Xu Hướng 3/2023 # Lật Tẩy Thánh Cô Giẫm Đạp Chữa Ung Thư # Top 3 View | Sept.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Lật Tẩy Thánh Cô Giẫm Đạp Chữa Ung Thư # Top 3 View

Bạn đang xem bài viết Lật Tẩy Thánh Cô Giẫm Đạp Chữa Ung Thư được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cách trung tâm thành phố Sông Công (Thái Nguyên) khoảng 3km, ở xóm Tân Sơn, xã Vinh Sơn,”cơ ngơi” của Phạm Thị Phú, người phụ nữ đang “nổi danh” trên mạng xã hội với biệt hiệu “thánh cô chữa ung thư” rộng đến 5.000m2.

Nhưng khác hoàn toàn với những thông tin lan truyền trên mạng, đại bản doanh của “thánh cô chữa ung thư” có biển hoạt động với tên gọi “Cơ sở Ban Mai” chuyên về… tẩm quất, xoa bóp!.

Người dân từ các khắp tỉnh thành đổ về để nhờ “cô Phú” giúp đỡ

Cơ sở tẩm quất, xoa bóp này tọa lạc trên nửa quả đồi được san gạt để tạo mặt bằng. Nửa phía sau vẫn xanh um những cây đồi như keo, mỡ. Đây là cơ sở mở rộng của chủ nhân từ 2012. Trước đó, “phòng khám” của “cô Phú” đặt ở tổ 12, phường Thắng Lợi, thành phố Sông Công. Do chật chội và số lượng người đến quá lớn, chủ cơ sở phải tìm địa điểm rộng lớn hơn.

Khác hẳn với hình dung về nơi chữa bệnh đậm màu mê tín dị đoan hay có điện thờ, phủ thờ sơn son thếp vàng, mù mịt nhang khói, cơ ngơi của “thánh cô” Phạm Thị Phú khá giản đơn, thậm chí có phần tạm bợ.

Khu nhà chính rộng chừng trăm mét, khoảng sân rộng đổ xi-măng được phủ mái tôn để che mưa nắng. Đây cũng là nơi để các “khách hàng” đến để được phục vụ xoa bóp, tẩm quất.

Ba gian nhà cấp bốn sạch sẽ hơn, được dung làm phòng khách và có thể là nơi nghỉ ngơi của “cô Phú”. Cổng vào khá rộng, được láng xi-măng. Phía sau hai cánh cổng sắt to là một chiếc barie… bằng tre.

Xe ô tô của khách ngoại tỉnh đỗ thành một hàng dài ngoài đường. Những hôm ít khách, xe máy được để trong sân, có tổ bảo vệ trông giữ.

Một chiếc bàn gỗ ở mé phải của khu nhà chính, hai nhân viên nữ đảm nhận công việc ghi tên, đăng ký phiếu cho khách. Bên mé trái của tòa nhà chính, la liệt các thức hàng như nước lọc, khăn, trứng luộc, bánh… để phục vụ người nhà bệnh nhân.

Cơ sở này có khoảng chục nhân viên giúp việc, đảm trách các công việc bảo vệ, trông xe, dọn vệ sinh, bán hàng nước, sắp xếp lượt cho người đăng ký.

Thời điểm PV VietNamNet có mặt (15/9), trong khoảng sân rộng, hàng trăm người dân ở mọi độ tuổi, già trẻ lớn bé đã có mặt để chờ đến lượt xoa bóp. Một không khí vừa trang nghiêm, vừa lộn xộn bao trùm.

Vẻ lo lắng hiện rõ trên gương mặt những người ngồi xếp bằng trên mặt sân được trải chiếu. Nhưng họ ít nhất còn hơn rất nhiều người, để đến lượt đã phải chầu chực từ 5 giờ sáng, thậm chí nhiều người phải ở trọ lại thành phố Sông Công để được đến lượt.

Từ “Phú cá” đến người “nổi tiếng”

Không phải cho đến khi mạng xã hội “dậy sóng” vì bức ảnh chụp hàng trăm người cởi trần nằm hàng dài để chờ “cô Phú” chữa bệnh thì cơ sở Ban Mai mới “nổi tiếng”, “quá tải” khách hàng. “Thánh cô” giẫm đạp chữa ung thư thực tế đã hành nghề từ hơn chục năm nay.

Theo tìm hiểu, người phụ nữ được phong “thánh cô” chữa bệnh sinh năm 1972, lấy chồng ở Mỏ Chè, thành phố Sông Công, có con cái trưởng thành, có công ăn việc làm ổn định. Người dân ở Sông Công hay gọi người phụ nữ này là “Phú cá” – biệt hiệu gắn liền với nghề buôn cá và nước mắm trước đây.

Người dân ở Sông Công không ai không biết đến cơ sở của “cô Phú” chữa bệnh.

Và chính quyền cũng không xa lạ. Ông Nguyễn Quý Luân, Phó phòng VHTTDL thành phố Sông Công cho hay, sự nổi tiếng của cơ sở này thậm chí vượt ra ngoài Thái Nguyên, không ít khách hàng đến từ khắp mọi miền cả nước, thậm chí người ở nước ngoài cũng tìm về “nhờ vả”.

Khi được hỏi: cơ sở hoạt động này có vi phạm pháp luật hay không, bởi như tin đồn, chủ cơ sở Phạm Thị Phú đã được “phong thần phong thánh”, được người bệnh “tung hô” như một người siêu phàm…, ông Luân lại khẳng định không có chuyện này.

Năm 2014, đoàn liên ngành của thành phố Sông Công từng đi kiểm tra cơ sở hoạt động của Phạm Thị Phú nhưng cơ sở này xuất trình đầy đủ giấy phép kinh doanh, hoạt động, biên bản kiểm tra định kỳ.

“Góc độ cơ quan quản lý văn hóa, chúng tôi thấy cơ sở này không có đền thờ, bàn thờ, hương khói… như những cơ sở khám chữa bệnh của những “thần y” ở nhiều vùng miền khác mượn thần mượn thánh để hành nghề như báo chí đã phản ánh. Người dân tìm đến, họ cũng không mang theo lễ vật, đồ cúng hay hương khói, cầu khấn gì cả” – ông Luân nói với VietNamNet.

Ông Nguyễn Xuân Nhân, Trưởng phòng LĐTBXH thành phố Sông Công cũng cho hay cơ sở này không vi phạm về luật lao động, chưa có bất kỳ điều tiếng gì về an toàn cháy nổ, vệ sinh môi trường hay mất trật tự trị an.

“Mạng xã hội ầm ĩ về bức ảnh hàng trăm người nằm úp, cởi trần để chờ được chữa bệnh. Tôi cũng không nghĩ cơ sở ấy lại đông người tìm đến như thế. Cũng có nhiều người là bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối” – ông Nhân nói.

Đến phòng y tế thành phố Sông Công, chị Trần Thị Anh Đào, một cán bộ phòng y tế thẳng thắn, từ hơn hai năm nay, phòng y tế không có vai trò quản lý về chuyên môn đối với cơ sở này nữa, vì giấy phép kinh doanh của cơ sở này không phải là chữa bệnh!

“Họ được cấp phép hoạt động tẩm quất, mát-xa… chứ không phải chữa bệnh”- chị Đào khẳng định. Cán bộ y tế cơ sở này còn cho hay, “họ cũng không bán thuốc đông y hay tây y cho bệnh nhân. Nếu chỉ cần có những hoạt động này, phòng y tế thành phố Sông Công sẽ trực tiếp quản lý, giám sát ngay”.

Kiên Trung

Kỳ tới: ‘Thánh cô’ chữa ung thư: Tôi chỉ xoa bóp, tẩm quất

Bộ Y Tế Vào Cuộc Vụ ‘Cô Phú Bồ Tát’ Chữa Bách Bệnh Bằng Cách Giẫm Đạp

Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu Sở Y tế Thái Nguyên khẩn trương kiểm tra, xác minh làm rõ vụ việc “cô Phú Bồ Tát” chữa bách bệnh bằng phương pháp giẫm đạp lên người.

Bộ Y tế vào cuộc, yêu cầu xác minh làm rõ vụ việc “Cô Phú Bồ Tát” ở Thái Nguyên chữa bách bệnh bằng cách giẫm đạp lên người.

Ngày 15/9, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị Sở Y tế Thái Nguyên khẩn trương kiểm tra, xác minh vụ việc chữa bách bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư, tâm thần…bằng phương pháp giẫm đạp lên người của bà Phạm Thị Phú (còn gọi là “Thánh cô” hay “Cô Phú Bồ Tát”, trú tại xã Vĩnh Sơn, TP.Sông Công, Thái Nguyên).

Bộ Y tế vào cuộc vụ “Cô Phú Bồ Tát” chữa bách bệnh bằng cách giẫm đạp. Ảnh VOV

Theo Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, thời gian vừa qua, mạng xã hội nhanh chóng lan truyền hình ảnh hành trăm người nằm xếp hàng trong tư thế cởi trần, để bà Phạm Thị Phú chữa bệnh bằng cách giẫm đạp lên người. Để làm rõ thông tin này Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền yêu cầu Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên khẩn trương làm rõ thông tin và báo cáo Bộ Y tế trước ngày 30/9/2015.

Trả lời PV báo Người Đưa Tin, đại diện Phòng Y tế TP Sông Công (Thái Nguyên) cho biết, vào năm 2012 cơ sở của bà Phú đã bị đình chỉ. Tuy nhiên sau đó bà Phú chuyển sang đăng ký dịch vụ “tẩm quất và ăn uống”.

“Cô Phú Bồ Tát” chữa bách bệnh bằng cách giẫm đạp. Ảnh internet

“Trước mắt, chúng tôi cũng báo cáo với lãnh đạo cấp trên, phối hợp với các liên ngành họp bàn để tìm hướng xử lý cho phù hợp” – lãnh đạo Phòng Y tế TP. Sông Công nói.

Trong khi đó, trao đổi trên báo Vietnamnet, bà Nguyễn Thị Bích Hải, Phó Giám đốc Sở Y tế Thái Nguyên cho biết, bà Phú từng mắc bệnh tâm thần. Sau khi đi chữa bệnh, vào năm 2005, bà Phú đăng ký kinh doanh dịch vụ tẩm quất kèm ăn uống và được Phòng Tài chính Kế hoạch TP.Sông Công cấp giấy phép.

Tuy nhiên, hàng ngày có hàng trăm người đến cơ sở của bà Phú đã chữa bệnh bằng cách giẫm đạp lên nguời. Sở Y tế Thái Nguyên đã nhiều lần yêu cầu các ngành chức năng hoạt động khám chữa bệnh của bà Phú.

chúng tôi (tổng hợp)

Lật Tẩy “Thầy Lang Băm” Tự Nhận Chữa Khỏi Ung Thư

Nhờ vào bài thuốc bí ẩn của mình kết hợp cùng với nước lã (hoặc rượu), ông Trương Mậu Diện, ở khu 5 phường Bãi Cháy (TP.Hạ Long, Quảng Ninh) khẳng định mình có thể chữa khỏi mọi bệnh ung thư với bài thuốc 2 triệu đồng/10 gói thuốc, uống trong 10 ngày.

Ông Trương Mậu Diện (người mặc áo sáng) đang chữa bệnh cho các nhà sư ở trong miền Nam ra.

Tuy nhiên, khi phóng viên trực tiếp diện kiến vị thầy lang cũng như tiếp xúc với cơ quan chức năng nơi ông Diện sinh sống thì nhận được nhiều thông tin bất ngờ.

Nghe thầy lang thuyết phục người bệnh như… rót mật vào tai

Bởi sự nổi tiếng của thầy lang Diện, nhóm phóng viên không quá khó để tìm đến “phòng khám” của ông. Đó là ngôi nhà 2 tầng ở phía cuối con ngõ nhỏ với một cái bàn trước sân, xung quanh đặt 4 chiếc ghế đá. Ông Diện đang tiếp đoàn khách trong miền Nam ra để tìm thuốc chữa bệnh ung thư gan ác tính, bên cạnh ông Diện là người con trai của ông, anh Trương Mậu Nam, cùng cha tiếp đón các bệnh nhân và trực tiếp “dẫn thuốc”.

“Một gói thuốc cho vào ấm đất hoặc soong siêu sắc 1 lần, thời gian sôi 1 giờ đồng hồ, tránh khi sôi tràn vung mất váng thuốc. Sau đó, lọc vải màn, lấy khoảng 1 lít nước thuốc, chia làm 2 ngày, mỗi ngày uống nửa lít. Uống vào lúc đói, trước khi ăn 1 tiếng. Ngày uống 5 lần”, ông Diện dáng thấp nhỏ, da ngăm đen, mặc chiếc áo phông trắng nói với vị khách trước mặt, và khẳng định thêm: “Bệnh ung thư nào tôi cũng chữa khỏi được hết. Những bệnh như ung thư não, trực tràng, ung thư vòm họng hay đến cả ung thư máu… khi đến bệnh viện bác sĩ trả về tưởng chết, đến gặp tôi, tôi chữa khỏi.

Nhiều người uống những ngày đầu ngủ li bì tưởng chết có gọi điện hỏi, nhưng tôi bảo: Chết mà vẫn nằm thở, vẫn ăn được, ngủ được, uống thuốc đều đặn thì chết kiểu gì. Đấy là con bệnh đang ngấm thuốc, thuốc của tôi đang dẫn trong người tốt nên mới thế. Sau một thời gian rồi sẽ tỉnh lại thôi, nếu đau quá có thể uống kèm thêm thuốc Tây giảm đau để hỗ trợ. Khoảng 10 đến 15 ngày u hạch rắn lại và tiêu dần đi. Kiên trì uống từ 3 đến 6 tháng sẽ khỏi”.

Câu chuyện trong vùng có ông “lang Diện” tự nhiên chữa được bệnh ung thư, gắn cả chữ “tôi đi cứu giúp bệnh nhân ung thư” và số điện thoại liên hệ lên xe ôtô đi khắp các con phố ở TP.Hạ Long nhanh chóng được mọi người chú ý. Chị Phạm Thanh Bình – người dân ở tổ 2, khu 5, phường Bãi Cháy cho biết: “Ông Diện là người có tài ăn nói, dễ thuyết phục người khác nhưng ít tiếp xúc bên ngoài. Ngày mới lên đây sống, không ai biết ông ấy làm gì. Khi mọi người hỏi thì ông chỉ trả lời là làm nông dân vì công việc của con cái nên mới rời bỏ quê hương…

Thời gian gần đây, thấy nhiều người ở nơi khác đến hỏi nhà ông Diện với mong muốn chữa khỏi bệnh ung thư khiến cho tôi khá bất ngờ, vì đây là căn bệnh y học hiện đại còn không chữa được mà ông Diện lại biết chữa. Cũng có nghe thấy nhiều người bảo ông Diện chữa khỏi cho một số trường hợp. Những người khách sau khi vào nhà ông ấy khám có về lại quán tôi nghỉ qua đêm cũng nói là thuốc của ông ấy uống hiệu nghiệm lắm. Không biết thực hư thế nào?”.

Ông Phạm Ngọc Thắng – Tổ trưởng tổ 2, khu 5, phường Bãi Cháy.

Ông Phạm Ngọc Thắng -Tổ trưởng tổ 2, khu 5, phường Bãi Cháy – xác nhận: Trước đây ông Diện làm gì thì mọi người không được rõ. Thi thoảng ông ấy chuẩn bị đồ đạc đi đâu đó dăm bữa nửa tháng rồi về, khi được mọi người hỏi thì ông Diện trả lời chung chung là “đi chữa bệnh cho người ở nơi xa”.

Việc rộ lên người bệnh tìm đến nhà ông Diện để chữa bệnh ung thư chỉ bắt đầu từ đầu năm 2013, đặc biệt là 2 tháng trở về đây số lượng người nhà bệnh nhân đến địa phương hỏi thămnhà ông Diện chữa bệnh tăng đột biến. “Bản thân nhà ông Diện cũng khá phức tạp, bởi là dân ngụ cư nên không ai biết rõ được thân phận gia đình. Trước tôi có nghe nói cha ông ta có bài thuốc gia truyền, nhưng chưa thấy chữa cho ai và không đáng tin vì chỉ có ông ấy nói ra điều đó” – ông Thắng nói.

Gặp gỡ nạn nhân của thần y

Ông Thắng giới thiệu chúng tôi đến gặp ông Trần Dụng, ở khu chợ Vườn Đào, phường Bãi Cháy. Theo lời ông Thành thì vợ của ông Dụng hiện nay đang bị bệnh ung thư di căn, đã đi chữa trị rất nhiều nơi nhưng bây giờ cũng chỉ còn “tính tháng tính ngày”. Một trong những người đã từng chữa cho vợ ông Dụng trước đây, chính là “thầy lang” Trương Mậu Diện.

Ông Dụng- ngoài 70 tuổi- nói: “Ngày trước tôi và ông Diện là bạn thân với nhau, ông mở hiệu thuốc ở trên khu vực Vườn Đào, thi thoảng có ghé qua nhà tôi chơi và nói chuyện. Khoảng 6 năm về trước, vợ tôi bị một u hạch ở tai bên trái. Sau nhiều lần đi mổ ở bệnh viện nhưng khối u đó vẫn tiếp tục mọc lại. Ông Diện biết chuyện nên xin tôi để chữa cho bà ấy. Thấy đi nhiều bệnh viện chữa không khỏi nên khi nhận được lời đề nghị ấy tôi đã đồng ý, với hy vọng có thể gặp thầy, gặp thuốc mà vợ mình khỏi bệnh”.

Người nhà chị Nguyễn Thị Hoài (Thạch Thành, Thanh Hóa) quay trở lại lấy thuốc vì bị mất trên xe. Giá cho gói thuốc là 2 triệu đồng.

Thế rồi, những hôm sau đó, ông Diện đưa đến cho ông Dụng những gói thuốc bột màu vàng, bảo ông Dụng hòa với nước đưa cho vợ mình uống, ngày chia làm 5 đợt với lời hứa chắc nịch: “Nhất định vợ ông sẽ khỏi bệnh!”. Nhưng nhiều lần lấy thuốc của ông Diện cho vợ uống mà bệnh tình của bà không những không khỏi mà còn có biểu hiện nặng hơn như ngủ ly bì, khối u ở tai ngày một lớn dần, nên ông Dụng quyết định không dùng thuốc của ông Diện nữa.

“Sau khoảng thời gian 6 tháng tôi cho vợ dùng thuốc của ông Diện, mất cũng khá nhiều tiền nhưng bệnh tình không thuyên giảm nên tôi không lấy thuốc của ông Diện nữa mà đưa bà ấy lên Bệnh viện 19.8- Bộ Công an để điều trị. Kể từ đó, ông Diện cũng không bao giờ tới nhà tôi nữa. Tôi biết ông ấy lừa mình, nhưng cũng không làm to chuyện mà chỉ nhẹ nhàng ứng xử để tránh gây mất lòng, nhưng ông ấy cứ nhìn thấy tôi lại lánh mặt”, ông Dụng nói.

Cũng theo ông Dụng, sau đó ông Diện có chữa thêm cho một số người bị mắc bệnh ung thư ở tận Cái Lân -TP.Hạ Long mà người nào ông ấy cũng đưa cho một gói thuốc như thế. Nhưng sau đó cũng không hiệu quả, nên người ta đến tận quán thuốc để đòi lại tiền. Dần dần không còn ai đến quán thuốc của ông Diện ở Vườn Đào để chữa nữa, buộc lòng ông phải bỏ quán thuốc về nhà sinh sống, chữa bệnh.

“Chưa có thuốc đông y nào chữa được bệnh ung thư”

Để tìm rõ hơn về sự việc, PV đã có cuộc trao đổi với BS Vũ Thị Thu Hà,Trưởng phòng Quản lý hành nghề y dược tư nhân, Sở Y tế Quảng Ninh. Bà Hà cho biết: “Thông tin ông Trương Mậu Diện ở tổ 2, khu 5, phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long tự ở nhà chữa bệnh ung thư, tôi có biết đến trong một lần vô tình nhìn thấy chiếc xe ôtô màu đen 4 chỗ mang BKS 14A 048.14 đi ngoài đường có gắn dòng chữ “Tôi đi cứu giúp bệnh nhân ung thư”. Tôi đã báo cáo sự việc lên cơ quan công an. Tôi cũng đã gọi điện đến số điện thoại dán trên xe, giả vờ là người nhà bệnh nhân để hỏi thăm địa chỉ và biết được nhà ông Diện. Tôi khẳng định là ông Diện chưa được Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh cấp giấy phép hành nghề chữa bệnh”.

Trong khi đó, mang bài thuốc gia truyền của thầy lang Trương Mậu Diện tới gặp bác sĩ cao cấp Nguyễn Xuân Hướng – nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, ông Hướng khẳng định: “Tôi đã 15 năm làm Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, chưa thấy bài thuốc đông y nào chữa được ung thư cả. Những công dụng thần kỳ chủ yếu do người ta đồn đại, hoặc đôi khi do người ta nhầm, có trường hợp bệnh viện trả về mà các thầy thuốc chữa được thường là do bệnh viện chẩn đoán nhầm. Cũng có người bị nhầm lẫn vì trong đông y, người ta gọi ung thư là mụn nhọt, còn ung thư thì gọi là bệnh nhám”.

Ông Hướng cho biết thêm: “Đông y cũng có những bài thuốc để nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân. Làm cho sức khỏe tốt lên có thể kéo dài tuổi thọ được một vài năm. Hiện nay, tôi cũng có một vài loại thuốc có thể kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân, trong đó chủ yếu là thuốc bổ và thuốc làm hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư. Đối với tế bào ung thư, ngày xưa tây y người ta gọi là ápxe lạnh, có cái lạnh ngưng đọng thành ung thư, bây giờ trong đông y có thuốc nhiệt kiên nhằm làm cho nó tan đi, nhưng không thể trị dứt hẳn mà chỉ khống chế lại”.

Theo Lô Hội – Bắc Lưu

Lao động

Lật Tẩy Chuyện Đáng Sợ Của Công Nhân Sau Khi Rời Samsung

Nhưng tới năm 2007, 5 năm sau khi bắt đầu làm việc tại một trong những nhà máy bán dẫn của Samsung, Yu-mi qua đời trên ghế sau taxi khi ông đang đưa cô tới bệnh viện.

Cô gái 23 tuổi này đã được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu. Đây là căn bệnh mà cô cho rằng do tiếp xúc với hóa chất độc hại khi làm việc tại nhà máy Samsung ở Suwon.

“Tôi không tin Samsung khi họ nói rằng bệnh của Yu-mi không thể do sự tiếp xúc hàng ngày với các hóa chất này”, ông cho hay.

Ông Hwang Sang-ki cho biết, khi còn sống, con gái nói công việc hàng ngày là nhúng các bộ phận bán dẫn vào chất lỏng có chứa hóa chất sau đó đưa ra ngoài.

Sở dĩ ông Hwang nghi ngờ về lời giải thích, do ông biết được một đồng nghiệp của con gái cũng bị căn bệnh này và qua đời.

Ông Hwang Sang-ki cố gắng đầu tranh vì quyền lợi của con gái đã qua đời

Đài NHK của Nhật Bản cũng từng nói đến trường hợp của Kim Eun-kyong – cựu nhân viên trong dây chuyền sản xuất chip suốt 5 năm trời tại Samsung hồi những năm 1990. Chỉ 10 năm sau khi nghỉ việc, cô bị bệnh bạch cầu. Vào thời điểm năm 2014, cô đang trải qua đợt hóa trị và làm tình nguyện viên trong nhà thờ.

Theo lời cô Kim, công việc hàng ngày của cô là nhúng một miếng vải vào chất lỏng rồi lau chip. Cô cho hay, thùng chứa chất lỏng luôn được đặt trên bàn và đậy nắp. Các công nhân sử dụng chất lỏng giống như nó là nước. Trong quá trình làm việc, cô thấy trên thùng chứa có chữ viết tắt là TC. Đây có thể là dung môi công nghiệp được gọi là trichloroethylene.

Bà Kim chua xót nhớ lại, khi con gái được nhận vào làm ở Samsung, bà đã tổ chức một bữa tiệc và mời bạn bè tham dự. “Con gái làm việc cho công ty lớn nhất Hàn Quốc, vì vậy chúng tôi có lý do để ăn mừng”, bà chua xót nói.

Kể từ năm 2008, 58 công nhân đã nộp đơn xin bồi thường về an toàn lao động từ Chính phủ. Chỉ có 10 người đã nhận được tiền, phần lớn trong đó là sau nhiều năm thương lượng. Một nửa trong số 46 yêu cầu khác bị từ chối và nửa còn lại vẫn được xem xét.

Bản thân ông Hwang Sang Gi cho biết, Samsung ngỏ ý bồi thường 1 tỷ Won (khoảng 864.000 USD) hồi năm 2007 nhưng ông từ chối và cùng 4 công nhân khác làm trong dây chuyền bán dẫn nộp đơn đòi bồi thường cho người lao động.

Những bí mật đằng sau

Theo điều tra của AP, cơ quan chức năng Hàn Quốc không cung cấp thông tin về hóa chất mà công nhân tiếp xúc khi sản xuất chip và màn hình LCD cho các công nhân và gia đình họ.

Lim Ja-woon – luật sư đại diện cho 15 nhân viên của Samsung nói, các khách hàng của Lim không thể nhận được các báo cáo đầy đủ về kiểm tra các cơ sở sản xuất, chỉ có trích dẫn một số kiểm tra độc lập trong 1 số phán quyết của tòa án.

Khi giải thích về việc che giấu thông tin, công ty cho rằng đó là bảo vệ bí mật thương mại.

Trong một bài viết của AP năm 2016, hãng này cho hay, mặc dù Samsung không bỏ sót danh sách hóa chất như đã làm trong trường hợp của Hwang Yu-mi. Tuy nhiên, thông tin về mức độ tiếp xúc hay cách các hóa chất này được kiểm soát vẫn không được tiết lộ.

Nhiều công nhân vẫn đang chờ bồi thường

AP dẫn tuyên bố của Samsung trên Website cho hay, hệ thống quản lý của công ty nghiêm ngặt và tân tiết. Công ty giám sát hóa chất theo thời gian thực 24/7 tại các nhà máy từ năm 2007 – đây cũng là thời điểm mà cái chết của Yu-mi bắt đầu được cơ quan chức năng điều tra.

Tuy nhiên, Samsung đã bắt đầu theo dõi một số sản phẩm phụ độc hại được phát hiện trong lần kiểm tra hồi năm 2012 gồm benzen và formaldehyde tại nhà máy sản xuất chip.

Hồi năm 2014, Tổng giám đốc điều hành Samsung đã đưa ra lời xin lỗi mang tính chính thức gửi tới công nhân đang mắc bệnh và cam kết trao cho các công nhân này tài liệu mà họ cần để bồi thường.

Cũng năm 2014, Phó Chủ tịch Samsung Kwon Oh Hyun đã lên tiếng xin lỗi các nạn nhân và gia đình. Ông cho hay: “Chúng tôi lấy làm tiếc đã không tìm thấy một giải pháp cho vấn đề nhạy cảm này một cách kịp thời và muốn dùng cơ hội này để bày tỏ lời xin lỗi chân thành của chúng tôi đối với những người bị ảnh hưởng)

Cập nhật thông tin chi tiết về Lật Tẩy Thánh Cô Giẫm Đạp Chữa Ung Thư trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!