Bạn đang xem bài viết Kiến Thức Chung Về Bệnh Ung Thư Cổ Tử Cung được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ung thư cổ tử cung đã trở thành nỗi lo lắng của hầu hết chị em phụ nữ bởi số ca mắc bệnh đang ngày càng gia tăng. Triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung là gì? Và có biện pháp gì để phòng tránh bệnh không? Tất cả sẽ được chia sẻ đầy đủ với bạn trong bài viết này. 1. Ung thư cổ tử cung là gì?Đó là một trong những loại ung thư phụ khoa phổ biến hàng đầu ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ ở độ tuổi 35 trở lên. Các tế bào ung thư ác tính hình thành ở biểu mô cổ tử cung (cơ quan nối tử cung và âm đạo của phụ nữ). Bệnh phát triển khi các tế bào bất thường ở niêm mạc cổ tử cung bắt đầu phát triển nhân lên một cách khó kiểm soát rồi sau đó tập hợp lại thành một khối u lớn.
Hình ảnh so sánh cổ tử cung của người bình thường và của bệnh nhân ung thư cổ tử cung
2. Nguyên nhân ung thư cổ tử cungNguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung là do nhiễm virus HPV (Human Papilloma Virus). Khoảng 70% các trường hợp mắc bệnh xuất phát từ nguyên nhân này. Có hơn 100 loại virus HPV nhưng chỉ khoảng 40 loại trong số đó có thể gây bệnh ở vùng hậu môn, sinh dục và 15 loại tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư.
Virus HPV thường lây truyền qua đường tình dục, tiếp xúc ở da, âm đạo, dương vật. Virus HPV thâm nhập vào trong tế bào cổ tử cung, sau đó phát triển và gây biến đổi gen của tế bào. Các tế bào bị đột biến gen sẽ phát triển thành các tế bào ác tính. Quá trình này thường diễn ra trong thời gian dài.
Ngoài nguyên chính nhân trên, còn có một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không thể không kể tên đến:
Quan hệ tình dục sớm.
Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình.
Do căng thẳng thần kinh kéo dài.
Thừa hưởng các yếu tố di truyền trong gia đình.
Sinh con khi tuổi còn trẻ.
Sinh con nhiều và liên tục.
Suy giảm hệ miễn dịch (đặc biệt là những người nhiễm HIV, AIDS).
Thói quen hút thuốc lá.
Do lạm dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài.
Có tiền sử mắc các bệnh lây qua đường tình dục (giang mai, lậu,…)
3. Dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cungỞ giai đoạn đầu của bệnh hầu như không có triệu chứng. Do đó, phần lớn các bệnh nhân phát hiện bệnh khi bệnh đã phát triển dẫn đến quá trình điều trị phức tạp hơn và hiệu quả điều trị không cao. Do đó, phụ nữ cần nắm được các dấu hiệu của ung thư cổ tử cung để có thể phát hiện bệnh sớm và có biện pháp điều trị hữu hiệu.
Những cơn đau vùng xương chậu thường xuất hiện khi chị em phụ nữ tới ngày kinh nguyệt. Nhưng nếu chúng xuất hiện bất thường, đau buốt hoặc đau âm ỉ vùng bụng dưới, vùng xương chậu và thắt lưng không rõ nguyên nhân vào các ngày thường thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh ung thư tử cung cao.
Đau vùng xương chậu là một trong những biểu hiện của ung thư cổ tử cung
Chảy máu âm đạo bất thườngNếu âm đạo bị chảy máu bất thường, xảy ra sau khi giao hợp hoặc giữa chu kỳ kinh, lượng máu ra nhiều hơn chu kỳ kinh nguyệt bình thường hoặc chảy máu khi đã mãn kinh mà không xác định được nguyên nhân thì bạn cần cảnh giác và đi khám sớm.
Dịch âm đạo có màu bất thườngNếu dịch âm đạo có màu vàng, xanh như mủ hay lẫn màu hồng của máu và có mùi hôi, khó chịu, nó có thể là dấu hiệu báo hiệu cơ thể bạn đang gặp phải một số bệnh nguy hiểm về cơ quan sinh sản như ung thư buồng trứng, ung thư tử cung, u xơ tử cung,…
Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi bất thườngChu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ nói lên rất nhiều điều, bởi khi tử cung bị kích thích bởi các khối u thì nó sẽ tác động đến quá trình phát triển và rụng trứng theo chu kỳ bình thường của cơ thể phụ nữ. Ngoài ra, sự cân bằng hoóc môn cũng bị thay đổi. Tất cả những điều đó khiến chu kỳ kinh nguyệt của bạn bị thay đổi bất thường như chậm kinh, kinh nguyệt kéo dài, máu kinh có màu đen sẫm,… Do đó, bạn không nên bỏ qua khi cơ thể có những dấu hiệu khách thường này.
Nếu chu kỳ kinh nguyệt thay đổi thất thường: chậm kinh, rong kinh,… bạn nên theo dõi, đi khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân
Thay đổi thói quen tiểu tiệnNếu bạn có tình trạng đi tiểu thường xuyên, có cảm giác muốn tiểu dù mới đi tiểu xong hay đi tiểu có máu kèm triệu chứng đau trong khoảng một tuần thì nên đi khám ngay lập tức, bởi rất có thể bạn đã mắc bệnh ung thư cổ tử cung.
Tình trạng thiếu máu có thể xảy ra khi bạn mắc phải căn bệnh này vì số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh bị giảm và được thay thế bằng các bạch cầu để đẩy lùi bệnh. Thiếu máu sẽ khiến cho bệnh nhân thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân và ăn uống không có cảm giác ngon miệng.
Bệnh nhân thường có biểu hiện mệt mỏi và sút cân không rõ nguyên nhân
4. Cách điều trị ung thư cổ tử cungHiện nay, các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung bao gồm: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Tùy vào giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ chẩn đoán phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên mỗi phương pháp sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng.
Phẫu thuật:Phẫu thuật ung thư cổ tử cung có 3 loại chính sau, phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, kích thước khối u, mức độ xâm lấn của khối u:
Phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung, 1 phần trên của âm đạo và giữ nguyên tử cung: Phương pháp này thường áp dụng cho bệnh nhân giai đoạn đầu và muốn bảo toàn khả năng sinh sản. Do đó bệnh nhân vẫn có thể có con, song cần ít nhất 6-12 tháng sau mổ mới nên có kế hoạch mang thai để âm đạo và tử cung có thời gian chữa lành.
Phẫu thuật cắt bỏ tử cung: Thường áp dụng đối với bệnh nhân ở giai đoạn sớm, kết hợp với xạ trị sau phẫu thuật để ngăn ngừa ung thư tái phát. Sau mổ, bệnh nhân có thể gặp phải một số biến chứng ngắn hạn như nhiễm trùng, chảy máu, dễ bị chấn thương ở các vùng niệu quản,… Ngoài ra, còn có các biến chứng lâu dài như đau khi quan hệ vợ chồng, không còn khả năng sinh con,…
Phẫu thuật vùng chậu: Bệnh nhân sẽ được phẫu thuật loại bỏ âm đạo, cổ tử cung, tử cung, bàng quang, trực tràng, buồng trứng, ống dẫn trứng. Phương pháp này thường được áp dụng cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung tái phát. Sau khi phẫu thuật cắt bỏ vùng chậu, bác sĩ có thể dùng da và mô lấy từ các bộ phận khác để tạo hình âm đạo cho bệnh nhân.
Xạ trị:Xạ trị thường được áp dụng trong trường hợp nhằm giảm nhẹ triệu chứng ở những bệnh nhân giai đoạn muộn, không thể phẫu thuật, hoặc điều trị kết hợp với phẫu thuật khi bệnh đang ở giai đoạn đầu. Trong và sau thời gian xạ trị, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ như đau khi đi tiểu, chảy máu âm đạo hoặc trực tràng, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, mãn kinh sớm, ngoài ra có thể ảnh hưởng tới bàng quang và ruột dẫn đến tiểu không kiểm soát.
Hóa trị:Thường được áp dụng sau phẫu thuật hoặc hóa trị đơn thuần hoặc kết hợp với xạ trị. Đối với bệnh nhân giai đoạn muộn, có thể được chỉ định điều trị hóa trị nhằm giảm triệu chứng và làm chậm sự tiến triển của bệnh. Cũng như phương pháp xạ trị, hóa trị cũng thường để lại các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, thiếu máu, mệt mỏi, rụng tóc, viêm loét miệng, chán ăn, mất ngủ…
Khi áp dụng điều trị bằng các phương pháp trên, bệnh nhân khó có thể tránh khỏi các tác dụng phụ. Để hạn chế các tác dụng phụ đó, bệnh nhân cần có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học kết hợp luyện tập, vận động nhẹ nhàng. Ngoài ra, dưới sự tư vấn của các bác sĩ, trong và sau điều trị, bệnh nhân có thể sử dụng bổ sung các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng để làm tăng hiệu quả điều trị đồng thời nâng cao sức đề kháng của bệnh nhân, hạn chế các tác dụng phụ của các phương pháp chữa bệnh thông thường.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ancan được bào chế từ các loại thảo dược quý như Linh chi, Curcumin, Xạ đen, Thông đỏ, Trà xanh,… có tác dụng khử các gốc oxy hóa tự do, thanh nhiệt, giải độc, giảm thiểu sinh ra khối u do tác nhân oxy hóa, góp phần nâng cao hệ miễn dịch của bệnh nhân đồng thời góp phần ngăn ngừa sự phát triển của các khối u, tăng hiệu quả điều trị bệnh lên gấp nhiều lần.
5. Cách phòng chống ung thư cổ tử cungTỷ lệ chị em phụ nữ phải đối mặt với căn bệnh này đang ngày càng tăng cao. Do đó, phòng bệnh hơn chữa bệnh, các chị em nên “trang bị” cho mình các kiến thức về phòng tránh bệnh ngay từ bây giờ.
Đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần để có thể phát hiện sớm nguy cơ mắc các bệnh phụ nữ thường gặp. Nếu mắc phải các vấn đề về viêm nhiễm phụ khoa (khí hư bất thường, viêm âm đạo, kinh nguyệt thất thường, viêm lộ tuyến, … thì cần đi khám và điều trị dứt điểm tránh biến chứng nặng hơn.
Tiêm vắc xin HPV để phòng chống ung thư cổ tử cung: Độ tuổi để tiêm vắc xin HPV đạt hiệu quả nhất là 10-12 tuổi. Phụ nữ 20-25 tuổi chưa quan hệ tình dục có thể tiêm nhưng hiệu quả sẽ thấp hơn. Phụ nữ trên 25 tuổi và đã quan hệ tình dục vẫn tiêm được nhưng hiệu quả giảm đi nhiều.
Độ tuổi tiêm vắc xin HPV đạt hiệu quả nhất là 10-12 tuổi
Làm xét nghiệm PAP smear mỗi năm một lần đối với những người đã có quan hệ tình dục để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường và điều trị kịp thời.
Chung thủy một vợ một chồng, không quan hệ tình dục với nhiều bạn tình.
Sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn, khoa học. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình, không sinh nhiều con.
Vệ sinh “vùng kín” hàng ngày, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ “vợ chồng”.
Không hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích.
Có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Cung cấp đủ các vitamin E, A, C vì đây là những chất chống oxy hoa, giúp ngăn ngừa sự hình thành của các tế bào ung thư. Ăn nhiều các loại hoa quả như dâu tây, chuối, việt quất, các loại rau cải xanh như súp lơ, rau chân vịt,…
Có chế độ làm việc, luyện tập, nghỉ ngơi hợp lý. Luôn giữ cho mình tinh thần lạc quan, vui vẻ, hạn chế căng thẳng thần kinh, các cơn cáu giận,…
Lựa chọn bổ sung các thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc thảo dược, nâng cao hệ miễn dịch, ngăn ngừa nguy cơ hình thành các khối u như Thực phẩm bảo vệ sức khỏe ANCAN. ANCAN được nghiên cứu, thử nghiệm và cho ra đời bởi nhóm các Nhà khoa học nguyên công tác tại Bệnh viện Quân y 108, Học viện Quân Y, Viện Y học Cổ truyền Quân đội, Đại học Y Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội,… vào năm 2012. ANCAN mang lại hiệu quả rất tốt với những người đang hóa trị, xạ trị, sau phẫu thuật. Đặc biệt, sử dụng Ancan thường xuyên sẽ giúp phòng ngừa nguy cơ hình thành các khối u.
Tag: Biểu hiện bệnh ung thư cổ tử cung, cách chữa ung thư cổ tử cung, chữa ung thư cổ tử cung
Kiến Thức Chung Về Bệnh Ung Thư Buồng Trứng
Trong số các bệnh ung thư nguy hiểm thường gặp ở phụ nữ phải kể đến bệnh ung thư buồng trứng. Nắm bắt và hiểu rõ những kiến thức về căn bệnh này sẽ giúp chị em chủ động trong phòng tránh cũng như trong điều trị.
Ung thư buồng trứng là gì?Đó là một hoặc nhiều khối u ác tính được sinh ra trong buồng trứng (một hoặc cả hai buồng trứng). Có hai loại bệnh chủ yếu đó là ung thư biểu mô buồng trứng và ung thư ngoài biểu mô. Các tế bào ung thư trong buồng trứng có khả năng di căn đến các bộ phận ở xa trong cơ thể.
Hình ảnh mô phỏng khối u ở buồng trứng
Căn bệnh này đứng hàng thứ 3 trong tất cả các loại ung thư phát sinh ở cơ quan sinh sản của phụ nữ. Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào nhưng độ tuổi có nguy cơ cao là từ 20-50 tuổi.
Dấu hiệu ung thư buồng trứngĐau bụng: Một trong những triệu chứng ung thư buồng trứng giai đoạn đầu là đau bụng, đau kéo xuống cả vùng xương chậu, cơn đau thường kéo dài trong khoảng hơn 2 tuần.
Đau bụng là một trong những triệu chứng đầu tiên của căn bệnh này
Đi tiểu nhiều lần: Là do bạn bị viêm nhiễm đường tiết niệu hoặc cơ xương chậu yếu.
Đau phần lưng dưới: Nếu bạn gặp phải dấu hiệu này mà không phải do tác động các yếu tố bên ngoài, không bị bệnh xương khớp hay đang trong chu kì kinh thì cần đi kiểm tra ngay lập tức.
Xuất hiện triệu chứng đau phần lưng dưới
Chảy máu âm đạo: Chảy máu âm đạo bất thường kèm theo màu da thay đổi, người bệnh cảm giác đau quặn từng cơn.
Ăn không ngon miệng: Ung thư gây cản trở việc trao đổi chất của cơ thể khiến người bệnh cảm giác đắng miệng, chán ăn, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi không muốn làm bất cứ việc gì.
Đầy hơi, khó tiêu: Khối u phát triển lớn sẽ chiếm mất một khoảng không gian trong bụng gây ra cảm giác đau bụng, đầy hơi, khó tiêu khiến người bệnh cảm giác khó chịu.
Yếu tố di truyền: Trong gia đình có người mắc bệnh thì những người có cùng quan hệ huyết thống có nguy cơ mắc cao hơn những người bình thường khác.
Độ tuổi : Ung thư buồng trứng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi tuy nhiên phổ biến ở độ tuổi trên 50, và tỉ lệ mắc cao nhất đối với các phụ nữ ngoài 60 tuổi.
Điều trị hormone thay thế: Theo một số công trình nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng những phụ nữ điều trị hormone thay thế sau thời kì mãn kinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Sinh sản: Phụ nữ không sinh con, không có khả năng sinh con hoặc sinh con muộn ở độ tuổi ngoài 30 cũng là những đối tượng có nguy cơ cao dễ mắc ung thư buồng trứng.
Lối sống: Thói quen không tốt như hút thuốc lá, ăn nhiều chất béo, thức khuya, lười vận động, béo phì, thừa cân cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở nhiều chị em phụ nữ.
Rượu, bia, thuốc lá là tác nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư
Gen BRCA1 và BRCA2: Đột biến hai loại gen này xuất hiện ở những phụ nữ mắc bệnh ung thư vú. Đây chính là nguyên nhân gây bệnh cho những phụ nữ trẻ tuổi.
Cách điều trị ung thư buồng trứngTùy vào tình trạng khối u cũng như cơ địa của từng người mà các bác sĩ xác định cụ thể phương pháp điều trị hợp lý nhất cho từng bệnh nhân. Hiện nay, điều trị ung thư buồng trứng có rất nhiều phương pháp bao gồm:
Phẫu thuật: Thường được áp dụng với phần đa bệnh nhân. Phương pháp này thường cắt bỏ tử cung cùng với buồng trứng và vòi dẫn trứng ở hai bên. Nếu ung thư đã lan tỏa ra rộng và bệnh nhân không còn nhu cầu sinh con, bác sĩ sẽ cắt bỏ toàn bộ buồng trứng để hạn chế việc các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.
Hóa trị: là phương pháp điều trị sau khi đã phẫu thuật xong, sử dụng các loại hóa chất để các tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại. Nó cũng có thể được sử dụng để điều trị ngay từ ban ban đầu cho căn bệnh này. Thuốc được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch, khoang bụng của người bệnh hoặc sử dụng đồng thời cả hai phương pháp này.
Tia xạ trị liệu hay có tên gọi khác là liệu pháp phóng xạ, sử dụng các tia có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư.
Ngoài điều trị đơn lẻ các phương pháp này, bệnh nhân cũng có thể sử dụng kết hợp cùng lúc cả 3 phương pháp để có thể đạt hiệu quả điều trị cao nhất. Tuy nhiên trước các đợt điều trị, bệnh nhân phải được các bác sĩ thăm khám, kiểm tra rất kĩ xem sức khỏe có đáp ứng và phù hợp với các liệu pháp điều trị sắp tới hay không.
Chích Ngừa Ung Thư Tử Cung Và Những Kiến Thức Cần Biết
Một trong những bệnh lý nguy hiểm ở chị em là ung thư tử cung. Theo thống kê, Mỹ là quốc gia có tỷ lệ mắc ung thư cao nhất. Tại Việt Nam, số người mắc căn bệnh ung thư này chỉ bằng 1/3 Mỹ. Thế nhưng, tỷ lệ tử vong lại cao gấp 1,5 lần.
Nguyên nhân gây ung thư tử cung là do virus HPV, với đường lây nhiễm là qua miệng, qua đường sinh dục, tiếp xúc da và qua hậu môn. Nguy hiểm là hiện nay chưa có thuốc đặc trị cho bệnh ung thư tử cung. Do đó, để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh thì việc tiêm vắc xin ung thư tử cung (chích ngừa HPV) là giải pháp hữu ích hiện nay. Khi được tiêm loại vắc xin này sẽ giúp phụ nữ giảm nguy cơ mắc bệnh lên đến 70%.
Vắc xin ung thư tử cung có nhiều loại. Tuy nhiên, tại Việt Nam sử dụng phổ biến là 2 loại đến từ Bỉ và Mỹ. Cụ thể như sau:
Vắc xin CervarixĐây là loại vắc xin được nghiên cứu và sản xuất bởi nước Bỉ với những đặc điểm như sau:
Vắc xin có tác dụng phòng ngừa virus HPV tuýp 16 và 18.
Công dụng: Loại vắc xin này có tác dụng phòng ngừa ung thư cổ tử cung, bao gồm có: Ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung và ung thư biểu mô vảy.
Đối tượng sử dụng: Loại vắc xin này được dùng cho chị em trong độ tuổi từ 10 – 25.
Lịch tiêm vắc xin: Tiêm phòng 3 mũi như sau:
Mũi 1: Ngày đầu tiên tiêm.
Mũi 2: Tiêm cách mũi đầu 1 tháng.
Mũi 3: Tiêm cách mũi đầu 6 tháng, tức cách mũi thứ hai 5 tháng.
Vắc xin Gardasil
Vắc xin có tác dụng phòng ngừa virus HPV tuýp 6, 11, 16 và 18.
Đối tượng sử dụng: Phụ nữ trong độ tuổi từ 9 – 26.
Công dụng: Không chỉ có khả năng phòng ngừa ung thư cổ tử cung mà loại vắc xin này còn giúp phòng ngừa một số bệnh khác. Có thể kể đến như: ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn, mụn cóc sinh dục.
Lịch tiêm vắc xin: Tiêm 3 mũi với thời gian như sau:
Mũi 1: Ngày đầu tiên tiêm.
Mũi 2: Tiêm cách mũi đầu 2 tháng.
Mũi 3: Tiêm cách mũi đầu 6 tháng, tức cách mũi thứ hai là 4 tháng.
Loại vắc xin này do Mỹ nghiên cứu và sản xuất, với những đặc điểm sau:
Lưu ý: Hiệu quả phòng ngừa ung thư tử cung của vắc xin Gardasil tốt hơn Cervarix. Vì thế, giá thành của Gardasil cũng cao hơn. Do đó, chị em cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn loại vắc xin phù hợp. Nếu cần thiết hãy nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả thì chị em cần nắm rõ những ai nên, không nên chích ngừa ung thư tử cung.
Những đối tượng nên tiêm phòng
Những phụ nữ nhạy cảm hoặc mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của vắc xin hay với men thì không nên tiêm.
Chị em đang bị nhiễm trùng hoặc bị sốt cao cấp tính cũng không nên tiêm.
Phụ nữ đang cho con bú hoặc đang có thai.
Chị em bị rối loạn đông máu, bị giảm tiểu cầu hoặc đang sử dụng thuốc làm loãng máu.
Những phụ nữ có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút HPV tuýp 6, 11, 16 và 18
Tuy nhiên, những phụ nữ đã quá độ tuổi, đã quan hệ tình dục hay đã có gia đình vẫn có thể chích ngừa HPV. Thế nhưng, hiệu quả sẽ không cao bằng.
Tại vị trí tiêm xuất hiện tình trạng sưng, đỏ, ngứa và đau.
Người tiêm có thể bị sốt nhẹ.
Sau khi tiêm, có thể xuất hiện tình trạng hoa mắt, đau đầu, mệt mỏi, thậm chí là ngất xỉu.
Người tiêm có thể buồn nôn và nôn.
Một số chị em sau khi tiêm bị tiêu chảy.
Những đối tượng phụ nữ không nên tiêm HPVNhững loại vắc xin HPV trước khi đưa vào sử dụng đều đã được kiểm nghiệm kỹ lưỡng, đặc biệt những loại vắc xin sử dụng rộng rãi thì tính an toàn lại càng cao. Thế nhưng, đôi khi việc chích ngừa HPV vẫn gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Có thể kể đến như:
Những phụ nữ chưa quan hệ tình dục thì hoàn toàn có thể chích ngừa HPV mà không cần làm bất cứ xét nghiệm nào.
Đối với phụ nữ đã quan hệ tình dục thì cần được bác sĩ chuyên khoa khám và sàng lọc sức khỏe thông qua các xét nghiệm cần thiết.
Nếu phụ nữ trong quá trình tiêm phòng mà có thai thì cũng không nên quá lo lắng. Thay vào đó, hãy ngừng tiêm các mũi sau cho đến khi sinh con xong. Bởi để hoàn thành cả 3 mũi tiêm sẽ là trong thời gian 2 năm.
Những người đã nhiễm virus HPV vẫn có thể tiêm phòng. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để việc chích ngừa đạt hiệu quả cao nhất.
Chích ngừa ung thư tử cung chỉ có tác dụng phòng ngừa căn bệnh này. Do đó, dù đã tiêm phòng, chị em cũng không được chủ quan. Tốt nhất, hãy duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh cùng chế độ sinh hoạt, luyện tập khoa học để tăng hiệu quả phòng ngừa bệnh.
Tuy nhiên, chị em không cần quá lo lắng bởi những tác dụng phụ kể trên rất hiếm xảy ra.
Tiêm phòng vắc xin cần cẩn thận để đảm bảo an toàn, hiệu quả cao. Do đó, trước khi chích ngừa ung thư tử cung, chị em cần lưu ý những vấn đề sau:
Hiện nay, có rất nhiều bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám có tiêm phòng vắc xin ngừa ung thư tử cung. Tuy nhiên, mỗi địa chỉ lại có mức giá tiêm phòng không giống nhau.
Lý do có sự chênh lệch về giá tiêm vắc xin HPV là còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Có thể kể đến như loại vắc xin, tay nghề bác sĩ, chất lượng dịch vụ… Vì thế, để đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất khi tiêm phòng cũng như gia tăng tính an toàn, các bạn nên tiêm phòng tại những địa chỉ, cơ sở y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giỏi chuyên môn. Do đó, chị em nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn đơn vị để tiêm phòng. Tránh tình trạng ham rẻ mà chọn địa chỉ kém chất lượng vừa không mang lại hiệu quả vừa tốn kém thời gian và tiền bạc.
Những Kiến Thức Về Bệnh Ung Thư Thận Không Thể Bỏ Qua
Ung thư thận là một trong những loại ung thư hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm. Bệnh nhân ung thư thận nếu không được điều trị kịp thời có nguy cơ tử vong cao.
Ung thư thận là căn bệnh hiếm gặpTrưởng khoa Tiết niệu Bệnh viện Đại học Y Dược chúng tôi chúng tôi Nguyễn Hoàng Đức cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận trường hợp người bệnh Nguyễn Thị T. (24 tuổi), đến khám với triệu chứng tức nhẹ ở vùng hông lưng, không có rối loạn tiêu tiểu.
Bác sĩ phát hiện người bệnh có khối bướu thận trái với kích thước khá lớn khoảng 5 cm sau khi tiến hành siêu âm bụng và chụp CT (scan). Để điều trị, người bệnh được chỉ định phẫu thuật nội soi cắt bướu bảo tồn thận.
Với phương pháp điều trị này, người bệnh có khả năng bảo tồn nhu mô thận được tăng cường tối đa, không có đường cắt thành bụng nên người bệnh mau chóng hồi phục sức khoẻ sau mổ, thao tác cắt bướu nhẹ nhàng nên kết quả phẫu thuật thường rất tốt.
Đặc biệt, người bệnh trẻ tuổi sẽ có nguy cơ bị suy thận mạn cao, khả năng phải lọc máu định kỳ là rất lớn xét về tương lai lâu dài (50-60 tuổi) nếu không thể phẫu thuật bảo toàn thận. Sau 5 năm, 90% người bệnh không có dấu hiệu tái phát nếu được điều trị hiệu quả.
Ung thư thận là loại ung thư tế bào thận hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 2%, bệnh gặp ở nam nhiều hơn nữ và thường ở độ tuổi trên 55 tuổi. Các nước ở Bắc Âu tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn châu Phi và châu Á. Nguyên nhân gây bệnh ung thư thận chưa được xác định rõ một số yếu tố được cho là làm tăng nguy cơ mắc bệnh như hội chứng có u nguyên bào mạch máu ở tiểu não, thận và một số tạng khác…
Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ ung thư trong tổng số các u ở thận chiếm đến 90-95%. Chỉ tính riêng năm 2023, tại Hoa Kỳ có đế 61.560 trường hợp mắc mới và 14.080 trường hợp tử vong vì ung thư thận.
Nhận biết dấu hiệu ung thư thậnNhững dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư thận như:
– Tiểu buốt
– Tiểu ra máu toàn bãi
– Sụt cân, thiếu máu, sốt, đau lưng, u bụng nhưng cũng có thể âm thầm không triệu chứng
– Ở giai đoạn ung thư đã di căn, các triệu chứng lâm sàng của di căn tùy vị trí và giai đoạn bệnh mà người bệnh có những biểu hiện khác nhau như mệt mỏi, chán ăn, gầy sút, đau xương, tức ngực, khó thở…
Cách phòng tránh ung thư thậnTS.BS Nguyễn Hoàng Đức cho biết, không có triệu chứng rõ rệt khi ung thư thận ở giai đoạn sớm khi kích thước bướu còn dưới 7 cm. Ở giai đoạn muộn, tỷ lệ người bệnh có các triệu chứng như đau bụng, tiểu máu, thăm khám thấy có khối u bụng chiếm khoảng 30%.
Để phát hiện bệnh sớm và có kết quả điều trị tốt, mọi người nên kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm (6 tháng/1 lần), đặc biệt là những người ở độ tuổi trên 55 tuổi hoặc thường xuyên tiếp xúc với amiăng, gia đình có người bị ung thư thận. Cần từ bỏ hút thuốc lá, ăn uống điều độ đầy đủ dinh dưỡng, chăm tập thể dục thể thao và tránh tiếp xúc với amiăng.
Phương pháp chẩn đoán bướu thận chủ yếu dựa vào hình ảnh siêu âm và chụp bụng cắt lớp điện toán (CT scan). Hiện nay, đa số người bệnh phát hiện bướu thận khi kích thước bướu dưới 4 cm do hiệu quả của việc khám sức khoẻ định kỳ được nâng cao.
Nguồn báo:
http://vov.vn/suc-khoe/ung-thu-than-va-nhung-dieu-can-biet-580002.vov
Bài thuốc hữu ích:
Bác sĩ Lưu Mai Lan
Cập nhật thông tin chi tiết về Kiến Thức Chung Về Bệnh Ung Thư Cổ Tử Cung trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!