Bạn đang xem bài viết Kinh Nghiệm Mẹ Cần Nằm Lòng Khi Trẻ Bị Kiến Lửa Cắn Sưng được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Kinh nghiệm mẹ cần nằm lòng khi trẻ bị kiến lửa cắn sưng
Khi trẻ bị kiến lửa cắn sưng nọc của chúng có thể khiến bé đau nhói dẫn tới chóng mặt, hoa mắt, thở gấp hay sốc. Vì vậy, những kinh nghiệm xử lý kiến lửa cắn bé sẽ giúp cha mẹ bảo vệ con trước những biến chứng khôn lường.
Bé có thể bị kiến lửa cắn bất cứ lúc nào
Kiến có thể tấn công con người mọi lúc, mọi nơi, kiến thường khi đốt gây ngứa, hơi đau nhói, nhưng kiến lửa đốt lại là chuyện hết sức khủng khiếp, nhất là với trẻ nhỏ khi làn da còn mỏng manh và nhạy cảm.
Khi trẻ bị kiến lửa cắn sưng sẽ có cảm giác nhói buốt dai dẳng. Nọc độc của một số loài kiến lửa có thể gây ra những triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, thở gấp, sốc… phụ thuộc vào hệ miễn dịch của từng trẻ.
Trẻ có thể bị kiến lửa cắn bất cứ lúc nào
Với những trường hợp nặng, trẻ có cơ địa dị ứng sẽ tạo nên phản ứng dị ứng nổi mề đay, phù nề môi, mắt, hầu họng, thanh quản, co thắt phế quản… nếu không được sơ cứu kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, và trên thực tế đã ghi nhận điều này.
– Nổi mề đay, ngứa, sưng ở những vùng da khác ngoài chỗ kiến đốt.
– Buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy.
– Cảm giác thắt ở ngực và khó thở.
– Sưng họng, lưỡi và môi, hoặc khó nuốt.
– Sốc do quá mẫn xảy ra trong hầu hết các trường hợp nghiêm trọng, có thể dẫn đến chóng mặt, ngất và ngưng tim nếu không được xử lý kịp thời.
Kinh nghiệm mẹ cần nằm lòng khi xử lý kiến lửa đốt bé
Những biến chứng nguy hiểm trẻ có thể gặp phải khi bị kiến lửa cắn sưng đã được kiểm chứng qua thực tế. Một trong những yếu tố góp phần khiến trẻ gặp nguy hiểm là do sự thiếu hiểu biết của cha mẹ trong việc điều trị.
Rửa vết kiến cắn bằng xà phòng để loại bỏ đất và sạn
Có mẹ sử dụng bài thuốc dân gian theo kinh nghiệm cổ xưa mà không biết phương pháp đó rất phản khoa học, chưa được kiểm chứng về hiệu quả. Cũng có người đặt niềm tin trọn vẹn vào kem bôi ngoài da có chứa corticoid khiến trẻ càng thêm nặng. Do đó, để bảo vệ con khỏi nguy hiểm, không còn con đường nào khác cha mẹ cần trang bị những kiến thức xử lý cần thiết theo hướng dẫn của chuyên gia để kịp thời áp dụng.
Bước 1: Nhanh chóng giũ kiến khỏi người
Kiến lửa là loài có tính bầy đàn rất cao và chúng thường tấn công khi tổ của chúng có dấu hiệu nguy hiểm. Khi trẻ bị kiến lửa tấn công cần nhanh chóng giũ kiến ra khỏi người và rời khỏi vị trí có kiến.
Bước 2: Rửa vết kiến cắn bằng xà phòng
Để loại bỏ đất và sạn, tránh gây nhiễm trùng da bé, cha mẹ cần rửa sạch vùng da bị kiến cắn của trẻ bằng xà phòng. Chú ý lau rửa nhẹ nhàng tránh cọ sát gây tổn thương da bé.
Bước 3: Chườm gạc mát lên vùng da bị kiến cắn
Trẻ bị kiến lửa cắn sưng có cảm giác nhói buốt vô cùng khó chịu, để giảm sưng ngứa và làm tê vùng da bị đốt cha mẹ nên dùng gạc mát hoặc đá lạnh chườm trực tiếp lên vùng da bị đốt của trẻ. Có thể làm nhiều lần khi thấy trẻ đau đớn. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể thoa kem đánh răng, lô hội cũng giúp trẻ giảm nhanh cảm giác đau rát.
Khi thấy trẻ có dấu hiệu sốc do nọc độc của kiến cần đưa tới bệnh viện ngay lập tức
Bước 4: Thoa gel Oatrum Kids
Trẻ nhỏ thường xuyên bị côn trùng tấn công, đặc biệt là kiến lửa đốt nên nhiều cha mẹ cẩn thận đã dự trữ sẵn sản phẩm điều trị, trong đó Oatrum Kids gel là sản phẩm được tin dùng nhất.
Oatrum Kids chiết xuất 100% thảo dược tự nhiên, không chứa hóa chất, corticoid, giúp điều trị kiến lửa đốt an toàn, hiệu quả nhờ khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa cực mạnh. Thể chất gel giúp tạo nên “lá chắn” bảo vệ da bé khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn có hại. Kiên trì thoa 3 lần/ ngày cho bé, mỗi lần cách nhau tối thiểu 5 tiếng sẽ thấy hiệu quả vượt trội.
Bước 5: Đưa trẻ tới bác sĩ khi gặp biến chứng nguy hiểm
Trong trường hợp trẻ xuất hiện các dấu hiệu sốc do nọc độc kiến lửa, cha mẹ cần kịp thời đưa trẻ tới cơ sở y tế. Tại đây, bác sĩ sẽ sơ cứu, đồng thời cho trẻ uống thuốc kháng histamine hoặc bôi kem hydrocortisone.
Bên cạnh kinh nghiệm xử lý, để phòng ngừa trẻ bị kiến lửa cắn cha mẹ nên thường xuyên kiểm tra những khu vực mà kiến có thể làm tổ, diệt trừ ngay khi phát hiện đồng thời tạo cho trẻ thói quen tránh xa những nơi có tổ kiến .
9 Cách Chữa Nghẹt Mũi Mùa Đông Cho Trẻ Mẹ Phải “Nằm Lòng”
Tinh dầu khuynh diệp có công dụng làm thông thoáng lỗ mũi đang bị nghẹt chỉ bằng cách rất đơn giản là hít thật sâu loại dầu này.
Andrea Candee, tác giả của cuốn “Gentle Healing for Baby and Child” khuyên rằng, mỗi khi trẻ bị khó thở do nghẹt mũi, mẹ hãy nhỏ vài giọt dầu khuynh diệp vào trong một chiếc lọ nhỏ và thỉnh thoảng lại mở nắp ra và hít thật sâu vài lần. Hoặc mẹ có thể nhỏ 10-15 giọt vào nước tắm ấm rồi cho bé hít thở thật sâu trong lúc tắm để đạt được kết quả tốt nhất.
Trà gừng mật ong chanh đường chữa nghẹt mũi mùa đông
Đông y thường sử dụng củ gừng để điều trị cảm lạnh và những triệu chứng của nó, trong đó có cả nghẹt mũi và sung huyết phổi. Trong cuốn sách Alternative Cures (Phương pháp điều trị thay thế) của Bill Gottlieb cho biết, uống trà gừng sẽ giúp chống lại nghẹt mũi rất hiệu nghiệm.
Cách làm như sau: Cho 2 cốc nước và 1 củ gừng tươi vào đun sôi khoảng 10 phút. Sau đỏ bỏ bã gừng, chỉ lấy phần nước. Thêm chút mật ong, đường và chanh vào nước gừng. Khoảng 2-3 tiếng mẹ lại cho bé uống cho đến khi nước mũi chảy ra nhiều và hết ngạt.
Mẹ nên đọc: Cách trị nghẹt mũi khi ngủ giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc
Từ lâu, ăn súp gà để trị cảm cúm là phương pháp được nhiều rất nhiều quốc gia trên thế giới sư dụng. Nhưng mới đây, các nhà khoa học còn phát hiện, ăn súp thịt gà còn có tác dụng thông mũi, giảm nghẹt mũi cực kỳ hữu hiệu.
Cà chua là chất chống viêm trong tự nhiên, có khả năng làm giảm viêm trong đường mũi, mở xoang và trị chứng nghẹt mũi phiền toái.
Cách làm như sau: Ép 1 quả cà chua để lấy nước ép, thêm một 1 thìa cà phê nước canh, chút tỏi băm nhỏ rồi trộn đều. Hoặc mẹ có thể trộn ước ép cà chua với chút muối và nước gừng. Uống 2 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Theo cuốn sách ” 1.801 Home Remedies: Trustworthy Treatments for Everyday Health Problems”, củ cải ngựa (Horseradish root) rất tốt cho việc thông mũi, cải thiện tuần hoàn ở đường mũi và thúc đẩy quá trình loại bỏ dịch nhầy trong mũi giảm nghẹt mũi vào mùa đông rất tốt.
Việc sử dụng rất đơn giản, mẹ chỉ cần thêm củ cải ngựa như một loại gia vị vào trong các món ăn của trẻ, hơi cay the mát của củ cải ngựa sẽ bay lên, giúp làm sạch cổ họng và mũi, loại bỏ các chất nhầy ra bên ngoài một cách hiệu quả và nhanh chóng.
Không chỉ có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm trùng và chữa cảm lạnh, hạt cây thì là còn có tác dụng chữa nghẹt mũi mùa đông hiệu quả. Mẹ hãy bổ sung hạt hạt thì là vào các món ăn của trẻ.
Khi xông mũi bằng nước muối sinh lý, hơi nước sẽ có tác dụng trực tiếp lên chỗ viêm nhiễm ở các hốc xoang, hốc mũi, đường hô hấp. Từ đó, không chỉ giúp loại bỏ vi khuẩn mà còn giúp các triệu chứng nhức đầu, nghẹt mũi cũng đỡ hơn.
Cách thực hiện rất đơn giản: Chỉ cần chuẩn bị 1 bát nước nóng và cho 2 thìa muối vào hòa tan. Kề mũi gần vào bát và hít hơi nước bốc lên. Hơi nước muối sẽ giúp thông mũi và đẩy các chất nhầy ra ngoài.
Mỗi buổi tối khi chúng ta ngủ, có hàng triệu tế bào chết rơi ra khỏi cơ thể. Lâu ngày, các tế bào này tích luỹ dần và gây ra những vấn đề về hít thở, bao gồm cả ngạt mũi. Do vậy, mẹ nên thường xuyên giặt ga trải giường, chiếu và chăn, gối…để giúp phòng ngủ luôn sạch sẽ và thông thoáng
Đặc biệt là vào mùa đông, không khí hanh, làm da khô và nhiều tế bào rụng hơn. Theo các chuyên gia, nếu chiếu chăn được giặt ít nhất 1 lần/tuần sẽ góp phần ngăn ngừa nghẹt mũi tốt hơn.
Ngoài việc sử dụng các phương pháp ở trên để chữa nghẹt mũi mùa đông cho con, các mẹ có thể tham khảo sản phẩm Coje cảm cúm. Không chỉ giúp giảm nhanh các triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh, ho, nghẹt mũi, sổ mũi…, siro Coje còn đảm bảo an toàn, không gây bất kỳ nguy hiểm nào cho bé vì không chứa kháng sinh.
Coje vị dâu, thơm ngon, dễ uống, dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Cho trẻ uống siro Coje từ 5 – 7 ngày cho bé hết hẳn. Sau 3-4 ngày uống thuốc, nếu bé không giảm được 50 % thì mẹ cần cho con đến các trung tâm y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.
Tìm hiểu thêm: chữa nghẹt mũi
Kiến Cắn Sưng To, Ngứa, Làm Mủ Phải Làm Sao? Cách Trị Kiến Đốt An Toàn
Bị kiến cắn gây cảm giác ngứa, có khi đau nhói rất khó chịu, đặc biệt là đối với người có làn da nhạy cảm hoặc trẻ nhỏ. Tìm hiểu về dấu hiệu và cách giảm sưng ngứa nốt kiến đốt sẽ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm xử lý khi gặp tình huống này.
I – Bị kiến cắn là như thế nào? Hình ảnh người bị kiến cắn
Kiến cắn bằng cách kẹp chặt hàm trên và miệng vào da người nhưng kiến đốt người sẽ bằng cách dùng ngòi châm ở phần cuối cơ thể chích vào da.
Trong nọc độc của kiến chứa một phần các độc tố kích thích cùng với chất axit fomic. Đa số trường hợp đều bị kiến đốt cùng một lúc, ít khi một con đốt nhiều lần.
Vùng da xung quanh vết kiến đốt sưng to và có thể bị phồng rộp. Mỗi người sẽ có phản ứng với kiến đốt tùy vào cơ địa và tiền sử dị ứng.
Nếu vết thương bị nhiễm trùng do dị ứng với nọc độc, nước bọt của côn trùng hoặc do vết thương bị trầy xước sẽ có dấu hiệu mưng mủ.
Dấu hiệu cụ thể như sau:
– Xung quanh miệng vết thương khoảng 2 – 3mm, da bị đỏ và có xu hướng ngày càng lan rộng.
– Kiến lửa cắn cảm giác đau nhức, châm chích không thuyên giảm sau ngày thứ 2 bị đốt.
– Ở trung tâm vết cắn có bọng mủ màu vàng nhạt hoặc trắng ngà nhô lên khỏi da.
– Trẻ em bị côn trùng cắn sưng mủ thường hay quấy khóc và có thể bị sốt cao.
Hầu hết các trường hợp bị kiến cắn ( bị kiến lửa cắn) đều gây cảm giác ngứa và có tình trạng sưng, nếu càng gãi ngứa thì sẽ càng sưng to hơn đặc biệt là với làn da nhạy cảm thường bị kiến cắn sưng phù, bị kiến cắn sưng mủ.
Ở một số trường hợp trẻ bị kiến đốt sưng to có thể bị dị ứng với vết kiến cắn với các dấu hiệu như kiến cắn sưng đỏ, đau nhiều, trẻ buồn nôn, tiêu chảy, nổi mề đay, khó thở, hoa mắt chóng mặt, tụt huyết áp, ngất xỉu, hôn mê…
Nhận thấy trẻ có dấu hiệu dị ứng cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.
III – Những vị trí thường hay bị kiến cắn
Chân là bộ phận dễ bị kiến cắn khi tiếp xúc nhiều với mặt đất, vật dụng, đồ chơi,… mà kiến thì có thể tồn tại và bò ở khắp nơi từ nền nhà đến tủ gỗ, từ giường cho đến chiếu, chỗ nào kiến cũng có thể xuất hiện.
Khi bị kiến lửa cắn sưng chân, tại vùng da đó sẽ xuất hiện vết cắn sưng đỏ, kiến đốt sưng to. Ở trẻ nhỏ và những người da nhạy cảm, vết cắn sẽ ngày càng sưng to, kiến cắn nổi mụn nước nếu gãi nhiều hoặc xử lý vết thương không đúng cách.
Khi bị kiến cắn ở tay là tình trạng rất phổ biến và không đáng lo ngại nếu bị kiến lửa đốt chỉ sưng ngứa và giảm dần sau vài giờ.
Người bị kiến cắn nên rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn hoặc nước sạch, có thể chườm đá vào vết kiến lửa cắn để giảm sưng ngứa.
Bị kiến cắn môi có thể gây sưng và đau mức độ tùy vào loại kiến và cơ địa của người bị kiến cắn. Trường hợp bị kiến cắn sưng ngứa nhẹ có thể tự hết sau vài giờ đồng hồ.
Nếu bị kiến lửa cắn sưng to kèm theo các dấu hiệu khác như mưng mủ, đau nhiều, sốt,… cần thăm khám tại cơ sở y tế để có biện pháp xử lý đúng đắn.
Các vết cắn của kiến thường gây khó chịu cho trẻ. Nếu kiến cắn bị sưng bé cố gãi nhiều thì vết kiến cắn càng dễ bị viêm nhiễm, sưng tấy thậm chí lở loét và dẫn đến những bệnh ngoài da cho trẻ.
Vì thế trẻ em bị kiến lửa cắn cha mẹ không nên xem thường các vết cắn của kiến.
**Lưu ý: Bé bị kiến cắn bôi thuốc gì cũng cần tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng thuốc cho bé.
Ưu tiên các phương pháp cách chữa kiến cắn tự nhiên, mẹo chữa kiến cắn giảm sưng ngứa dân gian với các loại thảo dược an toàn cho bé.
V – Kiến cắn làm sao hết sưng? Cách trị kiến cắn
Làm gì khi bị kiến cắn? Đầu tiên cần rửa vết kiến cắn bằng nước xà phòng, vệ sinh vùng da bị kiến cắn để loại bỏ bụi bẩn ngăn ngừa bị nhiễm trùng nhất là khi kiến cắn mưng mủ.
Tiếp theo bị kiến đốt phải làm sao hết sưng? chườm gạc mát lên vùng da bị tổn thương để giảm sưng ngứa.
Có thể sử dụng tinh dầu oliu nguyên chất, dầu dừa hoặc tinh dầu tràm thoa đều lên vùng da bị kiến đen cắn, kiến càng cắn để làm dịu da, giảm sưng.
– Không làm vỡ vết phồng rộp do bị bị kiến lửa cắn làm mủ.
– Nếu vết thương kiến cắn em bé không may bị vỡ ra thì bạn cần rửa sạch vùng da đó bằng nước xà phòng, theo dõi các triệu chứng nhiễm trùng như bị rỉ mủ thì đến ngay cơ sở y tế để được chữa trị.
Nếu bị kiến lửa cắn sưng to bạn có thể lấy 1 túi đá lạnh đắp lên vết cắn để làm dịu da, giảm sưng to và đau rát. Nên bọc đá vào khăn hoặc túi, không nên chườm đá trực tiếp lên vùng da đang bị thương.
Có rất nhiều cách trị nốt kiến cắn cho trẻ, các mẹ có thể tham khảo một vài giải pháp sau:
– Cách chữa khi bị kiến lửa cắn bằng dầu dừa: Dầu dừa có tác dụng chống viêm tự nhiên, giúp làm giảm các nọc độc do bị côn trùng cắn, trong đó có cả khi bị kiến lửa cắn. Khi bé bị kiến cắn, mẹ chỉ cần thoa một vài giọt dầu dừa nguyên chất lên vùng da đang bị tổn thương sẽ giảm sưng và ngứa sau vài giờ.
– Mẹo trị kiến lửa cắn bằng nha đam: Bị kiến lửa cắn sưng chân cũng có thể sử dụng nha đam làm mát da, dịu cơn đau và giảm ngứa. Hãy thoa một ít gel nha đam lên vết kiến cắn ngứa trên da bé sẽ có tác dụng làm dịu da khá nhanh chóng.
– Cách chữa kiến cắn từ túi trà: Trong túi trà có chứa acid tannic có tác dụng chống viêm. Cha mẹ có thể làm ưới túi trà và đắp nhẹ lên vết côn trùng cắn trên da trẻ. Nó có tác dụng giảm ngứa và làm giảm sưng do vết kiến cắn sưng to ngứa khá hiệu quả.
– Kiến lửa cắn làm sao hết sưng? dùng giấm táo: Giấm táo ngoài có tác dụng kiểm soát cơn đau, sưng mủ do kiến cắn còn có khả năng giúp vết thương mau lành lặn. Dùng bông y tế thấm chút giấm táo rồi bôi lên vùng da bị kiến cắn sưng phù sẽ làm dịu da khá nhanh.
– Cách giảm sưng khi bị kiến cắn với sữa tươi: Mẹ cũng có thể dùng sữa tươi để ngâm vùng da trẻ bị kiến cắn khoảng vài phút. Vết thương sẽ giảm đau rát và sưng to.
– Làm gì khi bị kiến lửa cắn bé? Hành tây và tỏi: Khi cha mẹ phát hiện trẻ bị kiến lửa cắn hãy nhanh chóng thái 1 lát hành, tỏi hoặc hành tây thoa đều lên vùng da bị tổn thương, vết sưng đỏ sẽ giảm dần và giúp bé tránh được những dị ứng.
Đối với vết kiến cắn thông thường, sau khi vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương, chúng ta có thể dùng kem bôi da Yoosun rau má để làm dịu da, giảm sưng ngứa rất hiệu quả.
Kem bôi Yoosun rau má được chiết xuất từ rau má sạch nguyên chất cùng với các thành phần là vitamin E, hoạt chất D- panthenol, chlorhexindine, giúp giảm ngứa, sưng viêm, tấy đỏ nhanh chóng, đồng thời ngăn ngừa sẹo thâm do kiến cắn để lại.
Cách trị vết kiến lửa cắn tốt nhất là bôi kem Yoosun rau má ngay khi phát hiện nốt kiến cắn. Mỗi ngày có thể thực hiện bôi kem 3 – 4 lần không cần rửa lại bằng nước.
Khi thoa kem sẽ có cảm giác dịu mát da, các vết kiến cắn sau đó sẽ bớt ngứa và giảm sưng đỏ.
Kem Yoosun rau má được Sở Y Tế Hà Nội cấp phép lưu hành, và có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.
Sản phẩm này phù hợp với mọi loại da, kể cả da nhạy cảm của trẻ sơ sinh.
Liên hệ tổng đài miễn cước 18001125 để được dược sỹ tư vấn thêm.
Công Thức Chữa Ho Bằng Rau Diếp Cá Mẹ Nên Nằm Lòng
Chữa ho bằng rau diếp cá là phương pháp chữa bệnh có thể áp dụng cho cả bệnh nhân là người lớn và trẻ nhỏ. Bên cạnh đó phương pháp chữa bệnh này lại vô cùng đơn giản, dễ thực hiện và không tốn nhiều công sức. Hơn thế, rau diếp cá lại lành tính, không gây hại và không gây tác dụng phụ trong trường hợp sử dụng dài ngày.
Công dụng chữa ho của rau diếp cá
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, rau diếp cá có một số công dụng sau:
Tác dụng đối với hệ hô hấp: Dịch chiết từ rau diếp cá khi tiêm dưới da cho thấy tác dụng giảm ho, tiêu đờm. Bên cạnh đó nước sắc rau diếp cá khi được sử dụng với liều cao còn có tác dụng điều trị đối với những bệnh nhân bị áp xe phổi.
Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc rau diếp cá có khả năng ức chế hoạt động, kháng lại tác hại của phế cầu khuẩn và một số chủng vi khuẩn khác. Gồm: Staphylococcus aureus và Streptoccocus pneumonia. Bên cạnh đó, nước sắc rau diếp cá còn có tác dụng ức chế hoạt động và sự phát triển của các loại virus cảm cúm và virus echo ở người. Hơn thế, trong thí nghiệm với chuột bị lao cho thấy nước sắc từ dược liệu có khả năng làm giảm nguy cơ tử vong.
Tác dụng chống oxy hóa: Các nhà nghiên cứu tìm thấy trong rau diếp cá chứa một lượng lớn vitamin C cùng những hợp chất có lợi. Đó là: Quercitrin, alcaloid, methylnonylketon, decanonylacetaldehyde. Những hợp chất này không chỉ có khả năng kháng viêm mà còn có khả năng chống oxy hóa. Đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng và cải thiện hệ tiêu hóa của người bệnh.
Công thức chữa ho bằng rau diếp cá được nhiều người áp dụng
Công thức chữa ho bằng nước cốt rau diếp cá
Chữa ho bằng nước cốt rau diếp cá là một công thức chữa bệnh vừa đơn giản, dễ thực hiện vừa không tốn nhiều công sức. Bên cạnh đó công thức chữa bệnh này còn có khả năng khắc phục tốt bệnh ho. Đồng thời cải thiện tốt những triệu chứng khó chịu đi kèm mà không cần phải kết hợp cùng với những dược liệu kháng khuẩn khác. Hơn thế công thức chữa ho bằng nước cốt rau diếp cá lại vô cùng lành tính, an toàn, có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ em, sử dụng dài ngày mà không lo tác dụng phụ.
Nguyên liệu: Cách thực hiện:
Nhặt bỏ phần lá hư và ngọn non của rau diếp cá, rửa sạch
Dùng muối hạt hòa tan với nước để tạo thành một lượng nước muối pha loãng vừa đủ
Ngâm rau diếp cá trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn và lượng vi khuẩn còn sót lại trên bề mặt lá
Vớt rau diếp cá ra ngoài, rửa lại với nước sạch và để ráo nước
Cho rau diếp cá vào máy xay và thực hiện xay nhuyễn cùng với 300ml nước lọc. Hoặc cho rau diếp cá vào cối và thực hiện giã nát, sau đó thêm 300ml nước lọc vào cùng, khuấy đều
Dùng ray lọc lấy phần nước cốt rau diếp cá, bỏ bã
Uống ngay khi vừa thực hiện. Lưu ý khi uống thuốc người bệnh cần phải uống từng ngụm, ngậm và nuốt từ từ. Điều này sẽ giúp những dưỡng chất bên trong rau diếp cá có thời gian thấm sâu vào cổ họng giúp phát huy tối đa khả năng sát khuẩn. Đồng thời cắt giảm cơn ho.
Sử dụng từ 1 – 2 lần/ngày trong 3 – 5 ngày sẽ nhận thấy bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm đáng kể. Người bệnh có thể hòa tan một ít đường vào nước cốt rau diếp cá giúp dễ uống.
Công thức chữa ho bằng rau diếp cá và nước vo gạo
Nước vo gạo có tác dụng làm sạch cuống họng, làm dịu nhanh tình trạng ho khan, ho có đờm. Đồng thời thúc đẩy quá trình làm lành vết thương và giảm ngứa rát cổ họng. Chính vì thế, sự kết hợp giữa rau diếp cá và nước vo gạo sẽ tạo ra một công thức có tác dụng khắc phục tốt tình trạng ho, long đờm, kháng viêm và giảm đau rát cổ họng.
Nguyên liệu:
50 gram rau diếp cá tươi
Một bát nước vo gạo mới và sạch.
Cách thực hiện:
Nhặt bỏ phần lá hư và ngọn non của rau diếp cá, rửa sạch
Ngâm rau diếp cá trong nước muối pha loãng để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn và lượng vi khuẩn còn sót lại trên bề mặt lá
Sau 15 phút, vớt rau diếp cá ra ngoài, rửa lại với nước sạch và để ráo nước
Cho rau diếp cá sạch vào cối và thực hiện giã nhuyễn
Cho phần rau diếp cá đã giã cùng với bát nước vo gạo vào nồi
Thực hiện đun sôi hỗn hợp khoảng 12 phút. Chú ý, người bệnh cần giảm lửa từ từ khoảng 15 phút là được
Để nguội bớt và lọc lấy phần nước để uống
Uống từ 2 – 3 lần/ngày. Uống sau khi ăn cơm 1 giờ đồng hồ là tốt nhất.
Người bệnh cần kiên trì thực hiện công thức chữa ho bằng rau diếp cá và nước vo gạo từ 3 – 5 ngày sẽ nhận thấy bệnh ho thuyên giảm đáng kể. Tình trạng ho có đờm, đau họng, rát họng, ngứa ngáy cổ họng… cũng không còn.
Lưu ý: Đối với bệnh nhi, phụ huynh nên chữa ho bằng rau diếp cá và nước vo gạo với liều lượng ít hơn so với người lớn.
Công thức chữa ho có đờm mủ, ho lao ra máu bằng món ăn từ rau diếp cá và phổi lợn
Để chữa ho có đờm mủ, ho lao ra máu, người bệnh có thể sử dụng món ăn từ rau diếp cá và phổi lợn. Món ăn này không chỉ giúp bạn cắt giảm cơn ho mà còn cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Những dưỡng chất trong công thức có tác dụng nâng cao sức đề kháng, giúp người bệnh mau chóng khỏe mạnh.
Nguyên liệu:
80 gram rau diếp cá tươi
1 cái phổi lợn loại nhỏ.
Cách thực hiện:
Mang phổi lợn rửa với nước muối cho sạch
Dùng dao thái phổi lợn thành từng miếng vừa ăn, sau đó chần qua nước sôi
Nhặt bỏ phần lá hư và ngọn non của rau diếp cá, rửa sạch
Ngâm rau diếp cá trong nước muối pha loãng
Sau 15 phút, vớt rau diếp cá ra ngoài, rửa lại với nước sạch
Mang phổi lợn nấu cùng với rau diếp cá tương tự như nấu canh
Ăn ngay khi còn ấm cùng với cơm trắng. Người bệnh có thể chia canh thành 2 – 3 lần sử dụng trong ngày, ăn và uống cả nước.
Người bệnh cần thực hiện công thức chữa ho có đờm mủ, ho lao ra máu bằng món ăn từ rau diếp cá và phổi lợn cách 2 – 3 ngày 1 lần. Áp dụng liên tục cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.
Những điều cần lưu ý khi chữa ho bằng rau diếp cá
Để đảm an toàn và tính hiệu quả, bên cạnh những bài thuốc chữa ho bằng rau diếp cá, người bệnh cũng cần lưu ý những điều sau đây:
Những người có thể hư hàn nếu sử dụng các công thức chữa ho bằng rau diếp cá trong một thời gian dài bằng đường miệng có thể gây tiêu hoa tinh tủy, hư tổn dương khí. Chính vì thế những bệnh nhân có thể hư hàn không nên sử dụng.
Sau khi sử dụng rau diếp cá điều trị bệnh ho, người bệnh có thể đi ngoài kèm theo phân nát lẫn đờm. Tuy nhiên người bệnh không cần phải quá lo lắng vì đây là một hiện tượng bình thường. Bởi giện tượng này xuất hiện là do cơ thể đào thải đờm và chất bẩn. Tình trạng đi ngoài kèm theo phân nát lẫn đờm sẽ tự khỏi sau khi bạn ngưng sử dụng rau diếp cá. Trong trường hợp tiêu lỏng quá nhiều, người bệnh nên sử dụng nước gạo đậm đặc hơn hoặc tăng thêm lượng nước vo gạo để cải thiện tình trạng. Ngoài ra đối với những bệnh nhi đi ngoài bằng phân lỏng thường xuyên khi sử dụng rau diếp cá, phụ huynh cần cho trẻ bổ sung thêm men tiêu hóa. Hoặc bạn có thể cho trẻ sử dụng sữa chua để kích thích và hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp cơ thể của trẻ trở nên tốt hơn.
Công thức chữa ho bằng rau diếp cá chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ, bệnh vừa mới tái phát hoặc ho thông thường. Đối với những trường hợp bệnh nhân bị ho do mắc phải những bệnh lý khác (viêm amidan, viêm phổi, bệnh lao, viêm phế quản…) người bệnh cần áp dụng thêm phác đồ điều trị do bác sĩ chuyên khoa đề ra. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn, rút ngắn thời gian cắt giảm cơn ho. Đồng thời điều trị bệnh triệt để.
Phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 6 tháng tuổi cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng những công thức điều trị ho bằng rau diếp cá. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn.
Công thức chữa ho bằng rau diếp cá trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để đảm bảo an toàn, người bệnh cần chủ động liên hệ và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về tính an toàn và hiệu quả chữa bệnh của những công thức. Đồng thời áp dụng những phương pháp điều trị chuyên sâu theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo an và rút ngắn thời gian chữa bệnh. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và các phương pháp điều trị thay cho bác sĩ có chuyên môn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nghiệm Mẹ Cần Nằm Lòng Khi Trẻ Bị Kiến Lửa Cắn Sưng trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!