Bạn đang xem bài viết Gan Yếu Gây Nổi Mề Đay Điều Trị Như Thế Nào? được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bệnh nổi mề đay là một trong những bệnh có thể gặp ở bất kì lứa tuổi nào. Căn bệnh này xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Trong đó gan yếu gây nổi mề đay là một trong những nguyên nhân rất phổ biến. Nếu không may mắc phải bệnh mề đay do chức năng của gan thì phải điều trị như thế nào. Đây là một trong những vấn đề mà rất nhiều người muốn biết.
Tại sao gan yếu gây nổi mề đay ?
Khi bị nổi mề đay da của bạn thường bị ngứa, nổi mẩn đỏ kèm theo rất nhiều rối loạn khác như tiêu hóa, suy hô hấp hay tụt huyết áp. Vì vậy, tuy chỉ là căn bệnh ngoài da nhưng chúng ta cần phải hết sức thận trọng, không được lơ là chủ quan trước những biểu hiện bệnh.
1/ Giải độc gan và tăng cường chức năng gan
Khi hoạt động của gan bị yếu đi thì chất độc sẽ tích tụ lại làm cho gan bị nhiễm độc. Lúc này, chúng ta cần phải dùng các biện pháp giải độc gan cũng như tăng cường chức năng của gan. Cụ thể bạn nên áp dụng các biện pháp như sau:
Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể. Việc uống từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày không chỉ giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố mà còn giúp gan được khoẻ mạnh.
Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi là những thực phẩm dễ tiêu hóa, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, tăng cường chức năng giải độc của gan. Bạn nên dùng nhiều: rau xanh, bắp cải, củ cải đường…
Tăng cường thực phẩm chứa nhiều chất sulfur có tác dụng tăng khả năng giải độc cho gan. Bạn có thể bổ sung hành, tỏi… trong bữa ăn hàng ngày
Thông thường chúng ta hay sử dụng các loại thuốc kháng histamin để trị bệnh mề đay. Nhưng khi gan yếu gây nổi mề đay thì không nên dùng biện pháp này, có thể làm cho tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Theo các chuyên gia da liễu, nếu gan yếu gây nổi mề đay bạn có thể dùng các bài thuốc Đông y. Các bài thuốc này được bào chế từ những thành phần có sẵn trong tự nhiên, nên rất an toàn cho cơ thể. Việc dùng thuốc không chỉ điều trị những biểu hiện bên ngoài mà còn giúp tăng cường chức năng gan, ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả. Hiện nay, lợi dụng tâm lý bệnh nhân nên có rất nhiều người đưa ra các bài thuốc kém chất lượng để trục lợi cá nhân. Bạn nên tham khảo thật kĩ và đến các nhà thuốc uy tín để được bắt mạch, kê đơn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng các biện pháp dân gian để điều trị những triệu chứng của bệnh nổi mề đay. Các bài thuốc này có tác dụng rất tốt mà nguyên liệu cũng rất dễ kiếm. Nhưng việc điều trị theo cách này cũng chỉ điều trị cho bệnh nhân ở giai đoạn cấp tính. Bạn có thể tìm hiểu: cách chữa mề đay bằng lá khế, cách chữa mề đay bằng lá tía tô…
Bài thuốc 1: 12g vỏ núc nác, 12g kim ngân hoa và 6g lá đơn đỏ. Với những nguyên liệu này bạn đem sắc với 800ml nước đến khi cạn còn 400ml thì tắt bếp. Dùng để để uống vào sáng sớm và chiều tối khi đói bụng.
Bài thuốc 2: 20g các loại (lá đơn răng cưa, đơn tướng quân, củ khúc khắc, lá đơn đỏ, kim ngân hoa, cam thảo đất), 15g ké đầu ngựa. Đem sắc với 1000ml đến khi còn 1/3 lượng nước thì tắt bếp, chia làm 2 lần uống trong ngày.
Chế độ sinh hoạt hàng ngày của bạn có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể cũng như gan. Vì vậy, bạn nên:
Sắp xếp công việc hợp lý, sinh hoạt hợp lý. Tránh tình trạng quá căng thẳng, mệt mỏi.
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để giúp tinh thần thoải mái, tăng cường sức đề kháng, hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Trong quá trình tập thể dục cơ thể cũng đẩy được một phần độc tố ra ngoài, hạn chế bớt được hoạt động của gan.
Dị Ứng Nổi Mề Đay Và Cách Chữa Dị Ứng Nổi Mề Đay
Dị ứng nổi mề đay ngày càng phổ biến. Căn bệnh da liễu này có thể do dị ứng thời tiết, hoặc dị ứng thuốc gây ra. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ em. Nó khiến cho người bệnh ngứa ngáy khó chịu. Do vậy việc tìm cách chữa trị dị ứng nổi mề đay là điều mà rất nhiều người quan tâm.
Dị ứng nổi mề đay là hiện tượng da phát ban, nổi điểm hoặc những mảng lớn màu đỏ hoặc màu trắng, gây nên nổi mề đay dị ứng thời tiết, dị ứng thuốc hoặc thực phẩm… Khiến người bệnh có cảm giác ngứa, đau khiến bạn có cảm giác nóng.
Bạn sẽ thấy da gồ cao, lỗ chân lông giãn rộng có nhiều sẩn liên kết với nhau thành mảng.
Nhận biết bệnh dị ứng nổi mề đay như thế nào?
Bệnh dị ứng nổi mề đay ngứa thường xuất hiện ở những vùng da như chân, tay, thân mình, bụng mặt hoặc rải rác khắp nơi trên cơ thể cùng với đó là triệu chứng ngứa dữ dội, khó thở có thể kèm theo đau bụng, kích thước mỗi sẩn mề đay từ 1-2cm hoặc là cả mảng. Da có cảm giác bị phù nề, ngứa rát, mặt phù to, hai mí mắt híp lại có cảm giác da đau nhức, có thể nóng bừng vùng da ngứa. Khi có biểu hiện này bạn nghĩ ngay đến bị dị ứng nổi mề đay
Vì sao bị dị ứng nổi mề đay?
Có vô số tác nhân gây dị ứng nổi mề đay ngứa bao gồm cả nguyên nhân bên trong và bên ngoài. Đông y cho rằng nguyên nhân gây dị ứng nổi mề đay là do tâm bị nhiệt, chức năng tiêu độc của gan và thận kém, người nóng trong, tiểu vàng. Do thói quen ăn uống của người bệnh ít ăn rau xanh mà ăn nhiều đồ cay, nóng.
Do khí hậu, thời tiết thay đổi thất thường, nóng lạnh đột ngột độ ẩm không khí cao
Do dị ứng những đồ ăn hải sản giải phóng Histamin,Serotonin
Do di truyền, chủ yếu là dị ứng thời tiết nổi mề đay. Nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh mề đay thì có lẽ đây chính là nguyên nhân khiến bạn bị bệnh mề đay.
Do sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch kém nên rất dễ bị vi khuẩn, vi rus xâm nhập gây bệnh nổi mề đay khó có thể chống lại các tác nhân gây bệnh mề đay trong sinh hoạt và tiếp xúc hàng ngày.
Do cơ địa dị ứng ăn phải một số thức ăn, thực phẩm như hải sản, trứng, tôm, cua, ghẹ, socola, rượu bia, đồ uống có cồn một số loại thức ăn có nhiều chất bảo quản, chất tạo màu.
Do dị ứng một số loại thuốc uống hoặc thuốc bôi ngoài da như Pennicillin đây là thuốc phổ biến gây dị ứng. Aspirin, thuốc hạ nhiệt, các chất cản quang có chứa iod (trong chụp khi X – quang), một số loại thuốc chữa huyết áp cao, bệnh xương khớp, thuốc gây mê, thuốc ngủ, huyết thanh, một số loại vaccin, thuốc tránh thai. Dị ứng nổi mề đay thường xuất hiện lần đầu tiên hoặc cách đó 5-10 ngày.
Dị ứng nổi mề đay do một số loại kí sinh trùng trong cơ thể như giun, sán, cũng gây nên bệnh mề đay. Sau đó bệnh tái phát nhiều lần.
Do virut, vi khuẩn tồn tại sẵn trong cơ thể với những người mắc bệnh viêm gan siêuvi B, C, hoặc bị nhiễm khuẩn ở một số bộ phận trong cơ thể như mũi, họng, hệ tiêu hóa, răng miệng, viêm xoang… sẽ có nguy cơ mắc bệnh mề đay cao hơn.
Cách chữa trị dị ứng nổi mề đay hiệu quả nhất
Vậy làm gì khi bị dị ứng nổi mề đay? Đây là điều mà nhiều bệnh nhân băn khoăn. Theo các bác sĩ tại địa chỉ phòng khám da liễu Đông Phương cho biết có nhiều dạng nổi mề đay khác nhau. Cần phải xác định nguyên nhân gây dị ứng nổi mề đay để dùng cách trị dị ứng nổi mề đay hiệu quả nhất.
Thuốc trị dị ứng nổi mề đay
Ở những trường hợp khi bị dị ứng ngứa nổi mề đay ở mức độ nhẹ các bác sĩ sẽ chỉ định dùng một số loại thuốc kháng histamin H1 đây là thuốc chữa dị ứng nổi mề đay như:
Loratadin (Clarytin) 10mg x 1 viên
Cetirizin (Zyrtec) 10mg x 1 viên
Acrivastin (Semplex) 8mg x 3 viên
Còn trong những khi bệnh nặng các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng histamin H1 với corticoid. Tuy nhiên với trẻ bị dị ứng nổi mề đay thì dùng thuốc phải theo sự chỉ định của bác sĩ.
Corticoid (uống hay tiêm): đây là cách điều trị bệnh dị ứng nổi mề đay cấp, nặng hoặc kèm theo hiện tượng phù thanh quản, nổi mề đay do viêm mạch, do áp lực không đáp ứng với các kháng thuốc histamin thông thường.
Epinephrin (adrenalin) kết hợp kháng histamin liều cao: chỉ định khi có hiện tượng phù mạch cấp tính
Nhiều người nghĩ rằng khi trị khỏi ngứa là mề đay cũng sẽ hết. Nhưng thực tế thì những lần dị ứng nổi mề đay tiếp theo sẽ ngày càng nặng hơn và xuất hiện dày đặc hơn. Đó là khi nổi mề đay cấp tính chuyển sang giai đoạn mãn tính. Trong những trường hợp nặng dễ gây phù mạch, thanh quản, khó thở thì bạn nhất thiết phải đến những phòng khám da liễu để làm xét nghiệm, tìm nguyên nhân gây bệnh để có cách trị nổi mề đay phù hợp.
Theo đông y, dị ứng nổi mề đay là do da và cơ không liền, mồ hơi ra trúng gió, tà khí xung khắc, tụ máu ra phát mẩn, lâu ngày hóa nhiệt, khí huyết suy yếu. Bởi vậy khi điều trị cần dùng thuốc sinh học điều dưỡng khí huyết, điều tiết trong ngoài, nâng cao sức miễn dich. Nên điều trị dị ứng nổi mề đay bằng đông y sẽ mất rất nhiều thời gian, nhiều người bệnh có tư tưởng bỏ dở chừng.
Tại phòng khám Đông phương đã áp dụng liệu pháp kháng mẫn cảm quang năng động đông y khắc phục được những hạn chế này, rút ngắn thời gian điều trị, điều tiết cơ quan gan, thận và chức năng sinh lí của cơ thể.
Liệu pháp châm cứu trị dị ứng ngứa nổi mề đay
Trị liệu châm cứu bệnh mề đay điều trị bệnh, khi ở mức độ nhẹ. Dùng kim châm cứu trên một số bộ phận của cơ thể như huyệt tai, giác hơi, trích máu, tiêm huyệt vị, chiếu quang huyệt vị và cung cấp oxi huyệt vị.
Liệu pháp là cách chữa bệnh dị ứng nổi mề đay cho hiệu quả khá tốt, giúp tăng cường hệ miễn dịch, khiến người bệnh phản ứng nhẹ với các nguồn gây dị ứng. Không có hiện tượng xảy ra tác dụng phụ của thuốc, khôi phục chức năng da, cho hiệu quả lên tới 75%-95 %.
Liệu pháp loại bỏ nguồn dị ứng miễn dịch ZTC
“Liệu pháp loại bỏ nguồn dị ứng miễn dịch ZTC” trong điều trị dị ứng nổi mề đay sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu trong cơ thể. Liệu pháp này giúp cắt đứt nguồn dị ứng, tiêu trừ huyết độc, ức chế và phóng thích histamine gây nên dị ứng, giải độc, đem lại hiệu quả cao.
Chú ý khi chữa dị ứng nổi mề đay nên kết hợp trong uống, ngoài bôi theo sự chỉ định của bác sĩ. Cùng với đó bạn nên kiêng những đồ ăn cay, nóng có chất kích thích như rượu, cafê, thịt gà, thịt chó. Không làm việc quá căng thẳng, khi trời lạnh cần phải giữ ấm cơ thể. Tuyệt đối không nên dùng xà phòng tắm, không gãi quá nhiều khiến da bị trầy xước, tổn thương, viêm nhiễm.
Bệnh dị ứng nổi mề đay thường xuyên tái phát khi có điều kiện thuận lợi. Do vậy để chữa bệnh triệt để bạn nên đến với phòng khám da liễu uy tín trong đó có địa chỉ phòng khám da liễu Đông Phương. Mọi vấn đề về bệnh da liễu nói chung và dị ứng nổi mề đay nói riêng liên hệ đến 0972.666.497, sẽ được tư vấn miễn phí tận tình, chu đáo.
Bệnh Phong Lạnh Nổi Mề Đay
Bệnh phong lạnh nổi mề đay hay còn gọi là nổi mề đay do lạnh, đặc trưng bởi tình trạng da nổi sẩn đỏ, phát ban, nóng rát và ngứa ngáy. Bệnh lý này thường khởi phát do uống nước đá, tiếp xúc với nước lạnh hoặc do nhiệt độ không khí giảm thấp đột ngột.
Bệnh phong lạnh nổi mề đay là gì?
Bệnh phong lạnh nổi mề đay hay còn gọi là nổi mề đay do lạnh. Thuật ngữ này đề cập đến tình trạng da nổi sẩn đỏ, viêm, ngứa ngáy và nóng rát do tiếp xúc với nước lạnh, ăn thực phẩm lạnh hoặc do nhiệt độ môi trường giảm thấp đột ngột.
Thông thường mề đay do lạnh chỉ phát sinh triệu chứng ở những vùng hở như tay, chân, mặt và cổ. Tuy nhiên nếu tình trạng xảy ra do uống nước lạnh, cổ họng, thanh quản và các cơ quan hô hấp có thể bị sưng, phù nề và dẫn đến tình trạng khó thở, suy hô hấp hoặc thậm chí là tử vong.
Qua một số công trình nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy ngưỡng nhiệt độ có thể gây nổi mề đay là khoảng 4 độ C. Tuy nhiên yếu tố này có thể chênh lệch ít nhiều tùy vào cơ địa của từng cá thể. Bệnh phong lạnh nổi mề đay điển hình bởi triệu chứng ngứa dai dẳng và bùng phát mạnh vào ban đêm. Nếu không kịp thời điều trị, bệnh có thể tiến triển kéo dài và chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Nhận biết bệnh phong lạnh nổi mề đay
Bệnh phong lạnh nổi mề đay có triệu chứng khá điển hình. Bạn có thể nhận biết bệnh lý này thông qua một số biểu hiện sau:
Da xuất hiện các đốm hoặc mảng sần trên da, đường kính dao động từ vài mm đến vài cm
Sẩn ngứa do mề đay thường có bờ tròn, ấn vào cứng chắc, có màu hồng nhạt hoặc cùng màu với da
Tổn thương da đi kèm với triệu chứng ngứa ngáy dữ dội
Thông thường, tổn thương có thể xuất hiện khu trú ở một số vị trí như tay, chân, cổ, mặt và đùi nhưng cũng có thể bùng phát mạnh và gây tổn thương trên diện rộng
Ngoài tổn thương da, tiếp xúc với không khí lạnh còn có thể gây ra một số triệu chứng toàn thân khác như sổ mũi, nghẹt mũi, đau cổ họng,…
Nguyên nhân gây bệnh phong lạnh nổi mề đay
Mề đay thực chất là hệ quả do hệ miễn dịch đối kháng với không khí lạnh, dẫn đến hiện tượng tăng IgE trong huyết tương và kích thích hoạt động giải phóng histamine. Hitsamine được giải phóng vào niêm mạc và da làm giãn mạch, tăng tính thấm của mao mạch và gây tổn thương ngoài da.
Một số nguyên nhân có thể gây ra bệnh phong lạnh nổi mề đay, bao gồm:
Uống nước đá hoặc ăn kem lạnh
Tắm/ tiếp xúc với nước lạnh
Thời tiết chuyển lạnh đột ngột
Ngoài những nguyên nhân này, bệnh còn có thể xảy ra do một số yếu tố thuận lợi như mắc các bệnh mãn tính, đang bị nhiễm trùng (viêm họng cấp, viêm tai giữa, viêm phổi,…), suy giảm hệ miễn dịch,…
Bệnh phong lạnh nổi mề đay có nguy hiểm không?
Thông thường, mề đay mẩn ngứa chỉ gây tổn thương ngoài da đi kèm với một số triệu chứng cơ năng như ngứa ngáy và nóng rát. Các triệu chứng này có thể thuyên giảm sau khi sử dụng thuốc và áp dụng các biện pháp chăm sóc.
Tuy nhiên ở một số ít trường hợp, nổi mề đay có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của sốc phản vệ (phản ứng dị ứng có mức độ nghiêm trọng). Nếu không kịp thời xử lý, sốc phản vệ có thể gây co thắt đường thở, dẫn đến suy hô hấp, hạ huyết áp và tử vong. Vì vậy khi nhận thấy mẩn ngứa trên da đi kèm với triệu chứng khó thở, sưng lưỡi, phù nề cổ họng,… bạn nên gọi cấp cứu để được thăm khám và xử lý kịp thời.
Ngoài ra mề đay do lạnh kéo dài còn gây ra một số ảnh hưởng nghiêm trọng như:
Ảnh hưởng đến ngoại hình: Tổn thương do mề đay có thể làm giảm chức năng thẩm mỹ của da và ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình. Đối với những trường hợp mề đay kéo dài, da có thể xuất hiện tổn thương thứ phát dạng chàm hóa (tổn thương da dày sừng, nứt nẻ, nhiễm cộm,…).
Mề đay mãn tính: Hơn 90% trường hợp nổi mề đay đều thuyên giảm chỉ sau vài ngày đến vài tuần. Tuy nhiên ở một số ít trường hợp, bệnh có thể kéo dài hơn 6 tuần và bước sang giai đoạn mãn tính. Khác với mề đay cấp, mề đay mãn tính thường có tính chất dai dẳng, cố thủ và khó điều trị dứt điểm.
Các biện pháp điều trị bệnh phong lạnh nổi mề đay
Hiện nay chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu đối với bệnh mề đay mẩn ngứa. Các loại thuốc và phương pháp được chỉ định hầu hết chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng, làm giảm tổn thương da và hạn chế tình trạng bệnh bùng phát mạnh.
Một số biện pháp thường được áp dụng trong điều trị bệnh phong lạnh nổi mề đay, bao gồm:
1. Sử dụng thuốc
Thuốc được sử dụng khi mề đay do lạnh gây ngứa và làm phát sinh tổn thương trên diện rộng. Các loại thuốc thường được dùng để điều trị bệnh phong lạnh nổi mề đay, bao gồm:
Thuốc kháng histamine H1: Histamin là thành phần trung gian kích thích da nổi sẩn ngứa và mề đay. Do đó nhóm thuốc kháng histamine H1 thường được sử dụng trong điều trị bệnh phong lạnh nổi mề đay nhằm giảm ngứa ngáy và cải thiện mức độ tổn thương da.
Thuốc uống corticoid: Corticoid chỉ được sử dụng khi nổi mề đay bùng phát mạnh gây phù nề và ngứa ngáy dữ dội. Nhóm thuốc này có tác dụng phụ nghiêm trọng nên chỉ được dùng trong những trường hợp cần thiết.
Thuốc bôi chứa Menthol: Loại thuốc này được sử dụng trực tiếp lên vùng da tổn thương nhằm giảm viêm, cải thiện tình trạng nóng rát và ngứa ngáy.
Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc khác như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm,…
2. Chăm sóc tại nhà
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn có thể làm giảm tổn thương do bệnh phong lạnh nổi mề đay với những biện pháp chăm sóc sau:
Dùng kem dưỡng: Sử dụng kem dưỡng lên vùng da nổi mề đay có thể làm dịu da, giảm kích ứng và cải thiện ngứa ngáy. Ngoài ra một số loại kem dưỡng còn có tác dụng sát trùng, tăng tốc độ hồi phục của mô da và hạn chế tình trạng thoát hơi nước.
Ngâm/ tắm nước ấm: Tắm hoặc ngâm nước ấm giúp làm dịu da, giảm ngứa và cải thiện tình trạng viêm đỏ khá hiệu quả. Ngoài ra biện pháp này còn giúp giải cảm và hỗ trợ làm giảm một số triệu chứng ở đường hô hấp như nghẹt mũi, ho, sổ mũi, ngứa cổ họng,…
Nghỉ ngơi: Thời tiết thay đổi đột ngột không chỉ gây nổi mề đay và phát ban mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Do đó trong thời gian này, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi và hạn chế di chuyển ngoài trời.
Ăn uống điều độ: Nổi mề đay có xu hướng bùng phát và tiến triển mãn tính ở những đối tượng có hệ miễn dịch suy giảm. Vì vậy bạn nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học bằng cách uống nhiều nước, bổ sung ngũ cốc, rau xanh và trái cây để tăng cường chức năng đề kháng và hỗ trợ ức chế bệnh.
3. Sử dụng thảo dược thiên nhiên
Với những trường hợp tổn thương da có mức độ nhẹ, có thể sử dụng một số loại thảo dược tự nhiên để giảm ngứa, tiêu viêm và làm dịu vùng da kích ứng. Kết hợp các mẹo chữa này với biện pháp chăm sóc tại nhà giúp kiểm soát tổn thương da và ngăn ngừa triệu chứng lan tỏa rộng.
Các nguyên liệu tự nhiên có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh phong lạnh nổi mề đay, bao gồm:
Lá khế: Lá khế có tác dụng giảm ngứa và tiêu viêm, thường được nhân dân sử dụng để điều trị các bệnh da liễu thường gặp như viêm da tiếp xúc, chàm, viêm da cơ địa và nổi mề đay mẩn ngứa. Để làm giảm tình trạng mề đay do lạnh, có thể rang nóng lá khế và đắp trực tiếp lên da hoặc tắm nước lá khế.
Lá trầu không: Trầu không có vị cay nồng, tính ấm, tác dụng giảm ngứa, tiêu sưng và kháng khuẩn. Theo dân gian, dùng nước trầu không tắm có thể giảm mề đay do lạnh, cải thiện tình trạng viêm da và dứt nhanh cơn ngứa.
Nha đam: Gel nha đam chứa hàm lượng nước, axit amin và chất chống oxy hóa dồi dào, có tác dụng làm dịu vùng da sưng viêm và giảm ngứa ngáy. Vì vậy bạn có thể thoa trực tiếp gel nha đam lên vùng da tổn thương nhằm cải thiện các triệu chứng do bệnh phong lạnh nổi mề đay gây ra.
Chăm sóc và phòng ngừa bệnh phong lạnh nổi mề đay
Bệnh phong lạnh nổi mề đay có thể lan tỏa rộng và tái phát trở lại nếu không có các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa kịp thời. Vì vậy bên cạnh việc điều trị, bạn nên chủ động thực hiện một số mẹo chăm sóc và ngăn ngừa bệnh tái phát như:
Tránh uống nước lạnh, ăn kem và sử dụng các thực phẩm có tính hàn như hàu, tôm, cua, mực, nghêu, sò,…
Giữ ấm cơ thể, dùng trà gừng và hạn chế di chuyển ngoài trời khi thời tiết chuyển lạnh.
Nên tắm nước ấm vừa phải và chỉ tắm trong 10 – 15 phút. Tắm quá lâu có thể khiến da khô, bong tróc và tạo điều kiện cho các chất dị ứng xâm nhập.
Giữ vệ sinh răng miệng, bổ sung tỏi, gừng và nghệ vào chế độ dinh dưỡng nhằm hạn chế các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Các bệnh lý này có thể kích thích hệ miễn dịch và bùng phát mề đay trên da.
Không gãi cào lên vùng da nổi mề đay. Ma sát mạnh có thể khiến da chảy máu, xây xước và tăng nguy cơ bội nhiễm.
Khi ngủ nên quàng khăn, mang vớ và đeo bao tay để hạn chế mề đay lan rộng.
Bệnh phong lạnh nổi mề đay thường bùng phát vào giai đoạn chuyển mùa (từ mùa nóng chuyển sang mùa lạnh). Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng nếu không tiến hành điều trị và xử lý kịp thời, mề đay có thể lan tỏa rộng, gây ngứa ngáy dữ dội và tiến triển mãn tính. Do đó cần tích cực điều trị, chăm sóc khoa học và chủ động ngăn ngừa bệnh tái phát.
Cách Chữa Trị Nổi Mề Đay Dị Ứng Tại Nhà
Tìm hiểu về bệnh mề đay
Theo chúng tôi Hồ Thị Thanh Thư (Chuyên khoa Da liễu – Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) cho biết: “Nổi mề đay là một triệu chứng bị viêm da, dưới sự tác động hóa học của chất histamin. Căn bệnh này khiến cho làn da nổi lên từng đám sẩn mụn nhiều hoặc ít, không đều, màu hồng hoặc xanh trắng. Người bệnh liên tục bị ngứa ngáy ở bề mặt da và bắt buộc phải dùng tay gãi ngứa. Điều này khiến cho làn da bị tổn thương nghiêm trọng hoặc có thể bị nhiễm trùng da.”
Thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mề đay. Trong đó, vi khuẩn, vi rút, nấm,… tấn công trên bề mặt da là nguyên nhân hàng đầu gây ra căn bệnh này. Ngoài ra, người bệnh bị nổi mề đay còn xuất phát từ một số yếu tố khác như dị ứng thuốc, thực phẩm, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, chất gây dị ứng, mỹ phẩm, thời tiết,…
Hầu hết bệnh nhân đều có những triệu chứng bệnh nổi mề đay điển hình như làn da có dấu hiệu bị ngứa. Sau đó, mề đay nhanh chóng xuất hiện trên bề mặt da với những mảng đỏ khác nhau. Ban đầu, triệu chứng ngứa và đỏ da chỉ xuất hiện ở một vị trí nhất định. Tuy nhiên, càng về sau, người bệnh càng gãi thì triệu chứng ngứa ngáy lại càng tăng nhanh. Các mảng đỏ cũng nhanh chóng lan rộng ra các vùng da xung quanh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Nguyên tắc chữa nổi mề đay tại nhà
Với căn bệnh nổi mề đay, việc tiến hành điều trị bệnh kịp thời sẽ giúp bệnh nhân tránh được tình trạng các mảng mề đay nhanh chóng lan rộng ra vùng da xung quanh. Nếu bệnh mề đay chỉ mới khởi phát, người bệnh hoàn toàn có thể điều trị căn bệnh này tại nhà. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân cần phải tuân thủ đúng các nguyên tắc nhất định thì bệnh mề đay mới nhanh chóng khỏi.
Việc điều trị bệnh nổi mề đay còn tùy thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe cũng như mức độ bệnh tình của bệnh nhân. Dù điều trị bệnh nổi mề đay tại nhà cho bệnh nhân theo cách nào thì người bệnh cũng cần phải tuân thủ đúng 2 nguyên tắc sau đây.
✪ Tránh các yếu tố kích thích
Người bệnh nên biết rằng, những yếu tố kích thích chính là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh nổi mề đay. Chính vì vậy, để điều trị bệnh dứt điểm, người bệnh cần phải loại bỏ ngay các yếu tố kích thích. Nếu người bệnh không xác định được mình mắc phải căn bệnh này là do yếu tố kích thích nào gây ra, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
Thận trọng với các loại thức ăn lạ
Không được lạm dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm trong việc điều trị bệnh.
Hạn chế dùng mỹ phẩm để tránh tình trạng kích ứng da.
Tránh tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa, lông thú,…
✪ Tự chăm sóc tại nhà
Trong quá trình điều trị bệnh, việc chăm sóc tại nhà có vai trò rất quan trọng, giúp bệnh nhân nhanh chóng kiểm soát bệnh tình của mình. Cụ thể, trong giai đoạn cấp tính, người bệnh nên giảm ăn đường và muối. Nếu nhận thấy làn da có biểu hiện phù nề hoặc rịn nước, bạn hãy uống ít nước và chăm sóc, bảo vệ da. Ngoài ra, người bệnh nên chú ý một số vấn đề sau:
Không nên dùng những loại thực phẩm chứa nhiều đạm như tôm, cua, bò, gà, trứng, sữa,…
Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, trà, cà phê, thuốc lá,…
Dừng ngay tất cả các loại thuốc đang sử dụng nếu nhận thấy biểu hiện dị ứng trên bề mặt da.
Hạn chế tình trạng gãi, chà xát trên bề mặt da.
Bổ sung cho cơ thể những chất dinh dưỡng thiết yếu, nhất là thực phẩm chứa nhiều vitamin C.
Vệ sinh da sạch sẽ, tránh ngâm nước làn da quá lâu.
Không nên tắm nước lạnh vì sẽ khiến cho tình trạng nổi mề đay càng tồi tệ hơn.
Bảo vệ làn da khi thời tiết lạnh, sống trong môi trường thoáng mát.
Mặc quần áo rộng rãi để tránh tình trạng kích ứng da.
Không được nằm trong phòng có máy điều hòa quá lạnh hoặc bật máy quạt quá to.
➥ Bạn cần phải biết: Làm gì khi nổi mề đay hàng ngày và thường xuyên?
Cách chữa nổi mề đay tại nhà
1/ Đắp khăn ướt, gạc lạnh
Với tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa liên tục xuất hiện trên bề mặt da, gây phiền toái cho không ít người bệnh. Để kiểm soát được tình trạng này, bệnh nhân có thể tiến hành đắp khăn ướt và gạc lạnh. Đây là phương pháp thực hiện khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả điều trị bệnh khá tốt. Các nốt mẩn đỏ xuất hiện trên bề mặt da sẽ nhanh chóng biến mất, làn da mềm mại và không còn ngứa, sưng tấy nữa.
Cách thực hiện như sau:
Đầu tiên, bạn lấy khăn mềm sạch tiến hành ngâm với nước lạnh và vắt cho ráo nước.
Để khăn ẩm và nhanh chóng đắp lên vị trí da bị ngứa trong khoảng 30 phút.
Khi nhiệt độ và độ ẩm thấp sẽ nhanh chóng làm dịu làn da và ngăn ngừa được các mẩn ngứa nổi liên tục trên da.
Kiên trì thực hiện cách làm này khoảng 2 – 3 lần/ ngày, các triệu chứng của bệnh mề đay sẽ nhanh chóng biến mất.
Nếu làn da người bệnh quá nhạy cảm, bạn không nên thực hiện cách làm này vì rất dễ khiến cho da bị kích ứng và ngứa ngáy nhiều hơn.
2/ Dùng gừng chữa mề đay tại nhà
Để chữa trị bệnh mề đay tại nhà, người bệnh có thể sử dụng củ gừng. Theo Đông y, củ gừng có tính ấm, vị cay, được sử dụng để điều trị bệnh nổi mề đay. Bên cạnh đó, một số tài liệu Y học hiện đại cũng chứng minh được các thành phần của củ gừng có khả năng ức chế các loại nấm, vi khuẩn xuất hiện trên bề mặt da. Do đó, người bệnh có thể sử dụng củ gừng để chữa trị bệnh nổi mề đay cho bản thân mình.
✪ Cách 1: Uống nước trà gừng
Bạn đem củ gừng gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành từng lát mỏng.
Tiếp đến, cho củ gừng vào ấm và đun sôi.
Sau đó, bạn cho một ít mật ong vào trong nước gừng để uống.
Sử dụng nước này để uống hàng ngày. Tuy nhiên, bạn cần phải uống với một lượng vừa phải để đảm bảo na toàn cho sức khỏe.
✪ Cách 2: Tắm nước gừng
Sau khi đã gọt vỏ củ gừng và cắt thành từng lát mỏng, người bệnh cho gừng vào ấm và nấu lấy nước.
Tiếp đến, bạn cho nước gừng hòa chung với nước ấm và tắm toàn thân.
Phương pháp này thích hợp cho người bệnh bị nổi mề đay ở nhiều vị trí trên cơ thể.
3/ Cách trị nổi mề đay tại nhà bằng cây lô hội
Không chỉ có tác dụng làm đẹp da, lô hội còn được xem là “khắc tinh” của bệnh mề đay. Các nghiên cứu mới nhất chứng minh thành phần gel lô hội có tính sát khuẩn, làm giảm đau rát sau khi bôi.
Theo David và cộng sự 1987 có nghiên cứu về lô hội cho biết, lô hội có khả năng làm tăng vi tuần hoàn vì vậy giúp mau lành vết thương khi bôi lên da và ngăn ngừa lây lan sang các vùng da xung quanh. Chính vì thế, người bệnh nổi mề đay hoàn toàn có thể sử dụng nguyên liệu này để kiểm soát bệnh của mình.
Cách thực hiện như sau:
Bạn lấy lô hội gọt bỏ vỏ và tiến hành rửa sạch.
Cho lô hội vào trong máy ép sinh tố lấy nước.
Vệ sinh làn da sạch sẽ và bôi nước lô hội lên da bị mề đay trong khoảng 20 phút.
Rửa sạch da bằng nước ấm và lau khô da nhẹ nhàng.
4/ Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Một chế độ ăn uống khoa học bao giờ cũng hỗ trợ tốt cho người bệnh trong việc phục hồi sức khỏe. Với căn bệnh nổi mề đay cũng không ngoại lệ, người bệnh cần phải tích cực bổ sung cho cơ thể nguồn dinh dưỡng cần thiết. Điều này không chỉ giúp người bệnh kiểm soát được bệnh mề đay mà còn giúp tăng cường sức đề kháng cho bệnh nhân.
Người bệnh nên ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin C từ trái cây và rau xanh. Một số loại trái cây như cam, cà chua, dâu tây, ớt đỏ, trái cây họ cam quýt, quả mâm xôi,… có hỗ trợ rất tốt cho bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh. Bên cạnh đó, thực phẩm chứa thành phần probiotic và acidophilus cũng rất tốt cho sức khỏe của bệnh nhân.
Ngoài ra, nếu người bệnh bị nổi mề đay do dị ứng với các loại thức ăn, bệnh nhân nên hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,… Đặc biệt, các loại hải sản, trứng, đậu phộng,… gây kích ứng da bạn cũng không nên sử dụng.
5/ Uống các loại trà thảo dược
Trà thảo dược giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể, loại bỏ các độc tố bên trong cơ thể ra ngoài. Bên cạnh đó, trà thảo dược được chiết xuất từ trà xanh và rễ cam thảo còn được chứng minh có tác dụng kháng histamin. Do đó, trà thảo dược có tác dụng hỗ trợ rất tốt cho bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh mề đay.
Với những tác dụng tuyệt vời của trà thảo dược, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng chúng để uống hàng ngày, giúp cải thiện tình trạng bệnh tốt nhất. Tuy nhiên, các bệnh nhân có tiền sử mắc một số căn bệnh như bệnh tim, huyết áp, và phù nề hoặc dị ứng một số loại thuốc,… không nên sử dụng trà thảo dược vì dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khiến cho bệnh mề đay trầm trọng hơn.
6/ Ngâm bột yến mạch làm dịu cơn ngứa
Một trong những giải pháp giúp làm dịu cơn ngứa và giảm đau rát do tình trạng tổn thương ở bề mặt da gây ra đó là sử dụng bột yến mạch. Thực tế, cách chữa trị này được rất nhiều người trong dân gian áp dụng và mang lại hiệu quả điều trị bệnh bất ngờ.
Cách thực hiện như sau:
Đầu tiên, bạn tiến hành cho bột yến mạch vào bồn tắm và ngâm trong khoảng 10 – 15 phút.
Khi bột yến mạch đã hòa lẫn vào nước tắm, người bệnh có thể sử dụng nước này để ngâm toàn thân.
Sau đó, bạn tắm lại bằng nước ấm và lau khô bằng khăn mềm.
Mỗi ngày bạn thực hiện 1 lần và áp dụng khoảng 2 – 3 ngày, bệnh nổi mề đay sẽ nhanh chóng biến mất.
7/ Rau Má chữa mề đay tại nhà không tốn nhiều chi phí
Ngoài những cách chữa trị mề đay được hướng dẫn ở trên, người bệnh bị nổi mề đay có thể sử dụng rau má để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh cho bản thân mình. Rau má có chứa nhiều thành phần kháng khuẩn, kháng viêm cao. Loại rau này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan và hỗ trợ điều trị bệnh nổi mề đay từ bên trong. Đây là phương pháp điều trị bệnh nổi mề đay không tốn quá nhiều chi phí nhưng hiệu quả điều trị khiến không ít người bất ngờ.
Cách thực hiện như sau:
Đầu tiên, bạn đem rau má rửa sạch và để ráo nước.
Tiếp đến, bạn cho rau má vào máy xay ép nhuyễn lấy nước.
Cho thêm vào nước rau má một ít muối ăn.
Sử dụng nước rau má uống hàng ngày là cách tốt nhất giúp người bệnh kiểm soát tình trạng nổi mề đay.
Người bệnh không nên uống quá nhiều nước rau má vì dễ gây ảnh hưởng đến đường ruột.
Với 7 cách chữa mề đay vô cùng đơn giản như trên, hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn đọc có thêm những kiến thức hữu ích trong việc điều trị bệnh nổi mề đay. Tuy nhiên, đây chỉ là những giải pháp tạm thời. Để đảm bảo an toàn cho làn da và kiểm soát bệnh hiệu quả, tốt nhất người bệnh nổi mề đay nên nhanh chóng tiến hành thăm khám sớm. Tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhất.
Quỳnh Anh (Tổng hợp)
Cập nhật thông tin chi tiết về Gan Yếu Gây Nổi Mề Đay Điều Trị Như Thế Nào? trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!