Xu Hướng 3/2023 # Những Lưu Ý Về Ung Thư Bao Tử Mà Mọi Người Cần Quan Tâm # Top 6 View | Sept.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Những Lưu Ý Về Ung Thư Bao Tử Mà Mọi Người Cần Quan Tâm # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Những Lưu Ý Về Ung Thư Bao Tử Mà Mọi Người Cần Quan Tâm được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ung thư bao tử là gì?

Ung thư bao tử hay còn gọi là ung thư dạ dày, căn bệnh này rất dễ mắc phải khi các tế bào cấu trúc bình thường của dạ dày trở nên đột biến một cách bất thường và tăng sinh không kiểm soát được. Khi đó, hiện tượng xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) và xâm lấn các mô ở xa (di căn) trên hệ thống bạch huyết khiến cho dạ dày xuất hiện khối u ác tính. Bệnh có khả năng di căn rất cao nếu không kịp thời chữa trị sẽ dẫn đến tử vong.

Giai đoạn đầu: Ở lớp niêm mạc dạ dày xuất hiện các tế bào ung thư và chúng sẽ xâm lấn từ từ qua lớp thứ 2 nhưng chưa có dấu hiệu lây qua các cơ quan khác.

Giai đoạn thứ 2: Xuất hiện ung thư dưới cơ, lúc này tế bào đã xâm lấn qua lớp niêm mạc dạ dày.

Giai đoạn 3: Tế bào ung thư tiếp tục lan ra hạch bạch huyết và các cơ quan khác ở xa hơn.

Giai đoạn cuối: Giai đoạn bệnh đã chuyển biến nặng. Lúc này các tế bào ung thư bao tử đã di căn ra hầu như cơ thể. Việc cứu sống bệnh nhân ở thời điểm này là điều khó có thể xảy ra.

Đối tượng dễ mắc phải bệnh ung thư bao tử

Thường thì bệnh ung thư bao tử không chừa một ai và một vài thói quen trong cuộc sống cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường chẳng hạn như:

Chế độ ăn uống không hợp lý: Bạn ăn quá nhiều các loại thức ăn được ướp muối như thịt muối, cá muối, rau dưa muối hay thịt nướng, thịt hun khói. Để tránh nguy cơ mắc bệnh nên hạn chế những loại thực phẩm này đồng thời tránh thức ăn có chất bảo quản hay đã bị nấm mốc do để lâu ngày.

Người bị bệnh thiếu máu ác tính cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư bao tử cao hơn người bình thường.

Bệnh nhân đã có sẵn khối u trong dạ dày nhưng ở mức độ lành tính hay nhỏ lâu ngày cũng sẽ có khả năng chuyển biến thành ung thư bao tử vì vậy không nên chủ quan.

Dạ dày bị viêm trong thời gian dài nhưng không đi khám, điều trị hay dùng thuốc trị dứt điểm.

Hút nhiều thuốc lá, uống bia rượu hay sử dụng những chất kích thích cũng có khả năng mắc bệnh.

Yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư bao tử?

Đây là một loại vi khuẩn rất nguy hiểm và nhiều người bị mắc phải, chúng có khả năng gây viêm loét dạ dày, phá hủy dần niêm mạc dạ dày lâu dần sẽ làm tổn thương tiền ung thư.

Tế bào niêm mạc dạ dày bị thay đổi cấu trúc, biến đổi hình thái giống như các tế bào ở ruột và đại tràng. Sau đó thoát khỏi sự kiểm soát của cơ thể. Cũng có nhiều trường hợp là teo niêm mạc dạ dày.

Theo nghiên cứu có tới 48% khi mẹ bị ung thư bao tử sẽ di truyền sang con. Tuy nhiên vẫn có khả năng nếu người thân trong gia đình thục hiện lối sống lành mạnh, tuân thủ những chế độ ăn uống đúng đắn thì thời gian sống sót cũng sẽ cao hơn.

Những người ở độ tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh ung thư bao tử sẽ càng nhiều hơn những người trẻ tuổi, cụ thể là từ 50 tuổi trở lên.

Đối với bệnh này thì nam giới sẽ có tỷ lệ mắc ung thu nhiều hơn nữ giới gấp 2 lần.

Tùy thuộc vào nhóm máu của bạn là gì, thường những người có nhóm máu O, B, AB sẽ khó mắc bệnh hơn là người có nhóm máu A. Bệnh nhân thuộc nhóm máu A sẽ có tỷ lệ mắc cao hơn những người có nhóm máu khác.

Có thể thấy việc tự điều chỉnh được cân nặng của chính bản thân mình là rất khó, tuy nhiên cần thực hiện đúng quy tắc ăn uống để tránh trường hợp bị béo phì.

Nên làm gì để phát hiện bệnh ung thư bao tử?

Khi cơ thể người bệnh đã xuất hiện những triệu chứng của bệnh ung thư bao tử thì sẽ đến ngay những cơ sở chuyên khoa để bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị. Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp bệnh không có dấu hiệu gì chỉ vô tình đi khám sức khỏe và phát hiện ra bệnh thì người ta gọi đây là sàng lọc.

Các bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm lâm sang như: nội soi, lấy sinh thiết để có thể đưa ra kết quả chính xác nhất là bệnh đang ở mức độ nào, tiến triển ra sao.

Qua nội soi, sẽ cho chúng ta thấy được khu vực đang cần quan tâm một cách trực tiếp nhất. Sau đó, bác sĩ sẽ lấy sinh thiết để đem đi xét nghiệm và đưa ra kết quả. Việc nội soi rất cần thiết giúp phát hiện bệnh sớm hơn từ khi bệnh đang ở giai đoạn đầu.

Việc lấy sinh thiết tế bào có thể lấy trong lúc đang nội soi, khi bác sĩ nghi ngờ sẽ bắt đầu thực hiện việc lấy sinh thiết trên người bệnh nhân. Đó chính là một phần mô nhỏ, lấy xong sẽ đem đi xét nghiệm dưới kính hiển vi. Sau cùng sẽ chuẩn đoán bệnh và đưa ra kết quả.

Điều trị bệnh ung thư bao tử như thế nào?

Có 3 cách để điều trị ung thư bao tử, tuy là bệnh có khả năng tử vong cao nếu phát hiện trễ tuy nhiên vẫn có những phương pháp điều trị để duy trì được sự sống cho người bệnh thêm mấy năm. Tùy vào tình trạng bệnh các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị như sau:

Phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng trong trường hợp bệnh đang ở giai đoạn đầu.

Áp dụng hóa chất trị liệu: có thể kết hợp sử dụng chung với phẫu thuật hoặc sau khi phẫu thuật. Trường hợp này chỉ sử dụng nhằm mục đích loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại sau hậu phẫu thuật. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp tạm thời và còn để lại những tác dụng phụ cho người bệnh.

Cuối cùng là phương pháp xạ trị: dùng các tia phóng xạ để tiêu diệt toàn bộ tế bào ung thư trong cơ thể người bệnh. Có thể sử dụng chung với phương pháp hóa chất trị liệu để làm giảm khối u. Mọi người hoàn toàn yên tâm vì những tia phóng xạ này có độ chính xác rất cao không làm ảnh hưởng đến các mô lành.

Những Điều Cần Lưu Ý Về Ung Thư Núm Vú

Ung thư núm vú là một dạng hiếm gặp của ung thư vú, các tế bào ung thư phát triển xung quanh núm vú. Bệnh xảy ra chủ yếu ở bệnh nhân trên 50 tuổi.

Bị tụt núm vú 1 bên có bị ung thư vú hay không?

Câu hỏi bởi: MyLinh

Chào bác sĩ!

Cháu năm nay vừa được 21 tuổi. Tình cờ cháu đọc 1 bài viết về biểu hiện của bệnh ung thư vú và cháu thấy có hiện tượng núm vú thụt vào trong nên cháu rất lo lắng. Cháu muốn hỏi bác sĩ là cháu bị tụt núm vú 1 bên ngực và bị từ nhỏ thì có phải biểu hiện của bệnh ung thư vú không ạ! mong bác sĩ giải đáp giúp cháu.

Cảm ơn bác sĩ.

Tụt núm vú là hiện tượng một phần hay toàn bộ núm vú bị tụt vào trong làm tác động tới chức năng và hình thái thẩm mỹ của khối cấu trúc quầng núm vú. Tỷ lệ mắc bệnh tương đối cao trong cộng đồng (2- 10% phụ nữ). Bệnh có thể xuất hiện bẩm sinh hay xuất hiện trong quá trình cơ thể phát triển. Một số mắc phải sau sinh. Nguyên nhân tụt núm vú chủ yếu do sự ngắn của các ống tuyến sữa, thiểu sản và thiếu hụt các tổ chức liên kết tuyến vú; một số là do sự teo các tổ chức tuyến vú và tổ chức liên kết tuyến vú sau sinh. Tuy nhiên cũng không loại trừ các tình huống viêm nhiễm, khối u tuyến vú gây co kéo làm ngắn các ống tuyến vú. Do vậy, nếu bạn bị tụt núm vú, bạn cần phải khám loại trừ các tình huống bị viêm nhiễm, u tuyến vú trước khi xử trí …và muốn chẩn đoán xác định ung thư vú cần phải làm một số xét nghiệm như: xquang vú, siêu âm và đặc biệt à chọc hút tế bào (chẩn đoán chính xác đến 90%).

Có hạt xung quanh núm vú có phải bị ung thư vú?

Câu hỏi bởi: bv1408

Chào bác sĩ.

Cháu năm nay 19 tuổi, tối khi ngủ cháu hay nằm nghiêng sang bên phải. Gần đây cháu phát hiện ngực mình không đều, ngực bên phải lớn hơn một chút, xệ hơn và nổi vài hạt nhỏ xung quanh quần núm vú. Cháu đã xem các dấu hiệu của bệnh ung thư vú, ngoài việc ngực không đều và nổi hạt xung quanh quầng vú ra thì cháu không trùng với bất kì dấu hiệu nào. Bác sĩ có thể cho cháu biết cháu đang bị gì không ạ?

Cảm ơn bác sĩ!

Việc ngực hai bên không đều nhau là hoàn toàn bình thường. Thông thường ngực bên phải sẽ to hơn bên trái một chút do tay bên phải là tay thuận phải vận động nhiều hơn, dẫn đến cơ ngực bên phải cũng phát triển hơn. Việc cháu hay nằm nghiêng bên phải cũng là yếu tố khiến ngực bên phải hơi to hơn và chảy xệ hơn. Ngoài ra bình thường xung quanh quầng vú cũng thường có các hạt nhỏ, nếu cháu không có những hạt này sưng đau, ngứa hay chảy dịch thì cháu có thể yên tâm về bộ ngực của mình.

Chúc cháu khỏe!

Nam giới nổi u ở núm vú có phải ung thư?

Câu hỏi bởi: hoàng phúc

Chào bác sĩ!

Con năm nay 24 tuổi, và là nam giới. Cách đây 1 tuần, bên trong núm vú trái của con có xuất hiện 1 cục khoảng 1 cm, lúc mà nó xuất hiện, nó gây đau khi chạm vào đầu vú, nhưng sau 1 tuần thì tình trạng đau giảm dần, núm vú của con bình thường, không có tình trạng núm vú bị lõm hay lún vào bên trong, và cũng không có ra dịch hay mủ gì cả. Con đang hoang mang lắm, không biết có bị ung thư hay không, mong bác sĩ giúp con.

Cảm ơn bác sĩ!

Có một số dấu hiệu cảnh báo ung thư vú ở nam giới

Lõm da: Biểu hiện này xuất hiện ở vùng da xung quanh vú một cách bất thường có thể là biểu hiện sớm báo hiệu ung thư vú. Vùng da xung quanh vú bị lõm vào trong như núm đồng tiền hoặc bị tụt vào trong là dấu hiệu bất bình thường.

Tấy đỏ: Một dấu hiệu khác của bệnh ung thư vú ở nam giới là biểu hiện tấy đỏ bất thường xung quanh khu vực vú. Nhiều người chủ quan với biểu hiện này bởi có thể do va chạm, do dị ứng dẫn tới tấy đỏ. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài, có thể kèm theo ngứa, đau thì nam giới nên đi thăm khám để biết chính xác tình trạng này, để sớm có phương pháp điều trị thích hợp.

Núm vú ngược: Một trong những dấu hiệu của bệnh ung thư vú ở nam giới được nhìn thấy qua núm vú. Nếu núm vú của nam giới bị kéo ngược vào trong ngực (núm vú ngược) thì có thể là biểu hiện của ung thư vú.

Cục u.

Xả núm vú (chảy máu hoặc tiết dịch bất thường).

Hai bên ngực không bằng nhau, mọc mụn gần núm vú có phải bị ung thư vú không?

Câu hỏi bởi: bùi hiền

Chào bác sĩ!

Em năm nay 24 tuổi chưa có chồng. Ngực trái của em to hơn ngực phải không biết có phải dấu hiệu ung thư vú không? Bên ngực trái gần núm vú dạo gần đây xuấy hiện 1 cái mụn hình như có đầu. Không biết cái đó có tác động gì không ạ? (dạo gần đây em uống nhiều thuốc kháng sinh).

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường

Bình thường cơ thể chúng ta không phải bao giờ cũng cân đối, nếu để ý kĩ chúng ta sẽ thấy có sự mất cân đối chẳng hạn 2 bên tai hoặc 2 bên cánh mũi… Sẽ không có kích thước hoàn toàn giống nhau. Tương tự bầu ngực ở phụ nữ cũng vậy, em nhận thấy ngực trái to hơn ngực phải, nếu chỉ to hơn một chút cũng là bình thường.

Nếu khối u làm cho ngực của em to hơn, em hoàn toàn có thể tự phát hiện được; khi đó em sẽ sờ thấy một khối u (không phải tuyến sữa) bất thường mà ở bên ngực còn lại không có. Trong u vú, khối u lúc đầu còn nhỏ, vẫn di động được, khi u to xâm lấn vào tổ chức sẽ di động kém, nhiều tình huống u xâm lấn gây tụt núm vú, bề mặt da vú có thể thấy dấu hiệu sần sùi như vỏ cam.

Ngực trái em có mụn không phải do em dùng nhiều kháng sinh, mụn thường là do vi khuẩn trên da xâm nhập vào qua da, qua tuyến vú. Nguyên nhân ngực trái to hơn cũng có thể chính cái mụn ở sâu làm cho ngực sưng to hơn. Trong tình huống mụn làm ngực sưng to là mụn lớn, sẽ có dấu hiệu viêm nhiễm rõ ràng như sưng, nóng, đỏ, đau, có thể có sốt. Cái mụn nhỏ có thể gây biến chứng áp xe vú nếu không được chữa trị đúng cách và giữ vệ sinh sạch sẽ. Vì vậy em cần theo dõi, khuyên em khám bác sĩ nếu có bất thường để được tư vấn, chữa trị cụ thể.

Chúc em mạnh khỏe.

Hai bên ngực đau nhức, núm vú có vết tím và có cục, có phải biểu hiện của ung thư vú không?

Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Cháu năm nay 22 tuổi, là nữ giới, và chưa lập gia đình. Gần đây 2 bên ngực của cháu bị đau nhức, núm vú xuất hiện bầm tím (đỏ), sờ 2 bên ngực thì thấy cục gì đó cháu không biết, cháu lại bị sút cân bất thường. Cháu thực sự rất lo cho sức khoẻ của mình.Thưa bác sĩ đó có phải biểu hiện của ung thư vú không ạ? Xin hãy cho cháu biết.

Cháu xin cảm ơn bác sĩ!

Ung thư vú là một trong những loại ung thư thường gặp nhất ở nữ giới. Ung thư vú cũng có tỷ lệ di truyền nhất định, thường gặp ở độ tuổi 40-60. Những phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh hoặc mới mãn kinh tỷ lệ phát bệnh cao hơn. Đối với độ tuổi của cháu thì rất ít gặp ung thư vú. Theo miêu tả về tuổi và các biểu hiện triệu chứng ở 2 bên ngực và vú của cháu thì chưa đủ để chẩn đoán là ung thư vú được. Cháu nên biết, biểu hiện, dấu hiệu của ung thư vú rất đa dạng, chủ yếu bao gồm 6 điểm sau:

1. Khối u ở vú

Khối ung thư vú thì hình thành, phát triển to ra và xâm lấn, ranh giới không rõ, bề mặt lồi lõm không bằng, mật độ cứng, độ di động kém, không đau.

Khối u lành tính ở vú, như u xơ vú, hình thành có ranh giới rõ, bề mặt trơn láng, mật độ dài, di động rõ, cảm giác có màng bao.

2. Chảy dịch ở đầu vú: Dấu hiệu ung thư vú do chảy dịch ở đầu vú là u nhú trong ống tuyến sữa và chứng viêm ống tuyến sữa, không đến 5% lí do chảy dịch đầu vú là do ung thư vú. Chảy dịch đầu vú do ung thư vú có thể là máu, dịch nhầy hoặc dạng nước, làm kính phết dịch chảy này và nội soi ống tuyến sữa là phương pháp chủ yếu để chẩn đoán chính xác.

3. Thay đổi da: Thay đổi da do ung thư vú có rất nhiều triệu chứng. Triệu chứng ung thư vú thường gặp nhất là da bị dính, có dạng như “lúm đồng tiền” nên còn gọi là chứng lúm đồng tiền. Dính liền da là một dấu hiệu đặc trưng trên lâm sàng quan trọng để chẩn đoán ung thư vú. Ngoài ra, khối u phát triển dạng khối hoặc dài và lớn, còn có thể xuất hiện nổi tĩnh mạch dưới da. Ung thư vú thể viêm có thể xuất hiện trên bề mặt vú, da đỏ lên và nóng tại chỗ, nếu hạch tế bào ung thư gây tắc nghẽn dẫn lưu tuyến vú, còn có thể xuất hiện phù nề da, như dạng vỏ quýt.

4. Thay đổi hình dạng đầu vú Khi khối ung thư vú xâm lấn đến đầu vú và vùng dưới bầu vú, mô xơ tuyến vú và hệ thống ống tuyến có thể vì khối u xâm lấn và bị thu ngắn, kéo đầu vú, nên lệch đầu vú, đầu vú teo và lõm xuống, hai đầu vú không cần đối. Ung thư vú dạng chàm có biểu hiện lâm sàng là lở loét đầu vú; nhưng ở thời kỳ đầu, bệnh này chỉ xuất hiện hiện tượng tăng dầy và gây đỏ thượng bì đầu vú, dần dần bề mặt đầu vú thô ráp, có dạng hạt hoặc bong vẩy, và xuất hiện lở loét đầu vú. Bệnh nhân thường bị chẩn đoán nhầm là bệnh chàm, bôi thuốc tại chỗ, đôi khi lở loét có thể kết vảy khô, nhưng sau khi bong tróc vảy khô đầu vú lại lở loét như cũ.

5. Hạch nách sưng to: Phần lớn hạch bạch huyết tuyến vú dẫn lưu đến nách, làm cho hạch nách sưng to. Ở một số ít bệnh nhân, bác sĩ còn có thể lấy hạch nách sưng to làm biểu hiện ung thư vú đầu tiên để chẩn đoán.

6. Biểu hiện ung thư vú thời kỳ cuối: Ung thư vú thời kỳ cuối có thể phát sinh di căn hạch trên xương đòn (còn gọi là hạch thượng đòn), hạch nách hai bên, hạch cơ hoành, cùng với di căn đến phổi, gan, xương, tuyến thượng thận, não. Ung thư tại chỗ có thể xâm lấn đến da, khiến da bị lở loét, chảy nước, xâm lấn đến cơ ngực lớn, cơ ngực nhỏ, cơ gian sườn và xương sườn gây ra biểu hiện tương ứng.

Cháu nên đi khám để được bác sĩ giải đáp, làm các xét nghiệm cần thiết và nếu cần, chụp X-quang vú để kiểm tra chính xác bệnh. Nếu chẩn đoán ung thư vú ở giai đoạn sớm thì việc điều trị sẽ đơn giản và khả năng thành công cao hơn.

Chúc cháu mạnh khỏe.

Những Lưu Ý Quan Trọng Về Ung Thư Tuyến Tụy Giai Đoạn Cuối

Tụy là một bộ phận nằm gần dạ dày. Nó có chức năng tiết dịch tiêu hóa và tiết một số loạt nội tiết tố quan trọng khác cho cơ thể. Bệnh ung thư tụy được hình thành do một số tế bào tụy bị biến đổi bất thường, phát triển thành khối ung thư.

Ung thư tuyến tụy được chia thành 4 giai đoạn. Trong đó giai đoạn 4 chính là ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối cùng.

Ở giai đoạn cuối này, tình trạng của bệnh nhân đã trở nên rất nặng. Khi khối u đã di căn đến một hay nhiều bộ phận cơ thể khác xa hơn. Các cơ quan mà ung thư tuyến tụy di căn phổ biến nhất như: gan, xương, phổi, màng bụng, niêm mạc ruột…

Các triệu chứng của bệnh nhân ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối

Khoảng 90% bệnh nhân phát hiện mình mắc bệnh ung thư tuyến tụy ở giai đoạn cuối. Nguyên nhân do những dấu hiệu của bệnh này quá mờ nhạt, rất dễ chẩn đoán nhầm với những loại bệnh khác.

Ở giai đoạn cuối, bệnh nhân ung thư tuyến tụy có thể gặp phải những triệu chứng sau đây:

– Vàng da, vàng mắt:

Do khối u tại tuyến tụy có kích thước ngày càng lớn, chèn ép lên hệ thống ống mật gây tắc mật. Từ đó gây ra hiện tượng vàng mắt, vàng da rất rõ rệt ở bệnh nhân.

– Phân và nước tiểu bất thường:

Tình trạng rối loạn tiêu hóa xảy ra với đa số bệnh nhân. Nguyên nhân vì tuyến tụy là nơi tiết dịch tiêu hóa. Khi khối u càng lớn, khả năng tiết dịch tiêu hóa của tụy ngày càng suy yếu.

Từ đó, gây ra sự rối loạn của hệ tiêu hóa. Lúc này việc đại tiện, tiểu tiện của bệnh nhân sẽ bất thường. Phân và nước tiểu có màu sắc và mùi khó chịu.

Do vị trí của tuyến tụy là nơi tập trung của nhiều dây thần kinh. Và các cơ quan nội tạng quan trọng. Vậy nên khi kích thước của khối u to lên nó sẽ gây hiện tượng chèn ép đến các bộ phận xung quanh. Từ đó, gây ra những cơn đau bụng dữ dội.

– Sụt cân nghiêm trọng, mệt mỏi, xanh xao:

Đây là các biểu hiện khác của bệnh nhân ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối.

Phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối

Việc chữa khỏi bệnh hoàn toàn khi ung thư tuyến tụy ở giai đoạn đầu là điều không thể thực hiện được. Mục đích của việc điều trị chủ yếu là:

– Làm chậm quá trình di căn.

– Giảm nhẹ các triệu chứng giúp kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Để lên được một phác đồ điều trị cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ dựa vào tất cả các yếu tố như:

– Kích thước khối u.

– Vị trí khối u đã di căn đến đâu.

– Loại khối u nội tiết hay ngoại tiết.

– Sức khỏe, tuổi tác.

– Mức độ đáp ứng điều trị của bệnh nhân,…

💡 Các phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối như:

Phương pháp phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, liệu pháp miễn dịch, thuốc đích,… Chúng thường được kết hợp hoặc thực hiện đơn lẻ tùy vào tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân.

Phương pháp phẫu thuật ít được áp dụng khi bệnh nhân ở giai đoạn cuối. Nguyên nhân họ không đủ điều kiện sức khỏe để áp dụng phẫu thuật.

Tuy nhiên, Có một số trường hợp vẫn được phẫu thuật để giảm tắc nghẽn ống mật. Nhờ vậy sẽ giúp hạn chế tình trạng ngứa, vàng da, vàng mắt, nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân.

Hóa trị và xạ trị thường được áp dụng để ngăn chặn sự xâm lấn và phát triển thêm của khối u, tiêu diệt phần nào tế bào ung thư. Tuy nhiên hai biện pháp này thường có những tác dụng phụ khiến bệnh nhân mệt mỏi, buồn nôn, rụng tóc, nổi mẩn ngứa…

Ở giai đoạn này bệnh nhân thường gặp các cơn đau đớn kéo dài. Vậy nên phải sử dụng thuốc giảm đau, thuốc ức chế thần kinh để kiểm soát các cơn đau.

Làm sao để kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối?

Thông thường thì bệnh nhân ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối thường có thời gian sống chỉ dưới 1 năm. Tuy nhiên, có nhiều biện pháp hỗ trợ để giúp bệnh nhân sống khỏe mạnh hơn, giảm các cơn đau, tăng sức đề kháng và kéo dài thêm thời gian sống.

Phương pháp giúp bệnh nhân kéo dài thời gian sống như:

– Bổ sung vitamin, khoáng chất, các chất bổ dưỡng bằng cách ăn nhiều rau quả tươi.

– Ăn nhiều bữa mỗi ngày, thức ăn giàu dinh dưỡng, lành mạnh, ít chất béo và các chất kích thích.

– Nên tập thể dục và vận động cơ thể nhẹ nhàng, thường xuyên để nâng cao sức khỏe và sức đề kháng.

– Có thể sử dụng thêm một số thực phẩm chức năng nhằm hỗ trợ điều trị tốt hơn rất nhiều.

Tinh thần thoải mái quyết định rất lớn đến sức đề kháng và hiệu quả điều trị của bệnh nhân. Vì vậy, bệnh nhân nên giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, bình tĩnh để tiếp nhận quá trình điều trị một cách tích cực nhất. Không nên quá bi quan, lo lắng, sợ hãi khiến cuộc sống của mình trở nên mệt mỏi, bế tắc.

Những Lưu Ý Về Bệnh Ung Thư Da

Ung thư da là căn bệnh ung thư phổ biến tại Mỹ, hơn các loại ung thư khác cộng lại. Mỗi năm, có đến 400.000 trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh ung thư da. Ung thư tế bào vảy và ung thư da biểu bì là hai loại thường gặp nhất với gần 600.000 người Mỹ mắc bệnh. Ung thư da sắc tố melanin là loại ung thư nguy hiểm, chiếm khoảng 2% các loại ung thư gây chết người ở nam giới và 1% ở phụ nữ.

Những dấu hiệu tổn thương da cần chú ý

– Da có sự thay đổi bất thường không còn mịn màng đồng đều như trước và có mép bờ vết thương.

– Vị trí da tổn thương bị rạn nứt hoặc rỉ máu.

– Màu sắc của da không bình thường hoặc trái ngược nhau.

– Thay đổi về kích cỡ, hình dạng của các tổn thương da.

– Nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc đổi vùng khí hậu, da xuất hiện thêm các tổn thương mới.

Các loại ung thư da thường gặp

– Ung thư biểu bì cơ bản: hầu hết các loại ung thư da đều xuất hiện ung thư biểu bì cơ bản, thường gặp ở những người trên 40 tuổi. Khi tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời, các khối u bướu sẽ bị tổn thương thêm và phát triển lan rộng khắp các mô khác.

– Ung thư biểu bì vảy: nếu tiếp xúc thường xuyên với bức xạ mặt trời, hầu hết da ở mặt, đầu và tay đều bị ảnh hưởng. Loại ung thư này không gây nguy hiểm đến tính mạng mặc dù có tính chất lan rộng.

– Ung thư ác tính: là loại ung thư đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh. Năm 1992, khoảng 32.000 ca được chẩn đoán bị ung thư do sắc tố melanin, trong đó số ca tử vong lên đến 6.500 ca. So với các loại ung thư khác, tỷ lệ mắc bệnh hắc tố ác tính tăng nhanh gấp nhiều lần.

Các yếu tố gây nên bệnh ung thư da

– Gia đình có người từng bị sắc tố melanin ác tính.

– Những người có màu tóc vàng hoe hoặc màu đỏ.

– Trên lưng có tàn nhang.

– Da bị rám nắng trước 20 tuổi.

– Khi ở tuổi thiếu niên làm việc nhiều ngoài trời.

– Mắc chứng keratoze

Nguy cơ mắc melanin ác tính tăng cao khi có từ 1-2 yếu tố trên. Nguy cơ này cao gấp 20 lần người bình thường nếu có từ 3 yếu tố trở lên.

Những vấn đề cần lưu ý về bệnh ung thư da

Theo dõi chặt chẽ sự thay đổi về màu sắc kích thước của những nốt ruồi hoặc những xuất hiện lạ xung quanh vết thương cũ trên da đã tồn tại trong thời gian dài. Cần đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường.

Nguy cơ mắc bệnh ung thư da tăng cao ở những bộ phận thường phải tiếp xúc ánh nắng mặt trời. Do đó, những người có tính chất công việc phải tiếp xúc nhiều với ánh nắng nên dùng loại kem chống nắng thích hợp để bảo vệ da như SPF15.

Những thay đổi trên da xuất hiện nhiều khi có tuổi nên cần phải theo dõi chặt chẽ và khám sức khỏe định kỳ.

Nếu có bất kỳ tổn thương hay dấu hiệu bất thường nào cần đi thăm khám ngay để bác sỹ chẩn đoán bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời.

Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ được sử dụng trong hầu hết các trường hợp ung thư da. Do đó, thời gian phát hiện và điều trị sớm hay muộn sẽ quyết định rủi ro mà người bệnh gặp phải ít hay nhiều. Cách tốt nhất để bảo vệ mình là tránh tiếp xúc lâu với tia cực tím và thường xuyên kiểm tra sức khỏe tổng quát.

Nguồn báo:

http://dantri.com.vn/suc-khoe/ung-thu-da-va-benh-hac-to-ac-tinh-1210971508.htm

Bài thuốc hữu ích:

Bác sĩ Lưu Mai Lan

Từ khóa: Chữa bệnh ung thư da, Nguyên nhân bị ung thư da, Nhận biết ung thư da

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Lưu Ý Về Ung Thư Bao Tử Mà Mọi Người Cần Quan Tâm trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!