Xu Hướng 5/2023 # Khám Trái Tuyến Ở Bệnh Viện Đại Học Y Dược Tphcm Có Được Thanh Toán Không? # Top 10 View | Sept.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Khám Trái Tuyến Ở Bệnh Viện Đại Học Y Dược Tphcm Có Được Thanh Toán Không? # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Khám Trái Tuyến Ở Bệnh Viện Đại Học Y Dược Tphcm Có Được Thanh Toán Không? được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Khám trái tuyến ở Bệnh viện Đại học y dược TPHCM có được thanh toán không?

Tôi đăng ký KCB ban đầu tại bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức và được chẩn đoán u nang vú phải, nay tôi muốn khám chuyên khoa tại bệnh viện Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh thì có được không? Và được thanh toán bao nhiêu %? Xin cảm ơn!

Căn cứ Khoản 3 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định như sau:

“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế 

3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:

a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;

b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;

c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

5. Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này”

Như vậy

Theo thông tin bạn cung cấp, nơi đăng ký KCB ban đầu của bạn tại bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức và được chẩn đoán u nang vú phải. Nếu bạn tự đi khám chuyên khoa không điều trị nội trú tại bệnh viện Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh mà không có giấy chuyển tuyến thì bạn không được thanh toán chi phí khám bệnh.

BHYT có chi trả chi phí khám, chữa bệnh khi đi khám trái tuyến tỉnh?

Đi khám trái tuyến tại bệnh viện Chợ Rẫy có được hưởng BHYT không?

Nếu còn vướng mắc về vấn đề khám trái tuyến ở Bệnh viện Đại học y dược TPHCM có được thanh toán không; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn trực tiếp.

Bệnh Viện Đại Học Y Dược Có Khám Chủ Nhật Không

Tham vấn y khoa : Bác sĩ Hà Mạnh Vĩ

KIẾN THỨC CHUNG KHI ĐI THĂM KHÁM TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC

Bệnh viện Đại học y dược tphcm là bệnh viện công lập đa khoa hạng I. Hoạt động theo mô hình tiên tiến kết hợp Trường – Viện. Hiện nay bệnh viện có 3 cơ sở;11 phòng chức năng; 27 khoa lâm sàng và cận lâm sàng; 8 phân khoa và các đơn vị nghiên cứu chuyên khoa sâu.

Hiện, bệnh viện hiện có 1000 giường bệnh; 66 phòng khám ngoại trú với đầy đủ các chuyên khoa sâu.17 phòng mổ được trang bị hiện đại, với nhiều máy phẫu thuật nội soi; kính hiển vi phẫu thuật dùng mổ u tủy; nối mạch máu thần kinh; phẫu thuật tạo hình;….

Bệnh viện quy tụ đội ngũ giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành. Đây là những người không chỉ giỏi về lý thuyết y khoa mà còn giàu kinh nghiệm trong thực hành điều trị. Thêm vào đó, là sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại.

Với việc áp dụng kỹ thuật mới trong quá trình điều trị bệnh. Bệnh viện Đại học y dược tphcm đang nâng tầm của mình ngang với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Bệnh viện đại học y dược HCM nằm ở đâu?

Bệnh viện đại học y dược HCM là sự kết hợp của 3 cơ sở y tế đó là:

Phòng khám đa khoa Đại Học Y Dược, số 215 Hồng Bàng- Quận 5 HCM

Phòng khám đa khoa Điều dưỡng Kỹ thuật Y học ; số 201 Nguyễn Chí Thanh, Quận 5

Phòng khám Y học cổ truyền 221B Hoàng Văn Thụ.

Vì thế, Đại học y dược hcm có 3 cơ sở thăm khám bệnh bao gồm:

Cơ sở 1: Đa khoa – Bệnh viện Đại học Y Dược chúng tôi ở 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5,TPHCM

Cơ sở 2: Đa khoa – Bệnh viện Đại học Y Dược chúng tôi ở 201 Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, TPHCM

Cơ sở 3: Y học Cổ truyền – Bệnh viện Đại học Y Dược chúng tôi ở 221B Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận, TPHCM.

3 cơ sở của bệnh viện đều nằm ở những vị trí rất thuận tiện giao thông. Vì thế, khi đến thăm khám tại bệnh viện, người bệnh không gặp phải khó khăn trở ngại nào.

Các bạn có thể chuyển từ bến xe Miền Đông đến cơ sở 1 của bệnh viện theo lộ trình: Từ bến xe Miền Đông; Đinh Bộ Lĩnh; Điện Biên Phủ; Võ Thị Sáu; Ba Tháng Hai; Nguyễn Kim; Hồng Bàng. Hoặc di chuyển tuyến xe buýt số 14 đến số 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5,TPHCM.

Bệnh viện Đại học y dược có khám chủ nhật không?

Bệnh viện y dược HCM có khám chủ nhật không? Có lẽ là vấn đề nhận được sự quan tâm đông đảo nhất từ phía người bệnh.

Hiện nay, lịch làm việc của bệnh viện y dược được phân chia theo khung giờ sau:

Từ thứ 2- thứ 6: bệnh viện khám bệnh từ 5h sáng- 4h30 chiều.

Thứ 7: bệnh viện làm việc từ 5h sáng-11h30.

Với khung giờ làm việc trên của Y dược HCM, chúng ta có thể thấy được bệnh viện không làm việc ngày chủ nhật. Vì thế, các bạn chỉ có thể khám bệnh tại bệnh viện y dược HCM từ thứ 2 đến trưa thứ 7.

Bệnh viện Đại học y dược có các chuyên khoa nào?

Đại học y dược Tp HCM là bệnh viện đa khoa với nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện nay, bệnh viện có tổng cộng 36 khoa lâm sàng và cận sàng.

Khoa Cấp cứu

Khoa Khám bệnh

Khoa Nội Tổng hợp

Khoa Nội Tim mạch

Khoa Thần kinh

Khoa Tai – Mũi – Họng

Khoa Phụ sản

Khoa Tiêu hóa

Khoa Hô hấp

Khoa Phẫu thuật Hàm Mặt – Răng Hàm Mặt

Khoa Lồng ngực – Mạch máu

Khoa Mắt

Khoa Tạo hình – Thẩm mỹ

Khoa Phẫu thuật tim mạch

Khoa Vật lý trị liệu

Khoa Ngoại Tiêu hóa

Khoa Ngoại Gan – Mật – Tụy

Khoa Hậu môn – Trực tràng

Khoa Gây mê – Hồi sức

Khoa Hồi sức tích cực

Khoa Lão – Chăm sóc giảm nhẹ

Khoa Tiết niệu

Khoa Ngoại Thần kinh

Khoa Chấn thương chỉnh hình

Khoa Hóa trị Ung thư

Khoa Nội thận – thận nhân tạo

Khoa Chẩn đoán hình ảnh

Khoa Thăm dò chức năng + Phòng chẩn đoán rối loạn giấc ngủ

Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn

Khoa Giải phẫu bệnh

Khoa Dinh dưỡng – Tiết Chế

Khoa Nội soi

Khoa Xét nghiệm

Khoa Dược

Khoa Vi sinh

Khoa Y học hạt nhân

Khoa Tiêu hóa – Gan mật.

Chuyên khoa Hậu môn trực tràng.

Chuyên khoa Tim mạch – DSA.

Chuyên khoa Lồng ngực – mạch máu.

Chuyên khoa Xương khớp – chấn thương chỉnh hình.

Chuyên khoa Ngoại thần kinh cột sống.

Chuyên khoa Niệu – Thận.

Chuyên nội khoa.

Quy trình khám bệnh tại bệnh viện Đại học y dược HCM như thế nào?

Hiện quy trình thăm khám của bệnh viện được phân chia ra theo 2 loại hình sau đây:

Quy trình khám bệnh không có bảo hiểm y tế:

Bước 1: Người bệnh đến bàn hướng dẫn của bệnh viện, lấy phiếu khám bệnh rồi điền đầy đủ thông tin cá nhân, chuyên khoa khám bệnh.

Bước 2: Đóng tiền và nhận số thứ tự khám chuyên khoa tại quầy đăng kí khám bệnh

Bước 3: Khám chuyên khoa tại các phòng khám theo số thứ tự

Bước 4: Thực hiện khám cận lâm sàng (nếu có)

Bước 5: Trở lại phòng khám ban đầu, nghe bác sĩ kết luận và nhận toa thuốc

Quy trình khám bệnh có thẻ bảo hiểm y tế

Bước 1:Người bệnh đến bàn hướng dẫn của bệnh viện, lấy phiếu khám bệnh rồi điền đầy đủ thông tin cá nhân, chuyên khoa khám bệnh.

Bước 2: Đóng tiền và nhận số thứ tự khám chuyên khoa tại quầy đăng kí khám bệnh

Bước 3: Khám chuyên khoa tại các phòng khám theo số thứ tự

Bước 4: Thực hiện khám cận lâm sàng (nếu có)

Bước 5: Trở lại phòng khám ban đầu, nghe bác sĩ kết luận và nhận toa thuốc

Bước 6: Xác nhận và thanh toán bảo hiểm y tế tại quầy bảo hiểm y tế quầy 15-20 khu vực đăng ký khám bệnh

Bước 7: Nhận thuốc tại nhà thuốc bệnh viện.

Khám tổng quát tại bệnh viện Đại học y dược tphcm

Bệnh viện đại học y dược tphcm có khám tổng quát không. Quy trình thăm khám tổng quát tại bệnh viện như thế nào.

Đại học y dược HCM là bệnh viện Đa khoa. Vì thế bệnh viện có thăm khám tổng quát. Bộ kiểm tra sức khỏe tổng quát tại bệnh viện được phân theo độ tuổi và giới tính của khách hàng.

Hiện bệnh viện đang thăm khám tổng quát bao gồm các hạng mục:

Siêu âm ổ bụng

Đo điện tim

Chụp X- Quang

Xét nghiệm máu: Glucose, Ure, Creatinin, Acid Uric, Công thức máu, Viêm gan B, Viêm gan C, men gan, Nước tiểu, Mỡ trong máu.

Chi phí thăm khám tổng quát tại bệnh viện phụ thuộc vào hạng mục mà khách hàng lựa chọn, cũng như yêu cầu mà bác sĩ chỉ định. Thông thường, chi phí thăm khám tổng quát tại bệnh viện có giá dao động từ 1.200.000 VNĐ – 1.500.000 VNĐ.

Khám Nam Khoa Ở Bệnh Viện Đại Học Y Dược Có Tốt Không?

Khám nam khoa ở bệnh viện Đại Học Y Dược có tốt không?

   1. Khám nam khoa có lợi ích gì?

  Các bác sĩ chuyên khoa đều khuyên nam giới nên đi khám nam khoa định kỳ mỗi năm, ít nhất là 1 năm 1 lần vì việc làm này mang lại rất nhiều lợi ích. Tiêu biểu như:

   ✪ Chủ động bảo vệ sức khỏe sinh sản

Khám nam khoa định kỳ là cách bảo vệ sức khỏe nam giới tốt nhất

  Cho nên, đi khám nam khoa sẽ giúp nam giới phát hiện bệnh sớm và có hướng chữa trị kịp thời trước khi bệnh phát triển nặng. Qua đó cũng giúp bạn chủ động bảo vệ sức khỏe sinh sản cũng như bảo vệ hạnh phúc của gia đình và bản thân tốt nhất.

   ✪ Nắm rõ tình trạng sức khỏe, có biện pháp phòng tránh hiệu quả

  Việc thăm khám khoa định kỳ sẽ giúp nam hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe cũng như đưa ra những hướng cải thiện phòng tránh tốt hơn. Nếu thấy có dấu hiệu cảnh báo chức năng sinh lý giảm sút thì chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống khoa hợp, nghỉ ngơi hợp lý và thay đổi thói quen sinh hoạt cũng có thể cải thiện được.

  Hơn nữa, việc nắm rõ tình trạng sức khỏe sinh sản của mình cũng giúp nam giới tự tin hơn trong chuyện chăn gối. Tránh tâm trạng lo sợ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

   ✪ Tiết kiệm được thời gian và chi phí

  Trên thực tế chi phí và thời gian bạn bỏ ra cho một lần đi khám nam khoa chỉ là 1/10 thậm chí 1/100 so với chi phí và thời gian cần cho việc điều trị khi phát hiện bệnh đang mắc phải quá muộn.

Tiết kiệm chi phí khi khám nam khoa phát hiện bệnh sớm

  Nếu phát hiện bệnh sớm việc điều trị sẽ dễ dàng, ít đau đớn, hạn chế khả năng tái phát thấp hơn so với việc chữa trị khi bệnh đã nghiêm trọng. Chưa kể, có những trường hợp có dấu hiệu mắc bệnh chần chừ không đi khám sớm dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa đến cả tính mạng.

   Vì vậy, có thể khẳng định việc khám nam khoa định kỳ hoặc khi phát hiện có dấu hiệu mắc bệnh là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, kết quả khám nam khoa có tốt không còn tùy vào cơ sở thực hiện. Cho nên, nam giới cũng chú trọng sáng suốt lựa chọn những cơ sở y tế chất lượng uy tín để khám nam khoa.

   2. Khám nam khoa ở bệnh viện Đại Học Y Dược có tốt không?

Bệnh viện Đại học Y Dược luôn trong tình trạng quá tải

  Nhưng bên cạnh mặt chất lượng thì vì là bệnh viện công, số lượng bệnh nhân đến điều trị bệnh tim mạch rất đông mỗi ngày nên cũng khó tránh khỏi những bất cập thường gặp. Cụ thể như tình trạng phải chờ đợi lâu, thủ tục hồ sơ đăng kí khám và phẫu thuật rườm rà đi lại nhiều tốn thời gian. Và đặc biệt, vì bệnh nhân luôn quá tải nên thời gian thăm khám với bác sĩ sẽ rất ngắn, khó đảm bảo được tư vấn hướng dẫn cụ thể.

Trung Tâm Tư Vấn Sức Khỏe có cơ sở hạ tầng khang trang

  Hiện nay, Trung Tâm Tư Vấn Sức Khỏe là địa chỉ khám nam khoa hiệu quả, đáng tin cậy nhất trong khu vực TPHCM. Sở dĩ nhận được nhiều đánh giá tốt từ phía bệnh nhân vì phòng khám hội tụ được nhiều ưu điểm của một phòng khám chuẩn tiêu chuẩn quốc tế:

   ➤ Bác sĩ có kỹ năng chuyên môn cao, tay nghề cao, từng làm việc tại nhiều bệnh viện lớn và có thời gian tu nghiệp ở nước ngoài nên đảm bảo mang lại kết quả khám điều trị chính xác, hiệu quả nhất cho bệnh nhân.

   ➤ Phòng khám trang bị các thiết bị y tế hiện đại, dụng cụ y tế được được khử trùng sạch sẽ đảm bảo việc thực hiện khám nam khoa an toàn, nhanh chóng cho người bệnh.

   ➤ Phòng khám còn áp dụng nhiều kỹ thuật y khoa hiện đại, công nghệ tiên tiến vào việc khám chữa bệnh những bệnh lý về nam khoa như xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, bệnh xã hội,..

   ➤ Người bệnh còn có cảm giác thoải mái khi đến khám chữa trị tại Trung Tâm Tư Vấn Sức Khỏe vì không gian rộng rãi, thoáng mát và tiện nghi.

Phòng khám có điều kiện y tế hiện đại

   ➤ Hệ thống phòng khám, phòng xét nghiệm, phẫu thuật, phòng hồi sức chuyên biệt được vệ sinh sạch sẽ đảm bảo điều kiện y tế tốt nhất cho người bệnh.

   ➤ Tất cả chi phí cũng được minh bạch rõ ràng, thông báo cụ thể mức giá điều trị cho từng trường hợp để người bệnh lựa chọn.

   ➤ Ngoài ra, phòng khám còn đáp ứng tốt các dịch vụ hiện đại như tư vấn chăm sóc qua điện thoại, các kênh online, đặt lịch hẹn trước, chọn bác sĩ thăm khám, thời gian linh hoạt từ 8h – 20h tất cả các ngày kể cả lễ tết.

  Vì vậy, Trung Tâm Tư Vấn Sức Khỏe có thể đảm bảo các điều kiện y tế tốt nhất giúp bạn thực hiện khám nam khoa hiệu quả, nhanh chóng.

  Nếu vẫn còn thắc mắc gì thêm bạn có thể nhấp vào tư vấn bên dưới, các bác sĩ trực tuyến của chúng tôi sẽ giải đáp tận tình cho bạn!

 

Hướng Dẫn Khám Bệnh Tại Bệnh Viện Đại Học Y Dược Tphcm

Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM được xem là một trong những nơi khám chữa bệnh uy tín và chất lượng trên cả nước, nơi tập trung nhiều đội ngũ y bác sĩ đầu ngành vừa làm công việc nghiên cứu – giảng dạy vừa ứng dụng vào thực tiễn. Hiện có 3 cơ sở khám chữa bệnh:

Cơ sở 1: Đa khoa – 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TPHCM

Cơ sở 2: Đa khoa – 201 Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, TPHCM

Cơ sở 3: Y học Cổ truyền – 21B Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận, TPHCM

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho anh/chị tất cả những điều cần biết khi đến khám bệnh tại bệnh viện Đại học Y dược TPHCM cơ sở 1 (215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TPHCM).

Bệnh viện đại học y dược TPHCM cơ sở 1

I. Di chuyển

Từ bến xe Miền Đông đến bệnh viện Đại học Y dược: khoảng cách từ 11 đến 13 km. Đường đi ít kẹt xe và ngắn nhất là: bến xe Miền Đông – Đinh Bộ Lĩnh – Điện Biên Phủ – Võ Thị Sáu – Ba Tháng Hai – Nguyễn Kim – Hồng Bàng. Nếu chọn phương tiện là xe ôm thì anh/chị nên trả giá khoảng 80 đến 100 nghìn, đi trong 25 đến 30 phút là đến nơi. Nếu phương tiện là Taxi thì chi phí khoảng 200 nghìn, thời gian mất khoảng 30 phút. Đối với xe Buýt thì anh/chị chọn tuyến xe Buýt số 14, mỗi 12 phút là có 1 chuyến, thời gian đi đến bệnh viện bằng xe Buýt khoảng 1 tiếng 10 phút. Trong trường hợp anh/chị muốn đi từ bệnh viện quay lại bến xe Miền Đông thì đi theo tuyến xe Buýt số54 và số 8.

Từ bến xe Miền Tây đến bệnh viện Đại học Y dược: khoảng cách tầm từ 6 đến 7 km. Nếu chọn phương tiện là xe ôm thì anh/chị nên trả giá khoảng 30 đến 50 nghìn, đi trong 15 phút là đến nơi. Nếu phương tiện là Taxi thì chi phí khoảng 100 nghìn, thời gian mất khoảng 20 phút. Đối với xe Buýt thì anh/chị chọn tuyến xe Buýt số 10, mỗi 10 phút là có 1 chuyến, thời gian đi đến bệnh viện bằng xe Buýt khoảng 40 phút. Để đi ngược lại từ bệnh viện đến bến xe Miền Tây, anh/chị chọn tuyến xe Buýt số 14 tại phía trước cổng bệnh viện. Với anh/chị nào đi đến bến xe Miền Tây bằng xe khách Mai Linh, thì nhà xe có xe trung chuyển miễn phí đến bệnh viện luôn.

Từ những nơi khác đến bệnh viện Đại học Y dược và ngược lại: chúng tôi chỉ gợi ý đối với phương tiện di chuyển là xe Buýt, vui lòng xem hình ảnh bên dưới để biết các tuyến xe Buýt có đi qua bệnh viện (ngay trước cổng bệnh viện có trạm xe Buýt).

Sơ đồ lộ trình tuyến xe Buýt số 6 đi qua bệnh viện đại học y dược cơ sở 1 Các tuyến xe buýt đi ngang qua bệnh viện đại học y dược tphcm cơ sở 1

II. Thời gian khám bệnh tại bệnh viện Đại học Y dược

Thứ 2 đến thứ 6: từ 5h sáng đến 4h30 chiều

Thứ 7: 5h sáng đến 11h30

Chủ nhật: nghỉ

Lưu ý: Khoảng thời gian từ 5h đến 6h30 sáng, bệnh viện chỉ tiếp nhận đăng ký khám bệnh khu A, gặp bác sĩ tư vấn cận lâm sàng khu B, thu ngân tại khu B, làm các xét nghiệm tại khu B. Tất cả các dịch vụ còn lại anh/chị phải đợi đến 6h30 sáng mới bắt đầu.

III. Các bước thực hiện khám bệnh ban đầu

Trước tiên chúng tôi giải thích cho anh/chị khái niệm “Cận lâm sàng” là gì? Vì anh/chị sẽ gặp khái niệm này rất nhiều khi đi khám bệnh.

Cận lâm sàng: là việc áp dụng các phương tiện, kỹ thuật vào việc chuẩn đoán và điều trị cho người bệnh, hiểu đơn giản “Cận lâm sàng” là đi làm các xét nghiệm (máu, nước tiểu, đàm…), chuẩn đoán hình ảnh (X quang, CT, MRI, siêu âm…), nội soi, điện tim, điện não…tấc cả những dịch vụ gì mà có sự hỗ trợ của phương tiện, kỹ thuật.

Nếu anh/chị cần gửi xe vào lúc 4h sáng thì đi ra phía sau bệnh viện để gửi vào các nhà xe chung cư (bên hông trái của bệnh viện là đường Đặng Thái Thân, đi thẳng vào sẽ gặp đường Mạc Thiên Tích, phía sau này có nhiều chung cư). Các nhà xe xung quanh bệnh viện Đại học Y dược thì 4h30 mới bắt đầu cho gửi.

Cơ sở 1 có 3 khu khám bệnh: khu A, B, C. Tuy nhiện, hiện nay khu C đã đóng vì vậy chỉ con 2 khu là khu A và khu B. Trên đường Hồng Bàng có 2 cổng là cổng số 1 (luôn đóng và chỉ mở khi có sự kiện lớn) và cổng số 2 (được xem là cổng chính), anh/chị hãy đi thẳng vào cổng số 2 này.

Ngôi sao màu xanh ở khu B (từ cổng chính đi thẳng vào 15m, anh/chị thấy cái bàn hướng dẫn bên tay trái, có các anh bảo vệ ngồi trực).

Ngôi sao màu xanh ở khu A (từ cổng chính đi thẳng vào 7m rồi quẹo phải 5m, thấy bàn hướng dẫn có anh bảo vệ ngồi trực)

Bàn hướng dẫn ghi thông tin khám bệnh tại khu B và khu A có anh bảo vệ ngồi trực

Sau khi vào cổng, hãy đến 1 trong 2 nơi này (thấy nơi nào ít người hơn thì đến), anh/chị lấy phiếu màu vàng trên bàn và đền thông tin cá nhân của mình vào (trên bàn có sẵn bút).

Phiếu màu vàng ghi thông tin khám bệnh

Anh/chị điền đẩy đủ thông tin cá nhân của mình vào phiếu trên. Nếu xác định dùng Bảo hiểm y tế thì đánh dấu vào ô “Có mang theo BHYT”, trong trường hợp có giấy chuyển viện từ bệnh viện khác đến thì đánh dấu vào ô “Có mang theo giấy chuyển viện”.

Một việc rất quan trọng tiếp theo là anh/chị cần xác định mình khám ” cận lâm sàng” hay ” khám chuyên khoa “?

Khám “chuyên khoa“: anh/chị có các triệu chứng bệnh và muốn gặp bác sĩ chuyên môn tương ứng khám và chuẩn đoán cho mình. Trong một số trường hợp, anh/chị có thể yêu cầu khám nhiều chuyên khoa nếu cần thiết. Ví dụ: khám Thần kinh, khám Dạ dày, Tai-mũi-họng, Ung bướu, Xương khớp… Theo đó, anh/chị sẽ điền vào phiếu ghi thông tin bệnh nhân dòng “Đăng ký khám chuyên khoa” là liệt kê chuyên khoa mình muốn khám. Có thể từ ngữ anh/chị ghi không chính xác tên chuyên khoa, nhưng nhân viên tiếp nhận bệnh tại bệnh viện Đại học Y dược sẽ điều chỉnh lại cho chính xác sau khi trao đổi với anh/chị.

Sau khi xác định được mình muốn khám “cận lâm sàng” hay “chuyên khoa” rồi, thì anh/chị sẽ thực hiện tiếp bước sau:

Nếu khám “cận lâm sàng“: lấy số thứ tự gặp bác sĩ tư vấn chỉ định cận lâm sàng tại bàn hướng dẫn đó luôn (phải xếp hàng lấy số thứ tự nếu tại bàn hướng dẫn có đông người. Đôi khi bàn hướng dẫn khu A không phát số thứ tự chỉ định cận lâm sàng thì anh/chị chuyển sang bàn hướng dẫn ở khu B). Sau khi có số thứ tự, anh/chị đi đến vị trí tư vấn chỉ định khám cận lâm sàng như trên bản đồ để chờ gặp bác sĩ (trong trường hợp ít người khám thì các anh bảo vệ tại bàn hướng dẫn chỉ anh/chị vào thẳng phòng đó để gặp bác sĩ luôn mà không cần lấy số thứ tự). Ngồi chờ đến số thứ tự của mình (nhìn vào bảng điện tử hiển thị số thứ tự phía trước phòng, nhớ chú ý là ở bệnh viện Đại học Y dược không sử dụng loa thông báo số thứ tự), vào đưa số thứ tự và phiếu ghi thông tin bệnh nhân để được tư vấn khám cận lâm sàng. Ở phòng này, có 2 bàn tư vấn, mỗi bàn gồm 1 bác sĩ và 1 nhân viên. Bác sĩ sẽ hỏi anh/chị đang bị triệu chứng gì, muốn khám gì…từ đó tư vấn cho anh/chị các cận lâm sàng cần khám. Anh/chị có thể đồng ý hoặc yêu cầu bỏ đi một số cận lâm sàng nào đó. Cuối cùng, bác sĩ sẽ liệt kê các cận lâm sàng mà anh/chị cần khám trong phiếu “chỉ định cận lâm sàng” (có kèm theo giá tiền của mỗi cận lâm sàng và tổng chi phí). Anh/chị cầm phiếu chỉ định cận lâm sàng này đến nộp vào rổ theo quy định của quầy thu ngân trong phòng đó luôn (nếu quầy thu ngân này đông người thì ra bên ngoài tìm quầy thu ngân khác…xem bản đồ để rõ vị trí của các quầy thu ngân) và chờ gọi tên lên đóng tiền (số tiền như trong phiếu chỉ định cận lâm sàng). Sau khi đóng tiền xong, thu ngân sẽ trả lại anh/chị phiếu chỉ định cận lâm sàng này cùng với các biên lai thu tiền (màu đỏ) để anh/chị tiến hành thực hiện các cận lâm sàng sau đó.

Nếu khám “chuyên khoa“: không cần lấy số thứ tự gì cả mà đi đến vị trí đăng ký khám chuyên khoa như trên bản đồ (khu A – từ quầy 01 đến 14). Xem quầy nào ít người nhất để xếp hàng và chờ đến lượt của mình (chú ý: những quầy đầu là giành cho người ưu tiên như phụ nữ có thai, người lớn tuổi…). Đưa cho nhân viên tại quầy này phiếu ghi thông tin khám bệnh, họ sẽ trao đổi thêm với anh/chị để chỉ định đúng chuyên khoa cần khám (có thề một hoặc nhiều chuyên khoa). Tại đây, anh/chị phải nộp 100 ngàn đồng cho mỗi chuyên khoa mà anh/chị cần khám (2 chuyên khoa thì 200 ngàn…). Sau khi đóng tiền, với mỗi chuyên khoa, anh/chị sẽ nhận được một biên lai thu tiền trên đó có số thứ tự khám chuyên khoa, phòng khám số mấy. Cầm biên lai có số thứ tự này đi đến các phòng khám chuyên khoa tương ứng để chờ đến lượt mình (xem trên bảng điện tử hiển thị số thứ tự trước mỗi phòng khám) và vào gặp bác sĩ chuyên khoa. Tại đây, bác sĩ sẽ khám cho anh/chị dựa vào các triệu chứng và các kết quả cận lâm sàng mà anh/chị thực hiện trước đó (nếu có). Vì vậy, nên chú ý khi đi khám phải mang theo hết các kết quả cận lâm sàng mà mình đã thực hiện trước đó. Từ đó, bác sĩ có thể chuẩn đoán bệnh và kê toa luôn nếu đủ cơ sở hoặc thường sẽ yêu cầu anh/chị thực hiện một số cận lâm sàng nào đó cần thiết cho anh/chị. Nếu chỉ chuẩn đoán và kê toa luôn thì anh/chị đơn giản là tìm trên bản đồ vị trí của nhà thuốc để mua và xem như kết thúc việc khám bệnh ở đây (với trường hợp có BHYT, vui lòng xem chỉ dẫn cuối bài viết). Còn nếu bác sĩ chỉ định cho anh/chị thực hiện cận lâm sàng (thông qua phiếu “chỉ định cận lâm sàng”) thì anh/chị cầm phiếu chỉ định cận lâm sàng này đem đến các quầy thu ngân (xem vị trí trên bản đồ – tầng nào, khu nào cũng có) và nộp vào để được gọi tên lên đóng tiền. Sau đó, nhận lại phiếu chỉ định cận lâm sàng cùng với các biên lai thu tiền (màu đỏ) để tiến hành thực hiện các cận lâm sàng sau đó.

Mẫu phiếu chỉ định cận lâm sàng (dùng cho cả khám “cận lâm sàng” và khám “chuyên khoa”) Biên lai thu tiền khám chuyên khoa – ở hình trên là chuyên khoa Tổng quát (chú ý trên phiếu có ghi Phòng khám nào, số thứ tự, thời gian dự kiến được khám) Biên lai thu tiền thực hiện các cận lâm sàng (từ 01 phiếu chỉ định cận lâm sàng, Thu ngân sau khi thu tiền xong sẽ in ra biên lai cho từng cận lâm sàng khác nhau và đưa lại cho anh/chị)

Chú ý: Nếu anh/chị muốn khám chuyên khoa với 01 bác sĩ cụ thể nào đó mà anh/chị mong muốn, vui lòng xem ” lịch khám bệnh của y bác sĩ tại bệnh viện Đại học Y dược TpHCM ” để đi đúng thời gian mà bác sĩ đó có lịch khám. Đồng thời, khi đăng ký khám chuyên khoa (khu A – từ quầy 01 đến 14), anh/chị phải đọc tên y bác sĩ muốn khám và yêu cầu cho khám bác sĩ này, nhân viên bệnh viện sẽ chỉ định chính xác phòng khám mà y bác sĩ đó đang trực.

IV. Vị trí thực hiện cận lâm sàng và phòng khám chuyên khoa tại bệnh viện Đại học Y dược

Vị trí thực hiện cận lâm sàng

Xét nghiệm máu nước tiểu: Lầu 01 khu A hoặc Tầng trệt khu B

Siêu âm tim: Lầu 01 khu A

Đo điện tim: Lầu 01 khu A

Đo điện cơ, điện não: Lầu 01 khu A

Nội soi dạ dày: Lầu 1 khu A

Siêu âm tổng quát: Quầy tiếp nhận Siêu âm Tầng trệt khu A hoặc Lầu 1 khu A

Chụp X – Quang: Quầy tiếp nhận X – Quang Tầng trệt khu B hoặc Tầng trệt khu A

CT Scan: Quầy tiếp nhận CT Scan Tầng trệt khu A

MRI: Quầy tiếp nhận MRI Tầng trệt khu A

Nội soi đại, trực tràng: Tầng trệt khu B

Đo chức năng hô hấp: Trong phòng khám Hô hấp tầng trệt khu B

Test lẩy da: Trong phòng khám Dị ứng – Miễn dịch tầng trệt khu B

Test hơi thở: Phòng khám Phổi (phòng 30), Lầu 01 khu A

Để dễ dàng hơn cho việc tìm kiếm vị trí, chúng tôi cung cấp bản đồ vị trí như bên dưới:

Tiêu hóa: phòng khám 04, 05 và từ phòng 11 đến 16 Lầu 01 khu A

Tạo hình thẩm mỹ, chăm sóc da: phòng khám 16 đền 2o Lầu 01 khu A

Tai mũi họng: phòng khám 06 đến 10 Lầu 01 khu A

Nam khoa: phòng 01 Lầu 01 khu A

Tiết niệu: phòng 02 và 03 (buổi sáng) Lầu 01 khu A

Đau mãn tính: phòng 02 (buổi chiều) Lầu 01 khu A

Chỉnh hình Xương khớp: phòng 41 đến 43 Lầu 01 khu A

Nội Thận: Phòng 27 Lầu 01 khu A

Lồng ngực mạch máu: phòng 28 và 29 Lầu 01 khu A

Phổi: phòng 30 Lầu 01 khu A

Da liễu: phòng 31 Lầu 01 khu A

Y học gia đình: phòng 37 và 38 Lầu 01 khu A

Nội tiết: phòng 39 và 40 Lầu 01 khu A

Thần kinh: phòng 21 đến 26 Lầu 01 khu A

Tổng quát: phòng 32 đến 36 Lầu 01 khu A

Lão khoa (khám cho người già): Tẩng trệt khu B

Hô hấp: Tầng trệt khu B

Tâm lý: Tầng trệt khu B

Tim mạch: phòng 46 đến 49 Tầng trệt khu B

Ngoại Tim mạch: phòng 50 Tầng trệt khu B

Vú: phòng 74 và 75 Lầu 01 khu B

Viêm gan: phòng 66 đến 69 Lầu 01 khu B

Mắt: phòng 72 và 73 Lầu 01 khu B

Và 1 số chuyên khoa khác (vui lòng xem trên bản đồ vị trí ở trên)

Anh/chị có thể xem bản đồ vị trí ở trên để thấy cụ thể các phòng khám mà mình cần tìm nằm ở đâu.

Một lần nữa, anh/chị nên đọc lại thời gian khám bệnh của bệnh viện Đại học Y dược ở trên nếu anh/chị đến sớm. Phải đến 6h30 thì các dịch vụ cận lâm sàng và các phòng khám chuyên khoa ở khu A mới bắt đầu ( đăng ký khám chuyên khoa thì từ 5h), vì vậy khoảng thời gian từ 5h đến 6h30 chúng ta nên dùng các dịch vụ bên khu B (nếu có). Anh/chị có thể tuy chọn vị trí thực hiện cận lâm sàng nếu chúng có nhiều nơi thực hiện (vd: xét nghiêm có 2 nơi, siêu âm có 2 nơi…), tuy nhiên, theo kinh nghiệm, trừ khi bị yêu cầu thực hiện tại khu khác, anh/chị nên chọn khu A (nếu sau 6h30) vì là khu mới và có nhiều trang thiết bị hiện đại.

V. Quy trình thực hiện cận lâm sàng

Trên biên lai thu tiền của Siêu âm Tim có số thứ tự là 42 và thực hiện tại phòng Siêu âm 1 (trong phòng Siêu âm có nhiều phòng nhỏ…) Trên biên lai thu tiền của Xét nghiệm có số thứ tự là 353, tại phòng Xét nghiệm khu A

Ngồi chờ tại các phòng thực hiện cậm lâm sàng cho đến lượt mình (xem số thứ tự hiển thị trên bảng điện trước mỗi phòng thực hiện cận lâm sàng), anh/chị cầm biên lai cùng số thứ tự này vào đúng phòng mình được chỉ định và đưa cho y bác sĩ trong phòng đó, sau đó tiến hành thực hiện cận lâm sàng.

Một kinh nghiêm quý báu là nếu phải làm nhiều cận lâm sàng, thì anh/chị nên lần lượt nộp hết tất cả các biên lai vào các phòng thực hiện tương ứng và nhận lại hết các số thứ tự thực hiện cho mỗi cận lâm sàng (không nên nộp 01 nơi rồi làm xong sau đó mới đi qua nơi khác). Sau đó, xem xét cận lâm sàng nào gần đến lượt mình thực hiện nhất thì ưu tiên ngồi chờ ở phòng cận lâm sàng đó và thực hiện trước , và cứ thế tiếp tục lần lượt cho đến khi hết. Có thể trong quá trình thực hiện cận lâm sàng này thì cận lâm sàng khác đã đến lượt mình. Không sao cả, sau đó anh/chị cứ vào gặp y bác sĩ phòng cận lâm sàng đó và xuất trình biên lai và số thứ tự bị qua lượt đó, họ sẽ bố trí cho anh/chị ngay sau vài người.

Sau khi thực hiện xong cận lâm sàng, y bác sĩ tại phòng đó sẽ trả lại biên lai đồng thời ghi vào đó thời gian dự kiến lấy kết quả để anh/chị biết. Mặc định nơi lấy kết quả là tại bàn tiếp nhận của phòng thực hiện cận lâm sàng đó (nơi anh/chị nhận số thứ tự thực hiện), một số ít trường hợp lấy tại nơi khác thì sẽ được ghi trên biên lai.

Hẹn 9h trả kết quả Siêu âm (tại bàn tiếp nhận trong phòng Siêu âm) Hẹn 11h10 lấy kết quả Xét nghiệm tại Phòng khám Tổng quát

Đúng khoảng thời gian này, anh/chị đến các phòng tương ứng nghe đọc tên và xuất trình biên lai để nhận lại kết quả thực hiện cận lâm sàng đã thực hiện.

Lưu ý là đối với Xét nghiệm máu, nước tiểu, phân, đàm thì khi Thu ngân đưa biên lai thu tiền cho anh/chị đã có sẵn trên đó số thứ tự và nơi khám (như hình trên), anh/chị ko cần nhận số thứ tự từ bàn tiếp nhận nữa, mà chỉ cần ngồi chờ đến lượt mình và vào phòng xét nghiệm, nộp giấy chỉ định và biên lai thu tiền cho nhân viên kiểm tra và sau đó nhận lại từ họ. Vào khu vực các bàn lấy mẫu để lấy máu nếu xét nghiệm máu. Riêng đối với xét nghiệm nước tiểu, phân, đàm thì anh/chị nhận được lọ chứa và cầm vào nhà vệ sinh để lấy mẫu và nộp lại tại bàn lấy mẫu. Đối với biên lai có ghi “Hẹn trả kết quả tại phòng khám” thì anh/chị sẽ nhận kết quả tại phòng khám (đối với khám chuyên khoa). Một số trường hợp ghi “Hẹn giờ trả kết quả” thì nhận kết quả tại phòng xét nghiệm này.

Thời gian chờ kết quả đối với các cận lâm sàng trung bình từ 30 phút đến 1h đồng hồ, riêng đối với Xét nghiệm thì lâu hơn (máu, nước tiểu, phân, đàm) khoảng 3h đồng hồ nên anh/chị cố gắng sắp xếp làm Xét nghiệm trước.

Trong các cận lâm sàng, thời gian thực hiện Siêu âm là lâu nhất (đông người chờ nhất) vì cận lâm sàng này thường ai cũng thực hiện. Thời gian nhận được số thứ tự cho đến khi đến lượt mình vào Siêu âm tương đối lâu nên anh/chị có thể xem xét làm các cận lâm sàng khác trong lúc này.

Muốn biết chi phí của từng cận lâm sàng, anh/chị có thể tham khảo bài viết ” bảng giá dịch vụ cận lâm sàng của bệnh viện Đại học Y dược TpHCM “

VI. Các bước cuối cùng hoàn tất việc khám bệnh

VII. Trường hợp có sử dụng Bảo Hiểm Y Tế tại bệnh viện Đại học Y dược

Các bước thực hiện cũng giống như trường hợp không sử dụng BHYT, thực hiện như những gì trong bài viết hướng dẫn, chỉ cần chú ý thêm các vấn đề bên dưới:

Nếu chỉ đăng ký khám cận lâm sàng (không khám chuyên khoa), đồng nghĩa với việc anh/chị không có toa thuốc thì anh/chị không thể sử dụng BHYT.

Sau khi có toa thuốc từ bác sĩ chuyên khoa, phải xác nhận và thanh toán BHYT tại quầy BHYT (ngay khu đăng ký khám chuyên khoa Tầng trệt khu A, quầy 15 đến quầy 20). Hồ sơ thanh toán BHYT bao gồm (nộp bản photo – gần ngay đó có sẵn quầy photo): thẻ BHYT (đúng tuyến), giấy tờ tùy thân có ảnh đóng dấu giáp lai như CMND hay bằng lái xe, toa thuốc, các biên lai thực hiện cận lâm sàng (nếu có).

Lãnh thuốc tại nhà thuốc BHYT Tầng trệt khu B.

VIII. Tái khám

Theo lịch tái khám của bác sĩ chuyên khoa trước đó, anh/chị đến khu đăng ký khám chuyên khoa xuất trình sổ khám bệnh (có đơn thuốc) trước đó và yêu cầu tái khám. Nhân viên tiếp nhận bệnh tại bệnh viện Đại học Y dược vẫn sẽ thu tiền phí khám là 100 ngàn đồng cho 01 chuyên khoa và sắp xếp cho anh/chị tái khám đúng bác sĩ mà anh/chị đã khám trước đó (trương trường hợp đặc biệt, không có bác sĩ đó thì anh/chị sẽ được cho khám bác sĩ khác). Anh/chị sẽ nhận được số thứ tự và tiếp tục làm theo quy trình ở trên trong bài viết.

Trong một số trường hợp, bác sĩ chuyên khoa có chỉ định các cận lâm sàng khi tái khám (trong lần khám bệnh trước) thì anh/chị mang giấy chỉ định cận lâm sàng này đi đóng tiền tại Thu ngân (không cần qua khâu gặp bác sĩ tư vấn cận lâm sàng) và thực hiện xong các hết các cận lâm sàng sau đó mới đăng ký khám chuyên khoa và vào gặp bác sĩ tái khám.

IX. Một số lưu ý quan trọng khi khám chữa bệnh tại bệnh viện Đại học Y dược TPHCM

Nếu đã đóng tiền thực hiện cận lâm sàng rồi, nhưng vì một lý do gì đó, anh/chị ko muốn thực hiện thì có thể hoàn tiền lại được: đến quầy số 05, khu Thu Ngân, Tầng trệt khu B (ngay bàn hướng dẫn ghi thông tin bệnh nhân) và làm theo hướng dẫn của nhân viên tại quầy.

Nếu muốn lấy hóa đơn đỏ (thanh toán cho công ty, lấy lại tiền từ một số bảo hiểm dịch vụ…) thì đến quầy 06,07,08 khu Thu Ngân, Tầng trệt khu B đưa các biên lai.

Nếu thực hiện nhiều cận lâm sàng, thì cần phải chịu khó di chuyển qua lại giữa các phòng để “canh” phòng nào gần đến lượt mình mà thực hiện.

Cập nhật thông tin chi tiết về Khám Trái Tuyến Ở Bệnh Viện Đại Học Y Dược Tphcm Có Được Thanh Toán Không? trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!