Bạn đang xem bài viết Hỏi Đáp: Dịch Vụ Bấm Lỗ Tai Cho Trẻ Sơ Sinh Tại Từ Dũ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Câu hỏiXin Chào, Con gái mình được sinh tại bệnh viện Từ Dũ 2 tháng trước. Khi bé được 5 ngày tuổi thì gia đình có mang bé đi bấm lỗ tai. Đến nay đã được 2 tháng, một bên tai của bé đã khô còn 1 bên tai vẫn bị chảy máu và mủ làm gia đình rất lo lắng. Mình muốn hỏi về mức độ rủi ro của việc bấm lỗ tai của trẻ sơ sinh. Theo ý kiến của mình, bệnh viện nên dừng dịch vụ bấm lỗ tai trẻ sơ sinh để tránh rủi ro cho trẻ. Trân Trọng.
Trả lờiChào Chị!
Cám ơn gia đình Chị đã chọn sanh tại bệnh viện Từ Dũ, mình rất hiểu sự lo lắng của gia đình.
Đa số các sản phụ sinh bé gái tại viện, hầu hết đều có nhu cầu xỏ lỗ tai cho bé. Theo nhu cầu của sản phụ, từ rất lâu, Ban giám đốc đã tổ chức xỏ lỗ tai cho bé sơ sinh ở những trường hợp có yêu cầu.
Các dụng cụ sử dụng để xỏ lỗ tai cho bé đều được hấp tiệt trùng. Khi thực hiện thao tác nhân viên y tế phải theo đúng quy trình.
Hầu hết các bé sau khi xỏ lỗ tai đều lành tốt, rất ít bé bị mủ, rất tiếc là cháu của Chị bị chảy máu và mủ. Chị nên mang bé đến bệnh viện khám ngay, để được bác sĩ khám trực tiếp và cho chỉ định. Trong giờ hành chánh Chị bế bé khám ở bệnh viện Từ Dũ, tầng trệt, phòng khám trẻ, Khu M, số 227, Cống Quỳnh, Quận 1.
Mong bé thật nhiều sức khỏe.
CNHS. Lý Bạch Thu NgaP. Điều dưỡng
Nguồn: https://tudu.com.vn/vn/suc-khoe-cua-be/dich-vu-bam-lo-tai-cho-tre-so-sinh-tai-tu-du/
Hỏi đáp: Dịch vụ bấm lỗ tai cho trẻ sơ sinh tại từ dũ
4.8 trên tổng số 6446 đánh giá
4.8 trên tổng số 6446 đánh giá
Xỏ Lỗ Tai Cho Bé Gái Tại Bệnh Viện Từ Dũ
Để đáp ứng nhu cầu “làm điệu” cho công chúa nhỏ mới chào đời, bệnh viện Từ Dũ đã tổ chức xỏ lỗ tai tại viện cho các bé gái sơ sinh khi mẹ bé có yêu cầu. Việc xỏ lỗ tai cho các bé gái được thực hiện ở hầu hết tất cả các khoa hậu sản và hậu phẫu tại bệnh viện. Khi mẹ muốn công chúa của mình được các cô nữ hộ sinh xỏ lỗ tai thì các mẹ sẽ đăng ký vào “PHIẾU ĐĂNG KÝ XỎ LỖ TAI CHO BÉ THEO YÊU CẦU” tại phòng trực của khoa.
Sau khi nhận được yêu cầu của các bà mẹ, các cô nữ hộ sinh tại khoa sẽ tổ chức buổi xỏ lỗ tai tập trung cho các bé mỗi ngày vào buổi sáng hoặc buổi chiều tùy theo sắp xếp của khoa phòng.
Tất cả dụng cụ xỏ lỗ tai cho bé đều được tiệt trùng theo quy định và mỗi bé sẽ được sử dụng riêng một gói xỏ lỗ tai đã được tiệt trùng.
Khay dụng cụ đã tiệt trùng chuẩn bị xỏ lỗ tai cho bé
Bé gái sau sinh ngày thứ 2 đã có thể đăng ký xỏ lỗ tai. Sau khi các thủ tục đã đăng ký xong, người nhà sẽ bế bé vào phòng xỏ lỗ tai, các cô nữ hộ sinh sẽ sát trùng vị trí xỏ 2 bên tai của bé bằng cồn và sau đó các cô sẽ xỏ theo quy trình đã được duyệt.
Quá trình xỏ lỗ tai được các cô thực hiện rất chuyên nghiệp nên các bé sẽ không đau và không khóc, thỉnh thoảng có những bé chỉ khóc một xíu sau khi các cô đã xỏ xong.
Một bé gái đã xỏ lỗ tai xong
Việc theo dõi và chăm sóc sau xỏ lỗ tai tại nhà cũng rất đơn giản, mẹ sẽ dùng tăm bông thấm dầu mù u bôi vào mặt trước và sau vị trí xỏ cho bé mỗi ngày 2 lần sáng và tối, đồng thời kéo nhẹ sợi chỉ qua lại để sợi chỉ không dính chặt vào tai bé. Sau 2- 4 tuần mẹ có thể cắt chỉ và thay bằng những hoa tai xinh xắn cho bé.
Hầu hết các bé sau khi xỏ lỗ tai đều lành tốt, rất hiếm những bé bị nhiễm trùng hay dị ứng chỉ. Nếu thấy bé có các dấu hiệu như: đỏ – đau – sưng – chảy mủ hoặc rỉ dịch vàng ở vị trí được xỏ thì các mẹ đưa bé đến khám tại các cơ sở y tế gần nhà hoặc đến bệnh viện Từ Dũ để được kiểm tra.
Link video trên kênh Youtube Bệnh viện Từ Dũ: https://bitly.com.vn/wNUvP
Phòng Công tác xã hội – Bệnh viện Từ Dũ.
Dịch Vụ Sinh Gia Đình Ở Bệnh Viện Từ Dũ Là Gì?
Trang Chủ – Làm mẹ – Dịch vụ sinh gia đình ở bệnh viện Từ Dũ là gì?
Sanh dịch vụ gia đình ở Bệnh Viện Từ Dũ cho phép 1 người nhà bệnh nhân vào hỗ trợ sản phụ trong quá trình sinh nở để có người động viên tinh thần, hỗ trợ động viên cho sản phụ dễ sanh hơn. Đây là nguyên vọng & mong muốn của cả sản phụ lẫn người nhà, giúp các ông bố hiểu hơn, thông cảm hơn về sự đau đớn của người phụ nữ, còn người vợ cũng được chia sẻ nhiều hơn.
Dịch vụ sanh gia đình tại Bệnh Viên Từ Dũ đăng ký như thế nào?Em có nhu cầu sinh dịch vụ gia đình ở Từ Dũ, cho em hỏi quá trình đăng ký sinh dịch vụ này như thế nào, điều kiện được sử dụng dịch vụ này ra sao ạ. Cảm ơn bệnh viện! Trả lời của cổng thông tin BV Từ Dũ Chào bạn, Rất cám ơn bạn đã có câu hỏi gởi đến diễn đàn bệnh viện Từ Dũ Nếu bạn có nhu cầu sanh dịch vụ gia đình, khi có dấu hiệu chuyển dạ sanh (đau bụng từng cơn, ra huyết hoặc ra nước ở âm đạo …), bạn đến khám tại Khoa cấp cứu của bệnh viện Từ Dũ, khi khám xong làm hồ sơ nhập viện, nữ hộ sinh tại Khoa cấp cứu sẽ ghi nhận vào hồ sơ bệnh án nếu bạn đăng ký sanh dịch vụ gia đình. Sử dụng dịch vụ này, bạn sẽ được ưu tiên giải quyết giường dịch vụ sau sanh và khi chuyển dạ vào giai đoạn hoạt động (khi khám cổ tử cung mở được 4 cm ) bạn sẽ được chuyển vào phòng sanh gia đình, Nữ hộ sinh tại Khoa sanh sẽ mời một người thân ở cùng bạn, để động viên bạn trong suốt cuộc sanh.
Thông tin thêm về dịch vụ sanh gia đình tại Bệnh Viện Từ DũHiện nay, nếu gia đình có yêu cầu thì nhiều cơ sở y tế đã cho phép người nhà vào phòng sanh hỗ trợ người phụ nữ trong giờ phút “vượt cạn”, gọi là sanh “dịch vụ gia đình”. Người nhà được phép ở bên cạnh khi thai phụ được chuyển vào phòng chuẩn bị sanh, tức là khi chuyển dạ đã vào giai đoạn hoạt động – là thời điểm cơn gò tử cung ngày càng nhiều và dồn dập, người phụ nữ cảm thấy đau bụng sanh nhiều, chuẩn bị cho việc sổ thai. Việc làm này có nhận được sự hoan nghênh từ hai phía – thai phụ và người nhà không? Làm thế nào để sanh dịch vụ gia đình có hiệu quả cao nhất?
Sản phụ nghĩ sao?Chị T. ở phòng Hậu sản kể lại với tôi bằng giọng tràn đầy hạnh phúc rằng “Lúc nữ hộ sinh bảo rặn sanh đi, tôi cố hết sức nhưng vẫn chưa kết quả. Bất ngờ chồng tôi nắm chặt tay tôi và nói nhỏ vào tai ‘Cố lên em yêu! Con sắp ra rồi’, tôi bỗng thấy mình mạnh thêm nhiều và sau hai lần rặn, tôi đã nghe tiếng con khóc oe oe. Không thể nào quên được phút giây đó, chị à”.
Ngược lại trường hợp của chị T là chị H. Chị kể lại rằng trong phòng chờ sanh chị chịu đau rất giỏi, nhưng khi chuyển qua phòng chuẩn bị sanh, có chồng chị kế bên, mỗi lần gò bụng đau, chị cứ cảm thấy tủi thân thế nào và…khóc! Chị nói: “Giống như khi mình còn bé, chị à. Lỡ có chạy ngã, không ai nhìn thấy thì tự đứng lên, nhưng chỉ cần bố hoặc mẹ lên tiếng xuýt xoa là tự nhiên khóc ngay”. Cô nữ hộ sinh cứ phải hướng dẫn cách rặn và động viên mãi, cuối cùng chị mới sanh được.
Người chồng nói gì về dịch vụ sanh gia đình?Anh S bước ra từ phòng sanh cùng với người vợ còn nằm trên giường chuyển bệnh. Tay bồng đứa con đầu lòng còn đỏ hỏn, vẻ mặt rạng rỡ, anh nói: “Mừng quá chị à. Gia đình em được mẹ tròn con vuông. Nhưng, chứng kiến vợ toát mồ hôi khi phải rặn sanh cháu bé này, tôi thương vợ quá. Chắc chuyến này xong, phải ngừa thai 5-7 năm.” Nói xong, anh nhìn chị âu yếm ra vẻ thông cảm với những cố gắng của vợ.
Anh bạn của tôi kể lại khi vợ anh đi sanh, anh cũng xin phép vào cùng với vợ, một phần vì tò mò, một phần vì cũng muốn an ủi động viên chị. Lúc chị đau nhiều nhất và rặn sanh em bé, bác sĩ chuẩn bị đỡ sanh, cắt tầng sinh môn, thấy máu chảy ra, anh suýt ngất xỉu và… điều dưỡng phải dìu anh ra khỏi phòng sanh! Hóa ra, anh lại làm vợ mình lo lắng thêm. “Tính mình sợ máu từ nhỏ mà”, anh nói với tôi như để chữa thẹn.
Cũng có trường hợp người chồng chia sẻ trên diễn đàn rằng sau khi đi xem vợ sanh xong, anh về suy nghĩ và …buồn hết mấy ngày! Cảm giác từ đây không còn “độc quyền” khiến anh “giận hờn mà chẳng biết giận ai” và cũng chính từ đó, chuyện gối chăn không còn mặn nồng, anh đâm ra chán vợ.
Có nên sử dụng dịch vụ sanh gia đình hay không?Đa số đàn ông cho rằng có mặt bên vợ trong giờ phút vợ chuẩn bị sanh và sau đó cùng chào đón đứa con ra đời là khoảnh khắc hết sức thiêng liêng và hạnh phúc. Hầu hết phụ nữ cũng cảm thấy được sẻ chia nhiều, an tâm hơn và tăng thêm sức mạnh để rặn sanh tốt hơn khi có người thân ở bên.
Với những người chồng cảm thấy “mất mát” sau khi tận mắt chứng kiến cảnh vợ sanh với sự giúp sức của nhiều người khác thì nên nhớ rằng sanh nở là chuyện xảy ra theo qui luật tự nhiên. Người phụ nữ chẳng có lỗi gì khi phải “lộ hàng kín” lúc sanh và quan trọng hơn là việc này không ảnh hưởng tiêu cực gì đến tình yêu của người vợ dành cho chồng. Ngược lại, sau khi sanh con thì con cái chính là sợi dây gắn kết tình cảm vợ chồng, làm cho hạnh phúc gia đình ngày càng bền chặt.
Khi có sự chuẩn bị tốt, việc cho phép người thân ở bên cạnh lúc sanh sẽ giúp người phụ nữ không còn cảm giác “mồ côi một mình” và cuộc sanh sẽ có kết quả tối ưu. Ngoài ra, việc làm này ở nhiều trường hợp còn mang lại những hiệu quả tích cực không ngờ trong việc gắn kết tình cảm vợ chồng, nhắc nhở người chồng về việc kế hoạch hóa gia đình, ngừa thai, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người bố với con cái.
Việc tư vấn kỹ cho thai phụ và người thân của nhân viên y tế trước khi tiến hành công việc sanh dịch vụ gia đình là cần thiết và sẽ giúp cho dịch vụ này phát huy được hiệu quả cao nhất. tu khoa
sinh dịch vụ gia đình tại bệnh viện từ dũ
chi phi sinh o benh vien tu du 2023
bảng giá phòng dịch vụ bệnh viện từ dũ
Làm mẹ –
Góc Hỏi Đáp: Trẻ Sơ Sinh Bị Khản Tiếng Có Sao Không?
Posted on
Trẻ sơ sinh bị khản tiếng làm cho các bậc cha mẹ xót ruột mỗi khi thấy khóc, khó chịu. Tình trạng bé sơ sinh bị khàn tiếng bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân. Vậy trẻ sơ sinh bị khàn tiếng có sao không và cách chữa như thế nào?
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị khản tiếng
Nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ sơ sinh bị khàn tiếng đó chính là cảm lạnh, đi kèm các triệu chứng ho và chảy nước mắt. Ngoài ra, trẻ có thể gặp một số tình trạng như:
Trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên
Một số bệnh nhiễm trùng do virus và 1 số loại vi khuẩn có để dẫn đến tình trạng viêm phế quản ở trẻ, khiến bé sơ sinh bị khản tiếng. Loại virus phổ biến gây nên tình trạng bé bị khản tiếng, ho khan hoặc thở rít đó là virus parainfluenza. Trẻ sẽ gặp phải các triệu chứng này kèm theo sổ mũi, sốt nhẹ tạo thành tình trạng viêm phế quản ở trẻ. Bệnh này sẽ chuyển biến từ nhẹ đến nặng và cần được theo dõi sát sao, cũng như điều trị nội trú tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Tình trạng trẻ sơ sinh khóc nhiều bị khản tiếng không còn quá xa lạ với các bậc phụ huynh. Bởi khi bé khóc quá nhiều do dây thanh quan chịu nhiều áp lực sẽ dẫn đến tình trạng bé bị khản tiếng.
Trẻ bị trào ngược thanh quản
Tình trạng trẻ bị trào ngược thanh quản cũng có thể khiến trẻ sơ sinh bị khản giọng. Trào ngược axit khá phổ biến ở trẻ sơ sinh vì hệ tiêu hóa của trẻ ở giai đoạn này còn non yếu, chưa hoàn thiện. Cho nên khi tình trạng trào ngược dạ dày diễn ra thường xuyên, axit liên tục tiếp xúc với cổ họng sẽ tương tác với dây thanh quản khiến bé bị khản tiếng.
Trẻ bị kích thích, gây khó chịu
Việc trẻ bị dị ứng, hít phải khói bụi, ô nhiễm môi trường… cũng có thể gây kích ứng dây thanh quản non nớt của bé, khiến bé bị khản giọng.
Trẻ sơ sinh bị khàn tiếng có sao không?
Trẻ sơ sinh bị khàn tiếng có sao không? Đây là nỗi lòng của rất nhiều bậc cha mẹ. Vậy trẻ sơ sinh bị khàn tiếng khi nào đáng lo?
Trẻ bị ho khan, ho lâu ngày, kèm đờm vàng, xanh đặc
Cổ họng của trẻ sưng, đau rát
Trẻ thở không đều, gặp khó khăn khi thở
Giọng nói của trẻ thay đổi, có tiếng gió, hơi khan khan,
Trẻ bị mất giọng, khó có thể bật ra tiếng nói
Cách chữa trẻ sơ sinh bị khản tiếng
Không ai có thể biết được tình trạng trẻ sơ sinh bị khản tiếng khi nào thì dứt. Nếu trẻ có thể tự khỏi sau một thời gian dài thì không sao nhưng nếu tình trạng trẻ sơ sinh bị khản tiếng kéo dài thì cha mẹ bắt buộc phải có biện pháp xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng sức khỏe của bé.
Điều trị dứt điểm bệnh tai – mũi – họng ở trẻ
Cần hạn chế tối đa việc trẻ khóc
Đối với trẻ sơ sinh bị khàn tiếng vì khóc thì điều tối kỵ nhất là việc trẻ gào khóc, khóc thét lên. Chính vì vậy, trẻ khóc nhiều sẽ làm cho dây thanh quản của trẻ bị tổn thương. Do vậy, khi thấy bé có dấu hiệu nhõng nhẽo thì bố mẹ cần dỗ dành trẻ bằng cách ôm trẻ vào lòng. Sau đó, cho trẻ chơi đồ chơi hoặc làm bất cứ điều gì để đánh lạc hướng để bé không khóc là được.
Không nên cho bé ăn quá no
Việc cho bé ăn quá no cũng khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị quá tải, bởi lúc này hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh vẫn còn yếu, hoạt động chậm. Do vậy, khi bố mẹ bắt ép trẻ phải ăn nhiều, ăn no sẽ khiến trẻ bị trào ngược dạ dày và làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bé. Đồng thời, trào ngược dà dày còn khiến trẻ bị sặc, gây ho và như vậy dây thanh quản của bé càng bị tác động nhiều hơn. Chính vì vậy, bố mẹ nên chia nhỏ bữa ăn cho bé thành nhiều bữa trong ngày, sao cho bé có đủ dưỡng chất để hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động hiệu quả.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng khoa học
Một chế độ dinh dưỡng cân đối được tất cả các loại dưỡng chất, trong đó gồm nhiều rau xanh, hoa quả giàu vitamin C sẽ rất tốt cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi bổ sung đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng để có thể chống lại các loại vi khuẩn tấn công gây bệnh.
Vệ sinh khoang miệng cho bé hàng ngày
Bổ sung đủ nước cho bé
Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng mẹ cần tăng cữ bú cho bé để bé được cung cấp đủ lượng nước mà cơ thể cần. Bởi khi trẻ bị khàn tiếng cổ họng sẽ bị khô, đau rát, dẫn đến tình trạng mất nước. Việc bổ sung nước cho bé lúc này là vô cùng cần thiết.
Tạo độ ẩm trong phòng
Cách này giúp cho không khí xung quanh bé có đủ độ ẩm cần thiết giúp cổ họng của bé không bị khô. Việc này có thể ngăn ngừa tình trạng khô dây thanh âm, phòng ngừa khàn tiếng cho bé yêu.
Chi Phí Sinh Dịch Vụ Gia Đình Ở Từ Dũ Là Bao Nhiêu?
Sau khi mang thai 9 tháng 10 ngày, ắt hẳn mẹ bầu nào cũng mong muốn con mình được chào đời tại một cơ sở y tế chất lượng cùng dịch vụ tốt nhất. Mặc dù hiện nay có rất nhiều cơ sở hỗ trợ việc sinh nở cho chị em phụ nữ, nhưng Bệnh viện Từ Dũ vẫn là cái tên được nhiều chị em tin tưởng chọn lựa bởi uy tín và chất lượng vang danh bấy lâu.
Các gói sinh ở Bệnh Viện Từ DũBệnh viện Từ Dũ cung cấp nhiều gói sinh với các chi phí khác nhau, như sinh thường, sinh dịch vụ, sinh mổ thường, sinh dịch vụ gia đình,…
Chi phí sinh thường tại bệnh viện Từ Dũ khoảng 2 triệu đồng còn sinh mổ thường khoảng 4.5 triệu đồng. Chi phí này chưa bao gồm các khoản chi phí đăng ký dịch vụ như tiền công sinh thường dịch vụ (1.5 triệu đồng, sinh đôi là 2 triệu đồng) hay tiền công sinh mổ dịch vụ (2.5 triệu đồng, sinh đôi là 3 triệu đồng), tiền phòng dịch vụ nằm sau sinh (giá phòng từ 100.000 đồng đến 2.000.000 đồng/ phòng/ ngày – tùy theo loại phòng, số lượng người 1 phòng) và chưa bao gồm tiền thuốc.
Nhưng nhìn chung, tổng chi phí sinh mổ dịch vụ ở Từ Dũ là 6.5 triệu đồng còn thường dịch vụ là 4 triệu đồng.
Finizz cũng thông tin thêm về chi phí khám tiền sản ở Từ Dũ. Gói khám tiền sản trước khi mang thai khoảng 2.2 triệu/ lần, bao gồm xét nghiệm máu, nước tiểu, chức năng gan và nhiễm sắc thể.
Dịch vụ sinh gia đình tại Bệnh Viện Từ Dũ cho phép một người thân của sản phụ vào phòng sinh để động viên tinh thần của sản phụ, khi gia đình sản phụ có yêu cầu dùng dịch vụ thì nhân viên bệnh viện sẽ sắp xếp khi sản phụ sắp sinh.
Nếu bạn có nhu cầu sinh dịch vụ gia đình, khi có dấu hiệu chuyển dạ sanh (đau bụng từng cơn, ra huyết hoặc ra nước ở âm đạo,…), bạn đến khám tại Khoa cấp cứu của bệnh viện Từ Dũ, khi khám xong làm hồ sơ nhập viện, nữ hộ sinh tại Khoa cấp cứu sẽ ghi nhận vào hồ sơ bệnh án nếu bạn đăng ký sinh dịch vụ gia đình.
Sử dụng dịch vụ này, bạn sẽ được ưu tiên giải quyết giường dịch vụ sau sinh và khi chuyển dạ vào giai đoạn hoạt động (khi khám cổ tử cung mở được 4 cm), bạn sẽ được chuyển vào phòng ianh gia đình, Nữ hộ sinh tại Khoa sanh sẽ mời một người thân ở cùng bạn, để động viên bạn trong suốt cuộc sinh.
Vậy, chi phí sinh dịch vụ gia đình ở Từ Dũ là bao nhiêu?Chi phí sinh dịch vụ gia đình ở Từ Dũ là 4.5 triệu đồng/ca
Đa số đàn ông cho rằng, có mặt bên vợ trong giờ phút vợ chuẩn bị sinh và sau đó cùng chào đón đứa con ra đời là khoảnh khắc hết sức thiêng liêng và hạnh phúc. Hầu hết phụ nữ cũng cảm thấy được sẻ chia nhiều, an tâm hơn và tăng thêm sức mạnh để rặn sinh tốt hơn khi có người thân ở bên. Tuy nhiên, trước hết người phụ nữ phải cân nhắc là mình có nhu cầu cần người thân ở bên cạnh lúc sinh hay không. Khi đó, tùy từng trường hợp cụ thể, gia đình nên bàn bạc trước để “tuyển chọn” ai sẽ vào hỗ trợ cho người phụ nữ lúc sinh. Người này sẽ có một nhiệm vụ duy nhất và rất khả thi là hỗ trợ tinh thần tối đa cho người phụ nữ nhằm giúp sức với nhân viên y tế để cuộc sinh diễn ra tốt nhất. Không nhất thiết phải là người chồng, mà mẹ ruột, mẹ chồng, chị em gái, cô dì,… cũng là những ứng cử viên tốt. Với những người chồng cảm thấy “mất mát” sau khi tận mắt chứng kiến cảnh vợ sinh với sự giúp sức của nhiều người khác thì nên nhớ rằng sinh nở là chuyện xảy ra theo quy luật tự nhiên. Người phụ nữ chẳng có lỗi gì khi phải “lộ hàng kín” lúc sinh và quan trọng hơn là việc này không ảnh hưởng tiêu cực gì đến tình yêu của người vợ dành cho chồng. Ngược lại, sau khi sinh con thì con cái chính là sợi dây gắn kết tình cảm vợ chồng, làm cho hạnh phúc gia đình ngày càng bền chặt.
Việc tư vấn kỹ cho thai phụ và người thân của nhân viên y tế trước khi tiến hành công việc sinh dịch vụ gia đình là cần thiết và sẽ giúp cho dịch vụ này phát huy được hiệu quả cao nhất.
Bấm Lỗ Tai Ở Đâuan Toàn?
Nên bấm khuyên tai ở đâu TP.HCM
Là một nhu cầu làm đẹp tuyệt vời của chị em phụ nữ, ngành dịch vụ bấm lỗ tai cũng ngày càng trở nên nhộn nhịp với hàng loạt những cở sở từ to đến nhỏ đáp ứng nhu cầu này. Việc bấm lỗ tai rất nhẹ nhàng. Tuy vậy, nếu chọn sai địa chỉ hậu quả sẽ rất phiền phức.
Có một số địa chỉ từ lâu đời cho đến mới thành lập có thể đáp ứng được nhu cầu của chị em. Tổng hợp từ nhiều nguồn cho thấy, những địa chỉ này xứng đáng để bạn trao gửi sự yên tâm của mình. Đó có thể là những bệnh viện chuyên khoa sản như bệnh viện Từ Dũ , bệnh viên Phụ Sản Quốc tế… Khi bấm lỗ tai ở đây bạn hoàn toàn em tâm về thiết bị (đã được khử trùng sạch sẽ), bác sĩ sẽ chỉ dẫn cho bạn cách chăm sóc để vết thương mau lành.
Ngoài ra bạn cũng có thể ghé qua dược nếu có ý định xỏ khuyên tai.
Chăm sóc vùng da sau khi bấm lỗ taiNhiều người sau khi bấm lỗ tai xong thường mặc kệ, vì nghĩ rằng vết thương nhỏ, rất mau lành. Thực tế có những người cơ địa không tốt, vết thương phải mất tới 6 tháng thậm chí hơn mới có thể sử dụng khuyên. Chưa kể trong thời gian đó, vết thương sưng tấy, đau nhức khiến bản thân khó chịu. Để tránh tình trạng đó, bạn cần vệ sinh vết thương một cách cần thận. Sau khi bấm khuyên tai bạn nên rửa vết bấm bừng các loại nước sát trùng như nước muối loãng, oxy già, hoặc cồn 70 độ,.. để hạn chế tối đa việc bị nhiễm trùng.
Việc bấm lỗ tai ở đâu TPHCM thực sự không khó như bạn nghĩ. Chúng tôi hi vọng, với bài viết này các bạn không những tìm được cho mình địa chỉ xỏ khuyên uy tín nếu có ý định, mà còn biết cách chăm sóc vết thương sau khi bấm lỗ tai nữa.
Ngoài các bệnh viện uy tín thì các bạn cũng có thể ghé quá các địa điểm sau.
1. DR. Lê Trần DuyWebsite: http://drletranduy.com
ĐỊa chỉ: 522-524 Nguyễn Chí Thanh, P. 7, Q. 10, TP.HCM
2. VNSTYLE TATTOO & PIERCINGWebsite: http://vnstyletattoo.vn
Địa chỉ: 7M đường 14 Khu Dân Cư Miếu Nổi, phường 3, Binh Thạnh, Hồ Chí Minh.
3.Tooart Tattoo Xỏ khuyên cho nữ – PiercingWebsitr: https://tooart.tattoo/xo-khuyen-cho-nu-piercing/
Địa chỉ: 435 An Dương Vương, phường 3, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh
Cập nhật thông tin chi tiết về Hỏi Đáp: Dịch Vụ Bấm Lỗ Tai Cho Trẻ Sơ Sinh Tại Từ Dũ trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!