Xu Hướng 6/2023 # Nhiễm Herpes Lan Tỏa Toàn Thân – Eczema Herpesticum # Top 11 View | Sept.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Nhiễm Herpes Lan Tỏa Toàn Thân – Eczema Herpesticum # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Nhiễm Herpes Lan Tỏa Toàn Thân – Eczema Herpesticum được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Da là cơ quan có diện tích lớn nhất trong cơ thể, lại phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài và là “môi trường sống” của nhiều loài vi sinh vật, bao gồm cả vi khuẩn, virus, nấm, kí sinh. Khi gặp điều kiện thuận lợi, da bị các virus, vi khuẩn tấn công dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm. Nhất là trên các bệnh nhân suy giảm miễn dịch như mắc các bệnh mãn tính: HIV, đái tháo đường, tăng huyết áp,.. bệnh nhân đang phải dùng các thuốc ức chế miễn dịch, rất dễ nhiễm các virus từ môi trường sống và có thể gây nguy hiểm tính mạng.

Eczema Herpesticum là bệnh da do virus Herpes Simplex 1 ( HSV1) gây nên, lây truyền qua đường tiếp xúc trực tiếp với dịch, chất tiết từ người bị bệnh. Bệnh thường biểu hiện ở vùng da hở như: đầu mặt, cổ, một số trường hợp nặng tổn thương xuất hiện trên diện rộng lan tỏa khắp cơ thể. Thời gian ủ bệnh thường 1-2 tuần sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh. Nhiễm eczema herpesticum ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch rất thường gặp, và triệu chứng thường nặng với tổn thương da lan tỏa toàn thân, sốt cao liên tục, nổi hạch và có thể gặp biến chứng viêm màng não đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị kịp thời bằng thuốc kháng virus.

Bệnh viện da liễu Trung Ương đang tiếp nhận điều trị một bệnh nhân nhiễm  Eczema Herpesticum có nhiều bệnh nền như: đỏ da toàn thân, pemphigus, lao phổi đang điều trị. Trường hợp bệnh nhân nam, 73 tuổi với chẩn đoán Đỏ da toàn thân/ Pemphigus – Lao phổi đang điều trị 2 tuần nay tại khoa bệnh da nam giới, các triệu chứng về da đang cải thiện tốt, bệnh nhân có chỉ định ra viện. Khoảng 1 ngày nay, bệnh nhân xuất hiện các tổn thương mụn nước, vết trợt mới rải rác vùng cẳng chân, sau lan ra thân mình, sốt nhẹ, Qua thăm khám và xét nghiệm,  bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm Eczema herpesticum – một dạng nhiễm virus herpes lan tỏa toàn thân.

Hình 1: Tổn thương trợt nông 0.5 cm, rải rác vùng ngực trên nền da đỏ thẫm của bệnh đỏ da toàn thân

Hình 2: Tổn thương trợt nông hình tròn 0.5 cm, rải rác vùng cổ, ngực trên nền da đỏ thẫm của bệnh đỏ da toàn thân

Theo chúng tôi Dương Thị Lan, phó khoa Bệnh da nam giới – Bệnh viện da liễu Trung ương: bệnh nhân cao tuổi có nhiều bệnh nền nặng như: mắc lao phổi, nhiễm trùng huyết, da đang tổn thương do mắc đỏ da toàn thân/ pemphigus vảy lá, bệnh nhân đã bội nhiễm virus herpes từ những người khỏe mạnh xung quanh và có triệu chứng rất nặng: sốt cao liên tục, các vết trợt , vảy tiết rải rác khắp tay chân thân mình. Bệnh nhân đã được các bác sĩ tích cực điều trị với thuốc kháng virus acyclovir truyền tĩnh mạch và chăm sóc tổn thương da tại chỗ.

BSCK.II Dương Thị Lan khuyến cáo các bệnh nhân cao tuổi, suy giảm miễn dịch, mắc các bệnh da mạn tính như viêm da cơ địa, đỏ da toàn thân, pemphigus,.. rất dễ nhiễm virus herpes, tiến triển thành bệnh eczema herpesticum và các biến chứng nghiêm trọng khác. Vì vậy, các bệnh nhân mắc bệnh da mạn tính cần tuân thủ điều trị theo bác sĩ chuyên khoa, giữ gìn và nâng cao sức đề kháng của cơ thể, đến khám ngay tại cơ sở y tế gần nhất nếu có các triệu chứng bất thường.

Bài viết: Khoa bệnh da nam giới

Đăng bài: Phòng CTXH

Nhiễm Herpes Simplex Virus Sinh Dục

Năm 1896, Fournier đã đưa ra chẩn đoán và điều trị bệnh này. Năm 1939, Burnet và Williams đã dùng thuật ngữ “Herpes simplex infections” và cho rằng bệnh tồn tại trong cơ thể suốt đời mà chủ yếu ở thể tiềm ẩn không biểu hiện triệu chứng bệnh, do sự tác động của một số yếu tố làm cho vi rút trở nên hoạt tính và bệnh có biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Nhờ những tiến bộ khoa học, năm 1952-1956 đã nuôi cấy và phân lập được Herpes Simplex Virus – HSV. Vào những năm 1960, người ta đã biết được có hai týp HSV gây bệnh ở người: HSV-1 thường gây bệnh ở niêm mạc miệng và HSV-2 gây bệnh chủ yếu ở sinh dục-hậu môn.

Giữa cuối thập kỷ 70, các thày thuốc lâm sàng đã biết rõ herpes sinh dục là một bệnh lây truyền qua đường tình dục quan trọng. Đối với phụ nữ có thai khi mắc bệnh này có thể lây truyền vi rút cho thai nhi và gây những biến chứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng của trẻ sơ sinh như viêm màng não, viêm phổi… Lần đầu tiên công chúng được biết đến tầm quan trọng của bệnh qua tạp chí Time xuất bản năm 1982. Tiến bộ điều trị đầu tiên là sử dụng vidarabine điều trị viêm màng não do HSV đã làm giảm tỷ lệ tử vong. Tuy nhiên, thuốc này gây độc và khó sử dụng. Chỉ đến năm 1977, bác sĩ Gertrude Elion và cộng sự phát minh ra acyclovir thì điều trị Herpes sinh dục mới thực sự có bước tiến bộ rõ rệt. Sau đó một số thuốc khác ra đời như valacyclovir và famciclovir nhưng cũng không có ưu việt đáng kể so với acyclovir. Cho đến nay, không có thuốc nào diệt được vi rút, chữa khỏi bệnh mà chỉ có thể cải thiện được triệu chứng lâm sàng và vấn đề vi rút tiềm ẩn trong cơ thể vẫn chưa được giải quyết.

Từ năm 1924, các nhà khoa học đã quan tâm đến việc nghiên cứu vắc xin phòng nhiễm HSV. Cho đến nay, có hơn 60 công trình nghiên cứu về dự phòng và điều trị. Tuy nhiên, hầu hết các công trình này đều không được kiểm chứng. Hiện có hai loại vắc xin đã được nghiên cứu đánh giá: vắc xin kết hợp giữa glycoprotein (g)D và gB với MF-59 và vắc xin kết hợp giữa gD và cơ chất, những thật không may là cả hai loại vắc xin này đều không có tác dụng phòng bệnh.

Nhờ vào tét huyết thanh chẩn đoán nên đã có thể đánh giá được tỷ lệ hiện nhiễm HSV. Những nghiên cứu cho thấy, ở những nhóm dân cư có mức độ kinh tế- xã hội thấp thì tỷ lệ nhiễm rất cao (có thể đến 80-100%), nhưng nhóm dân cư có trình độ kinh tế- xã hội cao thì tỷ lệ này chỉ là < 50%. Nữ có tỷ lệ nhiễm cao hơn nam. Châu Phi có tỷ lệ nhiễm khá cao, một số nghiên cứu cho thấy ở phụ nữ trẻ có 80% nhiễm HSV so với thanh niên nam là 40%. Những người nhiễm HIV có tỷ lệ nhiễm HSV cao hơn người không nhiễm. Trên những bệnh nhân STD, tỷ lệ nhiễm HSV cũng cao hơn.

Việt Nam, hiện chưa có nghiên cứu nào đánh giá tỷ lệ hiện nhiễm HSV.2. NGUYÊN NHÂN

Bệnh Herpes đơn dạng do vi rút Herpes simplex virus (HSV), là vi rút DNA lớn (100-200nm). Vi rút nhân lên trong tế bào và tạo nên các thể vùi có thể phát hiện được bằng nhuộm soi kính hiển vi quang học. Có nhiều chủng herpes được phân theo genome loại a, b và g. Trong đó có 8 chủng HSV ở người, đó là HSV 1 và 2 (a), herpesvirus varicellae (varicella zoster virus, b), human cytomegalovirus (b), Epstein-Barr virus (g), human herpesvirus 6 (b), human herpesvirus 7 (b), human herpesvirus 8 (g).

Có hai chủng HSV chủ yếu là HSV-1, gây bệnh vùng mặt và HSV-2, gây nhiễm trùng sinh dục. Cả hai chủng này đều tồn lưu trong hạch thần kinh cảm giác sau khi nhiễm trùng tiên phát. Trong giai đoạn này, vi rút không sinh ra protein của nó nên vật chủ không phát hiện ra sự tồn tại của nó trong cơ thể. Do đó, nó có thể di chuyển trong sợi thần kinh và khi nhân lên ở da-niêm mạc sẽ gây nên tái phát triệu chứng. Vi rút có thể được đào thải qua nước bọt và dịch sinh dục ở những người bệnh không triệu chứng, đặc biệt trong tháng đầu tiên sau khi nhiễm bệnh. Nghiên cứu cho thấy những người có triệu chứng thì lượng vi rút đào thải ra lớn hơn 100-1000 lần người không có triệu chứng. Vi rút lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua dịch chứa vi rút. HSV-1 gây nhiễm chủ yếu ở trẻ em, triệu chứng thường nhẹ hoặc tiềm ẩn. Ở các nước nghèo, tỷ lệ trẻ nhiễm HSV có thể gần 100%, trái lại các nước phát triển thì tỷ lệ thấp hơn, có thể chỉ bằng một nửa số trên. HSV-2 chủ yếu gây nhiễm ở những người trưởng thành thông qua hoạt động tình dục. Theo một số nghiên cứu thì có khoảng 1/3 người trẻ tuổi có huyết thanh dương tính với HSV-2 và tỷ lệ này cao hơn ở những người lớn tuổi hơn, có thể đến trên 50%. Nhiễm HSV-2 tiên phát thường có triệu chứng và biểu hiện lâm sàng nặng hơn tái phát. Lây truyền bệnh thường xảy ra khi người bệnh không có triệu chứng. Gần đây, tỷ lệ HSV-1 ở sinh dục tăng lên do quan hệ tình dục miệng-sinh dục.

Các sang chấn nhỏ trên da/niêm mạc tạo điều kiện cho vi rút xâm nhập vào các tế bào biểu mô. HSV có thể lây nhiễm do tiếp xúc với người bệnh như khi chơi thể thao gây va chạm, tiếp xúc tình dục, hôn, tiếp xúc của nhân viên y tế bị nhiễm vi rút, … hoặc HSV trong cơ thể người bệnh lây nhiễm sang vùng da khác như tật cắn móng tay, mút tay làm lây nhiễm vi rút từ miệng. Sau khi nhiễm vi rút, miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào chống lại sự xâm nhập của vi rút nhưng không may là hiệu quả của kháng thể không tiêu diệt được vi rút, không tránh được tái nhiễm và tái phát bệnh. Ở những bệnh nhân đã nhiễm HSV miệng thì khi nhiễm HSV ở sinh dục thường không nặng. Những người khỏe mạnh, có miễn dịch bình thường thì bệnh tái phát khi miễn dịch trung gian tế bào suy giảm tạm thời. Một số yếu tố làm bệnh tái phát là sang chấn tại chỗ, bỏng nắng, kinh nguyệt, căng thẳng thần kinh… Trên những bệnh nhân suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải, có tỷ lệ nhiễm HSV cao hơn, biểu hiện lâm sàng nặng hơn và không điển hình. Phụ nữ có thai khi nhiễm HSV sơ phát khi sinh đẻ có nguy cơ lây nhiễm tới 50% cho trẻ và gây nhiễm nặng, có thể tử vong. Nếu mẹ bị nhiễm vào 3 tháng cuối của thai kỳ, có thể gây thai chết lưu và đẻ non. Những người phụ nữ có thai bị nhiễm HSV từ trước thì nguy cơ đối với thai nhi thấp hơn nhiều do thai nhi được kháng thể của mẹ bảo vệ.

Khi vi rút xâm nhập vào cơ thể, chúng tồn lưu trong một số tế bào đặc hiệu và trở thành thể bệnh tiềm ẩn. Dưới một số điều kiện ảnh hưởng, khi miễn dịch suy giảm thì vi rút trở nên tái hoạt tính hủy hoại tế bào và gây triệu chứng nhiễm trùng cấp tính.3. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG3.1. Nhiễm HSV sơ phát (tiên phát)

Nhiễm HSV sơ phát xảy ra trên những người có huyết thanh âm tính và đa số là không triệu chứng. Những người có biểu hiện triệu chứng lâm sàng thì thường có biểu hiện nặng hơn tái nhiễm. Nhiễm HSV sinh dục thường hay có triệu chứng hơn nhiễm ở miệng.

– Thời gian ủ bệnh khoảng 3-5 ngày. Trước khi có biểu hiện tổn thương da và niêm mạc, bệnh nhân có cảm giác ngứa, dấm dứt tại chỗ, sau đó xuất hiện một dát đỏ phù nề, trên có nhiều mụn nước. Các mụn nước thường đứng thành từng cụm, từ 2-10 mụn nước. Mụn nước thường căng tròn kích thước bằng đầu đinh ghim hoặc to hơn, bên trong chứa dịch vàng chanh hoặc trong suốt. Có khi các mụn nước liên kết với nhau thành bọng nước nhỏ, các mụn nước, bọng nước sắp xếp thành hình vòng cung. Khi các bọng nước xuất hiện thì cũng là lúc triệu chứng cơ năng bớt dần. Các mụn nước, bọng nước này có thể bội nhiễm thành dịch vàng, tồn tại một vài ngày rồi vỡ tạo thành các vết chợt hình đa cung, sau đó đóng vảy tiết màu vàng nâu. Vảy tiết sau vài ngày bong ra để lại các vết sẫm màu, dần dần da trở lại bình thường, không có sẹo.

– Tiến triển: trong vòng 1-2 tuần, nhưng hay tái phát.

– Triệu chứng toàn thân: có thể sốt, mệt mỏi, chán ăn, hạch lân cận sưng to, đau. + Nhiễm HSV sinh dục. Nhiễm HSV sinh dục chủ yếu lây qua quan hệ tình dục và đa số bệnh nhân bị bệnh do HSV-2 gây nên. Tuy nhiên, gần đây tỷ lệ bệnh do HSV-1 tăng lên do quan hệ miệng-sinh dục. Trong các loét sinh dục hoa liễu hiện nay thì nhiễm herpes là hay gặp nhất. Biểu hiện lâm sàng bệnh nhân thường có tiền triệu là mệt mỏi. Trên bệnh nhân nam, thương tổn hay gặp ở dương vật, quy đầu và bao quy đầu. Thương tổn thường đau, kéo dài khoảng 2-3 tuần nếu không điều trị. Các bệnh nhân nam đồng tính có thể thấy thương tổn ở hậu môn và quanh hậu môn. Ở bệnh nhân nữ, các thương tổn ở sinh dục ngoài như âm hộ, môi lớn, môi nhỏ, cổ tử cung. Các vết loét làm cho người bệnh đau, đi tiểu buốt, ở cổ tử cung làm cho viêm cổ tử cung loét nặng.

Trên những người nhiễm HIV, loét thường kéo dài và trở nên mạn tính, tái phát nhiều.

Khả năng tái phát khoảng 95% với HSV-2 và 50% với HSV-1, có 2/3 trường hợp tái phát từ 2 đến 6 lần/năm. Những người đã nhiễm HSV-1 thì khi nhiễm HSV-2 sinh dục sơ phát thường có triệu chứng nhẹ hơn, triệu chứng lâm sàng tiến triển ngắn hơn và triệu chứng toàn thân nhẹ. Nhiễm HSV tái phát

Triệu chứng lâm sàng thường nhẹ hơn, các thương tổn da có mụn nước nhỏ hơn, nhanh khỏi hơn, hầu như không có triệu chứng toàn thân. Bệnh nhân có thể có tiền triệu như ngứa, cảm giác bỏng rát, đau dây thần kinh trước khi nổi mụn nước vài giờ hoặc ngày hôm trước. Thông thường mụn nước nhỏ, thành đám trên nền da viêm đỏ. Các mụn nước nhanh chóng thành mụn mủ và đóng vẩy tiết rồi lành không để lại sẹo, diễn biến bệnh ngắn hơn sơ phát, thường trong khoảng 7-10 ngày. Bệnh nhân có thể đau khi xuất hiện thương tổn và đau kéo dài trong vài ngày. Vị trí thương tổn thường ở vị trí sơ phát, nhưng có thể ở bất kỳ vùng da-niêm mạc nào trên cơ thể. Tiến triển nhẹ hơn và thời gian bệnh ngắn hơn sơ phát.4. XÉT NGHIỆM

Các xét nghiệm xác định HSV gồm nuôi cấy vi rút, xét nghiệm huyết thanh ELISA tìm kháng thể kháng HSV, miễn dịch huỳnh quang, PCR, kính hiển vi điện tử phát hiện vi rút. Chẩn đoán tế bào học theo phương pháp Tzanck thấy tế bào khổng lồ. Trong các xét nghiệm thì PCR là tét có độ nhạy và đặc hiệu cao nhất.5. CHẨN ĐOÁN5.1. Chẩn đoán xác định

– Chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng vì thông thường bệnh có triệu chứng rõ. Tuy nhiên, việc xác định bệnh ở những người không triệu chứng phải dựa vào xét nghiệm.

– Các xét nghiệm xác định HSV thường làm: ELISA, miễn dịch huỳnh quang, PCR. Một xét nghiệm có thể làm ở nhiều cơ sở là chẩn đoán tế bào học Tzanck thấy tế bào khổng lồ là hình ảnh hỗ trợ cho chẩn đoán bệnh này.5.2. Chẩn đoán phân biệt

– Zona, chốc bọng nước nhỏ, eczema thể đồng tiền, bệnh Duhring-Brocq, áp tơ miệng.

– Các loét ở sinh dục khác như: Hạ cam, giang mai, vết loét do sang chấn vùng sinh dục, săng ghẻ, pemphigus, Behçet, Crohn’ disease…

– Chẩn đoán phân biệt với các bệnh: nhiễm liên cầu, bệnh bạch hầu, tưa miệng, áp tơ, viêm họng mụn nước do coxsackievirus, hội chứng Stevens- Johnson, hồng ban cố định nhiễm sắc.6. ĐIỀU TRỊ6.1. Nguyên tắc chung

– Điều trị bao gồm chống bội nhiễm tại thương tổn, chống vi rút và cần tư vấn cho người bệnh về khả năng bệnh tái phát, đề phòng biến chứng trong đó có eczema herpeticum, đề phòng lây nhiễm cho người khác.

– Điều trị cần được tiến hành càng sớm càng tốt đối với nhiễm HSV sơ phát mà không cần chờ kết quả xét nghiệm. Thuốc chống vi rút sẽ làm giảm triệu chứng toàn thân, hạn chế sự lan rộng của HSV tại chỗ. Liệu trình điều trị đối với nhiễm sơ phát ít nhất 10 ngày.

– Nhiễm HSV sinh dục cần được tư vấn điều trị cho bạn tình và phòng tránh nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, trong đó có nhiễm HIV.

– Nếu có bội nhiễm dùng kháng sinh phổ rộng.

– Tăng cường sức khoẻ bằng chế độ dinh dưỡng nhiều đạm, vitamin và chế độ nghỉ ngơi thích hợp.7. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG

Vắc xin mới trong giai đoạn thử nghiệm.

Cần tuyên truyền giáo dục y tế về sức khoẻ sinh sản và an toàn tình dục.

3 Cách Điều Trị Rối Loạn Lo Âu Lan Tỏa Hiệu Quả

Cập nhật vào 10/12

Cách điều trị rối loạn lo âu lan tỏa đang được rất nhiều người quan tâm và tìm kiếm. Tuy nhiên để tìm ra cách chữa bệnh mà vừa an toàn vừa hiệu quả không hề dễ dàng gì. Chính vì vậy, tôi xin chia sẻ những cách điều trị rối loạn lo âu lan tỏa sau đây để các bạn tham khảo.

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn lo âu lan tỏa

Tính cách: Rối loạn lo âu lan tỏa có thể bắt nguồn do tính cách của một con người. Những người nhút nhát, ít tiếp xúc với môi trường sống bên ngoài, có suy nghĩ tiêu cực trước những vấn đề dù là rất nhỏ, thích trốn tránh mọi thứ thường dễ mắc bệnh này hơn so với nhóm đối tượng khác.

Tuổi thơ bất hạnh: Trẻ có tuổi thơ không may mắn như mồ côi, bị bạo hành, xâm hại tình dục thường có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn so với những trẻ bình thường.

Bệnh tật: Nhiều người khi mắc phải căn bệnh nào đó, đặc biệt là những bệnh nan y thường có những suy nghĩ khá tiêu cực, họ lo lắng về tương lai, chi phí điều trị, sự ra đi nên cũng gây ra tình trạng rối loạn lo âu lan tỏa.

Stress: Áp lực cuộc sống, công việc và những mối quan hệ sẽ khiến nhiều người rơi vào trạng thái căng thẳng, nếu tình trạng này không được cải thiện kịp thời để tích tụ dần sẽ gây ra rối loạn lo âu lan tỏa.

Di truyền: Một số nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện rối loạn lo âu lan tỏa có tính di truyền. Những người có người thân trong gia đình mắc căn bệnh này sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Điều trị rối loạn lo âu lan tỏa

Người bị rối loạn lo âu thường rất căng thắng và luôn lo lắng về mọi thứ khiến cơ thể của họ mệt mỏi, suy nhược, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Lúc này người bệnh cần tìm đến liệu pháp điều trị bằng tâm lí để có thể cải thiện tình trạng trên. Bệnh nhân sẽ đến bệnh viện để nhờ các chuyên gia tâm lí tư vấn về những rắc rối mình đang gặp phải. Với những kinh nghiệm thì đội ngũ chuyên gia, bác sĩ sẽ có những lời khuyên, giải pháp, hướng điều trị hợp lí giúp người bệnh cân bằng cuộc sống, cải thiện tình trạng căng thẳng do rối loạn lo âu gây ra.

Điều trị bằng thuốc cũng là một trong những giải pháp mà người bệnh rối loạn lo âu lan tỏa có thể tham khảo. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thuốc giúp hỗ trợ điều trị rối loạn lo âu lan tỏa,chính bởi vậy bệnh nhân cần đến những địa chỉ uy tín để mua thuốc sử dụng. Một số nhóm thuốc được sử dụng phổ biến có thể kể đến như: Nhóm thuốc Benzodiazepine (BZ), thuốc Buspirone, nhóm thuốc chống trầm cảm.

Xây dựng lối sống lành mạnh

+ Tập thể dục hàng ngày: Để có thể cải thiện thì người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt, thường xuyên tích cực lập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng, các mạch máu được lưu thông.

+ Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Để có thể cải thiện rối loạn lo âu lan tỏa thì người bệnh cần xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng hợp lí, một số thực phẩm mà người bệnh nên ăn: gạo lứt, cá hồi, socola đen, bột yến mạch, quả việt quất, ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua, rau xanh… Người bệnh nên tránh những thực phẩm chưa nhiều chất béo, đường. Tránh uống rượu, sử dụng thuốc lá, các chất kích thích.

+ Ngủ đủ giấc: Ngủ không ngon, không sâu khiến sức khỏe của chúng ta suy giảm, là một trong những nguyên nhân gây ra chứng rối loạn lo âu lan tỏa. Chính bởi vậy người bệnh cần ngủ đúng giờ, đủ giấc để mau chóng cải thiện tình trạng bệnh.

Được tổng hợp bởi chúng tôi

Tràn Lan Đồ Chơi Trẻ Em Nhiễm Chất Gây Ung Thư

Hàng độc hại khắp nơi

Tại quầy đồ chơi trẻ em ở một siêu thị trên địa bàn Q.Tân Bình (TP.HCM) những con thú nhún bằng chất liệu cao su từng bị cơ quan quản lý trong và ngoài nước phát hiện chứa chất độc phthalate vẫn được trưng bày công khai.

Trên sản phẩm có dán duy nhất miếng giấy nhỏ ghi giá tiền, xem kỹ mới thấy ở gần vị trí bơm hơi có in chìm chữ “Made in China” nhỏ và mờ. Thông tin về đơn vị nhập khẩu, phân phối đều không có. Điều đáng nói là sản phẩm này không hề có nhãn hàng hóa theo quy định nhưng vẫn được công khai trưng bày ở vị trí bắt mắt trong quầy hàng.

Phthalate có thể gây ung thư, hủy hoại thận, phá hủy hệ thống hormone của cơ thể con người. Đối với trẻ em, nguy cơ mắc các bệnh hen suyễn và dị ứng là rất cao. Một số hóa chất ảnh hưởng đến nội tiết đã được xác định, trong đó có chất hóa dẻo dibutylphtalate

TS Hoàng thị Kim Dung, Phó viện trưởng Viện Công nghệ hóa học chúng tôi Viện Khoa học – Công nghệ Việt Nam

Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu khảo sát các “phố” kinh doanh đồ chơi trẻ em khu vực gần chợ đầu mối Bình Tây, đường Ngô Nhân Tịnh, Hải Thượng Lãn Ông… sẽ dễ dàng thấy hộ kinh doanh nào cũng trưng bày đầy rẫy thú nhún loại này.

Trước đó, cuối năm 2012 cơ quan quản lý ở Singapore đã kiểm tra, phát hiện chất phthalate độc hại trong sản phẩm đồ chơi thú nhún dành cho trẻ em có xuất xứ từ Trung Quốc. Singapore đã cho thu hồi loại đồ chơi có chứa chất độc hại này.

Sau đó, các cơ quan quản lý tại Việt Nam cũng đã lấy một số mẫu đồ chơi trẻ em này để kiểm tra. Theo ông Trần Văn Xiêm, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Nam, tháng 12.2012 chi cục đã lấy mẫu thú nhún xuất xứ Trung Quốc bán trên thị trường chúng tôi để đưa đi kiểm nghiệm, ở Hà Nội cũng tiến hành tương tự. Kết quả cho thấy, các mẫu thú nhún này trên thị trường Việt Nam đều bị nhiễm chất phthalate cao. Trong đó, một số mẫu chứa chất phthalate cao gấp 5-9 lần so với tiêu chuẩn thế giới.

Theo các nhà khoa học, nhóm phthalate gây tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe. Theo đó, các hợp chất phthalate có thể làm suy giảm sự phát triển của bộ phận sinh dục của bé trai, về lâu dài dễ làm cho cơ quan sinh sản nam giới bị teo lại. Hoạt chất này còn tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc cấp tính.

Theo TS Hoàng Thị Kim Dung, Phó viện trưởng Viện Công nghệ hóa học chúng tôi Viện Khoa học – Công nghệ Việt Nam, chất hóa dẻo gốc phthalate như DOP đang dần bị loại khỏi thị trường Mỹ và châu Âu do tính độc hại của phthalate, tiềm ẩn mối nguy hiểm đối với sức khỏe người dân và gây ra hàng loạt các chứng bệnh và nhiều ca ngộ độc ở trẻ em…

TS Hoàng Thị Kim Dung, nhấn mạnh: “Phthalate có thể gây ung thư, hủy hoại thận, phá hủy hệ thống hormone của cơ thể con người. Đối với trẻ em, nguy cơ mắc các bệnh hen suyễn và dị ứng là rất cao. Một số hóa chất ảnh hưởng đến nội tiết đã được xác định, trong đó có chất hóa dẻo dibutylphtalate”. Đại diện Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (Quatest 3) cho biết: “Chất này một số quốc gia trên thế giới đã cấm”.

Do buông lỏng quản lý

Theo ông Xiêm, sau khi có kết quả kiểm nghiệm về đồ chơi thú nhún chứa chất phthalate hàm lượng cao vượt mức cho phép, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã chỉ đạo thu hồi sản phẩm này. “Các loại thú nhún này bày bán trên thị trường mà không có nhãn mác là đã đủ để thu hồi được rồi chứ không cần biết chứa chất gì trong đó”, ông Xiêm khẳng định.

Quy định như vậy nhưng thực tế lệnh thu hồi đã được ra từ cuối năm 2012 nhưng đến nay loại đồ chơi trẻ em độc hại này vẫn còn bày bán tràn lan như ghi nhận nói trên. Lý giải việc này, ông Nguyễn Lê Ninh, Ủy viên BCH Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật chúng tôi cho rằng, nguyên nhân là do sự trì trệ, tắc trách của cơ quan quản lý. Biết đó là chất độc hại nhưng cơ quan quản lý không “quất roi” thì nhà sản xuất vì lợi nhuận vẫn sử dụng chất này, chỉ có người dân, người tiêu dùng chịu thiệt, lãnh đủ!

Ông Trần Văn Xiêm, cho biết từ ngày 13.5 sẽ tiến hành kiểm tra toàn diện đồ chơi trẻ em trên địa bàn TP.HCM.

Hồi tháng 2.2013, Hải quan Mỹ cùng Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng nước này tịch thu gần 30.000 đồ chơi Trung Quốc trong lô hàng nhập khẩu qua cảng San Juan. Qua giám định, lô hàng này có hàm lượng chì vượt mức an toàn theo quy định của Mỹ.

Trước đó, hồi cuối năm 2012, giới chức Mỹ cũng đã tịch thu hơn 36.000 con vịt cao su xuất xứ từ Trung Quốc do chứa hóa chất độc hại phthalate, theo báo Daily Mail. Chất này có thể gây ung thư, dị tật ở thai nhi và vô sinh ở nam.

Ngoài ra, báo The Telegraph hồi tháng 1.2013 đưa tin giới chức thương mại Anh cảnh báo búp bê “đầu trái cây” được bán ở hạt West Midlands của nước này cũng bị phát hiện chứa phthalate.

Đầu tháng 5.2013, Hoàn Cầu thời báo đưa tin giới chức thành phố Sán Đầu thuộc tỉnh Quảng Đông không ngăn chặn được tình trạng các nhà sản xuất đồ chơi địa phương dùng hóa chất độc trong sản phẩm của họ.

Cảnh báo này được đưa ra chỉ một năm sau khi Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin các nhà sản xuất Sán Đầu hay dùng chất độc hại sản xuất đồ chơi, khiến dư luận nước này phẫn nộ. Sau đó, chính quyền thành phố lên tiếng xin lỗi và cam kết sẽ cải thiện ngành công nghiệp này. Tuy nhiên, sau một năm trở lại, CCTV thấy tình hình ở Sán Đầu vẫn không thay đổi.

Văn Khoa

Cập nhật thông tin chi tiết về Nhiễm Herpes Lan Tỏa Toàn Thân – Eczema Herpesticum trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!