Bạn đang xem bài viết Mụn Ở Má, Nguyên Nhân Và Cách Trị Mụn Mọc Ở Má được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Home » Làm đẹp » Mụn ở má, nguyên nhân và cách trị mụn mọc ở má
MỤN MỌC Ở MÁ, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH TRỊ DỨT ĐIỂM MỤN Ở MÁ
Để được tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm trị mụn, hãy tham gia nhóm 620k mem LÀM ĐẸP – REVIEW MỸ PHẨM CÓ TÂM ❤️
NGUYÊN NHÂN BỊ MỤN Ở MÁ
Mụn mọc ở má do vệ sinh da kém
Việc vệ sinh da không sạch sẽ làm các lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi các chất bụi bẩn và các chất nhờn tụ ở trên da. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn phát triển dẫn đến mụn mọc ở má và trên da mặt.
Mụn mọc ở má do rối loạn hormone
Rối loạn hormone trong giai đoạn dậy thì (ở cả nam và nữ), trong kỳ kinh nguyệt, giai đoạn mang thai và cho con bú, phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh. Hormone trong cơ thể bị rối loạn làm kích thích tuyến bã nhờn dưới da hoạt động. Trên da tiết nhiều dầu gây ra hiện tượng tắc nghẽn lỗ chân lông và mụn ở má dễ mọc hơn bình thường.
Mụn má do chế độ sinh hoạt, ăn uống chưa tốt
Chế độ ăn uống không cân bằng: ăn nhiều đường, dầu mỡ, sử dụng nhiều thực phẩm cay nóng, khẩu phần ăn nhiều tinh bột ít vitamin và chất xơ, không uống đủ nước… Thường xuyên sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá…) khiến mụn mọc ở má nhiều hơn.
Thường xuyên thức khuya, luôn gặp stress… cũng là một trong những nguyên nhân gây mụn khiến da xấu đi kèm theo đó là mụn mọc ở má, mặt nhiều hơn.
Mụn mọc ở má do sức khỏe bên trong không tốt
Mụn trên má do không biết cách giữ ẩm cho da
Da vùng mặt bị giảm độ ẩm, khô ráp sẽ tăng kích thích tiết bã nhờn để cân bằng lại. Nhưng điều này lại khiến bít tắc lỗ chân lông và nổi mụn ở má.
Cần lưu ý là vùng má có ít tuyến bã nhờn hơn vùng trán và cằm. Vậy nên cũng có tình huống là bạn đang cố gắng sử dụng những sản phẩm trị mụn ức chế bã nhờn để điều trị mụn ở cằm hoặc mụn ở trán lại khiến da vùng má bị khô, kích ứng và sinh ra mụn ở má.
Mụn trên má do sờ, nặn mụn gây viêm nhiễm
Thói quen xấu: thường xuyên nặn, sờ nắn mụn khi tay không được vệ sinh sạch sẽ dễ làm tổn thương da mặt, gây viêm nhiễm và lây lan mụn nhất là mụn ở má. Đây cũng là một trong những nguyên nhân bị mụn thâm ở má.
ĐIỀU TRỊ MỤN MỌC Ở MÁ THEO CÁCH TỰ NHIÊN
Trị mụn ở má bằng nghệ
Trong nghệ có tinh chất curcumin có tác dụng làm sạch, sáng da, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Đồng thời kích thích tái tạo da, ngăn ngừa mụn mọc ở má và thúc đẩy quá trình làm lành sau mụn.
Nguyên liệu:
1 – 2 củ nghệ tươi
Cách làm:
Nghệ đem rửa sạch, bỏ vỏ và giã nát chắt lấy nước cốt. Rửa sạch và lau khô mặt, sau đó thoa đều nước cốt nghệ thu được lên vùng mụn ở má. Để khoảng 15 – 20 phút. Rửa lại với nước sạch.
Thực hiện: 2 – 3 lần/tuần.
Trị mụn ở má bằng chanh tươi
Trong chanh có hàm lượng vitamin C và axit citric có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn rất tốt. Vitamin C và axit citric trong chanh giúp loại bỏ vi khuẩn trên da đồng thời làm giảm nhanh tình trạng mụn mọc ở má, da mặt. Ngoài ra thành phần vitamin C trong chanh còn giúp da sáng, giảm thâm do mụn gây ra.
Nguyên liệu:
2 – 3 quả chanh. Tăm bông sạch
Cách làm:
Rửa sạch chanh, vắt lấy nước cốt.
Vệ sinh da mặt sạch sẽ, dùng tăm bông thoa vừa đủ nước cốt chanh lên các nốt mụn mọc ở má. Để trong khoảng 5 – 10 phút cho khô. Sau đó rửa sạch với nước .
Có thể dùng: 1- 2 lần/tuần.
Trị mụn ở má bằng khoai tây
Khoai tây có lượng lớn tinh bột, các chất chống viêm và khoáng chất. Các dưỡng chất trong khoai tây có nhiều tác dụng trong điều trị mụn mọc ở má: Làm giảm nhanh tình trạng sưng viêm do mụn, đồng thời còn có tác dụng thúc đẩy quá trình làm lành da sau mụn, nuôi dưỡng và cải thiện tình trạng thâm do mụn gây ra.
Nguyên liệu: 1- 2 củ khoai tây
Cách làm:
Khoai tây đem rửa sạch, gọt vỏ và xay nhuyễn. Sau khi vệ sinh da mặt sạch sẽ, lau khô và đắp trực tiếp khoai tây đã xay nhuyễn lên khắp mặt và vùng mụn ở má. 15- 20 phút sau rửa sạch.
Thực hiện: 2- 3 lần/tuần.
Trị mụn ở má bằng mật ong
Mật ong là một trong các nguyên liệu có nhiều tác dụng trong trị mụn nhất là mụn ở má. Trong mật ong có chứa lượng lớn các chất chống viêm và các chất oxy hoá, có tác dụng làm giảm nhanh các tình trạng mụn mọc ở má, đồng thời giúp nuôi dưỡng da, chống lão hoá da hiệu quả.
Nguyên liệu: 1- 2 thìa mật ong
Cách làm: Rửa sạch và lau khô mặt. Thoa đều mật ong lên da và massage vùng da mặt bị mụn nhẹ nhàng trong vài phút. Giữ nguyên trên da 15 -20 phút sau đó rửa với nước sạch.
Thực hiện: 2 – 3 lần/tuần để có hiệu quả tốt nhất.
Trị mụn ở má bằng tỏi
Mặc dù tỏi có mùi khó chịu, tuy nhiên trong tỏi có hàm lượng lưu huỳnh cao và có tính chất kháng khuẩn đây chính là phương thuốc tự nhiên trị mụn mọc ở má nhanh và hiệu quả. Bên cạnh đó, tỏi có khả năng sát khuẩn, kháng sinh và có tác dụng làm lành da nhanh chóng.
Nguyên liệu: 1- 2 củ tỏi
Cách làm: Tỏi bóc sạch vỏ, giã nát thu lấy nước cốt. Rửa sạch mặt, lau khô. Thoa đều nước cốt tỏi lên vùng mụn ở má và massage vùng da mặt bị mụn nhẹ nhàng trong vài phút. Giữ nguyên trên da 5 – 10 phút sau đó rửa với nước sạch.
Thực hiện: 2 – 3 lần/tuần để có hiệu quả tốt nhất.
BỊ MỤN Ở MÁ KHI NÀO NÊN ĐẾN BÁC SĨ DA LIỄU?
Khi bạn có mụn mọc ở má mà các cách trị mụn tại nhà nói trên đều tỏ ra không hiệu quả thì bạn nên đến bác sĩ da liễu để thăm khám. Tình trạng mụn của bạn lúc này chắc hẳn phải là một dạng mụn viêm nào đó như mụn mủ hoặc mụn bọc… Dấu hiệu nhận biết mụn ở má của bạn đã viêm hay chưa là như sau:
Nốt mụn sưng tấy, mưng mủ, gây viêm nhiễm và đau nhức.
Mụn có thể có bọc hoặc có nang liền nhau.
Thông thường bác sỹ sẽ căn cứ tùy theo cơ địa mỗi người, các triệu chứng mụn mọc ở má có mức độ viêm nhiễm nghiêm trọng đến đâu để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với các loại thuốc trị mụn phù hợp. Bạn có thể sẽ được kê thuốc trị mụn dạng bôi thoa kết hợp với kháng sinh dạng uống. Ngoài ra bác sỹ sẽ cho bạn một chế độ chăm sóc da phù hợp với các sản phẩm trị mụn phù hợp giúp nhanh chóng giảm thiểu tình trạng mụn.
Tìm hiểu sâu về các loại thuốc trị mụn: Các loại Thuốc trị mụn Y khoa 2021
Bạn cần tuyệt đối không tự ý dùng thuốc lung tung, tránh tình trạng vừa không hiệu quả khiến tình trạng nặng thêm lại vừa gây ra tình trạng kháng thuốc. Đây là lỗi gặp phổ biến của nhiều người khi trị mụn nói chung và mụn ở má nói riêng, dẫn đến bị biến chứng để lại thâm mụn, sẹo mụn ở má cực kỳ mất thẩm mỹ.
Vì vậy, khi bị mụn ở má nên được điều trị cẩn thận. Và cần tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ da liễu, thực hiện đúng và nghiêm túc lộ trình điều trị để đạt được hiệu quả tốt nhất.
PHƯƠNG PHÁP TRỊ MỤN TRÊN MÁ CỦA SPA
Không phải ai cũng thích không khí phòng khám da liễu, nó khiến bạn nghĩ đến những thứ bệnh da liễu gì đó rất nghiêm trọng. Vậy thì bạn có thể đến các spa hoặc thẩm mỹ viện để điều trị mụn má. Các spa, thẩm mỹ viện sau khi thăm khám thường sẽ tiến hành vệ sinh da sạch sẽ, lấy nhân mụn cho bạn và áp dụng một số liệu pháp spa như: liệu pháp ánh sáng, liệu pháp laser, vi kim sinh học, lăn kim hoặc phi kim…. tùy theo tình trạng mụn của bạn.
Lấy nhân mụn hoặc hút mụn
Nếu bạn bị mụn đầu đen ở má, bạn sẽ được các kỹ thuật viên spa lấy nhân mụn bằng dụng cụ chuyên dụng. Nếu là mụn cám ở má thì sẽ được hút mụn bằng máy hút mụn hoặc máy aqua. Nếu mụn bọc ở má, có thể bạn sẽ được chích lấy mủ. Còn nếu là mụn mủ hoặc mụn nang thì sẽ được dẫn lưu dịch mủ.
Trị mụn má bằng ánh sáng
Sau khi loại bỏ nhân mụn cho bạn, spa sẽ dùng vòm ánh sáng để diệt khuẩn và se đầu mụn giúp ngăn ngừa sự bùng phát mụn.
Trị mụn má bằng laser
Liệu pháp laser cũng thường được sử dụng để điều trị mụn trên má cho bạn. Tia laser có thể đi sâu vào nang lông, tiêu diệt vi khuẩn tốt hơn ánh sáng đỏ hay tím. Ngoài ra chúng còn giúp ức chế sự tiết bã nhờn của tuyến bã nhờn giúp tình trạng mụn má của bạn thuyên giảm.
Trị mụn má bằng vi kim sinh học
Vi kim sinh học giúp thải độc và tái tạo da nên sẽ giúp điều trị mụn ẩn, mụn bọc hoặc mụn do da nhiễm độc tố rất hiệu quả. Liệu pháp vi kim trị mụn còn giúp đẩy mạnh phục hồi làn da mới, nhờ đó giảm thiểu và ngăn ngừa được sẹo mụn và thâm mụn đối với những trường hợp mụn nặng như mụn bọc hay mụn nang.
Trị mụn má bằng lăn kim/phi kim
Trước khi có vi kim sinh học, nhiều spa và thẩm mỹ viện vẫn sử dụng liệu pháp lăn kim hoặc phi kim để điều trị mụn. Phương pháp này có thể giúp bạn trị mụn má nhưng có nhược điểm là gây đau đớn và chảy máu. Ngoài ra lăn kim và phi kim xong, da thường yếu và nhạy cảm, rất dễ bắt nắng.
Trị mụn má bằng peel da
Peel da bằng retinol, axit salicylic, axit glycolic, axit lactic hoặc TCA… cũng là những liệu pháp được các spa sử dụng. Nguyên tắc của phương pháp này là lột bỏ lớp da bề mặt để vừa giúp loại bỏ tế bào chết vừa khiến mụn lộ đầu ra ngoài, nhờ đó mà làm thông thoáng lỗ chân lông và sạch mụn.
Trị mụn má bằng miếng lột mụn
Miếng dán lột mụn cũng được spa hoặc thẩm mỹ viện sử dụng trong trường hợp bạn bị mụn cám ở má. Tuy nhiên phương pháp này khó loại bỏ được nhân mụn nằm sâu ở dưới, đồng thời dễ gây tổn thương kích ứng da khi tấm dán quá dính và bạn bóc quá mạnh.
LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI ĐIỀU TRỊ MỤN Ở MÁ
Để việc trị mụn ở má đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần có chế độ chăm sóc da đúng cách và chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh. Nếu không cho dù có điều trị khỏi thì bạn vẫn bị mụn mọc đi mọc lại ở má.
Chăm sóc da mặt đúng cách
Vệ sinh da
: Rửa mặt 2 lần/ngày, vệ sinh sạch sẽ giúp lỗ chân lông thông thoáng, hạn chế bã nhờn tích tụ trên da hạn chế bị mụn mọc ở trên má.
Bảo vệ da khỏi các tác nhân môi trường
: Bảo vệ da khỏi bụi bẩn, không khí ô nhiễm, ánh nắng mặt trời… bằng cách dùng kem chống nắng và các dụng cụ che chắn như áo, mũ, khẩu trang…
Nên hạn chế trang điểm
: Da mặt là vùng da rất nhạy cảm nhất là vùng da ở má. Khi mụn mọc ở má, làm da vùng này rất mẫn cảm và dễ tổn thương. Vì vậy, thường xuyên trang điểm khiến da tiếp xúc với hoá chất, da bị bết tắc làm mụn mọc ở má nhiều hơn, nặng hơn.
Dưỡng ẩm cho da
: Sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp với da, giúp da cân bằng độ ẩm bên ngoài từ đó giảm tình trạng tiết bã nhờn, hạn chế mụn mọc ở má.
Tối ưu các bước dưỡng da: Có thể ưu tiên sử dụng các sản phẩm như kem dưỡng trị mụn vừa có khả năng trị mụn vừa cấp ẩm cho da nhẹ nhàng.
Đắp các loại mặt nạ:
Tốt nhất nên sử dụng các loại mặt nạ có nguồn gốc tự nhiên giúp làm sạch da, giảm sưng viêm do mụn và hạn chế sự hình thành mụn ở má.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh
– Hạn chế thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, hạn chế đường và tinh bột, thực phẩm cay nóng, đồ uống có ga, có cồn, các chất kích thích…
– Nên bổ sung rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt… vào khẩu phần ăn hàng ngày.
– Có thể detox bằng các loại nước uống giúp thanh lọc cơ thể, thải bớt độc tố (ví dụ: nước ép rau củ, trà hoa, trà trái cây….).
– Cần tạo thói quen sinh hoạt tốt, hạn chế thức khuya, tránh căng thẳng, uống đủ nước, nên tập luyện thể dục thường xuyên giúp hạn chế mụn mọc ở má.
Một vài lưu ý khác khi chăm sóc mụn má
– Tuyệt đối không được nặn mụn: Nặn mụn ở má không đúng cách, không vệ sinh dụng cụ và tay khi nặn sẽ khiến mụn bị sưng to hơn, có thể gây viêm nhiễm lâu lành. Nặng hơn có thể để lại sẹo lõm ở hai bên má, làm mất thẩm mỹ.
– Không được tự ý bôi, uống các loại thuốc không đúng chỉ định của bác sĩ da liễu: Các loại thuốc đó có thể làm tình trạng mụn ở má nặng thêm, gây biến chứng hoặc di chứng lâu dài.
THAM KHẢO CÁC BÀI VIẾT VỀ MỤN MÁ
Original content here is published under these license terms:
X
License Type:Read OnlyLicense Abstract:You may read the original content in the context in which it is published (at this web address). No other copying or use is permitted without written agreement from the author.
Mụn Bọc Ở Má Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Mụn bọc ở má gây ra cảm giác đau nhức khó chịu, đồng thời làm mất tự tin cho cả nam giới và nữ giới. Vậy đặc điểm của mụn này là gì và cách nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu những thông tin quan trọng cần biết về mụn bọc trên má và cách chữa trị.
Mụn bọc ở má là gì? Nguyên nhân gây bệnh
Mụn bọc ở má là thể nặng nhất của loại mụn trứng cá. Mụn bọc sẽ có kích thước lớn hơn so với những loại mụn thông thường. Viêm đỏ, nhân cứng, mủ trắng, gây ra cảm giác đau nhức, ngứa ngáy khó chịu là những tác động của mụn bọc.
Mụn bọc là một trong những loại dễ gây tổn thương trên da nhất, đặc biệt nếu mọc ở vùng má rất dễ để lại sẹo. Nếu không biết cách điều trị cũng như chăm sóc hợp lý sẽ rất dễ để lại sẹo lẽo.
Thực tế hiện nay, những người bị mụn bọc tạo mủ ở má là những người có da nhờn, tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh, kết hợp với thói quen chăm sóc da chưa hợp sẽ dẫn đến tình trạng mụn ngày càng nặng hơn.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mụn bọc ở má nhưng những nguyên nhân chính đó là sự xâm nhập của vi khuẩn gây mụn P Acnes vào lỗ chân lông.
Một nguyên nhân khác của mụn bọc ở má đó chính là sự mất cân bằng hormone ở độ tuổi dậy thì. Dù là nam hay nữ thì ở độ tuổi này việc rối loạn hormone sẽ khiến cơ thể tiết nhiều dầu hơn bình thường. Đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn gây mụn phát triển.
Yếu tố từ môi trường cũng là nguyên nhân gây nên mụn trứng cá ở má. Việc thường xuyên tiếp xúc với môi trường khói bụi, độc hại mà không có sự che chắn cẩn thận cũng khiến cho làn da “ngộp thở” và hình thành nên mụn.
Một nguyên nhân nữa đó là yếu tố di truyền trong gia đình. Trong gia đình nếu nhiều người mang gen da dầu, da nhạy cảm, da nhiều mụn thì không tránh khỏi việc di truyền sang con.
Ngoài ra, tâm lý căng thẳng kéo dài cũng là tác nhân gây nên mụn hay việc sử dụng đồ ăn cay nóng, chiên dầu cũng làm cho làn da xấu và dễ nổi mụn.
Biểu hiện của mụn bọc ở má
Mụn bọc ở má xuất hiện ở vùng da có lượng dầu thừa nhiều. Trong đó vùng má là vùng tiết rất nhiều dầu.
Ban đầu, bạn chỉ thấy những chấm đỏ hơi nổi cộm trên má. Khi ấn vào mụn sẽ có cảm giác ngứa, nhức và đau nhẹ.
Vài ngày sau đó thì nốt đỏ bắt đầu viêm và ứ mủ ở bên trong, đồng thời sưng to.
Người bệnh có cảm giác nóng, đau và nhức.
Một số mụn bọc ở má lớn có thể gây đau và đỏ các vùng da lân cận.
Nếu được điều trị và chăm sóc, nhân mụn sẽ khô dần trong 3 – 5 ngày, lộ rõ ra ngoài.
Khi nhân mụn được lấy ra, tại vết mụn có thể để lại sẹo rỗ hoặc màu thâm.
Bạn nên nhận biết sớm các biểu hiện và tiên lượng vấn đề sẽ xảy ra để phòng ngừa và chữa trị. Nên đi khám và lắng nghe tư vấn của bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ cách trị mụn bọc nào.
Cách điều trị mụn bọc ở má không để lại sẹo
Mụn mọc ở má nếu không được điều trị sớm sẽ phát triển lớn hơn và gây sưng viêm đau nhức khó chịu và ảnh hưởng đến nền da. Chính vì vậy, khi bị mụn bọc ở má cần chủ động tham khảo các phương pháp điều trị từ bác sĩ chuyên khoa.
Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến từ chuyên gia nếu muốn lựa chọn cách chữa theo Đông y hoặc mẹo dân gian.
Mẹo trị mụn bọc ở má theo dân gian
Sử dụng nghệ tươi Sử dụng mật ong Nha đam trị mụn Sử dụng chanh Sử dụng tỏi Bột trà xanh
Các mẹo dân gian trị mụn bọc dùng nguyên liệu thảo dược tự nhiên nên khá an toàn. Bạn chỉ cần sơ chế nguyên liệu thật sạch, đảm bảo không có tạp chất, vi khuẩn. Việc vệ sinh da mặt sạch sẽ và tiến hành đúng cách sẽ góp phần làm tăng hiệu quả của thuốc.
Bài thuốc Đông y
Để tăng hiệu quả trị mụn bọc, ngoài các cách làm trong dân gian bạn còn có thể sử dụng những bài thuốc Đông y. Đó là những công thức kết hợp từ nhiều dược liệu, giúp tác dụng vào sâu trong tế bào, đẩy nhân mụn bọc ra ngoài. Đồng thời bảo vệ làn dan khỏi viêm nhiễm, tăng khả năng làm lành tổn thương.
Bài thuốc 1
Dược liệu: Bạn sử dụng 6g hoàng bá, kết hợp với bạch bì 12g cùng các thảo dược như đẳng sâm, nhót tây (12g/vị) và trôm lay 6g.
Cách dùng: Đem rửa sạch rồi sắc lấy nước, gạn uống nóng 3 lần mỗi ngày.
Công dụng: Giúp giả độc, khai thông phế khí, làm sơ phong. Từ đó loại bỏ mụn bọc ở má gây sưng đỏ, đau nhức.
Bài thuốc 2
Dược liệu: Bạn cũng sử dụng các thảo dược tự nhiên như củ mài, phục linh (12g/loại) và lượng tương ứng mần cáy, bạch truật, ý dĩ. Kết hợp với liên nhục 10g cùng các vị thuốc khác như bạch biển đậu, cát cánh, sa nhân (mỗi vị 8g).
Các dùng: Đem sắc với nước thật kỹ để lấy nước uống ấm trong ngày. Dùng liên tục 1 tuần rồi gia giảm liều lượng theo tiến triển của mụn.
Công dụng: Thuốc đem lại khả năng kiện tỳ, hóa thấp, từ đó cải thiện tình trạng viêm, mủ trong mụn bọc.
Thuốc Đông y trị mụn bọc phần nhiều là những bài sắc uống tác dụng từ bên trong. Nó không chỉ loại bỏ tác nhân gây mụn mà còn hỗ trợ ngừa tái phát. Mặc dù cho hiệu quả cao và lành tính nhưng người bệnh cần kiên trì. Nên tiến hành chữa nhiều ngày từ khi mới phát hiện mụn bọc. Nếu không xử lý được, bạn nên chuyển sang dùng thuốc Tây.
Chữa bằng Tây y
1. Sử dụng thuốc bôi, thuốc uống trị mụn bọc
Thuốc bôi trực tiếp trên da chính là phương pháp phổ biến hàng đầu mà các bác sĩ da liễu sử dụng. Với những mụn nặng sẽ có những phương thuốc đặc trị thậm chí phải dùng kháng sinh.
Việc bôi thuốc trị mụn cũng cần tham khảo kê đơn từ bác sĩ. Tuy nhiên, đôi với những nốt mụn kích thước lớn, mụn nổi nhiều thì có thể dùng tới uống kháng sinh. Kháng sinh có hai loại:
Kháng sinh đường uống: Kháng sinh đường uống (Clindamycin, Tetracycline, Minocycline,…) rất phổ biến trong những trường hợp mụn bọc ở má lâu năm. Đây là phương pháp mang lại hiệu quả những có thể để lại những tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, viêm nang lông nếu lạm dụng thuốc.
Isotretinoin: Isotretinoin là dẫn xuất của vitamin A ở dạng uống. Các bác sĩ da liễu sử dụng để trị mụn trứng cá, mụn bọc nặng. Thuốc này có tác dụng thu nhỏ lại tuyến bã nhờn để ức chế việc tiết dầu thừa trên da. Đồng thời đem lại những tác dụng như kháng viêm, sản sinh ra tế bào da mới.
Tuy nhiên những thuốc này có nhiều tác dụng phụ như gây khô môi, rụng tóc, đau nhức khớp, giòn xương…. Vì vậy không nên sử dụng khi không có chỉ định của bác sĩ hoặc đang mang thai, cho con bú.
2. Liệu pháp hormone
Liệu pháp hormone thường được chỉ định đối với nữ giới bị mụn bọc do tăng nồng độ androgen quá mức hoặc nội tiết tố mất cân bằng. Có thể dùng:
Thuốc tránh thai: Các loại thuốc ngừa thai gồm Drospirenone, Norethindrone và Norgestimate thường được dùng để điều trị mụn bọc ở má do rối loạn nội tiết tố. Tuy nhiên, tuyệt đối không được sử dụng cho nữ giới có tiền sử bị đông máu, ung thư vú… Hơn nữa, bạn không nên lạm dụng chúng để trị mụn bọc, tránh làm ảnh hưởng đến sinh sản.
Thuốc chống androgen: Hormone androgen tăng làm da đổ nhiều dầu, dễ nổi mụn bọc và các loại mụn khác. Các nhóm thuốc chống lại hiện tượng này gồm thuốc chủ vận GnRH, Spironolactone, Flutamide, Glucocorticoid dạng uống,…
3. Các biện pháp khác
Liệu pháp hormon có những rủi ro nhất định. Vì vậy người bị mụn chỉ nên sử dụng phương pháp này khi có hướng dẫn kỹ lưỡng từ bác sĩ chuyên khoa.
Điều trị mụn bọc bằng laser: Sử dụng ánh sáng xanh (Blue-light, Green-light) loại bỏ ổ vi khuẩn trong nang lông. Cách này còn làm tăng collagen và elastin, giảm sẹo lõm sau khi điều trị mụn.
Lấy nhân mụn: Đối với những nốt mụn già, bác sĩ sẽ tiến hành lấy nhân mụn để làm sạch nang lông, ngừa thương tổn.
Tiêm corticoid: Đây là biện pháp khẩn cấp dùng khi mụn bọc ở má lớn, gây viêm, đau dữ dội. Bác sĩ sẽ tiến hành tiêm một lượng dung dịch vào nốt mụn nhằm giảm viêm và đau nhức. Tuy nhiên, nó dễ gây sẹo lõm, hoặc làm teo da nếu lạm dụng. Cho nên hãy cân nhắc kỹ, nếu thật cần thiết hãy tiêm thuốc này.
Ngoài những phương pháp trị mụn ở trên, người bị mụn cũng có thể áp dụng những phương pháp như điều trị bằng laser, tự nhiên, lấy nhân mụn…
Trị mụn bọc ở má không quá khó khăn nếu như hiểu đúng về bản chất. Đồng thời có những chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý giúp bảo vệ làn da. Bạn nên cân nhắc để áp dụng cho đúng, đồng thời chăm sóc tốt, tránh để mụn mọc lại.
Chăm sóc và phòng ngừa mụn bọc ở má tái phát
Luôn che chắn cẩn thận khi đi ra đường, dưới trời nắng, môi trường ô nhiễm
Luôn sử dụng kem chống nắng (loại không gây kích ứng) để bảo vệ làn da.
Nếu phải lấy nhân mụn, cần rửa mặt bằng nước muối trong 2 hôm đầu để làn da phục hồi. Sau đó mới sử dụng sữa rửa mặt làm sạch thông thường.
Xây dựng một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, ngủ nghỉ hợp lý để tăng cường hàng rào bảo vệ da.
Tránh thức khuya, stress quá độ làm rối loạn hormone và sinh ra bã nhờn, mụn bọc.
Dù làn da có bị mụn bọc ở má hay không thì cũng cần được bảo vệ và chăm sóc hết sức kỹ lưỡng. Đảm bảo một làn da luôn sạch sẽ sẽ làm cho vi khuẩn gây mụn không có cơ hội được phát triển. Bạn nên:
Nguyên Nhân Mọc Mụn Nước Ở Môi Và Cách Điều Trị
Mụn rộp ở môi là bệnh gây ra bởi virus Herpes simplex (HSV) mà cả 2 loại virus đều có thể gây loét xung quanh miệng (herpes labialis) và trên cơ quan sinh dục (herpes genital). Mụn rộp là nốt loét trông giống như một nốt phồng rộp hoặc một đám mụn nước trên nền đỏ. Cuối cùng, chúng sẽ khô đi, có màu vàng nhạt và bong vảy.
Nguyên nhân mọc mụn nước ở môi
Mụn nước trên môi thường xuất hiện với kích thước và hình dạng đa dạng, đôi khi còn kèm theo triệu chứng ngứa ngáy hoặc đau rát.
Nguyên nhân gây mụn nước ở môi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do dị ứng, mắc bệnh lý da liễu hoặc các bệnh xã hội nguy hiểm. Cụ thể là các bệnh sau:
Mọc mụn nước ở môi do dị ứng hoặc mắc bệnh lý về da
Mụn nước ở môi do phản ứng dị ứng
Mụn nước ở môi có thể kèm theo sưng môi, viêm môi… có thể là do một số tình trạng dị ứng, kích ứng như:
♦ Các loại hóa chất, kem dưỡng da có chất kích ứng; sản phẩm son môi – son dưỡng môi có chứa hóa chất mạnh hoặc titan.
♦ Dị ứng lông động vật, vảy da hoặc với các thực phẩm (hải sản, thịt bò, các loại đậu…)
Mụn nước ở môi do bệnh nấm miệng
Bệnh nấm miệng chủ yếu là do nấm Candida gây ra và có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Thông thường, nấm Candida tồn tại trên cơ thể và ở miệng với lượng vừa phải, nhưng nếu gặp điều kiện thuận lợi nấm sẽ phát triển và gây bệnh nấm miệng
Những triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh nấm miệng gồm:
♦ Nổi mụn nước ở môi, thường là mụn li ti và có màu đỏ; nứt ở khóe miệng
♦ Những mảng trắng đục xuất hiện ở cổ họng, lưỡi, mặt trong của 2 bên má
♦ Cảm thấy khó chịu trong miệng, đau khi nuốt hoặc ăn, mất vị giác.
Mụn nước ở môi do viêm da cơ địa
♦ Hiện y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây viêm da cơ địa, nhưng bệnh có thể là do: sử dụng mỹ phẩm chứa corticoid, dùng kem đánh răng chứa Fluoride.
Mụn nước ở môi bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, bệnh lý khác nhau
♦ Triệu chứng của bệnh thường xuất hiện ở mặt và môi với các triệu chứng điển hình như: nổi mụn nước ở môi hoặc mặt tương tự như mụn trứng cá, nổi sẩn đỏ, da sần sùi và ngứa ngáy khó chịu.
Mụn nước ở môi do bị lở miệng
♦ Lở miệng thường là do chấn thương ở miệng, dùng các loại thực phẩm như đậu phộng, chocolate, cà phê, dâu tây, ăn nhiều thực phẩm cay nóng…
♦ Bệnh thường có triệu chứng đặc trưng như: Xuất hiện vết loét nhỏ hoặc mụn nước ở môi, miệng, nướu răng hoặc mặt trong 2 bên má; bên trong vết loét thường chứa dịch loãng hoặc dịch mủ; đau rát khó chịu ở miệng nhưng không lây nhiễm.
♦ Bệnh thường gặp ở thanh thiếu niên, không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng thường dễ tái phát nếu không có biện pháp chăm sóc môi – miệng đúng cách.
Mụn nước ở môi do hạt bã nhờn
♦ Hạt bã nhờn thường xuất hiện tập trung ở những mô ẩm như: môi, trong miệng, lưỡi, bộ phận sinh dục… Một số trường hợp tuyến bã nhờn có thể lan rộng lên môi và vùng da lân cận.
♦ Mọc mụn ở môi do hạt bã nhờn có những đặc điểm sau: Quanh môi xuất hiện các nốt mụn kích thước nhỏ, mọc thành cụm, mụn có màu trắng hoặc vàng bên trong có dịch lỏng, không gây đau và không có nguy cơ lây nhiễm.
♦ Hạt bã nhờn thường không gây ảnh cho sức khỏe, dù không cần điều trị cũng có thể tự cải thiện sau một khoảng thời gian.
Mụn nước ở môi do u nang nhầy
♦ U nang nhầy ở môi là tình trạng các mụn nước chứa dịch lỏng xuất hiện dưới môi, niêm mạc bên trong miệng, nướu răng. Tình trạng này hình thành chủ yếu là do tắc tuyến nước bọt hoặc sau khi bị chấn thương ở môi.
♦ U nhầy có thể gây đau rát nhưng lành tính, ít gây hại đến sức khỏe. Mụn nước ở môi do u nang nhầy thường tự thuyên giảm mà không cần điều trị.
Mụn nước ở môi do mụn trứng cá
♦ Mụn thường nổi ở môi và đường viền môi. Mụn trứng cá xuất hiện chủ yếu là do: rối loạn nội tiết tố, vệ sinh da kém, lạm dụng mỹ phẩm…
Mụn nước ở môi do bị mụn trứng cá
♦ Mụn trên môi do bị mụn trứng cá thường có những đặc điểm như: Mụn đỏ, trong nốt mụn có thể chứa dịch mủ hoặc không, dễ vỡ ra khi bị tác động, đau nhức gây ảnh hưởng đến việc ăn uống và sinh hoạt của người bệnh.
♦ Mụn trứng cá nếu không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, để lại sẹo thâm. Không những thế khi mụn phát triển nghiêm trọng có thể ăn sâu vào tế bào gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, viêm tắc tĩnh mạch.
Mụn nước ở môi do mắc bệnh hạt kê
♦ Bệnh hạt kê là hệ quả của tình trạng bít tắc tuyến bã nhờn và tồn đọng tế bào chết trên da với các đặc điểm như: Mọc mụn ở môi, mụn là các khối nang màu trắng có kích thước nhỏ, có thể chứa dịch hoặc không. Mụn không chỉ xuất hiện quanh đường viền môi mà còn tập trung nhiều ở vùng má, mũi và cằm.
♦ Bệnh thường không gây đau nhức, những khối nang vẫn có thể tự biến mất sau vài tháng dù không tiến hành điều trị.
Mọc mụn nước ở môi do mắc bệnh xã hội hoặc ung thư
Mụn nước ở môi do mắc bệnh giang mai
♦ Đây là bệnh lý lây truyền qua đường tình dục, nổi mụn trên môi do mắc bệnh giang mai có thể do quan hệ tình dục bằng đường miệng hay còn gọi là giang mai ở miệng.
♦ Khi vừa khởi phát giang mai ở miệng, các vết săng giang mai sẽ nổi ở miệng và môi, sau đó là sự xuất hiện của các nốt đào ban, không có cảm giác đau rát…
♦ Giang mai nói chung và giang mai ở miệng những triệu chứng ban đầu thường khá nhẹ nên khó nhận biết và điều trị, cũng như dễ nhầm lẫn với các bệnh khác.
Mụn nước ở môi do mắc bệnh sùi mào gà
♦ Mụn nước ở môi thường là dấu hiệu đặc trưng của bệnh sùi mào gà ở miệng, đặc biệt là khi có quan hệ tình dục qua đường miệng với người mắc bệnh.
♦ Triệu chứng: Ban đầu người bệnh sẽ nhận thấy những mảng trắng xuất hiện ở họng và lưỡi kèm theo cảm giác đau rát khó chịu, triệu chứng này dễ nhầm lẫn với bệnh viêm họng.
♦ Ở phần lưỡi, môi hoặc nướu răng hình thành nhiều nốt mụn li ti, dần dần phát triển với kích thước lớn và mọc thành cụm có hình dạng tương tự như mào gà. Sùi mào gà ở miệng có thể gây đau khi ăn hay nuốt nước bọt, khiến người bệnh ăn không ngon miệng và suy giảm sức khỏe.
Mụn nước ở môi do nhiễm virus Herpes ở miệng
♦ Nhiễm virus Herpes Simplex ở miệng là nguyên nhân rất phổ biến gây nên tình trạng mụn nước ở môi. Mụn nước ở môi do nhiễm Herpes ở miệng có các đặc điểm như: mụn nước có kích thước nhỏ và chứa dịch tiết.
♦ Khi các mụn nước vỡ ra có thể tiết dịch gây lở loét môi và vùng miệng gây đau rát khó chịu. Nếu không chữa trị kịp thời có thể lây lan sang nhiều khu vực khác trên cơ thể.
Mụn nước ở môi do nhiễm virus Herpes ở miệng Mọc mụn nước ở môi do ung thư
♦ Mặc dù rất hiếm khi xảy ra, nhưng hiện tượng mọc mụn ở môi cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư vùng miệng, xảy ra khi khối u xuất hiện và phát triển ở niêm mạc miệng hoặc môi.
♦ Những tác nhân có thể làm tăng nguy cơ ung thư miệng bao gồm: Hút thuốc lá, thường xuyên sử dụng bia rượu, tiếp xúc lâu dài với ánh nắng mặt trời…
♦ Khi vừa khởi phát, ung thư miệng sẽ có các triệu chứng như: nổi mụn nước hoặc các vết loét nhỏ trên môi, vết loét có thể phát triển và lan rộng sang miệng, lưỡi, hàm, nướu răng… Một số trường hợp mụn nước chuyển thành màu đỏ.
Nổi mụn nước ở môi do các nguyên nhân khác
Ngoài ra, mụn nước ở môi còn bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác như:
♦ Do stress, căng thẳng hay thiếu nước khiến môi khô ráp và nổi mụn.
♦ Không vệ sinh sạch sẽ vùng môi và miệng sau khi ăn.
♦ Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh sẽ khiến bã nhờn bị tích tụ và hình thành mụn.
♦ Mụn nước ở môi do rối loạn nội tiết tố.
♦ Ăn nhiều món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp…
Biện pháp phòng ngừa mụn nước ở môi
Mụn nước ở môi không chỉ gây đau rát, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ của gương mặt, do đó cần có biện pháp phòng tránh thật hiệu quả tình trạng này:
♦ Không quan hệ tình dục qua đường miệng với bất kỳ ai, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh xã hội cao.
♦ Vệ sinh da mặt sạch sẽ và đúng cách, tẩy da chết 1 – 2 lần/ tuần để tránh gây bít tắc tuyến bã nhờn hoặc lỗ chân lông, làm giảm nguy cơ hình thành mụn.
♦ Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thay bàn chải đánh răng 3 tháng/ lần, để tránh vi khuẩn xâm nhập và gây mụn trên môi.
♦ Không nên lạm dụng mỹ phẩm hay sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, hạn chế sử dụng các loại son dưỡng môi có thành phần gây kích ứng môi.
♦ Vệ sinh răng miệng và môi sạch sẽ sau khi ăn.
♦ Hạn chế ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc quá cay, uống nhiều nước và ăn nhiều rau quả tươi.
Biện pháp điều trị mụn nước ở môi
Điều trị mụn nước ở môi tại nhà
Với mụn nước ở môi thể nhẹ và không phải do bệnh lý thì người bệnh có thể hỗ trợ điều trị bệnh bằng các nguyên liệu thiên nhiên kết hợp với việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt sao cho khoa học, cụ thể:
Điều trị mụn nước ở môi tại nhà bằng nha đam Hỗ trợ điều trị mụn nước ở môi bằng nguyên liệu thiên nhiên
♦ Điều trị mụn nước ở môi bằng gel nha đam: Nha đam có công dụng làm trắng da, thanh nhiệt, giải độc gan, tiêu viêm hiệu quả, làm dịu môi, làm lành vết thương… nhờ đó được sử dụng nhiều trong việc dưỡng da và điều trị mụn.
♦ Điều trị mụn nước ở môi bằng mật ong: Mật ong có tính kháng khuẩn mạnh nên có thể hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm, bên cạnh đó mật ong còn làm mềm môi và giúp môi căng bóng hơn. Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần rửa sạch vùng da bị mụn sau đó thoa mật ong lên, khoảng 20 phút sau thì rửa lại với nước sạch.
♦ Điều trị mụn nước ở môi bằng dưa leo: Dưa leo có thể làm dịu và ổn định vùng da bị mụn. Cách làm như sau: Dưa leo rửa sạch và thái lát mỏng, vệ sinh vùng da bị mụn sau đó đắp dưa leo thái lát lên, để khoảng 20 phút thì rửa lại mặt thật sạch với nước.
♦ Điều trị mụn nước ở môi bằng sữa chua: Sữa chua không chỉ giúp dưỡng da trắng mịn mà còn có thể tiêu diệt một phần các vi khuẩn gây mụn ở môi, đẩy nhanh quá trình phục hồi vết thương. Biện pháp này tương đối đơn giản, chỉ cần rửa sạch vùng da nổi mụn sau đó thoa sữa chua lên, để khoảng 15 phút rồi rửa lại thật sạch với nước.
Điều chỉnh chế độ sinh hoạt
Biện pháp này có thể kết hợp với việc sử dụng nguyên liệu thiên nhiên trị mụn hoặc dưỡng da sau khi điều trị tại các cơ sở y tế, giúp da nhanh chóng hồi phục như ban đầu. Bao gồm các biện pháp như:
♦ Vệ sinh răng miệng và môi cẩn thận khi nổi mụn trên môi. Hàng ngày nên dùng chỉ nha khoa làm sạch răng sau khi ăn, đánh răng 3 lần/ ngày, sử dụng sản phẩm súc miệng phù hợp để tránh gây kích ứng khiến mụn trên môi ngày càng nghiêm trọng hơn.
♦ Thay bàn chải đánh răng 3 tháng/ lần, để tránh vi khuẩn xâm nhập khiến tình trạng mụn thêm nghiêm trọng hơn
♦ Không dùng son môi hay mặt nạ dưỡng môi trong thời gian điều trị.
♦ Tránh làm kích ứng hay tổn thương môi, đồng thời tránh đụng chạm, chà xát hay gãi lên vùng da nổi mụn vì như vậy có thể tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.
♦ Chườm mát để làm giảm tình trạng đau rát, sưng viêm do mụn nước ở môi.
♦ Vệ sinh môi bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để làm giảm tình trạng viêm nhiễm, kích ứng.
♦ Che chắn và dùng loại kem chống nắng phù hợp khi môi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
♦ Uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ phục hồi các tổn thương ở môi.
Điều trị mụn nước ở môi tại cơ sở y tế
Với những trường hợp mụn nước ở môi nghiêm trọng và xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý thì người bệnh cần đến cơ sở y tế để thăm khám, để bác sĩ chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh, cụ thể:
Điều trị mụn nước ở môi bằng thuốc uống kết hợp thuốc bôi Mụn nước ở môi do lở miệng, viêm da, dị ứng
♦ Chủ yếu sử dụng các loại thuốc như: thuốc giảm đau để cải thiện triệu chứng đau nhức, thuốc kháng sinh dạng uống hoặc kết hợp cả dạng bôi ngoài da, thuốc kháng Histamin…
♦ Bên cạnh đó còn kết hợp với thuốc mỡ, kem bôi và dung dịch vệ sinh răng miệng…
♦ Việc chỉ định loại thuốc nào còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể. Người bệnh chỉ dùng thuốc theo đúng liều lượng được chỉ định bởi bác sĩ, không tự ý dùng thuốc để tránh khiến bệnh thêm nặng nề hơn.
Mụn nước ở môi do ung thư
♦ Sau khi thăm khám và xét nghiệm, nếu được chẩn đoán là ung thư miệng thì cần can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật, hóa trị, xạ trị…
Điều trị mụn nước ở môi do sùi mào gà
♦ Dùng thuốc: Sử dụng thuốc bôi hoặc dung dịch chấm sùi mào gà, thường được áp dụng cho trường hợp sùi mào gà ở miệng thể nhẹ. Cách dùng và liều dùng cụ thể phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
♦ Vật lý trị liệu: Đốt điện, đốt laser, áp lạnh bằng ni tơ lỏng… Những biện pháp này được áp dụng khi sùi mào gà phát triển tương đối lớn nhưng chưa phát sinh biến chứng nghiêm trọng.
♦ Phương pháp ALA-PDT: Được đánh giá là phương pháp điều trị hiệu quả sùi mào gà kể cả khi bệnh chuyển nặng. Phương pháp này có thể đưa các ion oxy đến từng tế bào để tiêu diệt virus gây bệnh, đồng thời giúp tái tạo làn da mới khỏe mạnh hơn.
Ưu điểm của phương pháp ALA-PDT: An toàn, hiệu quả, thời gian điều trị nhanh, ít đau, hạn chế biến chứng, ngăn ngừa khả năng tái phát bệnh.
Điều trị mụn nước ở môi do mụn rộp ở môi Điều trị mụn nước ở môi do mụn rộp bằng công nghệ miễn dịch INT
♦ Dùng thuốc: Chủ yếu là sử dụng các loại thuốc đặc trị như Valacyclovir, Acyclover, Famiciclovir… để điều trị mụn rộp sinh dục và mụn rộp ở miệng. Cơ chế tác động của các loại thuốc này là giảm đau và mức độ tổn thương, hạn chế khả năng nhân lên của virus. Liều dùng và cách sử dụng thuốc phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ.
♦ Công nghệ miễn dịch INT: Có khả năng phá hủy cấu trúc của virus ẩn nấp sâu trong tế bào, đồng thời có thể loại bỏ tế bào mang bệnh và kích thích sự hình thành tế bào khỏe mạnh. Phương pháp này mang lại hiệu quả điều trị nhanh chóng, ít đau, hạn chế biến chứng, tỷ lệ tái phát thấp.
Điều trị mụn nước ở môi do giang mai
♦ Dùng thuốc: Áp dụng khi giang mai ở miệng còn ở giai đoạn 1, vết loét chưa lan rộng. Thuốc được sử dụng chủ yếu là kháng sinh có tác dụng kìm hãm sự phát triển và tiêu diệt một phần xoắn khuẩn giang mai.
♦ Phương pháp miễn dịch cân bằng: Phương pháp hoạt động trên cơ chế tiêu diệt chính xác xoắn khuẩn giang mai, đồng thời kết hợp với gen sinh vật giúp điều tiết chức năng miễn dịch giúp phục hồi tổn thương và hạn chế nguy cơ tái phát bệnh.
♦ Để điều trị hiệu quả các bệnh lý gây ra tình trạng mụn nước ở môi, người bệnh cần tìm cho mình địa chỉ khám chữa bệnh uy tín. Nếu đang sống trên địa bàn TPHCM, người bệnh có thể đến Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu .
♦ Phòng khám có chuyên khoa bệnh xã hội, quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, thiết bị tiên tiến, điều trị bệnh bằng phương pháp hiện đại (công nghệ miễn dịch INT, phương pháp miễn dịch cân bằng, phương pháp ALA-PDT…), chi phí hợp lý… có thể mang đến môi trường y tế chất lượng cao cho bệnh nhân.
Nguyên Nhân Mọc Mụn Bọc Ở Vùng Kín Và Cách Điều Trị
TÌM HIỂU VỀ TÌNH TRẠNG MỌC MỤN BỌC Ở VÙNG KÍN
Viêm âm đạo
Khi nữ giới mắc phải bệnh lý này, ngoài việc mọc mụn bọc ở vùng kín còn xuất hiện thêm một số triệu chứng khác đó là huyết trắng ra nhiều hơn, có mùi hôi tanh, bất thường về màu sắc,…
Viêm nang lông
Bệnh lý viêm nang lông nếu xảy ra ở vùng kín sẽ xuất hiện các nốt mụn đỏ, ngứa ngáy, sưng đau, đặc biệt khi vỡ ra sẽ có mủ hoặc máu. Khi gặp phải tình trạng này, nếu người bệnh chủ quan không điều trị sớm có thể khiến viêm nhiễm lây lan nhanh chóng. Sau khi các nốt mụn vỡ ra và lành lại sẽ tạo thành sẹo, dẫn đến vùng kín không còn đảm bảo tính thẩm mỹ.
Sùi mào gà
Các nốt mụn bọc rải rác ở vùng kín thường rất giống với sùi mào gà giai đoạn đầu. Lúc này, bệnh nhân sẽ không xuất hiện cảm giác đau hay ngứa tại vùng kín. Một khi bệnh phát triển, tình trạng mọc mụn bọc ở vùng kín của bệnh lý này sẽ hình thành giống như mào gà, bông súp lơ.
Các nốt mụn bọc này có thể vỡ ra khi va chạm mạnh, chảy dịch mủ và khiến người bệnh rất đau đớn. Đặc biệt khi quan hệ tình dục có thể sẽ làm cho các nốt mụn bọc này bị vỡ, gây đau rát và lây nhiễm cho đối phương.
Mụn rộp sinh dục
Đặc điểm của mụn rộp sinh dục ở nữ giới cũng là các nốt mụn bọc mọc đơn lẻ hoặc thành mảng, có màu đỏ tấy và xuất hiện ở vùng kín như môi bé, môi lớn, âm đạo,… Các nốt mụn này cũng sẽ bị vỡ khi có ngoại lực tác động, dịch mủ bị chảy ra bên ngoài sẽ gây ra cảm giác đau đớn. Không những thế còn có khả năng lây nhiễm cho người khác.
Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ bị tái phát nhiều lần, kèm theo đó là các triệu chứng khác như sưng hạch bẹn, sốt, đau xương chậu,…
Mụn rộp sinh dục dẫn đến mọc mụn ở vùng kín
Ngoài các bệnh lý xã hội và bệnh phụ khoa kể trên, mọc mụn bọc ở vùng kín cũng có thể xảy ra bởi một số thói quen sinh hoạt hàng ngày như: Vệ sinh vùng kín không đúng cách, mặc đồ lót quá chật,… Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi cũng là một trong những nguyên nhân xuất hiện mụn bọc tại vùng kín.
CÁCH ĐIỀU TRỊ MỤN BỌC Ở VÙNG KÍN
Điều trị viêm nang lông
Bệnh lý viêm nang lông có thể xảy ra nếu nữ giới chăm sóc vùng kín không đúng cách, dẫn đến mọc mụn bọc ở vùng kín. Với trường hợp này, bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc kháng sinh nhằm diệt vi khuẩn, hạn chế ngứa rát, sưng đau, tăng sức đề kháng cho cơ thể nhằm chống lại các tác nhân này.
Điều trị viêm âm đạo
Phương pháp Oxygen sẽ được áp dụng để điều trị trong trường hợp này. Bác sĩ sẽ sử dụng một ống nội soi đưa vào vị trí mọc mụn bọc ở vùng kín, với công nghệ tiên tiến sẽ giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh một cách an toàn, làm giảm tình trạng viêm đau, ngứa ngáy, nhanh chóng hồi phục và khả năng tái phát thấp.
Phương pháp Oxygen mang lại hiệu quả trong điều trị viêm âm đạo
Điều trị sùi mào gà
Hiện nay, phương pháp DAO LEEP tiên tiến, hiện đại sẽ được sử dụng để điều trị sùi mào gà. Ưu điểm của phương pháp này đó là không xâm lấn đến các tế bào xung quanh, không gây đau, chảy máu hay để lại sẹo, hiệu quả điều trị cao, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, nhanh chóng hồi phục vết thương.
Điều trị mụn rộp sinh dục
Phương pháp miễn dịch sinh học INT hiện nay được đánh giá là mang lại hiệu quả, an toàn nhất trong điều trị mụn rộp sinh dục. Bằng cách xác định chính xác vùng bệnh, tiêu diệt chính xác virus HSV, không để lại sẹo hay ảnh hưởng đến các vùng da xung quanh.
ĐỊA CHỈ ĐIỀU TRỊ MỌC MỤN BỌC Ở VÙNG KÍN UY TÍN
Tại chúng tôi người bệnh có thể đến Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu để được các bác sĩ thăm khám, xét nghiệm và chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh. Từ đó đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp nhằm mang lại hiệu quả. Đây là địa chỉ điều trị bệnh phụ khoa, bệnh xã hội uy tín, chất lượng mà các bạn nên lựa chọn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Mụn Ở Má, Nguyên Nhân Và Cách Trị Mụn Mọc Ở Má trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!