Xu Hướng 3/2023 # Khám Kháng Sinh Toàn Thân Ở Đâu # Top 5 View | Sept.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Khám Kháng Sinh Toàn Thân Ở Đâu # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Khám Kháng Sinh Toàn Thân Ở Đâu được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

kiến thức về bệnh

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ SƠ SINH NON THÁNG

I. ĐỊNH NGHĨA

* Sơ sinh non tháng khi tuổi thai dưới 37 tuần.

* Đặc điểm và các yếu tố nguy cơ của trẻ sơ sinh non tháng:

1. Công việc chẩn đoán a. Hỏi

* Ngày kinh cuối của mẹ.

* Tiền sử khám và siêu âm thai (độ chính xác cao trước 20 tuần tuổi).

b. Khám lâm sàng

* Đánh giá tuổi thai: đánh giá mức độ trưởng thành về hình dạng và thần kinh cơ (xem bảng đánh giá tuổi thai theo Thang điểm NEW BALLARD).

* Đánh giá cân nặng – tuổi thai (dựa trên Biểu đồ Lubchenco).

* Đánh giá biểu hiện của các yếu tố nguy cơ:

– Hạ thân nhiệt.

– Hạ đường huyết.

– Hạ huyết áp.

– Suy hô hấp.

– Vàng da.

– Nhiễm trùng.

– Viêm ruột hoại tử.

c. Đề nghị xét nghiệm

* Phết máu ngoại biên, CRP nếu lâm sàng nghi ngờ nhiễm trùng.

* Dextrostix.

* Ion đồ máu nên kiểm tra đối với trẻ có triệu chứng thần kinh hoặc trẻ dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch.

* Bilirubin, nhóm máu mẹ con nếu trẻ có vàng da.

* X-quang phổi nếu có suy hô hấp.

* Siêu âm não nên thực hiện cho tất cả trẻ non tháng.

2. Chẩn đoán

Chẩn đoán trẻ non tháng cần cho biết 3 yếu tố:

* Non tháng: tuổi thai < 37 tuần.

* Cân nặng: phù hợp tuổi thai; nhẹ cân so với tuổi thai.

* Bệnh kèm theo: suy hô hấp bệnh màng trong, hạ huyết áp, nhiễm trùng, vàng da, hạ đường huyết, hạ thân nhiệt, viêm ruột hoại tử, dị tật bẩm sinh.

III. ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc

* Ổn định các yếu tố nguy cơ: ổn định thân nhiệt, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, cung cấp đủ dinh dưỡng.

* Điều trị bệnh kèm: suy hô hấp, hạ huyết áp, vàng da, nhiễm trùng.

* Tầm soát các vấn đề của trẻ non tháng.

Mốc thời gian tầm soát các vấn đề của trẻ sanh non:

* Lần khám đầu ngay sau sanh vài giờ: dấu hiệu cấp cứu, suy hô hấp, ngạt, dị tật bẩm sinh nặng.

* Đến sau N4: còn ống động mạch, vàng da.

* Đến N7 – 10: chức năng thận, viêm ruột hoại tử, xuất huyết não màng não, còn ống động mạch.

* Đến N 14 – 21: đánh giá tăng cân.

* Đến tháng 1: bệnh phổi mạn, bệnh lý võng mạc, thiếu máu, tăng cân.

* Xuyên suốt thời gian nằm viện: nhiễm trùng bệnh viện.

2. Ổn định các yếu tố nguy cơ 2.1. Kiểm soát thân nhiệt

* Giúp duy trì nhiệt độ môi trường, độ ẩm thích hợp: lồng ấp/giường sưởi ấm (radiant warmer). Phương pháp bà mẹ Kangaroo cho trẻ ổn định.

* Chỉ định nằm lồng ấp:

– Trẻ non tháng có cân nặng < 1700 g.

– Trẻ bệnh lý có thân nhiệt không ổn định.

* Chỉ định nằm giường sưởi ấm: giống chỉ định nằm lồng ấp + cần nhiều can thiệp (giúp thở, hút đờm nhớt thường xuyên, thay máu,…).

2.2. Hạn chế nhiễm trùng

* Bảo đảm vô trùng các kỹ thuật chăm sóc trẻ, rửa tay, thuờng xuyên thay đổi, sát trùng lồng ấp, máy giúp thở (mỗi 48 – 72 giờ). Hạn chế tiếp xúc trẻ; hạn chế thủ thuật xâm lấn.

2.3. Dinh dưỡng

Nhu cầu năng lượng: 130-150 Kcal/kg/ngày giúp tốc độ tăng cân đạt 15-20g/kg/ngày (đủ tháng 15-30 g/ngày). Trong tuần lễ đầu sau sanh, trẻ non tháng có thể sụt cân sinh lý 5-15% (đủ tháng: 5-10%).

Chọn phương pháp dinh dưỡng:

* Dinh dưỡng đường tĩnh mạch: rất nhẹ cân < 1250g, các bệnh lý nội khoa giai đoạn nặng chưa thể nuôi ăn qua đường miệng (suy hô hấp nặng, xuất huyết tiêu hóa,.); hoặc bệnh lý đường tiêu hóa mắc phải hoặc bẩm sinh (viêm ruột hoại tử; thủng dạ dày, ruột; tắc tá tràng, teo ruột non, teo thực quản.).

* Dinh dưỡng qua tiêu hóa: là phương pháp sinh lý nhất, trong trường hợp phải dinh dưỡng tĩnh mạch cần sớm chuyển qua đường miệng ngay khi có thể.

* Sữa mẹ giảm nguy cơ viêm ruột hoại tử ở trẻ non tháng, khi không có sữa mẹ nên chọn các loại sữa thích hợp dành cho trẻ non tháng cho đến khi trẻ đạt 37 tuần tuổi.

* Cách cho sữa/dịch truyền dựa theo cân nặng:

Bảng tham khảo 1. Lượng sữa/dịch truyền cho trẻ non tháng/nhẹ cân không bị bệnh nặng (WHO)

Bảng tham khảo 2. Lượng sữa/dịch truyền cho trẻ non tháng/nhẹ cân bệnh

ly (WHO):

(a) Xem phần dinh dưỡng TM

* Các cữ ăn đầu tiên cho sữa non.

* Các cữ sau (sau 12 -24 giờ kể từ lúc bắt đầu cho ăn):

– Sữa mẹ (không bao giờ pha loãng).

– Nếu không có sữa mẹ có thể cho sữa dnh cho trẻ non tháng.

– Nuôi ăn qua ống thông dạ dày:

* Chỉ định:

– Trẻ non tháng dưới 32-34 tuần tuổi (giai đoạn chuyển tiếp sau nuôi ăn tĩnh mạch toàn phần).

– Suy hô hấp.

– Li bì, bú phải gắng sức, bú không đủ lượng sữa/mỗi cữ.

– Lưu ý:

* Cung cấp Vitamin và chất khoáng:

– Chỉ định: trẻ < 2000 g hoặc < 35 tuần tuổi thai. Bổ sung cho trẻ bú mẹ đến khi – ăn dặm hoặc khi dung nạp được 1000 ml sữa công thức/ngày.

– Vitamin E: 5 – 25 đơn vị/ngày cho trẻ non tháng < 1500g trong 4 -6 tuần đầu.

– Sắt: 2 – 6mg/kg sắt cơ bản/ngày cho trẻ có cân nặng < 1800g, bắt đầu lúc 2 – 6 tuần tuổi.

Lưu ý: khi dùng sữa cao năng lượng và protein: không cần bổ sung vitamin.

Tùy theo hàm lượng Fe trong sản phẩm sữa mà bổ sung khi chưa đủ.

3. Điều trị bệnh lý 3.1. Suy hô hấp a. Cơn ngừng thở * Đặc điểm:

– Thường gặp ở trẻ non tháng < 34 tuần tuổi, trong tuần đầu sau sanh.

– Cơn ngừng thở nặng: cơn ngừng thở kéo dài hơn 20 giây, hoặc kèm tím tái, xanh xao, giảm trường lực cơ, chậm nhịp tim (< 100 lầnhút).

* Xử trí:

– Thở CPAP với áp lực thấp 3-4 cm H 2O để duy trì PaO 2 60 – 80 mmHg (SaO 2 90 – 94%).

– Nếu thất bại với CPAP hoặc không có hệ thống CPAP, dùng thuốc kích thích hô hấp nhóm Methylxanthin: Caffein citrate, liều tấn công 20mg/kg (hoặc 10mg/kg Caffein cơ bản) uống hoặc tiêm tĩnh mạch, liều duy trì 5 mg/kg/ngày (2,5mg/kg Caffein cơ bản), bắt đầu cho 24 giờ sau liều tấn công. Hoặc Theophylin hoặc Doxapram cho cơn ngừng thở nặng kháng trị nhưng có thể có tác dụng phụ nguy hiểm như ngộ độc hoặc ảnh hưởng trên tim mạch gây Q-T kéo dài. Liều: Theophylin: 3 – 5 mg/kg/mỗi 8 – 12 giờ (duy trì nồng độ theophyllin trong máu ở mức: 8 -12μg/ml.

– Giúp thở khi không đáp ứng với các biện pháp trên.

– Tránh các động tác gây khởi phát cơn ngừng thở như: hút vùng hầu họng, cho ăn đường miệng, đặt bệnh nhân ở tư thế cổ gập hoặc ngửa quá mức, nhiệt độ môi trường không thích hợp.

b. Bệnh màng trong

* Đặc điểm:

– Suy hô hấp do bệnh màng trong thường gặp ở trẻ non tháng < 28 tuần (60 – 80%); 32 – 36 tuần (15 – 30%).

– Biểu hiện suy hô hấp muộn 48 – 72 giờ sau sanh: thở nhanh, co kéo lồng ngực, cánh mũi phập phồng, tiếng rên thì thở ra, tím tái.

– X-quang phổi: thể tích phổi giảm, hình ảnh mờ lan tỏa có dạng lưới, hạt, air bronchogram.

* Xử trí:

– Sử dụng Surfactant: chỉ định, tiêu chuẩn loại trừ và liều lượng xem bài suy hô hấp sơ sinh.

3.2. Hạ huyết áp a. Đặc điểm

* Trị số huyết áp trung bình của N1 = số tuần tuổi thai của trẻ non tháng; N2 -3: tăng thêm 5 – 7mmHg.

* Trẻ non tháng rất nhẹ cân dễ bị hạ huyết áp trong 24 – 48 giờ đầu sau sanh, sau khi sử dụng surfactant thay thế.

* Các yếu tố ảnh hưởng: ngạt, bệnh màng trong, toan hóa, hạ thân nhiệt, nhiễm khuẩn, mất máu, thiếu dịch.

b. Xử trí: điều trị phải hướng về bệnh nguyên nếu biết được:

* Bù thể tích: khi có biểu hiện thiếu dịch, dùng dung dịch Normal Saline là tốt nhất. Nếu thiếu máu hoặc mất máu truyền hồng cầu lắng. Liều 10 – 20 ml/kg trong 15 – 30 phút. Bù dịch nhiều sẽ làm ống động mạch không đóng hoặc mở ống động mạch thứ phát và làm nặng nề hơn tình trạng suy hô hấp.

* Vận mạch: thường dùng cho trẻ sanh non có hạ huyết áp hơn là bù dịch.

– Dopamin liều 5 – 20 μg/kg/phút.

– Dobutamin liều 5 – 20 μg/kg/phút. (nếu có vấn đề về sức co bóp).

– Epinephrin liều 0,05 – 1 μg/kg/phút (nếu không đáp ứng).

* Steroids: dùng cho trẻ hạ huyết áp kháng trị nặng (tính an toàn dài hạn chưa biết rõ). Cho steroid khi dùng vận mạch đến liều 20 μg/kg/phút mà HA trung bình vẫn giảm nặng < 23 mmHg. Liều Hydrocortison 0,5 – 1 mg/kg (TM)/6 -12 giờ x 2-6 liều, giảm liều dần và ngừng thuốc.

3.3. Vàng da

* Chiếu đèn có chỉ định sớm hơn đối với trẻ non tháng (xem bài vàng da).

* Chiếu đèn phòng ngừa ngay sau sanh đối với tất cả các trường hợp non tháng < 1500 g.

3.4. Bệnh lý võng mạc trẻ non tháng (ROP) a. Đặc điểm

* Do sự rối loạn phát triển của mạch máu võng mạc do ngừng tiến trình tạo mới mạch máu võng mạc, gây bong võng mạc, gây mù.

* Yếu tố ảnh hưởng: non tháng, cung cấp oxy quá dư hay quá thiếu.

b. Xử trí

* Chỉ định tầm soát: trẻ < 1500 g/sanh non < 29 tuần hoặc trẻ 1500 – 2000 g có yếu tố nguy cơ hoặc LS không ổn định; lúc 4 – 6 tuần tuổi hoặc khi tuổi chỉnh được 31 – 33 tuần.

* Điều trị trong vòng 72 giờ sau khi có D xác định và có chỉ định điều trị: dùng Laser quang đông trên các điểm tăng sinh mạch máu võng mạc, để dừng sự phát triển mạch máu qua mức.

3.5. Kém tăng cân và chậm phát triển thể chất a. Đánh giá

* Chậm tăng cân khi: tăng < 15 g/kg/ngày (cho đến 40 tuần tuổi hiệu chỉnh) & tăng < 25 g/kg/ngày (từ 0 – 3 tháng tuổi chỉnh).

* Chậm phát triển thể chất nếu các chỉ số cân nặng, chiều dài, vòng đầu dưới bách phân vị 10 th (dựa vào biểu đồ tăng trưởng cho trẻ non tháng).

* Mốc đánh giá trẻ chậm tăng cân sau sanh: sau sanh 2 tuần cho trẻ rất nhẹ cân; sau sanh 3 tuần cho trẻ cực nhẹ cân.

b. Xử trí

* Tìm và điều trị nguyên nhân khác làm chậm tăng cân.

* Dinh dưỡng:

– Trẻ đang ăn sữa mẹ hoàn toàn: tăng thể tích sữa mẹ lên đến 180 – 200 mk/kg/ngày.

+ Khi ăn sữa mẹ được 80 – 100 ml/kg/ngày: pha V gói bột tăng cường sữa mẹ (HMF: human milk fortifier 0,9g) vào mỗi 25 ml sữa mẹ vắt ra (năng lượng đạt 22 kcal/oz).

+ Khi ăn sữa mẹ được 100 – 130 ml/kg/ngày: pha 1 gói HMF vào mỗi 25 ml sữa mẹ vắt ra (năng lượng đạt 24kcal/oz).

Lưu ý: ngừng dùng HMF khi có dấu hiệu không dung nạp sữa mẹ.

– Nếu trẻ không có sữa mẹ hoặc không đủ sữa: dùng kèm sữa non tháng có năng lượng và protein cao: dùng sữa sanh non 24 kcal/oz hoặc pha V sữa mẹ với V sữa sanh non 30 kcal/oz (thành 25 kcal/oz).

– Nếu sau 2 tuần trẻ vẫn không tăng cân đủ khi đã dung nạp đủ sữa 24kcal/ oz: pha:

+ 1/2 sữa sanh non 24 kcal/oz.

+ hoặc 1/2 sữa mẹ có HMF (24 kcal/oz) với V sữa sanh non 30 kcal/oz (thành 27 kcal/oz).

* Theo dõi:

– CN, CC, VĐ/mỗi tuần.

– BUN (dị hóa protein), Albumin máu, Calci máu khi đang dùng sữa cao năng lượng và protein.

Lưu ý: khi trẻ tăng cân tốt, bắt kịp theo biểu đồ đến 3,5 kg: trở lại dùng sữa mẹ hoàn toàn hoặc sữa công thức 20 – 22 kcal/oz.

4. Theo dõi sau xuất viện

* Hậu quả của thở máy và oxy liệu pháp: loạn sản phổi, bệnh lý võng mạc.

* Sự phát triển thể chất, tâm thần vận động cho đến 2 tuổi.

Tầm Soát Ung Thư Toàn Thân

Ung thư là trình trạng tế bào phân chia, phát triển quá mức không kiểm soát. Trừ ung thư máu: máu trắng (leukemia) máu đỏ (polycythemia vera, bệnh Vaquez), là do tăng các tế bào trong dòng máu, còn tất cả bệnh ung thư khác đều có phát triển ra khối u do quá nhiều tế bào sinh sôi, chúng ta gọi chung là bệnh ung bướu.

B. Để chẩn được bệnh ung thư cần ?

1/.Các thăm dò hình ảnh như Siêu âm, chụp CT Scan hoặc MRI…

2/.Các xét nghiệm về chức năng như chức năng gan, thận…

3/.Các xét nghiệm “chỉ dấu ung thư” (tumour marker) đây là những chất do khối u sản sinh ra, rất chuyên biệt để xác định loại ung thư nào.

Vài chỉ dấu ung thư hay sử dụng hiện nay:

* αFP (AFP, Alpha Feto Protein): sản sinh từ túi phôi (york sac) và gan của phôi thai; dùng để theo dõi thai, ung thư gan nguyên phát và u tế bào mầm.

*CEA (Carcino Embrionic Antigen): sản sinh từ niêm mạc ruột, phôi và thai; dùng để theo dõi ung thư dạ dày, ruột non, ruột già, ung thư vú và ung thư phế quản.

* PSA (Prostate Specific Antigen): sản sinh từ các tế bào ống tuyến của tiền liệt tuyến; dùng để chẩn đoán và theo dõi ung thư tiền liệt tuyến.

* CA 15-3 (Cancer Antigen 15-3): sản sinh từ tế bào ung thư vú và vài loại tế bào biểu mô; dùng để theo dõi điều trị ung thư vú.

* CA 125 (Cancer Antigen 125): sản sinh từ ung thư buồng trứng, tế bào biểu mô bình thường của thai và biểu mô niêm mạc đường hô hấp của người lớn; dùng để theo dõi điều trị ung thư buồng trứng.

*HCG (Human Chorionic Gonadotropin): là một hormon glycoprotein; sản sinh từ các cộng bào nuôi của nhau thai, tế bào mầm của khối u; dùng để chẩn đoán u tế bào mầm, u tế bào nuôi, thai trứng.

*NSE (Neuron Specific Enolase) sinh ra từ các tế bào thần kinh, nội tiết, hồng huyết cầu, tiểu cầu; NSE để chẩn đoán ung thư phổi tế bào nhỏ, ung thư thần kinh, u tủy thượng thận.

Chữa Viêm Họng Tại Nhà An Toàn, Hiệu Quả, Không Dùng Kháng Sinh

Chữa viêm họng tại nhà bằng mẹo dân gian được đánh giá là phương pháp hỗ trợ điều trị hữu hiệu, giúp đẩy lùi các triệu chứng khó chịu của bệnh. Hầu hết các phương pháp chữa này đều sử dụng sử dụng những loại thảo dược tự nhiên, an toàn, lành tính. Bởi vậy, nó phù hợp với nhiều đối tượng trong đó phải kể tới trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú – là những người có sức đề kháng kém nhưng cần thận trọng khi sử dụng kháng sinh.

1. Chữa viêm họng tại nhà bằng mật ong

Theo y học hiện đại, mật ong không chỉ có tác dụng tăng cường sức đề kháng mà còn chứa nhiều chất chống oxy hóa và khả năng chống nấm hiệu quả. Trong quan niệm của Đông y, mật ong có tính bình, vị ngọt thanh, là thành phần trong nhiều bài thuốc dân gian chữa ho, viêm họng. Nguyên nhân là do nó có tác dụng bổ phế, kháng viêm, chỉ thống, giải độc hiệu quả.

Để chữa viêm họng, người bệnh có thể sử dụng mật ong nguyên chất pha cùng nước ấm uống từ 3 – 5 lần/ ngày. Sau 3 ngày, các triệu chứng viêm họng như ho, đau rát, sưng tấy cổ họng cũng giảm đi rõ rệt.

Ngoài cách này, bệnh nhân cũng có thể áp dụng một trong số những cách sau:

2. Chữa viêm họng bằng gừng

Gừng vốn là thành phần quen thuộc của nhiều bài thuốc trị ho, đau họng. Sở dĩ như vậy bởi gừng có tính ấm, vừa có tác dụng diệt khuẩn tại vùng viêm nhiễm vừa bổ phế, cải thiện sức đề kháng cho người bệnh.

Bên cạnh việc kết hợp gừng với mật ong, người mắc bệnh viêm họng có thể sử dụng gừng theo các cách sau:

3. Chữa viêm họng tại nhà bằng tía tô

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, tía tô chứa nhiều tinh dầu, khoáng chất, hạt chứa nước, protein,… nên rất tốt cho hệ miễn dịch và nhất là sức đề kháng và sức khỏe tai – mũi – họng. Trong khi đó, Đông y nhận định, tía tô có vị cay, tính ấm, có tính kháng viêm, diệt khuẩn, thanh lọc cơ thể và bổ phế rất tốt. Cũng bởi vậy mà loại lá này thường được sử dụng để chữa viêm họng tại nhà.

Với nguyên liệu là lá tía tô, người bệnh có thể áp dụng một trong những cách sau:

Cháo tía tô: Dùng lá tía tô nấu cháo khi bị viêm họng. Cháo tía tô không chỉ giúp kháng khuẩn, tiêu viêm mà còn rất tốt cho cổ họng của người bệnh. Bởi cháo ở dạng mềm, có thể đi qua cổ họng dễ dàng mà không gây ma sát với thành họng đang bị tổn thương.

Dùng nước lá tía tô: Dùng lá tía tô, lá trà xanh, mận tươi, đại táo giã nhuyễn đun sôi cùng 500ml trong 20 phút. Khi nguội, chắt lấy nước, dùng nước uống 3 lần/ ngày cho tới khi khỏi bệnh.

4. Chữa viêm họng bằng tỏi

Từ xa xưa, tỏi đã là vị thuốc Nam có nhiều tác dụng chữa bệnh nhất là các bệnh về đường hô hấp. Nguyên nhân là bởi tỏi chứa nhiều hoạt chất allicin, liallyl, ajoene,… là những chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất hiệu quả. Hơn nữa, tỏi cũng rất an toàn cho sức khỏe, có thể sử dụng cho cả trẻ em và phụ nữ mang thai. Vì vậy, các bài thuốc chữa viêm họng bằng tỏi được rất nhiều người tin dùng.

Với nguyên liệu là tỏi, người bệnh có thể áp dụng một trong số những cách sau:

Tỏi, mật ong hấp cách thủy: Dùng tỏi đập dập, thêm mật ong rồi hấp cách thủy trong 20 phút. Khi hỗn hợp nguội bớt có thể ăn cả bã lẫn nước. Nên ăn 3 lần/ ngày, trước ăn 15 phút và kiên trì thực hiện trong 10 – 15 ngày để có hiệu quả tối ưu nhất.

Tỏi ngâm mật ong: Dùng tỏi đập dập ngâm với mật ong tối thiểu trong 3 ngày. Khi sử dụng, lấy khoảng 3 thìa tỏi ngâm mật ong pha với nước ấm, uống 2 lần/ ngày vào sáng và tối.

5. Chữa viêm họng tại nhà bằng lá trầu không

Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay, tính ấm, đi sâu vào kinh phế, tỳ, vị nên thường được dùng để khu phong, tán hàn, rất hiệu quả trong các bệnh đường hô hấp.

Để đẩy lùi tình trạng viêm họng một cách hiệu quả, ông bà ta đã kết hợp giữa trầu không và một số thành phần khác.

6. Cách chữa viêm họng bằng rau diếp cá

Điều trị viêm họng tại nhà bằng Tây y

Phương pháp chữa viêm họng bằng Tây y có ưu điểm là tác dụng nhanh, đẩy lùi tức thời các triệu chứng khó chịu mà viêm họng gây ra. Sau quá trình thăm khám và điều trị với bác sĩ chuyên khoa, người bệnh sẽ được kê đơn một số loại thuốc:

Ngoài các nhóm thuốc kể trên, người bệnh bị viêm họng còn có thể được bác sĩ kê đơn các loại dung dịch súc miệng nhằm loại bỏ vi khuẩn, giảm thiểu tình trạng viêm, sưng, tấy tại niêm mạc họng hoặc các loại thuốc ngậm có tác dụng giảm đau và trị nhiễm khuẩn miệng.

Mặc dù điều trị viêm họng theo phương pháp Tây y thường có tác dụng nhanh chóng nhưng lại tiềm ẩn những tác dụng phụ, gây hại cho gan, thận hoặc dẫn tới tình trạng nhờn thuốc nếu sử dụng trong thời gian dài.

Dùng thuốc Đông y chữa viêm họng

Một phương pháp điều trị viêm họng khác, hiện đang là xu hướng được khá nhiều bệnh nhân lựa chọn là chữa viêm họng theo Đông y. Bởi Đông y là phương pháp giúp điều trị dứt điểm hơn nữa lại an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ, phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân trong đó có cả trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú.

Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Phương – GĐ chuyên môn Bệnh viện Y học cổ truyền Quân dân 102 cho biết, trong quan điểm của Đông y, viêm họng là bệnh thuộc chứng hầu tý, xuất hiện do phong nhiệt uất kết tại họng đốt cháy tân dịch sinh ra đờm, hoặc do phong nhiệt bên ngoài xâm nhập làm tăng nhiệt, khiến chức năng của tạng phủ mất điều hòa. Dựa vào các căn nguyên này, Đông y không chỉ tập trung đẩy lùi triệu chứng mà còn chú trọng cân bằng âm dương trong cơ thể. Khi âm dương cân bằng, sức đề kháng được cải thiện, bệnh sẽ tự lui.

Hiện nay, có nhiều đơn vị khám chữa viêm họng theo nguyên tắc này của Đông y, tuy nhiên, đơn vị được nhiều bệnh nhân tin tưởng nhất vẫn phải kể tới Bệnh viện Y học cổ truyền Tai Mũi Họng Quân dân 102 (trực thuộc Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Quân dân 102, đơn vị đi lên từ Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam).

Bệnh viện cũng là đơn vị đi đầu trong công tác khám và điều trị bệnh bằng phương pháp Đông y có biện chứng, kết hợp cả Đông – Tây y vào điều trị. Nhờ hệ thống thiết bị cơ sở vật chất hiện đại, tiên tiến, Bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102 không chỉ tiến hành bắt mạch chẩn bệnh theo phương pháp truyền thông mà còn dựa vào các kết quả xét nghiệm, chụp chiếu bằng các thiết bị của y học hiện đại nhằm giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị chính xác hơn.

Đáng nói, liệu trình điều trị viêm họng của bệnh viện Quân Dân 102 cũng được đẩy tối ưu nhằm mang tới hiệu quả tốt nhất cho người bệnh. Cụ thể, liệu trình gồm 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: Điều trị triệu chứng

Giai đoạn tác động tới triệu chứng bệnh, giúp giảm nhanh triệu chứng ho, ho có đờm, sốt, đau rát cổ họng,… theo nguyên tắc thông phế khí, tuyên phế, lợi yết, giải nhiệt, bài nùng,…

Giai đoạn 2: Điều trị từ tốc bệnh

Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ được kê đơn bài thuốc Thanh Hầu Bổ Phế Thang. Đây cũng là một trong số ít bài thuốc đông y có khả năng chữa khỏi viêm họng, viêm họng hạt nhờ nguyên lý BỔ CHÍNH KHU TÀ, phục hồi nền tảng sức khỏe và tấn công vào tận gốc bệnh.

Thanh hầu bổ phế thang là bài thuốc do bác sĩ CKII Lê Phương cùng các cộng sự nghiên cứu. Bài thuốc đi từ hồi phế, bổ tỳ, dưỡng thận để công năng của các tạng phủ hoạt động tốt và loại bỏ tà độc gây bệnh hiệu quả. Đồng thời bài thuốc cũng bồi dưỡng chính khí, điều hòa ngũ tạng nhằm cải thiện cơ địa yếu kém của người bệnh.

Khi cơ thể được phục hồi từ bên trong thì các triệu chứng bên ngoài sẽ tự biến mất. Đồng thời hệ miễn dịch hoạt động tốt cũng là giải pháp để phòng ngừa viêm họng không tái phát trở lại. Cơ chế hoạt động của Thanh hầu bổ phế thang vượt trội đến vậy chính là nhờ sự kết hợp của hơn 20 dược liệu quý như:

Nhóm vị thuốc giúp thanh Phế, ích khí, dưỡng huyết, bổ can thận: Tang ký sinh, phật thủ, hạnh nhân, bạch truật, hoàng cầm…

Nhóm vị thuốc giúp thanh nhiệt, giải độc, trừ ho, chữa khản tiếng: Kha tử, tang diệp, bạch cương tàm, sơn tra, quất hồng bì, xích thược.

Các thảo dược này được kết hợp với nhau theo một tỷ lệ vàng nhằm bổ trợ dược tính cho nhau hoàn hảo, từ đó tăng cường hiệu quả của Thanh hầu bổ phế thang nhưng đảm bảo dược lực vẫn an toàn với những người có cơ địa yếu. Ngoài ra, một trong những điểm sáng của bài thuốc chính là sử dụng hoàn toàn nam dược để bào chế.

Các nam dược này được trồng và thu hái trực tiếp từ vườn dược liệu theo tiêu chuẩn GACP – WHO, đảm bảo có nguồn gốc rõ ràng và sở hữu dược chất tốt nhất. Người bệnh sử dụng thuốc không lo gặp tác dụng phụ, gây hại cho sức khỏe khi sử dụng trong thời gian dài.

Giai đoạn 3: Điều trị phục hồi dự phòng – Bổ là chính

Ở giai đoạn này, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc gồm nhiều nhóm thảo dược có tác dụng bổ thận âm, giúp nâng cao sức khỏe hô hấp như phật thủ, cam thảo, bách hộ, kim ngân, liên kiều…. Nhờ giai đoạn này, sức khỏe người bệnh được tăng cường, các tác nhân gây bệnh sẽ không có cơ hội quay lại.

Tùy từng tình trạng bệnh bác sĩ sẽ điều chỉnh, cân đối thảo dược cho phù hợp với cơ địa, tình trạng viêm nhiễm của từng người bệnh. Với đối tượng trẻ nhỏ: Để trẻ dễ uống thuốc, ăn ngon ngủ ngon hơn bác sĩ có thể kê thêm 1 số thảo dược bổ phế hoặc cam thảo,…Với phụ nữ mang thai sẽ kê thêm thảo dược giúp an thai như bồ công anh, hoa cúc, sinh khương,… Với người đang cho con bú sẽ có thêm 1 số thảo dược giúp lợi sữa như Thông thảo, đinh lăng, bồ công anh..

Ngoài ra, Bệnh viện Quân dân 102 cũng nghiên cứu, phát triển các sản phẩm hỗ trợ điều trị như thuốc cao uống giải độc, tăng cường chức năng giải độc, thuốc cao uống giảm triệu chứng đau rát họng,…

Việc điều trị bằng phương pháp Đông y có biện chứng, kê đơn bốc thuốc dựa vào tình trạng của mỗi bệnh nhân đồng thời kết hợp các sản phẩm hỗ trợ trong cùng một liệu trình giúp hiệu quả chữa viêm họng của Bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102 đạt kết quả ấn tượng.

Lưu ý khi chữa viêm họng

Hầu hết các mẹo dân gian chữa viêm họng tại nhà chỉ phù hợp với các tình trạng bệnh cấp tính, khi bệnh còn nhẹ và triệu chứng chưa nghiêm trọng. Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính hoặc đã chuyển nặng, có dấu hiệu biến chứng, các phương pháp dân gian thường không phù hợp, khó có thể mang tới hiệu quả như mong muốn.

Việc kiên trì thực hiện các mẹo dân gian khi không phù hợp với tình trạng bệnh cũng có thể làm bỏ lỡ “giai đoạn vàng” trị bệnh, khiến bệnh chuyển nặng hơn, thậm chí có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm tai giữa, suy hô hấp hay thậm chí là nhiễm trùng máu.

Hiệu quả các mẹo dân gian cũng không phải lúc nào cũng chắc chắn. Chúng phụ thuộc nhiều vào cơ địa của người bệnh. Do vậy với người này, mẹo dân gian có thể mang tới hiệu quả tích cực, nhưng với người khác chưa chắc đã đạt được hiệu quả như vậy.

Dù tốt tới đâu nhưng nếu người bệnh lạm dụng có thể dẫn tới một số tác dụng phụ cho sức khỏe. Ví dụ nếu sử dụng quá nhiều gừng có thể gây ra táo bón, nóng trong. Một số bệnh nhân, gừng còn khiến triệu chứng bệnh nặng hơn.

Việc lựa chọn và sơ chế nguyên liệu ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả bài thuốc. Thậm chí, nếu rửa, sơ chế hay thao tác không đúng cách, người bệnh có thể vô tình đưa thêm vi khuẩn vào cơ thể hoặc khiến dược chất biến đổi, tạo thành độc tố, gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nếu tình trạng bệnh viêm họng không tiến triển sau khi áp dụng các mẹo dân gian chữa trị tại nhà thì người bệnh cần tới các cơ sở y tế để thăm khám, tránh để bệnh kéo dài dai dẳng, dễ chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Phương pháp chữa bệnh theo Tây y thường tiềm ẩn các tác dụng phụ, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc.

Các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm không được sử dụng trong thời gian dài vì nguy cơ nhờn thuốc.

Nếu lựa chọn chữa viêm họng theo phương pháp Đông y thì người bệnh cần tìm phòng khám uy tín, kiên trì thực hiện đúng, đủ liệu trình chữa bệnh, không nên bỏ dở giữa chừng.

Thuốc Đông y phát huy tác dụng tùy thuộc vào cơ địa của từng người do đó không nên nóng vội khi mới dùng thuốc.

Song song với quá trình điều trị thì người bệnh cũng cần lưu ý thay đổi các thói quen sinh hoạt hàng ngày nhằm hỗ trợ tốt nhất cho việc đẩy lùi bệnh viêm họng. Cụ thể:

Uống đủ nước mỗi ngày.

Súc miệng bằng nước muối loãng.

Duy trì chế độ ăn uống khoa học.

Tăng cường ăn các loại rau xanh, hoa quả giàu vitamin.

Hạn chế rượu bia, thuốc lá, chất kích thích.

Hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.

BỆNH VIỆN YHCT TAI MŨI HỌNG QUÂN DÂN 102 Trực thuộc CTCP Bệnh viện Đa khoa YHCT Quân dân 102 Địa chỉ:

Hà Nội: Số 7 ngách 8/11 Lê Quang đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm, HN

Hồ Chí Minh: Số 179, đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, chúng tôi

Hotline: 0888.598.102 – 0974.026.239

Website: Fanpage: Bệnh viện YHCT Tai mũi họng Quân Dân 102 chúng tôi

Kháng Sinh Đồ Là Gì? Phương Pháp Và Mục Đích Làm Kháng Sinh Đồ

10 triệu người mỗi năm là con số được ước tính đến năm 2050 số lượng bệnh nhân tử vong do mắc bệnh kháng thuốc nếu như việc hỗ trợ điều trị vẫn theo “lối mòn” lạm dụng kháng sinh. Bởi vậy, sự ra đời của kháng sinh đồ được xem như một bước ngoặt lớn, đánh dấu sự phát triển của y học hiện đại và cũng là “phao cứu sinh” cho nhiều trường hợp mắc bệnh do vi khuẩn gây nên. Tuy nhiên, khi được áp dụng phương pháp này, không ít người vẫn chưa hiểu và thắc mắc kháng sinh đồ là gi? Phương pháp làm kháng sinh đồ thế nào? Bởi vậy, trong bài viết này, bác sỹ Hà Thị Huệ sẽ giúp bạn đọc giải đáp những vấn đề xoay quanh phương pháp kháng sinh đồ “thần kì” này.

Khái niệm kháng sinh đồ

Đầu tiên, hãy làm rõ khái niệm kháng sinh đồ là gì?

Bác sỹ Hà Thị Huệ cho biết: Kháng sinh đồ là phương pháp xác định việc kháng sinh còn có tác dụng với vi khuẩn gây bệnh hay không và tác động của kháng sinh đối với vi khuẩn đó ở mức độ nào.

Đồng thời, kháng sinh đồ cũng phục vụ nghiên cứu sự đề kháng hoặc biến đổi của vi khuẩn khi tiếp xúc với kháng sinh như thế nào. Từ đó, cảnh báo và đưa ra các phương pháp phòng ngừa đối với các loại bệnh có khả năng lây lan cao trong cộng đồng, dễ bùng phát thành dịch bệnh.

Nhờ những công dụng tuyệt vời mà phương pháp này có thể đem lại, hiện nay kháng sinh đồ đang được áp dụng phổ biến tại các bệnh viện, cơ sở y tế lớn và uy tín trên. Bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy những thông tin về đến bài giảng kháng sinh đồ trên các kênh thông tin như sách báo, internet…

Mục đích kháng sinh đồ

Hiện nay có rất nhiều phương pháp thực hiện kháng sinh đồ khác nhau, tuy nhiên, mục đích chung vẫn là hạn chế tác dụng phụ của kháng sinh ngăn ngừa tình trạng nhờ thuốc, kháng thuốc, tìm ra pháp đồ điều trị tốt nhất, hiệu quả cao nhất. Một số dạng kháng sinh đồ thường được áp dụng đó là:

Kháng sinh đồ nấm

Kháng sinh đồ nấm nhằm xác định nồng độ ức chế tối thiếu MIC của thuốc kháng nấm (cho các loại nấm men).

Kháng sinh đồ tụ cầu vàng

Kháng sinh đồ tụ cầu vàng giúp tiêu diệt các loại nhiễm khuẩn do tụ cầu gây ra như vêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não,… đồng thời khắc phục được tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn tụ cầu vàng – loại vi khuẩn được mệnh danh là “đương kim vô địch” kháng thuốc.

Kháng sinh đồ HP

Helicobacter pylori (HP) là loại vi khuẩn viêm loét dạ dày, có thể dẫn tới ung thư. Kháng sinh đồ HP là phương pháp khả quan nhất giúp tiêu diệt vi khuẩn HP với những người bệnh bị kháng thuốc ở ngay lần đầu tiên sử dụng hoặc kháng thuốc trong quá trình điều trị.

Kháng sinh đồ trực khuẩn mủ xanh

Kháng sinh đồ trực khuẩn mủ xanh là phương pháp nhằm điều trị cho những ca nhiễm khuẩn đường ruột do trực khuẩn mủ xanh gây nên nhằm tối ưu hóa liều dùng để tăng khả năng điều trị, tránh trường hợp kháng thuốc.

Các bệnh nhiễm khuẩn như lao, lậu, nhiễm khuẩn dạ dày buộc phải sử dụng kháng sinh để tiêu diệt các tác loại vi khuẩn gây bệnh, tuy nhiên, việc dùng nhiều kháng sinh sẽ gây nhiều tác dụng phụ và dễ dàng dẫn đến tình trạng kháng thuốc, bởi vậy, lúc này, sử dụng kháng sinh đồ lao, kháng sinh đồ lậu và kháng sinh đồ dạ dày để trị bệnh là phương án hiệu quả nhất.

Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân cấy máu làm kháng sinh đồ hoặc cấy đờm làm kháng sinh đồ.

Không chỉ là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả đối với cong người mà trong thú y, kháng sinh đồ cũng được sử dụng để điều trị bệnh cho động vât. Hiện nay, kháng sinh đồ thú y được dùng nhiều trong chăn nuôi, mang đến những hiệu quả nhất định.

Hé lộ: phương pháp làm kháng sinh đồ

Trao đổi với thạc sĩ – bác sĩ Huệ và được biết phương pháp làm kháng sinh đồ được tiến hành cụ thể như sau:

Quy trình kháng sinh đồ:

Nuôi cấy vi khuẩn gây bệnh: bằng cách lấy mẫu vi khuẩn từ cơ quan, mô, máu của cá bệnh cho phát triển trên đĩa thạch có chứa môi trường dinh dưỡng đặc biệt.

Phân lập và tách ròng vi khuẩn nhằm thu được dòng thuần vi khuẩn gây bệnh.

Lấy một lượng thích hợp vi khuẩn thuần trải đều trên đĩa thạch, sau đó gắn các đĩa kháng sinh vào đĩa thạch.

Ủ trong tủ ấm ở nhiệt độ 28-30oC

Đọc kết quả: sau 24-48 giờ, trên bề mặt đĩa thạch xuất hiện các vòng tròn không có vi khuẩn phát triển (vòng vô khuẩn) ở mỗi đĩa kháng sinh.

Đo đường kính của vòng vô trùng để xác định tính nhậy cảm của vi khuẩn với kháng sinh đó, nếu:

+ Đường kính ≤ 11 mm: Kháng

+ Đường kính 12-15 mm: Trung bình

+ Đường kính ≥ 16 mm: Nhậy.

Sau khi có kết quả cấy kháng sinh đồ, người ta sẽ chọn các loại kháng sinh có độ nhạy cao dùng để điều trị bệnh cho cá nhân.

Việc thưc hiện xét nghiệm là kháng sinh đồ sẽ giúp bác sĩ xác định tính nhạy cảm kháng sinh dựa vào lượng kháng sinh tối thiểu gây ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật.

Nguyên lý kháng sinh đồ

Sau khi trải qua kiểm tra và thăm kháng lâm sàng, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng, dấu hiệu, mức độ bệnh của bệnh nhân để tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm nuôi cấy. Sau đó, bác sĩ chia mẫu bệnh phẩm thành những phần nhỏ và sử dụng để thử các loại kháng sinh. Kết quả cuối cùng lựa chọn được loại thuốc mang lại hiệu quả cao nhất trong thòi gian ngắn nhất. Nhờ đó, hạn chế đươc việc dùng thuốc kháng sinh.

Môi trường làm kháng sinh đồ thông thường sẽ được thực hiện trên đĩa thạch và nhiệt độ ủ khoảng 28-30oC là thích hợp.

Máy làm kháng sinh đồ hiện nay hầu hết là sử dụng máy định danh và kháng sinh đồ tân tiến được sản xuất tại Mỹ để cho kết quả chính xác.

Ý nghĩa kết quả kháng sinh đồ

Giúp tìm ra loại thuốc tốt nhất, hiệu quả nhanh nhất và tối ưu việc sử dụng kháng sinh nhằm hạn chế những tác dụng phụ của kháng sinh và ngăn ngừa tình trạng kháng thuốc – nguyên nhân gây tử vong của hàng loạt ca mắc bệnh nhiễm khuẩn.

Xoay quanh phương pháp kháng sinh đồ, hiện nay, người bệnh đã bắt đầu nhận thức được tình trạng nguy kịch của việc kháng thuốc và quan tâm nhiều hơn đến phương pháp này.

Làm kháng sinh đồ ở đâu tốt?

Hiện nay, kháng sinh đồ đã được áp dụng tại các bệnh viện lớn, các cơ sở y tế uy tín. Chị em cần cân nhắc trước khi lựa chọn nơi thực hiện, tránh chọn nhầm phòng khám “chui”, không được cấp phép hoạt động bởi nếu thực hiện sai phương pháp hệ lụy kéo theo là rất nguy hiểm.

Giá dịch vụ kháng sinh đồ?

Thông thường, giá dịch vụ làm kháng sinh đồ sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bạn, bác sĩ sẽ chỉ định làm những xét nghiệm khác nhau, áp dụng các loại thuốc khác nhau. Tuy nhiên, so với phương pháp điều trị thông thường thì sử dụng kháng sinh đồ giúp người bệnh giảm được số lượng thuốc cần dùng, bởi vậy, tiết kiệm được chi phí.

Làm kháng sinh đồ ở Hà Nội?

Bật mí cho bạn danh sách 08 cơ sở y tế uy tín thực hiện làm kháng sinh đồ trên cả nước:

Bệnh viện Nhi Trung ương

Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương

Bệnh viện Mắt Hà Nội

Bệnh viện Mắt Hà Nội Khoa Xét nghiệm – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Khoa Sinh học phân tử- Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Khoa Vi sinh và Labo lao chuẩn quốc gia – Bệnh viện Phổi Trung ương

Phòng khám đa khoa y học quốc tế 12 Kim Mã

Kháng sinh đồ và Y tế xanh ở phòng khám Kim Mã

Các y bác sĩ, chuyên viên y tế tại cơ sở y tế đều nắm vững về Y tế xanh.

Máy móc, thiết bị y tế cùng những quy trình thăm khám, phương pháp hỗ trợ điều trị đảm bảo đạt chuẩn theo mô hình Y tế xanh.

Môi trường y tế sạch sẽ, vô trùng – vô khuẩn, xử lý và phân loại rác thải theo quy chuẩn của WHO.

Kháng sinh đồ theo Y tế xanh mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong việc:

– Hạn chế những tác dụng phụ của thuốc Tây y

– Cân bằng môi trường sinh dục trong cơ thể

– Nâng cao sức đề kháng, tăng hệ tự miễn của cơ thể

– Tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị

– Ngăn ngừa khả năng tái phát của bệnh.

Để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế mở của từ 7h30-20h tất cả các ngày trong tuần. Chi phí thăm khám và điều trị đều được niêm yết phù hợp với quy định của bộ y tế, thông tin các nhân bảo mật nghiêm ngặt. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline (miễn phí, 24/7): (024)38 255 599 – 0836 633 399 hoặc ấn vào ĐÂY để được tư vấn cụ thể cùng bác sĩ và đặt lịch hẹn khám.

Cập nhật lần cuối: 10.08.2019

Cập nhật thông tin chi tiết về Khám Kháng Sinh Toàn Thân Ở Đâu trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!