Bạn đang xem bài viết Nghị Lực Của Người Mẹ Trẻ Khước Từ Điều Trị Ung Thư Để Sinh Con được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trong căn nhà nhỏ xập xệ chỉ có bố và con gái của Bắc. Giữa trưa nắng như đổ lửa ông Quang vẫn cởi trần trèo tít lên mái nhà để đảo lại ngói. Ông bảo nếu không làm thì mùa mưa đến trong nhà cũng chả khác nào ngoài trời, cả đêm nhì nhọp không sao ngủ được.
Ở xã Thạch Liên này chẳng ai còn xa lạ với hoàn cảnh thương tâm của gia đình ông. Nhà có 5 người thì có tới 3 người bị mắc bệnh ung thư.
Vợ ông là bà Nguyễn Thị Bình mắc bệnh ung thư bàng quang. Biết bệnh đã lâu nhưng bà cũng đâu có dám đến bệnh viện chữa trị vì hoàn cảnh quá khó khăn. Mấy năm nay bà chỉ biết cắn răng ở nhà chữa bệnh bằng thuốc Nam.
Con gái cả của ông là Vương Thị Việt vừa qua đời vì căn bệnh ung thư hạch trung thất. Giờ lại đến Bắc cô gái út của ông cũng theo gen của mẹ và chị.
Ông nói mà nước mắt ngân ngấn: “Trên đời này chắc chả ai khổ bằng tôi. Nhà có 5 người, trừ một đứa trẻ ra thì chỉ còn tôi là không mắc ung thư. Bị bệnh này thì có giàu đến mấy mà theo đuổi chữa trị cũng khánh kiệt nói gì đến cảnh nghèo khó như gia đình tôi. Trong nhà, cái gì có giá trị thì cũng bán bằng sạch rồi, giờ chỉ còn cái xác nhà thôi”.
Ông bảo, có thời điểm ông chạy đi chạy lại từ Bắc vào Nam từ Nam ra Bắc như con thoi. Có khi thương con gái cả vào Nam chăm sóc nó đỡ gia đình nhà chồng thì lại hay tin vợ bệnh nặng quá làm ông lại tất tả ra Bắc.
Nghe con nói mà tôi đứt từng khúc ruột, cảm giác như mình muốn gục ngã. Nhưng cứ nghĩ đến ba mẹ con bất hạnh mà thương. Tôi chết đi rồi thì lấy ai chăm sóc mấy mẹ con khi bệnh nặng. Thế là lại phải gồng lên mà cố”. Ai hỏi bé Thu Phương cũng nói: “Bố cháu chết rồi”
Ông Quang chua xót khi nghĩ tới những gì mà gia đình chồng đối xử với con gái út của mình. Ông so sánh: “Cái Việt nó cũng bị ung thư, gia đình chồng nó cũng có khá giả gì đâu nhưng họ vẫn đối tốt với con bé, vẫn ra sức chữa trị mong nó được khỏi bệnh chứ nào có hắt hủi nó đâu. Còn cái Bắc thì bất hạnh quá, bụng mang giọt máu nhà người ta mà người ta nỡ bỏ rơi mẹ con nó”.
Cuộc trò chuyện giữa chúng tôi và ông Quang vẫn đang tiếp tục thì Bắc chở mẹ từ bệnh viện tỉnh về. Thấy chúng tôi Bắc rất cởi mở nhưng lại luôn lảng tránh các câu hỏi về mình.
Bắc bảo: “Đời em chỉ toàn là đau khổ, nhắc đến chỉ buồn hơn thôi”.
Nhưng rồi sau đó như một nhu cầu tự thân, Bắc tâm sự: “Em chẳng bao giờ ngờ được rằng nhà em cùng một lúc lại có tới 3 mẹ con cùng mắc căn bệnh hiểm nghèo này. Chị em thì mất rồi, em với mẹ cũng chả biết sống chết ra sao.
Số em bất hạnh mới cưới được mấy tháng thì mang bầu, khi đi khám thì người ta nói em bị ung thư tuyến giáp. Cứ tưởng sẽ được chồng và gia đình nhà chồng động viên, ai ngờ họ nghĩ em đã giấu bệnh, lừa dối gia đình họ để cưới nên họ đuổi em đi”.
Bị đuổi ra khỏi nhà, Bắc không còn nơi nào tá túc, chỉ còn biết về lại với bố mẹ. Có những lúc giam mình trong phòng kín nghĩ về bản thân, về đứa con trong bụng Bắc chỉ muốn làm một liều thuốc ngủ để ngủ một giấc thật dài không bao giờ phải dậy.
Nhưng Bắc lo sau này mình chết đi, bố Bắc cũng già đi sẽ không có ai chăm sóc cho con của Bắc. Rồi Bắc lại nghĩ nếu tự vẫn thì tội cho đứa trẻ trong bụng quá. Bắc muốn nó được sống làm người.
Có chết cũng muốn con được sống làm người
Khi cái thai được 5 tháng, Bắc đến bệnh viện tái khám. Lần này, bác sĩ đã khuyên Bắc nên từ bỏ cái thai để tiện cho việc điều trị. Bác sĩ cảnh báo, nếu giữ thai Bắc sẽ không thể dùng một phương pháp trị bệnh nào. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc rút ngắn thời gian sống của Bắc. Di chứng của ung thư khiến Bắc suy tim, khó thở.
Hàng ngày Bắc vật lộn với bệnh tật, rồi cả những khó khăn của một người phụ nữ mang bầu nhưng cô vẫn cố mạnh mẽ để đứa con trong bụng được mạnh khỏe. Bắc nghĩ, đằng nào mình cũng chết thì chả có lý do gì để tước bỏ quyền được sống của con.
Quyết định từ chối điều trị để giữ thai khiến cuộc sống của Bắc vốn đã khó khăn nay lại khó khăn hơn gấp bội. Biết như vậy là quá nguy hiểm nhưng bố mẹ cô tôn trọng quyết định của con gái.
Một mình ông Quang phải cáng đáng 3 người thân bị ung thư
Bắc chia sẻ: “Nhà em chỉ nghèo vật chất chứ không nghèo tình cảm. Mẹ em dù bệnh nặng nhưng lúc nào cũng ở bên động viên em cố gắng. Cha em cũng thế, ông giờ đã già rồi nhưng vẫn cố gắng làm việc gấp 2, 3 lần người khác để lấy tiền tích lũy cho em sinh con”. Biết cha mẹ đã phải vất vả vì mình nên Bắc càng muốn cố gắng để cha mẹ an lòng.
Ngày Bắc vào viện sinh con cả gia đình nín thở. Bản thân Bắc cũng đã chuẩn bị tâm lý có thể sinh con ra rồi cô sẽ không bao giờ có cơ hội nhìn thấy mặt con. Nhưng không vì thế mà tinh thần cô hoang mang, suy sụp. Cuối cùng ông trời đã bù đắp cho những hy sinh của người mẹ trẻ. Bắc sinh con gái đầu lòng khỏe mạnh và đặt tên con là Thu Phương.
Cô nhớ lại thời khắc vượt cạn của mình: “Em đã chuẩn bị sẵn tâm lý cho mình rồi nhưng kết quả lại tốt đẹp hơn em trông đợi. Khi nhìn thấy mặt con em hạnh phúc không sao tả nổi. Lúc đó em đã nghĩ em không thể chết. Em phải cố gắng chữa bệnh để còn có sức chăm con em”.
Niềm vui ngắn chẳng tày gang, sinh con được vài tháng thì bệnh tình của Bắc ngày một nặng hơn. Cô phải để con lại cho ông bà ngoại trông để lên Hà Nội chữa bệnh. Đứa trẻ bé bỏng vì thiếu sữa, thiếu hơi của mẹ nên khóc ngằn ngặt cả ngày lẫn đêm.
Thấy cảnh bi đát của gia đình Bắc, bà con hàng xóm mỗi người một ít chung tay cùng nuôi đứa trẻ với ông bà ngoại bé. Người thì giúp vài chục ngàn, người hộp sữa, người lại đến bế bồng, dỗ dành đứa trẻ giúp hai thân già yếu.
Bà Vương Thị Trường (hàng xóm của gia đình ông Quang) cho biết: “Dân chúng tối vốn đã khổ rồi nhưng nhà ông Quang, bà Bình thì đúng là tận cùng của khổ cực. Mẹ ốm con đau quanh năm, giờ nhà ông ấy chẳng còn gì giá trị cả.
Bà Bình với cái Việt bị ung thư, giờ đến cả cái Bắc cũng ung thư nốt. Dại mồm nhỡ sau này nó làm sao thì ông Quang già không biết có nuôi nổi đứa cháu ngoại không. Nghĩ mà tội thật”.
Hiện sức khỏe của Bắc ngày một yếu đi nên cô không thể làm được việc nặng. Mới đây Bắc được một người quen giới thiệu làm phục vụ cho một nhà hàng. Dù thu nhập chả đáng là bao nhưng Bắc cũng có đồng ra đồng vào phụ cùng cha nuôi con và chăm sóc mẹ già bệnh tật.
Cô chia sẻ: “Em đau đớn thế nào cũng chịu được, em sẽ cố gắng chống chọi bệnh tật đến hơi thở cuối cùng. Chỉ thương con em nó còn quá nhỏ, nếu em chết đi rồi, bà cũng trọng bệnh, ông ngoại cũng đã già yếu thì rồi cháu sẽ sống thế nào. Chỉ nghĩ đến thôi là em lại thấy đau lòng lắm”.
Giờ đây tháng nào Bắc cũng phải bắt xe khách ra Hà Nội để chữa trị theo phác đồ của bác sĩ. Cho dù chẳng có nhiều tiền để có thể điều trị bằng những phác đồ tốt nhất nhưng Bắc vẫn hy vọng ông trời sẽ thương cho cô sống thêm vài năm nữa. Dù sao lúc ấy bé Thu Phương cũng đã lớn hơn rồi.
Bắc nói: “Em còn sức thì sẽ còn cố gắng. Tất cả vì con thôi”. Thật đáng trân trọng tấm lòng của một người mẹ đã hy sinh cả mạng sống của mình chỉ vì muốn con được thành người.
Trọng Ngân (Theo Tuổi trẻ Đời sống)
Người Mẹ Ung Thư Từ Chối Điều Trị Để Sinh Con: Con Khỏe Mạnh, Mẹ Phục Hồi Tốt
Quen nhau qua ứng dụng hẹn hò, trải qua 10 năm yêu nhau với những kỷ niệm đẹp, anh Daniel Miller và chị Bảo Nhung dự kiến sẽ tổ chức đám cưới về chung một nhà.
“Em kém vợ 11 tuổi, và gia đình chúng em đây. 4 đứa con, vợ em mổ 5 lần nhưng mất 1 cháu. Tất cả đều mổ hết, Không thương vợ thì thương ai hả các bác”, chia sẻ về chuyện tình ‘phi công’ của anh Nhật đã gây sốt mạnh trên mạng xã hội về một điều giản đơn: ai cũng xứng đáng có một tình yêu viên mãn.
Quán ốc của bà Lài chỉ bán giờ độc từ 23 giờ – 4 giờ sáng, thực khách đến quán có thể tự chế biến tự tính tiền tự nhiên như ở nhà.
Hai ngày sau vụ một phụ nữ có nồng độ cồn lái ô tô va vào xe máy của anh chồng đang chở vợ bầu đến bệnh viện sinh con ở Quảng Ngãi, cộng đồng mạng vừa chúc phúc cho sản phụ mẹ tròn con vuông, vừa lên án hành vi của nữ tài xế ô tô.
Tự hào với công thức gia truyền trăm năm, quán bún bò Huế của ông Tiến và bà Ân đã níu chân được nhiều người Sài Gòn suốt 30 năm qua bởi hương vị đặc biệt và bởi không bao giờ… đóng cửa.
Từ ngày 15.11.2020, hành vi không đeo khẩu trang phòng dịch Covid-19 ở nơi công cộng bị tăng mức phạt lên gấp 10 lần, tức là có thể bị phạt tới 3 triệu đồng theo Nghị định 117/2020.
Hẻm 719 đường Huỳnh Tấn Phát (Q.7, chúng tôi những ngày qua giống như một con sông mênh mông nước, người dân trong hẻm phải chèo xuồng đưa con đi học giữa phố vì nước ngập sâu, nhiều ngày không rút.
Tuổi 50-60 trở đi, khi con cái đã trưởng thành, những áp lực tài chính thông thường đã không còn nặng nề như xưa nữa, công việc được chuyển giao lại cho ‘lớp trẻ’.
Ngày 17.11, đại diện Báo và ca sĩ Quang Dũng phối hợp cùng H.Sơn Tây (Quảng Ngãi) trao 100 suất quà cho đồng bào Cadong vùng núi lở ở huyện này, mỗi suất quà là 5 triệu đồng tiền mặt.
Sáng 18.11, đại diện Báo đã hỗ trợ đột xuất 40 triệu đồng cho gia đình bà Nguyễn Thị Cúc (59 tuổi) trú tại hẻm 247 Hùng Vương, TP.Quảng Ngãi.
Tin tức về Thu phí rác thải tính theo khối lượng; Công an chúng tôi vào cuộc xóa sổ “chợ lẻ” ma túy; Bước lùi cho nỗ lực của Tổng thống Trump... là các thông tin hấp dẫn bạn đọc có thể đón xem trên Báo số ra ngày 19.11.2020.
Lại một mùa trao học bổng Cô giáo Nhế trôi qua. Lại một mùa những ước mơ “được học” của trò nghèo Đồng Tháp trở thành hiện thực. Trước niềm vui thơ trẻ, trong veo, mọi nỗ lực, mọi cố gắng đều trở nên nhẹ bẫng.
Người Mẹ Từ Chối Điều Trị Ung Thư Để Sinh Con Đã Tỉnh, Khát Khao Ngày Được Gặp Con
Sau hai ngày sinh con, chị Liên người mẹ từ chối điều trị ung thư để sinh con đã bắt đầu rơi vào hôn mê, phải thở máy… hiện sức khoẻ đã tốt dần lên.
Trào nước mắt khi nhìn thấy hình ảnh của con
Sáng ngày 31/5, Bệnh viện K đã thông tin sức khỏe của người mẹ dũng cảm Nguyễn Thị Liên đang tiến triển từng ngày. Vào ngày 28/5, chị Nguyễn Thị Liên, người mẹ bị ung thư vú giai đoạn cuối từ chối điều trị để sinh con đã tỉnh lại, dù vẫn đang thở máy.
Bác sĩ Nguyễn Tiến Đức, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện K cho hay, sức khỏe người mẹ ung thư giai đoạn cuối vừa sinh con tại Bệnh viện K đang tiến triển tốt lên. Các bác sĩ bệnh viện K đã rất nỗ lực hồi sức, dùng các thuốc tốt nhất, với hi vọng sản phụ có thể tỉnh lại để chị có thể được gặp con một lần, ôm con trai vào lòng.
Dù đối diện với tình huống hiểm nguy song với nỗ lực bản thân cộng với khát khao cháy bỏng được gặp con thơ, đến ngày 29/5, bệnh nhân đã ổn định hơn.
Chị Linh đã bình phục rất mong ngày gặp con.
Các chỉ số xét nghiệm tạm thời trong giới hạn ổn định, phổi đã có dấu hiệu tích cực và vẫn được các bác sĩ theo dõi 24/7.
Theo bác sĩ Nguyễn Bá Tĩnh, Trưởng phòng Công tác hội, BV K bệnh nhân tỉnh lại được sau hôn mê, đây là một tín hiệu tốt cho thấy tình trạng người bệnh được cải thiện. Khi tỉnh bệnh nhân tỉnh dậy, bệnh nhân đã hỏi ngay về sức khỏe của con trai.
Khi chị được bác sĩ cho xem hình ảnh con trai được chăm sóc tốt tại bệnh viện phụ sản, sức khỏe ổn định hơn, chị Liên đã trào nước mắt.
“Người mẹ ấy đã trào nước mắt khi nhìn thấy hình ảnh con”, BS Tĩnh cho biết.
Trước mong muốn được tới thăm con của chị Liên, bác sĩ Tĩnh cho hay, nhiều phương án được tính tới, nhưng khả quan nhất vẫn chờ sự hồi phục của chị Liên, khi bệnh nhân tự thở là có thể di chuyển lên xe cấp cứu sang Bệnh viện Phụ sản Trung ương thăm con.
“Mọi tình huống sẽ được tính trước, bác sĩ luôn ở bên trong thời điểm chị được gặp con, phòng những xúc động sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe chị Liên”. Bác sĩ Tĩnh nói.
Về bé Đỗ Bình An, chúng tôi Trần Danh Cường thông tin, em bé ổn định, tiến triển tốt, được chăm sóc đặc biệt tại Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh của bệnh viện.
Bé chưa lên cân nhiều, nhưng ổn định hơn. Hiện tại mỗi lần bé ăn được 4ml sữa, ngày ăn từ 15 – 16 lần. Bé cũng đã được bỏ ống thở nội khí quản, tự thở bằng đường mũi.
Được biết, hoàn cảnh gia đình của chị Nguyễn Thị Liên và anh Đỗ Văn Hùng rất khó khăn bởi bản thân chị Liên là công nhân, anh Hùng chồng chị làm thợ sơn thời vụ trên thành phố.
Hiện giờ lại phải đối diện với tình trạng bệnh nặng, con thơ sinh thiếu tháng, phải điều trị dài lâu, do vậy mong muốn sự chung tay giúp đỡ của xã hội với hoàn cảnh gia đình anh Hùng.
Mọi đóng góp có thể gửi về tài khoản anh Đỗ Văn Hùng – chồng chị Liên. STK: 160098139 tại Ngân hàng Vpbank, chi nhánh Thăng Long. Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư – Ngày mai tươi sáng STK 00200014483918 tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (Seabank) – CN Sở giao dịch.
Trước đó, ngày 22/5, ngay sau khi thực hiện ca mổ đẻ, khi nghe tiếng con khóc trào đời của bé Bình An, chị Liên chỉ thều thào hỏi được bác sĩ con được mấy cân. Em bé vừa được lấy ra khỏi bụng mẹ, ủ ấm liền được đưa lên xe cấp cứu di chuyển thẳng từ Bệnh viện K lên Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Chị Liên chưa một lần được ôm con.
PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc BV Phụ sản Trung ương chia sẻ, đây là ca mổ đẻ đặc biệt nhất ông từng thực hiện. Sản phụ thay vì nằm mổ thì phải duy trì tư thế “nửa nằm nửa ngồi” vì tình trạng bệnh diễn biến nặng. Bệnh nhân tỉnh táo trong quá trình mổ nhưng thể trạng yếu, khi nghe tiếng khóc của trẻ đã rất xúc động hỏi bác sĩ em bé được bao nhiêu cân.
Xót Xa Trước Câu Chuyện Người Mẹ Trẻ Bị Ung Thư Máu Từ Chối Điều Trị Để Cứu Con Trai
Vì căn bệnh ung thư máu khiến chị Hảo phái đứng trước quyết định khó khăn chọn con hay giữ mạng sống cho mình. Và người mẹ trẻ đã dũng cảm từ chối điều trị ung thư để cứu con trai. Lòng mẹ thương con bất chấp hiểm nguy tính mạng
Chị Nông Thị Hảo (31 tuổi, Lạng Sơn) từ nhỏ đã sớm chịu cảnh mồ côi cha, gia đình khó khăn. Đến tuổi trưởng thành, chị vào Nam kiếm sống. Nơi đất khách quê người, chị yêu và kết hôn với anh Dương Ngọc Tùng .
Sau một thời gian sống xa xứ, hai vợ chồng chị Hảo quyết định trở về quê hương lập nghiệp bắt đầu từ hai bàn tay trắng. Dù khó khăn nhưng có vợ, có chồng, cuộc sống của anh chị vẫn ấm áp, xóa tan những ngày tháng cơ cực.
Năm 2016, khi đang mang bầu con trai ở tuần thứ 27 thì cơ thể chị Hảo mọc rất nhiều hạch, mỗi ngày một to và đau đớn hơn. Gia đình đưa chị đi khám và xót xa nhận kết quả chẩn đoán chị bị ung thư máu khi đang mang thai.
Thời gian chị Hảo ở bệnh viện còn nhiều hơn ở nhà
Lúc này, bác sĩ khuyên chị Hảo bỏ con để điều trị ung thư gấp vì tình trạng bệnh đã rất nghiêm trọng, không còn nhiều thời gian cho cả mẹ và con.
Chồng chị cũng hết lời trấn an, khuyên nhủ: ” Bây giờ sức khỏe của em là quan trọng nhất, dù là một việc không dễ dàng với vợ chồng mình nhưng anh mong em sẽ bỏ đứa bé để chữa trị. Sau này em khỏe chúng mình sẽ sinh thêm em bé “.
Người nhà ngày đêm lo lắng cho chị, khóc cạn nước mắt. Việc không điều trị ngay có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và con.
Trong tình thế bắt buộc phải chọn lựa giữa con và bản thân, chị Hảo không ngần ngại từ chối điều trị để cứu lấy sinh linh bé bỏng đang lớn từng ngày. Quyết định là thế nhưng chính chị cũng hoang mang không biết cơ thể chị có thể trụ vững trong bao lâu để nuôi con.
Ở tuần thai thứ 30, bác sĩ quyết định mổ bắt con vì cơ thể chị Hảo đã quá yếu, không thể tiếp tục để em bé trong bụng. Bé Dương Ngọc Lâm ra đời trong sự vỡ òa hạnh phúc của gia đình hai bên.
Hai mẹ con chị Hảo hạnh phúc khi bên nhau.
Ở hai đầu nỗi nhớ
Sau ca mổ, hai mẹ con phải sống xa nhau. Chị Nông Thị Hảo được chuyển vào Viện Huyết học Truyền máu Trung ương để điều trị, còn bé Lâm được đưa đến Bệnh viện Bạch Mai để nuôi trong lồng kính. Chị chỉ được nhìn mặt con qua bức ảnh do chồng chụp bằng điện thoại, theo thông tin trên Gia đình và Xã hội.
Một năm trôi qua, bệnh viện chính là ngôi nhà thứ hai của chị Hảo, thời gian chị sống ở đây còn nhiều hơn ở nhà. Khoảnh khắc được ở bên cậu con trai kháu khỉnh chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Có khi 10 ngày, đôi lúc chỉ 5 ngày, bác sĩ cho chị Hảo về nhà, được ở cạnh con, cho con ăn, ngủ cùng con chính là niềm hạnh phúc lớn lao của chị.
Xa mẹ từ lúc mới sinh, bé Lâm không biết đến bầu sữa mẹ và rất quấn bà ngoại. Bà chính là người một tay chăm sóc cháu khi con gái liên tục đi điều trị tại bệnh viện.
Bé Lâm được sinh ra ở tuần thứ 30
” Thực sự không tránh khỏi những giây phút chạnh lòng khi con không thân thiết với mình lắm. Bé không tìm mẹ mà tìm bà ngoại. Có lẽ, tình cảm mẹ con chỉ thay đổi được khi tôi dành nhiều thời gian cho bé hơn. Nhưng đó là điều không thể, căn bệnh này sẽ phải đến bệnh viện thường xuyên. Tôi cũng tự an ủi mình là sinh con và chứng kiến con khỏe mạnh đã là niềm hạnh phúc lắm rồi. Tôi không dám đòi hỏi nhiều hơn thế nữa “, chị Hảo ngậm ngùi khi nói về con trai.
Nhưng chính vì con trai không bám mẹ mà chị Hảo cảm thấy yên tâm hơn. Căn bệnh quái ác có thể khiến chị rời xa chồng con bất cứ lúc nào. Lúc ấy, chị tin bé Lâm vẫn bình an và sống thật khỏe mạnh khi có chồng và mọi người bên cạnh chăm nom.
Tuy không được ở cạnh dõi theo sự phát triển từng ngày của con trai nhưng sự hy sinh lớn lao của chị Hảo là một minh chứng hùng hồn cho tình mẫu tử cao quý, thiêng liêng.
Trang Vũ (tổng hợp)
Cập nhật thông tin chi tiết về Nghị Lực Của Người Mẹ Trẻ Khước Từ Điều Trị Ung Thư Để Sinh Con trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!