Bạn đang xem bài viết Kinh Nghiệm Chữa Nhiệt Miệng Lưỡi Cho Trẻ Bằng Bài Thuốc Dân Gian Cực Hay được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Nguyên nhân gây nhiệt miệng
Theo quan điểm của y học hiện đại, chứng lở miệng do nhiều nguyên nhân gây nên: có thể là vi khuẩn, virus, hay do sự phản ứng của khoang miệng với thành phần hóa học nào đó trong kem đánh răng. Chế độ ăn thiếu axit folic ở phụ nữ mang thai cũng có thể gây lở miệng.
Hỏa độc, nhiệt độc ở tỳ, vị: Do cảm phải nhiệt độc từ bên ngoài như nắng nóng… xâm nhập vào tỳ, vị. Hỏa độc, nhiệt độc bốc lên sinh lở loét, đau nóng rát, miệng hôi, khô miệng, lưỡi đỏ. Đông y gọi là khẩu sang.
Thấp nhiệt ở tỳ, vị: Do ăn uống nhiều chất béo, cay, khó tiêu… nhiệt độc cộng với tân dịch (nước miếng) ở miệng, lâu ngày nung đốt niêm mạc miệng, lưỡi (gọi là thấp nhiệt) gây nên những vết loét, nứt nẻ, những đám nấm trắng ở miệng lưỡi, dân gian quen gọi là đẹn, tưa lưỡi… Đông y gọi là nga khẩu sang (lở loét, sần sùi giống miệng con vịt), tuyết khẩu (vì miệng có màu trắng (của nấm) giống như tuyết).
2. Bài thuốc dân gian điều trị nhiệt miệng
Chữa nhiệt miệng bằng mật ong
Khi bé bị nhiệt miệng, mẹ có thể dùng mật ong để chữa bệnh cho bé. Cho bé ngậm mật ong hoặc lấy bông tăm thấm mật ong vào chỗ loét. Đây là phương pháp kinh điển trong dân gian và được nhiều mẹ sử dụng để chữa nhiệt miệng. Nhiều nghiên cứu cho thấy dung dịch mật ong 30% có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn, lại có vị ngọt dễ uống.
Chất chát có tính sát trùng và làm săn da. Tốt nhất là ngậm nước trà tươi, trà đen đặc, quả sung, rau dấp cá, húng chanh (tần dày lá), vỏ xoài… có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, làm săn da, trừ thấp nhiệt ở bộ tiêu hóa, khử mùi hôi.
Uống nước khế chua
Khế tươi 2 – 3 quả, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa loại khế chua, giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.
Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần.
Cỏ mực tính mát, có tác dụng thanh nhiệt. Màu đen của vị thuốc thuộc thủy, dùng để thanh nhiệt tả hỏa (viêm nhiệt, sưng lở loét). Kết hợp với mật ong vừa có tính sát trùng, vừa có tính thẩm thấu, hút chất nước ở vết thương khiến cho vi khuẩn, nhất là nấm không có điều kiện phát triển. Vì vậy, dân gian có kinh nghiệm dùng bài thuốc này chữa đẹn, đẹn vôi, tưa lưỡi của trẻ nhỏ, có công hiệu tốt.
Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần. Có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi. Theo Đông y, lá và rễ đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc.
Cho trẻ uống nhiều nước cam, chanh
Bản thân nước cam, chanh không “đặc trị” chữa nhiệt miệng. Tuy nhiên, chúng đều chứa rất nhiều vitamin C nên có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp bé yêu của bạn vượt qua những căn bệnh do vi-rút, vi khuẩn gây ra (trong đó có nhiệt miệng). Bạn có thể cho bé uống 1 ly nước chanh hoặc cam vắt mỗi ngày. Tuy nhiên, đừng cho bé uống khi bụng đói.
Hoạt thạch 6 phần, cam thảo 1 phần, trộn với mật ong cho sền sệt, dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần.
Bài thuốc này dùng cho trẻ nhỏ rất thích hợp. Hoạt thạch thanh nhiệt, tả hỏa; cam thảo giải nhiệt độc; 2 vị này phối hợp, là bài thuốc Đông y thường dùng để trị các chứng thử nhiệt (nắng nóng vào mừa hè) gây miệng lưỡi viêm, loét, họng đau… Kết hợp với mật ong, càng tăng tác dụng sát trùng, giải độc, tiêu viêm.
Thuốc đắp ở chân
Ngô thù du, tán bột nhuyễn. Mỗi lần dùng 8g (2 thìa cà phê thuốc bột), cho vào một cái chén, dùng dấm nấu cho sôi, đổ dần dần vào bột thuốc, quấy đều cho đến khi thành dung dịch sền sệt là được. Dùng dung dịch thuốc này, bôi vào giữa lòng bàn chân, rồi dùng băng băng lại, để khoảng 2 giờ thì gỡ ra. Ngày làm 1 lần vào buổi tối càng tốt.
Phương pháp đắp ngô thù du ở lòng bàn chân, Đông y gọi là cách “dẫn hỏa hạ hành”. Hỏa ở đây là nhiệt đang làm lở loét, viêm sưng ở miệng, lưỡi. Khi hỏa nhiệt ở miệng lưỡi bị thuốc ngô thù du dẫn xuống, sẽ làm cho miệng lưỡi hết sưng và khỏi. Có nhiều khi hiệu quả đến một cách nhanh chóng không ngờ.
Nghiền nát vài mảnh cùi dừa, sau đó ép lấy nước và dùng để súc miệng khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày.
Các bài thuốc Đông y cho thấy cà chua là loại quả có tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên nhai cà chua sống là cách làm rất công hiệu trong trường hợp này. Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần, sẽ có tác dụng rất tốt.
Củ cải trắng
Giã củ cải sống 300g rồi vắt lấy nước hòa thêm một ít nước lọc, súc miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày khỏi.
3. Phòng ngừa nhiệt miệng cho trẻ
Thiết lập thói quen tốt cho bé trong sinh hoạt hàng ngày như nghỉ ngơi có giờ giấc, không để bé thức khuya, cho bé ăn uống đúng giờ và không ăn quá no. Cho bé ăn với chế độ ăn phong phú, đa dạng đủ chất. Nên ăn những thức ăn có tính mát có tác dụng giải nhiệt như rau xanh có lá, dưa chuột, cam, trà xanh, cà rốt, lê….
Giữ vệ sinh răng miệng tốt, hướng dẫn bé đánh răng đúng cách, tránh làm tổn thương niêm mạc, mẹ có thể tập cho con thói quen xúc miệng nước muối ấm hàng ngày bởi nước muối với nồng độ thích hợp, độ ấm vừa phải sẽ có tác dụng sát trùng tốt, làm sạch khoang miệng, amidan, họng.
Nước muối ấm còn kích thích tăng tuần hoàn máu tại chỗ, tập trung nhiều tế bào bạch cầu làm tăng khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Nếu bé đã 2 tuổi mà chưa biết súc miệng, mẹ có thể chải răng, lưỡi của bé với nước muối sinh lý ấm (nồng độ 0,9%). Mẹ nhớ chọn loại bàn chải long mềm để tránh tổn thương miệng con. Biện pháp này vừa dễ làm, rẻ tiền, dễ thực hiện lại rất hữu dụng trong việc làm sạch răng miệng cho trẻ.
Cho bé ăn uống thực phẩm mát, đặc biệt vào mùa hè.
Luôn bao quát khi bé chơi, không để bé ngậm các vật sắc hay cho tay vào miệng. Khi cho ăn mẹ không nên ép trẻ ăn quá vì dễ khiến bé quấy, hoảng loạn và cắn vào lưỡi.
Cách Chữa Bệnh Nhiệt Miệng Lưỡi Trẻ Em Bằng Phương Pháp Dân Gian
Trẻ em bị Nhiệt miệng ở lưỡi phải làm sao
Nguyên nhân nào dẫn đến nhiệt miệng lưỡi ở trẻ em?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn khiến trẻ bị nhiệt miệng lưỡi đó là: Khoang miệng của trẻ bị tổn thương trong quá trình ăn uống cũng như sinh hoạt hằng ngày. Do sức đề kháng, hệ miễn dịch của trẻ kém vi khuẩn dễ bị tác động từ môi trường bên ngoài. Trẻ bị dị ứng với các loại thuốc vácxin cũng như các thành phần thuốc của một số bệnh thường gặp ở trẻ. Do trẻ thường hay cắn làm lưỡi bị xước tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Bên cạnh đó còn do cơ thể của trẻ bị nóng, lên răng, ăn uống không hợp lý cũng là yếu tố dẫn đến nhiệt miệng lưỡi ở trẻ.
Nguyên nhân nào khiến trẻ bị nhiệt miệng
Triệu chứng của nhiệt miệng lưỡi trẻ em là gì?
Dấu hiệu đầu tiên của trẻ khi xuất hiện nhiệt miệng đó là trẻ thường khó chịu, không muốn chơi, hay khóc, miệng chảy dãi, không muốn ăn uống. Lưỡi của trẻ bắt đầu có những đốm đỏ sau một vài ngày nó to dần lên chuyển thành mùa trắng đục hoặc màu vàng gây đau rát và khó chịu. Vị trí mà nhiệt thường lên ở lưỡi đó là đầu lưỡi và hai bên hông khiến trẻ bị sốt hoặc có hạch ở háng. Vậy nên khi thấy trẻ xuất hiện những biểu hiện trên bạn nên cho trẻ đi khám để tìm cách chữa trị tốt nhất tránh bệnh kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Cách chữa nhiệt miệng lưỡi trẻ em bằng phương pháp dân gian
Nước ép cà chua – bí quyết chữa nhiệt miệng cho trẻ
1. Cách chữa bệnh nhiệt miệng lưỡi bằng nước ép cà chua
Khi trẻ bị nổi nhiệt ở lưỡi rất đơn giản bạn chỉ cần lấy một đến hai quả cà chua chín mang đi rửa sạch, ép lấy nước cho trẻ uống mỗi ngày một ly. Sau một vài ngày bạn sẽ thấy các nốt nhiệt ở lưỡi giảm đi trông thấy đấy.
2. Cách chữa nhiệt miệng lưỡi trẻ em bằng nước cam ép
Cam không chỉ là thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cung cấp cho cơ thể được rất nhiều người yêu thích. Nhưng bạn có biết nước ép cam còn có công dụng chữa bệnh nhiệt miệng rất hiệu quả, cách thực hiện rất đơn giản: lấy hai quả cam sành cắt ra mang đi ép lấy nước cho trẻ uống, nếu cam chua quá bạn có thể cho thêm ít đường để trẻ dễ uống hơn, mỗi ngày một ly và lưu ý không được cho trẻ uống lúc bụng đang đói. Qua một vài ngày bạn sẽ thấy bệnh giảm đi rất nhiều đấy.
3. Cách chữa nhiệt miệng lưỡi ở trẻ bằng nước cốt dừa
Nước cốt dừa không chỉ là bí quyết làm đẹp bỏ túi của rất nhiều chị em phụ nữ mà bên cạnh đó nước cốt dừa còn giúp trẻ em chữa bệnh nhiệt miệng rất hiệu quả. Khi trẻ bị nhiệt miệng bạn hãy lấy một miếng cùi dừa mang đi ép lấy nước rồi cho trẻ súc miệng ngày hai lần. Chỉ vài ngày sau nhiệt miệng sẽ giảm dần và biến mất hẵn.
Nhiệt Miệng Rát Lưỡi Và Những Bài Thuốc Chữa Nhiệt Miệng Rát Lưỡi
Nhiệt miệng rát lưỡi bệnh rất hay gặp ở những người nóng từ trong cơ thể
Nguyên nhân gây ra nhiệt miệng rát lưỡi
Vệ sinh: do vệ sinh răng, miệng chưa đúng cách là chưa đều độ, đánh răng quá lâu trên một lần đánh, cũng có thể do dùng bàn chải đánh răng quá cứng, có trường hợp bị dị ứng kem đánh răng mà không hề biết.
Ăn uống: do mọi người có chế độ ăn uống phản khoa học, thường xuyên ăn những thực phẩm nóng cay, nhiều dầu mỡ…làm cơ thể bị mất nước nhanh chóng, gây nóng trong người dẫn đến hình thành các ổ hoại tử trong khoang miệng, khi các ổ hoại tử này vỡ ra sẽ gây nên những vết loét còn được gọi là nhiệt miệng, thậm chí là những vết rát lớn như bị phỏng vẫn được mọi người gọi là nhiệt miệng rát lưỡi.
Áp lực: trong cuộc sống những người hay bị áp lực công việc khiến cho tinh thần luôn căng thẳng, mệt mọi, tâm trạng bồn chồn lo lắng, làm cơ chết sinh học trong cơ thể bị bất ổn định, làm mất cân bằng những chức năng khác trong cơ thể. Đây cũng là nguyên nhân dễ dàng dẫn đến việc nhiệt miệng rát lưỡi.
Chất có tính chát: những đồ có tính chất chát có tác dụng sát trùng rất tốt, kháng khuẩn cũng không cần bàn cãi. Hãy sử dụng nước trà xanh, nước húng quế, rau diếp cá, nước tần dày (húng chanh) đun lấy nước với lá tươi sau đó dùng ngậm để ngậm, mỗi ngày thực hiện đều từ 3 đến 4 lần sẽ nhanh chóng mang lại hiệu quả tốt.
Chất có tính chua: những thức có tính chau thường sẽ cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin, và những chất sát khuẩn chống vi nấm. Ngậm mỗi ngày ít nhất 2 lần nước khế chua, hoắc nước cốt chanh được pha tỷ lệ 70-80% với nước muốn. Hoặc cát lát những thực phẩm này rồi dùng ngậm nhâm nhi rồi nuốt hẳn. Mỗi ngày lặp lại 2 đến 3 lần khoảng 3 ngày sẽ khỏi.
Chất có tính mát: nguyên nhân gây nên nhiệt miệng rát lưỡi là do cơ thể bị tích độc và nóng trong người vì vậy những chất có tính mát sẽ giúp thanh thọc cơ thể điều hòa độ PH trong khoang miệng. Rau ngót giã lấy nước hòa với mật ong bôi vào chỗ bị nhiệt có tác dụng xoa dịu cơn đau, dùng nấu canh uống có tác dụng giải độc thanh tiểu.
Xung quanh ta luôn có những bài thuốc kỳ diệu, tuy nhiên chúng ta tốt nhất không nên chủ quan với sức khỏe. Hãy chăm sóc sức khỏe để phòng tránh bệnh thay vì chữa trị bệnh nhiệt miệng rát lưỡi.
Bài Thuốc Dân Gian Chữa Bệnh Zona Thần Kinh Cực Kỳ An Toàn
10 bài thuốc dân gian chữa bệnh zona thần kinh siêu đơn giản
Nếu chẳng may mắc bệnh zona thần kinh, các bạn không nên quá lo lắng. Các triệu chứng tổn thương da như ngứa da, phát ban đỏ, mụn nước, đau rát,… sẽ nhanh chóng được loại bỏ ngay tức khắc với các bài thuốc dân gian đơn giản, dễ tìm.
1/ Đậu xanh, lá khổ qua
Với những bệnh nhân mắc bệnh zona thần kinh ở mức độ nhẹ, bệnh chỉ mới hình thành, bạn có thể sử dụng đậu xanh kết hợp với lá khổ qua để chữa trị căn bệnh này. Đậu xanh có tính mát giúp giải độc và thanh nhiệt cơ thể khá tốt. Bên cạnh đó, lá khổ qua lại có tính kháng viêm, giảm đau nhức, khó chịu và nhanh chóng làm lành các tổn thương ở bề mặt da hiệu quả.
Cách thực hiện như sau:
Bạn có thể lấy một nắm đậu xanh đem ngâm cho mềm và xay nhuyễn lấy nước.
Tương tự, lá khổ qua rửa sạch, ép lấy nước.
Hòa chung nước đậu xanh với nước lá khổ qua với nhau và bôi lên vùng da mắc bệnh zona thần kinh.
Thực hiện đều đặn, khoảng vài ngày sau, làn da sẽ nhanh chóng khô đi và triệu chứng ngứa rát da cũng sẽ giảm đáng kể.
2/ Rau húng chanh và rau răm
Các nghiên cứu đã chứng minh, rau húng chanh và rau răm có tác dụng kháng viêm khá cao. Với những bệnh nhân mắc bệnh zona thần kinh, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng các loại rau này để điều trị bệnh cho mình. Đây cũng là cách có thể làm giảm nguy cơ lây lan do bệnh zona gây ra.
Bạn lấy một ít rau húng và rau răm đem đốt thành than.
Sau đó, dùng bột rau hòa vào với dầu dừa, trộn đều lên.
Cuối cùng, bạn đem hỗn hợp này bôi lên vùng da bị zona thần kinh.
Hãy bôi liên tục trong 2 – 3 ngày để giảm nhanh các triệu chứng bệnh.
3/ Sử dụng mủ trong trái sung non hoặc lá sung
Theo Đông y, lá sung và trái sung có vị chát, mang tính kháng khuẩn, sát trùng cao, tiêu viêm mạnh. Đây là nguyên liệu có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh lý về da, giúp làm lành vết thương nhanh chóng. Bạn có thể sử dụng mủ trái sung non hoặc lá sung để cải thiện tình trạng bệnh zona thần kinh cho bản thân mình.
Bạn lấy mủ trong trái sung non, hay mủ từ vỏ cây của cây sung đem bôi lên vùng bị zona.
Một ngày, bạn có thể bôi 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều.
Người bệnh chỉ cần bôi trong 2 – 3 ngày là có kết quả.
Ngoài ra, bạn có thể lấy lá sung xay nhuyễn với một ít muối ăn và bôi trực tiếp lên da để giảm triệu chứng sưng tấy, ngứa đỏ ở bề mặt da.
4/ Lá trúc đào
Một trong những bài thuốc dân gian chữa bệnh zona thần kinh được nhiều người áp dụng lá sử dụng lá trúc. Cách làm này không quá phức tạp nhưng người bệnh cần phải hết sức kiên trì bệnh mới nhanh chóng khỏi.
Cách thực hiện như sau:
Bạn đem lá trúc đào đem đốt thành than, tán mịn rồi hòa với dầu dừa.
Sau đó, đem bôi lên vùng zona
Hãy bôi 2 lần/ ngày và thực hiện đều đặn trong 3 ngày để làn da nhanh chóng khô đi và giảm nguy cơ lây lan sang vùng da xung quanh.
Được xem là loại nguyên liệu có tác dụng diệt vi khuẩn, kháng virus rất tốt, do đó, bạn có thể sử dụng mật ong để điều trị bệnh zona thần kinh. Đặc biệt, trong mật ong còn có chứa thành phần vitamin C khá cao, giúp làm lành bề mặt da, giảm bớt tình trạng sần sùi, bong tróc do căn bệnh này gây ra.
Bạn lấy mật ong bôi trực tiếp lên vùng bị mụn đỏ, bỏng rát do bệnh zona thần kinh gây ra.
Sau đó, bạn tiến hành rửa sạch làn da bằng nước.
Người bệnh hãy thực hiện đều đặn mỗi ngày để làn da giảm bớt triệu chứng ngứa rát và nhanh lành.
Trong dân gian, rất nhiều người sử dụng rau sam để chữa trị các căn bệnh ngoài da. Rau sam có chứa nhiều vitamin và nhiều omega 3, giúp thanh nhiệt, giải độc và lợi tiểu. Đặc biệt, loại rau này được áp dụng để chữa trị bệnh zona thần kinh rất hiệu nghiệm, an toàn. Các triệu chứng đau nhức, ngứa rát da sẽ nhanh chóng khỏi nếu bạn áp dụng theo cách điều trị này.
Bạn đem rau sam rửa sạch và để ráo nước.
Tiếp đến, bạn đem rau sam giã nhuyễn, lọc lấy nước.
Sử dụng một viên long não (băng phiến) hòa chung với rau sam.
Người bệnh bôi nước này lên vùng da bị zona thần kinh khoảng 3 – 4 lần, bệnh sẽ khỏi nhanh chóng.
Vốn được xem là “thần dược” để làm đẹp da, nha đam có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh zona thần kinh. Trong nha đam có chứa hàm lượng vitamin E, C, B1, B2 cao, giúp làm mềm da, hạn chế những tổn thương, ngứa ngáy ở bề mặt da. Người bệnh có thể sử dụng nha đam điều trị bệnh zona thần kinh theo 2 cách, đó là uống và đắp ngoài.
Cách thực hiện như sau:
# Uống nước:
Bạn lấy một nhánh nha đam, bỏ gai 2 bên và cắt bỏ vỏ bên ngoài.
Tiến hành xay nhuyễn nha đam lấy nước và cho vào nồi đun sôi.
Hãy uống nước nha đam mỗi ngày uống 1 lần để điều trị bệnh zona thần kinh từ bên trong.
# Đắp ngoài:
Bạn lấy một nhánh nha đam, bỏ vỏ và tiến hành xay nhỏ.
Tiếp đến, bạn nghiền đậu xanh trộn cùng vào cùng với nước nha đam rồi đắp lên chỗ bị sưng đỏ.
Nếu nhận thấy da khô thì bạn bỏ lớp đậu xanh này ra và tiếp tục đắp lớp đậu xanh khác vào.
Hãy thực hiện liên tục như vậy trong 4 – 5 ngày, vùng da bị zona sẽ nhanh chóng lành mà không để lại sẹo.
Cách thực hiện như sau:
Bạn lấy khoảng 1 nhánh tỏi, đem cắt mỏng khoảng 2 đến 3 lát và đắp lên chỗ bị sưng rộp.
Sau đó khoảng 15 phút, bạn rửa sạch lại làn da với nước sạch.
Với những người mắc bệnh zona thần kinh ở vùng da rộng, bạn có thể ép tỏi lấy nước và bôi lên da.
Lưu ý: Với cách làm này, bạn không nên để tỏi hoặc nước củ tỏi quá lâu trên bề mặt da vì sẽ khiến làn da bị bỏng và gây tổn thương cho làn da nhiều hơn.
9/ Bột gạo
Bột gạo chứa nhiều vitamin giúp làm trắng da. Đây cũng là nguyên liệu có khả năng tẩy tế bào chết, giúp làm lành các tổn thương trên bề mặt da. Đó là lí do vì sao, nhiều người trong dân gian đã sử dụng nguyên liệu này để làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh zona thần kinh.
Cách thực hiện như sau:
Bạn đem gạo ngâm mềm với nước và tiến hành xay nhuyễn thành bột.
Sau đó, đem bột gạo hòa chung với nước cơm để tạo thành hỗn hợp đắp lên bề mặt da.
Thực hiện cách làm này khoảng 2 – 3 lần/ ngày để giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, khó chịu trên bề mặt da.
10/ Cây cỏ mực
Theo Đông y, cây cỏ mực có vị chua, ngọt, tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Loại thảo dược này còn có tác dụng cầm máu, chữa bệnh trĩ, ho, viêm họng và bệnh zona thần kinh hiệu quả.
Cách thực hiện như sau:
Bạn đem cây cỏ mực tiến hành rửa sạch, giã nát lấy nước cốt.
Sau đó, bạn dùng nước cây cỏ mực để bôi lên vùng da bị bệnh ngày 3 – 4 lần.
Thực hiện kiên trì cách làm này sẽ giúp làm dịu vùng da đang bị bỏng rát và nhanh chóng làm se, lành vết thương.
Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nghiệm Chữa Nhiệt Miệng Lưỡi Cho Trẻ Bằng Bài Thuốc Dân Gian Cực Hay trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!