Bạn đang xem bài viết Nỗi Lòng Của Những Cô Gái Trẻ Mắc Ung Thư Phụ Khoa được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ung thư phụ khoa đa phần chỉ được phát hiện tình cờ, ngẫu nhiên. Do vậy, biết mình bệnh cũng là lúc chị em bước vào giai đoạn nặng.
Nỗi niềm thinh lặng
Khuôn viên Bệnh viện Từ Dũ dường như vắng vẻ, mọi người, mọi vật đều tối sầm trước mắt chị T.T.N.M. (23 tuổi, nhà ở tỉnh Bình Dương). Chị lặng người mặc cho cái nóng gay gắt 14g trưa, tựa người vào thành ghế đá, những ồn ào xung quanh không kéo chị ra khỏi suy nghĩ tiêu cực. Có người hỏi thăm, chị M. vỡ òa, khóc nấc.
Theo chị M., cách đây khoảng 5 tháng, chị thấy đau râm ran bụng, bụng căng, mệt mỏi, kinh nguyệt không đều nhưng chỉ nghĩ bản thân bị hành kinh. Cách nhập viện 2 tuần, các cơn đau xuất hiện với tần suất nhiều hơn, chị M. đến bệnh viện tỉnh khám và được chẩn đoán rối loạn tiêu hóa, thiếu sắt nên cho thuốc về uống.
Hầu hết chị em phụ mắc bệnh ung thư phụ khoa đều mặc cảm, khép kín
Uống thuốc mãi không khỏi, kèm theo xuất huyết âm đạo, ngày 22/4 chị M. đến Bệnh viện Từ Dũ khám lại, sau khi làm các xét nghiệm, bác sĩ thông báo chị mắc ung thư buồng trứng. “Tôi không nghĩ mình lại bị bệnh này. Tôi chỉ nghĩ mình bị rong kinh, chữa xong sẽ hết, không ngờ bệnh đã vào giai đoạn hai, có thể phải hóa trị. Tôi thấy nhớ mẹ, mẹ tôi cũng mất vì căn bệnh này”, chị M. nghẹn ngào.
Điều trị tại khoa Ung bướu Phụ khoa của Bệnh viện Từ Dũ được hơn 10 ngày, cũng là khoảng thời gian chị N.T.H. (25 tuổi, nhà ở tỉnh Đắk Lắk) chưa thể tìm lại nụ cười, xoa xoa bàn tay đang truyền thuốc, nước mắt lặng lẽ rơi. Chị H. có mái tóc rất đẹp, buông xõa ngang hông, dày, đen óng. Có lẽ, quá quen thuộc với mái tóc của mình, nên mỗi khi nhìn lên dịch truyền, chị lại ám ảnh với những đợt rụng tóc.
Chị M. như chết lặng khi bác sĩ nói chị bị ung thư phụ khoa
Theo chị H., chị mới cưới được hơn một tháng đã phải vào bệnh viện trị bệnh. Xoay xoay chiếc nhẫn cưới, chị nhớ nhà da diết nhưng cũng sợ về nhà lắm, chị sợ nhìn thấy ánh mắt đau khổ của người thân, sợ bạn bè, hàng xóm hỏi về bệnh, sợ sau này không thể sinh con, sợ giữa bộn bề lo toan trong cuộc sống, mẹ chị chưa kịp nghỉ ngơi đã phải lên xe vào bệnh viện thăm nuôi. Hơn hết, chị tìm hiểu, biết được căn bệnh này dù có chữa lành cũng có thể tái lại bất kỳ lúc nào.
Kinh khủng, đó là cảm giác đầu tiên
Cố kìm nén, chị H. chia sẻ: “Kinh khủng, đó là cảm giác đầu tiên khi tôi nghe bác sĩ thông báo. Bác sĩ nói tôi yên tâm đi sẽ khỏi nhưng lòng tôi ngổn ngang lắm, con gái mà mắc bệnh này như cái án tử, tôi cảm thấy rất tủi thân dù gia đình luôn động viên.
Từ ngày bị bệnh, tôi ở luôn trong phòng, không tiếp bạn bè, không muốn bước xuống khuôn viên bệnh viện. Có cái gì đó đè nén rất nặng, thời gian tới tôi bước vào hóa trị theo phác đồ, rồi tóc sẽ rụng, rồi da sẽ tái đi, như các cô ở đây, cứ héo úa theo từng đợt hóa chất. Điều sợ nhất là mình không thể có con, mỗi lần nhắm mắt lại, ám ảnh cứ đeo bám”.
Chị H. vừa mới có chồng đã mắc ung thư, nhìn những cô bác xung quanh dần “héo úa”
Có lẽ, đang bước vào độ tuổi đẹp nhất, ở giai đoạn hạnh phúc nhất của người con gái, sau vài lần xét nghiệm, bệnh ung thư phụ khoa “rớt trúng” khiến chị H. suy sụp, dù bác sĩ, điều dưỡng tại bệnh viện nhiều lần động viên, chị cũng chưa thể suy nghĩ tích cực. Hầu hết bệnh nhân tại khoa Ung bướu Phụ khoa đều có chung những dự cảm, những ám ảnh không thể thoát ra được.
ThS.BS Lê Tự Phương Chi – Phó khoa Ung bướu Phụ khoa, Bệnh viện Từ Dũ – cho biết: “Hiện nay có rất nhiều chị em phụ nữ bị ung thư phụ khoa, nhất là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Ung thư phụ khoa bao gồm ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung, ung thư nguyên bào nuôi khiến phụ nữ mắc bệnh bị suy sụp bởi ai cũng nghĩ sẽ không thể có con, sẽ mất đi thiên chức làm mẹ.
Bên cạnh đó, phụ nữ nhạy cảm nên phần lớn người bệnh rất suy sụp, nhất là giai đoạn bước vào quá trình điều trị, những tác dụng phụ của phẫu thuật, hóa trị, xạ trị… ảnh hưởng rất nhiều đến vẻ bề ngoài người bệnh như tóc rụng, da sạm đen, sụt cân. Do đó, người bệnh luôn có cảm giác bản thân mình không giống những người xung quanh.
Theo bác sĩ Chi, suy nghĩ mắc ung thư phụ khoa là không thể có con là suy nghĩ sai lầm mà các chị em đang bị ung thư luôn lầm tưởng.
Tuy nhiên, chị em nên nghĩ thoáng đi, bởi bệnh viện luôn ưu tiên điều trị bảo tồn khả năng sinh sản của bệnh nhân nếu có thể. Trong những trường hợp bất khả kháng, bác sĩ sẽ tư vấn người bệnh được trữ trứng, trữ phôi để sau này vẫn còn cơ hội có con thông qua việc mang thai hộ”.
Theo bác sĩ, ung thư phụ khoa ở người trẻ trong giai đoạn đầu rất khó phát hiện vì mọi người không có thói quen khám sức khỏe, tầm soát ung thư. Đa phần các ca bệnh chỉ được bác sĩ phát hiện tình cờ, ngẫu nhiên khi chị em đang gặp vấn đề về phụ khoa. Do vậy, khi phát hiện, cũng là lúc chị em bước vào giai đoạn nặng.
Chị em phụ nữ cần có lối sống lành mạnh, cân bằng, bên cạnh đó trang bị cho mình kiến thức, nên đi khám phụ khoa định kỳ để chẩn đoán, phát hiện sớm giảm bớt gánh nặng điều trị sau này.
Phạm An/Phunuonline
/
Cuộc Sống Đầy Nghị Lực Của Cô Gái Mắc Bệnh Ung Thư Xương Quai Hàm
Mắc bệnh và phải hứng chịu những di chứng từ căn bệnh ung thư xương quai hàm nhưng điều đó vẫn không thể khuất phục sự nỗ lực vươn lên của cô gái trẻ Thu Huyền.
Thu Huyền là cô gái trẻ sinh ra và lớn lên tại một vùng quê nghèo thuộc tỉnh Hà Nam. Huyền có một tuổi thơ tươi đẹp với những ước mơ, hoài bão và những dự định cho tương lai. Thế nhưng, tai họa bắt đầu ập đến khiến cho Huyền và cả gia đình không thể ngờ rằng điều đó khiến cho cuộc sống của cô gái bé nhỏ gặp nhiều khó khăn.
Đó là khi bước vào độ tuổi 12, Huyền phải đối mặt với căn bệnh ung thư xương quai hàm. Gia đình đã cố gắng chạy chữa, thuốc thang nhưng những di chứng từ nhiều ca phẫu thuật đã lấy mất đi nét đẹp nhất trên khuôn mặt của người con gái. Phần cằm và miệng của Huyền bị biến dạng. Không những thế, cuộc sống sinh hoạt của Huyền cũng bị xáo trộn vì cô mất khả năng nhai và nói khó.
Những ngày đầu đối diện với thế giới bên ngoài bằng vẻ bề ngoài khác lạ, Huyền luôn cảm thấy mặc cảm, tự ti. Điều đó khiến cô gái trẻ chỉ muốn thu mình lại một góc, tránh tiếp xúc với tất cả mọi người, tránh giao tiếp với bất kỳ ai.
Thế nhưng, trong những lúc khó khăn mới biết con người Huyền mạnh mẽ biết nhường nào. Huyền bắt đầu vực dậy, biến mọi việc mà trước cô nghĩ rằng mình không thể làm thành có thể. Cô tiếp tục đi học và mới tốt nghiệp ngành điều dưỡng.
Huyền chia sẻ: “Cuộc sống của mình có phần khó khăn vì những khuyết điểm trên khuôn mặt, thế nhưng chắc chắn mình vẫn còn may mắn hơn nhiều người vì mình vẫn còn có thể làm việc bằng chính đôi tay và trí óc của mình”.
Hiện tại, Huyền đang nộp hồ sơ xin việc tại một số nơi và bước đầu khởi sắc.
Huyền chia sẻ, thêu và vẽ tranh là công việc mà cô cảm thấy yêu thích, đam mê nhất.
Ngay từ ngày còn nhỏ, những bức vẽ luôn được cô cất giữ cẩn thận.
Góc học tập cũng là không gian riêng để Huyền thoải mái treo thành tích học tập và trang trí những món quà được bạn bè tặng.
Những tấm hình xưa cũ luôn là một phần kỉ niệm không bao giờ quên.
Huyền chia sẻ rằng rất thích bế bồng trẻ nhỏ. Chúng luôn dễ thương và đem lại niềm vui đặc biệt.
Mẹ Huyền thường đi làm xa nhà. Vì thế, mỗi lần mẹ về, cô đều muốn cùng mẹ đi chợ và làm các công việc nhà.
Nấu ăn không phải là sở trường nhưng cũng là công việc mà cô yêu thích.
Đối với Huyền, ngày nào còn được cùng mẹ nấu ăn, cùng bà tưới rau, nhổ cỏ, cuộc sống của Huyền sẽ luôn tràn đầy hạnh phúc.
Việc ăn uống đối với Huyền khá khó khăn. Cơm và thức ăn luôn phải được xay nhuyễn…
…nhưng thi thoảng vẫn gây bất lợi.
Ngoài bạn bè trong xóm, chú chó nhỏ là người bạn thân thiết đối với cô. Có lần chú chó mà Huyền chăm sóc nhiều năm liền bị chết, cô đã khóc suốt hai ngày liền vì vừa nhớ vừa thương.
Bố và mẹ Huyền không thường xuyên ở nhà.
Bố huyền làm nghề xây dựng.
Còn mẹ thì nấu cơm cho công nhân.
Thế nên, thay vì đợi mẹ về thăm nhà, thỉnh thoảng Huyền lại bắt xe lên thăm và giúp bố mẹ cho vơi bớt nỗi nhớ.
Thu Huyền là một trong hai nhân vật tham gia tập 1 của chương trình Phép màu sắc đẹp do đơn vị sản xuất Ngôi Sao Xanh cùng Mimi Clinic & Spa, Bệnh viện chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ Kim Cương A&B phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam thực hiện và ekip bác sĩ giỏi đến từ nhiều nước như: Pháp, Mỹ và Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam.
“Phép Màu Sắc Đẹp” sẽ có tổng số 10 tập phát sóng với 20 nhân vật. Họ sẽ trải qua 3 vòng, vòng 1 là vòng tuyển chọn.
Mỗi tập phát sóng sẽ có 2 nhân vật xuất hiện, các nhân vật sẽ được ekip bác sỹ tư vấn và đánh giá để lựa chọn ra ai sẽ là nhân vật phù hợp với tiêu chí phẫu thuật thẩm mỹ của chương trình và nhận được gói phẫu thuật trị giá 1 tỷ đồng từ nhà sản xuất.
Chương trình được phát sóng vào khung 13h45 trên đài truyền hình VTV3 thứ 7 hàng tuần và phát lại trên VTV4 vào 9h sáng ngày Chủ Nhật.
Chi Chi – Tupo/ Người Đưa Tin
Cô Gái Trẻ Tìm Thấy Tình Yêu Sau Những Ngày Điều Trị Ung Thư Máu
Ung thư máu ở tuổi 22
Năm 2016, khi mới 22 tuổi, cô gái trẻ Đỗ Thị Thoa (quê ở Thái Nguyên) bàng hoàng nhận tin mình bị ung thư máu. “Ngày đó em không bao giờ quên được, khi nghe bác sĩ nói cả nhà chỉ biết ôm nhau khóc. Khi em lên đến khoa điều trị, mẹ em cũng khụy xuống” – Thoa nhớ lại.
Thoa đã từng oán hận ông trời và tự trách chính bản thân mình. Nhưng Thoa chỉ cho phép giây phút yếu đuối ấy thoảng qua chốc lát: “Mình phải suy nghĩ thoáng ra. Bản thân mình mà không tự động viên mình thì không ai làm được cả, mình không suy nghĩ tích cực, lạc quan thì dừng lại hết”.
Thoa trước khi mắc bệnh và khi đang điều trị tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương
Thoa bắt đầu đối diện với những đợt truyền hóa chất, mái tóc dài của cô gái trẻ rụng từng mảng. Sức khỏe suy kiệt, Thoa phải truyền hàng chục đơn vị máu và tiểu cầu để có thêm sức sống.
Trước đó không lâu, Thoa vẫn là một bạn trẻ khỏe mạnh và còn có 3 lần tham gia hiến máu. Thoa chia sẻ: “Khi hiến máu, suy nghĩ của em lúc đó là: Hiến máu chỉ là hiến thôi. Em không nghĩ là máu của lại mình quan trọng như vậy, không nghĩ là nó sẽ mang lại sự sống cho người khác.
Năm đó đến tận 27 Tết rồi, chỉ số tiểu cầu của em chỉ còn dưới 10 mà không có máu, không có tiểu cầu để truyền. Lúc này chỉ cần một người, một người hiến máu nữa thôi em sẽ được về ăn Tết. Lúc đó em mới thấy một đơn vị máu quý giá như thế nào”.
Những lời cảm ơn của Thoa gửi tới các bác sĩ đã điều trị cho mình
Hạnh phúc bất ngờ
Cùng điều trị ung thư máu với Thoa đều là các cô, các chị đã có gia đình và Thoa gần như là người trẻ nhất. Thoa cảm thấy rất tiếc nuối vì mình còn quá trẻ, đã học xong mà chưa kịp đi làm và còn bao dự định chưa thể thực hiện.
Chứng kiến những người chị thân thiết cùng phòng bệnh ra đi, Thoa chỉ có một cảm giác đau đớn và trống rỗng, không nghĩ được gì tiếp theo. Thoa đã suy nghĩ: “Em vẫn biết ngày đấy sẽ đến với mình, chỉ không biết là đến trong hoàn cảnh nào, đến sớm hay muộn thôi. Em lại càng không bao giờ nghĩ sẽ lập gia đình, sinh con và có một hạnh phúc cho riêng mình”.
Nhưng với tinh thần lạc quan, với sự chăm sóc của gia đình, của các y bác sĩ tại Khoa Điều trị hóa chất, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, Thoa đã vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất.
Khi sức khỏe ổn định, Thoa trở về nhà và bắt đầu đi làm. Tại nơi làm việc, Thoa gặp Nguyễn Minh Quý – người bạn đời sau này.
Dù biết rõ Thoa đã từng điều trị ung thư máu và nghe nhiều người cùng làm nhắc nhở: “Thoa bị bệnh đấy, mày xem phải suy nghĩ chín chắn, còn tương lai sau này nữa”, nhưng Quý không để tâm đến điều ấy và tình cảm giữa 2 bạn trẻ cứ lớn dần lên.
Dù biết người yêu mắc bệnh, nhưng chàng trai trẻ vẫn quyết lấy Thoa làm vợ
Một thời gian sau khi quen biết và dành tình cảm cho nhau, năm 2018 Thoa và Quý đã có một đám cưới ngọt ngào. Quý chia sẻ: “Em không sợ bệnh ung thư máu vì em nghĩ cuộc sống còn nhiều thứ đáng sợ hơn”.
Giờ đây, mỗi sáng thức giấc Thoa không hề nghĩ đến căn bệnh nữa. Thoa cảm thấy mình vô cùng may mắn vì vẫn tìm thấy hạnh phúc sau quãng thời gian điều trị ung thư máu.
Thoa mong những người cùng bị bệnh như mình hãy tin tưởng vào các y bác sĩ và luôn mạnh mẽ, đừng yếu đuối: “Nếu mình đã có bệnh, buồn cũng không giúp bệnh giảm đi được. Mình phải cố gắng suy nghĩ tích cực, sống lạc quan để những người thân không phải lo lắng cho mình nhiều nữa”.”Ung thư không phải là dấu chấm hết”, câu chuyện của cô gái trẻ Đỗ Thị Thoa là một minh chứng rằng nếu như bạn đủ nghị lực và niềm tin thì tương lai, hạnh phúc vẫn đang ở phía trước.
Trương Hằng
Kỳ Diệu Cô Gái Mắc Ung Thư Xương Giai Đoạn Cuối Bỗng Dưng Khỏi Bệnh
Kỳ diệu cô gái mắc ung thư xương giai đoạn cuối bỗng dưng khỏi bệnh
Bị chuẩn đoán mắc ung thư xương giai đoạn cuối, đã nhiều lần bị bệnh viện trả về nhưng bệnh nhân Trần Thị Bé Năm (23 tuổi ở xã An Hòa Tây, huyện Ba Tri, Bến Tre) đã có sự phục hồi diệu kì khiến gia đình và các bác sĩ không khỏi bất ngờ. “Án tử ” từ căn bệnh ung thư xương
Năm 19 tuổi, khi đang học lớp 12, Bé Năm nhiều lần ngất xỉu tại lớp học và được cha mẹ, thầy cô, bạn bè đưa đi cấp cứu. Sau mỗi lần truyền dịch, là em khỏe lại nên cha mẹ nghĩ rằng cô con gái út học nhiều nên mới yếu ớt như vậy. Sau đó, nghe lời khuyên của bà con hàng xóm và người thân, chị Hợp – mẹ bé Năm mới đưa con đi xét nghiệm. Khi có kết quả, cả nhà vô cùng bàng hoàng khi biết em đã mắc phải căn bệnh ưng thư xương quái ác.
Mặc dù, mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo nhưng với niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, Bé Năm vẫn tiếp tục đi học và tốt nghiệp Trường trung cấp Âu Việt với kết quả xuất sắc. Sau khi ra trường em vừa đấu tranh chống chọi lại bệnh tật vừa đi làm để kiếm tiền giúp gia đình có thêm tiền chữa bệnh cho mình.
Lúc này, nếu không tính tiền xạ trị vô hóa chất thì chi phí hàng tháng để chữa bệnh cho Bé Năm cũng hơn 10 triệu, một con số quá lớn với một gia đình nông dân bình thường. Thế nhưng, vì thương con, cả gia đình Bé Năm vẫn cố gắng để duy trì việc chạy chữa cho em.
Tuy nhiên, càng về sau bệnh tình của Bé Năm càng trở nặng. Bên cạnh căn bệnh ung thư xương ngày càng nặng, trong ổ bụng Năm lại xuất hiện hai khối u một lớn một nhỏ. Mặc dù, đã được phẫu thuật nội soi để cắt đi khối u lớn nhưng chỉ vài tháng khối u nhỏ lại “lớn nhanh như thổi” và gần như chiếm luôn ổ bụng. Điều đó, khiến sức khỏe Bé Năm xuống dốc không phanh và bắt đầu có dấu hiệu bán thân bất toại khi hai chân không còn cử động như ý muốn và cảm giác bị mất dần. Các bác sĩ ở Bệnh viện Ung bướu chúng tôi khuyến cáo gia đình nên đưa Năm về và chẩn đoán em chỉ còn sống được chừng ba tháng.
Sau khi về nhà, với suy nghĩ “còn nước còn tát”, vợ chồng chị Hợp tiếp tục cho con sử dụng các loại thuốc Nam kết hợp với châm cứu. Nhưng Bé Năm vẫn thường xuyên ngất xỉu nên gia đình lại phải đưa đi cấp cứu tại bệnh viện huyện, có đợt nằm cả chục ngày trời vẫn không khỏe lại.
Đến ngày 6/9 sự sống của Bé Năm gần như không còn hi vọng khi em hai chân liệt hẳn do u chèn và được các bác sĩ của Bệnh viện đa khoa Nguyễn Đình Chiểu (TP. Bến Tre) chẩn đoán: “suy kiệt do ung thư xương giai đoạn cuối”.
Vì sức khỏe quá yếu và có thể tử vong bất cứ lúc nào, nên bố mẹ Bé Năm ngậm ngùi đưa con về quê để chuẩn bị hậu sự.
Sự hồi sinh kì diệu
Sau khi được đưa về nhà vào khoảng 9h sáng ngày 7/9, Bé Năm ngủ li bì hơn 20 giờ đồng hồ. Nhưng điều bất ngờ hơn là 1h30 sáng ngày 8/9 em bắt đầu tỉnh dậy.
Sau 13 ngày trải qua cơn thập tử nhất sinh, sức khỏe Bé Năm bắt đầu hồi phục nhanh chóng, mọi đau nhức do ung thư biến mất, thậm chí em còn có thể tự đi được xe máy.
Hiện Bé Năm đang học bốc thuốc Nam từ thiện tại chùa Thiện Phước (thị trấn Ba Tri, huyện Ba Tri).
Theo Bác sĩ Trương Thị Vúng, Bệnh viện Đa khoa Nguyễn Đình Chiểu (Bến Tre) thì trường hợp “hồi sinh” của bệnh nhân Trần Thị Bé Năm (23 tuổi, trú tại xã An Hòa Tây, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) là điều kỳ diệu mà khoa học chưa giải thích được. Theo nhận định ban đầu, có thể đây là kết quả của các biện pháp Tây y kết hợp với các phương thức điều trị ung thư theo Đông y, châm cứu.
Cập nhật thông tin chi tiết về Nỗi Lòng Của Những Cô Gái Trẻ Mắc Ung Thư Phụ Khoa trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!