Bạn đang xem bài viết Ghép Cổ Họng, Một Trong Những Phương Pháp Điều Trị Ung Thư Thanh Quản được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bệnh nhân được tiến hành ca ghép cổ họng này 37 tuổi đang bị ung thư giai đoạn cuối ở bộ phận thanh quản. Bệnh nhân này không thể thở, nuốt và nói được.
Các bác sĩ chuyên khoa đã tiến hành ghép các bộ phận bao gồm khí quản, thực quản, tuyến giáp và các tuyến lân cận, cùng với cơ, thần kinh, mạch máu và da.
Bệnh nhân này đã được xuất hiện tại buổi họp báo của kíp mổ tại Trung tâm Ung bướu ở Gliwice và thì thầm nói lời cảm ơn. Hiện bệnh nhân có thể nuốt được thức ăn lỏng nghiền nhuyễn. Ca mổ ghép họng từ người cho được tiến hành hôm 11/4 và diễn ra trong 17 giờ.
BS Maciejewski cho biết trước đây trên thế giới đã có hai trường hợp mổ ghép tương tự nhưng ít phức tạp hơn.
Trước đó, một phẫu thuật viên chuyên về ghép tạng ở Thụy Điển không tham gia trong ca mổ đã nói rằng kíp mổ “cần được chúc mừng nếu họ thành công”.
Bo-Goran Ericzon, một giảng viên tại Bệnh viện Karolinska ở Huddinge, Thụy Điển cho rằng ca mổ có vẻ “rất hy hữu và tiên tiến, nhất là nếu bệnh nhân có thể nói và nuốt được ở mức độ nào đó”.
Theo BS. Maciejewski, sự hồi phục là đáng hài lòng, trong khi việc phục hồi chức năng tích cực cuối cùng sẽ cho phép bệnh nhân “ăn uống, thở và nói như tất cả chúng ta”.
Vẫn tồn tại những mối lo ngại
Nhìn lại sự kiện y khoa năm 2001, đã có bệnh nhân được ghép thận và vẫn phải dùng thuốc ức chế miễn dịch kể từ đó. Đến năm 2009, người này lại được chẩn đoán bị ung thư thanh quản giai đoạn muộn và bệnh nhân này đã phải mổ cắt thanh quản và tuyến giáp và điều trị hóa chất.
Maciejewski cho biết vì không có dấu hiệu ung thư tái phát, bệnh nhân có chất lượng sống kém và vẫn đang dùng thuốc để ngăn ngừa thải thận ghép, nên đây là “ứng viên lý tưởng” cho ca ghép cổ họng phức tạp này.
Năm 2013, nhóm đã tiến hành ca mổ ghép gần như toàn bộ khuôn mặt cho một bệnh nhân khác và bệnh nhân đã trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.
Nhìn chung, mỗi phương pháp điều trị bệnh ung thư thanh quản đều sẽ còn nhiều tồn tại hạn chế khác nhau, chính vì thế rất cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn nữa để có thể tìm ra được phương pháp tốt nhất nhằm đảm bảo sức khỏe cho người bệnh.
Trích nguồn báo: Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh
Bài thuốc hữu ích:
Bác sĩ Nguyễn Thu Hương
Từ khóa: Các giai đoạn bệnh ung thư thanh quản, Điều trị ung thư thanh quản
Tìm Hiểu Phương Pháp Ghép Tủy Trong Điều Trị Ung Thư Máu
Thứ năm, 16/07/2015 15:19
Ghép tủy hay ghép tế bào gốc tạo máu được các chuyên gia đánh giá là phương pháp điều trị ung thư máu hiệu quả nhất hiện nay.
Ung thư máu là hiện tượng tăng sinh không kiểm soát lượng bạch cầu trong máu trong một thời gian ngắn. Khi lượng bạch cầu trong máu gia tăng quá nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng tấn công hồng cầu gây tình trạng thiếu máu. Bệnh nếu không được phát hiện sớm thì nguy cơ tử vong là rất cao. Hiện nay ghép tế bào gốc được coi là phương pháp tối ưu nhất trong điều trị căn bệnh nguy hiểm này.
Việc phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh giúp việc điều trị tích cực hơn cũng như giúp kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân hơn. Những triệu chứng bệnh ung thư máu có thể kể đến là:
– Mệt mỏi kéo dài.
– Da xanh.
– Hay choáng, chóng mặt, đau đầu.
– Hay nóng sốt.
– Cơ thể dễ bị nhiễm trùng.
– Thường xuyên chảy máu cam.
– Dễ xuất hiện các vết bầm tím trên da.
– Thường xuyên đổ mồ hôi về đêm và gần sáng.
Với phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu các bác sỹ sẽ tiến hành tách tế bào gốc sau đó giữ ở nhiệt độ -196C sau đó sử dụng phương pháp hóa trị liều cao điều trị đích để tiêu diệt triệt để tế bào ác tính mà các phương pháp khác không làm được cuối cùng đưa tế bào gốc ghép vào cơ thể bệnh nhân.
Có 3 phương pháp là ghép tế bào gốc tự, dị thân hay ngoại vi.
– Phương pháp ghép tế bào gốc tự thân tức là tế bào được tách ra từ chính tủy của người bệnh. Ưu điểm của phương pháp này đó là độ tương thích cao tuy nhiên chúng có nhược điểm lớn nhất đó là rất dễ nhiễm tế bào bướu.
– Phương pháp ghép tế bào máu ngoại vi. Để thực hiện phương pháp này các bác sỹ sẽ sử dụng các máy tách tế bào để tách chiết giữ lại tế bào gốc.
– Phương pháp ghép tế bào gốc dị thân tức là tế bào máu sẽ được tách ra từ tủy của người khỏe mạnh (thường là những người thân trong gia đình). Ưu điểm của phương pháp này đó là không nhiễm tế bào bướu nhưng chúng tồn tại rủi ro đó là khả năng không tương thích có thể dẫn đến nguy cơ tử vong là rất lớn.
Bệnh nhân sau khi được điều trị bằng phương pháp này cơ thể gần như không được bảo vệ rất dễ bị nhiễm trùng chính vì vậy cần phải thiết lập chế độ chăm sóc đặc biệt cũng như trong môi trường đảm bảo yếu tố vô trùng tuyệt đối.
5 Dấu Hiệu Ung Thư Thanh Quản Và Phương Pháp Điều Trị
1. Ung thư thanh quản là gì?
Thanh quản là một bộ phận của vùng họng, nằm ở dưới hầu và trên khí quản. Thanh quản có chứa các dây thanh âm, khi xuất hiện luồng khí từ phổi đi lên sẽ làm dây thanh rung động và phát ra âm thanh.
Ung thư thanh quản xuất hiện khi có tế bào ác tính hình thành và phát triển trong các mô của thanh quản. Hầu hết ung thư thanh quản là ung thư biểu mô tế bào vảy, bắt đầu từ các tế bào dẹt dạng vảy lót nằm ở nắp thanh quản, dây thanh âm hoặc các bộ phận khác của thanh quản.
Theo thống kê, ung thư thanh quản chiếm khoảng 2% các bệnh ung thư. Ở Việt Nam, nếu xét trong phạm vi các bệnh về Tai – Mũi – Họng thì ung thư thanh quản đứng thứ 4 sau bệnh vòm họng, mũi xoang và ung thư vùng hạ họng. Ung thư thanh quản hay gặp ở người trong độ tuổi từ 45-70, trong đó nam giới chiếm 95%, nữ giới ít gặp hơn. Bệnh ung thư thanh quản nếu được phát hiện và điều trị sớm thì có thể mang lại hiệu quả điều trị cao và có khả năng chữa khỏi hoàn toàn.
2. 5 dấu hiệu ung thư thanh quản
2. 1. Khàn tiếng
Khàn tiếng từng lúc, ngày càng tăng về mật độ cùng giọng cảm khô và cứng, đau họng. Khi khối u ngày càng to, người bệnh mau mệt, câu nói ngắn hơn, đôi khi dây thanh quản bị cố định, thanh môn bị hẹp thì tiếng nói trở nên khàn đặc, mất hết âm sắc, nghe khó hiểu và đôi khi mất tiếng. Trong trường hợp này, dùng các thuốc điều trị viêm thanh quản đều không thấy chuyển biến tích cực.
2.2. Ho
Ho là biểu biểu hiện của nhiều bệnh về đường hô hấp như: viêm họng, viêm amidan,… nhưng cũng là dấu hiệu thường gặp khi mắc bệnh ung thư thanh quản nên cẩn trọng. Khi mắc bệnh này, chứng ho kín đáo hơn và mang tính chất kích thích, đôi khi có từng cơn ho kiểu co thắt.
Ở giai đoạn muộn bệnh nhân còn thấy nuốt khó, sặc thức ăn, xuất tiết vào đường thở thì gây nên những cơn ho sặc sụa.
2.3. Khó thở
Biểu hiện khó thở có thể xuất hiện sớm hoặc cùng lúc với khàn tiếng. Kích thước khối u ngày càng tăng thì khẩu kính của thanh môn ngày càng hẹp. Lúc đầu khó thở chỉ xuất hiện khi gắng sức (lên cầu thang, mang vật nặng…), nhưng về sau chúng biểu hiện rõ rệt và thường xuyên hơn.
2.4. Khó nuốt
Thường xuất hiện sau chứng khàn tiếng và khó thở, lúc này khối u đã lan ra vùng hầu họng kèm theo dấu hiệu đau tai. Bệnh nhân ở giai đoạn này không ăn cơm được, chỉ ăn cháo hoặc uống sữa, thậm chí phải đặt ống sonde dạ dày để bơm thức ăn.
2.5. Mệt mỏi – sút cân
Ngoài những dấu hiệu trên, còn có dấu hiệu mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân là bằng chứng rõ ràng cho bệnh ung thư thanh quản. Do đó, bạn cần lưu ý thăm khám kịp thời để xác định tình trạng và có phương án đối phó phù hợp.
3. Phương pháp điều trị ung thư thanh quản
3.1. Phương pháp phẫu thuật
Đây là phương pháp điều trị ung thư thanh quản khá phổ biến, thường được chỉ định cho những trường hợp được chẩn đoán ung thư ở giai đoạn sớm. Việc phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào kích thước và vị trí của khối u. Theo đó, bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ một phần hoặc cắt bỏ toàn bộ thanh quản (còn gọi là thủ thuật cắt thanh quản bán phần hoặc toàn bộ).
Việc phẫu thuật có thể bảo toàn được giọng nói. Bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ một dây thanh âm, một đoạn của dây thanh âm hoặc cắt nắp thanh quản. Sau một thời gian hồi phục, bệnh nhân có thể thở và nói chuyện như bình thường.
3.1.2. Phẫu thuật cắt bỏ thanh quản toàn bộ
Toàn bộ hộp âm thanh sẽ được cắt bỏ, bệnh nhân không thể bảo toàn được giọng nói. Theo đó, người bệnh sẽ thở qua lỗ mở khí quản và phải học nói theo cách mới.
3.2. Phương pháp hóa trị
Đây là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư. Trong một số trường hợp, hóa trị được sử dụng để thu nhỏ kích thước khối u trước khi bệnh nhân phẫu thuật. Bên cạnh đó, hóa trị còn được sử dụng để điều trị ung thư thanh quản di căn.
Thông thường, thuốc điều trị ung thư thanh quản sẽ được tiêm vào mạch máu. Tuỳ thuộc vào loại thuốc, phác đồ điều trị và tình trạng sức khỏe chung, bệnh nhân có thể sẽ phải nằm viện trong một thời gian.
3.3. Phương pháp xạ trị
Đây là việc sử dụng những tia xạ năng lượng cao để tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Tia xạ sẽ được chiếu trực tiếp vào khối u và vùng lân cận. Phương pháp này thường được chỉ định để điều trị ung thư thanh quản vì nó có thể tiêu diệt khối u mà không làm bệnh nhân mất tiếng.
Xạ trị có thể được điều trị kết hợp với phẫu thuật, để làm nhỏ kích thước khối u trước phẫu thuật hoặc tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.
Ngoài ra, xạ trị còn là phương pháp được sử dụng để điều trị khi khối u không thể cắt bỏ hoặc những bệnh nhân không thể phẫu thuật vì những lý do khác. Trong trường hợp ung thư tái phát sau phẫu thuật, bác sĩ cũng thường chỉ định điều trị bằng xạ trị.
4. Cách phòng ngừa ung thư thanh quản
4.1. Chế độ ăn uống hợp lý
Yếu tố đầu tiên trong phòng ngừa ung thư thanh quản là áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Một chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý và thiếu khoa học sẽ khiến cơ thể bạn bị thiếu hụt dinh dưỡng và vitamin, làm tăng nguy cơ mắc ung thư thanh quản và những căn bệnh khác. Vì vậy, bạn nên áp dụng chế độ dinh dưỡng với nhiều rau xanh, chất xơ, hoa quả, uống nhiều nước, đồng thời hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng, chiên xào, nướng,… bởi chúng có thể gây ảnh hưởng tới thanh quản của bạn.
5.2. Không sử dụng thuốc lá và hạn chế uống rượu
Rượu bia và thuốc lá là những tác nhân hàng đầu gây ra bệnh tật ở con người. Chúng đặc biệt có hại cho thanh quản của bạn. Do vậy, khi hút thuốc lá và uống rượu sẽ làm gia tăng đáng kể nguy cơ mắc ung thư thanh quản. Bởi vậy, để phòng ngừa ung thư thanh quản thì bạn cần hạn chế sử dụng rượu bia và thuốc lá. Đồng thời, nên tránh tiếp xúc với khói thuốc lá khi ở cạnh những người đang hút thuốc.
5.3. Tránh tiếp xúc với hóa chất
Các loại hóa chất độc hại cũng là một trong những tác nhân dẫn tới bệnh ung thư, trong đó có ung thư thanh quản. Để phòng ngừa căn bệnh, bạn nên sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động đúng cách, khoa học khi phải làm việc trong môi trường có hóa chất để tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.
5.4. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Kiểm tra sức khỏe định kỳ là cách phòng ngừa ung thư thanh quản tốt nhất. Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp chúng ta có thể sớm phát hiện các dấu hiệu tiền ung thư hoặc dấu hiệu ung thư thanh quản giai đoạn đầu, từ đó sẽ có phương án điều trị kịp thời, mang lại hiệu quả điều trị cao và cho tiên lượng bệnh tốt nhất.
Những Phương Pháp Điều Trị Ung Thư Vòm Họng
Với bệnh ung thư vòm họng, nếu người bệnh không thích ứng hay không chịu được những hạn chế do hóa trị, xạ trị gây ra thì có thể áp dụng điều trị bằng phương pháp đông y, bao gồm xoa bóp bấm huyệt, sử dụng thuốc Nam, châm cứu.
Bệnh ung thư vòm họng hoàn toàn có thể được chữa trị triệt để nếu phát hiện kịp thời và điều trị sớm.
Một số phương pháp điều trị ung thư vòm họng
1. Phương pháp phẫu thuật
Là phương pháp cắt bỏ tận gốc bệnh ung thư dựa trên vị trí nguyên phát, phân loại lâm sàng, phân loại bệnh và thể trạng sức khỏe cụ thể của bệnh nhân. Mục đích của phương pháp này là loại bỏ hoàn toàn và nhanh những tế bào ung thư, giảm thiểu khả năng di căn, phục hồi sức khỏe. Phẫu thuật ung thư vòm họng bao gồm phẫu thuật xử lý bán vòm họng, toàn vòm họng và cắt bỏ hạch cổ.
Phương pháp được tiến hành trong các trường hợp bệnh nhân được phát hiện sớm, ung thư chưa di căn, cho hiệu quả cao và tích cực.
2. Phương pháp xạ trị
Phương pháp này được tiến hành kết hợp trước hoặc sau khi phẫu thuật để mang lại hiệu quả điều trị bệnh cao hơn. Việc xạ trị được thực hiện như thế nào sẽ được bác sĩ xem xét, cân nhắc dựa vào các giai đoạn khác nhau của bệnh ung thư vòm họng.
3. Phương pháp hóa trị
Cũng tương tự như xạ trị, hóa trị đối với bệnh nhân ung thư vòm họng chủ yếu nhằm mục đích hỗ trợ điều trị bệnh. Thông thường, phương pháp này sẽ được áp dụng đối với các bệnh nhân ung thư vòm họng ở giai đoạn cuối nhằm giảm nhẹ triệu chứng và tình trạng bệnh.
4. Điều trị bằng phương pháp Đông y
Với bệnh ung thư vòm họng, nếu người bệnh không thích ứng hay không chịu được những hạn chế do hóa trị, xạ trị gây ra thì có thể áp dụng điều trị bằng phương pháp đông y, bao gồm xoa bóp bấm huyệt, sử dụng thuốc Nam, châm cứu.
Tuy nhiên, phương pháp này thường mất nhiều thời gian mới khắc phục được tình trạng bệnh, do vậy nói không quá thì đối với một số bệnh nhân họ “không đợi kịp đến lúc thuốc có tác dụng”.
Một số nguyên nhân có thể dẫn đến ung thư vòm họng
– Hút thuốc lá: Trong thuốc là có chứa thành phần độc hại là Nicotin, chất này có khả năng gây nên bệnh ung thư, hút thuốc không chỉ gây nên bệnh ung thư vòm họng mà còn có khả năng gây nên nhiều loại ung thư khác trên cơ thể.
– Uống rượu: Nguy cơ ung thư họng tăng nếu uống nhiều rượu. Theo các chuyên gia thì việc uống rượu gây kích thích các mô họng như việc hút thuốc lá. Chính điều này làm tăng nguy cơ ung thư họng.
– Các chất liệu công nghiệp: Một nghiên cứu cho thấy hóa chất amiăng hoặc các loại sợi tổng hợp được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp có thể gây ung thư họng và dẫn tới sự có mặt của các tế bào ung thư ở thanh quản.
– Virus u nhú ở người: Tình trạng viêm nhiễm do virus HPV (một loại virus lây truyền qua đường tình dục) gây ra cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư họng. Ung thư do nhiễm HPV thường xuất hiện quanh amiđan hoặc mặt dưới của lưỡi.
– Trào ngược dạ dày mãn tính: Trào ngược dạ dày là do acid ở trong dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra. Nếu tình trạng này xảy ra mạn tính thì đây cũng có thể là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư họng.
Làm thế nào để phòng tránh ung thư vòm họng?
– Bổ sung thường xuyên các loại hoa quả rau củ xanh, bởi chúng chứa nhiều khoáng chất, vitamin và giàu chất chống ôxy hóa Fenolics kháng ung thư.
– Thường xuyên giải độc cơ thể và bổ sung dưỡng chất từ thảo dược, giúp tăng cường sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch.
– Không nên ăn các loại thực phẩm lên men thường xuyên như cà, dưa, cá muối. Hạn chế ăn đồ nướng, vì khi nướng lên thực phẩm cũng sẽ sinh ra một số chất có khả năng gây ung thư cao, trong đó có ung thư vòm họng
– Không ăn uống các thực phẩm lỏng khi chúng còn quá nóng, vì như thế sẽ khiến các tế bào ở cơ quan vòm họng bị tổn thương và tăng gấp đôi nguy cơ ung thư.
– Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá. Tất cả đều làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng cao, không những thế còn tăng nguy cơ các bệnh ung thư khác như gan và phổi.
– Ngoài ra bạn cũng cần rèn luyện thể chất, thường xuyên vận động mỗi ngày 30 phút giúp cơ thể nhẹ nhàng thoải mái, đốt cháy lượng mỡ thừa, ngăn ngừa nguy cơ phát triển bệnh tật.
– Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh về tai – mũi – họng. Việc phát hiện ung thư sớm sẽ giúp việc điều trị hiệu quả hơn gấp nhiều lần.
Cùng Chuyên Mục
Bình Luận Facebook
Cập nhật thông tin chi tiết về Ghép Cổ Họng, Một Trong Những Phương Pháp Điều Trị Ung Thư Thanh Quản trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!