Bạn đang xem bài viết Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân Ung Thư Bàng Quang được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thứ bảy, 24/01/2015 15:04
Ngươi mắc bệnh ung thư bàng quang không thể thay đổi được thực tế rằng mình đã bị mắc bệnh. Những gì mà người bệnh cần thay đổi là về cách sống trong cuộc đời còn lại của người đó như thế nào. Người bên cạnh họ phải tác động và giúp đỡ họ trong việc thay đổi này. Việc đầu tiên mà người chăm sóc nên thay đổi cho người bệnh đó là về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư bàng quang sao cho phù hợp với bệnh tình.
Một cách ăn uống phù hợp phần nào làm giảm được căn bệnh ngày càng nặng lên cũng như giúp người bệnh có thể kéo dài sự sống hơn là chờ tới cái chết. Trong những người bị ung thư bàng quang ai cũng biết ăn uống là một việc rất khó khăn trước và sau khi điều trị. Vì thế, hầu hết người mắc bệnh ung thư sút cân không phải do khối u mà là do người bệnh đau và không ăn uống được. Vậy làm thế nào để họ có thể nạp năng lượng vào cơ thể ?
Thứ nhất, thời gian ăn phải được thay đổi không thể giống như người bình thường, các bữa ăn cách nhau từ 2-3 tiếng. Mỗi bữa ăn có thể ăn một bát cháo, hoặc một bát cơm với rau, hay một bát súp. Người chăm sóc cần lên lịch cho bệnh nhân rõ ràng về việc ăn uống, trong một ngày các bữa ăn không nên giống nhau. Không thể ép người bệnh ăn nếu họ không muốn, nhưng có thể kể chuyện cho bệnh nhân nghe để họ quên đi việc sự chán ăn, có hứng thú hơn.
Thứ hai, thức ăn bạn có thể yêu cầu nấu một cách đẹp mắt, có màu sắc của nhưng loại rau củ quả, phần nào kích thích được vị giác của người bệnh. Luôn để thức ăn có ở sẵn trong nhà bếp hoặc bên cạnh người bệnh để khi đói, họ có thể lấy ăn bết cứ lúc nào muốn.
Thứ ba, tránh các thực phẩm đồ uống có hại cho sức khỏe không chỉ người bệnh mà còn cả với những người bình thường là hút thuốc lá, hay uống bia rượu, đồ uống nước ngọt có ga, có đường hóa học…Một số người nghiện thuốc và họ bảo rằng họ không thể bỏ được thuốc lá. Bạn hãy nói với họ nếu còn nhiều dự định chưa làm xong thì việc đầu tiên nên là chuyện ấy.
Thứ tư, cần nạp năng lượng vào ban ngày nhiều hơn bữa tối lý do là ban ngày có thể vận động, và khả năng hấp thu năng lượng ban ngày nhiều hơn buổi tối.
Điều cuối cùng mà người bệnh nên là luôn tinh thần vào trạng thái thoải mái nhất không nên nghĩ tới những tương lai xấu phía trước mà nên nghĩ những điều gì đó tốt đẹp có thể làm với người xung quanh mình.
Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân Ung Thư
Thứ hai, 28/04/2014 17:53
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố hàng đầu bệnh nhân mắc ung thư cần quan tâm vì nó có thể trở thành “vũ khí” giúp bạn vượt qua giai đoạn điều trị ung thư khó khăn.Cần bổ sung những gì?ProteinNhững bệnh nhân mắc chứng bệnh ung thư nên được bổ sung lượng lớn protein hơn bình thường để cơ thể tăng sức kháng cự với những tế bào đã mắc ung thư.Thêm vào đó, sau khi điều trị ung thư bằng hóa chất hoặc xạ trị thì cũng vẫn cần bổ sung protein vào trong cơ thể để phòng tránh những chứng bệnh viêm nhiễm.Các thực phẩm giàu protein có thể kể đến như thịt nạc, cá, thịt gia cầm, các thực phẩm chế biến từ bơ sữa, lạc, các sản phẩm chế biến từ đậu tương.
Hydratcacbonat và các chất béo:Cacbonhydrat và các chất béo sẽ chuyển hóa giúp cơ thể tăng cường lượng calo. Lượng calo phụ thuộc vào tuổi tác và tình trạng sức khỏe của mỗi người.Bạn có thể tìm thấy lượng cacbonhydrat dồi dào trong rau xanh, trái cây, bánh mỳ, mỳ Ý, ngũ cốc…Các loại thực phẩm giàu chất béo như bơ, dầu, pho mát, các loại hạt, chất béo trong thịt, cá và thịt gia cầm.
Vitamin và khoáng chất:Một người bình thường khỏe mạnh có chế độ ăn uống hợp lý thì có thể tăng cường đủ lượng vitamin và khoáng chất, nhưng với bệnh nhân ung thư chế độ ăn uống có thể bị mất cân bằng, vậy nên hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung vitamin và khoáng chất.
Chế độ ăn trước điều trị ung thư:Chế độ ăn trước khi điều trị ung thư là điều rất quan trọng, giúp cho cơ thể tăng sức đề kháng chống chọi là với các tế bào ung thư.Cần uống đủ lượng nước cơ thể cần vì cơ thể rất dễ bị khử nước trong quá trình điều trị ung thư. Ngoài nước thường bạn có thể uống thêm nước trái cây tươi để bổ sung thêm vitamin cũng như khoáng chất cho cơ thể.
Trong chế độ ăn uống cũng cần sự góp mặt của rau xanh và trái cây để bổ sung vitamin và chất xơ cho cơ thể. Nhưng lưu ý không nên bổ sung quá nhiều chất xơ vì đó có thể là nguyên nhân khiến cho bạn bị tiêu chảy. Ngoài ra, bệnh nhân trước khi điều trị ung thư cần hạn chế bổ sung các loại thịt đỏ vào trong chế độ ăn uống đặc biệt những loại thịt có lượng chất béo cao.
Nếu bạn có dấu hiệu bị giảm cân thì nên ăn thêm các thực phẩm có nguồn gốc từ bơ, pho mát, tinh dầu để tăng lượng calo cho cơ thể.
Chế độ ăn sau khi điều trị ung thư:Trong chế độ ăn uống sau khi điều trị ung thư cần ăn tăng cường và đa dạng các loại thực phẩm giàu protein và cacbonhydrat. Lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng là nên ăn từ 5 – 7 phần rau xanh và trái cây, nên ưu tiên các loại trái cây có họ nhà cam quýt, các loại rau xanh sẫm và nhiều màu sắc.Nên ăn đầy đủ các loại thực phẩm nhiều chất xơ như ngũ cốc, bánh mỳ và các thực phẩm khác chế biến từ ngũ cốc.
Lời Khuyên Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân Ung Thư
Bài viết được viết bởi các bác sĩ khoa Nội Ung bướu – Trung tâm Ung bướu xạ trị – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
Bệnh ung thư cũng như các phương pháp điều trị ung thư (xạ trị, hóa trị, phẫu thuật…) đều ảnh hưởng tới việc cung cấp và chuyển hóa dinh dưỡng của người bệnh. Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc kéo dài cuộc sống và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh ung thư. Có đến 50 – 80% người bệnh ung thư bị sụt cân và 20% người bệnh ung thư chết do suy dinh dưỡng nặng. Do đó, người bệnh ung thư cần được chăm sóc dinh dưỡng sớm và tích cực để bù đắp sụt cân, duy trì sức khỏe và tiếp nhận các can thiệp điều trị tốt hơn.
1. Nguyên tắc dinh dưỡng
Cung cấp đủ năng lượng, chất đạm và các chất dinh dưỡng khác
Ăn với khẩu phần nhỏ nhưng chia thành nhiều bữa/ngày
Tăng mức độ năng lượng và dinh dưỡng theo tình trạng người bệnh
Thay đổi thường xuyên các món ăn
Động viên, khuyến khích, tạo không khí lạc quan cho người bệnh trong bữa ăn
2. Lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng
Ăn ít nhưng đủ dinh dưỡng, giàu năng lượng và giàu đạm. Bổ sung thêm các sản phẩm giàu dinh dưỡng (sữa dinh dưỡng)
Kiểm soát được lượng thức ăn mà người bệnh ăn vào
Nên uống nước trước hoặc sau bữa ăn 30 phút. Tránh uống nước trong khi ăn vì điều này có thể làm giảm sự ngon miệng
Không nên ăn uống đồ có đường, nước ngọt, thức ăn nhiều chất béo
Có thể uống 1 ly rượu nhỏ hoặc 1/2 cốc bia trước mỗi bữa ăn 30 phút để kích thích ngon miệng
Thường xuyên thay đổi cách chế biến và màu sắc của thức ăn
Tránh ngửi mùi thức ăn khi đang chế biến
Giữa vệ sinh răng, miệng. Không sử dụng dung dịch làm sạch miệng. Không đánh/cạo lưỡi
Cần động viên người bệnh ăn uống tốt, xem việc ăn uống là thưởng thức hơn là “vật lộn” với thức ăn
Ăn bất cứ khi nào người bệnh có nhu cầu nhưng phải đảm bảo đủ lượng và chất dinh dưỡng
Luôn để người bệnh nhìn thấy thức ăn xung quanh mình để kích thích cảm giác thèm ăn
Nếu không ăn được thức ăn thông thường thì chuyển sang chế độ ăn nhỏ, mềm, nhuyễn (cháo, súp…)
Khi người bệnh không ăn được hoặc ăn uống thông thường không đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng thì phải có các phương pháp hỗ trợ nuôi dưỡng hoặc nuôi dưỡng thay thế.
Nếu có nhu cầu tư vấn thêm và thăm khám tại các Bệnh viện thuộc hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân Ung Thư (Phần 1)
Việc đánh giá xem bệnh nhân đang trong tình trạng bệnh cấp, mãn tính hay chấn thương là vô cùng quan trọng bởi điều này ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng dinh dưỡng trực tiếp (bởi bản thân bệnh) và gián tiếp (ảnh hưởng đến khẩu phần), để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư.
Đánh giá thực trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư
Thực trạng dinh dưỡng của bệnh nhân được đánh giá dựa trên: lâm sàng, tình trạng thể chất, khẩu phần ăn, nhân trắc học, các chỉ số sinh hóa và huyết học.
Việc đánh giá tình trạng của bệnh nhân đang ở cấp độ nào là quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư. Có thể gây ra tăng nhu cầu năng lượng, tăng mất chất dinh dưỡng hoặc giảm khẩu phần dinh dưỡng, tiêu hóa hoặc hấp thu (bảng 1). Dùng thuốc cũng làm ảnh hưởng khẩu phần dinh dưỡng, hấp thu, chuyển hóa và bài tiết.
Tình trạng thể chất
Chỉ dựa vào những cử chỉ đơn giản có thể phát hiện:
: Nhìn người bệnh gầy, cân nặng vừa phải, hay thừa cân. Gầy mòn, da xanh, rụng tóc nghĩ đến suy dinh dưỡng trong thời gian dài. Mặc quần áo, hay đeo nhẫn bị lỏng, răng giả bị long ra có thể nghĩ đến sụt cân. Mắt trũng, môi khô, da nhăn nheo có thể nghĩ đến mất nước. Phù có thể nghĩ đến triệu chứng của trữ nước.
Đi lại (di chuyển): Yếu và di chuyển kém có thể do mất trọng lượng khối cơ. Người yếu và không di lại được sẽ có khó khăn khi mua, chế biến và ăn thực phẩm.
Tình trạng tinh thần: Nếu người bệnh có tình trạng thờ ơ, hôn mê, ngủ lịm, kém tập trung là đặc điểm của thiếu dinh dưỡng và thiếu quan tâm với thức ăn. Nhầm lẫn có thể là dấu hiệu của mất nước.
: Có thể là triệu chứng của thiếu máu, hoặc do tình trạng lâm sàng, làm cho ăn uống trở nên khó khăn hơn.
Có thể do tì đề, vết thương khó liền phản ánh chức năng miễn dịch kém do hậu quả của thiếu dinh dưỡng và hoặc thiếu vitamin hoặc ít di chuyển.
: Có thể là phản ánh bệnh hiện tại hoặc suy tim thứ phát do thiếu protein và thiếu vitamin B1 kéo dài. Phù có thể làm che mờ/ giấu triệu chứng giảm khối cơ.
Cân nặng giảm: Giảm trọng lượng nhanh chóng không lý giải được là nỗi lo lắng của tất cả bệnh nhân.
Những biểu hiện trên này có thể biết từ ghi chép của bác sĩ và y tá khi hỏi bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
Nguyên nhân
Tăng nhu cầu chất dinh dưỡng
Đáp ứng chuyển hóa với chấn thương và phẫu thuật
Tăng chuyển hóa do tổn thương tại mô, ví dụ chấn thương, loét
Nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng
Hoạt động không chủ động đó là run, co thắt
Tình trạng nhất định như xơ nang
Tăng mất chất dinh dưỡng
Nôn, ỉa chảy, bài tiết qua thận, dẫn lưu (chảy) phẫu thuật, chảy máu, vết thương/rò tiết dịch
Hỏng quá trình tiêu hóa, hấp thu
Không thấy ngon miệng
Thiếu men tiêu hóa, ví dụ viêm tụy
Mất bề mặt hấp thu ví dụ cắt phần ống tiêu hóa, bệnh phủ tạng
Ảnh hưởng của các điều trị khác với đường tiêu hóa ví dụ xạ trị
Ảnh hưởng và triệu chứng của các tình trạng khác tới khẩu phần ăn như nuốt khó, khó thở
Khó khi tự ăn/nhai/để thức ăn trong miệng
Nguồn: http://suckhoedoisong.vn/dieu-tri-dinh-duong-tren-benh-nhan-ung-thu-n113292.html
Bài thuốc hữu ích:
Bác sĩ Nguyễn Hà Giang
Cập nhật thông tin chi tiết về Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân Ung Thư Bàng Quang trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!