Xu Hướng 12/2023 # Độ Tuổi Nào Dễ Mắc Ung Thư Cổ Tử Cung # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Độ Tuổi Nào Dễ Mắc Ung Thư Cổ Tử Cung được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tiến sĩ, bác sĩ Trần Đặng Ngọc Linh – Trưởng bộ môn ung thư, Đại học Y dược TP HCM cho biết, ung thư cổ tử cung thường xảy ra với phụ nữ ở độ tuổi 40-60, nhưng thường gặp nhất với những người 50-55 tuổi. Tuy vậy, mầm mống gây bệnh là vi rút HPV có thể đã âm thầm tồn tại trong cơ thể từ hàng chục năm trước đó. Một số quốc gia ghi nhận căn bệnh này có xu hướng trẻ hóa, do độ tuổi bắt đầu quan hệ tình dục của bé gái có sớm hơn 10 năm trước, dẫn đến nguy cơ nhiễm HPV và ung thư ở tuổi đời còn rất trẻ.

Nếu được phát hiện từ sớm, tỷ lệ chữa khỏi bệnh ở giai đoạn tiền ung thư là 100%. Ở giai đoạn I, tỷ lệ đạt 85-90%, giảm dần đến giai đoạn II còn 50-75%, giai đoạn III chỉ 25-40% và dưới 15% người bệnh ở giai đoạn IV còn sống sau năm năm.

Bác sĩ Trần Đặng Ngọc Linh từng chứng kiến nhiều trường hợp khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn cuối. Việc điều trị vừa đau đớn, tốn kém mà tỷ lệ thành công thấp. Chị em có thể chủ động phòng bệnh bằng cách tiêm văcxin ngừa HPV (hiện chỉ định ở độ tuổi 9-26 tuổi). Tại Việt Nam, văcxin ngừa HPV đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng từ năm 2007, có hiệu quả phòng tổn thương tiền ung thư cổ tử cung gây ra bởi 2 chủng HPV 16, 18. Bên cạnh đó, văcxin còn tác dụng phòng mụn cóc ở cơ quan sinh dục và ung thư cơ quan sinh dục (âm đạo, âm hộ…).

Các khuyến cáo tầm soát hiện nay áp dụng cho phụ nữ trên 21 tuổi và đã có quan hệ tình dục. Ngoài ra, khi có các triệu chứng bất thường về phụ khoa như ra máu âm đạo sau quan hệ tình dục, ra máu âm đạo ngoài kỳ kinh, huyết trắng kéo dài… chị em cần đến khám bác sĩ ngay.

Hiện nay, mỗi năm Việt Nam có đến 5.000 ca mắc ung thư cổ tử cung mới, trong đó có khoảng một nửa ca bệnh gây tử vong. Tính trung bình mỗi ngày có 14 người mắc ung thư, trong đó bảy người tử vong vì căn bệnh này. 99,7% nguyên nhân gây bệnh do vi rút HPV gây ra, nó không có triệu chứng điển hình mà nhìn vào có thể biết được. Ngay cả giai đoạn tiền ung thư cũng không có biểu hiện rõ ràng. Để phát hiện bệnh, phụ nữ nên đi khám phụ khoa đều đặn, làm các biện pháp sàng lọc, tiêm vắc xin ngừa HPV.

Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2023, trên thế giới mỗi năm hiện có trên 500.000 ca ung thư cổ tử cung mới được chẩn đoán và khoảng 250.000 ca ung tử vong do ung thư cổ tử cung. Riêng tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, mỗi bốn phút lại có một phụ nữ qua đời vì căn bệnh này.

An Tâm

Độ Tuổi Dễ Mắc Bệnh Ung Thư Cổ Tử Cung

Ung thư cổ tử cung đang trẻ hóa

Bé gái 14 tuổi, phát hiện bị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối khi đi thăm khám tại Bệnh viện Ung Bướu chúng tôi Đây là trường hợp hy hữu, chưa từng có trong y văn Việt Nam, khi ung thư cổ tử cung xuất hiện ở bé gái chưa có quan hệ tình dục. Ung thư cổ tử cung – căn bệnh từng cướp đi mạng sống của hàng trăm nghìn phụ nữ mỗi năm đang ngày càng trẻ hóa. Chúng ta có thể làm gì để bảo vệ chính mình hoặc những người phụ nữ quan trọng của mình?

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ riêng năm 2023, thế giới ghi nhận 570.000 trường hợp mắc ung thư cổ tử cung. Mỗi năm, căn bệnh này cướp đi sinh mạng của trên 300.000 phụ nữ, trong đó có đến 90% những phụ nữ sống tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.

Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 5.000 ca mắc mới ung thư cổ tử cung, 2.400 phụ nữ tử vong vì căn bệnh này. Nguyên nhân chính khiến tỷ lệ tử vong cao ở những người mắc ung thư cổ tử cung chủ yếu là do phát hiện muộn. Theo các chuyên gia, ung thư cổ tử cung gây ra chủ yếu là do virus Human Papillomavirus (HPV). Gần 99% bệnh nhân ung thư cổ tử cung bị nhiễm virus HPV, trong đó virus HPV týp 16 và 18 chiếm đến 70% nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung.

Tâm lý cho rằng căn bệnh này sẽ không xảy đến với mình là nguyên nhân hàng đầu khiến phụ nữ chủ quan, dẫn đến việc phát hiện bệnh muộn. Tuy nhiên thực tế cho thấy, ung thư cổ tử cung có thể mắc ở bất cứ ai, vì 99,7% nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung là do lây nhiễm các tuýp HPV nguy cơ cao dai dẳng kéo dài. Trong khi đó, cứ 10 phụ nữ thì có đến 8 người nhiễm virus HPV ít nhất 1 lần trong đời.

Đối tượng nào dễ mắc ung thư cổ tử cung

Một số nhóm phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp nhiều lần so với người khác, cụ thể:

Phụ nữ 35 tuổi trở lên: Theo thống kê, phụ nữ trên 35 tuổi, đặc biệt là nhóm phụ nữ 45-50 tuổi có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao nhất. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, độ tuổi mắc ung thư cổ tử cung đang trẻ hóa, Việt Nam đã ghi nhận ca mắc ung thư cổ tử cung khi chỉ mới 14 tuổi.

Phụ nữ quan hệ tình dục với nhiều người, quan hệ tình dục nhiều lần, quan hệ tình dục không an toàn, sinh đẻ nhiều lần, sinh đẻ sớm… khiến cơ quan sinh sản tổn thương, tăng cao nguy cơ nhiễm virus HPV, là tác nhân hàng đầu gây bệnh ung thư cổ tử cung.

Người suy giảm miễn dịch: Hệ thống miễn dịch có vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt tế bào ung thư. Việc suy giảm miễn dịch là yếu tố nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung.

Các đối tượng khác như người thường xuyên hút thuốc lá, người thường xuyên căng thẳng, người béo phì, thừa cân…

Tại sao ung thư cổ tử cung ngày càng trẻ hóa?

Theo chúng tôi Nguyễn Hiền Minh, ung thư cổ tử cung gây tổn thương lớn đến tử cung, bệnh diễn tiến âm thầm và kéo dài 5-20 năm. Triệu chứng của bệnh thường khá mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác. Nhiều trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, bệnh nhân phải phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ tử cung, mất khả năng sinh sản. Hiện ung thư cổ tử cung chưa có thuốc đặc trị, cách phòng ngừa bệnh đơn giản và hiệu quả nhất là tiêm vắc xin ngừa virus HPV.

Các ước tính hiện tại cho thấy tỷ lệ nhiễm HPV ở phụ nữ cao nhất là từ 30-39 (30%), thấp nhất là nhóm tuổi 20-29 (14,6%). Nguy cơ ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng cũng thường xảy ra ở phụ nữ có quan hệ tình dục trước tuổi 18 hoặc những người quan hệ với nhiều bạn tình, sảy thai, nạo hút nhiều lần.

Mặt khác, nếu cơ thể sớm tiếp xúc với các tác nhân tiêu cực như môi trường ô nhiễm, rượu bia, thuốc lá, chất kích thích thì càng sớm thúc đẩy quá trình phát triển ung thư.

Virus HPV có thể lây lan từ người này sang người khác khi tiếp xúc da với da, lây truyền qua quan hệ tình dục, bao gồm cả âm đạo, hậu môn và thậm chí quan hệ tình dục bằng miệng và tay.

ThS.BS Nguyễn Hiền Minh nhấn mạnh, có hơn 140 tuýp Papillomavirus (HPV) được phát hiện ở người và khoảng 40 týp là nguyên nhân gây ra các bệnh ở cơ quan sinh dục. Trong đó, 2 tuýp HPV 16 và 18 được coi là virus nguy hiểm nhất. Đây cũng là loại virus gây ra nhiều bệnh khác như ung thư âm đạo, ung thư hậu môn, ung thư dương vật,…

Hai tuýp HPV 6 và 11 là nguyên chính gây ra khoảng 90% các trường hợp mụn cóc (sùi mào gà) ở cơ quan sinh dục, đặc biệt là nam giới. Ngoài ra, virus HPV cũng có thể gây ung thư ở dương vật và ung thư cuống họng – chúng tôi Nguyễn Hiền Minh cho biết thêm.

Tại Việt Nam, vắc xin ngừa virus HPV đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng vào năm 2008. Đến nay đã có hơn 1 triệu liều vắc xin được sử dụng. Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 270 triệu liều vắc xin ngừa virus HPV đã được sử dụng tại 120 nước trên toàn thế giới.

Chia sẻ thông tin về vắc xin ngừa virus HPV, chúng tôi Nguyễn Hiền Minh cho rằng, vắc xin ngừa virus HPV được khuyến cáo tiêm cho phụ nữ độ tuổi 9-26, bất kể đã có quan hệ tình dục hay chưa. Vắc xin đạt hiệu quả cao nhất khi tiêm ngừa trước lần quan hệ tình dục đầu tiên. Liều tiêm được chỉ định 3 liều, hiệu quả gần 100% trong phòng ngừa các tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung gây ra bởi hai chủng HPV 16, 18 cũng như các mụn cóc sinh dục, ung thư âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn…

Số chủng

Phòng 4 tuýp HPV (6, 11, 16 và 18)

Phòng 4 tuýp HPV (16 và 18)

Đối tượng tiêm

Tiêm cho nữ giới từ 9 tuổi đến 26 tuổi

Tiêm cho nữ giới từ 10 tuổi đến 25 tuổi

Lịch tiêm

Gồm 3 mũi:

Mũi 1: là ngày tiêm mũi đầu tiên

Mũi 2: 2 tháng sau mũi đầu tiên

Mũi 3: 6 tháng sau mũi đầu tiên

Gồm 3 mũi:

Tác dụng

Phòng ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, mụn cóc sinh dục và ung thư hậu môn.

Phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung không chừa bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào, do đó, cần thực hiện lối sống lành mạnh, cân bằng khoa học. Chị em phụ nữ cũng cần trang bị kiến thức cho mình về việc phòng ngừa, chẩn đoán và phát hiện sớm căn bệnh ung thư cổ tử cung, tiêm ngừa vắc xin phòng ung thư cổ tử cung do virus HPV, khám tầm soát định kỳ và đi khám ngay khi có các triệu chứng báo động… để tự bảo vệ mình khỏi căn bệnh quái ác này.

ThS.BS Nguyễn Hiền Minh khuyên phụ huynh nếu thấy con em có những dấu hiệu như kinh nguyệt bất thường, rong kinh hoặc rong huyết, đau bụng, tiêu tiểu khó khăn, mệt mỏi, sụt cân… và nhất là bụng to dần thì phải đến cơ sở y tế tìm ra nguyên nhân để kịp thời xử lý.

Để đăng ký tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung do HPV, khách hàng có thể điền thông tin trực tuyến , gọi đến tổng đài 028.7300.6595 hoặc inbox fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn để được tư vấn và hướng dẫn.

Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC: https://vnvc.vn/he-thong-trung-tam-tiem-chung/

Độ Tuổi Nào Dễ Mắc Bệnh Ung Thư Vú ?

Ung thư vú là một trong những căn bệnh ung thư thường gặp và phổ biến nhất, có khả năng đe dọa tính mạng của người phụ nữ. Theo các thống kê cho thấy, phụ nữ từ 45 tuổi trở lên có nguy cơ mắc căn bệnh này đến 80%.

Độ tuổi nào dễ mắc bệnh ung thư vú ?

Hiện nay, tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh ung thư vú ngày càng tăng cao. Theo các chuyên gia y tế, tất cả phụ nữ đều có nguy cơ mắc bệnh này. Tuy nhiên, đối tượng phổ biến nhất của bệnh ung thư vú là những phụ nữ ở độ tuổi trên 40. Trong đó, có hơn 80% ca bệnh xuất hiện ở những người phụ nữ từ 45 tuổi trở lên. Mặc dù vậy, cũng có không ít bệnh nhân bị ung thư vú trong độ tuổi 25-26, chưa lập gia đình.

Tuổi tác tăng cao thì các cơ quan tế bào cũng dần yếu đi và nguy cơ bị ung thư vú càng cao.

Người phụ nữ có tiền sử gia đình có mẹ hay chị gái, em gái mắc bệnh ung thư vú thì có khả năng bị ung thư vú cao hơn những người phụ nữ bình thường từ 6-10 lần. Thế hệ trước mắc bệnh di truyền bệnh này cho cho thế hệ sau bởi di truyền các đột biến gen BRCA1 và gen BRCA2, và có thể mắc bệnh ở cả 2 vú.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, phụ nữ có kinh nguyệt trước 12 tuổi hoặc mãn kinh sau 50 tuổi sẽ có khả năng mắc bệnh cao. Bời vì đây là những đối tượng có hormone estrogen và progesteron dài hơn người khác.

Tiếp xúc thường xuyên với các tia phóng xạ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Dễ thấy ở những người phụ nữ từng áp dụng xạ trị ở vùng ngực để điều trị các bệnh ung thư khác hoặc điều trị bức xạ khi đang ở độ tuổi thiếu niên thường dễ gặp bệnh ung thư vú hơn.

Những người phụ nữ sử dụng hormone nội tiết, kích thích tố thay thế hay các thuốc viên ngừa thai trong nhiều năm có khả năng bị ung thư vú cao hơn những người không sử dụng.

Các bác sĩ cho rằng, người phụ nữ có chế độ ăn uống nhiều chất béo, ít chất xơ, vitamin, khoáng chất… dễ bị béo phì và dễ bị ung thư vú.

Ung thư vú là căn bệnh nguy hiểm đe dọa sự sống của chị em phụ nữ. Vì vậy, các chị em cần bổ sung các kiến thức về việc phòng chống bệnh ung thư vú để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh. Xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học và sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý; khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp các chị em có sức khỏe tốt và phòng chống được căn bệnh này.

Độ Tuổi Dễ Mắc Ung Thư Phổi

Ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư phổ biến và gây tỷ lệ tử vong cao ở nhiều nước trên thế giới. Biết được độ tuổi dễ mắc ung thư phổi cùng các nguyên nhân gây bệnh khác sẽ giúp bạn chủ động hơn trong phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.

Ung thư phổi thường gặp ở độ tuổi nào?

Tại Việt Nam, ung thư phổi đứng đầu trong các bệnh ung thư thường gặp nhất ở nam giới và đứng thứ ba ở nữ giới. Thống kê về tỷ lệ mắc ung thư phổi ở nước ta cho biết, năm 2010, số ca mắc ung thư phổi ở nam giới là khoảng 20 nghìn ca và 7 nghìn ca ở nữ giới. Với đà tăng như hiện tại, ước tính đến năm 2023, số ca mắc ung thư phổi ở nam giới sẽ vượt 40 nghìn ca và ở nữ giới gần 20 nghìn ca, gấp 2 – 3 lần thời điểm 10 năm trước đó.

Độ tuổi nào dễ mắc ung thư phổi là thắc mắc của rất nhiều người. các bác sĩ cho biết, ung thư phổi có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, phổ biến nhất là ở độ tuổi ngoài 50 tuổi. Tuy nhiên, số ca mắc ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng đang ngày càng trẻ hóa.

Phòng bệnh ung thư phổi như thế nào?

Có rất nhiều nguyên nhân, yếu tố làm tăng cao nguy cơ mắc ung thư phổi. Vì vậy, cách phòng bệnh được các bác sĩ khuyên là hạn chế tối đa các yếu tố đó.

Thuốc lá được xác định là nguyên nhân chính gây bệnh ung thư phổi. Thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ hô hấp, giảm tuổi thọ người hút mà còn tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư khác nhau, trong đó có ung thư phổi.

Một số thành phần độc hại trong khói thuốc lá như hắc ín, benzene, nitrosamines… làm hư hại các tế bào phổi, biến đổi tế bào và hình thành ung thư.

Không hút thuốc lá sẽ giúp bạn giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh.

Thường xuyên đo nồng độ khí radon, mở cửa thông thoáng không gian sống

Thường xuyên mở cửa thông thoáng nhà cửa và kiểm tra nồng độ khí radon trong nhà sẽ giảm được lượng khí độc hại trong nhà và giúp bạn điều chỉnh không gian sống.

Trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động

Những người làm việc trong môi trường tiếp xúc với khói bụi đặc biệt là aming – nguyên liệu chính để sản xuất tấm lợp fibro xi măng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi. Trong số khoảng khoảng 40% số ca tử vong do amiang là bệnh nhân ung thư phổi.

Chế độ ăn uống khoa học, sử dụng nguồn nước uống an toàn

Nước uống nhiễm asen làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Vì vậy, để giảm nguy cơ mắc căn bệnh này, bạn cần sử dụng một nguồn nước uống đảm bảo, tinh khiết.

Một số loại thực phẩm được khuyên dùng có tác dụng phòng bệnh ung thư phổi là: rau họ cải, ngô, cá hồi, nước cam ép…

Khám sức khỏe, sàng lọc ung thư định kì

Thực tế, có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi mà bạn không thể kiểm soát được. Vì vậy, khám sức khỏe và sàng lọc ung thư định kì, đặc biệt cho những người thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao cần được quan tâm. Khám sàng lọc ung thư phổi có thể phát hiện bệnh ngay từ khi chưa có triệu chứng, giúp phát hiện bệnh sớm, tăng cơ hội chữa khỏi bệnh.

Ở Độ Tuổi Nào Dễ Mắc Phải Ung Thư Buồng Trứng?

Buồng trứng là một trong các cơ quan sinh dục của người phụ nữ.Chức năng của buồng trứng là phóng noãn và tiết ra các chất nội tiết (estrogen,progesteron) từ lúc dậy thì cho đến tuổi mãn kinh. Ung thư buồng trứng là khối u ác tính của buồng trứng,là một trong những ung thư gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ. Ở Việt nam,ung thư buồng trứng đứng hàng thứ 3 sau ung thư cổ tử cung và ung thư vú.

Cho đến nay nguyên nhân gây nên ung thư buồng trứng vẫn chưa được biết rõ nhưng nếu trong gia đình bạn đã có người bị ung thư buồng trứng (mẹ,chị em gái,hoặc con gái) thì nguy cơ mắc bệnh của bạn là 5%. 1. Những phụ nữ nào dễ bị ung thư buồng trứng ?

Bạn là người không sinh đẻ hay vô sinh. Bạn có tiền sử dùng thuốc kích thích phóng noãn để điều trị vô sinh. Ung thư buồng trứngcó thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng nếu bạn càng lớn tuổi thị nguy cơ mắc bệnh càng cao nhất là những phụ nữ sau mãn kinh. Bạn bị béo phì ở thời trẻ sẽ tăng nguy cơ bị ung thư buồng trứng sau tuổi mãn kinh.

2. Những dấu hiệu để bạn nên đến gặp bác sỹ phụ khoa? Ung thư buồng trứngở giai đoạn sớm thường diễn biến âm thầm ,không có các dấu hiệu đặc biệt.Tuy nhiên nếu bạn thấy có những biểu hiện như : rối loạn kinh nguyệt ,đau hoặc nặng ở vùng bụng dưới, đau khi quan hệ vợ chồng, rối loạn tiểu (tiểu khó, són tiểu), mệt mỏi kéo dài,giảm cân,chán ăn, rối loạn tiêu hoá (RLTH) như đầy bụng, khó tiêu, đại tiện táo hoặc tiêu chảy, bạn hãy đến gặp bác sỹ phụ khoa để được khám và phát hiện bệnh sớm

Ở giai đoạn muộn bạn sẽ thấy các dấu hiệu trên kéo dài và nặng hơn,thậm chí bạn có thể tự sờ thấy khối u ở vùng bụng dưới,có nhiều trường hợp khối u to choán hết toàn bộ vùng bụng của bạn.

3. Bác sĩ sẽ làm gì để chẩn đoán ung thư buồng trứng? Sau khi bạn mô tả những khó chịu khiến bạn phải đến bệnh viện thì chúng tôi sẽ thăm khám âm đạo nếu bạn đã có quan hệ tình dục (QHTD) hoặc thăm khám qua hậu môn nếu bạn chưa có QHTD để phát hiện khối u ở buồng trứng.Việc đánh giá kích thước khối u buồng trứng,khả năng di động của u,mức độ lan tỏa ra các cơ quan khác của vùng chậu hay ổ bụng là rất quan trọng để đánh giá tiên lượng sau này. Siêu âm, chụp Xq tim phổi, CT scan (chụp cắt lớp vi tính) hoặc chụp cộng tưởng từ (MRI) ổ bụng giúp bác sỹ lâm sàng đánh giá chính xác hơn.

Một bạn khác hỏi: vậy xét nghiệm máu có giúp ích cho việc chẩn đoán ung thư buồng trứng hay không? Thông thường khi phát hiện bạn có một khối u ở buồng trứng, ngoài các xét nghiệm đã nêu bác sỹ còn cho bạn làm xét nghiệm CA 125 trong máu.Tuy nhiên chất này có thể tăng trong một số bệnh lý khác như Lạc nội mạc tử cung, nhiễm trùng vì vậy nó mang tính đặc hiệu không cao nên không có giá trị nhiều trong chẩn đoán nhưng nó lại có giá trị tiên lượng rất tốt.

Điều trị UTBT bao gồm sự kết hợp của phẫu thuật và điều trị hóa chất,nâng cao sức đề kháng của người bệnh.4. Việc điều trị ung thư buồng trứng sẽ được tiến hành như thế nào?

Khi đã chẩn đoán nghi ngờ ung thư buồng trứng thì việc phẫu thuật sẽ thực hiện kỹ thuật mổ mở theo đường giữa dưới rốn có khi kéo dài lên trên rốn nếu khối u quá to. Đường mổ này có thể lấy trọn vẹn khối u.Có nhiều bệnh nhân yêu cầu chúng tôi mổ nội soi nhưng không được đáp ứng do khi mổ nội soi khả năng phát tán của tế bào ung thư ra khoang bụng là rất cao điều đó giúp tế bào ung thư di căn nhanh hơn và xa hơn.

Tùy thuộc vào giai đoạn của ung thư buồng trứng mà bác sỹ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị thích hợp.Ở giai đoạn sớm khi tế bào ung thư khu trú ở buồng trứng,chưa lan ra lớp vỏ của buồng trứng, việc phẫu thuật cắt tử cung , hai phần phụ và mạc nối lớn tương đối dễ dàng.Điều trị hóa chất kết hợp sau phẫu thuật sẽ cho tỉ lệ sống 5 năm là 66%. Ở giai đoạn muộn hơn, khi tế bào ung thư đã xâm lấn vào các cơ quan lân cận trong chậu hông hoặc di căn xa hơn nữa thị việc phẫu thuật sẽ hết sức khó khăn.Nguyên tắc phẫu thuật trong các trường hợp này là cắt bỏ được càng nhiều tổ chức ung thư càng tốt. Điều trị hóa chất có thể thực hiện trước khi phẫu thuật và sau phẫu thuật. Ở giai đoạn cuối của ung thư buồng trứng tỉ lệ sống 5 năm chỉ còn 4 %.

Ở nước ta ung thư buồng trứng khi mang thai xảy ra với tỉ lệ 1/18000.

Các dấu hiệu sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ bình thường đã rất mơ hồ thì ở thai phụ càng khó phát hiện hơn. Thai phụ thường không biết các dấu hiệu như bụng to lên, đau nặng bụng dưới, rối loạn tiêu tiểu, chán ăn, sút ký do có thai hay là một bệnh lý nào khác. Vì vậy, để tránh trường hợp phát hiện ung thư buồng trứng ở giai đoạn muộn trong thai kỳ, các bạn nên đi khám phụ khoa trước khi dự định mang thai. Khi có thai, các bạn nên đi khám định kỳ theo hẹn của bác sĩ sản khoa.

Nếu phát hiện khối u buồng trứng trước khi có thai bác sĩ sẽ khuyên bạn nên phẫu thuật lấy khối u và có thai sau phẫu thuật nếu khối u lành tính. Nếu phát hiện khối u buồng trứng trong thai kỳ thì việc xử trí khối u buồng trứng tùy thuộc vào tuổi thai và tính chất khối u. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, việc phẫu thuật cắt bỏ khối u buồng trứng có nguy cơ gây sảy thai, hư thai rất cao. Vì vậy, nếu phát hiện khối u buồng trứng trong thời kỳ này bạn sẽ được khuyên phẫu thuật vào 3 tháng giữa của thai kỳ. Nếu phát hiện vào 3 tháng cuối thai kỳ thì việc phẫu thuật sẽ được thực hiện sau sanh. Tuy nhiên, nếu có biến chứng như xoắn cuống khối u, vỡ khối u hoặc u to lên nhanh nghi ngờ ung thư buồng trứng thì việc phẫu thuật phải được tiến hành ngay dù thai nhi ở độ tuổi nào, có thể nuôi được hay không.

Điều trị hóa chất được cân nhắc trì hoãn nếu giai đoạn ung thư buồng trứng cho phép. Nếu không thể trì hoãn điều trị hóa chất nên tránh 3 tháng đầu thai kỳ và kết thúc trước ngày dự sanh 3 tuần. Sau khi sanh, sản phụ sẽ không cho con bú và được tiếp tục điều trị hóa chất.

Hiện nay hầu hết các bệnh nhân bị ung thư buồng trứng đều đến ở giai đoạn muộn. 6. Có thể dự phòng và phát hiện sớm ung thư buồng trứng không?

ung thư buồng trứng có thể phát hiện sớm nếu bạn khám phụ khoa định kỳ hoặc đi khám ngay khi mới có những biểu hiện sớm của bệnh nhất là những bạn có mẹ,chị em gái bị ung thư buồng trứng. Nếu bạn mang thai và cho con bú một lần trong đời cũng góp phần làm giảm nguy cơ bị ung thư buồng trứng. Các u thực thể của buồng trứng cũng phải được phẫu thuật sớm và làm xét nghiệm tổ chức học nếu có tế bào ác tính phải xử trí triệt để.

Độ Tuổi Mắc Ung Thư Cổ Tử Cung Đang Có Xu Hướng Trẻ Hóa

Nghiêm trọng hơn bệnh đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa do quan hệ tình dục sớm, quan hệ không an toàn hoặc tình trạng nạo phá thai nhiều lần ở giới trẻ…

Theo báo cáo được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố vào đầu tháng 2/2023, chỉ riêng năm 2023, thế giới ghi nhận 570.000 trường hợp mắc UTCTC. Mỗi năm, căn bệnh này cướp đi sinh mạng của trên 300.000 phụ nữ, trong đó tại Việt Nam có 2.400 ca tử vong mà nguyên nhân chính là do phát hiện muộn. Trong khi đó, các bác sĩ sản khoa khuyến cáo, UTCTC hoàn toàn không phải “án tử” nếu được phát hiện sớm.

“Chắc không phải là mình đâu”

Tâm lý cho rằng căn bệnh này sẽ không xảy đến với mình là nguyên nhân hàng đầu khiến phụ nữ chủ quan và phát hiện bệnh muộn. Trên thực tế, UTCTC có thể “gõ cửa” bất cứ ai vì 99,7% nguyên nhân gây UTCTC là do lây nhiễm các tuýp HPV nguy cơ cao dai dẳng, kéo dài. Trong khi, trên 80% phụ nữ đã có quan hệ tình dục có khả năng lây nhiễm HPV ít nhất một lần trong đời.

Phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều nên biết cách bảo vệ mình trước nguy cơ UTCTC

Chị N.B.H (25 tuổi, Hoài Đức, Hà Nội) chia sẻ: “Cách đây 1 năm, em có biểu hiện mệt mỏi, ra nhiều khí hư, đau và thi thoảng ra máu khi quan hệ. 6 tháng trước, tin dữ ập đến khi em đi khám và phát hiện bị UTCTC giai đoạn 2. Em chưa bao giờ nghĩ mình có thể bị mắc căn bệnh này “.

Một trường hợp khác đang điều trị ngoại trú UTCTC giai đoạn 3 tại bệnh viện K, chị Lê B.L (30 tuổi, Ninh Bình) cũng cho biết, trước đây chị chưa từng nghe tới UTCTC. Chỉ đến khi chính mình trở thành “nạn nhân”, chị mới tìm hiểu về căn bệnh này. “ Cuộc sống của mình giờ chỉ là những tháng ngày truyền hóa chất và xạ trị. Điều chị canh cánh nhất trong lòng là đứa con gái chưa đầy 2 tuổi giờ phải nhờ cả vào ông bà chăm nom”, chị chia sẻ.

Các chuyên gia nhận định, độ tuổi mắc UTCTC đang có xu hướng trẻ hóa. Trong đó, chủ yếu là do độ tuổi có quan hệ tình dục sớm hơn trước. Các bạn trẻ chưa đủ hiểu biết để phòng ngừa các bệnh lây qua đường tình dục, có quan hệ tình dục không an toàn, nhiều bạn tình, sinh con trước tuổi 20, hút thuốc lá, thói quen vệ sinh không tốt…

ThS-BS CKII Diêm Thị Thanh Thủy – Trưởng khoa khám Tự nguyện II, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội – cho biết, theo thống kê chưa đầy đủ, mỗi năm trung bình có 10-20 người trong 100.000 phụ nữ ở độ tuổi dưới 30 được phát hiện có UTCTC. Chính vì vậy, ThS Thủy khuyên chị em phụ nữ đã có quan hệ tình dục nên định kỳ mỗi 3 năm đi làm xét nghiệm tầm soát UTCTC 1 lần để phát hiện sớm bệnh, nếu có bất thường cần đi khám ngay để được điều trị kịp thời.

Ung thư cổ tử cung – biết sớm, trị lành

Theo ThS-BS Lê Quang Thanh, Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, mỗi năm tại Bệnh viện Từ Dũ phát hiện khoảng 1.000 trường hợp mắc UTCTC, trong đó số ca phát hiện muộn chiếm hơn một nửa. Với những ca phát hiện sớm, ở giai đoạn tiền ung thư, việc điều trị đem lại hiệu quả cao, bệnh có thể được chữa khỏi 100%.

Trước đây, kỹ thuật Pap truyền thống thường được sử dụng để phát hiện các tế bào bất thường ở cổ tử cung. Tuy nhiên, cứ 10 ca tầm soát thì có tới 4-5 trường hợp không phát hiện bệnh. Vài năm trở lại đây, sự ra đời của phương pháp xét nghiệm tế bào ThinPrep Pap Test được hầu hết các cơ sở y tế sản phụ khoa trên toàn quốc sử dụng đã cho phép tỷ lệ phát hiện tế bào bất thường chính xác tới 90%.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia sản phụ khoa, ngoài phát hiện về tình trạng bất thường của tế bào, quan trọng nhất là tìm virus HPV. UTCTC là bệnh tiến triển từ từ, từ lúc nhiễm mãn tính 1 tuýp HPV nguy cơ cao cho tới khi dẫn tới bệnh UTCTC có thể kéo dài từ 10-15 năm. Đây là khoảng thời gian mà người bệnh có thể sàng lọc nhằm phát hiện sớm virus HPV và can thiệp kịp thời.

Tầm soát định kỳ UTCTC có thể bảo vệ tính mạng cho nhiều phụ nữ

Vì thế, bộ đôi xét nghiệm tế bào ThinPrep Pap Test và Aptima HPV do Cục Quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ phê duyệt hiện đang là phương pháp được hầu hết các bệnh viện sản-nhi tại Việt Nam sử dụng nhằm phát hiện sớm UTCTC.

UTCTC không chừa một ai. Phụ nữ ở bất kỳ độ tuổi nào đã có quan hệ tình dục đều có nguy cơ mắc bệnh. Là phụ nữ, hãy tự bảo vệ mình bằng cách:

– Chủ động khám phụ khoa định kỳ.

– Làm xét nghiệm tầm soát UTCTC định kỳ hàng năm hoặc theo chỉ dẫn của các bác sĩ sản phụ khoa.

Để biết thêm chi tiết, truy cập:

Fanpage: https://www.facebook.com/evatest.vn/

Wesite: https://evatest.vn/

Hoặc gọi tới hotline 1900633320

Cập nhật thông tin chi tiết về Độ Tuổi Nào Dễ Mắc Ung Thư Cổ Tử Cung trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!