Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Khai Báo Y Tế Online Dành Cho Người Bệnh, Người Nhà Người Bệnh Khi Đến Bệnh Viện K được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
HƯỚNG DẪN KHAI BÁO Y TẾ ONLINE DÀNH CHO NGƯỜI BỆNH, NGƯỜI NHÀ NGƯỜI BỆNH KHI ĐẾN BỆNH VIỆN K
BVK – Để tăng cường công tác phòng chống dịch COVID-19, Quý người bệnh và người nhà người bệnh vui lòng khai báo y tế trước khi đến khám, điều trị tại Bệnh viện K.
Bước 1: Vào trình duyệt gõ: http://www.khaibaoyte-bvk.com/.
Bước 2: Nếu bạn đã có tài khoản đăng nhập thì chọn “Đăng Nhập”, nếu bạn chưa có tài khoản thì chọn “Đăng ký” ở góc trên bên phải.
Bước 3, 4 : Điền tên đăng nhập (viết liền không dấu) và địa chỉ email (nếu có)
Bước 5: Bạn nhập mật khẩu mà mình muốn sử dụng vào các ô tương ứng như hình (Chú ý “mật khẩu” và “xác nhận mật khẩu” phải giống hệt nhau và có ít nhất 8 kí tự), sau đó ấn chọn “Đăng ký”
Sau khi đã đăng kí thành công tài khoản. Bạn nhập tên đăng nhập và mật khẩu mình đã đăng kí rồi bấm vào “Đăng Nhập”
Bước 6: Sau khi đăng nhập thành công bạn bấm vào “Thông tin cá nhân” để cập nhật thông tin cá nhân
Bước 7, 8: Người bệnh điền họ tên, khoa, bác sỹ điều trị và điền mã bệnh nhân (nếu có) và đầy đủ thông tin cá nhân, rồi chọn nút cập nhật.
Bước 9: Tiến hành khai báo thông tin sức khỏe. Bạn tích vào ô nào nếu thấy đúng với tình trạng sức khỏe của bản thân.
Bước 10: Sau khi khai báo sức khỏe xong, bạn chọn “Lịch sử sức khỏe” và đưa điện thoại cho nhân viên sàng lọc kiểm tra khi qua cửa kiểm soát.
Người bệnh nên cập nhật thông tin sức khoẻ hàng ngày và đừng quên chọn nút lưu để các thông tin được hiển thị hàng ngày!
<div class=”>
Share this:
Bệnh Viện Fv Khám Chữa Bệnh Ung Thư Cho Người Có Bảo Hiểm Y Tế
(NTD) – Khi tham gia khám chữa bệnh ung thư tại Bệnh viện FV, bệnh nhân sẽ được Bảo hiểm Xã hội đồng chi trả cho chi phí khám bệnh và điều trị ung thư bằng phương pháp hóa – xạ trị.
Ngoài ra, phạm vi được chi trả bảo hiểm y tế gồm chi phí khám bệnh và xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, và chi phí hóa trị, xạ trị. Trong đó, hạng mục được hỗ trợ nhiều nhất là phần thuốc hóa trị, số tiền chi trả cho thuốc hóa trị là 30-90% tùy theo đối tượng.
Bên cạnh đó, số tiền được chi trả cho một bệnh nhân trong một ngày xạ trị là 400.000 – 500.000 đồng. Đối với phạm vi khám, chẩn đoán và điều trị tại Khoa Ung Bướu gồm 228 dịch vụ kỹ thuật, 150 thuốc hóa trị và các loại thuốc thiết yếu khác đã được Bộ Y tế phê duyệt. Tại đây, phác đồ điều trị được cập nhật theo hướng dẫn thực hành quốc tế mới nhất và được cá thể hóa để phù hợp với bệnh trạng từng bệnh nhân.
Sau một năm ký hợp đồng với Bảo hiểm Xã hội chúng tôi Bệnh viện FV đã khám chữa bệnh cho gần 900 lượt bệnh nhân. Bảo hiểm Xã hội góp phần giúp Bệnh viện FV có điều kiện thực hiện kế hoạch mở rộng và đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại ở tầm quốc tế cho Khoa Ung Bướu, với tổng đầu tư dự kiến từ 3,5-5 triệu USD.
Theo bác sĩ Ngô Kim Điền, Trưởng khoa Ung Bướu, Bệnh viện FV cho biết từ tháng 7/2015-12/2015, khoa đã tiếp nhận 414 lượt bệnh nhân trong chương trình và 4 tháng đầu năm 2016 đã tiếp đón 454 lượt. Bác sĩ Ngô Kim Điền cho biết thêm, Bảo hiểm Xã hội đã hỗ trợ đáng kể cho bệnh nhân và đến thời điểm này, số tiền cao nhất được Bảo hiểm Xã hội thanh toán cho 1 bệnh nhân đến 405 triệu đồng.
Ánh Hoa
Hướng Dẫn Khám, Chữa Bệnh Tại Bệnh Viện K
Bệnh viện K là một trong những bệnh viện tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế về chất lượng lẫn cơ sở vật chất. Đây từ lâu đã trở thành nơi khám, chữa bệnh uy tín của người dân trên địa bàn TP. Hà Nội và các tỉnh lân cận. Để giúp việc khám, chữa bệnh của bạn tại Bệnh viện K được nhanh chóng hơn, bạn cần lưu ý những điều sau đây.
1. Vài nét về Bệnh viện K
Năm 1969, được sự đồng ý của chính phủ, Bệnh viện K được thành lập với tên gọi ban đầu là Viện Curie Đông Dương chuyên điều trị các căn bệnh ung thư. Liên tục thay đổi và phát triển , đến nay Bệnh viện K đã có 3 cơ sở khám, chữa bệnh khang trang được trang bị các thiết bị hiện đại sánh ngang tầm với các quốc gia trong khu vực. Bên cạnh đó, Bệnh viện K còn có nhiều bước tiến trong triển khai các kĩ thuật chuyên sâu, tập trung phát triển chuyên môn và đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Một số dự án mà bệnh viện K đã tham gia gồm:
Dự án xạ trị proton.
Đưa vào hoạt động Trung tâm pha chế thuốc tập trung, điều trị iod 131.
Dự án bệnh viện vệ tinh.
Dự án NORRED.
Triển khai ngân hàng mô, hệ thống vận chuyển mẫu bệnh tự động,…
Bệnh viện K luôn không ngừng phấn đấu phát triển trở thành bệnh viện kiểu mẫu, chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế, ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực và thê giới để có thể nâng tầm vị thế Việt Nam trên thế giới trong lĩnh vực sức khoẻ.
2. Cơ sở vật chất và các chuyên khoa của Bệnh viện K:
Bệnh viện K luôn quan tâm và chú trọng đầu tư cơ sở vật chất khang trang hiện đại với quy mô giường bệnh lên đến hơn 1800 giường. Ngoài ra, bệnh viện cũng liên tục đổi mới các trang thiết bị y tế tiên tiến hiện đại, nhằm nâng cao hiệu quả chẩn đoán và điều trị như:
Máy chụp X-Quang nhiều tính năng, máy chụp cắt lớp.
Hệ thống PET CT giúp chẩn đoán sớm và theo dõi bệnh nhân sau điều trị bệnh ung thư.
Hệ thống máy Spect giúp phát hiện sớm di căn trong ung thư.
Máy đặt Radium và tia xạ Co60 trong chẩn đoán và điều trị ung thư vòm họng.
Hệ thống xét nghiệm HPV cổ tử cung.
Kỹ thuật xạ trị nạp nguồn sau.
Máy gia tốc Electron,…
Ngoài ra, bệnh viện được chia thành nhiều phòng ban khác nhau, liên kết chặt chẽ với nhau nhằm đem đến sự chuyên nghiệp cũng như dịch vụ tốt nhất cho người bệnh.
Khối Lâm sàng:
Khoa điều trị theo yêu cầu (Khoa điều trị A), Khoa khám bệnh.
Ngoại đầu cổ, Nhi.
Ngoại bụng I, Ngoại bụng II
Khoa xạ tổng hợp, Xạ đầu cổ (khoa Xạ 1), Xạ vú và phụ khoa (khoa Xạ 2).
Vật lý xạ trị, Y học Hạt nhân.
Nội (Nội 1, Nội 2, Nội 3, Nội 4, Nội 5).
Khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức.
Chống đau, Hồi sức cấp cứu, Hồi sức tích cực.
Ngoại (Vú, Phụ khoa, Tiết niệu, Thần kinh, Lồng ngực, Gan mật tuỵ).
Khối Cận lâm sàng:
Giải phẫu bệnh.
Kiểm soát nhiễm khuẩn.
Chẩn đoán hình ảnh, Nội soi và thăm dò chức năng.
Vật lý trị liệu, Dược.
Huyết học Vi sinh, Sinh hóa miễn dịch.
Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng.
Trung tâm Giải phẫu bệnh – Sinh học phân tử.
3. Địa chỉ và thời gian làm việc của Bệnh viện K:
Địa chỉ: Hiện Bệnh viện K có 3 cơ sở:
Cơ sở 1: Số 43 Quán Sứ và số 9A – 9B Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
Cơ sở 2: Tựu Liệt, Tam Hiệp, Quận Thanh Trì, TP. Hà Nội.
Cơ sở 3: Số 30 đường Tân Triều, Cầu Bươu, Quận Thanh Trì, Hà Nội.
SĐT liên hệ: 1900886684.
Thời gian làm việc:
Khám thường, khám có BHYT: Thứ 2 – Thứ 6: 7h30 – 16h30.
Khám dịch vụ, khám theo yêu cầu: Thứ 2 – Thứ 7: 7h30 – 17h00.
4. Quy trình khám, chữa bệnh tại Bệnh viện K:
Đối với trường hợp có thẻ Bảo hiểm y tế:
Đến khu vực đăng kí khám, xuất trình thẻ Bảo hiểm y tế, giấy tờ tuỳ thân có ảnh và nhận phiếu, số thứ tự khám theo từng chuyên khoa.
Di chuyển đến phòng khám được chỉ định và đợi đến số thứ tự vào khám. Khi đến lượt khám, vào phòng khám để được bác sĩ chẩn đoán và chỉ định cận lâm sàng (nếu cần thiết.
Nếu được chỉ định cận lâm sàng, đến các của thu viện phí để đóng dấu các phiếu chỉ định và nộp phí chênh lệch % Bảo hiểm y tế (nếu có).
Khi đã hoàn tất thủ tục, di chuyển đến khu vực làm cận lâm sàng in trên phiếu chỉ định xét nghiệm để làm các xét nghiệm.
Đợi lấy kết quả xét nghiệm và quay lại cửa đón tiếp để đăng kí khám lấy số thứ tự vào phòng khám để gặp bác sĩ.
Khi đến lượt, vào phòng khám để được bác sĩ kết luận, kê đơn thuốc và xác nhận bảng kê chi phí khám chữa bệnh ngoại trú.
Quay lại cửa đón tiếp và đăng kí khám nhận lại thẻ Bảo hiểm y tế và thanh toán chi phí (nếu có).
Nếu có đơn thuốc Bảo hiểm y tế, đi đến quầy phát thuốc Bảo hiểm y tế nộp đơn thuốc và lĩnh thuốc.
Đối với trường hợp không có thẻ Bảo hiểm y tế:
Đến khu vực đăng kí khám cung cấp các thông tin theo yêu cầu của nhân viên y tế, nộp chi phí khám bệnh và nhận phiếu khám, số thứ tự theo từng chuyên khoa.
Di chuyển đến phòng khám được chỉ định và đợi đến số thứ tự vào khám. Khi đến lượt khám, vào phòng khám để được bác sĩ chẩn đoán và chỉ định cận lâm sàng (nếu cần thiết.
Nếu được chỉ định cận lâm sàng, đi đến các cửa thu viện phí để đóng phí các phiếu chỉ định. Sau đó di chuyển đến khu vực làm xét nghiệm in trên phiếu.
Sau khi làm cận làm sàng, đợi lấy đầy đủ kết quả và quay lại cửa đón tiếp và đăng kí khám để lấy số thứ tự vào phòng khám.
Khi đến lượt khám, vào phòng khám để được bác sĩ kết luận và kê đơn thuốc.
Sau đó xác nhận bảng kê chi phí khám chữa bệnh ngoại trú và di chuyển đến nhà thuốc Bệnh viện để nộp chi phí thuốc và nhận thuốc.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết khi đi khám, chữa bệnh tại Bệnh viện K. Qua đây, YouMed hy vọng có thể giúp bạn tiết kiệm được thời gian và tiền bạc khi đến thăm khám tại bệnh viện.
Dược sĩ: Quan Bảo Phương
Hướng Dẫn Cách Chưng Yến Đơn Giản Nhất Cho Người Bệnh Ung Thư
1.1 Tổ yến được hình thành từ nước bọt của chim yến
Mùa sinh sản bắt đầu vào cuối tháng 3 đến giữa tháng 5, tổ làm xong trong khoảng 30 – 35 ngày, lúc bấy giờ tổ yến còn rất mỏng.
Sau khi làm tổ xong, chiêm yến bắt đầu giao phối và đẻ trứng, chim yến đẻ 1 – 2 trứng và cách nhau 1 – 4 ngày.
Sau 22 – 26 ngày chim non sẽ nở, trong suốt quá trình đó chim bố và mẹ vẫn tiếp tục để xây tổ dày hơn. Khoảng 40 – 45 ngày sau chim non trưởng thành và cả nhà rời tổ bắt đầu xây dựng cuộc sống mới, tổ mới.
1.2 Tổ yến có nhiều dưỡng chất
Tổ yến có khoảng 49g protein, 30g carbohydrate, 10g nước và một lượng nhỏ canxi và khoáng chất sắt/100g tổ yến khô.
2. Thành phần dinh dưỡng có trong mỗi tổ yến
Thành phần dinh dưỡng chủ đạo nhất trong tổ yến chính là protein, thực sự có tỉ lệ khá cao. Nhưng nếu để đánh giá chất lượng của protein cao hay thấp thì chủ yếu dựa vào cấu tạo của các axit amin trong protein đó.
Trong tổ yến có chứa một chất có tác dụng cực kỳ huyền diệu, giải độc, dưỡng nhan sắc, loại bỏ các gốc tự do, phòng chống ung thư, tăng cường khả năng miễn dịch,…
Thực tế, chất “kỳ diệu” đó có tên gọi là axit sialic. Tên hóa học của sialic là “N – acetyl axit neuraminic”, nó thực sự có thể được chiết xuất từ các protein tổ phức tạp trong tổ yến ra.
Chiếm 3 – 15% axit sialic tính theo trọng lượng của tổ yến khô, thông qua nghiên cứu đo lường kiểm định được cho là có ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe.
3. Giá trị dinh dưỡng của tổ yến chủ yếu là chứa các protein hòa tan trong nước
Các axit amin như glycine. Do đó, tổ yến phù hợp hơn cho bệnh nhân bị bỏng hoặc bệnh nhân sau xạ trị và hóa trị sử dụng trong thời gian phục hồi, giúp sửa chữa và xây dựng lại các tế bào bị tổn thương.
Tuy nhiên, về nguyên tắc bệnh nhân ung thư cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm giúp cơ thể phục hồi sức khỏe và chống chọi tốt với bệnh tật. Tuy nhiên, những món ăn quá bổ dưỡng như tổ yến lại có nguy cơ kích thích tế bào tăng trưởng nhanh hơn.
Như vậy, có một nghịch lí ở đây là tổ yến vừa hỗ trợ ngăn ngừa sự lây lan của các tế bào ung thư, vừa tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển mạnh mẽ.
Lý giải điều này, theo bác sĩ Minh Liên ( viện Anderson, viện Ung thư Hoa Kỳ ), các tế bào ung thư thường có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ tổ yến nhanh hơn so với hoạt động của cơ thể.
Do đó, trong giai đoạn khối u đang có dấu hiệu phát triển, người bệnh không nên ăn tổ yến. Ngược lại, sau phẫu thuật hoặc xạ trị hay hóa trị, khi dấu hiệu ung thư phổi trong cơ thể không còn tồn tại thì người bệnh có thể bồi bổ bằng thực phẩm này.
4. Hướng dẫn cách chưng yến đơn giản cho người bệnh ung thư
4.1 Nguyên liệu cần có:
Tổ yến: 5 – 10gram.
Đường phèn: Tùy theo khẩu vị.
Gợi ý: Với 330ml nước (bằng 1 chai nước suối nhỏ) chưng với 10g đường phèn là tốt nhất cho mọi lứa tuổi. Vừa thanh mát lại không quá ngọt.
4.2 Thực hiện:
Cho tổ yến đã ngâm và rửa sạch vào bát hoặc thố (hủ thủy tinh càng tốt, chia nhỏ ra dùng hàng ngày, 1 tổ có thể chia ra được 10 hủ).
Dùng nồi chuyên dụng chưng yến thì tốt nhưng cũng có thể chưng bằng nồi cơm điện.
Đổ ngập nước đường đã nấu vào tổ yến, nếu chưng bằng hủ thủy tinh thì cho nước vào vừa tới, không quá đầy. Chưng trong 15phút.
Sau đó, cho thêm các thảo mộc vào từng hủ thủy tinh khác nhau để có nhiều hương vị. Khoảng 10 phút là yến đã có thể dùng được.
Hoặc: Cho đường phèn và các loại thảo mộc vào chưng cùng một lúc. Khoảng 20 – 30phút sau là có thể lấy ra để tủ lạnh và dùng hàng ngày.
5. Những điều cần lưu ý trong quá trình chưng tổ yến
Không nên chưng tổ yến quá lâu vì có thể làm mất đi giá trị dinh dưỡng, cũng như độ giòn dai vốn có của tổ yến.
Trẻ em và người lớn tuổi chỉ nên dùng từ 3 – 5gram mỗi ngày và 2 – 3 lần/ tuần.
Người lớn trưởng thành có thể dùng từ 5 – 7gram mỗi ngày và 4 – 5 lần/ tuần.
Phụ nữ đang trong thời kì 3 tháng đầu và 3 tháng sau của thai kì chỉ nên dùng tổ yến như lượng của em bé và người lớn tuổi.
Người nào có thể trạng yếu hơn các sản phụ bình thường không nên dùng tổ yến, hoặc phải có sự cho phép của bác sĩ.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Khai Báo Y Tế Online Dành Cho Người Bệnh, Người Nhà Người Bệnh Khi Đến Bệnh Viện K trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!