vừa tìm hiểu xem loại vắc xin nào đang được Việt Nam sử dụng. Lấy ví dụ ở viện Pasteur chúng tôi (là trung tâm tiêm chủng lớn của miền Nam), vắc xin đang sử dụng là Verorab, sản xuất tại Pháp, là loại vắc xin phòng dại thế hệ mới đã được chứng minh là an toàn. Chưa có nghiên cứu nào cho thấy vắc xin này ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu và em bé.
4. Sơ cứu ban đầu khi bị chó cắn như thế nào?
Rửa kỹ vết thương bằng xà phòng đặc 20% hoặc nước muối sinh lý 0,9%.
Bôi thuốc sát khuẩn như: cồn, dung dịch iot.
Không nên băng kín vết thương.
Cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám, tư vấn và tiêm vắc xin phòng dại.
Bác sĩ có thể sẽ kê thêm thuốc kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng vết cắn cho bạn, huyết thanh kháng độc tố uốn ván (nếu cần), huyết thanh kháng dại nếu vết thương nặng, nhiều vết cắn xuyên thấu hoặc vết thương hở bị nhiễm nước bọt của con vật).
Bà Bầu Bị Trầm Cảm Phải Làm Sao?
Bà bầu bị trầm cảm phải làm sao?
Trầm cảm là một loại rối loạn tâm trạng gây ra cảm giác buồn bã và vô vọng. Đôi khi cảm giác xuống tinh thần là bình thường, nhưng khi bị trầm cảm, những cảm xúc tiêu cực này có thể kéo dài hàng tuần hoặc thậm chí vài tháng.
Trầm cảm có thể ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống, từ cách suy nghĩ và hành động đến cách ăn và ngủ.
Mẹ bầu bị trầm cảm khi mang thai tháng cuối
Ngay cả khi cả tình trạng trầm cảm đã được kiểm soát, những biến chuyển về nội tiết tố trong thời kỳ mang thai có thể khiến cho tình trạng này tái phát. Phụ nữ thường phát triển các dấu hiệu trầm cảm sau sinh (PPD) trong suốt thai kỳ.
Đối phó với cảm xúc tiêu cực chưa bao giờ là một việc dễ dàng, và việc này càng khó khăn hơn khi đang mang thai.
Nhưng trầm cảm là một căn bệnh, không phải là một sự lựa chọn. Tình trạng này phổ biến đến mức kinh ngạc: Khoảng 1 trong 10 phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai, và con số thực tế có thể còn cao hơn vì rất nhiều người không muốn thừa nhận điều đó.
Trầm cảm lâm sàng khó có thể biến mất nếu không điều trị, và có nhiều lựa chọn cho việc điều trị chứng bệnh này. Nhiều người cảm thấy tốt hơn chỉ sau vài tháng, và hầu như tất cả đều cảm thấy bình thường trở lại trong vòng một năm.
Vì vậy, đừng ngần ngại yêu cầu giúp đỡ. Sức khỏe cảm xúc của mẹ bầu cũng quan trọng như sức khỏe thể chất vậy.
Một số triệu chứng trầm cảm nhẹ, chẳng hạn như mệt mỏi hoặc khó ngủ, là bình thường trong thai kỳ. Nhưng khi mẹ bầu có cảm giác buồn bã hoặc vô vọng, mất đi hứng thú với những thứ từng thích hoặc không thể hoạt động bình thường trong cuộc sống hàng ngày, có thể mẹ bầu đã bị trầm cảm.
Cô đơn khi mang thai chính là biểu hiện phổ biến của bệnh trầm cảm
Mẹ bầu có thể bị trầm cảm nếu đã trải qua năm hoặc nhiều triệu chứng sau đây gần như mỗi ngày liên tục trong (ít nhất) hai tuần:
Mất hứng thú với các hoạt động hàng ngày, hoặc có cảm giác rằng không còn gì thú vị hay vui vẻ nữa
Cảm thấy buồn bã, hoặc “trống rỗng” trong hầu hết các ngày, mỗi ngày
Thường xuyên khóc khi mang thai
Cảm thấy vô cùng khó chịu hoặc kích động
Bà bầu hay suy nghĩ linh tinh, thường xuyên cảm thấy lo lắng
Thấy khó tập trung
Có năng lượng thấp hoặc mệt mỏi cực độ mà không cải thiện khi nghỉ ngơi
Trải nghiệm những thay đổi trong cách ăn hoặc ngủ, chẳng hạn như muốn ăn hoặc ngủ mọi lúc hoặc không thể ăn hoặc ngủ chút nào
Có cảm giác tội lỗi, vô dụng hoặc vô vọng
Cảm thấy cuộc đời mình không đáng sống, muốn chết khi mang thai
Nếu nghĩ rằng có thể bị trầm cảm khi mang bầu, mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ. Chỉ có một chuyên gia sức khỏe tâm thần mới có thể chẩn đoán được.
Bất cứ ai cũng có thể bị trầm cảm, nhưng bệnh trầm cảm ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều gấp ba lần so với nam giới. Trầm cảm thường phát triển lần đầu tiên trong những năm tuổi 20 của phụ nữ – ngay trong giai đoạn nhiều phụ nữ sinh con đầu lòng.
Có khả năng trầm cảm là do sự kết hợp của các yếu tố, bao gồm:
Lịch sử gia đình
Nếu từng có thành viên trong gia đình mắc chứng trầm cảm, mẹ bầu sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn và có nhiều khả năng mắc bệnh ở độ tuổi trẻ hơn. Trong trường hợp này, nguy cơ tự tử cũng tăng lên.
Mẹ bầu đã từng bị trầm cảm trước đây
Nếu đã từng phải vật lộn với chứng trầm cảm hoặc lo lắng trong quá khứ – như trong thời kỳ mang thai sớm hơn hoặc sau khi sinh con đầu lòng – mẹ bầu có nhiều khả năng bị trầm cảm khi đang mang thai.
Cuộc sống căng thẳng
Gặp phải những việc gây căng thẳng, chẳng hạn như các vấn đề tài chính, kết thúc mối quan hệ, mất người thân hoặc mất việc đều có thể gây ra trầm cảm.
Thiếu sự hỗ trợ
Nếu mẹ bầu tự sinh con hoặc nếu cảm thấy bị cô lập với bạn bè hoặc gia đình, mẹ bầu sẽ có nguy cơ trầm cảm cao hơn. Có khúc mắc trong quan hệ vợ chồng cũng có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm của mẹ bầu.
Mang thai ngoài kế hoạch
Phát hiện ra có thai khi không có kế hoạch khiến mẹ bầu trở nên cực kỳ căng thẳng và làm tăng nguy cơ trầm cảm.
Bạo lực gia đình
Việc bạo lực gia đình và lạm dụng tình cảm trở nên tồi tệ hơn khi mang thai. Nếu điều này xảy ra, điều quan trọng là mẹ bầu phải nói chuyện với ai đó để đảm bảo sự an toàn cho hai mẹ con.
Mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ. Trầm cảm là một trong những biến chứng thai kỳ phổ biến nhất. Trong các lần khám thai, có khả năng bác sĩ sẽ hỏi về tâm trạng và cảm giác của mẹ bầu. Trong trường hợp bác sĩ không hỏi đến vấn đề này, hãy chủ động đề cập với bác sĩ.
Có thể mẹ bầu cảm thấy khó khăn để nói ra những vấn đề về sức khỏe tinh thần, nhưng đừng ngại, mẹ bầu không phải là người duy nhất gặp phải tình trạng này.
Hoặc mẹ có thể tham khảo kinh nghiệm vượt qua trầm cảm khi mang bầu Tại đây.
Bà bầu bị trầm cảm phải làm sao?
Có nhiều lựa chọn điều trị khác nhau để giúp mẹ bầu đối phó với tình trạng này, bao gồm tâm lý trị liệu, thuốc, hoặc cả hai.
Mẹ bầu có thể lo lắng về việc uống thuốc khi mang thai. Nhưng hãy yên tâm là bác sĩ sẽ giúp mẹ bầu trong việc lựa chọn phương pháp cũng như các loại thuốc phù hợp.
Nếu mẹ bầu đang dùng thuốc điều trị trầm cảm hoặc bất kỳ tình trạng sức khỏe tâm thần nào khác trước khi mang thai, đừng ngừng dùng thuốc mà không nói chuyện trước với bác sĩ. Dừng lại đột ngột có thể đem lại rủi ro cho cả mẹ bầu và em bé.
Nếu cảm thấy tinh thần đi xuống, mẹ bầu có thể thấy khó khăn ngay cả trong việc đi khám thai. Nên nhớ điều này có thể sẽ để lại nhiều hệ lụy đáng tiếc vì lúc này, cả hai mẹ con đều không được chăm sóc đầy đủ. Vì vậy, khi bị trầm cảm, việc tìm kiếm sự giúp đỡ là hết sức cần thiết.
Hiện chưa có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của trầm cảm đối với em bé vì rất khó để phân tách tác động của trầm cảm với tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm.
Trầm cảm khi mang thai có nguy hiểm đối với con yêu?
Trầm cảm nhưng không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ trẻ bị sinh non hoặc nhẹ cân khi sinh ra. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng những đứa trẻ sinh ra từ những phụ nữ bị trầm cảm có nhiều khả năng dễ cáu kỉnh và có thể khóc nhiều hơn so với những đứa trẻ được sinh ra từ những bà mẹ không bị trầm cảm.
Tác dụng phụ có hại của thuốc chống trầm cảm bao gồm:
Sinh non
Tăng áp phổi
Nếu mẹ bầu dùng thuốc chống trầm cảm khi mang thai 3 tháng cuối, em bé có thể sẽ mắc phải các vấn đề về hô hấp, bồn chồn và khó chịu, lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết) hoặc khó khăn khi cho ăn.
Đối phó với những thay đổi về thể chất, nội tiết tố và cảm xúc của thai kỳ sẽ trở nên khó khăn khi mẹ bầu bị trầm cảm. Cách tiếp cận tốt nhất là nói chuyện với bác sĩ và tìm một kế hoạch điều trị phù hợp, và nhớ hãy chăm sóc bản thân.
Đừng cố giải quyết quá nhiều việc vặt trong nhà trước khi sinh em bé. Thay vì cố gắng giải quyết những công việc đó, hãy dành ưu tiên cho việc chăm sóc bản thân mình. Chăm sóc bản thân là một phần thiết yếu trong việc chăm sóc em bé.
Mẹ bầu sẽ không thể dành nhiều thời gian cho bản thân một khi đã sinh con, vì vậy cho đến lúc đó hãy dành thời gian để đọc sách, ăn sáng trên giường hoặc đi dạo quanh khu phố. Cũng đừng quên giữ gìn và hâm nóng tình cảm hai vợ chồng.
Đừng cố gắng xử lý những thách thức của trầm cảm và mang thai một mình. Thực hiện theo một kế hoạch điều trị cá nhân là cách tốt nhất để giữ sức khỏe trong suốt thai kỳ và kể cả thời gian sau sinh.
Nếu mẹ bầu bị trầm cảm trong bốn đến sáu tuần đầu sau khi sinh, đó có thể là trầm cảm sau sinh PPD. (Một nửa số phụ nữ bị PPD nhận thấy các triệu chứng đầu tiên trong thai kỳ).
Ngoại trừ thời gian, các triệu chứng và phương pháp điều trị đều giống như trầm cảm trước hoặc trong khi mang thai.
Đừng nhầm lẫn trầm cảm sau sinh với hội chứng “baby blues” (hội chứng này sẽ biến mất sau một hoặc hai tuần). Giống như trầm cảm trước hoặc trong khi mang thai, PPD có thể là kết quả của sự kết hợp của các yếu tố nội tiết, môi trường và di truyền.
Nếu bị trầm cảm hoặc lo lắng khi mang thai, nguy cơ cao là mẹ bầu sẽ mắc phải chứng trầm cảm sau sinh.
Khi nào nên liên lạc với bác sĩ?
Nếu cảm thấy không thể giải quyết được những công việc hằng ngày thêm nữa hoặc là có suy nghĩ tự làm đau bản thân, hãy gọi điện cho bác sĩ để xin giúp đỡ.
Nguồn: Babycenter
*** Phan Hồ Điệp – mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam cố vấn chuyên sâu
Mua ngay các khóa học dành cho bà mẹ bận rộn của POH:
Thai giáo 280 ngày yêu thương: POH Thai giáo
Giúp con ăn no ngủ đủ theo nếp EASY & tự ngủ (0-19 tuần): POH Easy One
Phát triển giác quan, vận động & ngôn ngữ con yêu (0-12 tháng): POH Acti
Giáo dục Montessori tại nhà (1-3 tuổi): POH Acti (1-3 tuổi)
Làm Gì Khi Bà Bầu Bị Nghẹt Mũi, Sổ Mũi, Ho Có Đờm?
Nghẹt mũi, sổ mũi, ho có đờm là những chứng bệnh mà đa số chị em khi mang thai rất dễ gặp phải. Tuy không gây nguy hiểm cho tính mạng cũng như thai nhi nhưng những chứng bệnh trên vẫn khiến cho các bà bầu cảm thấy mệt mỏi, stress, ảnh hưởng đến cuộc sống. Vì vậy, để giúp chị em trải qua thai kỳ một cách khỏe mạnh và vui vẻ, trong bài viết này META sẽ cùng bạn giải đáp thắc mắc: Khi mang bầu bị nghẹt mũi, sổ mũi, ho có đờm cần làm gì?
Làm gì khi bà bầu bị nghẹt mũi, sổ mũi, ho có đờm?
Nghẹt mũi, sổ mũi, ho có đờm là những biểu rất bình thường mà đa số phụ nữ khi mang thai đều có thể sẽ phải trải qua. Bên cạnh nguyên nhân đến từ việc sức đề kháng yếu đi khiến phụ nữ mang thai dễ bị cảm cúm, cảm lạnh, mẫn cảm với các dị nguyên trong không khí… thì còn một nguyên nhân khá phổ biến nữa, đó là do chứng viêm mũi thai kỳ.
Viêm mũi thai kỳ thường xuất hiện ở tháng thứ 2 và có thể trở nặng trong những tháng cuối khi mang bầu. Nguyên nhân gây ra chứng bệnh này là do lượng estrogen tăng cao trong quá trình mang thai khiến lưu lượng máu trong cơ thể cũng tăng, các mạch máu nhỏ trong khoang mũi sưng lên, cơ thể gia tăng tiết dịch nhầy tạo thành đờm gây ra nghẹt mũi, sổ mũi, ho có đờm.
Rửa mũi, hút dịch mũi
Dịch nhầy, đờm là những nguyên nhân chính gây ra nghẹt mũi, sổ mũi, ho có đờm. Vì vậy, các bác sĩ thường khuyến khích người bệnh sử dụng các loại bình rửa mũi, máy hút mũi chuyên dụng kết hợp với nước muối sinh lý để làm sạch mũi. Nước muối có khả năng diệt khuẩn, kháng viêm được các loại máy hút dịch, bình rửa mũi bơm trực tiếp vào khoang mũi-họng sẽ làm loãng các dịch nhầy và đẩy chúng ra ngoài.
Khi các triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi, ho có đờm đang ở tình trạng nặng, bạn có thể tiến hành rửa mũi 2 – 3 lần/ngày. Sau đó, khi các triệu chứng đã có thay đổi tích cực, bạn hãy giảm tần suất xuống còn 1 lần/ngày để tránh làm tổn thương và khô niêm mạc mũi.
Súc miệng bằng nước muối
Tai-mũi-họng là ba bộ phận liên thông với nhau, vì vậy, khi bạn súc miệng bằng nước muối có thể ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi từ viêm mũi tấn công khoang miệng và ngược lại. Đối với chị em phụ nữ bị nghẹt mũi khi mang thai, tốt nhất nên sử dụng nước muối ấm súc miệng 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.
Xông hơi mũi họng
Tuy chỉ mang tính tạm thời nhưng việc xông hơi mũi họng có thể làm giảm khá nhanh tình trạng ngạt mũi, sổ mũi, làm loãng đờm dãi trong cổ họng và còn đem đến cảm giác dễ chịu, giảm bớt căng thẳng cho người đang mang thai. Để tăng hiệu quả, các bà bầu có thể kết hợp xông bằng máy khí dung và sử dụng thêm một số loại tinh dầu thiên nhiên như tinh dầu chanh, bưởi, tinh dầu sả, tinh dầu khuynh diệp…
Thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt
Thói quen ăn uống và sinh hoạt cũng tác động rất nhiều đến sức khỏe hệ hô hấp khi mang thai. Để làm giảm nhanh các triệu chứng ho có đờm, sổ mũi, nghẹt mũi, phụ nữ khi mang thai hãy chú ý những vấn đề sau:
Uống nhiều nước: Nước có thể giúp làm lỏng các dịch đặc ở mũi, mẹ bầu nên uống nước ấm, hoặc nước ấm pha với chanh và mật ong.
Ăn nhiều rau xanh và hoa quả có chứa nhiều vitamin để tăng cường sức đề kháng.
Tránh ăn cay: Các loại gia vị cay như tiêu, ớt, mù tạt sẽ kích thích nước mũi tiết ra nhiều hơn, do đó, phụ nữ mang bầu bị ngạt mũi càng nên hạn chế đồ cay nếu không muốn tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
Kê cao gối khi nằm để dễ thở hơn khi ngủ và nghỉ ngơi.
Dùng máy phun sương tạo độ ẩm, nhất là lúc ngủ, để giảm bớt cảm giác khó chịu do tình trạng ngạt mũi, sổ mũi gây ra.
Luyện tập thể thao, vận động nhẹ nhàng cũng giúp làm dịu cơn ngạt mũi. Tuy nhiên, mẹ nên tránh tập luyện ngoài trời bởi không khí ô nhiễm rất dễ khiến đường hô hấp bị kích ứng.
Đeo khẩu trang khi ra ngoài, có thể sử dụng thêm máy lọc không khí trong nhà, tránh tiếp xúc với môi trường nhiều khói thuốc, mùi sơn, mùi nước hoa, mùi bia rượu, bụi bẩn…
Chữa nghẹt mũi khi mang thai bằng phương pháp dân gian
Cách trị nghẹt mũi cho bà bầu bằng cây hương nhu
Ít ai biết rằng hương nhu là một trong những loại dược liệu thường mặt có trong bài thuốc điều trị cảm mạo của Đông y. Loại cây này không có độc, tính ôn, vị cay, kinh vào tạng phế, phủ vị giúp khai thông phế khí và bài trừ đàm. Người bị ngạt mũi khi mang thai có thể dùng hương nhu để điều trị hiệu quả. Khi sử dụng hương nhu, bạn phải chọn loại màu tím mới có thể dùng làm thuốc, không chọn loại hương nhu trắng bởi loại này chỉ sử dụng làm tinh dầu.
Cách dùng: Lá hương nhu sau khi phơi khô thì nghiền hoặc xay nhỏ ra. Sau đó đổ nước nóng ngâm khoảng 5 – 10 phút rồi uống. Liều dùng khoảng 8 gram/ngày.
Giảm nghẹt mũi khi mang thai bằng chanh
Sở dĩ chanh có thể chữa ngạt mũi vì trong chanh có chứa hàm lượng vitamin C cao, giúp cải thiện sức đề kháng của cơ thể và làm giảm tiết dịch nhầy trong phế quản. Chanh pha cùng đường phèn là một trong những mẹo chữa ngạt mũi cho bà bầu cực an toàn mà dễ thực hiện.
Cách dùng: Pha 1 nửa quả chanh cùng với đường phèn và nước ấm vừa đủ, uống mỗi ngày sau khi ăn.
Bên cạnh những cách trên, vẫn còn khá nhiều mẹo dân gian khác mà bạn có thể áp dụng như: Ăn cháo hành với lá tía tô, kinh giới, chanh muối, quất mật ong, trà gừng, cháo táo đỏ bí ngô đường phèn, cháo gà…
Có nên dùng thuốc trị ngạt mũi cho bà bầu?
Khá nhiều chị em thường có thói quen tới hiệu thuốc mua thuốc uống khi gặp những vấn đề về sức khỏe như: Ho, sốt, sổ mũi, ngạt mũi… Tuy nhiên, thời gian mang thai là khi cơ thể phụ nữ gặp rất nhiều thay đổi, dùng thuốc sai cách có thể đem đến những hiểm họa khôn lường cho sự phát triển của thai nhi trong bụng. Vì vậy, mẹ bầu tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc trong thai kỳ, nhất là 3 tháng đầu mang thai, khi chưa nhận được chỉ định từ phía bác sĩ.
Nếu đã áp dụng những cách trên mà tình trạng ngạt mũi không đỡ hơn, bạn nên đi thăm khám để bác sĩ kê toa thuốc phù hợp và an toàn. Bên cạnh đó, còn một số lưu ý khác khi dùng thuốc bà bầu cần lưu ý:
Tránh lạm dụng thuốc xịt mũi, vì nó có thể làm tăng tình trạng viêm mũi và triệu chứng ngạt mũi khó chịu.
Thuốc dạng xịt thường chứa corticoid, chất khi nạp vào cơ thể có thể gây hại cho thai nhi, nhưng chỉ có hại khi bạn sử dụng dưới dạng uống.
Bà Bầu Bị Viêm Họng Hạt Nên Làm Gì ?
Viêm họng hạt là một bệnh mãn tính, dễ tái phát và kéo dài dai dẳng. Chính vì thế cần có biện pháp phòng tránh và ngăn chặn bệnh phát triển. Để làm được điều này, bà bầu cần chú ý thực hiện tốt các điều sau:
– Luôn vệ sinh răng miệng, họng sạch sẽ hàng ngày bằng cách đánh răng, súc miệng bằng nước muối.
– Giữ ấm cho cơ thể, nhất là mũi họng, cổ khi thời tiết thay đổi, chuyển lạnh.
– Đeo khẩu trang khi ra đường để tránh khói bụi, ô nhiễm,…. hoặc các tác nhân gây viêm họng khác.
– Tránh ăn đồ ăn lạnh, cứng, các loại đồ ăn cay nóng, thay vào đó nên ăn thức ăn mềm, ăn nhiều rau quả tươi, uống nhiều nước.
– Không nên tự ý sử dụng thuốc chữa viêm họng hạt mà cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm họng không đúng cách có thể gây nguy hiểm cho thai nhi, gây dị tật thai nhi.
Cách chữa viêm họng hạt cho bà bầu
Cách dùng: bạn lấy củ gừng rửa sạch, gọt bỏ sau đó giã nát để lấy nước cốt, cho thêm nước cốt chanh và mật ong vào hòa đều để uống luôn. Cách này có tác dụng làm giảm nhanh chóng các triệu chứng bệnh viêm họng hạt như ho, đau rát họng hiệu quả, làm dịu cổ họng.
Cách trị viêm họng hạt cho bà bầu bằng chanh và muối
Cách này khá đơn giản, nguyên liệu sẵn có nên các mẹ có thể áp dụng bất cứ khi nào để phòng bệnh và khắc phục triệu chứng bệnh.
Đơn giản như sau: bạn lấy quả chanh rửa sạch, cắt thành từng miếng nhỏ, sau đó cho chút muối trắng vào trộn đều dùng để ngậm từ từ, ngậm ít nhất 4 – 5 lần mỗi ngày. Muối có tác dụng kháng khuẩn giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm họng, chanh cũng có tính kháng khuẩn và làm dịu cổ họng rất tốt.
Cách dùng như sau: bạn lấy cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, ép lây nước cốt, cho thêm 2 – 3 thìa mật ong vào cốc nước cà rốt quấy đều lên, sau đó cho thêm nước sôi để nguội vào khuấy đều dùng để súc họng mỗi ngày 2 – 3 lần và mỗi lần khoảng 5 phút.
Hàng ngày, các mẹ lấy khoảng 1 thìa bột nghệ pha với nước nóng, cho thêm vào một chút muối rồi dùng để uống. Dùng liên tiếp theo cách này trong 3 ngày sẽ thấy giảm hẳn triệu chứng ho, đau rát họng. Hoặc vào mỗi khi thời tiết thay đổi, chị em hãy áp dụng để phòng bệnh tái phát.
Cập nhật thông tin chi tiết về Phải Làm Gì Khi Bà Bầu Bị Chó Cắn? trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!