Xu Hướng 3/2023 # Loét Bờ Cong Nhỏ Dạ Dày # Top 10 View | Sept.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Loét Bờ Cong Nhỏ Dạ Dày # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Loét Bờ Cong Nhỏ Dạ Dày được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày là một trong những dạng viêm loét dạ dày khá phổ biến. Khác với viêm loét bờ cong lớn, bệnh lý này chủ yếu xảy ra do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori và lạm dụng thuốc giảm đau, chống viêm. Ổ viêm loét ở bờ cong nhỏ có thể tiến triển dần theo thời gian gây tổn thương thành dạ dày nghiêm trọng, dẫn đến xuất huyết, thủng và tăng nguy cơ ung thư.

Loét bờ cong nhỏ dạ dày là gì?

Loét bờ cong nhỏ dạ dày đề cập đến tình trạng viêm, tổn thương và loét ở niêm mạc bờ cong nhỏ (bờ cong bé). Thông thường, viêm loét xảy ra chủ yếu ở phần hang vị (bờ cong lớn) vì bộ phận này nằm ngang hoàn toàn và diện tích tiếp xúc với thức ăn lớn.

Tuy nhiên, niêm mạc bờ cong nhỏ cũng có thể bị loét do một số nguyên nhân khác nhau. Theo các chuyên gia, bờ cong nhỏ ít chịu áp lực từ việc tiêu hóa thức ăn nên nguyên nhân chính gây tổn thương ở vị trí này chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (chiếm khoảng 90%) và lạm dụng thuốc. Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt không phù hợp chỉ đóng vai trò tác động trong cơ chế bệnh sinh.

Hiện nay, điều trị loét bờ cong nhỏ phụ thuộc trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh (do vi khuẩn Hp và các nguyên nhân thông thường). Nếu điều trị sớm và đúng cách, ổ viêm loét ở dạ dày sẽ được phục hồi và lành hẳn chỉ sau một thời gian ngắn. Trong trường hợp không xử lý sớm, vết loét ở bờ cong nhỏ có thể tiến triển theo chiều hướng tiêu cực và gây ra nhiều biến chứng nặng nề.

Nguyên nhân gây viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày

Viêm loét bờ cong nhỏ xảy ra khi dạ dày tăng tiết axit khiến màng nhầy bao quanh niêm mạc bị phá vỡ, dẫn đến hiện tượng ăn mòn và tổn thương mô dạ dày.

Các nguyên nhân có thể kích thích dạ dày sản sinh axit và gây loét bờ cong nhỏ, bao gồm:

Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori: Nhiễm vi khuẩn Hp là nguyên nhân chủ yếu gây viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày (chiếm khoảng 90% trường hợp). Vi khuẩn này có thể xâm nhập vào cơ thể do ăn thực phẩm nhiễm khuẩn và tiếp xúc thân mật với người mắc bệnh. Khi sinh sống ở dạ dày, vi khuẩn Hp bài tiết độc tố gây phá vỡ màng nhầy bảo vệ và kích thích phản ứng viêm ở niêm mạc.

Lạm dụng thuốc: Các loại thuốc giảm đau, chống viêm như corticoid, NSAID,… có cơ chế ức chế enzyme cyclooxygenase nhằm ngăn chặn quá trình sinh tổng hợp chất gây viêm prostaglandin. Tuy nhiên quá trình này khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương do dịch vị xâm lấn và ăn mòn. Trong trường hợp sử dụng liều cao, thành dạ dày có thể bị loét nặng và dẫn đến xuất huyết tiêu hóa.

Ngoài những nguyên nhân trên, loét bờ cong nhỏ dạ dày còn có thể khởi phát nếu có các yếu tố thuận lợi sau:

Nghiện rượu bia: Cồn (ethanol) trong rượu bia có khả năng ăn mòn thực quản và niêm mạc dạ dày. Thường xuyên dung nạp rượu bia có thể khiến màng nhầy bị phá hủy, tăng nồng độ axit trong dịch vị và kích thích phản ứng viêm ở bờ cong nhỏ. Ngoài ra, thói quen này còn làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa, táo bón và thủng dạ dày.

Căng thẳng kéo dài: Căng thẳng thường xuyên có thể gây rối loạn chức năng của hệ thần kinh não – ruột. Hệ thần kinh bị rối loạn có khả năng kích thích dạ dày co bóp và tăng tiết dịch vị bất thường. Các tác động này chính là yếu tố thuận lợi thúc đẩy quá trình ăn mòn và xâm lấn niêm mạc.

Chế độ ăn uống không lành mạnh: Ngoài ra, nguy cơ loét bờ cong nhỏ dạ dày cũng có thể tăng lên nếu có các thói quen ăn uống không lành mạnh như sử dụng thức ăn nhanh, gia vị cay nóng, không nhai kỹ trước khi nuốt, thường xuyên bỏ bữa, ăn quá khuya, ăn uống quá mức, vận động ngay sau khi ăn,…

Triệu chứng nhận biết loét bờ cong nhỏ dạ dày

Triệu chứng của loét bờ cong nhỏ dạ dày phụ thuộc vào mức độ tổn thương của niêm mạc, chế độ ăn uống và thể trạng của từng trường hợp. Tương tự như các dạng viêm loét dạ dày khác, loét bờ cong nhỏ có triệu chứng không điển hình và dễ nhầm lẫn với một số vấn đề ở đường tiêu hóa trên.

Các triệu chứng thường gặp của loét bờ cong nhỏ dạ dày, bao gồm:

Đau vùng thượng vị (bùng bụng nằm trên rốn)

Cơn đau thường xuất hiện khi bụng đói hoặc khi ăn quá no. Ở một số ít trường hợp, dạ dày có thể co bóp quá mức khiến cơn đau lan tỏa ra toàn bộ vùng xương ức hoặc thậm chí lan tỏa ra vùng lưng

Khi nằm hoặc ngồi gập người nhận thấy mức độ đau thuyên giảm đáng kể

Thường có cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa, đặc biệt là sau khi ăn hoặc sau khi ngủ dậy

Trong trường hợp loét nặng, cơn đau có thể phát sinh khi thời tiết thay đổi đột ngột, căng thẳng hoặc khi gặp dư chấn tinh thần mạnh

Đau dạ dày do loét bờ cong nhỏ có xu hướng âm ỉ đến dữ dội và tiến triển dai dẳng dẫn đến chứng ăn ngủ kém, người xanh xao, mệt mỏi, hay cáu gắt,…

Các triệu chứng này thường bị nhầm lẫn với viêm loét hang vị dạ dày, loét hành tá tràng và một số bệnh lý tiêu hóa khác.

Loét bờ cong nhỏ dạ dày nguy hiểm không?

Viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày là bệnh lý tương đối phổ biến. Mặc dù không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng bệnh lý này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động ăn uống, khả năng hấp thu dinh dưỡng, chất lượng giấc ngủ và hiệu suất lao động – học tập.

Tổn thương ở bờ cong nhỏ dạ dày có thể thuyên giảm và phục hồi hoàn toàn nếu điều trị tích cực và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên trong trường hợp chủ quan, lơ là trước các biểu hiện bất thường của cơ thể, ổ viêm loét có thể tiến triển dần theo thời gian và gây ra các biến chứng nghiêm trọng như:

Xuất huyết dạ dày: Xuất huyết dạ dày là biến chứng thường gặp của viêm loét dạ dày tá tràng nói chung và loét bờ cong nhỏ dạ dày nói riêng. Biến chứng này xảy ra khi ổ viêm loét tiến triển nặng khiến tĩnh mạch bị vỡ và chảy máu. Khi nhận thấy tình trạng nôn mửa ra máu tươi hoặc dịch nôn có màu bã cà phê, cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và xử lý kịp thời. Trong một số trường hợp, xuất huyết dạ dày có thể diễn tiến nhanh chóng, phức tạp gây mất máu nhiều và tử vong.

Thủng dạ dày: Thủng dạ dày là tình trạng thành dạ dày bị tổn thương và ăn mòn hoàn toàn do quá trình loét tiến triển nặng. Biến chứng này có mức độ rất nghiêm trọng và cần được xử lý trong thời gian sớm nhất. Dấu hiệu nhận biết thủng dạ dày, bao gồm cơn đau dạ dày xuất hiện đột ngột, đau quặn và mức độ đau dữ dội, đi kèm với buồn nôn, ói mửa liên tục,…

Tăng nguy cơ ung thư: Loét hang vị có nguy cơ xuất huyết và thủng cao nhưng tỷ lệ ung thư hóa thấp. Ngược lại, hiện tượng loét ở bờ cong nhỏ ít có khả năng chảy máu, thủng và mức độ đau nhẹ hơn nhưng tỷ lệ ung thư hóa cao – đặc biệt là với những ổ viêm loét tiến triển hơn 10 năm.

Thể trạng suy nhược: Loét bờ cong nhỏ dạ dày khiến chức năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng của cơ thể bị suy giảm. Hơn nữa, các triệu chứng của bệnh gây ra không ít phiền toái khi ăn uống, sinh hoạt, lao động và ngủ nghỉ. Nếu không kiểm soát kịp thời, bệnh có thể tiến triển dai dẳng khiến cơ thể suy nhược, sụt cân và mệt mỏi.

Chẩn đoán viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày

Tương tự các bệnh lý dạ dày khác, chẩn đoán loét bờ cong nhỏ bao gồm thăm khám lâm sàng và một số kỹ thuật cận lâm sàng khác. Sau khi thu thập triệu chứng, tiền sử cá nhân và gia đình, bác sĩ sẽ chỉ định một số kỹ thuật chẩn đoán sau:

Chụp dạ dày với thuốc cản quang: Chụp dạ dày với thuốc cản quang giúp bác sĩ xác định vị trí và kích thước ổ viêm loét. Khi thực hiện kỹ thuật này, cần nhịn ăn khoảng 8 tiếng đồng hồ và tránh sử dụng các thức uống có màu như nước ngọt, cà phê, rượu bia,…

Nội soi dạ dày: Nội soi dạ dày là kỹ thuật chính trong chẩn đoán các bệnh lý ở dạ dày. Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách đưa thiết bị nội soi qua đường miệng, xuống thực quản và dạ dày. Camera từ thiết bị này giúp bác sĩ quan sát niêm mạc dạ dày và xác định ổ viêm loét. Ngoài ra khi nội soi, bác sĩ có thể sinh thiết mô để xác định nguyên nhân gây bệnh (vi khuẩn Hp) và loại trừ nguy cơ ác tính (ung thư).

Xét nghiệm vi khuẩn Hp: Trong trường hợp nghi ngờ nhiễm vi khuẩn Hp, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện một số kỹ thuật xét nghiệm như xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, test hơi thở,… Nếu các xét nghiệm này cho kết quả dương tính, bác sĩ buộc phải nuôi cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ.

Các phương pháp điều trị viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày

Mục tiêu của điều trị loét bờ cong nhỏ dạ dày là giảm cơn đau, phục hồi ổ viêm loét và nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong trường hợp dương tính với vi khuẩn Hp, phải tiến hành phác đồ điều trị sớm để tiệt trừ vi khuẩn và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

1. Sử dụng thuốc Tây

Sử dụng thuốc Tây là phương pháp điều trị phổ biến đối với bệnh loét bờ cong nhỏ dạ dày. Bác sĩ sẽ cân nhắc mức độ triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh và các vấn đề sức khỏe đi kèm để chỉ định loại thuốc phù hợp.

Hiện nay, thuốc được sử dụng trong điều trị loét niêm mạc dạ dày chủ yếu là thuốc giảm tiết axit, thuốc kháng axit, bảo vệ niêm mạc, thuốc giảm đau chống co thắt và thuốc kháng sinh (trong trường hợp dương tính với vi khuẩn Hp).

Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày, bao gồm:

Thuốc kháng axit: Thuốc kháng axit có khả năng trung hòa dịch vị dạ dày và hạn chế hoạt động bài tiết axit. Các loại thuốc này thường chứa muối nhôm, natri carbonate hoặc muối magnesium. Thuốc được sử dụng sau khi ăn khoảng 1 – 2 giờ và trước khi ngủ.

Thuốc bảo vệ niêm mạc: Thuốc bảo vệ niêm mạc được dùng trước khi ăn khoảng 1 giờ đồng hồ nhằm bảo vệ ổ viêm loét và hạn chế tình trạng kích thích lên niêm mạc tổn thương. Ngoài ra một số loại thuốc trong nhóm thuốc này (như Bismuth) còn có khả năng ức chế vi khuẩn Hp.

Thuốc ức chế bơm proton: Thuốc ức chế bơm proton (PPI) có tác dụng ức chế hoàn toàn khả năng bài tiết axit của dạ dày (có hồi phục). Thực nghiệm cho thấy, thuốc có thể giảm sản xuất dịch vị và phục hồi ổ viêm loét ở niêm mạc dạ dày đến 95% sau 8 tuần sử dụng. Các loại thuốc ức chế bơm proton thường được sử dụng, bao gồm Omeprazole, Esomeprazole, Lansoprazole,…

Thuốc kháng histamine H2: Thuốc kháng histamine H2 có tác dụng hạn chế hoạt động sản xuất dịch vị của tế bào ở thành dạ dày. Nhóm thuốc này có hiệu quả kém hơn so với thuốc ức chế bơm proton nhưng độ an toàn tương đối cao nên vẫn được chỉ định trong một số trường hợp. Các loại thuốc kháng histamine H2 thường được dùng trong điều trị loét bờ cong nhỏ, bao gồm Cimetidin, Ranitidin, Famotidin,…

Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp loét bờ cong nhỏ do nhiễm vi khuẩn Hp, bác sĩ sẽ xây dựng kháng sinh đồ tùy theo mức độ đáp ứng của từng trường hợp. Kháng sinh tiệt trừ vi khuẩn thường được dùng đồng thời với thuốc ức chế bài tiết dịch vị để gia tăng tác dụng. Một số loại kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị loét bờ cong nhỏ dương tính với vi khuẩn Hp, bao gồm Metronidazole, Amoxicillin, Clarithromycin,…

Khi sử dụng thuốc, cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để đạt được hiệu quả tối ưu và hạn chế nguy cơ kháng thuốc. Trong trường hợp phát sinh các tác dụng không mong muốn, nên chủ động thông báo với bác sĩ để được xử lý kịp thời.

2. Điều trị biến chứng của loét bờ cong nhỏ dạ dày

Trong trường hợp có biến chứng, phải nhanh chóng đến bệnh viện để được cấp cứu và xử lý trong thời gian sớm nhất. Hầu hết các biến chứng do loét bờ cong nhỏ dạ dày đều có mức độ nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và gây tử vong nếu không can thiệp kịp thời.

Xuất huyết tiêu hóa: Đối với xuất huyết tiêu hóa, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi để cầm máu và rửa sạch dạ dày. Sau đó có thể truyền dịch để bù nước và cân bằng điện giải. Đối với trường hợp chảy máu nhiều, bác sĩ có thể cân nhắc truyền máu nếu cần thiết.

Thủng dạ dày: Thủng dạ dày thường xảy ra ở các trường hợp bị loét bờ cong nhỏ trong nhiều năm. Đối với biến chứng này, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật trong thời gian sớm nhất nhằm cô lập lỗ thủng và ngăn không cho dịch tiêu hóa chảy vào ổ bụng. Lỗ thủng dạ dày sẽ được khâu lại bằng kỹ thuật nội soi hoặc mở mổ trong trường lỗ thủng lớn, khó làm sạch hoặc có nghi ngờ ung thư dạ dày.

Các biến chứng của loét bờ cong nhỏ dạ dày có thể được kiểm soát hoàn toàn nếu phát hiện và xử lý sớm. Tuy nhiên sau khi điều trị, các biến chứng này có khả năng để lại di chứng và gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tiêu hóa. Vì vậy sau khi được chẩn đoán loét bờ cong nhỏ dạ dày, cần tích cực điều trị để phục hồi ổ viêm loét và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

Chăm sóc & phòng ngừa loét bờ cong nhỏ tái phát

Dạ dày là cơ quan đảm nhiệm chức năng tiêu hóa và lưu trữ thức ăn. Do đó chế độ ăn uống và sinh hoạt ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của cơ quan này.

Để hỗ trợ quá trình điều trị và phòng ngừa biến chứng, bạn nên kết hợp các phương pháp y tế với chế độ chăm sóc khoa học. Ngoài ra, chăm sóc đúng cách còn giúp cải thiện hoạt động tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể và phòng ngừa bệnh tái phát.

Chế độ chăm sóc giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa loét bờ cong nhỏ dạ dày tái phát:

Bổ sung ít nhất 2 lít nước/ ngày, tăng cường rau xanh, củ, các loại ngũ cốc và trái cây vào bữa ăn hằng ngày. Ngoài ra, có thể sử dụng thực phẩm giàu chất béo lành mạnh (quả bơ, hạt bì, cá hồi, dầu dừa, dầu ô liu,…) và thực phẩm chứa lượng đạm vừa phải (đậu nành, thịt lợn nạc, cá,…) nhằm cung cấp năng lượng và hàm lượng dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể.

Nên ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kỹ, hạn chế ăn sát giờ đi ngủ và chia nhỏ khẩu phần ăn. Các thói quen này giúp làm giảm áp lực lên dạ dày, từ đó làm cải thiện cơn đau thượng vị, giảm cảm giác buồn nôn và nôn mửa.

Tránh sử dụng các nhóm thực phẩm và đồ uống gây kích thích ổ viêm loét như rượu bia, cà phê, trà đặc, thức ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều axit, muối đường và gia vị cay nóng.

Nên ưu tiên dùng các loại thực phẩm và món ăn dễ tiêu hóa, hạn chế bổ sung thực phẩm khó tiêu, dễ gây đầy hơi và táo bón.

Thần kinh căng thẳng có thể làm nghiêm trọng các triệu chứng của loét bờ cong nhỏ dạ dày. Vì vậy cần giới hạn thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc và ăn uống điều độ để kiểm soát căng thẳng và giảm mệt mỏi.

Hoạt động thể chất từ 15 – 30 phút/ ngày với các bài tập nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ và yoga có thể kích thích hoạt động tiêu hóa, hạn chế tình trạng dạ dày tăng tiết axit và co bóp quá mức.

Trong trường hợp đã được xác định dương tính với vi khuẩn Hp, cần thông báo với các thành viên trong gia đình, sử dụng chén bát và ăn uống riêng để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.

Loét bờ cong nhỏ dạ dày có thể được kiểm soát hoàn toàn nếu điều trị sớm và chăm sóc đúng cách. Ngược lại ở các trường hợp không can thiệp xử lý và thường xuyên duy trì những thói quen xấu, ổ viêm loét có thể lan rộng, tiến triển nặng và gây ra nhiều di chứng nặng nề. Vì vậy nếu nghi ngờ mắc bệnh lý này, bạn nên chủ động thăm khám để được điều trị trong thời gian sớm nhất.

Bệnh Viêm Loét Bờ Cong Nhỏ Dạ Dày: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi chúng tôi Vũ Tấn Phúc – Bác sĩ Nội tiêu hóa – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc. Bác sĩ đã có gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tiêu hóa với thế mạnh trong Nội soi tiêu hóa chẩn đoán và điều trị.

Viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày là tình trạng các vết loét trên niêm mạc dạ dày nằm ở vị trí bờ cong nhỏ. Đây là vị trí khá thường gặp trong bệnh lý này và thường do đặc điểm giải phẫu tiếp xúc nhiều nhất với thức ăn. Khi dạ dày bị viêm loét, gây ra các cơn đau thượng vị, chất lượng cuộc sống sẽ ảnh hưởng đáng kể nếu không được can thiệp sớm.

1. Giải phẫu bờ cong nhỏ dạ dày

Dạ dày là một cơ quan tiêu hóa nằm trong ổ bụng, thuộc đoạn giữa thực quản và tá tràng. Với vị trí này, phía trên của dạ dày là thực quản và vòm hoành trái; phía trước là cơ hoành, thành bụng trước, thùy trái gan và túi mật; phía sau là tuyến tụy, thận trái, tuyến thượng thận trái, lách, động mạch lách và mạc treo tràng ngang.

Dạ dày có hình túi dạng chữ “J”, với hai bờ cong hai bên, một bờ cong nhỏ hơn và một bờ cong lớn hơn:

Bờ cong nhỏ có chiều dài ngắn hơn, dạng lõm và ở vị trí trung tâm thượng vị.

Bờ cong lớn có chiều dài dài hơn, dạng lồi và nằm về phía bên ngoài về bên trái của ổ bụng.

Bên trong dạ dày được chia thành các thành phần nối tiếp nhau, không có sự phân biệt rõ ràng giữa các phần:

Tâm vị: Vị trí mở của thực quản vào trong dạ dày

Đáy vị: Phần mở rộng của dạ dày theo phía trên

Thân vị: Chiếm phần lớn thể tích của dạ dày

Hang vị: Phần bắt đầu thu hẹp lại của dạ dày

Môn vị: Nơi kết thúc của dạ dày và chuyển tiếp vào tá tràng.

2. Viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày là gì?

So với bên bờ cong lớn, viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày rất thường gặp. Trong đó, hai vị trí trên bờ cong nhỏ có tần suất bị viêm loét cao nhất là đoạn tâm vị và đoạn môn vị trong khi các vị trí khác cùng trên bờ cong nhỏ lại ít bị viêm loét hơn.

Nguyên nhân gây ra sự khác biệt này có thể là do cấu trúc giải phẫu dạng túi nghiêng về phía bờ cong lớn. Tại đây, con đường di chuyển của thực phẩm có khuynh hướng tiếp xúc nhiều hơn bên bờ cong nhỏ so với bờ cong lớn, nhất là tại hai vị trí nêu trên. Lúc này, khi càng tiếp xúc nhiều với thức ăn đổ xuống từ thực quản, vai trò co bóp và bài tiết axit để phân giải thức ăn càng được huy động, tạo điều kiện khiến cho viêm loét dạ dày dễ hình thành hơn những nơi khác. Hơn nữa, khả năng được nghỉ ngơi của dạ dày tại vị trí này cũng kém hơn, làm cho các yếu tố bảo vệ làm lành vết loét gặp hạn chế.

Tuy nhiên, dù cho vị trí của viêm loét dạ dày ở đâu trên thành tạng rỗng, bệnh lý này cũng biểu hiện bằng các triệu chứng tương tự nhau. Đó là một tập hợp các triệu chứng khó chịu tại vùng bụng trên khiến người bệnh đi khám như sau:

Đau rát hoặc khó tiêu ở vùng thượng vị

Cảm giác có khuynh hướng trở nên tồi tệ hơn hoặc là cải thiện hơn sau khi ăn

Buồn nôn

Nôn ói

Đầy hơi

No sớm

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, viêm loét dạ dày không phải lúc nào cũng gây ra các dấu hiệu và triệu chứng. Bệnh cảnh này có thể gặp khi người bệnh viêm sung huyết tiền loét nhưng các yếu tố nội tại bảo vệ, chống lại diễn tiến đến loét thực sự. Ngoài ra, các sang thương loét dạ dày do nguyên nhân ác tính cũng có thể không có triệu chứng.

3. Các nguyên nhân viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày

Do các đặc điểm giải phẫu và vị trí tự nhiên của sự sắp xếp các tạng trong ổ bụng, viêm loét dạ dày có khuynh hướng xảy ra tại bờ cong nhỏ hơn so với bờ cong lớn; ở vị trí tâm vị và môn vị hơn so với phần trung gian trên suốt chiều dài bờ cong.

Tuy nhiên, những yếu tố gây viêm loét dạ dày nói chung cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh hoặc làm cho tình trạng viêm loét tại bờ cong nhỏ trở nên nặng nề hơn. Các nguyên nhân đó làm tổn thương hàng rào lót chất nhầy bảo vệ thành dạ dày, khiến cho axit trong lòng dạ dày tấn công, gây viêm niêm mạc dạ dày lâu ngày và cuối cùng dẫn đến loét. Một số bệnh và tình trạng có thể làm tăng nguy cơ viêm dạ dày như bệnh Crohn và bệnh sarcoidosis, trong đó các tế bào viêm phát triển một cách không kiểm soát trong cơ thể.

Bên cạnh đó, các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm dạ dày bao gồm:

Mặc dù nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori là một trong những bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất ở người trên toàn thế giới, chỉ một số người bị nhiễm trùng mới tiến triển đến viêm loét dạ dày hoặc các rối loạn tiêu hóa trên khác. Một số giả thiết đặt ra tính nhạy cảm với vi khuẩn có thể được di truyền hoặc có thể do lựa chọn lối sống, chẳng hạn như hút thuốc và chế độ ăn uống không khoa học.

Sử dụng thường xuyên các thuốc giảm đau:

Thuốc giảm đau thông thường – như aspirin, ibuprofen, naproxen – có thể gây ra cả viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mãn tính. Sử dụng các thuốc giảm đau này thường xuyên hoặc dùng quá nhiều các loại thuốc này có thể làm giảm sút các yếu tố giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Người cao tuổi có nguy cơ bị viêm dạ dày cao hơn vì niêm mạc dạ dày có xu hướng mỏng theo tuổi. Đồng thời, các đối tượng này cũng dễ bị nhiễm H. pylori hoặc rối loạn tự miễn hơn so với người trẻ tuổi.

Rượu có thể gây kích ứng và ăn mòn niêm mạc dạ dày, khiến dạ dày dễ bị tổn thương hơn khi tiếp xúc với dịch tiêu hóa. Vì vậy, uống quá nhiều rượu có thể gây viêm dạ dày cấp tính.

Những căng thẳng nghiêm trọng do cuộc phẫu thuật lớn, chấn thương, bỏng da hoặc nhiễm trùng nặng có thể gây viêm dạ dày cấp tính.

Cơ thể bị tấn công bởi các tế bào miễn dịch do những sai lệch trong quá trình kích hoạt kháng nguyên – kháng thể. Ngay cả dạ dày cũng là mô đích mục tiêu trong bệnh lý viêm dạ dày tự miễn. Phản ứng tự miễn dịch làm hao mòn hàng rào bảo vệ tự nhiên tại niêm mạc dạ dày.

4. Cách điều trị viêm loét dạ dày như thế nào?

Điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả phải phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Viêm dạ dày cấp tính do thuốc chống viêm không steroid hoặc rượu có thể thuyên giảm bằng cách ngừng sử dụng các chất này.

Song song đó, người bệnh có thể được chỉ định các loại thuốc dùng để điều trị viêm dạ dày bao gồm:

Thuốc kháng sinh để tiêu diệt H. pylori: Đối với H. pylori trong đường tiêu hóa của bạn, bác sĩ có thể đề nghị kết hợp kháng sinh, chẳng hạn như clarithromycin và amoxicillin hoặc metronidazole để tiêu diệt vi khuẩn. Người bệnh cần chắc chắn dùng thuốc kháng sinh đầy đủ, thường trong bảy đến 14 ngày để đảm bảo diệt trùng hiệu quả.

Các loại thuốc ngăn chặn sản xuất axit và thúc đẩy lành vết loét. Thuốc ức chế bơm proton làm giảm axit bằng cách ngăn chặn hoạt động của các tế bào sản xuất axit. Những loại thuốc này bao gồm thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn omeprazole, lansoprazole, rabeprazole, esomeprazole, dexlansoprazole và pantoprazole.

Thuốc làm giảm sản xuất axit. Thuốc chẹn axit còn được gọi là thuốc chẹn histamin làm giảm lượng axit được giải phóng vào đường tiêu hóa, giúp giảm đau do viêm loét dạ dày và khuyến khích chóng lành sang thương trên niêm mạc. Nhóm thuốc này bao gồm famotidine, cimetidine và nizatidine.

Thuốc trung hòa axit dạ dày. Bên cạnh thuốc kháng tiết, thuốc giúp trung hòa axit cũng cần thiết để cho tác dụng hiệp đồng. Thuốc này sẽ trung hòa lượng axit trong dạ dày hiện có và có thể giúp giảm đau nhanh chóng.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần thay đổi lối sống và thói quen ăn uống tại nhà, giúp thuyên giảm hay ngăn chặn các cơn đau do viêm loét dạ dày:

Chia nhỏ các bữa ăn và ăn nhiều lần trong ngày sẽ giúp giảm bớt tác dụng của axit dạ dày.

Tránh các loại thực phẩm gây kích ứng như thực phẩm có vị cay, axit, thức ăn chiên hoặc béo.

Tránh uống rượu. Rượu có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày.

Hạn chế dùng thuốc giảm đau. Nếu cần dùng thuốc giảm đau, nên dùng nhóm an toàn cho dạ dày như acetaminophen.

Tóm lại, viêm loét dạ dày là bệnh lý rất thường gặp trên đường tiêu hóa. Vị trí hay xảy ra tổn thương là phần tâm vị và môn vị ở bờ cong nhỏ. Cho dù vị trí hay đặc điểm như thế nào, việc điều trị theo nguyên nhân và kết hợp thay đổi lối sống, xây dựng chế độ ăn uống khoa học là điều cần thiết để đảm bảo dạ dày có một sức khỏe tốt.

Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để được thăm khám và điều trị. Tại đây có đội ngũ bác sĩ chuyên môn Tiêu hóa được đào tạo bài bản, giàu chuyên môn và kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, đạt chuẩn quốc tế cho hiệu quả chẩn đoán và điều trị cao.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Cách Chữa Viêm Loét Dạ Dày

Chữa viêm loét dạ dày bằng quả sung tại nhà là mẹo dân gian rất an toàn và có thể mang lại hiệu quả tích cực. Đây là loại quả có hàm lượng chất xơ rất cao nên tác dụng rất tốt đối với hệ tiêu hóa. Thành phần chất chống oxy hóa trong quả sung còn có tác dụng kháng khuẩn và kháng viêm mạnh, giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh, đồng thời bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của tác nhân gây hại.

Viêm loét dạ dày là bệnh lý ở hệ tiêu hóa xảy ra khá phổ biến, theo ước tính thì số người mắc bệnh này ở nước ta chiếm từ 5 – 6% dân số của nước. Đây là tình trạng xuất hiện các ổ viêm loét ở lớp niêm mạc lót trong dạ dày, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau âm ỉ, khó tiêu, ợ nóng ợ chua,… Chuyên gia cho biết, đây là căn bệnh rất lành tính nếu được chăm sóc và cải thiện đúng cách. Còn những trường hợp người bệnh chủ quan trong điều trị sẽ khiến tình trạng viêm loét lan rộng, dẫn đến xuất huyết và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Chữa viêm loét dạ dày bằng quả sung có hiệu quả không?

Quả sung còn được nhiều người gọi với cái tên khác là mật quả, ánh nhật quả,… Đây là loại cây rất quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người dân nông thôn. Sung thường mọc hoang dại được nhiều người thu hái lấy quả để chế biến thành các món ăn dân dã dùng trong bữa ăn hàng ngày, giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể như sung muối, gỏi sung tai theo, sung kho thịt,…

Nhiều gia đình Việt Nam còn trồng sung trong khuôn viên nhà với mục đích làm cảnh, đồng thời tận dụng làm thực phẩm. Ngoài những công dụng ở trên, quả sung còn được sử dụng như một loại dược liệu trong Đông y để điều trị nhiều bệnh khác nhau.

Ghi chép của tài liệu y học cổ truyền cho biết, sung là dược liệu có vị chát hơi ngọt và tính bình, khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa, làm sạch ruột, nhuận tràng,… Chính vì vậy chúng được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc giúp cải thiện các bệnh lý về đường tiêu hóa như kiết lỵ, táo bón, trĩ, viêm ruột, viêm loét dạ dày,…

Y học hiện đại đã tiến hành phân tách thành phần dược tính bên trong quả sung và tìm thấy được rất nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể như vitamin, photpho, glucose, kali, malic acid, saccarosex,… Đặc biệt, cứ trong khoảng 100 gram quả sung có đến 12.6 gram đường, 12.3 gram dẫn xuất không protein, 3.1 gram khoáng toàn phần, 1 gram protein, 0.6 gram chất béo, 49 gram canxi, 0.4mg sắt, 0.05mg caroten. Những người bị viêm loét dạ dày nếu sử dụng quả sung sẽ có các tác dụng sau đây:

Hợp chất tanin trong sung có khả năng ức chế hoạt động và sự phát triển của các tác nhân gây hại bên trong cơ thể như vi khuẩn, nấm, gốc tự do,… Từ đó hỗ trợ làm lành vết loét ở niêm mạc, ngăn ngừa chúng bị acid tấn công và trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời tanin còn có khả năng hạn chế dạ dày tăng tiết dịch vị acid rất tốt.

Các thành phần hoạt chất trong quả sung còn có khả năng chống oxy hóa rất tốt như vitamin, pectin, benzaldehyde, selen, coumarin,… Nếu người bệnh sử dụng thường xuyên sẽ có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do gây hại, giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể và ngăn ngừa các tế bào ác tính phát triển thành ung thư

Hàm lượng chất xơ hòa tan dồi dào trong thực phẩm này còn có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa và giúp người bệnh ăn uống tốt hơn. Từ đó, hạn chế các hệ lụy do bệnh viêm loét dạ dày gây ra như táo bón, gầy sút cân, suy nhược cơ thể, khó tiêu,… Đồng thời, trong quả sung còn chứa thành phần axit malic, axit citric, protease,… đây là hợp chất có tác dụng hỗ trợ cho các lợi khuẩn bên trong hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Với những công dụng ở trên thì từ lâu sung đã được cha ông ta tận dụng để cải thiện bệnh viêm loét dạ dày và các bệnh lý về hệ tiêu hóa thường gặp khác. Ngoài quả sung thì các bộ phận khác của cây sung cũng có khả năng chữa bệnh khá tốt như lá sung giúp cải thiện chức năng hệ tiêu hóa và các bệnh lý về da, nhựa sung chữa đau đau đầu và mụn nhọt,…

Dùng quả sung chữa bệnh viêm loét dạ dày là mẹo có nguồn gốc từ dân gian nên hiệu quả mang lại khá chậm, người bệnh cần phải áp dụng đều đặn trong thời gian đủ lâu mới có thể mang lại hiệu quả chữa bệnh như mong muốn. Bên cạnh đó, hiệu quả mà phương pháp chữa bệnh này còn có sự khác nhau giữa những người bệnh, tùy thuộc vào mức độ hấp thu thuốc của mỗi người.

Chuyên gia cũng cho biết, những trường hợp viêm loét dạ dày đang ở giai đoạn nhẹ thì người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp này để cải thiện tình trạng bệnh. Còn những trường hợp viêm loét ở mức độ nặng, đã bước sang giai đoạn mãn tính và nguy cơ gây ra biến chứng thì các bài thuốc chữa bệnh từ quả sung sẽ không thể mang lại hiệu quả. Lúc này người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở uy y tế uy tín để được thăm khám và hướng dẫn điều trị khoa học.

Các cách chữa viêm loét dạ dày bằng quả sung đơn giản tại nhà

Chữa viêm loét dạ dày bằng cách dùng bột sung

Nguyên liệu: Cách thực hiện:

Quả sung sau khi rửa sạch bụi bẩn thì cho vào thau ngâm với nước muối pha loãng để tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn gây hại còn bám quanh.

Ngâm khoảng 20 phút thì vớt sung ra để cho ráo nước, dùng dao bổ đôi quả sung rồi đem phơi khô dưới trời nắng to.

Cho quả sung khô vào chảo nóng sao vàng, sau đó tán thành bột mịn. Cho toàn bộ bột sung vào lọ thủy tinh, đậy kín nắp rồi bảo quản ở nơi thoáng mát để dùng dần.

Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 2 thìa bột sung hòa tan với 100ml nước ấm rồi dùng để uống. Nên thực hiện cách này mỗi ngày từ 2 – 3 lần, tốt nhất là trước hoặc sau khi ăn khoảng 30 phút.

Dùng quả sung khô cải thiện triệu chứng viêm loét dạ dày

Sung lá loại quả rất quen thuộc đối với những người sống ở miền quê Việt Nam, tuy nhiên đối với những người ở thành thị thì quả sung tươi hơi khó kiếm. Thay vào đó, người bệnh có thể đến các tiệm thuốc Đông y ở gần khu vực mình sống mua sung khô về dùng để chữa bệnh hoặc tìm mua sung tươi với số lượng lớn về phơi khô dùng dần.

Dùng sung khô chữa bệnh viêm loét dạ dày cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tương tự như sung tươi, vì vậy người bệnh không cần phải lo lắng về việc phơi khô sẽ làm giảm thành phần dược tính bên trong dược liệu.

Nguyên liệu: Cách thực hiện:

Vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, người bệnh hãy lấy sung khô đi rửa sạch, cho vào ấm ngâm qua đêm với nước sôi.

Vào buổi sáng sau khi ngủ dậy hãy chắt lấy lượng nước ngâm thu được dùng để uống ngay khi bụng còn đói, phần quả dùng để nhai nát và nuốt từ từ.

Áp dụng cách này mỗi ngày một lẫn, sau khoảng 2 tháng thực hiện sẽ thấy triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày dần được cải thiện.

Dùng quả sung kết hợp với dầu oliu để chữa bệnh

Nguyên liệu: Cách thực hiện:

Quả sung đem đi rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn bám quanh rồi đem đi phơi khô.

Cho toàn bộ quả sung khô vào một bình thủy tinh sạch, đổ dầu oliu vào sao cho ngập hết quả sung rồi đậy kín nắp bình.

Đặt bình ở nơi khô thoáng, không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Ngâm quả sung trong dầu oliu trong khoảng 90 ngày là có thể lấy ra dùng để chữa bệnh.

Trước mỗi bữa ăn 30 phút lấy khoảng 2 – 3 quả sung ngâm để ăn, áp dụng cách này 3 lần/ngày.

Kiên trì thực hiện đều đặn trong thời gian dài để có thể mang lại hiệu quả chữa bệnh như mong muốn.

Chữa viêm loét dạ dày bằng cách ăn quả sung

+ Cháo quả sung Nguyên liệu:

300 gram gạo tẻ

200 gram quả sung tươi

Một ít đường phèn

Cách thực hiện: + Ruột già lợn hầm sung

Nguyên liệu:

Cách thực hiện: + Lươn om sung và nghệ Nguyên liệu: Cách thực hiện:

Quả sung sau khi rửa sạch bụi bẩn thì đem đi đập dập. Rau răm nhặt lấy phần lá xanh tươi rồi rửa sạch với nước. Hành tím lột bỏ vỏ, thái thành lát mỏng rồi băm nhuyễn.

Lươn mổ bỏ phần ruột, dùng muối ăn xát kỹ phần thân lươn để loại bỏ phần nhớt rồi đem rửa sạch qua nhiều lần nước. Vớt lươn ra để cho ráo nước rồi cắt thành khúc ngắn vừa ăn.

Cho lươn và quả sung vào một bát lớn ướp cùng với hành băm, bột nghệ và một ít gia vị. Để yên như vậy khoảng 20 phút để nguyên liệu thấm đều gia vị.

Sau đó cho tất cả vào nồi đất, đổ nước vào cho xâm xấp mặt lươn. Bắc nồi lên bếp om trên lửa nhỏ cho đến khi tất cả chín mềm thì cho rau răm vào rồi tắt bếp.

Chia món ăn này thành 2 phần và sử dụng để ăn hết trong ngày. Tốt nhất nên ăn khi còn nóng chung với cơm trắng.

Lưu ý khi dùng quả sung chữa viêm loét dạ dày

Top 5 bài thuốc Nam chữa viêm loét dạ dày công hiệu nhất

Những món ăn chữa viêm loét dạ dày giúp cải thiện bệnh

6 Dấu Hiệu Loét Dạ Dày Tá Tràng

Loét dạ dày tá tràng có thể được điều trị với kháng sinh và các thuốc giảm tiết acid dạ dày. Trung tâm thông tin bệnh tiêu hóa quốc gia Vương quốc Anh liệt kê 6 dấu hiệu loét dạ dày tá tràng như sau:

Đau bụng âm ỉ

Cơn đau có thể không dữ dội và quặn giống như trong bệnh đại tràng nhưng nó âm ỉ gây khó chịu với người bệnh, làm người bệnh không tập trung được vào các công việc khác.

Cơn đau âm ỉ này có vị trí ở khu vực trên rốn, quanh thượng vị. Để phân biệt vị trí đau dạ dày với các dạng đau bụng khác, các bạn có thể tham khảo trong bài viết: ….

Cơn đau bụng có tính chu kỳ, tuy nhiên thường xảy ra khi đói hoặc vài giờ sau bữa ăn

Sau khi vi khuẩn Hp tạo ra vết loét trên niêm mạc dạ dày, acid dạ dày là tác nhân kích thích tạo cảm giác đau do đó khi acid trong dạ dày nhiều thì cảm giác đau dữ dội hơn. Khi ăn các thức ăn sẽ thấm hút acid trong dạ dày làm người bệnh có cảm giác cơn đau dịu đi, đặc biệt là ăn các loại thức ăn có khả năng thấm hút acid tốt như bánh mỳ, bột gạo rang…

Sau một vài giờ ăn xong, acid dạ dày quay trở lại làm cho dạ dày lại tiếp tục đau.

Đau bụng giảm đi sau khi ăn hoặc uống thuốc giảm tiết acid dạ dày

Cũng giống như dấu hiệu đau ở trên, thức ăn và thuốc giảm tiết acid dạ dày giúp giảm lượng acid trong dạ dày do đó làm giảm cảm giác đau.

Giảm cân và chán ăn

Giảm cân và chán ăn bởi cảm giác đau âm ỉ, gây stress cho người bệnh. Ngoài ra, loét dạ dày tá tràng làm cho người bệnh tiêu hóa thức ăn, hấp thu dinh dưỡng kém nên có thể gây ra thiếu một số chất dinh dưỡng như sắt, các loại vitamin tan trong nước như vitamin C.

Buồn nôn, nôn

Cảm giác buồn nôn gây ra bởi những kích thích liên tục của acid dạ dày lên vết loét. Những kích thích này gây ra rối loạn nhu động ruột dạ dày làm người bệnh buồn nôn và nôn.

Thường xuyên đầy hơi hoặc ợ hơi

Nhu động dạ dày ruột không bình thường, dẫn tới quá trình tích tụ khí thừa trong dạ dày tăng lên nên người bệnh bị ợ hơi. Cảm giác đầy hơi cũng thường trực một phần là do khả năng tiêu hóa và các chức năng của dạ dày không được thực hiện đầy đủ làm thức ăn bị ứ đọng và sinh hơi trong quá trình tiêu hóa tại dạ dày.

Khi có những dấu hiệu kể trên, bạn nên tới ngay cơ sở chuyên khoa tiêu hóa gần nhất để được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh các biến chứng của bệnh. Để chẩn đoán chính xác bệnh bác sỹ có thể nội soi dạ dày, và làm các xét nghiệm kiểm tra nhiễm khuẩn Hp. Sau khi kiểm tra và xác nhận có vi khuẩn Hp trong dạ dày thì việc điều trị sẽ được tiến hành bằng phác đồ điều trị vi khuẩn Hp kèm theo các thuốc làm giảm triệu chứng khó chịu của người bệnh. Việc điều trị chỉ kết thúc sau khi bạn sử dụng hết thuốc và quay trở lại tái khám bác sỹ điều trị của mình và được xác nhận là đã hoàn toàn khỏi bệnh nên bạn nhớ quay trở lại tái khám theo lịch hẹn của bác sỹ để đảm bảo việc điều trị được tiến hành thành công.

Ds. Tuấn tổng hợp từ Drugs.com

Cập nhật thông tin chi tiết về Loét Bờ Cong Nhỏ Dạ Dày trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!