Xu Hướng 5/2023 # Khi Nào Cần Phẫu Thuật, Phương Pháp Phẫu Thuật # Top 10 View | Sept.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Khi Nào Cần Phẫu Thuật, Phương Pháp Phẫu Thuật # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Khi Nào Cần Phẫu Thuật, Phương Pháp Phẫu Thuật được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chào bác sĩ! Em 31 tuổi. Mang thai lần đầu và thai được 13 tuần tuổi. Lần đi siêu âm thai (tuần 4) đầu tiên e mới biết mình có u xơ (3cmx2,6cm). Sau đó e đi siêu âm thai tuần 7 và tuần 12 thì kích thước u xơ tăng lên đáng kể (kích thước siêu âm ngày 4/5 là: 3,6×4,1×4,0cm). Trước đó e không có dấu hiệu bất thường về phụ khoa. U xơ có ảnh hưởng nhiều đến thai nhi không ạ và sau này khi sinh có thực hiện bóc tách u xơ không BS? Chân thành cảm ơn.

Luận – 31 tuổi

Chào bạn,

U xơ tử cung thường tăng kích thước trong thời kỳ mang thai do nội tiết thai kỳ và thường teo nhỏ lại sau sanh. U xơ tử cung trong thai kỳ và khi sinh thường không bóc tách u xơ chỉ theo dõi sau sinh. Trường hợp chỉ định  phẫu thuật u xơ tử cung thai ky hay khi sinh chỉ định nếu u xơ tử cung có biến chứng hoại tử, nhiễm trùng hoặc u xơ tử cung nằm ngay đường rạch cơ tử cung trong mổ lấy thai, hoặc u xơ gây bít đường thoát sản dịch hoặc u xơ nằm dưới niêm mạc ( lấn vào lòng tử cung nguy cơ rong huyết ). 

Các ảnh hưởng của u xơ tử cung và thai kỳ có thể có nguy cơ  bị sẩy thai, sanh non, ối vỡ non. U xơ tử cung có thể gây nhau tiền đạo, nhau bám chặt, nhau bong non. Vào chuyển dạ sản phụ có nguy cơ sinh khó do ngôi thai bất thường, khối u xơ cản trở đường ra thai, hoặc gây rối loạn cơn co tử cung, dễ bị băng huyết sau sanh. Thời kỳ hậu sản có thể bế sản dịch, nhiễm khuẩn. NGuy cơ cơ cho thai nhi chậm tăng trưởng trong tử cung do máu nuôi thai và u xơ. Tuy nhiên, tùy theo vị trí và kích thước nhân xơ, không phải trường nào cũng gây các ảnh hưởng trên, Bạn nên khám thai định kì để xem có các bất thường nào trong thai kỳ.

Các Phương Pháp Phẫu Thuật Ung Thư Gan

1. Tìm hiểu về ung thư gan

Gan là một cơ quan quan trọng trong bộ máy tiêu hóa nằm ở phần trên bên phải của bụng, bên dưới cơ hoành và trên dạ dày.

Một số loại ung thư có thể hình thành trong gan. Loại ung thư gan phổ biến nhất là ung thư biểu mô tế bào gan, bắt đầu từ loại tế bào gan chính (hepatocyte).

Ung thư gan, hay còn gọi là ung thư gan nguyên phát, là sự phát triển và lan rộng nhanh chóng của các tế bào không lành mạnh trong gan. Gan của bạn là cơ quan lớn nhất trong cơ thể, giúp lọc bỏ độc chất trong máu khỏi cơ thể. Ngoài ra gan cũng đóng vai trò trong tiêu hóa thức ăn và dự trữ năng lượng. Khi các tế bào gan bị ung thư hóa, nó không thể thực hiện chức năng thích hợp, dẫn tới các tác động có hại và nghiêm trọng đến cơ thể.

Các phương pháp điều trị ung thư gan bao gồm phẫu thuật, hóa trị, xạ trị.

2. Tìm hiểu về các phương pháp phẫu thuật ung thư gan

Trong giai đoạn sớm của ung thư gan thì phẫu thuật là một trong các giải pháp được các bác sĩ lựa chọn hàng đầu đê điều trị cho người bệnh

2.1. Mục đích của các phương pháp phẫu thuật ung thư gan

Phẫu thuật ung thư gan giúp loại bỏ những khối u và một số mô lành xung quanh. Phẫu thuật ung thư gan có cơ hội thành công rất cao nhất là trong các trường hợp khối u nhỏ hơn 5cm.

Trong trường hợp khối u đã lan ra ngoài gan hoặc người bệnh có những bệnh khác, bác sĩ sẽ không ưu tiên lựa chọn biện pháp phẫu thuật ung thư gan.

2.2. Các phương pháp phẫu thuật ung thư gan

Có 2 loại phẫu thuật ung thư gan được sử dụng khi điều trị ung thư gan:

Ghép gan

Được sử dụng khi ung thư chưa lan ra ngoài gan, gan được hiến tặng thích hợp. Ghép gan cần có các tiêu chí cần đáp ứng như kích thước khối u, khối u đơn 5cm hoặc 3 khối u đều có kích thước bé hơn 3cm.

Phẫu thuật ung thư gan bằng ghép gan đem đến cơ hội sống cao cho bệnh nhân tuy nhiên việc tìm gan hiến tặng vô cùng khó khăn. Ngoài ra sau phẫu thuật người bệnh cũng cần được theo dõi để xem cơ thể có từ chối cấy ghép hay không hay khối u có tái phát không. Người bệnh sẽ cần sử dụng thuốc để ngăn cơ thể xảy ra phản ứng đào thải với gan ghép này.

Loại bỏ một phần của gan

Sử dụng khi ung thư chỉ nằm ở 1 phần của gan, các phần còn lại của gan hoạt động tốt. Sau khi loại bỏ, gan có thể phát triển lại kích thước bình thường sau vài tuần. Tuy nhiên phẫu thuật cắt bỏ này có thể không tốt nếu người bệnh có tiến triển xơ gan dù khối u chưa phát triển lớn.

Do máu thường xuyên đi qua gan nên việc phẫu thuật loại bỏ một phần của gan mang đến nguy cơ chảy máu cao:

3.1. Rủi ro thường gặp sau phẫu thuật loại bỏ một phần của gan

Sau phẫu thuật loại bỏ một phần gan có thể gặp các rủi ro như viêm phổi, nhiễm trùng, ngoài ra người bệnh có thể gặp phải các biến chứng do gây mê gây ra như: thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch sâu sau mổ, loạn thần, tăng thân nhiệt ác tính,…

3.2. Rủi ro thường gặp trong ghép gan

Ghép gan ngoài đem đến những rủi ro tương tự loại bỏ một phần của gan còn đem đến các rủi ro nguy hiểm khác như:

Tác dụng phụ của thuốc

Khi phẫu thuật người bệnh được dùng thuốc ngăn hệ thống miễn dịch từ chối gan, tăng khả năng chấp nhận của gan được hiến tặng. Tuy nhiên các loại thuốc này lại có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như:

Thúc đẩy ung thư phát triển nhanh hơn do miễn dịch bị ức chế

Nhiễm trùng nặng

Cholesterol cao

Tiểu đường

Suy yếu thận, xương

Cao huyết áp

Tăng lông trên cơ thể

3.3. Từ chối gan

Khi ghép một gan mới vào cơ thể sẽ xảy ra phản ứng từ chối gan mới được tiếp nhận bởi cơ thể được thiết kế các cơ chế bảo vệ khỏi các thành phần khác, dẫn đến việc không tiếp nhận gan được hiến tặng

Sau phẫu thuật bác sĩ sẽ làm xét nghiệm máu thường xuyên để xác định người bệnh có bị từ chối gan ghép hay không, nếu có sự xuất hiện của các enzym gan có khả năng cơ thể đã từ chối gan mới và bác sĩ phải thực hiện sinh thiết gan để xác định chính xác.

Ngoài ra một số dấu hiệu của việc từ chối gan có thể nhận ra như đau, sốt cao, vàng da, đau bụng…

4. Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật

Sau khi phẫu thuật ung thư gan, bệnh nhân cần phải bổ sung nhiều loại thực phẩm nhằm nâng cao miễn dịch của cơ thể, chống lại tế bào ung thư như:

Ăn nhiều rau củ, trái cây tươi hoặc các loại nước ép trái cây nhầm bổ sung vitamin cho cơ thể

Có thể bổ sung các loại bo bo, hạnh nhân, sứa biển, hàu biển…

Không hút thuốc lá, uống rượu bia và cần tránh các thực phẩm cay, nhiều dầu mỡ

Bổ sung chất đạm calo chất xơ, các thực phẩm ít cholesterol như thịt nạc, trứng, sữa, các sản phẩm làm từ đậu

Tuy nhiên nên tránh các thực phẩm quá nhiều chất xơ

Nếu bệnh nhân bị sốt thì cần uống nhiều nước, giải nhiệt

Nếu bị ói mửa, nôn nhiều thì cần kiêng ăn, tránh kích ứng dạ dày

Nếu bị chướng bụng hạn chế ăn thực phẩm có nhiều muối.

Ngoài vấn đề ăn uống, vấn đề đi lại cũng là một vấn đề cần lưu ý cho bệnh nhân sau phẫu thuật. Ban đầu cơ thể bạn sẽ gần như không thể vận động, tuy nhiên sau 1 2 ngày sau phẫu thuật bạn sẽ được khuyến khích ngồi dậy rời khỏi giường, ngồi trên ghế. Sau vài ngày việc đi lại sẽ dễ dàng hơn và bạn sẽ cảm thấy cơ thể phục hồi trở lại.

Khi Nào Nên Phẫu Thuật Ung Thư Não?

Ung thư não hình thành là do sự phát triển không bình thường của một tế bào trong não, nó hình thành, xâm lấn vị trí trong não, chèn ép các dây thần kinh khiến cho con người phải đối mặt với không ít thay đổi, thường xuyên bị hành hạ bởi các cơn đau như đau đầu, co giật, mệt mỏi, giảm thị lực, có khi là giảm trí nhớ. Tùy theo giai đoạn của bệnh mà các cơn đau sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau:

Giai đoạn đầu: Các tế bào ung thư mới bắt đầu hình thành, cơ thể cũng có một vài biểu hiện như đau đầu, mệt mỏi, … nhưng các biểu hiện này rất dễ bị nhầm lẫn với một vài bệnh khác nên khó phát hiện.

Giai đoạn cuối: Tạm biệt giai đoạn hai, nêú người bệnh không phát hiện kịp thời ung thư não sẽ bước sang giai đoạn cuối, các tế bào ung thư lúc này đã di căn ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể, các cơn đau lúc này là một sự hợp nhất của nhiều bộ phận trên cơ thể. Người bệnh có thể phải sử dụng thuốc giảm đau hạ bớt mức độ đau.

Càng đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể, người bệnh sẽ được khám, chẩn đoán để bác sĩ đưa ra phương án điều trị tốt nhất. Có thể nói phẫu thuật ung thư não là một phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất vì nó có thể cắt bỏ khối u nhanh nhất có thể. Nhưng khi nào nên phẫu thuật ung thư não? Với ưu điểm nhanh, gọn, có thể loại trừ hoàn toàn khối u nhưng không phải lúc nào thích là có thể phẫu thuật ung thư não được.

Tùy vào đặc điểm của tế bào ung thư xem là lành tính hay ác tính, vị trí tế bào có dễ dàng thuận tiện cho quá trình phẫu thuật không, bên cạnh đó tình trạng sức của bệnh nhân cũng là cơ sở để việc phẫu thuật được diễn ra hay không. Nếu bệnh nhân ung thư não thể trạng quá yếu, không đủ sức khỏe để phẫu thuật thì sẽ nhận được lời khuyên thay đổi phương án điều trị phù hợp hơn.

Sau thời gian phẫu thuật là lúc bệnh nhân cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, bởi vậy bạn nên xây dựng cho họ một thực đơn phù hợp theo sự chỉ dẫn của y bác sĩ giúp nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Những thực phẩm bạn có thể sử dụng cho bệnh nhân ung thư não có thể là thực phẩm chứa nhiều omega-3, chất chống oxy hóa như bông cải xanh, quả việt quất – có lợi cho sự bình phục sau phẫu thuật đồng thời hạn chế phát triển lại của tế bào ung thư não.

Polyp Mũi: Có Những Cách Điều Trị Nào? Khi Nào Cần Phẫu Thuật?

Polyp mũi có thể xảy ra ở tất cả mọi người, người lớn thì thường gặp hơn. Uống thuốc đôi khi có thể làm các polyp nhỏ đi hay biến mất. Nhưng, thông thường cần phải phẫu thuật để có thể cắt bỏ chúng. Tuy nhiên, Ngay cả khi điều trị thành công, polyp mũi vẫn thường hay tái phát.

Nếu polyp mũi lớn, chúng có thể dễ dàng nhìn thấy bằng đèn soi hay banh mũi. Trong trường hợp polyp nằm sâu trong các xoang, bạn sẽ cần được nội soi mũi xoang. Bác sĩ sẽ sử dụng ống soi đưa vào trong hốc mũi để đánh giá trực tiếp bề mặt, màu sắc của khối polyp.

Để biết được chính xác kích thước và vị trí của polyp thì cần phải thực hiện Ctscan hoặc MRI. Ctscan còn cho thấy polyp đã ảnh hưởng gì tới các cấu trúc xung quanh hay chưa? Nó cũng có thể giúp loại trừ các bệnh lý nguy hiểm khác như u hay ung thư.

Trong một số trường hợp nếu nghi ngờ, bác sĩ có thể lấy một mẩu nhỏ polyp và kiểm tra dưới kính hiển vi xem bản chất là gì (hay còn gọi là sinh thiết).

Bạn cũng có thể được làm các xét nghiệm để xác định nguyên nhân dẫn đến polyp. Ví dụ như nếu nghi ngờ bạn bị dị ứng, bác sĩ có thể cho thực hiện xét nghiệm để xác định bạn dị ứng với cái gì. Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách châm các chất dị ứng dạng lỏng vào da để xem hệ thống miễn dịch của bạn có phản ứng với chất dị ứng nào không? Có nghĩa là bạn có bị dị ứng với chất đó không.

Nếu trẻ bị polyp từ nhỏ, bác sĩ có thể làm các xét nghiệm tầm soát các bệnh di truyền. Ví dụ như bệnh xơ nang (là bệnh di truyền dẫn đến làm dày và dính các dịch trong cơ thể, làm dày lớp nhầy niêm mạc mũi xoang).

3. Có những cách nào để chữa trị polyp mũi?

Để chữa trị polyp mũi, tùy theo từng tình trạng bệnh cụ thể mà bạn sẽ cần dùng thuốc hoặc phẫu thuật hoặc kết hợp cả hai. Mục tiêu điều trị polyp mũi là để giảm tình trạng viêm – chính là nguyên nhân dẫn đến polyp. Khi giảm được viêm thì polyp sẽ teo nhỏ lại và có thể biến mất. Nếu polyp không nhỏ đi thì có thể sẽ cần phẫu thuật. Sử dụng thuốc là lựa chọn chữa trị đầu tiên, và khi thất bại với thuốc, phẫu thuật cắt bỏ polyp sẽ được thực hiện.

Corticoid xịt mũi:Thuốc thường được kê đơn để giảm tình trạng viêm. Qua đó làm giảm kích thước hay loại bỏ được polyp.

Corticoid uống: Nếu corticoid xịt mũi không hiệu quả, corticoid uống có thể được sử dụng. Vì corticoid uống có thể gây ra các tác dụng phụ đáng kể, nên loại thuốc này chỉ nên uống trong một khoảng thời gian ngắn. Thời gian tùy thuộc tình trạng của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.

Kháng sinh: Kháng sinh có thể được kê toa trong trường hợp có viêm xoang mạn hay viêm xoang tái phát nhiều lần.

Kháng Histamine: Nếu như bạn bị dị ứng, kháng Histamine có thể được dùng để giảm tình trạng viêm, phù nề do dị ứng gây ra ở mũi xoang.

Nói chung, những loại thuốc như kháng Histamin hay thuốc thông mũi không tốt để kiểm soát polyp mũi. Nhưng bạn có thể cần kháng Histamin để kiểm soát dị ứng và kháng sinh nếu bạn bị nhiễm trùng trước khi bắt đầu sử dụng coticoid.

Khi polyp mũi quá lớn và corticoid mũi không có tác dụng, phẫu thuật cắt polyp sẽ được thực hiện.

Phẫu thuật tiêu chuẩn để cắt bỏ polyp mũi là phẫu thuật nội soi mũi xoang chức năng (FESS). Phẫu thuật viên sẽ đưa ống soi có camera nhỏ vào lỗ mũi của bạn và đưa vào trong xoang. Sau đó cắt bỏ polyp. Trong quá trình phẫu thuật, phẫu thuật viên cũng loại bỏ các mô bệnh ở những vùng khác trong xoang. Mục đích là để phục hồi lưu thông không khí và dịch từ các xoang. Phẫu thuật nội soi mũi xoang có thể thực hiện cho bệnh nhân ngoại trú. Nghĩa là bệnh nhân không cần phải nằm viện trước đó.

Phẫu thuật hiệu quả trong đa số trường hợp. Sẽ ít hiệu quả hơn trong trường hợp bạn bị polyp mũi kèm hen suyễn hay nhạy cảm với aspirin. Trong trường hợp đó thì thuốc có thể hiệu quả hơn.

Ngày nay với những tiến bộ về kỹ thuật y khoa, phẫu thuật cắt polyp (phẫu thuật nội soi mũi xoang chức năng) tương đối an toàn. Song các nguy cơ vẫn có thể xảy ra như trong bất kỳ các phẫu thuật nào khác. Bạn vẫn nên tham vấn với bác sĩ về những nguy cơ trước khi đi đến quyết định phẫu thuật. Những nguy cơ có thể của phẫu thuật cắt Polyp bao gồm:

Xơ dính sau mổ

Nhiễm trùng mũi xoang sau mổ

Tắc ống mũi trán (đường thoát dịch từ xoang trán xuống mũi)

Rò dịch não tủy

Các biến chứng về mắt: mù, nhìn đôi,…

Mucocele hay u nhầy (là loại u lành tính nhưng cứ phát triển dần làm mòn, tiêu xương của thành xoang gây các biến dạng ở mặt)

Tuy nhiên, các tai biến nặng thường rất hiếm xảy ra, tỷ lệ dưới một phần ngàn (1‰). Đa số các biến chứng là nhẹ và tạm thời, bệnh nhân có thể phục hồi được. Các biến chứng nặng nếu phát hiện sớm có thể xử trí và hồi phục tốt.

4. Polyp mũi có tái phát sau điều trị không?

Bạn nên nhớ rằng, ngay cả khi đã thực hiện phẫu thuật cắt polyp thì tình trạng viêm trước đó vẫn có thể tồn tại. Và polyp mũi thì có xu hướng tái phát nếu tình trạng viêm, dị ứng hay nhiễm trùng tiếp diễn. Nên bạn cần phải tiếp tục sử dụng corticoid xịt mũi và thỉnh thoảng nội soi mũi lại để kiểm tra.

5. Bạn có thể làm gì để phòng ngừa polyp mũi?

Bạn có thể tự giúp bản thân giảm khả năng mắc polyp mũi hay ngăn polyp mũi tái phát bằng những cách sau:

Kiểm soát dị ứng và hen suyễn. Thực hiện theo các lời khuyên điều trị của bác sĩ. Nếu các triệu chứng của bạn không được kiểm soát tốt, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc thay đổi kế hoạch điều trị.

Tránh các chất gây kích thích mũi. Tránh hít phải các chất trong không khí có khả năng gây viêm hoặc kích thích mũi xoang. Chẳng hạn như các chất dị ứng, khói thuốc lá, khói hóa chất và bụi.

Giữ vệ sinh tốt. Rửa tay thường xuyên và kỹ lưỡng. Đây là một trong những cách tốt để bảo vệ bạn khỏi vi khuẩn và virus có thể gây viêm mũi

Dùng nước rửa mũi. Sử dụng nước muối sinh lý (Natri clorua 0.9%) hoặc các loại nước rửa mũi khác để làm sạch mũi. Điều này có thể làm sạch các chất nhầy và loại bỏ các chất gây dị ứng và kích thích.

Bạn có thể mua chai xịt nước muối hoặc bộ dụng cụ rửa mũi. Có thể sử dụng nước được chưng cất, vô trùng, hay nước đun sôi để nguội làm dung dịch rửa mũi.

Polyp mũi không phải là bệnh hiếm và bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Điều trị đầu tay được lựa chọn cho polyp mũi là corticoid xịt mũi, có thể dùng thêm các thuốc hỗ trợ khác.

Nếu dùng thuốc không làm nhỏ polyp và người bệnh vẫn khó chịu nhiều thì phẫu thuật có thể được lựa chọn. Điều trị thay đổi tùy từng trường hợp cụ thể. Bạn cần tham vấn ý kiến bác sĩ điều trị của mình để có lựa chọn phù hợp nhất trong việc điều trị polyp.

Cập nhật thông tin chi tiết về Khi Nào Cần Phẫu Thuật, Phương Pháp Phẫu Thuật trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!