Bạn đang xem bài viết Khám Và Chẩn Đoán Điều Trị Hiếm Muộn được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Khám và chẩn đoán điều trị hiếm muộn là cần thiết, không những cho sức khỏe sinh sản mà còn để duy trì bền lâu hạnh phúc gia đình.
1. Hiếm muộn là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến hiếm muộn?
Hiếm muộn là tình trạng khó khăn trong việc thụ thai mặc dù cặp đôi vẫn quan hệ tình dục thường xuyên mà không hề sử dụng bất cứ một biện pháp tránh thai nào. Thường thì tình trạng hiếm muộn được xác định sau khoảng hơn 1 năm từ khi giao hợp đều đặn.
Các nguyên nhân hiếm muộn thường gặp ở nam giới có thể bao gồm:· Tinh trùng quá ít· Tinh trùng di động yếu · Tinh trùng bị dị dạng · Không có tinh trùng
Các nguyên nhân hiếm muộn thường gặp ở phụ nữ có thể bao gồm: · Tắc vòi trứng· Không rụng trứng hay rụng trứng không đều · Bệnh lạc nội mạc tử cung · Bệnh u xơ tử cung…
2. Nên đi khám và xét nghiệm hiếm muộn khi nào?
Thông thường, các cặp vợ chồng không có thai sau một năm giao hợp đều đặn và không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào thì nên đi khám và tư vấn bác sĩ Chuyên khoa Hiếm muộn / Hỗ trợ sinh sản. Đối với phụ nữ trên 35 tuổi, thì nên khám hiếm muộn sớm hơn, nếu chưa có thai sau 6 tháng mong con.
Hiếm muộn là vấn đề của một cặp vợ chồng, chứ không phải là của riêng vợ hay chồng. Khoảng 40% nguyên nhân từ người chồng, khoảng 40% nguyên nhân từ vợ và phần còn lại là do nguyên nhân từ cả hai vợ chồng hoặc không rõ nguyên nhân.
Nói cách khác, hiếm muộn là vấn đề của một cặp vợ chồng, chứ không phải là của riêng vợ hay chồng.
3. Các xét nghiệm nào cần thực hiện trong chẩn đoán hiếm muộn?
Vợ chồng nên lên kế hoạch đi khám vào lúc vợ vừa sạch kinh vài ngày, khoảng kinh ngày 5 – ngày 8. Ngày đầu ra kinh được tính là ngày 1 của chu kỳ kinh.
Các xét nghiệm khảo sát hiếm muộn cơ bản thường bao gồm các xét nghiệm sau:
Xét nghiệm máu cho cả hai vợ chồng về các bệnh lý nhiễm, lây truyền qua đường tình dục như: viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C, HIV , giang mai, Chlamydia trachomatis.
Xét nghiệm ở nam giới:
– Tinh dịch đồ: là xét nghiệm cơ bản phân tích tinh dịch, đánh giá số lượng và chất lượng tinh trùng. – Xét nghiệm độ phân mảnh DNA của tinh trùng. – Các xét nghiệm về nội tiết, di truyền, siêu âm khi có kết quả vô tinh hay tinh trùng yếu nặng.
Lưu ý:Không phải quá trình khám hiếm muộn nào cũng bắt buộc thực hiện đầy đủ các xét nghiệm trên, một số trường hợp còn phải thực hiện thêm các xét nghiệm khác.
Khám và chẩn đoán điều trị hiếm muộn là cần thiết, không những cho sức khỏe sinh sản mà còn để duy trì bền lâu hạnh phúc gia đình. Chính vì vậy, các cặp vợ chồng đừng bao giờ để kéo dài tình trạng hiếm muộn mà hãy đến ngay các trung tâm điều trị để được tư vấn và hỗ trợ điều trị hiếm muộn kịp thời.
Nguồn: Tài liệu Khám & Chẩn đoán hiếm muộn – Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI
Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc 18 Đại Lộ Bình Dương, Thị xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương
Trung tâm Chăm sóc Sức khoẻ Quốc tế Hạnh Phúc – Q.1 97 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Bến Thành, Quận 1, chúng tôi
Phòng khám Quốc tế Hạnh Phúc – Q.2 Lầu 5 – Estella Place, 88 Song Hành, P. An Phú, Quận 2, chúng tôi
Hotline: 1900 6765 Website: www.hanhphuchospital.com Fanpage: www.facebook.com/HANHPHUCHospital/
Địa Chỉ Khám Và Điều Trị Vô Sinh Hiếm Muộn
CÁC ĐỊA CHỈ KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ VÔ SINH HIẾM MUỘN VÀ THEO DÕI THAI 1. Danh sách các bệnh viện điều trị vô sinh hiếm muộn 1.1. Tại TP HCM 1.1.1. Bệnh viện Từ Dũ
Địa chỉ : Khoa Hiếm Muộn – Khu Điều trị theo yêu cầu – Bệnh viện Từ Dũ 284 Cống Quỳnh, P. Phạm Ngũ L o, Tp.HCM
Điện thoại: (08) 54042960 (08) 54042960 – (08) 39254856 (08) 39254856
Quy trình khám và tư vấn hiếm muộn, tham khảo đường link sau:
http://tudu.com.vn/vn/huong-dan-dich-vu/huong-dan/sieu-am-xet-nghiem-dich-vu-va-kham-hiem-muon/qui-trinh-kham-va-chan-doan-hiem-muon/
1.1.2. Bệnh Viện An SinhĐịa chỉ: 10 Trần Huy Liệu, Phường 12, Quận Phú Nhuận, Tp.HCM
Điện thoại: 84 – 8 – 3.845.7777 (Hotline: 093.810.0810) Fax: 84 – 8 – 3.8476734
Email: info@ansinh.com.vn, Website: www.ansinh.com.vn
Bác sĩ tiêu biểu: Hồ Mạnh Tường
1.1.3. Bệnh Viện Mỹ ĐứcĐơn vị hỗ trợ sinh sản Mỹ Đức
Địa chỉ: Lầu 3 – Bệnh viện Mỹ Đức, Số 4 Núi Thành, P.13, Q.Tân Bình, chúng tôi Phone: (08) 38100 462 – 0934 000074
Email: ivfmd@myduchospital.vn
https://www.facebook.com/IVFMD.Vietnam/
ĐƠN VỊ HỖ TRỢ SINH SẢN MỸ ĐỨC
Bác sĩ tiêu biểu: Nguyễn Khánh Linh
1.1.4. IVF Vạn HạnhKhoa Điều Trị Hiếm Muộn IVF Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh Tel: (84.8) 6299 5021
Email: ivf_vanhanh@yahoo.com.vn
Địa chỉ: Lầu 3-4, 700 Sư Vạn Hạnh, P12, Q10 Website: ivfvanhanh.com.vn
Thời gian làm việc: T2 – T7 : 7:30 – 16:30 Chủ nhật & ngày lễ: nghỉ
1.1.5. Phòng khám Ngọc LanĐịa chỉ: 55/27 Lê Thị Hồng Gấm, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1
Điện thoại: 08 2219 4473
Thời gian làm việc: Sáng: 7g – 11g00 ; Chiều: 1g30 – 7g00 ; Thứ bảy làm việc buổi chiều; Chủ nhật và ngày lễ nghỉ
Bác sĩ tiêu biểu: Vương Thị Ngọc Lan
1.1.6. Bệnh viện Hùng VươngĐịa chỉ: 128 Hồng Bàng, Phường 12, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
ĐT: (84-8) 3 8558532
Email: bv-hvuong@hcm.vnn.vn
Bác sĩ tiêu biểu: BS.Lý Thái Lộc – Trưởng khoa Hiếm muộn
1.1.7 Bệnh viện phụ sản quốc tế Sài GònĐịa chỉ: 63 Bùi Thị Xuân, Quận 1, chúng tôi ĐT: 39253619 – 39253625
Email: sihospital@hcm.vnn.vn
1.2. Tại Hà Nội 1.2.1. Bệnh viện Phụ sản TWĐịa chỉ: 43 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: (04) 38252161
*Phòng khám bệnh theo yêu cầu
Địa chỉ: 56 Hai Bà Trưng
Điện thoại đặt khám: (04) 39364656
1.2.2. Bệnh viện Bưu điệnTrung tâm Hỗ trợ sinh sản
Địa chỉ: tầng 2, tòa nhà Bệnh viện Bưu điện – số 49, phố Trần Điền, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội. Thời gian làm việc: Thứ Hai-Thứ Sáu: 7g30 – 12g; 13g – 16g30; Thứ Bảy- Chủ Nhật: 8g-12g Email: htssbd@gmail.com
Tel: 0947119179
Giám đốc: Nguyễn Thị Nhã
1.2.3. Trung tâm công nghệ phôi 103Địa chỉ: 70, phường Phúc La, Hà Đông, Hà Nội
Thời gian làm việc: Thứ Hai-Thứ Sáu: 7:00 – 13:00; 14:00-16:30
Điện thoại: 097 682 55 23
Giám đốc: Ts. Quản Hoàng Lâm
1.2.4. Bệnh viện Nam học hiếm muộnĐịa chỉ: Số 431 Tam Trinh (Lô 01 – 8A, Khu Công nghiệp Hoàng Mai), Quận Hoàng Mai, Hà Nội, Việt
Điện thoại: 04 3634 3636
Hotline: 090 222 1268 Email:contact@afhanoi.com Giám đốc: Ts. Lê Vương Văn Vệ
1.2.5. Bệnh viện VinmecTrung tâm Hỗ trợ sinh sản
Địa chỉ: Tầng 4, Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec
Hotline: 439743556
Giám đốc: Ts. Tô Minh Hương
Chú ý: Nếu chọn bệnh viện Vinmec để khám chữa vô sinh hiếm muộn và làm IVF thì bạn nên đọc bài: Kinh nghiệm làm thụ tinh trong ống nghiệm tại VINMEC tiết kiệm chi phí nhất.
1.2.6. Bệnh viện phụ sản Hà NộiKhoa Hiếm muộn
Đường La Thành, Phường Ngọc Khánh, Quận Ba Đình, TP Hà Nội ĐT: 04 3775 7144 – 04 3775 4314
1.2.7. Bệnh viện A Thái NguyênKhoa Hỗ trợ sinh sản
Địa chỉ: Đường Quang Trung, Phường Thịnh Đán, TP Thái Nguyên Điện thoại: (0280) 3846112
1.3. Tại Huế, Đà Nẵng 1.3.1. Bệnh viện Trung Ương HuếKhoa Sản
Địa chỉ: 16 Lê Lợi – Huế
Điện thoại: 054 3822325
Fax: 054 3823324
Email: bvtwhue@dng.vnn.vn
Trưởng khoa: BSCKII Bạch Cẩm An
1.3.2. Bệnh viện Phụ Sản-Nhi Đà NẵngKhoa Hiếm Muộn
Địa chỉ: 402 Lê Văn Hiến, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (84.511) 3.957.777, Fax: (84.511) 3.957.779
Đường dây nóng: 0962 291 818
Email: benhvienphusannhi@danang.gov.vn
Website: www.phusannhidanang.org.vn
2. Danh sách các bác sĩ/phòng khám điều trị hiếm muộn và theo dõi thai 2.1. Tại TP HCM✪ Bác sĩ Lê Thị Minh Châu – Trưởng khoa Hiếm muộn Bệnh viện Từ Dũ
Giờ khám bệnh: 17h-19h Thứ Hai đến Thứ Sáu
Địa chỉ: 114/3 Bàn Cờ, Phường 3, Quận 3
Điện thoại: 0908 429 006
✪ Bác sĩ CK II. Bùi Trúc Giang – Phó Khoa Hiếm Muộn Bệnh viện Từ Dũ
Giờ khám bệnh: 30-20.00
Địa chỉ: 165/56 Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. HCM
Thời gian làm việc: thứ Hai đến thứ Bảy, Chủ nhật và ngày lễ nghỉ
Điện thoại: 0913 758 778
✪ Bác sĩ CK I. Giang Châu Võ – Bệnh viện Từ Dũ
Địa chỉ: 297/37 Lê Đức Thọ, phường 17, Gò Vấp, TP HCM
Thời gian làm việc: Thông báo theo tuần trên fb https://www.facebook.com/sanphukhoagovapbstudugiangchauvo/
Điện thoại hẹn khám: 0938 799 245
✪ Khám Sản – Phụ khoa Dịch vụ – Bệnh Viện Từ Dũ
Địa chỉ: 191 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP HCM
· Thời gian làm việc:
Thứ 2 đến thứ 6: từ 06g00 đến 18g00
Thứ 7: từ 07g00 đến 16g00
Chủ nhật: 07g00 đến 11g00
Ngày lễ, tết: nghỉ
Đăng ký khám hẹn giờ: (08) 1081
✪ Khám Sản – Phụ khoa Số 2 Lương Hữu Khánh
Địa chỉ: số 2 Lương Hữu Khánh, phường Phạm Ngũ L o, Quận 1, TP HCM
· Thời gian làm việc:
Hotline: 08 6 253 8080/ 08 6 253 0101
https://www.facebook.com/spk.vn/
✪Bác sĩ Vũ Hải (Trưởng khoa Sản bệnh viện Từ Dũ)
Địa chỉ: 52 Huỳnh Tịnh Của, Phường 8, Quận 3
Phòng khám bắt đầu làm việc từ 5 giờ chiều nhưng phải đăng ký từ sáng sớm nha các mẹ!
Vào thứ 2, 4, 6 và sáng thứ 7, bác sỹ khám và siêu âm.
Thứ 4 có thử máu.
Thứ 3 và thứ 5, bác sỹ chỉ khám, không siêu âm
✪Bác sĩ Kiều Dung (Giảng viên trường ĐH Y Dược TP. HCM)
Địa chỉ : 221 Nguyễn Thiện Thuật, P.1, 3
Điện thoại: 08 3830 4685 (Các mẹ phải gọi điện đ t giờ khám trước 3 ngày vì phòng mạch rất đông)
✪ Bác sĩ Lưu Thế Duyên (Nguyên là Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ)
Địa chỉ: 15/46 Hoàng Hoa Thám, P.13, Q. Tân Bình (cạnh chợ Hoàng Hoa Thám)
Điện thoại: 08 3810 0799
✪Bác sĩ Mỹ Ý
Địa chỉ: 453/9 Lê Văn Sỹ, P.12, Q. 3
Điện thoại: 0913748499
✪ Bác sĩ Từ Vân (BV Đại học Y dược)
Địa chỉ: 218A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. 6, 3
✪ Bác sĩ Nguyễn Anh Danh
Địa chỉ: 149/25 Lê Thị Riêng, Q. 1
Điện thoại: 08. 3400
✪ Bác sĩ Thiềm
Địa chỉ: Ngay trong khu trường Cao đẳng Hải quan
Điện thoại:08.38457783
✪Bác sĩ Minh Khai (do các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ phụ trách)
Địa chỉ: 414A Nguyễn Thị Minh Khai, P. 5, Q. 3
Địa chỉ: 150/29 Nguyễn Tr i, Phường Bến Thành, Quận 1
Điện thoại: 2508
✪ Bác sĩ Chu Thị Bá
Địa chỉ: 100A Cư xá Đô Thành, Phường 4, Quận 3
Điện thoại: 08. 6022
✪ Bác sĩ Lê Đức (Y dược)
Địa chỉ: 128/19 Trần Quốc Thảo, Phường 7, Quận 3
Điện thoại: 08. 5434
✪ Bác sĩ Thục Vũ
Địa chỉ: Khoa Phụ Sản An Đông (7A) – 83 An Dương Vương, P.8, Q.5, HCM
Điện thoại:08 3833 7183
✪ Bác sĩ Trần Thị Minh Châu
Địa chỉ: Đường Nguyễn Cửu Vân, đi Điện Biên Phủ quẹo vô NCV, gần đầu đường, bên tay trái.
✪ Bác sĩ Đăng Hà
Địa chỉ: Đường Nguyễn Thiện Thuật 3 (nhìn x o tiệm bánh mì Hà Nội)
✪ Bác sĩ Miền
Địa chỉ: 7/15 Nguyễn Thị Diệu, 3
Bác khám buổi chiều thứ 2 – 6 vào lúc 4h30 đến 8h tối thì phải.
Còn thứ 7 bác khám từ 2h-4h30 chiều.
Phí khám là 60k, còn thuốc thì bác bán cho luôn, cũng hơi đắt.
✪ Bác sĩ Ngọc Lan (Đại học Y dược) Bác này nổi tiếng là mát tay,
Khám từ 18h đến 20h
Địa chỉ: 55/27 Lê Thị Hồng Gấm- p. Nguyễn Thái Bình -q.1
Điện thoại: 0902312301 – 0822194474
✪ Bác sĩ Thủy
Địa chỉ: BB2 Trường Sơn, khu cư xá Bắc Hải
Điện thoại: 38640985
✪ Bác sĩ Trân Hạnh (Bệnh viện Từ Dũ)
Địa chỉ: 90 A Hồ Văn Huê, Phú Nhuận
✪ Tiến sĩ BS Thu Hà (Trưởng buồng đẻ Bệnh viện Từ Dũ
Địa chỉ: Nhà bác ở đối diện Metro quận 6
✪ Bác sĩ Xinh
Địa chỉ: 208 ở đường Trần Bình Trọng khám buổi chiều
✪ Bác sĩ Võ Thanh Liên Anh
Địa chỉ: 298 Bắc Hải, P.6, Q. Tân Bình (Khám T2-T6 từ 6-8g tối)
Điện thoại: 0908343548
✪Bác sĩ Trần Thị Lợi (Tiến sĩ -Trưởng khoa Sản Đại Học Y Dược)
Địa chỉ: 1680 Lạc Long Quận, Q. Tân Bình
✪Bác sĩ Tạ Thủy
Địa chỉ: Gần Parkson Hùng Vương và khám vào các chiều thứ ba, thứ năm (từ 16-21h) và sáng thứ 7
✪Bác sĩ Na
Địa chỉ: A 12 Hiệp Bình, P. Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức
Điện thoại: 0903039293
2.2. Tại Hà Nội✪ Bs. Nguyễn Danh Cường (Viện C) – Phải siêu âm tất cả các mốc ở đây từ 12 tuần trở đi
Có phòng khám ở 12 Tôn Thất Thiệp (phố này nằm giữa Trần Phú và Điện Biên Phủ)
Lịch khám: thứ 2 đến thứ 6 bắt đầu khám lúc 16h. Thứ 7 và CN: sáng 7h30, chiều 13h30
ĐT: 04 22403224, 04 22160567 (gọi đ t chỗ trước 1 ngày, gọi từ 8h sáng ho c 16h30 trở đi. Sau khi đ t chỗ thì đúng 15h30 các mẹ qua phòng khám đợi đọc tên và lấy số khám
Đ t lịch khám trực tiếp: đến phòng khám vào lúc 5h-6h sáng và trực tiếp ghi tên đăng ký vào tờ giấy trước của phòng khám rồi cũng 15h30 đến lấy số
Riêng chiều thứ 6 có khám ở pk số 1 Đại học Y (tầng 1 nhà a5), gọi số 0435743456 vào thứ 2 đầu tuần. Chỉ nhận khoảng 20 bệnh nhân nên ko đông mà cũng dễ đ
✪ Bs. Thực (viện Lão Khoa) phải đăt khám trước 4 tuần.
ĐT: 0936363332 (từ 8h-11h) ho c 01635608349 (từ 14h-17h)
Lịch khám: trong giờ hành chính, có thể muộn đến 5-6 giờ chiều tuỳ số lượng và làm sáng thứ 7 thôi, CN nghỉ
✪ Bs. Đinh Hùng Vỹ
Số 89B, dốc BV Phụ Sản Hà Nội
ĐT: 0437 756 010 / DĐ: 0912 318 318
Không nhận đăt khám qua điện thoại, mẹ bầu phải đến phòng khám để ghi số. Chỉ nhận đ t qua đt bằng số cố định và chỉ vào ngày thứ 2 thôi.
✪ Bs. Mai Trọng Dũng (Bệnh viện Phụ sản Trung Ương)
Có phòng khám ở 66 Trương Định.
ĐT: 0904229332
Khám từ 17h đến 21h trong ngày.
✪ Bs. Nguyễn Quảng Bắc (khoa Sản bệnh viện Phụ sản Trung Ương)
Có phòng khám tại ngõ 91 Hoàng Cầu
ĐT: 04.990 8989
Khám từ thứ 2 đến thứ 6 (từ 17h đến 21h), Thứ 7: từ 7h đến 21h
✪ Bs. Nguyễn Thị Tân Sinh (Phó trưởng khoa phụ sản)
Có phòng khám tại 21 Nguyễn Công Hoan
ĐT: 04.66.549.549 – 04.62.961.656
✪ Bs. Hiền 98 hàng Bông (Khoa Sản 2 viện C khám những ca khó, hiếm muộn, vô sinh, chuyên nâng vòng cổ tử cung để giữ thai)
ĐT: 0913009933
Lịch khám từ 17h đến 19h tất cả các ngày trong tuần
✪ Bs. Chương (Bệnh viện Việt Nhật)
Có phòng khám ở 15 Liên Trì
ĐT: 04.8589.8084 – 2218.5741
Lịch khám: ngày thường từ 16h30 đến 19h30, Thứ 7: Sáng từ 8h30 đến 11h30/ Chiều từ 15h đến 19h, Chủ nhật: Chiều từ 15h đến 19h
✪ Bs. Hưng (phòng khám 35 Vạn Bảo)
ĐT: 04. 37628999
Lịch khám: từ 17h các ngày trong tuần, thứ 7 và CN chỉ khám sáng
✪ Bs. Hoàng Văn Sơn (phòng khám Thiện Nhân)
ĐC: 101 đường Chiến Thắng, Văn Quán, Hà Đông
ĐT: 04 3354 7745
✪ Phòng khám 125 Thái Thịnh: các mốc siêu âm 4D quan trọng rất tốt và chi tiết (đ t lịch bs. Đinh Mạnh Hùng ho c Bs. Tạ Như Anh siêu âm tốt nhất)
Xem lịch khám tại link sau: http://dathen.pkdktt.com/lichlamviec )
✪ Bs. Long (viện 108)
Xem lịch khám tại link sau: http://sieuam4d-drlong.com/ )
✪Bác sỹ Ánh
Địa chỉ: Phòng khám 35 Vạn Bảo – 35 Vạn Bảo, P. Liễu Giai, Q. Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 04 3762 8282
Giờ khám: Từ thứ 2 đến thứ 6 – 5 giờ chiều; Thứ 7 và CN khám buổi sáng ho c cả ngày tùy theo tuần
✪ Bác sỹ Hùng
Nổi tiếng với kết quả siêu âm cực chuẩn
Địa chỉ: 21 Phan Chu Trinh, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giờ khám: Làm việc vào thứ 7 hàng tuần
✪ Bác sỹ Tuyết Minh (Nguyên trưởng khoa Đẻ Viện C)
Địa chỉ: Phòng khám 32 Phùng Hưng, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
✪ Phòng Khám Đa Khoa Đức Minh
Ở đây có nhiều bác sĩ giỏi như Bác sĩ Tuyết Minh, Bác sĩ Hương Giang…
Địa chỉ: 32 Phùng Hưng, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: 04 3928 9836
✪ Bác sỹ Tuấn
Nhiều mẹ đánh giá khám ở đây chất lượng rất yên tâm nhưng giá khám cực đắt!
Địa chỉ: 38 Ngõ Huyện, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: 043 825 8769
✪ Bác sĩ Phạm Phương Hạnh (Phó Khoa D3 Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội)
Địa chỉ: Ngõ 4, A76 đường Phạm Tuấn Tài (Gần chợ Nhà Xanh)
✪ Bác sĩ Nha (PGS-TS)
Bác Nha (Bệnh viện Việt Nhật) và vợ là bác Hiền (viện C) đều là những bác sĩ Sản – Phụ khoa hàng đầu tại Hà Nội.
Địa chỉ: 28 lô 6 Trung Yên III, Trung Hòa, Cầu Giấy
Lịch khám: Các ngày thứ 2-4-6 từ 17-19h; Chủ nhật từ 14-18h. Ngoài ra bác Nha có siêu âm 4D tại: 18 Hàng lược vào mỗi sáng Chủ nhật.
✪ Bác sĩ Dục (Viện C)
Địa chỉ: 30/2 Ngõ 26 Hoàng Quốc Việt
Điện thoại: 0422378888
Lịch khám: Từ thứ 2 đến thứ 6: khám từ 6h30 tối đến hết số và Chủ nhật từ 7h30 sáng đến hết số; Thời gian đ t số: trước 1 ngày từ 2h-3h hàng ngày
✪ Bác sĩ Hoàng (Viện C): siêu âm tại 87 Nguyễn Du
✪ Bác sĩ Quyết (Phó Giám đốc Bệnh viện C): 56 Hai Bà Trưng Hoàn Kiếm, Hà Nội (khám vào thứ 4, 6)
✪ Bác sĩ Nguyệt – Bệnh viện Phụ – Sản Hà Nội: Ngõ 23 Cát Linh
✪ Bác sĩ Phan Văn Quý: 172 Mai Anh Tuấn (Bác khám tại Bệnh viện Hồng Ngọc vào thứ 3 và 7)
✪ Bác sĩ Lan: 193G Bà Triệu – 04 39741011 (Gọi điện từ 6h30 – 8h sáng để đ t số và khám từ 14h)
2.3. Tại Đà Nẵng✪ Bác sĩ Tuyến
Địa chỉ: Bệnh viện Phụ nữ – 26C Chu Văn An, Bình Hiên, Hải Châu, TP. Đà Nẵng
✪ Bác sĩ Hùng (Phó khoa Sản Bệnh viện 600 Giường)
Địa chỉ phòng khám tư: 368/5 đường Trần Cao Vân, TP. Đà Nẵng
✪Bác sĩ Thụy
Bác này ở Đà Nẵng rất nổi tiếng vì mát tay. Tuy bác đ lớn tuổi nhưng tay nghề và kinh nghiệm thì tuyệt vời.
Địa chỉ: Phòng khám Đông Phương – 142 Triệu Nữ Vương, Q. Hải Châu, TP.Đà Nẵng
✪ Bác sĩ Thư
Địa chỉ: K33/2 Cao Thắng, quận Hải Châu, Đà Nẵng
Điện thoại: 091 343 05 45
Khoa Điều Trị Hiếm Muộn Ivf
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân, được sự cho phép của Bộ Y tế đơn vị IVF Vạn Hạnh, thuộc Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh, đã bắt đầu triển khai khám điều trị hiếm muộn từ ngày 01/05/2007. Bên cạnh việc khám, tư vấn về hiếm muộn và điều trị bơm tinh trùng vào buồng tử cung, đơn vị IVF Vạn Hạnh của bệnh viện cũng được sự cho phép của Bộ Y tế để triển khai kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm từ ngày 15/07/2007.
IVF Vạn Hạnh thực hiện đầy đủ các kỹ thuật Hỗ trợ sinh sản từ bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) đến thụ tinh trong ống nghiệm (IVF, ICSI, PESA – ICSI) với tỉ lệ có thai là 38,8%. Đây là tỷ lệ thành công khá cao so với các trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm ở Việt Nam và thế giới. Bên cạnh đó, IVF Vạn Hạnh cũng phối hợp với khoa Nam khoa bệnh viện Bình Dân để điều trị cho các trường hợp cần ICSI bằng tinh trùng sinh thiết từ tinh hoàn. IVF Vạn Hạnh cũng là trung tâm thứ ba trong cả nước áp dụng thành công kỹ thuật trữ lạnh phôi mới - kỹ thuật thủy tinh hóa.
Dựa trên những thành công bước đầu cao và ổn định của IVF Vạn Hạnh, Hội đồng thẩm định của Bộ Y tế đã chính thức cấp quyết định công nhận trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Vạn Hạnh. Với quyết định này, Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh trở thành bệnh viện đa khoa đầu tiên ở Việt Nam triển khai thành công thụ tinh trong ống nghiệm ở Việt Nam.
Chuyên khoaDanh sách các chuyên khoa.
Dịch VụCác dịch vụ tại cơ sở y tế của chúng tôi.
1 Siêu âm
2 Xét nghiệm nội tiết
3 Nội soi buồng trứng
4 Chụp buồng tử cung và vòi trứng cản quang
5 Phẫu thuật nội soi
6 Tinh dịch đồ
7 Xét nghiệm di truyền
8 Xét nghiệm cho cho vợ chồng
9 Tư vấn phương pháp điều trị
10 Bơm tinh trùng
11 Thụ tinh trong ống nghiệm
12 Chuyển phôi trữ
Danh sách y bác sĩDanh sách y bác sĩ đang công tác tại cơ sở y tế
Khám, Tư Vấn &Amp; Điều Trị Vô Sinh Hiếm Muộn
Sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ Timelapse để nuôi cấy phôi
IVFTA hiện là đơn vị đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á áp dụng hệ thống tủ nuôi cấy phôi Timelapse geri plus (Geri®️+) kết hợp trí tuệ nhân tạo AI (phần mềm Eeva bản quyền) đánh giá chính xác khả năng và chất lượng làm tổ của phôi, nâng cao tỷ lệ thành công của IVF. Phương pháp này được xem là bước đột phá lớn, làm chủ “cuộc cách mạng” trong công nghệ hỗ trợ sinh sản tại Việt Nam.
EmbryoGlue®️ – Keo gắn kết phôi thai vào nội mạc tử cung
EmbryoGlue®️ chứa một hàm lượng cao Hyaluronan (hay còn gọi là acid Hyaluronic và Albumin tái tổ hợp) giúp gắn kết phôi thai vào nội mạc tử cung, tăng cơ hội bám dính của phôi và sự tiếp nhận làm tổ của tử cung. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, ứng dụng EmbryoGlue®️ vào quy trình IVF giúp tăng tỷ lệ đậu thai lên 8%, tăng tỷ lệ trẻ sinh sống lên đến 1,4 lần. Đặc biệt, đây là kỹ thuật được sử dụng thường quy cho tất cả các trường hợp điều trị vô sinh hiếm muộn.
Ứng dụng nghiên cứu huyết tương giàu tiểu cầu tự thân điều trị nội mạc tử cung mỏng
Thống kê tại IVFTA, khoảng 30% trường hợp các cặp vợ chồng hiếm muộn đến điều trị có nội mạc tử cung mỏng (<7mm), không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với các phương pháp điều trị khiến phụ nữ không thể mang thai, hoặc mang thai dễ sảy. Việc IVFTA ứng dụng nghiên cứu huyết tương giàu tiểu cầu tự thân trong điều trị nội mạc tử cung mỏng được đánh giá là bước tiến vượt bậc khi tại Việt Nam chưa có đơn vị nào đủ điều kiện, cũng như được cấp phép chính thức từ Bộ Y tế và được thông qua sự kiểm định khắt khe của Hội đồng các nhà khoa học và Hội đồng đạo đức y học.
Xét nghiệm ERA test, xác định “cửa sổ làm tổ” của phôi
Áp dụng ERA (Endometrial receptivity array) test – một xét nghiệm “cao cấp” để đánh giá khả năng tiếp nhận của nội mạc tử cung giúp xác định thời điểm thích hợp để chuyển phôi cho từng bệnh nhân.
Một thành phần quan trọng khác trong phòng lab phôi học là không khí. Không khí trong lab phải sạch, lượng VOC (hợp chất hữu cơ dễ bay hơi) thấp, cùng với nhiệt độ, độ ẩm thích hợp. Hệ thống không khí của lab phải hoàn toàn tách riêng khỏi phần còn lại của tòa nhà và luôn có biện pháp kiểm soát chặt chẽ nhằm đảm bảo chất lượng không khí chuẩn và áp lực dương bên trong lab. Hệ thống khí tại IVFTA được thiết kế và lắp đặt theo tiêu chí chuẩn quốc tế ISO 14644-1 với mục đích tối ưu tỷ lệ thành công. Ngoài ra, hệ thống này còn được kiểm tra định kỳ nhằm kiểm soát chất lượng không khí tốt nhất.
Hai máy phát điện chạy bằng dầu diesel luôn được dự phòng, sẵn sàng cung cấp điện vào thời điểm nguồn điện chính bị ngắt và cho phép mọi hoạt động được diễn ra bình thường. Hệ thống này được trang bị thêm thiết bị UPS dự phòng có dung lượng lớn, có khả năng cung cấp điện ngay lập tức cho các thiết bị trong lab trong khoảng thời gian chờ máy phát điện khởi động. Hai giải pháp dự phòng về nguồn cung cấp điện đảm bảo rằng phòng lab tại IVFTA luôn duy trì hoạt động liên tục khi gặp sự cố mất điện đột xuất.
Đối với tủ planer, mỗi tủ nuôi cấy được trang bị màn hình hiển thị và có thể điều chỉnh thông số nuôi cấy. Các ống dẫn hỗn hợp khí được lắp ở sau thân tủ.
Một loại tủ nuôi cấy khác là tủ Embryoscope plus. Mỗi ngăn tủ được sử dụng cho một ca nuôi cấy riêng biệt. Trong trường hợp một ngăn bất kỳ mở cửa, cửa của những ngăn còn lại vẫn được đóng kín. Chính điều này giúp làm giảm sự thay đổi đột ngột của hỗn hợp khí trong tủ nuôi. Đồng thời, tủ cấy còn tích hợp hệ thống camera đặc biệt, có thể theo dõi hình ảnh và ghi nhận động học của phôi trong quá trình phát triển.
Mỗi lab IVF đều có những kỹ thuật riêng, tại Trung tâm Hỗ Trợ Sinh Sản IVFTA, việc sử dụng hệ thống nuôi cấy và tủ nuôi phôi tiên tiến nhất là yếu tố quan trọng giúp nâng cao hiệu quả điều trị.
Bình trữ lạnh có chứa nitơ lỏng và được sử dụng để trữ đông noãn, tinh trùng và phôi trong thời gian dài. Mức nitơ lỏng được kiểm soát bằng việc kiểm tra định kỳ và có hệ thống báo động. Theo thời gian, phòng lab được trang bị thêm bình trữ phôi nhằm phục vụ sự gia tăng số lượng noãn, tinh trùng và phôi.
Hệ thống xét nghiệm tinh dịch đồ bằng phương pháp sinh học phân tử.
Hệ thống chẩn đoán hình ảnh cao cấp: CT Scanner 768 lát cắt, máy chụp cộng hưởng từ hạt nhân MRI, X-quang kỹ thuật số, siêu âm Doppler màu 4D,…
Chẩn Đoán Và Điều Trị
Ung thư gan – Chẩn đoán và điều trị
1. Khái niệm
Ung thư gan là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 3 trong các loại ung thư trên thế giới. Bệnh rất phổ biến tại các nước đang phát triển, đặc biệt là tại Đông Á và Đông Nam Á.
Những nguyên nhân chính dẫn tới ung thư gan là nhiễm viêm gan siêu vi B, siêu vi C, hay xơ gan. Ở Việt Nam các bệnh này khá phổ biến, đòi hỏi việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về ung thư gan và một chương trình tầm soát bệnh gan trên cả nước.
2. Các yếu tố nguy cơ gây ung thư gan
2.1. Virus viêm gan B
Đây là yếu tố đã được công nhận là nguy cơ hàng đầu của ung thư tế bào gan. Trên thế giới hiện nay, người ta ước tính có khoảng 360 triệu người bị nhiễm virus viêm gan B mạn tính mà trong số đó khoảng 25% có thể sẽ có ung thư tế bào gan.
Ở châu Á, ít nhất 1 trong 200 bệnh nhân nhiễm siêu vi B sẽ mắc bệnh ung thư gan mỗi năm (0.5%/năm). Tỉ lệ này tăng lên 1%/năm ở bệnh nhân từ 70 tuổi trở lên, và 2.5%/năm ở bệnh nhân xơ gan. Người mang siêu vi B có khả năng mắc ung thư gan cao hơn 100 lần so với người không mang siêu vi.
2.2. Virus viêm gan C
Đây là yếu tố nguy cơ đứng hàng thứ hai của ung thư tế bào gan, sau viêm gan virus B mạn. Nhiễm viêm gan virus C mạn là nguyên nhân chính của ung thư tế bào gan ở các nước phương Tây và Nhật bản. Trên thế giới, khoảng 170 triệu người (3% dân số thế giới ) bị nhiễm viêm gan virus C mạn, thường lây truyền bằng đường tình dục và tiêm chích. Mỗi năm lại tăng thêm 3 – 4 triệu người nhiễm mới virus viêm gan C.
Người ta đã tính khoảng 2 – 4% những người nhiễm HCV mạn sẽ tiến triển thành ung thư tế bào gan. Người có bệnh xơ gan với siêu vi C mạn tính có nguy cơ phát triển ung thư gan cao nhất với tỉ lệ 2% - 8%/năm. Tuy nhiên, người nhiễm siêu vi C nhưng không bị xơ gan có nguy cơ thấp. Vì vậy, các tài liệu chỉ khuyến cáo người bệnh đồng thời bị xơ gan và mắc siêu vi C nên tham gia chương trình tầm soát.
Bệnh nhân nhiễm HIV và siêu vi B hay có bệnh gan phát triển nhanh, và khi bệnh đến giai đoạn xơ gan, thì có nguy cơ cao phát triển thành ung thư gan. Thống kê cho thấy 25% ca tử vong ở người nhiễm HIV sau khi điều trị chống HIV là do ung thư gan gây ra.
2.3. Rượu
Rượu uống nhiều và kéo dài nhiều năm sẽ gây xơ gan và đó là cái nền để gây ra ung thư tế bào biểu mô gan. Ở những nước, như Mỹ, tỉ lệ lưu hành HBV thấp, nguy cơ bị ung thư gan tăng cao đến 40% ở những người uống rượu nhiều.
Một nguy cơ khác gây ra ung thư gan là bệnh Gan nhiễm mỡ không liên quan đến rượu (Non alcoholic fatty liver disease, NAFLD). Bệnh xảy ra do các rối loạn trao đổi chất và tình trạng béo phì gây ra.
2.4. Aflatoxin (AF)
Aflatoxin là một mycotoxin được tiết ra từ các loài nấm mốc Aspergillus flavus, A. parasiticus thường mọc trên đậu phộng và các hạt ngũ cốc bị ẩm ướt. Từ lâu người ta đã chứng minh chúng có thể gây ung thư gan thực nghiệm trên súc vật. Đây là một chất gây ung thư tương tác với virus viêm gan B để tăng đáng kể nguy cơ bị ung thư tế bào biểu mô gan.
2.5. Xơ gan và các bệnh gan mạn tính
Đa số các ung thư tế bào biểu mô gan phát triển trên nền gan đã bị xơ, nhất là xơ gan kiểu hậu viêm gan. Tỉ lệ phát bệnh ung thư tế bào biểu mô gan hàng năm tăng theo mức độ nặng của thương tổn gan: 0,5 – 1% với viêm gan mạn và xơ gan. Bên cạnh đó, một số bệnh mạn tính của gan cũng đưa đến ung thư tế bào biểu mô gan như :
– Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu.
– Hội chứng Budd – Chiari: thường gặp ở Nam Phi, nơi mà 47% chuyển thành ung thư tế bào biểu mô gan.
– Xơ gan tự miễn.
– Xơ gan ứ mật tiên phát.
– Chứng nhiễm sắc tố di truyền.
– Bệnh Wilson.
– Những bệnh chuyển hóa như rối loạn chuyển hóa pocphirin, thiếu hụt alpha 1 antitrypsin.
2.6. Các yếu tố nguy cơ khác
– Dioxin/chất độc màu da cam.
– Thuốc trừ sâu.
– Các hóa chất tìm thấy trong nước uống không sạch.
– Yếu tố gia đình.
– Các ký sinh trùng.
Bảng 1. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nghiên cứu Bệnh Gan Mỹ (American Association for the Study of Liver Disease, AASLD) và Hiệp hội Nghiên cứu Gan châu Âu (European Association for the Study of Liver, EASL), các nhóm bệnh nhân sau nên được tầm soát ung thư gan.
– Nam châu Á trên 40 tuổi có mang mầm bệnh siêu vi B Nữ châu Á trên 50 tuổi có mang mầm bệnh siêu vi B. – Người mang mầm bệnh siêu vi B với tiền sử ung thư gan trong gia đình. – Bệnh nhân không bị xơ gan nhưng nhiễm siêu vi C mãn tính và bị xơ hoá gan nặng. – Bệnh nhân xơ gan.
Hình 1. Các yếu tố nguy cơ của ung thư gan và phân chia phân thùy gan
3. Tầm soát ung thư gan
4. Chẩn đoán
4.1. Triệu chứng lâm sàng
– Tuổi và giới:
Ung thư tế bào biểu mô gan thường gặp nhiều ở lứa tuổi từ 50 – 60 tuổi, tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy tuổi trung bình ở các nuớc Đông Nam Á và châu Phi thường thấp hơn các nước khác. Theo Okuda, tuổi trung bình của UTTBG ở Nhật Bản là 56,8 tuổi ở nam và 59,9 tuổi ở nữ.
Về giới, ung thư tế bào biểu mô gan thường gặp ở nam nhiều hơn nữ, với tỉ lệ nam/nữ thay đổi từ 2/1 đến 9/1.
– Triệu chứng lâm sàng:
+ Triệu chứng cơ năng:
Cảm giác đau hoặc tức hạ sườn phải, đây là triệu chứng thường gặp nhất với khoảng trên 50% bệnh nhân.
Cảm giác đầy bụng hoặc trướng bụng do cổ trướng thường gặp ở khoảng 50% bệnh nhân.
Sụt cân và chán ăn cũng là các triệu chứng thường gặp, chiếm tỉ lệ từ 30 – 95%.
Xuất huyết tiêu hóa ít gặp.
Vàng da thường là do chèn ép đường mật hoặc do rối loạn chức năng tế bào gan. Tần suất của vàng da tắc mật vào khoảng 1,9% trong nghiên cứu của Okuda và 2,1% trong một nghiên cứu khác ở Pháp.
Đau xương do di căn xương thường khu trú ở cột sống, xương sườn, xương đùi và xương hộp sọ.
Khó thở được mô tả trong một số trường hợp có tràn dịch hay tràn máu màng phổi. Hiếm hơn là do khối u di căn lan tràn ở phổi.
Sốt kéo dài gặp ở 10 – 40% bệnh nhân.
+ Triệu chứng thực thể:
Gan to: là triệu chứng thường gặp nhất. Gan thường có tính chất như bề mặt ghồ ghề không đều, lổn nhổn, bờ không đều, mật độ cứng hoặc chắc, ấn không đau hoặc chỉ đau tức nhẹ.
Tràn dịch màng bụng: triệu chứng này gặp ở 60% bệnh nhân ở phương tây và 35 – 50% các bệnh nhân ở châu Phi và phương Đông.
Tràn máu màng bụng: thường là do khối u gan vỡ vào ổ bụng. Theo Okuda, trên 50% trường hợp ung thư gan tiến triển có tràn máu màng bụng khi mổ tử thi.
Các triệu chứng khác có thể gặp trong ung thư tế bào biểu mô gan như: tuần hoàn bàng hệ ở thành bụng, nốt giãn mạch hình sao và hồng ban lòng bàn tay.
– Một số thể lâm sàng hiếm gặp của ung thư tế bào biểu mô gan:
+ Cơn đau bụng cấp:
Bệnh cảnh này thường gây ra do vỡ khối u gan vào ổ bụng gây ra tình trạng đau bụng cấp. Biến chứng này thường gặp ở những vùng có tỉ lệ phát bệnh cao, các khối u càng nằm nông thì càng dễ xảy ra biến chứng này. Các khối u gan thường vỡ một cách tự phát hoặc do chấn thương dù rất nhẹ.
Kỹ thuật chụp động mạch gan cấp cứu sẽ giúp xác nhận chẩn đoán chảy máu từ gan vào khoang phúc mạc.
+ Thể vàng da tắc mật:
Bệnh cảnh này chỉ gặp trong khoảng 10% các bệnh nhân ung thư tế bào biểu mô gan ở các vùng có tỉ lệ phát bệnh cao.
Hội chứng tắc mật thường che lấp các triệu chứng khác của ung thư tế bào biểu mô gan, vàng da và niêm mạc rất đậm là triệu chứng nổi bật nhất.
+ Các thể lâm sàng do ung thư xâm lấn mạch máu:
Khối u gan khi xâm lấn vào các tĩnh mạch trên gan có thể gây ra bệnh cảnh tương tự hội chứng Budd – Chiari. Một nghiên cứu ở Nam Phi cho thấy tỉ lệ ung thư gan xâm lấn vào động mạch là 14%, xâm lấn vào tĩnh mạch chủ dưới là 9% và xâm lấn vào tâm nhĩ phải là 2%.
+ Hội chứng trung thất trên:
Ung thư tế bào biểu mô gan cũng có thể xâm lấn vào tĩnh mạch chủ trên, trong trường hợp này trên lâm sàng thường có hội chứng trung thất trên.
+ Đau xương:
Cũng là một thể hiếm gặp trong ung thư tế bào biểu mô gan. Đau xương thường do khối di căn vào xương gây hủy xương, có thể gây gãy xương bệnh lý. Tỉ lệ di căn vào xương trên lâm sàng vào khoảng 3 – 20%.
+ Thể tổn thương phổi:
Tỉ lệ di căn phổi thường gặp ở 19% và dấu hiệu cơ hoành phải nâng cao gặp ở 30% ở các bệnh nhân da đen bị ung thư tế bào biểu mô gan.
+ Thể sốt:
Sốt có khi là triệu chứng lâm sàng nổi bật nhất và là triệu chứng khởi phát của ung thư tế bào biểu mô gan. Sốt thường nhẹ hoặc trung bình, sốt từng cơn hoặc sốt liên tục. Triệu chứng sốt thường gặp ở tỉ lệ 6 – 54%, một số trường hợp có kèm theo tăng bạch cầu nên dễ chẩn đoán nhầm với một bệnh lý nhiễm trùng.
4.2. Triệu chứng cận lâm sàng
– Huyết học:
Thiếu máu gặp gần 50% các bệnh nhân bị ung thư tế bào biểu mô gan. Thiếu máu nặng thường do nôn ra máu hoặc xuất huyết trong ổ bụng.
Trong một nghiên cứu ở Nam Phi, có 21% có tăng bạch cầu. Ngược lại có 6,5% có giảm bạch cầu.
– Biến đổi hóa sinh
Các biến đổi này tùy thuộc vào giai đoạn của ung thư tế bào biểu mô gan và của bệnh gan trước đó.
Ở các bệnh nhân xơ gan tiến triển, nồng độ albumine huyết thanh, phức hệ prothrombin sẽ giảm, bilirubine máu sẽ tăng.
– Các marker ung thư:
Alpha-feto-proteine (AFP) và descarboxyprothrombin (DCP) có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán ung thư tế bào biểu mô gan.
– Chẩn đoán hình ảnh:
Hiện nay có 4 phương tiện chẩn đoán hình ảnh giúp cho việc chẩn đoán ung thư tế bào biểu mô gan được dễ dàng và chắc chắn hơn. Đó là:
+ Siêu âm.
+ Chụp vi tính cắt lớp (CT Scan).
+ Chụp cộng hưởng từ (MRI).
+ Chụp mạch máu xóa nền (DSA).
4.3. Các bước chẩn đoán ung thư gan
Siêu âm giúp phát hiện các thương tổn hay bướu nhỏ trong gan. Các thương tổn này sẽ được xác nhận thông qua các phương pháp chẩn đoán hình hình ảnh (siêu âm, chụp cộng hưởng từ MRI, hay chụp cắt lớp CT) hay sinh thiết gan.
Đối với bệnh nhân có nguy cơ bị ung thư cao, chụp hình tương phản (CT hay MRI) có thể xác nhận bệnh nhân bị ung thư gan. Do tế bào ung thư chỉ được nuôi bằng máu động mạch, trong khi tế bào gan có cả máu tĩnh mạch và động mạch chảy vào, hình thái của bướu sẽ khác biệt với tế bào xung quanh trên phim chụp hình tương phản tĩnh mạch và động mạch. Khi thấy các dấu hiệu này, chẩn đoán được xác nhận là dương tính và không cần làm sinh thiết.
Tuy có hiệu quả cao trong chẩn đoán, sinh thiết gan cũng có những sai lệch tạo ra từ quá trình lấy mẫu và có các biến chứng (thấp hơn 3% tổng số ca). Thêm vào đó, tế bào ung thư giai đoạn đầu có thể bị nhầm lẫn với các bướu xơ gan, dẫn đến chẩn đoán không chắc chắn. Trong các trường hợp này, sử dụng các chất nhuộm protein chuyên biệt có thể hữu ích. Ví dụ, tế bào ung thư gan thường sản xuất các protein glypican 3, glutamine synthetase, heat shock protein 70, và clathrin heavy chain. Kết quả nhuộm màu dương tính đối với 2 trong số 4 protein này là một chỉ dấu rõ ràng cho ung thư gan. So sánh sinh thiết từ một bướu với các tế bào bình thường xung quanh cũng giúp xác định bướu ác tính. Bệnh nhân có các thương tổn nghi ngờ mà không thể chẩn đoán được qua sinh thiết cần được theo dõi kĩ, và đôi khi cần làm sinh thiết lần hai.
Hình 2. Các bước xác định bệnh ung thư gan ở bệnh nhân xơ gan hay viêm gan siêu vi B mạn tính theo AASLD.
Hình 3. Ung thư gan trên ảnh chụp cắt lớp nhiều pha (MDCT). Hình chụp gan của một bệnh nhân xơ gan do rượu cho thấy một bướu ung thư điển hình (mũi tên trắng). A: hình chụp ở pha động mạch, bướu có màu sáng hơn tế bào xung quanh do sự tập trung máu động mạch vào bướu. B: hình chụp ở pha tĩnh mạch, bướu có màu nhạt hơn so với tế bào bình thường xung quanh. C: hình chụp ở pha chậm, tín hiệu của bướu hoàn toàn bị mất. Đây là đặc điểm điển hình của một bướu ung thư gan. 5. Phân loại giai đoạn bệnh
Cho đến nay, có nhiều cách để phân chia giai đoạn bệnh ung thư tế bào gan, trong đó kinh điển nhất là hệ thống phân loại TNM và Okuda. Gần đây, có nhiều hệ thống phân chia giai đoạn ung thư tế bào gan khác được đưa ra như: BCLC (Barcelona Clinic Liver Cancer) của Tây Ban Nha, JIS (Japan Integrated Staging Score) của Nhật Bản, CLIP (Cancer of the Liver Italian Program) của Ý, VISUM-HCC (Vienna Survival Model for HCC) của Áo, CUPI (Chinese University Prognostic Index) của Trung Quốc… Mỗi hệ thống đều có ưu, nhược điểm riêng, nhưng chưa có hệ thống nào được xem là hoàn hảo. Riêng cách phân chia giai đoạn chức năng gan của Child – Pugh áp dụng cho xơ gan vẫn có giá trị trong các nghiên cứu về ung thư tế bào gan để đánh giá dự trữ chức năng gan.
5.1. Phân loại giai đoạn ung thư tế bào gan theo Ủy ban nghiên cứu ung thư Hoa Kỳ.
Bảng 2.
Bảng 3.
5.2. Phân loại ung thư tế bào gan theo Barcelona (Barcelona Clinic Cancer: BCLC)
Ung thư gan được chia làm 5 giai đoạn: 0, A, B, C, và D dựa trên chỉ số Child-Pugh, chỉ số PS (Performance score), số lượng và tình trạng bướu.
Bệnh nhân giai đoạn 0, A, B, và C có thể được điều trị tận gốc (0 và A) hay hỗ trợ (B và C) bằng các phương pháp tiêu chuẩn. Các phương pháp này đã được chứng nhận qua các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, vốn là tiêu chuẩn vàng để xác định hiệu quả của một phương pháp mới trước khi được áp dụng phổ biến. Bệnh nhân giai đoạn D cần được chăm sóc nhằm làm giảm ảnh hưởng của bệnh. Không có phương pháp điều trị nào giúp kéo dài sự sống trong giai đoạn này.
– Giai đoạn đầu (BCLC 0 hay A):
Phẫu thuật cắt gan là hướng điều trị đầu tiên với tỉ lệ sống sót sau 5 năm là 70%. Đối tượng thích hợp cho phẫu thuật là bệnh nhân có các bướu ung thư nằm đơn lẻ, không bị tăng áp lực tĩnh mạch cửa (portal hypertension) và gan còn hoạt động tốt. Thông thường, toàn bộ thuỳ gan chứa tế bào ung thư cần được cắt bỏ (13). Ghép gan là hướng điều trị tốt nhất dành cho bệnh nhân không thể cắt bỏ thùy gan, nhưng có tình trạng bướu phù hợp theo tiêu chuẩn Milan (1 bướu ung thư nhỏ hơn 5 cm hay tối đa 3 bướu và không bướu nào lớn hơn 3 cm, và các bướu không lan vào mạch máu hay ra bên ngoài gan). Đối với bệnh nhân không thể ghép gan và có 1 bướu nhỏ hơn 2 cm, đốt tế bào bằng sóng nhiệt là liệu pháp tối ưu với khả năng sống sót-5 năm từ 50 - 70%.
– Giai đoạn giữa (BCLC B)
Đặc điểm bệnh giai đoạn này là sự xuất hiện của nhiều bướu ác tính, các mạch máu tập trung trong tế bào ung thư và các tế bào ung thư đã lây lan ra ngoài gan. Tuy nhiên, chức năng gan vẫn còn, và các dấu hiệu của bệnh chưa phát ra ngoài. Hoá trị nội soi qua ống thông động mạch (transcatheter arterial chemoembolization, TACE) là liệu pháp tiêu chuẩn với thời gian sống sót từ 26-40 tháng.
– Giai đoạn gần cuối (BCLC C):
Thuốc sorafenib, một chất ngăn chặn hoạt động của nhiều men kích hoạt nhóm tyrosine, cho phép nâng cao rõ rệt tỉ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối từ 7,9 – 10,7 tháng. Hiệu quả của sorafenib thể hiện trên tất cả các loại ung thư gan, và đã được chứng minh trên những bệnh nhân châu Á nhiễm siêu vi B.
Hình 4. Phân loại ung thư gan và hướng điều trị theo tiêu chuẩn Barcelona (BCLC). Chỉ số PS được dùng để đánh giá tình trạng thể chất và hoạt động của bệnh nhân ung thư.
6. Các phương pháp phẫu thuật gan
– Có hai phương pháp cắt gan: có kế hoạch và không kế hoạch.
+ Cắt gan không kế hoạch: cắt một phần gan mà không căn cứ vào sự phân bố mạch máu.
+ Cắt gan có kế hoạch: cắt gan căn cứ vào sự phân bố mạch máu, tìm và cặp cuống mạch. Có các phương pháp:
(1) phương pháp của Lortat Jacob bộc lộ và thắt các cuống mạch -mật của phần gan định cắt, phương pháp này mất nhiều thời gian và mất nhiều máu.
(2) phương pháp của Tôn Thất Tùng bộc lộ các cuống mạch trong nhu mô bằng cách bóp vỡ nhu mô bằng ngón tay, phương pháp này nhanh và ít mất máu hơn.
(3) phương pháp Henri-Bismuth: là sự phối hợp của 2 phương pháp trên.
(4) Trong thời gian gần đây thì nhiều nơi trên thế giới đã áp dụng kỹ thuật của Takasaki trong phẫu thuật cắt gan.
Có nhiều loại cắt gan như: cắt thùy phải gan, cắt thùy trái gan, cắt 1 phân thùy, cắt 3 phân thùy hay cắt phân thùy trái. Các trường hợp cắt gan dưới 3 phân thùy gọi là cắt gan nhỏ và khi cắt từ 3 phân thùy trở lên gọi là cắt gan lớn.
Ở bệnh nhân giai đoạn đầu, phẫu thuật đem lại tỉ lệ sống sót 5 năm khoảng 70% cho một số trường hợp. Ở bệnh nhân giai đoạn cuối, hiệu quả phẫu thuật còn chưa rõ ràng. Hầu hết bệnh nhân ung thư mắc những bệnh gan tiềm ẩn khác, vì vậy, khi phẫu thuật cần tính đến vị trí và qui mô bướu ác tính, cũng như tình trạng các bướu lành khác. Chỉ số Child-Pugh và Mô hình bệnh Gan giai đoạn cuối (Model for End-Stage Liver Disease, MELD) thường được dùng để đánh giá mức độ trầm trọng của ung thư gan và hướng điều trị thích hợp.
– Chỉ số Child-Pugh (CTP):
Được dùng để phân loại bệnh nhân mắc bệnh gan vào một trong 3 nhóm (A, B, và C) với tỉ lệ sống sót khác nhau. Chỉ số CTP A dành cho bệnh nhân có gan hoạt động bình thường, chỉ số B thể hiện rối loạn vừa phải trong gan, và chỉ số C thể hiện rối loạn chức năng gan trầm trọng. Tỉ lệ sống sót sau 1 năm và 2 năm cho bệnh nhân gan dựa trên chỉ số CTP lần lược là 100% và 85% với CTP A, 80% và 60% với CTP B, và 45% và 35% với CTP C.
Bảng 4. Phân loại mức độ chức năng gan trong xơ gan của Child-Pugh
Thông số
1 điểm
2 điểm
3 điểm
Bilirulin (mmol/l)
Albumin (g/l)
Thời gian Prothrombin
Cổ chướng
Giai đoạn bệnh não do gan(*)
< 34
Không
Không
34-51
28-35
40%-70%
Có
1 và 2
< 28
< 40%
Vừa
3 và 4
(*) Các giai đoạn bệnh não do gan:
GĐ1: buồn bực, rối loạn giấc ngủ.
GĐ2: ngủ gà, lú lẫn, mất định hướng thời gian, không gian, tay bắt chuồn chuồn
GĐ3: sững sờ, nói không mạch lạc.
GĐ4: hôn mê.
+ Child-Pugh A (5-6 điểm): chức năng gan còn bù tốt.
+ Child-Pugh B (7-9 điểm): suy giảm chức năng gan đáng kể.
+ Child-Pugh C (10-15 điểm): suy gan mất bù.
– Chỉ số MELD:
Được dùng để đánh giá mức độ trầm trọng của bệnh gan.
MELD =3.78 × ln[bilirubin huyết thanh (mg/100 mL)] + 11.2 × ln[INR] + 9.57 × ln[creatinine huyết thanh (mg/100 mL)] + 6.43.
Bảng 5. Khả năng tử vong trong 3 tháng của bệnh nhân dựa trên MELD như sau:
MELD
khả năng tử vong trong 3 tháng
của bệnh nhân (%)
71.3
30-39
52.6
20-29
19.6
10-19
6.0
<9
1.9
6.1. Phẫu thuật cắt gan
Nếu bệnh nhân ung thư không có tiền sử xơ gan, phẫu thuật cắt gan là lựa chọn phổ biến với kết quả phẫu thuật tốt và tỉ lệ tử vong thấp. Nếu bệnh nhân có tiền sử xơ gan, cần xác định kĩ các yếu tố bệnh nhằm giảm thiểu nguy cơ thoái hoá chức năng gan sau khi mổ. Thông thường, cắt thuỳ phải của gan làm tăng nguy cơ rối loạn chức năng gan hơn là cắt thuỳ trái. Đa số các trường hợp ung thư tế bào biểu mô gan nguyên phát phát triển trên nền gan bệnh lý (xơ gan) do vậy có nguy cơ gây suy gan sau mổ cắt gan. Trong phẫu thuật cắt gan lớn, người ta cần phải chú ý phần gan còn lại, cụ thể là V (thể tích ) gan còn lại sau cắt bỏ. Phụ thuộc vào nhu mô gan mà người ta có chỉ số thích hợp trước khi có chỉ định điều trị đối với ung thư tế bào biểu mô gan nguyên phát:
– Chỉ định cắt gan lớn:
Khi V gan còn lại đủ, nghĩa là tỉ lệ V gan còn lại / trọng lượng cơ thể (P) ≥ 1% hoặc V gan còn lại / V gan chuẩn ≥ 40%.
– Nút tĩnh mạch cửa:
Khi V gan còn lại không đủ, nghĩa là tỉ lệ V gan còn lại / P < 1% hoặc V gan còn lại / V gan chuẩn < 40%.
Việc lựa chọn bệnh nhân thích hợp cho phẫu thuật ảnh hưởng lớn đến kết quả sau khi mổ. Ở Nhật, bệnh nhân được đánh giá bằng cách kiểm tra sự duy trì của chất nhuộm Indocyanine Green (ICG). ICG (0.5 mL/kg) được tiêm vào máu và được đo sau 15 phút theo công thức như sau:
ICGR15 = (Nồng độ ICG trong máu ở phút 15 / Nồng độ ICG trong máu ở phút 0) x 100 (%).
ICGR15 thường nằm trong khoảng 0% - 10% và có tương quan với chỉ số MELD. Chỉ số ICGR15 càng cao thì nguy cơ tử vong trong và sau phẫu thuật càng cao. ICGR15 = 14% thể hiện nguy cơ tử vong cao gấp 3 lần so với bệnh nhân trong khoảng bình thường.
Tái phát bệnh sau phẫu thuật (lên đến 70% tổng số ca sau 5 năm) thường do di căn từ tế bào ung thư cũ hay phát triển tế bào ung thư mới từ các mô gan còn lại. Nếu được theo dõi kĩ, bệnh nhân có thể được chữa trị bằng phẫu thuật nhắc lại, đốt tế bào, hay ghép gan, giúp kéo dài thời gian sống. Hiện chưa có thuốc nào được chứng nhận chữa trị bệnh tái phát sau phẫu thuật cắt gan. Một số thử nghiệm lâm sàng qui mô nhỏ cho thấy kết quả tích cực từ retinoids, liệu pháp miễn dịch, và I-131 Lipiodol, nhưng chúng chưa được chứng nhận qua các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, và thuốc sorafenib không có hiệu quả trong ngăn ngừa tái phát bệnh.
6.2. Ghép gan
Ghép gan được chỉ định cho bệnh nhân giai đoạn đầu phù hợp với tiêu chuẩn Milan và không thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ , tiêu chuẩn Milan là:
1 bướu ung thư nhỏ hơn 5 cm hay tối đa 3 bướu và không bướu nào lớn hơn 3 cm, và các bướu không lan vào mạch máu hay ra bên ngoài gan.
7. Các phương pháp điều trị tại chỗ
7.1. Đốt tế bào dưới da
Các liệu pháp này thường được áp dụng cho bệnh nhân giai đoạn đầu hay giữa (BCLC 0-B) không thích hợp cho phẫu thuật. Bướu bị tiêu huỷ bằng hoá chất (cồn nguyên chất, acid acetic, hay nước muối đun sôi), hay bằng cách thay đổi nhiệt độ (sóng radio, vi sóng, laser hay liệu pháp đông lạnh). Phương pháp tiêu huỷ tế bào chỉ được áp dụng cho bệnh nhân có ít hơn 3 bướu với kích thước từ 3-4 cm, và tiếp cận được nhờ siêu âm dẫn đường.
– Tiêm cồn:
Phương pháp hủy u bằng điện cao tần (Radio Frequency Ablation – RFA): Được Rossi thực hiện đầu tiên năm 1993, cho một dòng điện xoay chiều tần số cao 480KHz chạy qua một điện cực dưới dạng kim. Dưới sự hướng dẫn của siêu âm, kim được đặt qua da xuyên gan vào u. Phương pháp này có kết quả tốt với những khối u < 3 cm. Chỉ định cho những bệnh nhân không có khả năng phẫu thuật do vị trí u, nhiều u hay xơ gan.
– Đốt tế bào bằng sóng radio:
Với nhiều ưu điểm, đốt tế bào bằng tia sóng là phương pháp diệt tế bào ung thư tiêu chuẩn ở bệnh nhân giai đoạn đầu với tỉ lệ sống sót-5 năm là 60%. Tuy nhiên, tiêm cồn cũng là giải pháp hữu ích đối với các bướu ung thư gần các tĩnh mạch gan lớn và ống mật, hay ở những bệnh viện không có điều kiện. Mặc dù nguy cơ tái phát bệnh sau khi đốt tế bào cao hơn giải phẫu cắt bỏ, tác dụng lâu dài của hai phương pháp là như nhau, và đốt tế bào đã được khuyến cáo là liệu pháp đầu tiên cho bướu ung thư có kích thước <2cm.
– Liệu pháp thông động mạch:
Phương pháp phổ biến nhất là Hoá trị Nội soi qua Ống thông Động mạch (TACE). Cần lưu ý là TACE không chữa trị tận gốc mà chỉ giúp kéo dài sự sống của bệnh nhân. Phương pháp này bao gồm việc tiêm thuốc hoá trị (doxorubicin, mitomycin C, cisplatin, hay kết hợp) vào một hay nhiều nhánh của động mạch gan. Các thuốc này được nhồi vào trong các vi hạt hay hoà tan với Lipiodol (một chất dầu thẩm thấu chuyên biệt vào bướu ung thư gan). Bên cạnh đó, các hạt làm tắc mạch máu cũng được tiêm vào. Do tế bào ung thư phụ thuộc vào máu cung cấp từ động mạch gan, TACE dẫn tới sự hoại tử cấp ở các tế bào này do thiếu máu cục bộ. Đồng thời, các tế bào ung thư cũng chịu tác động lâu dài của thuốc hoá trị. Hiện nay, TACE thường được chỉ định theo yêu cầu, và bệnh nhân được đánh giá mỗi 6-8 tuần bằng chụp hình CT hay MRI, và các buổi trị liệu TACE được chỉ định thêm nếu các tế bào ung thư được phát hiện.
TACE là liệu pháp tiêu chuẩn cho bệnh nhân có nhiều bướu ung thư hay bướu lớn (BCLC B) hay các bướu nhỏ không thể cắt hay đốt bỏ được (BCLC A) (2). Tuy nhiên, bệnh nhân phải còn chức năng gan, không có triệu chứng ung thư, và không có mạch máu tập trung trong bướu hay tế bào ung thư lây lan trong gan. TACE đem lại hiệu quả tốt hơn rõ rệt so với chăm sóc hỗ trợ hay các trị liệu kém khác (thuốc tamoxifen và 5-fluorouracil uống). Tỉ lệ sống sót sau TACE lần lượt là 16-45 tháng (BCLC 0-A), 15,6-26,3 tháng (BCLC B), và 6,8-13,6 tháng (BCLC C). Kết hợp TACE và các thuốc khác (brivanib hay sorafenib) không làm tăng hiệu quả lâm sàng, đặc biệt là ở bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Phản ứng phụ của TACE là chóng mặt, ói, giảm tế bào xương, rụng tóc, và thoái hoá chức năng thận.
Một liệu pháp thay thế TACE là hoá trị nội soi Y90, sử dụng các vi hạt chứa đồng vị phóng xạ Y90 để tiêu diệt tế bào ung thư. Hiệu quả của phương pháp này chưa được chứng nhận trên các khảo sát lâm sàng ngẫu nhiên. Hoá trị nội soi Y90 thường được cung cấp cho bệnh nhân không thích hợp cho TACE, như có bướu ung thư lớn, tế bào lan vào mạch máu, hay bệnh tiến triển trước khi tiến hành TACE. Liệu pháp thay thế thứ hai là nút mạch. Phương pháp này giống như TACE, tuy nhiên, không có thuốc hoá trị tiêm vào tế bào ung thư. Do đó, nút mạch có tỉ lệ đáp ứng và tỉ lệ sống sót thấp hơn so với TACE (3,13).
– Các liệu pháp hóa trị:
Hiện nay, chỉ có sorafenib được chứng minh có hiệu quả kéo dài sự sống sót. Hóa trị và liệu pháp chống oestrogen không có hiệu quả đối với ung thư gan. Hoá trị với doxorubicin, phương pháp PIAF (platinum, interferon, doxorubicin, và 5-FU) hay phương pháp FOLFOX (folinic acid, 5-FU, và oxaliplatin) không kéo dài sự sống và đôi khi gây ra nhiễm độc trầm trọng.
Sự tạo mạch bao gồm họ yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (VEGF), là thành phần then chốt trong sự phát triển ung thư biểu mô tế bào gan (HCC). Trong các nghiên cứu tiền lâm sàng, VEGF được thấy làm tăng khả năng di căn của khối u của HCC. Khả năng di căn này được cho là bị chi phối bởi sự biểu hiện quá mức của thụ thể của yếu tố tăng trưởng beta có nguồn gốc tiểu cầu (PDGFR-β) trong HCC.
Sorafenib, là một chất ức chế multityrosine kinase, nhắm đích là các VEGFR-1, VEGFR-2, và VEGFR-3 tạo mạch; PDGFR-β; và các thụ thể RET sinh khối u, Fit-3 và C-Kit. Sorafenib còn ức chế serine/threonine kinase . SHARP là một thử nghiệm lớn mù đôi, ngẫu nhiên phase III đã đánh giá trị liệu bằng một thuốc đơn độc là sorafenib so với giả dược ở những bệnh nhân bị HCC tiến triển và xơ gan giai đoạn Child-Pugh A. Thử nghiệm này đối với hai tiêu chí đánh giá chính về tỷ lệ sống còn toàn bộ và thời gian đạt đến sự tiến triển về triệu chứng được đánh giá bằng Chỉ số Triệu chứng Gan-mật 8 – Đánh giá ung thư về chức năng – Thời gian đạt đến tiến triển về triệu chứng (FHSI8-TSP), cho thấy một sự cải thiện về thời gian sống còn là 10,7 tháng thiên về sorafenib so với 7,9 tháng đối với giả dược (tỷ số nguy cơ 0,69; P = .00058).
Trong tương lai, các thuốc mới đều tập trung vào các cơ chế phân tử của tế bào ung thư, và các protein hay gen quan trọng đối với sự hình thành và phát triển tế bào ung thư. Điểm
hạn chế của các thuốc này là nguy cơ kháng thuốc từ tế bào ung thư do sự biến đổi protein và gen (12). Bên cạnh đó, bệnh nhân gan thường có chức năng gan yếu, dẫn đến nguy cơ ngộ độc gan từ các thuốc điều trị ung thư. Vì vậy, cần hết sức thận trọng trong việc dùng các thuốc mới đang trong thử nghiệm lâm sàng.
8. Kết luận
Ung thư gan đang trở thành một gánh nặng cho hệ thống y tế toàn cầu. Do bệnh phát triển chủ yếu từ những bệnh gan mạn tính như viêm gan siêu vi B hay C, tiêm chủng ngừa viêm gan B, liệu pháp trị siêu vi C và giảm uống rượu là những phương pháp tốt nhất để ngăn ngừa bệnh.
Đối với bệnh nhân có nguy cơ cao, tham gia chương trình tầm soát là một cách ít tốn kém nhất để phát hiện bệnh sớm và chữa bệnh. Bệnh ung thư gan hoàn toàn có thể chữa trị được với tỉ lệ sống sót-5 năm cao nếu được phát hiện sớm. Trong tình hình Việt Nam chưa có một hệ thống ghép gan chính thức, liệu pháp cắt bỏ và đốt tế bào là những phương pháp có thể thực hiện được với tỉ lệ thành công cao. Điều cần thiết là những bệnh nhân có nguy cơ bị ung thư gan cao, như xơ gan, viêm gan siêu vi B hay C mãn tính, cần tham gia chương trình tầm soát để có thể phát hiện ung thư gan sớm và chữa trị kịp thời.
Nguồn: Nguyễn Quang Huy. http://benhvien115.com.vn/dao-tao/ung-thu-gan-tam-soatchan-doan-va-dieu-tri/20231130110818719
CHIA SẺ BÀI VIẾT
Khám Hiếm Muộn Ở Đâu
Những kiến thức về vô sinh hiếm muộn bạn nên biết
Theo số liệu thống kê của tổ chức thế giới WHO . Hiện nay , tỷ lệ vô sinh hiếm muộn ở các cặp vợ chồng trên thế giới chiếm từ 9-15 % . Riêng tại Việt Nam , tỷ lệ này là 13 % tổng số các cặp vợ chồng . Qua đây chúng ta có thể thấy , tỷ lệ vô sinh hiếm muộn ở nước ta đang ở con số báo động
Vô sinh hiếm muộn không chỉ khiến nam giới , nữ giới bị ảnh hưởng đến tâm lí . Mà còn ảnh hưởng đến hạnh phúc hôn nhân gia đình
Theo WHO , vô sinh hiếm muộn chính là tình trạng nam giới, nữ giới đã lập gia đình được một năm . Không dùng bất cứ một biện pháp phòng tránh nào nhưng vẫn chưa thể thụ thai . Vô sinh hiếm muộn có thể bắt gặp ở mọi độ tuổi của cả nam giới và nữ giới
Các chuyên gia sản phụ khoa cho biết : tình trạng vô sinh hiếm muộn ở nam giới và nữ giới được phân chia ra thành:
Vô sinh I hay còn gọi là vô sinh nguyên phát : Đây là hiện tượng các cặp vợ chồng chưa bao giờ mang thai . Cả hai đã lập gia đình được hơn 1 năm trở lên và không dùng bất cứ biện pháp phòng tránh an toàn nào.
Vô sinh II hay còn gọi là vô sinh thứ phát : Các cặp vợ chồng đã có con hoặc đã từng mang thai . Nhưng vì lí do nào đó , mà họ chưa sinh con tiếp theo ngay được . Sau đó , các cặp vợ chồng không dùng bất cứ biện pháp phòng tránh thai nào . Nhưng người vợ vẫn không thể có thai trở lại
Nguyên nhân gây vô sinh – hiếm muộnCó nhiều nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn ở cả nam giới và nữ giới . Trong đó có thể kể đến các nguyên nhân sau đây :
Nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn ở nữ giới :
+ Trục dưới đồi của tuyến yên và buồng trứng bị ảnh hưởng . Sẽ khiến cho sự phóng noãn ở nữ giới trở nên bất thường
+ Nữ giới bị mắc các bệnh viêm nhiễm về phụ khoa như : Viêm vòi trứng, viêm ống dẫn trứng , thậm chí là các bệnh lây truyền qua đường tình dục
+ Cổ tử cung của nữ giới bị tổn thương do đã thực hiện các thủ thuật ngoại khoa . Làm cho lượng chất nhầy ở nữ giới bị ảnh hưởng . Đồng thời còn kháng thể kháng tinh trùng của nam giới . Khiến cho quá trình thụ thai bị cản trở
+ Ngoài ra, dị dạng bẩm sinh đường sinh dục dưới cũng khiến nữ giới bị vô sinh hiếm muộn
Nguyên nhân khiến nam giới bị vô sinh hiếm muộn
+ Tinh dịch của nam giới bất thường như : Tinh trùng bị yếu , tinh trùng bị dị dạng….
+ Rối loạn chức năng tình dục như : Xuất tinh sớm ; rối loạn phóng tinh ; ham muốn tình dục bị suy giảm ,…
+ Tinh hoàn bị trấn thương , niệu sinh dục đã từng phẫu thuật , tinh hoàn bị lạc chỗ ,… Cũng là một trong những nguyên nhân khiến nam giới bị vô sinh hiếm muộn
+ Nam giới bị mắc các bệnh viêm nhiễm về nam khoa như : Viêm bao quy đầu, viêm ống dẫn tinh,…các bệnh lây truyền qua đường tình dục
6 bác sĩ chữa hiếm muộn giỏi ở tphcm được nhiều chị em tin tưởng 1. Bác sĩ điều trị hiếm muộn giỏi – bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh MaiBạn đang băn khoăn chưa biết khám hiếm muộn ở đâu tại tphcm . Bạn đang tìm kiếm bác sĩ điều trị hiếm muộn giỏi ở tphcm . Bạn nên ghé qua phòng khám tư nhân của bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai . Bác sĩ Mai được đánh giá là bác sĩ chữa hiếm muộn giỏi ở tphcm được nhiều người đến khám
Bác sĩ Mai từng công tác và giữ chức trưởng khoa ở nhiều bệnh viện lớn . Năm 2005 , bác sĩ Mai được nhà nước phong tặng danh hiệu thầy thuốc ưu tú . Đây là danh hiệu được trao cho những cá nhân có đóng góp quan trọng cho nền phát triển y học quốc gia
Địa chỉ phòng khám : 221 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện Thoại: 038 558 1111 – 038 558 1111
Lưu ý : Số lượng chị em đến khám bác sĩ Mai khá đông . Để tiết kiệm thời gian khi đến khám . Bạn nên đặt hẹn trước với bác sĩ : Tại đây
2. Phòng khám hiếm muộn ngọc lanTS. bác sĩ Vương Thị Ngọc Lan , hiện đang là giảng viên bộ môn Phụ sản tại Đại học Y dược TPHCM , chuyên điều trị vô sinh hiếm muộn . Với hơn 20 năm gắn bó trong nghề , bác sĩ đã giúp cho ra đời 10 .000 đứa trẻ bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm . Nếu bạn chưa biết khám hiếm muộn ở đâu tphcm . Bạn có thể đến phòng khám hiếm muộn Ngọc Lan
Với những thành tựu mà mình đạt được . Năm 1988 , bác sĩ Vương Thị Ngọc Lan đã vinh danh tại giải thưởng Kovalevskaya . Đây là công trình thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên tại Việt Nam . Bác sĩ Ngọc Lan là bác sĩ chữa hiếm muộn giỏi ở tphcm
Các bạn có thể đến gặp trực tiếp bác sĩ Ngọc Lan tại : Phòng khám Ngọc Lan, số 55/27 Lê Thị Hồng Gấm – P. Nguyễn Thái Bình – Quận 1 – TPHCM
Lịch làm việc của phòng khám : Thứ 2 -thứ 6 làm việc từ 7h – 19 h ; Thứ 7 từ 13h – 19h . Chủ nhật và ngày lễ phòng khám không hoạt động
3. Bác sĩ khoa hiếm muộn bv từ dũ – ThS. Bác sĩ Lê Thị Minh ChâuThạc sĩ – Bác sĩ Lê Thị Minh Châu , hiện đang giữ chức vụ là phó điều hành khoa hiếm muộn của bệnh viện Từ Dũ . Bác sĩ Châu được đánh giá là 1 trong các bác sĩ chữa hiếm muộn giỏi ở tphcm
Với cơ sở hạ tầng khang trang , thiết bị y tế hiện đại , phương pháp điều trị tối ưu . Phòng khám sản phụ khoa của bác sĩ Lê Thị Minh Châu đã điều trị cho nhiều nữ giới bị vô sinh hiếm muộn
Hiện tại , phòng khám của bác sĩ Minh Châu đang làm việc từ 17h- 19h từ thứ 2- thứ 6 . Thứ 7 làm việc từ 8h- 11h
Chiều thứ 7 , chủ nhật , ngày lễ phòng khám nghỉ hoạt động
4. Khám hiếm muộn ở bệnh Hùng Vương – Bác sĩ Lý Thái LộcNếu bạn chưa biết nên khám hiếm muộn ở đâu . Bạn nên đến khám hiếm muộn ở bệnh viện Hùng Vương . Hiện tại bác sĩ Lý Thái Lộc đang là trưởng khoa hiếm muộn của bệnh viện Hùng Vương . Bác sĩ Lý Thái Lộc được đánh giá là bác sĩ chữa hiếm muộn giỏi ở tphcm
Với kinh nghiệm lâu năm trong nghề , bác sĩ Lộc luôn là bác sĩ được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn trong việc điều trị vô sinh hiếm muộn
Phòng khám sản phụ khoa và hiếm muộn của bác sĩ Lộ hiện đang an tọa tại số 286 / 20A – Trần Hưng Đạo – P. Nguyễn Cư Trinh – Quận I – TPHCM
Phòng khám chỉ làm việc thứ 2, thứ 4, thứ 6 từ 17h- 20h
5. Thạc sĩ – bác sĩ Lê Anh Tuấn – Bác sĩ chữa hiếm muộn giỏi ở tphcmVới hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn trong cả nước . Bác sĩ Tuấn được coi là một chuyên gia giỏi, đầy kinh nghiệm trong lĩnh vực như : Tiết niệu , nam khoa .
Ngoài ra, bác sĩ Tuấn còn là thành viên của các tổ chức chuyên môn uy tín . Có tiếng và được coi là đầu ngành tại Việt Nam và Thế Giới như : Hội nội tiết sinh sản ; Vô sinh tại TPHCM ; Hiệp hội niệu khoa Châu Âu ; Hội Y Học giới tính thế giới
Các bạn có thể đến gặp và điều trị bệnh vô sinh hiếm muộn của mình với bác sĩ Tuấn tại : Số 23 Nguyễn Văn Đậu , P5, Quận Phú Nhuận , TPHCM
6. Khám hiếm muộn ở đâu tốt nhất tphcm – Thạc sĩ- bác sĩ Trà Anh Duy .Bác sĩ Trà Anh Duy là nghiên cứu sinh tiến sĩ y học đã từng tu nghiệp tại Đại Học California trong lĩnh vực :phẫu thuật tạo hình niệu đạo sinh dục nam .
Ngoài ra , bác sĩ Anh Duy còn là thành viên của các hiệp hội như : Hội y học giới tính thế giới ; hội niệu khoa Châu Á ; hội tiết niệu thế giới . Hiện bác sĩ Trà Anh Duy đang là bác sĩ chính trong lĩnh vực điều trị nam khoa tại bệnh viện Bình Dân.
Với thâm niêm công tác , bác sĩ Duy đã điều trị thành công cho nhiều nam giới bị : Xuất tinh sớm; bị viêm bao quy đầu; yếu sinh lý ; rối loạn cương dương ; những bất thường ở cơ quan sinh dục của nam giới . Đặc biệt, bác sĩ Duy đã điều trị thành công cho nhiều nam giới bị vô sinh – hiếm muộn.
khám hiếm muộn ở đâu tphcm
bác sĩ điều trị hiếm muộn giỏi
bác sĩ khoa hiếm muộn bv từ dũ
phòng khám hiếm muộn ngọc lan
khám hiếm muộn ở bệnh viện hùng vương
phòng khám bác sĩ lý thái lộc
bác sĩ nguyễn thị ngọc sương
khám hiếm muộn ở đâu tại tphcm
Cập nhật thông tin chi tiết về Khám Và Chẩn Đoán Điều Trị Hiếm Muộn trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!