Xu Hướng 9/2023 # Đừng Để Da Hư Vì Làm Đẹp Không Đúng Cách # Top 17 Xem Nhiều | Sept.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Đừng Để Da Hư Vì Làm Đẹp Không Đúng Cách # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Đừng Để Da Hư Vì Làm Đẹp Không Đúng Cách được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

.

Thời gian qua, Bệnh viện da liễu Đồng Nai tiếp nhận và điều trị cho nhiều trường hợp da bị mụn, nám, tăng sắc tố da, sạm da… do làm đẹp không đúng cách.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Thủy, Trưởng khoa khám bệnh Bệnh viện da liễu Đồng Nai, đang tư vấn bệnh về da cho bệnh nhân. Ảnh: Đ.Ngọc

Một trong những nguyên nhân khiến nhiều phụ nữ bị hư da là do sử dụng mỹ phẩm có chất corticoid. Chất này có nhiều trong các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, hàng trôi nổi và cả trong một số mỹ phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Tác hại khi xài mỹ phẩm có chất corticoid

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thu Thủy, Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện da liễu Đồng Nai, triệu chứng nói trên là hậu quả của việc sử dụng mỹ phẩm có chứa chất corticoid. Đây là một dạng thuốc có tác dụng chống viêm mạnh, hiệu quả nhanh chóng nhưng chỉ điều trị triệu chứng, không điều trị nguyên nhân viêm. Do đó, trong thời gian đầu sử dụng thuốc, các loại mụn cám, mụn trứng cá, vết nám, tàn nhang nhanh chóng mờ dần và biến mất. Nếu sử dụng một thời gian các loại mỹ phẩm có chất corticoid sẽ gây ra nhiều biến chứng cho da, thường gặp là viêm da kích thích hay kích ứng, nhiễm trùng da, nám lan rộng, sạm da, teo da, giãn mạch gây đỏ da khiến da bị lão hóa nặng nề, khó hồi phục .

Cũng theo bác sĩ Thủy, việc điều trị các biến chứng cho da từ sử dụng mỹ phẩm có chứa chất corticoid rất khó khăn. Trong thời gian đầu, bác sĩ phải điều trị viêm da do tác dụng phụ của thuốc; sử dụng máy đưa dưỡng chất vào nuôi cho da khỏe lên. Trường hợp da vẫn còn nám và sạm sẽ bắn tia laser để đưa dưỡng chất sâu vào bên trong, phục hồi vùng da đã bị phá hủy sắc tố. Việc điều trị này mất nhiều thời gian (tùy thuộc vào thời gian sử dụng mỹ phẩm có chứa chất corticoid ngắn hay dài), đòi hỏi sự kiên trì của bệnh nhân thì hiệu quả mới cao.

Cẩn trọng khi làm đẹp bằng tia laser

Nói về công dụng của việc làm đẹp bằng tia laser, Giám đốc Bệnh viện da liễu Đồng Nai Lê Thị Thái Hà cho biết hiện nay laser đã được ứng dụng trong việc điều trị các bệnh lý về da liễu, đặc biệt trong ngành thẩm mỹ da. Trong làm đẹp, tia laser giúp tái tạo da và trị nám. Qua đó giúp phục hồi nhanh chóng những vùng da bị tổn thương sâu an toàn và hiệu quả, không cần phẫu thuật.

Bác sĩ Bệnh viện da liễu Đồng Nai đang chiếu tia laser trị sạm da cho một bệnh nhân. Ảnh: Đ.Ngọc

Trong ngành thẫm mỹ về da hiện nay, laser là phương pháp được triển khai nhiều. Tuy nhiên, nếu sử dụng tia laser không đúng phương pháp, hiệu quả điều trị sẽ không cao. Nếu sử dụng tia laser liều thấp quá sẽ không có tác dụng; nếu sử dụng tia laser liều cao quá sẽ làm mất sắc tố da, làm sậm da, loang lổ, gây sẹo, bỏng, sần da, da đen hơn… Nguy hiểm hơn, nếu sử dụng tia laser không đúng cách, tia laser vào mắt có thể gây mù mắt.

Vì vậy, người sử dụng máy laser phải là người biết sử dụng máy và có chuyên môn về thẩm mỹ, nắm bệnh lý về da để quyết định mỗi tuýp da có một liều lượng chiếu tia laser khác nhau, ít xảy ra biến chứng hơn . Do đó, nếu không có tay nghề, không hiểu nguyên lý vận hành của máy, sử dụng tia laser quá nhiều sẽ gây tác dụng phụ như đã nêu, lợi bất cập hại. Ngoài ra, để điều trị bệnh nám và tái tạo da hiệu quả, ngoài thực hiện chiếu tia laser người bệnh cần điều trị nội khoa bằng thuốc mới mang lại hiệu quả cao hơn.

Chống nắng để tránh sạm da

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thu Thủy, Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện da liễu Đồng Nai, để giữ một làn da đẹp phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài và bên trong. Trước hết phải ăn uống đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý, nhất là phụ nữ từ 30 tuổi trở lên. Trong đó, chú trọng tập thể dục để cải thiện sức khỏe, tăng sức đề kháng của cơ thể; cần che tránh ánh nắng và môi trường ô nhiễm khi ra đường; chú ý sử dụng kem chống nắng.

Đặng Ngọc

Đừng Để Ung Thư Vú Do Làm Sạch Lông Không Đúng Cách!

Việc làm sạch lông nách bằng nhíp từ lâu đã được nhiều người áp dụng, tuy nhiên, thói quen này lại tiềm ẩn vô số nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt còn làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

6 TÁC HẠI CỦA VIỆC DÙNG NHÍP LÀM SẠCH LÔNG NÁCH

1. Vùng da thâm đen, sần sùi

Một trong những tổn thương dễ nhận thấy nhất của cách triệt lông nách này chính là vùng da dưới cánh tay bị thâm đen, sần sùi. Nguyên nhân là do, các vết thương do nhíp khiến vùng da liên tục bị kích thích, cọ xáy khiến chúng không thể lành. Lâu dần chúng trở thành sẹo lâu năm. Bên cạnh đó, thường xuyên dùng cách làm hết lông nách bằng nhíp cũng khiến lông mọc ngày càng nhanh, cứng và nhiều hơn, khiến da không được mịn màng như trước.

2. Gây đau đớn

Vùng da dưới cánh tay của chúng ta mỏng và khá nhạy cảm. Các sợi lông ở vùng này có mối liên kết chặt chẽ với ống lông nên việc dùng nhíp làm sạch lông nách gây nhiều đau đớn. Hơn nữa, nếu không cẩn thận bạn sẽ dễ kẹp nhíp vào da khiến da chảy máu.

3. Lông mọc ngược gây vít lỗ chân lông

Bên cạnh đó, việc dùng nhíp nhổ lông ngược chiều mọc của chúng khiến sợi lông mọc chéo, mọc ngược và không thoát được khỏi lỗ chân lông. Hoặc vùng da nách bị viêm nhiễm, có mụn bít kín đầu ra khiến các sợi lông mọc ngược vào trong gây đau đớn.

4. Lỗ chân lông to

Cách làm sạch lông nách bằng nhíp khiến lỗ chân lông bị giãn nở, tổn thương và khó quay về trạng thái ban đầu. Không những thế, lỗ chân lông mở rộng còn có thể khiến nhiều sợi lông cùng mọc lên từ một lỗ chân lông, lông cũng vì thế mà dày, đen và cứng hơn.

5. Xuất hiện dấu hiệu bội nhiễm

Mụn bọc, viêm nhiễm là điều ai cũng sẽ gặp phải nếu dùng nhíp không được tiệt trùng hoặc không vệ sinh trước khi làm sạch lông nách. Nguyên nhân là do lỗ chân lông “mở to” khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.

6. Gây mùi cơ thể nặng hơn

Như các bạn đã biết, cách dùng nhíp để làm sạch lông nách hàng ngày, khiến lỗ chân lông nở ra, vi khuẩn và bụi bẩn có cơ hội xâm nhập, lâu ngày do chưa biết cách vệ sinh sạch sẽ, gây ra mùi cơ thể khó chịu.

Cách tẩy lông nách vĩnh viễn tự nhiên tại nhà bằng mật ong, đường và chanh

Hỗn hợp này có tác dụng làm cho các nang lông yếu đi và chết, lớp lớp lông trên bề mặt da sẽ rụng sạch tránh được những cảm giác đau, đặc biệt là không bị thâm vùng nách. Đây là một cách Waxing không gây hại cho da lại đem lại hiệu quả tẩy lông vĩnh viễn cao, bạn có thể thực hiện ngay tại nhà.

Cách tẩy lông nách vĩnh viễn  tự nhiên với hỗn hợp nước cốt chanh, đường và mật ong

Thực hiện:

– Bạn hãy hòa đường, chanh và mật ong theo tỷ lệ hợp lý để có được hỗn hợp sền sệt.

– Dùng hỗn hợp này để bôi lên vùng da cần tẩy lông. Sau đó dùng khăn lau sạch.

Cách triệt lông nách vĩnh viễn tự nhiên bằng cà chua

Thực hiện triệt lông nách bằng cà chua không những giúp lấy đi những sợi lông một cách hiệu quả mà làn da sau đó cũng trở nên trắng mịn, tránh hiện tượng thâm đen sau triệt lông.

Cách tẩy lông nách tự nhiên bằng cà chua hiệu quả

– Bạn đem rửa sạch và cắt cà chua thành nhiều lát nhỏ

– Tẩy da chết và rửa sạch da vùng nách bằng nước ấm để lỗ chân lông giãn nở giúp việc triệt lông nách sẽ dễ dàng hơn, đồng thời tránh hiện tượng lông nách bị mọc ngược sau khi triệt lông.

– Chà xát nhẹ nhàng cà chua lên vùng da dưới cánh tay khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch và lau khô.

Lưu ý : Hai cách tẩy lông nách trên tuy hiệu quả nhưng cần phải làm thường xuyên và cần thời gian cực kì dài, nếu dừng chừng thì sẽ mọc lại !

Nhưng vẫn có một cách triệt lông nách vĩnh viễn bằng công nghệ ánh sáng NEW IPL để tiết kiệm thời gian, chi phí. Chỉ cần 1 lần duy nhất tại thẩm mỹ viện LESSAM, công nghệ NEW IPL là công nghệ triệt lông hiện đại, an toàn và vô cùng hiệu quả chỉ mất từ 10 – 15 phút là quý khách sẽ thấy ngay được sự hiệu quả của công nghệ.

Không thể khắc phục vi ô lông nếu chỉ áp dụng cách tự nhiên bởi nó chỉ có khả năng làm mất phần lông trên bề mặt da. Cách triệt lông nách vĩnh viễn này cho kết quả duy trì lâu dài cần tác động đến gốc nang lông nằm sâu dưới da với công nghệ ánh sáng NEW IPL tại Viện Thẩm Mỹ Lessam.

Chi tiết công nghệ NEW IPL

Tag: triet long vinh vien, triệt lông vĩnh viễn, cách triệt lông nách vĩnh viễn, cách làm hết lông nách, cách làm sạch lông nách, cách triệt lông nách, tẩy lông nách vĩnh viễn,

Bệnh Da Vẩy Cá Là Gì? Cách Để Có Làn Da Đẹp Hơn

1. Những thông tin chung về bệnh da vẩy cá

Bệnh vẩy cá thuộc nhóm bệnh có sự biến đổi bất thường của lớp thượng bì của da. Do đó, người bệnh sẽ có biểu hiện da cực kì khô, dày và bong vẩy, vẩy giống như vẩy cá. Bệnh vẩy cá có hơn 20 thể, trong bài viết chúng tôi sẽ tập trung giúp bạn hiểu rõ về bệnh da vẩy cá thông thường. Đây là thể bệnh thường gặp nhất của bệnh vẩy cá. Chiếm 95% trong các bệnh nhân bệnh da vẩy cá.

Cứ 250 người sẽ có 1 người mắc bệnh da vẩy cá thông thường. Bệnh da vẩy cá thông thường có thể xuất hiện ngay sau khi sinh hoặc muộn hơn.

Biểu hiện của bệnh da vẩy cá thường nặng về mùa đông và tốt hơn vào mùa hè. Do đó, bạn có thể không biểu hiện bệnh ở vùng khí hậu nhiệt đới, nhưng lại biểu hiện rõ khi chuyển sang vùng khí hậu ôn đới

2. Nguyên nhân của bệnh da vẩy cá

Bệnh da vảy cá thông thường được gây ra bởi một đột biến gen được di truyền từ một hoặc cả cha và mẹ. Trẻ em thừa hưởng gen khiếm khuyết chỉ từ một cha hoặc mẹ có dạng bệnh nhẹ hơn. Những người thừa hưởng hai gen khiếm khuyết có mức độ bệnh nghiêm trọng hơn.

Đột biến gen ở đây là đột biến mất chức năng trong gen mã hóa protein filaggrin. Các đột biến dẫn đến sản xuất filaggrin bị lỗi. Filaggrin là một protein thượng bì da cần thiết cho sự liên kết của các sợi keratin trong tế bào thượng bì. Nó tạo thành một hàng rào bảo vệ da hiệu quả. Nhờ đó, fillagrin giúp duy trì độ pH của da, duy trì độ ẩm trong lớp sừng và giảm mất nước qua thượng bì.

Da khô do giảm filagrin làm mất nước trong da. Và da tróc vảy là kết quả từ các cơ chế sửa chữa bằng tăng sinh tế bào. Trẻ em bị rối loạn di truyền thường có làn da bình thường khi sinh, nhưng da dần tróc vảy và sần sùi trong vài năm đầu đời.

3. Biểu hiện của bệnh da vẩy cá như thế nào?

3.1 Các vị trí trên cơ thể thường bị ảnh hưởng

Bệnh da vẩy cá thường ảnh hưởng nhiều đến các vị trí như:

Mặt trước cẳng chân (mặt duỗi)

Mặt sau tay (mặt duỗi)

Da đầu

Lưng

Trán và má, đặc biệt ở trẻ nhỏ

3.2 Các vị trí trên cơ thể ít bị ảnh hưởng

Bệnh da vẩy cá thường ít gây ảnh hưởng ở:

Mặt

Phía trước cổ

Bụng

Các nếp xếp ở trước cẳng tay (mặt gấp của cẳng tay)

Nếp xếp sau gối (mặt gấp của cẳng chân)

3.3 Những biểu hiện thường gặp của bệnh da vảy cá

Bệnh thường bắt đầu trong thời thơ ấu. Hầu hết trẻ có làn da bình thường khi sinh. Từ 3 tháng đến 5 tuổi là khi dễ nhận thấy những thay đổi của da nhất. Đôi khi, những thay đổi này bắt đầu khi trẻ nhỏ hơn hoặc lớn hơn. Cha mẹ có thể nhận thấy một hoặc nhiều thay đổi sau đây:

Da khô: Một trường hợp nhẹ của bệnh da vẩy cá thông thường có thể bị nhầm với da khô.

Tróc vảy: Các vảy trong bệnh da vảy cá có các vảy phấn nhỏ, cũng có thể là những mảng vảy lớn kích thước từ 1–10 mm. Màu sắc từ trắng đến xám hoặc nâu. Tróc vảy làm cho da có cảm giác thô ráp. Có sự phân bố không đồng đều trên cơ thể như nói ở trên.

Da dày: Điều này có xu hướng dễ nhận thấy nhất ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. 

Nhiều đường trên lòng bàn tay và lòng bàn chân: Nếu bệnh da vẩy cá nghiêm trọng, bạn có thể thấy các vết nứt sâu trên lòng bàn tay và lòng bàn chân. Nhiễm trùng có thể phát triển trong các vết nứt sâu.

Ngứa da: Ngứa thường do da khô.

Những vết sần sùi trên da: Những vết sần này có thể bị nhầm lẫn với mụn trứng cá và thường phát triển trên cánh tay, đùi và mông. Tình trạng này gọi là dày sừng nang lông.

Không thể đổ mồ hôi đủ: Nếu mức độ bệnh rất nghiêm trọng, một đứa trẻ (hoặc người lớn) có thể không thể đổ mồ hôi bình thường, giảm sự dung nạp với nhiệt độ cao.

3.4 Những yếu tố ảnh hưởng tới bệnh

Thời tiết

Các biểu hiện như da khô ngứa, nứt nẻ…sẽ nặng hơn khi thời tiết khô, lạnh. Tuy nhiên bệnh sẽ bớt khi khí hậu ấm và ẩm hơn.

Tuổi tác

Ở một số trẻ, việc tróc vẩy trở nên nặng dần cho đến khi trẻ đến tuổi dậy thì và sau đó nó giảm đi. Các dấu hiệu và triệu chứng cũng có thể biến mất trong một thời gian và trở lại trong những năm thiếu niên.

Nếu bạn bị một trường hợp nhẹ, khi còn nhỏ thường bị nhầm là da khô, thì có vẻ như bệnh da vẩy cá chỉ mới bắt đầu trong những năm thiếu niên.

Bệnh cũng có thể trở lại sau này trong cuộc sống khi bạn đã trưởng thành.

4. Làm thế nào để chẩn đoán bệnh da vẩy cá

Bệnh da vẩy cá là bệnh thường chỉ cần dựa trên lâm sàng để chẩn đoán. Các bác sĩ thường có thể chẩn đoán thông qua hỏi bệnh sử và kiểm tra vùng da bị ảnh hưởng và các vảy đặc trưng.

Cho dù bệnh da vẩy cá bắt đầu ở trẻ em hay người lớn, nó có thể nhẹ đến mức bị nhầm lẫn với làn da cực kỳ khô. Nhiều người không bao giờ nhận ra họ bị bệnh da vẩy cá. Lý do có thể là vì họ bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên nên da không khô tới tróc vẩy.

Do đó bạn có thể cần thực hiện các xét nghiệm khác, chẳng hạn như sinh thiết da. Điều này cũng để loại trừ các nguyên nhân khác cũng gây da khô, bong vảy.

5. Điều trị bệnh da vẩy cá

5.1 Điều trị bệnh da vẩy cá thông thường

Bệnh da vẩy cá thông thường không có cách điều trị triệt để. Khả năng hồi phục đối với trẻ bị bệnh da vảy cá rất cao. Bệnh có khuynh hướng tự cải thiện sau tuổi dậy thì. Trong khi đó, dạng mắc phải chỉ bớt đi sau khi đã giải quyết xong bệnh lý nội khoa đi kèm. Do đó, mục tiêu chính trong điều trị là phục hồi độ ẩm cho da.

 Để điều trị bệnh da vảy cá, bác sĩ có thể chỉ định dùng những loại sau:

Kem giữ ẩm

Các loại kem có chứa urea có khả năng giữ nước trong lớp sừng.

Thuốc bạt sừng bong vảy

 Thuốc dạng kem hoặc dạng mỡ có chứa

Alpha hoặc beta-hydroxy acids (glycolic acid, lactic acid, salicylic acid).

Thuốc retinoid như tretinoin hoặc tazarotene

Nồng độ cao propylene glycol

Thuốc uống

Đối với các trường hợp Da vảy cá nặng, có thể cần phải dùng thêm thuốc uống như sau: Isotretinoin. Isotretinoin một loại thuốc mạnh có nhiều tác dụng phụ như viêm mắt và môi, và rụng tóc…Phụ nữ có thai nên cẩn trọng khi sử dụng vì thuốc gây ra dị tật cho thai nhi.

5.2 Điều trị bệnh da vẩy cá mắc phải

Khi nghi ngờ có bệnh da vảy cá mắc phải ở người lớn, bác sĩ cần nghiên cứu tầm soát các bệnh lý nội khoa tiềm ẩn. Hoặc bác sĩ cần truy tìm các loại thuốc men đã gây khởi phát bệnh. Tiên lượng của bệnh da vảy cá mắc phải ở người lớn tùy thuộc vào việc điều trị bệnh nội khoa nền, hoặc ngưng sử dụng các loại thuốc đã gây khởi phát bệnh.

6. Những hướng dẫn chăm sóc da tại nhà

Các biện pháp tự chăm sóc tại nhà có thể giúp cải thiện vẻ ngoài và tính chất của làn da đang bị tổn thương.

Hãy xem xét những gợi ý sau của bác sĩ:

Tắm ngâm nước ấm lâu để làm mềm da. Sử dụng các xà phòng dịu nhẹ. Xoa nhẹ làn da ẩm ướt bằng miếng bọt biển có kết cấu thô hoặc đá bọt để giúp loại bỏ vảy. Sau khi tắm hoặc tắm, nhẹ nhàng vỗ hoặc làm khô da bằng khăn để một chút độ ẩm còn lại trên da.

Thoa kem dưỡng ẩm hoặc kem bôi trơn trong khi da vẫn còn ẩm khi tắm. Chọn một loại kem dưỡng ẩm có urea hoặc propylene glycol – hoạt chất giúp giữ ẩm cho da. Dầu khoáng là một lựa chọn tốt.

Áp dụng một sản phẩm không kê đơn có chứa urea, acid lactic hoặc nồng độ acid salicylic thấp hai lần mỗi ngày. Các hợp chất acid nhẹ giúp da dễ bong các tế bào da chết. Urea giúp liên kết độ ẩm cho da. Sử dụng máy tạo độ ẩm để thêm độ ẩm cho không khí trong nhà.

7. Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ

Nếu bạn nghi ngờ bạn hoặc con bạn bị bệnh da vẩy cá, hãy đăt cuộc hẹn với bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ da liễu. Bác sĩ có thể giúp bạn chẩn đoán tình trạng bằng cách kiểm tra các tróc vẩy đặc trưng.

Ngoài ra hãy chắc chắn bạn sẽ tìm tư vấn y tế nếu các triệu chứng xấu đi hoặc không cải thiện. Khi mà bạn đã áp dụng các biện pháp tự chăm sóc ở nhà mà bạn biết. Lúc này có thể bạn cần thuốc mạnh hơn để kiểm soát tình trạng bệnh.

Như vậy, bệnh da vẩy cá là bệnh lí di truyền do khiếm khuyết gen tổng hợp Fillagrin. Một mắc xích quan trọng trong hàng rào bảo vệ da. Từ đó làm làn da bạn trở nên khô ráp, sần sùi và tróc vẩy. Bệnh lí hiện chưa có cách điều trị triệt để. Tuy nhiên, hiện nay vẫn kiểm soát được qua việc chăm sóc và điều trị đúng cách. Ngoài ra, bệnh có thể thoái lui khi đến độ tuổi dậy thì. Vì vậy, việc nhận biết được bệnh chính xác và được hướng dẫn chăm sóc da đúng cách là rất quan trọng. Hãy đặt hẹn ngay với chuyên gia y khoa nếu nghi ngờ bạn hoặc con bạn bị da vảy cá. Hoặc khi da khô không đáp ứng với chăm sóc đã có tại nhà.

Bác sĩ Huỳnh Thị Như Mỹ

Phải Làm Sao Để Khắc Phục? Đừng Bỏ Lỡ

Hôi miệng do ăn tỏi – Phải làm sao để khắc phục? ĐỪNG BỎ LỠ

Tỏi là nguyên liệu chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe, giúp tăng hương vị các món ăn. Tuy nhiên, tình trạng hôi miệng sau ăn tỏi lại khiến nhiều người dù rất thích nhưng cũng đành phải ngó lơ thứ gia vị đa công dụng này. Đừng lo lắng, bởi các cách chữa hôi miệng trong bài viết sau đây sẽ giúp bạn xua tan mùi khó chịu này một cách hiệu quả.

Tại sao tỏi làm cho hơi thở của bạn có mùi?

Tỏi được coi là gia vị thơm ngon rất được ưa chuộng. Thế nhưng, nhiều người lại cảm thấy lo lắng vì hơi thở có mùi khó chịu sau khi ăn tỏi, dù họ đã đánh răng, súc miệng rất kỹ. Một số hợp chất trong tỏi có thể là nguyên nhân gây hôi miệng và thậm chí là mùi cơ thể:

– Allicin: Khi phần bên trong củ tỏi tiếp xúc với không khí, một chất gọi là alliin biến thành allicin, sau đó biến thành hợp chất chứa lưu huỳnh, tạo ra mùi tỏi.

– Allyl metyl sunfua: Hợp chất này được giải phóng từ cả tỏi và hành tây khi chúng được cắt. Sau khi ăn, chất này được hấp thụ vào máu, phát ra qua phổi và lỗ chân lông trên da.

– Cysteine ​​sulfoxide: Hợp chất lưu huỳnh này trong tỏi và hành tây gây ra mùi khó chịu trên hơi thở gần như ngay lập tức sau khi ăn.

Hơi thở khó chịu sau ăn tỏi khiến nhiều người ái ngại

Tuy nhiên, trong 3 hợp chất trên, thì thủ phạm chính được xác định là chất allyl methyl sulfide. Chất này ngấm trực tiếp vào máu trong quá trình tiêu hóa, sau đó sẽ được thải ra ngoài thông qua các tuyến mồ hôi và hơi thở qua phổi. Vì vậy, đây là nguyên nhân vì sao bạn đã làm sạch miệng nhưng hơi thở vẫn còn mùi nồng của tỏi.

Ngoài ra, chất allyl methyl sulfide còn tiết ra ngoài cơ thể thông qua tuyến mồ hôi. Do vậy, không chỉ hơi thở mà cả người bạn cũng rất nặng mùi sau khi ăn tỏi. Hiệu ứng này chỉ chấm dứt khi nào cơ thể bạn đã thải ra toàn bộ hợp chất sulfuric bốc mùi.

9 mẹo đánh bay hôi miệng sau khi ăn tỏi

Ăn kẹo cao su

Cách khử mùi hôi sau khi ăn tỏi đơn giản nhất đó là nhai kẹo cao su. Bạn nên chọn loại kẹo có hương bạc hà để tăng hiệu quả khử mùi. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời. Bởi không lâu sau đó, mùi tỏi sẽ xuất hiện trở lại khiến bạn cảm thấy khó chịu.

Cách khử mùi hôi sau khi ăn tỏi đơn giản nhất đó là nhai kẹo cao su

Dùng chanh

Quả chanh từ lâu đã được biết đến là một trong những loại quả “thần kì” có nhiều công dụng trong y học và cuộc sống. Theo các chuyên gia sức khỏe răng miệng, tính axit cao trong chanh sẽ có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trên lưỡi và nướu răng. Bên cạnh đó, thành phần polyphenols có trong chanh giống như một chất có thể phân hủy hợp chất allyl methyl sulphide ở tỏi, từ đó giúp khử mùi hôi miệng khó chịu.

Sử dụng giấm táo

Trong giấm táo chứa các loại axit amin, axit axetic cũng như một số loại axit khác mang tính khử trùng cao và có lợi cho tiêu hóa. Do đó, giấm táo được sử dụng là cách chữa hôi miệng sau khi ăn cực hiệu nghiệm. Uống một muỗng canh giấm táo sau khi ăn hoặc súc miệng bằng một muỗng giấm tào hòa với nước, bạn sẽ thấy hiệu quả tức thì.

Uống trà xanh

Trong trà xanh có hợp chất poly-phenol có thể ngăn chặn và kiểm soát sự phát triển của các loại vi khuẩn gây hôi miệng. Không những vậy, trà xanh vị chát, tính diệt khuẩn cao, chính vì vậy có thể đẩy lùi nhanh chóng mùi hôi của tỏi. Bạn chỉ cần ngắt vài ngọn trà xanh, sau đó đun với nước, để nước ấm và dùng súc miệng thường xuyên.

Trà xanh có tính diệt khuẩn cao đẩy lùi nhanh chóng mùi hôi miệng do tỏi

Sử dụng rau thơm

Một vài loại rau thơm như: Rau mùi, ngò gai, húng chanh, bạc hà được coi là khắc tinh đánh bay mùi hôi miệng do tỏi. Sau khi ăn tỏi, bạn hãy ăn thêm các loại rau thơm được kể trên để loại bỏ mùi hôi. Nhờ các thành phần diệp lục và polyphenol, kết hợp với chất lưu huỳnh trong tỏi giúp trung hòa mùi hôi. Ngoài ra, bạn có thể ăn húng quế, húng tây, bạc hà, thì là,… để khử mùi hôi miệng do tỏi gây ra.

Uống sữa

Một nghiên cứu đã cho thấy rằng, sữa có thể làm giảm đáng kể nồng độ của chất gây mùi trong tỏi. Một ly sữa nhỏ có thể làm giảm 50% sự có mặt của allyl metyl sunfua trong hơi thở. Vì vậy, sau khi ăn tỏi, bạn hãy uống một ly sữa để khắc phục tình trạng hôi miệng.

Nước lọc

Việc uống nước lọc sau khi ăn tỏi sẽ giúp bạn có được hơi thở thơm tho. Bởi, nước vô cùng quan trọng, việc uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, từ đó sản xuất ra nước bọt và loại bỏ những mảng bám xung quanh miệng. Điều này khiến mùi hôi miệng sau khi ăn tỏi sẽ không còn là vấn đề gây lo lắng với nhiều người nữa.

Việc uống nước lọc sau khi ăn tỏi sẽ giúp bạn có được hơi thở thơm tho

Ăn trái cây và rau sống

Ăn các loại trái cây và rau sống cùng hoặc sau bữa ăn có thể loại bỏ mùi tỏi hiệu quả. Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học báo cáo rằng, ăn táo hoặc rau diếp giúp giảm đáng kể mùi tỏi từ hơi thở.

Chăm sóc răng miệng sau ăn tỏi

Tuy rằng đánh răng sau khi ăn tỏi không thể khắc phục triệt để chứng hôi miệng do tỏi gây ra, nhưng đây là điều cần thiết giúp loại bỏ mảng bám thức ăn trong khoang miệng. Đánh răng đúng cách theo quy trình sẽ phần nào làm giảm đi đáng kể mùi hôi do tỏi. Quy trình khoa học bao gồm các bước: Đánh răng nhẹ nhàng bằng bàn chải mềm để không làm tổn thương nướu răng, vệ sinh mặt lưỡi, dùng chỉ nha khoa để loại bỏ vụn thức ăn ở những ngóc ngách mà bàn chải không thể loại sạch và cuối cùng là dùng nước súc miệng.

Chăm sóc răng miệng giúp giảm thiểu mùi hôi miệng sau ăn tỏi

Hãy chọn sử dụng một trong những cách trên hoặc phối hợp nhiều cách để giúp bạn có lại hơi thở dễ chịu sau khi ăn tỏi!

Sử dụng Nutridentiz – Cách loại bỏ mùi hôi miệng từ thiên nhiên

Không thể phủ nhận, tỏi là một thứ gia vị quan trọng trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, tỏi là cũng chính là thủ phạm gây nên tình trạng hôi miệng đáng ghét. Ngoài các cách trị hôi miệng sau khi ăn tỏi hết sức đơn giản kể trên, bạn nên sử dụng thêm dung dịch nha khoa Nutridentiz. Sản phẩm là sự kết hợp của các thành phần từ thiên nhiên như dịch chiết sáp ong trong cồn, dịch chiết xuất vỏ chay, dịch chiết xuất cùi quả cau, dịch chiết trầu không giúp tăng hiệu quả sát khuẩn, làm sạch răng miệng, bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho răng lợi, từ đó trị hôi miệng an toàn, hiệu quả.

Dung dịch nha khoa Nutridentiz giúp ngăn ngừa hôi miệng sau khi ăn tỏi hiệu quả

Cảm nhận của người dùng

Hơn 10 năm liên tục gặp phải tình trạng sâu răng, chảy máu chân răng, hôi miệng nên chị Đỗ Thị Thu Hoài (SĐT: 0977305491, trú tại xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) rất ngại tiếp xúc với mọi người. Thời gian gần đây, chị phải nhổ đi 2 chiếc răng sâu. Mặc dù dùng nhiều loại nước súc miệng, uống thuốc để tránh tụt lợi nhưng bệnh vẫn không cải thiện. Cho tới khi biết tới dung dịch nha khoa Nutridentiz, chị đã khắc phục được hoàn toàn tình trạng sâu răng, hôi miệng, viêm lợi đeo bám suốt thời gian dài.

ĐÁNH GIÁ CỦA CHUYÊN GIA

Lắng nghe phân tích của chuyên gia Nguyên Hồng Hải về cách hỗ trợ điều trị hôi miệng hiệu quả, nhờ sản phẩm thảo dược Nutridentiz. Chuyên gia chia sẻ:

“Sản phẩm Nutridentiz có chiết xuất từ thiên nhiên, nổi bật là từ dịch chiết sáp ong trong cồn có tác dụng tiêu độc, làm se niêm mạc, cầm máu, kháng khuẩn và chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho nướu, giảm mùi hôi miệng”.

Xem chuyên gia Nguyễn Hồng Hải tư vấn chi tiết trong video sau:

Để được tư vấn về bệnh răng miệng, tình trạng hôi miệng, cách khắc phục hôi miệng sau ăn tỏi và dung dịch nha khoa Nutridentiz, quý độc giả vui lòng liên hệ tổng đài: 18006103 (miễn cước gọi)/ DĐ: 0902207582 (ZALO/VIBER).

Phương Loan

* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

Cách Nặn Mụn Đúng Cách Không Để Lại Sẹo Thâm

Mụn thường xuất hiện khi bạn đến tuổi dậy thì và có thể kéo dài không thời hạn khiến bạn khó chịu vô cùng. Thường mụn cần phải lấy cồi ra để lành hoàn toàn, nhưng nếu không biết nặn mụn sẽ gây ra vết thương, thâm và để lại sẹo và việc làm mờ sẹo là vô cùng khó khăn.

Và bạn phải biết cách nặn bởi vì một số mụn được phép nặn là những loại mụn ở thể nhẹ, mọc riêng lẽ, kích thước nhỏ và cồi mụn thường trồi lên sớm

Cách nặn mụn không để lại sẹo và thâm

Những mụn được phép nặn

Một số mụn được phép nặn là những loại mụn ở thể nhẹ, mọc riêng lẽ, kích thước nhỏ và cồi mụn thường trồi lên sớm.

Những mụn không được phép nặn

Mụn mủ, mụn viêm sưng: là dạng mụn lớn, khi xuất hiện nó khi vùng da xung quanh bạn đau đớn. Khi mụn này xuất hiện rất dễ để lại sẹo thâm trên da mặt đặc biệt trong trường hợp bạn nặn chúng.

Mụn mủ hoặc mụn trứng cá: là loại mụn đầu trắng, khi mọc làm sưng đỏ da, mọc khá dày, đôi khi bạn sẽ thấy mụn chảy mủ và có mùi hơi hôi.

Mụn ác tính: bạn có thể nhận diện nó rất dễ dàng vì kích thước của mụn thường rất to, khi nó xuất hiện bạn sẽ bị nóng sốt nhẹ. Đừng nên cố tình nặn chúng vì bạn sẽ trực tiếp gây ra tình trạng viêm nhiễm, lan rộng tình trạng mụn ra các vùng viên lân cận. Và hậu quả sẹo để lại rất nghiêm trọng và khó chữa trị rất nhiều lần và rất đau. Nếu gặp loại mụn này mà bạn nặn thì mụn sẽ nhanh chóng loét ra và lành để lại sẹo.

Với đám mụn này, bạn không nên “khiêu khích” chúng, nếu không hậu quả là da sẽ bị viêm, để lại sẹo lõm, vết thâm và thậm chí là khiến mụn phát triển ồ ạt hơn nữa.

Những mụn cần được loại bỏ là mụn đã chín, mọc riêng lẽ, kích thước nhỏ và cồi mụn khô, đen và trồi lên, sờ vào không có cảm giác đau. Điều đó chứng tỏ mụn đã già và an toàn cho việc nặn.

Cách nặn mụn không để lại sẹo đúng cách:

1 – Chuẩn bị các dụng cụ nặn mụn cần thiết

Cây nặn mụn

Bông gòn

Tăm bông

Cồn

Nhíp gấp mụn

2 – Rửa mặt và vệ sinh bộ dụng cụ nặn mụn

Sau đó hãy vệ sinh cây nặn mụn và nhíp gấp mụn bằng cồn 90 độ để đảm bảo những dụng cụ trên đã sạch khuẩn và an toàn khi tiếp xúc với da.

3 – Nặn mụn nhẹ nhàng:

Chúng ta chỉ nên nặn mụn một cách nhẹ nhàng.

Đầu tiên bạn tẩm cồn vào bông rồi xoa nhẹ lên vùng mụn. Dùng cây nặn mụn đã khử trùng, nặn nhẹ nhàng và tránh dùng nhiều sức để không gây tổn thương cho da.

Nếu bạn lấy mụn bằng bông tẩy trang thì cầm bông bằng 2 ngón tay, phủ lên mụn và nhẹ nhàng bóp dồn cồi mụn ra từ hai bên. Nếu nhân mụn không ra thì nên dừng lại và chờ mụn “già” hơn rồi hãy lấy ra.

Sau khi ra cồi, bạn cần nặn hết mủ và nước vàng ra, thấm sạch bằng bông gòn tránh dây dính ra các vùng da khác.

4 – Chăm sóc da sau khi nặn mụn:

Chăm sóc da bằng cách đặt một cục nước đá lên mụn vừa nặn trong vài phút giúp làm giảm vết đỏ và se lỗ chân lông.

Sử dụng kem trị sẹo thâm hỗ trợ điều trị sẹo sau khi nặn mụn

Dermatix Ultra của Mỹ là một sản phẩm nổi trội về hiệu quả và an toàn, có thể nói là #1 thuốc trị sẹo hiệu quả.

Bên cạnh khả năng làm mờ sẹo, dòng sản phẩm kem làm mờ sẹo thâm Dermatix còn có khả năng giảm cảm giác ngứa ngáy và độ gồ cao của vùng da bị sẹo, thuận tiện vì có thể sử dụng cho tất cả các vùng trên cơ thể, đặc biệt là các sẹo ở vùng mặt, khớp và vùng cử động nhiều.

Gel trị sẹo Dermatix với đặc tính tạo màng bám bao phủ bảo vệ da ngăn chặn việc thoát hơi nước, bình thường hóa sự lắng đọng collagen cắt đứt sự gia tăng sẹo, thích hợp cho làn da châu Á.

Dermatix ngoài công dụng điều trị các vết sẹo lồi thuốc còn có tác dụng làm mờ vết thâm nám và giảm đỏ sẹo.

nặn mụn không để lại sẹo cách nặn mụn không để lại sẹo thâm

cách nặn mụn ko để lại sẹo

Đừng Xa Lánh Người Bị Ung Thư Da Chỉ Vì Sợ Lây!

Cháy nắng là một trong những nguyên nhân gây bệnh ung thư da

Mỗi chúng ta đều có nguy cơ mắc ung thư da. Bởi một trong những nguyên nhân gây ra nhiều ca ung thư da nhất đó chính là sự tác động của các tia cực tím làm ảnh hưởng và tổn thương các tế bào. Không chỉ có tia UV từ mặt trời mà tia cực tím từ các nguồn ánh sáng nhân tạo cũng có thể gây ung thư da.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, người da trắng sẽ có nguy cơ mắc ung thư da nhiều hơn là người da màu. Do đó, không phải cứ lúc nào trắng cũng là tốt. Chính làn da màu của người châu Á đã là một tấm màng bảo vệ chúng ta khỏi ung thư da.

Bệnh ung thư da có lây không?

Các chuyên gia cũng khẳng định: Bệnh ung thư da hoàn toàn KHÔNG LÂY NHIỄM mặc dù cho nó là một bệnh ngoài da. Chính vì vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi chăm sóc người bệnh, tạo cho họ một tâm lý thoải mái nhất để đương đầu với bệnh tật.

Ung thư da là một căn bệnh nguy hiểm và có thể gây ra tử vong cho người bệnh. Tuy nhiên, bạn đừng sợ khi nghe đến 2 chữ: Ung thư. Bệnh ung thư da không quá nguy hiểm như bạn nghĩ và căn bệnh này hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm.

Ung thư da hoàn toàn không lây nhiễm

Nếu được phát hiện ở những giai đoạn đầu, tổn thương còn nông và chưa xâm lấn thì khả năng chữa khỏi bệnh lên đến 80% và 90% các ca bệnh này có thể sống thêm được 5 năm trở lên.

Bên cạnh đó, nếu như phát hiện bệnh muộn hơn, các khối u đã di căn đi xa thì chỉ có 5% trong số đó có thể kéo dài tuổi thọ thêm 5 năm.

Xuất hiện vết loét, chảy máu, đóng mài trên da, có thể lành lại nhưng sau đó lại tái phát ngay trên vị trí này

Trên vùng mặt, tai hoặc cổ xuất hiện các khối u

Sự thay đổi của nốt ruồi: Nốt ruồi mới xuất hiên, nốt cũ có sự thay đổi về màu sắc, kích thước, độ nổi…

Xuất hiện một nốt đỏ, cứng chắc như hạt ngọc trên da mặt, môi, cổ, tay…

Một số dấu hiệu của bệnh ung thư da

Những thay đổi của nốt ruồi cảnh báo bệnh ung thư da

Dấu hiệu cảnh báo đáng chú ý nhất của ung thư da đó là những thay đổi bất thường trên da như:

Có thể những dấu hiệu trên chưa hẳn là triệu chứng của bệnh ung thư da. Tuy nhiên, để có thể chắc chắn 100%, bạn không nên bỏ qua những dấu hiệu ấy mà phải đến bệnh viện để được kiểm tra sớm, chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc.

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh ung thư da

Không nên làm việc ngoài trời và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu. Nên hạn chế làm việc ngoài nắng từ 10 sáng đến 2h chiều. Tốt nhất nên ra ngoài sau 4h chiều. Khi làm việc ngoài trời nên sử dụng nón, mũ rộng vành hoặc màn che nắng, tận dụng bóng râm của cây cối. Đồng thời nên sử dụng kem chống nắng hàng ngày để bảo vệ da.

Cần đeo găng tay, đi ủng, mặc quần áo bảo hộ, đeo kính, mặt nạ… khi tiếp xúc với hóa chất, phóng xạ.

Phải thường xuyên vệ sinh da sạch sẽ. Phòng tránh và điều trị kịp thời các triệu chứng viêm nhiễm và các bệnh ngoài da.

Ít nhất 3 tháng một lần phải đi kiểm tra sức khỏe của da để phát hiện sớm những bất thường. Nên đi tầm soát ung thư da 1 – 2 lần/năm.

Cập nhật thông tin chi tiết về Đừng Để Da Hư Vì Làm Đẹp Không Đúng Cách trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!