Xu Hướng 5/2023 # Dị Ứng Da Mặt: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Xử Lý # Top 14 View | Sept.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Dị Ứng Da Mặt: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Xử Lý # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết Dị Ứng Da Mặt: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Xử Lý được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Dị ứng da mặt thường xảy ra do dị ứng mỹ phẩm, thời tiết, sinh sống trong môi trường ô nhiễm hoặc do ăn phải thực phẩm có khả năng kích ứng cao. Da mặt bị dị ứng đặc trưng bởi tình trạng da đỏ, nổi sẩn, mụn viêm, đi kèm với triệu chứng ngứa, nóng rát và châm chích. Thông thường các triệu chứng sẽ thuyên giảm sau 1 – 5 ngày chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên ở một số trường hợp cần thiết, bạn buộc phải can thiệp các biện pháp y tế.

Dị ứng da mặt là gì?

Dị ứng da mặt là hiện tượng da mặt xuất hiện sẩn đỏ, mề đay, phát ban, mụn viêm,… khi tiếp xúc với tác nhân dị ứng từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể. Tổn thương do dị ứng da mặt có hình thái đa dạng, phạm vi ảnh hưởng và mức độ không đồng nhất. Điều này phụ thuộc vào yếu tố cơ địa, nguyên nhân gây dị ứng, loại da và một số yếu tố khác.

So với những vùng da trên cơ thể, da mặt thường mỏng và có độ nhạy cảm cao. Chính vì vậy vùng da này rất dễ mẫn cảm và dị ứng khi tiếp xúc với các tác nhân kích thích.

Phần lớn các trường hợp dị ứng da mặt đều chỉ xảy ra khu trú ở vùng má, trán, cằm và mũi. Tuy nhiên ở một số người có cơ địa nhạy cảm, tổn thương da có thể lan tỏa rộng sang vùng da đầu, tai và cổ.

Nguyên nhân gây hiện tượng dị ứng da mặt

Hiện tượng dị ứng da mặt có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

Dị ứng mỹ phẩm: Dị ứng mỹ phẩm là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng dị ứng ở vùng da mặt. Sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc, chứa thành phần dễ gây dị ứng hoặc lựa chọn sản phẩm không phù hợp với loại da có thể khiến lỗ chân lông bị bít tắc, gây mụn, sưng viêm và dị ứng.

Sống trong môi trường ô nhiễm: Sinh sống trong điều kiện môi trường ô nhiễm có thể khiến da suy giảm sức đề kháng và nhạy cảm hơn với các yếu tố kích thích. Các thành phần độc hại trong không khí như bụi mịn, kim loại nặng, hóa chất,… không chỉ ảnh hưởng đến chức năng hô hấp mà còn gây bít tắc lỗ chân lông, khiến da nhanh lão hóa và dễ nổi mẩn ngứa.

Vệ sinh da kém: Da mặt là vị trí nhạy cảm và dễ dị ứng khi không được vệ sinh đúng cách. Thói quen vệ sinh da mặt kém có thể khiến bụi bẩn, bã nhờn và tế bào chết ứ đọng trong lỗ chân lông, làm suy giảm hàng rào bảo vệ da và khiến da dễ bùng phát triệu chứng dị ứng khi có yếu tố thuận lợi.

Dị ứng thời tiết: Thời tiết quá nóng, quá lạnh hoặc thay đổi đột ngột là nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mẩn, mề đay ở da mặt. Ngoài ra dị ứng thời tiết còn gây phát ban và nổi mề đay ở tay, chân, cổ và ngực. Một số trường hợp còn đi kèm với triệu chứng sổ mũi, ho, nghẹt mũi, ngứa họng,…

Dị ứng thực phẩm: Ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng, sữa, đậu nành,… có thể khiến hệ miễn dịch phóng thích histamine vào da, gây dị ứng da mặt và nổi mề đay ở ngực, bụng, chân. Ngoài triệu chứng trên da, dị ứng thực phẩm còn gây nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng.

Do một số nguyên nhân khác: Ngoài ra, dị ứng da mặt còn có thể khởi phát do một số nguyên nhân khác như rối loạn nội tiết tố, căng thẳng kéo dài, da bị nhiễm corticoid, làn da quá nhạy cảm,…

Biểu hiện của dị ứng da mặt

Dị ứng da mặt thường bùng phát dấu hiệu sau khi tiếp xúc với yếu tố kích thích khoảng vài phút đến vài giờ.

Các dấu hiệu nhận biết dị ứng da mặt, bao gồm:

Da đỏ, nóng rát và ngứa ngáy

Xuất hiện các nốt mụn đỏ, mọc khu trú ở vùng má, trán và cằm

Hoặc có thể xuất hiện các sẩn ngứa, phát da nổi cộm so với những vùng da xung quanh

Dị ứng da mặt thường gây ngứa ngáy, châm chích, nóng rát và sưng đau nhẹ

Một số trường hợp có thể bong tróc nhẹ, khô ráp và sần sùi

Với những trường hợp dị ứng nhẹ, tổn thương ở da mặt có thể thuyên giảm chỉ sau vài giờ đến vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên ở những người có làn da nhạy cảm và có mức độ dị ứng nặng, tổn thương da có thể kéo dài gây viêm nặng, tăng tốc độ lão hóa và dễ để lại thâm sẹo.

Dị ứng da mặt có sao không? Bao lâu thì khỏi?

Dị ứng da mặt là tình trạng da liễu khá phổ biến và chủ yếu gặp ở nữ giới. Hầu hết các trường hợp da mặt bị dị ứng thường có triệu chứng nhẹ đến trung bình và thuyên giảm nhanh sau khoảng vài ngày.

Tuy nhiên ở những người có làn da mỏng, nhạy cảm hoặc người thường xuyên gãi cào lên da, da mặt có thể bị chảy máu, xây xước, hình thành thâm sẹo và viêm nhiễm. Ngoài ra sự xuất hiện của các sẩn đỏ, phát ban và mẩn ngứa còn ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình và chất lượng cuộc sống.

Thông thường, dị ứng da mặt sẽ thuyên giảm sau 1 – 5 ngày. Tuy nhiên trên thực tế, yếu tố này còn phụ thuộc vào cơ địa, mức độ dị ứng, chế độ chăm sóc và điều trị của từng trường hợp. Nếu không xử lý đúng cách, dị ứng da mặt có thể kéo dài đến vài tuần hoặc hơn.

Cách trị dị ứng da mặt hiệu quả nhất

Điều trị dị ứng da mặt phụ thuộc vào mức độ dị ứng. Với những trường hợp nhẹ, điều trị chủ yếu là loại trừ nguyên nhân gây bệnh và chăm sóc tại nhà. Ngược lại nếu dị ứng nặng, gây viêm và ngứa ngáy dữ dội, bạn cần sử dụng thuốc để cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương da lan rộng.

1. Xác định nguyên nhân và loại trừ yếu tố thuận lợi

Khi xuất hiện các dấu hiệu dị ứng da mặt, bạn cần xác định nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi gây ra tình trạng này. Tiếp tục dung nạp thức ăn gây dị ứng, sử dụng loại mỹ phẩm không phù hợp,… có thể khiến triệu chứng trên da tiến triển xấu và có xu hướng lan tỏa rộng.

Nếu không thể xác định được nguyên nhân cụ thể, bạn cần loại trừ các yếu tố rủi ro sau:

Tránh dung nạp các thực phẩm và đồ uống có khả năng dị ứng như hải sản, các loại đậu, sữa, rượu bia, trà đặc và cà phê.

Kiểm tra bảng thành phần của các sản phẩm dưỡng da và loại bỏ các sản phẩm có chứa các thành phần dễ gây dị ứng như hương liệu, cồn, chì, dầu khoáng, retinol, BHA,… Các thành phần này có thể không phải là nguyên nhân gây dị ứng. Tuy nhiên trong thời điểm da mặt nhạy cảm, da có thể bị kích thích và nổi mẩn đỏ nghiêm trọng hơn khi tiếp xúc với các loại mỹ phẩm chứa những thành phần kể trên.

Hạn chế trang điểm trong thời gian bị dị ứng.

Nên kiểm tra chỉ số ô nhiễm ở nơi sinh sống và sử dụng máy lọc không khí khi cần thiết.

Nếu dị ứng xảy ra khi thời tiết thay đổi đột ngột, nên giữ ấm cơ thể, mang khẩu trang khi ra ngoài và dùng máy tạo độ ẩm trong không gian sống.

2. Chăm sóc và phục hồi da

Dị ứng da mặt chủ yếu gây ra các nốt sẩn, mẩn đỏ và phát ban ở lớp thượng bì. Do đó nếu chăm sóc tốt, tổn thương da có thể được cải thiện mà không cần can thiệp y tế.

Một số biện pháp chăm sóc và phục hồi da mặt bạn có thể áp dụng, bao gồm:

Cần vệ sinh da mặt 2 lần/ ngày (sáng – tối) với các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa hương liệu và có độ pH cân bằng. Khi rửa mặt, nên thao tác nhẹ nhàng để tránh gây kích thích lên vùng da bị ảnh hưởng.

Có thể xông da mặt với nước muối ấm hoặc gừng, sả, lá chanh,… Biện pháp này giúp đào thải dị nguyên nằm sâu trong lỗ chân lông, làm sạch da và ngăn ngừa tổn thương da lan rộng.

Chườm lạnh hoặc đắp gạc ướt lên da mặt trong khoảng 5 – 10 phút giúp giảm viêm và ngứa nhanh chóng.

Sử dụng kem dưỡng ẩm có chứa các thành phần phục hồi và cân bằng độ ẩm cho da như Panthenol, Niacinamide, Vitamin E, Acid Hyaluronic, Glycerin,…

Đắp mặt nạ từ thiên nhiên như mặt nạ nha đam, sữa chua, mật ong, yến mạch,… nhằm làm dịu vùng da bị ảnh hưởng, hỗ trợ giảm viêm, ngứa ngáy và làm mờ thâm sạm.

Nên uống nhiều nước và bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất để tăng cường sức đề kháng và làm đều màu da.

Sử dụng kem chống nắng và đội mũ, sử dụng dù khi di chuyển ngoài trời. Tia UV trong ánh nắng có thể kích thích sản sinh melanin và khiến nang lông bài tiết nhiều dầu thừa, gây nổi mụn, viêm đỏ và hình thành sạm nám.

3. Sử dụng thuốc điều trị

Trong trường hợp dị ứng da mặt có mức độ nghiêm trọng hoặc không thuyên giảm sau 3 ngày điều trị tại nhà, bạn có thể tìm gặp dược sĩ để được chỉ định các loại thuốc sau:

Kem bôi chứa corticoid: Thuốc bôi chứa corticoid được sử dụng trong trường hợp dị ứng gây viêm sưng nặng. Thuốc có tác dụng chống dị ứng và giảm viêm nhanh, tuy nhiên loại thuốc này có thể làm mỏng da nên chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn.

Thuốc mỡ kháng sinh: Với những trường hợp dị ứng có kèm mụn trứng cá, bạn có thể dùng thuốc mỡ kháng sinh để giảm viêm và ức chế vi khuẩn P. acnes.

Thuốc ức chế calcineurin: Thuốc ức chế calcineurin (Pimecrolimus, Tacrolimus) hoạt động bằng cách tác động lên tế bào lympho T nhằm ngăn chặn quá trình phóng thích kháng nguyên, từ đó làm giảm viêm, sưng và ngứa da. Tuy nhiên loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ ung thư da nên chỉ được sử dụng khi không có đáp ứng với kem bôi chứa corticoid.

Thuốc kháng histamine H1: Ngoài thuốc bôi, bạn có thể dùng phối hợp với thuốc kháng histamine H1. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế histamine ở thụ thể H1 nhằm làm giảm các triệu chứng dị ứng.

Vùng da mặt khá nhạy cảm và dễ bị kích ứng khi sử dụng thuốc bôi. Vì vậy, trong những trường hợp không cần thiết, dược sĩ thường sẽ yêu cầu bạn sử dụng thuốc kháng histamine H1 cùng với các loại kem dưỡng có tác dụng làm dịu và phục hồi da.

Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa tái phát?

Để thúc đẩy thời gian hồi phục và giảm nguy cơ tái phát, bạn nên thực hiện các biện pháp như sau:

Tránh gãi, cào và chà xát mạnh lên da mặt. Đồng thời nên hạn chế trang điểm dày hoặc để lớp trang điểm trên da quá lâu.

Hạn chế các loại thực phẩm và đồ uống dễ gây dị ứng và khiến triệu chứng ngứa bùng phát mạnh như thực phẩm cay nóng, thức ăn nhanh, cà phê, rượu bia,…

Cần đeo khẩu trang khi di chuyển ngoài trời – đặc biệt khi thời tiết nắng nóng và trong thời điểm giao mùa.

Cần vệ sinh và chăm sóc da mặt đúng cách. Đồng thời nên giặt khăn mặt, vệ sinh gối, mền và drap giường thường xuyên để giảm nguy cơ kích thích và dị ứng da mặt.

Trước khi trang điểm hoặc chăm sóc da, cần vệ sinh tay và da mặt sạch sẽ.

Tổ chức lại thời gian sinh hoạt, tránh thức quá khuya, ăn uống không đúng giờ và lười vận động.

Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da mặt và toàn thân chiết xuất từ thành phần thiên nhiên, dịu nhẹ, không chứa hương liệu và có độ pH trung tính.

Nâng cao thể trạng và cải thiện hoạt động của hệ miễn dịch bằng cách ăn uống điều độ, tập thể dục thường xuyên và ngủ nghỉ đúng giờ.

Dị ứng da mặt – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Trong một số ít trường hợp, dị ứng da mặt có thể xảy do hệ miễn dịch của da suy yếu. Tình trạng này thường gặp ở người lạm dụng các loại kem dưỡng chứa corticoid. Corticoid là hoạt chất ức chế miễn dịch, giúp làm giảm viêm, sưng và cải thiện mụn nhanh chóng.

Tuy nhiên nếu lạm dụng, da có thể bị giãn mao mạch, mỏng, dày sừng nang lông và suy giảm sức đề kháng. Hệ miễn dịch của da suy giảm chính là điều kiện để các yếu tố bên ngoài và bên trong cơ thể kích thích và làm bùng phát triệu chứng dị ứng.

Do đó bạn nên tìm gặp bác sĩ nếu nhận thấy các triệu chứng như sau:

Da mỏng, nhìn rõ các mao mạch ở dưới da

Mụn viêm và sẩn đỏ nổi ồ ạt, gây viêm và tổn thương da sâu

Da khô nhăn nheo, hình thành các vết nhăn và sạm nám

Dị ứng da mặt thường được khắc phục nhanh chóng nếu được phát hiện và xử lý sớm. Tuy nhiên nếu để kéo dài, tổn thương da có thể ăn sâu vào lớp trung bì và hạ bì, gây thâm sẹo và phá vỡ hàng rào bảo vệ da.

Dị Ứng Thời Tiết Gây Nổi Mẩn Đỏ Ở Mặt Và Cách Xử Lý

Dị ứng thời tiết là tình trạng da phản ứng quá mẫn khi thời tiết thay đổi đột ngột, đặc biệt là khi chuyển từ thời tiết nóng sang lạnh. Dị ứng thời tiết có thể biểu hiện ở nhiều vùng trên cơ thể, trong đó phổ biến nhất là dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ ở mặt với những dấu hiệu đặc trưng như:

Ngứa là triệu chứng luôn xuất hiện đầu tiên khi bạn bị dị ứng thời tiết. Ban đầu ngứa chỉ xuất hiện ở một vùng da nhất định sau đó lan rộng ra mặt và có thể là vùng da ở cổ. Khi bị ngứa nên hạn chế gãi để tránh làm tổn thương đến da gây nhiễm trùng.

Dị ứng thời tiết ở mặt sẽ khiến cho da bị sưng rộp và tấy đỏ khi phải thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với thời tiết

Khi bệnh có dấu hiệu nặng hơn có thể bị nổi mề đay cấp tính. Tình trạng này có thể khiến cho người bệnh bị khó thở, tụt huyết áp nhanh và đột ngột. Nếu không được chữa trị kịp thời dễ dẫn đến tử vong.

Dị ứng thời tiết tưởng như rất đơn giản nhưng nếu không được chăm sóc và chữa trị kịp thời sẽ gây nên những biến chứng khó lường, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh.

2. Nguyên nhân gây dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ ở mặt

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguyên nhân gây dị ứng thời tiết là do sự rối loạn hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi đó, các phản ứng dị ứng sẽ xuất hiện khi thời tiết có sự thay đổi đột ngột, khiến cơ thể sản sinh hàng loạt kháng thể, các hormone để chống lại kích thích từ môi trường bên ngoài tạo ra. Trong quá trình đó, hệ miễn dịch cũng sản sinh ra histamin là tác nhân dẫn đến các biểu hiện dị ứng.

Ngoài ra, điều kiện thời tiết thất thường, nóng lạnh đột ngột hoặc khi giao mùa cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng. Do cơ thể không kịp thích ứng với những thay đổi của thời tiết, dẫn tới các phản ứng quá mẫn trên da.

3. Một số phương pháp điều trị da mặt khi bị dị ứng thời tiết

Cách xử lý mẩn đỏ trên da mặt bằng phương pháp dân gian

Bên cạnh các phương pháp chữa trị bằng Tây y, bạn cũng có thể áp dụng một vài phương pháp dân gian giúp hỗ trợ điều trị dị ứng thời tiết trên da mặt sau đây:

Hỗn hợp sữa chua, yến mạch: Trộn đều sữa chua và bột yến mạch tạo thành hỗn hợp đặc sệt. Rửa mặt thật sạch sau đó thoa hỗn hợp lên khoảng 10 – 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

Khổ qua: Dùng 1 quả khổ qua nhỏ, gọt bỏ ruột rồi rửa sạch. Ngâm với nước muối 5-10 phút để loại bỏ các chất cặn bã ngoài vỏ, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Rửa mặt sạch với nước ấm, thoa hỗn hợp khổ qua đã xay lên mặt, đắp khoảng 15 phút, dùng nước ấm rửa sạch.

Rượu trắng và nghệ: Trộn đều 1 ít rượu trắng, 1 vỏ quả chanh, 1,5 thìa phèn chua, 2 củ nghệ và 1,5 thìa muối tinh. Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nồi đun sôi, đậy kín nắp tránh bay hơi mất chất. Sau đó dùng để xông hơi mặt cho đến khi nguội rồi rửa mặt với nước sạch.

Lá hẹ: Bạn chỉ cần làm sạch da bằng nước ấm, lấy một nắm lá hẹ tươi rửa sạch đem hơ lên than cho nóng thoa lên vùng da bị dị ứng.

Sử dụng thuốc tây và kem bôi

Việc sử dụng các loại thuốc Tây y có thể kiểm soát nhanh chóng triệu chứng dị ứng thời tiết. Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định như:

Thuốc bôi ngoài da: Các loại kem, thuốc mỡ chứa corticoid làm giảm ngứa và mẩn đỏ. Nếu bị ngứa nhiều bạn có thể dùng giấm pha với nước ấm, Mentol 1% cùng với dung dịch Calamine để thoa.

Thuốc uống: Sử dụng thuốc kháng Histamin H1 để làm giảm các triệu chứng ngứa, giúp điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên thuốc có thể gây ra các cơn buồn ngủ liên tục.

Các loại Vitamin: Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn bổ sung các loại vitamin C, B để tăng cường sức đề kháng.

Mặc dù có thể làm giảm nhanh các triệu chứng ngứa, mẩn đỏ do dị ứng. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không nên lạm dụng hoặc tự ý dùng các loại thuốc kể trên. Bởi chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như hoa mắt, nhức đầu, chóng mặt… Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng và tuyệt đối tuân thủ theo liều lượng được kê đơn.

Cách chữa dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ ở mặt bằng Đông y

Theo Đông y, dị ứng thời tiết sinh ra là bởi sự tấn công của các yếu tố phong hàn, thấp nhiệt vào cơ thể khi thời tiết có sự biến động, quá nóng hoặc quá lạnh. Căn nguyên của bệnh này là do sự suy giảm chức năng tạng gan, thận, khí huyết lưu thông kém khiến hệ miễn dịch suy giảm, tạo cơ hội cho các yếu tố ngoại tà xâm nhập.

TIÊU BAN GIẢI ĐỘC THANG – LIỆU PHÁP “VÀNG MƯỜI” CHO DA MẶT DỊ ỨNG

Để điều trị dứt điểm chứng dị ứng thời tiết và phòng tránh tái phát trở lại, Đông y chỉ ra rằng cần tác động từ căn nguyên gây bệnh. Nghĩa là phải tập trung bồi bổ, phục hồi chức năng của gan, thận để tăng cường công năng giải động, đồng thời nâng cao thể trạng và sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại các yếu tố ngoại tà tấn công. Đồng thời, sử dụng các vị thuốc quý giúp thanh nhiệt, trừ phong hàn để loại bỏ triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ trên da.

Nắm vững những nguyên lý điều trị tận gốc của Đông y, Trung tâm Thuốc dân tộc đã tiền hành nghiên cứu, phân tích chuyên sâu gần 100 bài thuốc cổ phương quý giá. Từ đó bào chế thành công bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang, chủ trị dị ứng da, dị ứng thời tiết triệt để, ngăn chặn tái phát hiệu quả.

Bài thuốc có thành phần gồm nhiều vị thuốc quý như ké đầu ngựa, hồng hoa, đơn đỏ, diệp hạ châu, kim ngân cành… có thể linh hoạt gia giảm liều lượng để phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau từ trẻ nhỏ đến phụ nữ có thai và cho con bú. Tiêu ban Giải độc thang đã mang đến giải pháp điều trị dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ ở mặt an toàn tuyệt đối từ 100% thảo dược sạch tự nhiên.

Chị Đỗ Thị Ngọc (38 tuổi – Phú Thọ) khỏi dị ứng thời tiết nổi mề đay sau 2 tháng, 4 năm không tái phát Chị Trần Thị Tuyết Trinh khỏi mề đay sau sinh sau 3 tháng dùng thuốc, không tái phát khi thời tiết thay đổi, không gặp tác dụng phụ.

Diễn viên Phùng Khánh Linh nổi tiếng với khán giả truyền hình trong bộ phim Về nhà đi con đã khỏi hẳn bệnh mề đay chỉ sau 2 tháng dùng thuốc Tiêu ban Giải độc thang.

Để tìm hiểu rõ hơn về bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY

Dị ứng thời tiết ở mặt kiêng gì?

Ngưng sử dụng tất cả các loại mỹ phẩm, hóa chất để tránh làm tăng tình trạng dị ứng. Bảo vệ da mặt, tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, khói, bụi. Vệ sinh da mặt sạch sẽ khi trang điểm hoặc tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.

Không sờ tay lên da mặt và gãi ngứa, nó có thể gây tổn thương đến da và gây nhiễm trùng

Nên sử dụng nước muối sinh lý tại các tiệm thuốc tây để vệ sinh da mặt. Cách này giúp làm sạch da, giúp lỗ chân lông thông thoáng và ngăn ngừa được viêm nhiễm,…

Bổ sung nhiều nước cho cơ thể, uống nhiều nước hoa quả nó cũng sẽ có tác dụng hiệu quả đối với quá trình điều trị dị ứng của bạn. Hạn chế các loại đồ ăn cay nóng, dầu mỡ và chứa nhiều gia vị.

Không hút thuốc, và sử dụng đồ uống có độ cồn

Truy Tìm Nguyên Nhân Dị Ứng Da Mặt Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Dị ứng da mặt là những phản ứng của cơ thể chống lại tác nhân gây dị ứng. Hậu quả của dị ứng da mặt là tình trạng tổn thương lớp biểu bì, trong một số trường hợp lớp trung bì cũng bị tổn thương, gây nên tình trạng thâm, sẹo rỗ, sẹo lồi lõm,… Căn bệnh này gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh, đặc biệt là ở nữ giới.

Nguyên nhân gây dị ứng da mặt điển hình

NHỮNG TRIỆU CHỨNG DỊ ỨNG DA MẶT ĐIỂN HÌNH

Khi bị dị ứng da mặt, bệnh nhân sẽ xuất hiện những triệu chứng điển hình dễ nhận thấy như sau:

Nổi mụn li ti – 1 triệu chứng dị ứng da mặt điển hình

CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ CHỨNG DỊ ỨNG DA MẶT

Trước hết, bệnh nhân cần xác định rõ nguyên nhân gây dị ứng da mặt do đâu, nếu do nuốt phải chất gây dị ứng thì cần thực hiện gây nôn, nếu do các chất bôi lên da thì cần làm sạch da để giảm nhanh nồng độ chất gây dị ứng. Sau đó bệnh nhân nên đến cơ sở y tế thăm khám và thực hiện điều trị theo phác đồ của chuyên gia y tế.

Tại Phòng Khám Da Liễu thăng long, những phương pháp sau đang được áp dụng trong điều trị dị ứng:

Các thuốc chống dị ứng, giảm ngứa, giảm đau, tiêu viêm, làm xẹp mụn, phòng ngừa bội nhiễm, cấp ẩm cho da,… được sử dụng trong điều trị dị ứng da mặt. Những thuốc này được bào chế dưới dạng thuốc uống, thuốc bôi, sữa rửa mặt,… phù hợp với thể trạng của người bệnh.

Bệnh nhân cần sử dụng thuốc đúng hướng dẫn của chuyên gia, không tự ý ngưng thuốc khi triệu chứng bệnh lý giảm.

Phương pháp điều trị dị ứng da New E-light

Đây là phương pháp điều trị tiên tiến, có tác dụng cao trong điều trị các dạng dị ứng da. Các chuyên gia y tế sẽ chọn lựa loại thuốc thích hợp giúp bệnh nhân loại bỏ triệu chứng bệnh lý nhanh chóng, sau đó dùng công nghệ phun sương nano giúp thải độc sâu, phòng ngừa tái bệnh hiệu quả. Cuối cùng, liệu pháp ánh sáng được áp dụng để giúp da phục hồi nhanh chóng, bao gồm các phương pháp như chiếu tia UVB, chiếu tia laser CO2 Frational,…

Phương pháp New E-light là sự kết hợp giữa xung năng lượng quang học IPL và sóng cao tần RF giúp loại bỏ mụn, tiêu diệt các loại khuẩn trên da, tái tạo da tránh thâm, sẹo, phù hợp với những bệnh nhân bị dị ứng da mặt.

Với phương pháp này, các chuyên gia sẽ tiến hành sát khuẩn da, bôi gel thuốc hấp thụ ánh sáng IPL, sau đó điều chỉnh bước sóng thích hợp chiếu ánh sáng New E-light vào vùng tổn thương để loại bỏ mụn viêm, tái tạo da.

ĐỊA CHỈ CHỮA DỊ ỨNG DA MẶT CHẤT LƯỢNG CAO TẠI TPHCM

Phòng Khám Da Liễu thăng long tọa lạc tại địa chỉ 575 Sư Vạn Hạnh, Phường 13, Quận 10, chúng tôi được biết đến là một trong những cơ sở y tế chuyên khoa chất lượng cao tại TPHCM. Phòng khám sở hữu những phương pháp điều trị tiên tiến và nhiều ưu điểm vượt trội làm hài lòng cả những bệnh nhân khó tính nhất:

thăng long là địa chỉ khám chữa bệnh da liễu uy tín

Đội ngũ chuyên gia y tế trên 15 năm kinh nghiệm thực tiễn trong điều trị bệnh lý da liễu.

Thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu, đảm bảo hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất.

Chi phí khám chữa bệnh vừa phải, có hỗ trợ cho bệnh nhân khó khăn, ở xa.

Chuyên gia tư vấn luôn hoạt động 24/24 hỗ trợ bệnh nhân được giải đáp thắc mắc và đăng ký đặt hẹn dễ dàng, miễn phí.

Dị Ứng Tôm Cua: Cách Nhận Biết Và Xử Lý Nhanh Chóng

Những lưu ý khi bị dị ứng tôm cua

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bị dị ứng tôm cua là do đâu?

Dị ứng tôm cua là hiện tượng cơ thể phản ứng với thành phần protein có trong các thực phẩm này. Từ đó dẫn đến tình trạng ngứa ngáy dữ dội, trên da xuất hiện các mẩn ngứa, khó thở, nghẹt mũi, mắt đỏ,…Dị ứng tôm cua nếu không được kiểm soát kịp thời khiến tình trạng nghiêm trọng hơn dẫn đến sốc phản vệ.

Bị dị ứng tôm cua là do đâu?

Dị ứng tôm cua là tình trạng hệ miễn dịch phản ứng quá mức gây nên. Khi dung nạp các thực phẩm này, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng với hàm lượng protein có trong tôm cua vì chúng nghĩ đây là thành phần có hại cho cơ thể.

Lúc này hệ miễn dịch sẽ kích hoạt các kháng thể và giải phóng histamin gây ra phản ứng dị ứng đi kèm với các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mề đay mẩn ngứa khó chịu.

Bên cạnh đó, quy trình bảo quản, chế biến tôm cua cũng có thể sản sinh một số độc tố, khi dung nạp cơ thể sẽ bị kích ứng và những dấu hiệu bất lợi.

Đối tượng có nguy cơ bị dị ứng tôm cua

Một số đối tượng dễ bị dị ứng tôm cua bao gồm:

Người lớn tuổi

Trẻ em, các bé trai bị dị ứng tôm cua phổ biến hơn bé gái

Người từng bị dị ứng với các loại hải sản khác như hàu, mực,…

Người mắc các bệnh lý về cơ địa như viêm da cơ địa , hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm da dị ứng

Nếu trong gia đình có ba mẹ có cơ địa bị dị ứng hay từng bị dị ứng cua, tôm thì bạn có nguy cơ bị dị ứng với các thực phẩm này khá cao.

Triệu chứng dị ứng tôm cua

Người bị dị ứng tôm cua sau khi dung nạp thực phẩm này sau vài phút hoặc vài giờ sẽ có các triệu chứng nhận biết như sau:

Da bắt đầu ngứa ngáy châm chích khó chịu

Nổi mẩn ngứa, phát ban có thể lan rộng ra toàn thân

Viêm da dị ứng

Nghẹt mũi, hắt hơi

Hoa mắt, chóng mặt mệt mỏi có thể bất tỉnh

Bị ngứa ran ở miệng

Buồn nôn và muốn nôn, đau bụng, đi đại tiện phân lỏng

Lưỡi, môi và đường hô hấp có thể bị sưng phù khiến bạn khó thở, thở khò khè, khó nuốt

Các dấu hiệu nghiêm trọng khi bị sốc phản vệ như huyết áp giảm, mạch đập nhanh, da tái lạnh nhợt nhạt, mất ý thức,…

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Người bị dị ứng tôm cua cần đến bệnh viện để được bác sĩ theo dõi và xử lý khi:

Dị ứng tôm cua có các biểu hiện nghiêm trọng, da nổi mẩn ngứa và phát ban nhiều gây ngứa ngáy dữ dội, gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sinh hoạt.

Khi có các triệu chứng sốc phản vệ, lúc này cần đưa người bệnh đến gặp bác sĩ ngay để được xử lý kịp thời. Tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Cách xử lý khi bị dị ứng tôm cua

Khi phát hiện bị dị ứng tôm cua, bạn nên ngừng dung nạp các thực phẩm này. Căn cứ vào các triệu chứng nặng hay nhẹ mà áp dụng cách xử lý phù hợp.

Chữa trị tại nhà

Đối với trường hợp bị dị ứng tôm cua kèm theo các triệu chứng không nghiêm trọng, bạn có thể thực hiện các mẹo chữa tại nhà để làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa lây lan.

Chườm đá giảm ngứa

Khi bị nổi mề đay, mẩn ngứa do dị ứng tôm cua bạn có thể chườm lạnh để cải thiện các triệu chứng này. Hơi lạnh và độ ẩm trong đá có thể làm dịu da, làm tê liệt các dây thần kinh ở vùng da bị ngứa ngáy, từ đó làm giảm các triệu chứng khó chịu. 

Với cách thực hiện đơn giản, bạn có thể dùng khăn sạch nhúng vào nước đá lạnh rồi vắt khô và đắp lên vùng da tổn thương. Hoặc có thể bỏ đá viên vào khăn mỏng và áp trực tiếp lên vùng da bị ngứa ngáy. Mỗi lần chườm 20 phút, thực hiện nhiều lần trong ngày để cải thiện tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ.

Tắm nước rau má, lá khế

Lá khế và rau má là các loại thảo dược có tính hàn, có công dụng làm dịu da, kháng viêm, sát trùng, làm lành các tế bào da bị tổn thương nên được áp dụng trong điều trị các bệnh ngoài da và các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn ngứa do dị ứng.

Các thực hiện:

Chuẩn bị một nắm lá khế hoặc rau má ngâm nước muối để loại bỏ các vi khuẩn, bụi bẩn rồi rửa lại với nước sạch.

Đun 2 lít nước lọc đến khi sôi thì cho thảo dược vào.

Đun thêm 3 phút nữa rồi tắt bếp và để nguội.

Dùng nước lá khế, rau má tắm hoặc ngâm với vùng da bị tổn thương để làm giảm tình trạng ngứa ngáy.

Mỗi ngày thực hiện từ 2 đến 3 lần để có hiệu quả.

Uống nước chanh mật ong

Nước chanh kết hợp với mật ong nguyên chất có công dụng giúp thanh lọc, giải độc, tăng cường kháng thể, hỗ trợ làm lành các vùng da bị tổn thương hiệu quả. 

Với cách thực hiện khá đơn giản, bạn lấy một cốc nước ấm pha với vài giọt chanh và 2 muỗng mật ong nguyên chất. Tranh thủ uống lúc còn ấm, mỗi ngày uống từ 1 đến 2 ly nước chanh mật ong, nên dùng vào buổi sáng đạt được kết quả tốt nhất.

Dùng thuốc Tây điều trị

Với những trường hợp bị dị ứng tôm cua nặng hơn, sẽ cần đến sự can thiệp của y khoa. Thông thường, bác sĩ sẽ dùng một số loại thuốc Tây để kiểm soát các triệu chứng của dị ứng, đồng thời ngăn ngừa tình trạng bùng phát lây lan.

Nhóm thuốc kháng Histamin

Các loại thuốc kháng Histamin thường được bào chế dưới dạng viên uống, thuốc nhỏ mắt, thuốc bôi tại chỗ, dung dịch uống. Trong đó, các loại thuốc được áp dụng phổ biến như Cetirizine, Loratadine, Clorpheniramin,…

Thuốc có tác dụng kiểm soát tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn ngứa, phát ban, ngăn chặn dị ứng lan rộng sang các khu vực da khác.

Thuốc tiêm Epinephrine

Khi bị sốc phản vệ do dị ứng tôm cua, bác sĩ điều trị sẽ dùng thuốc tiêm Epinephrine kết hợp với áp dụng các phương pháp xử lý y khoa để kiểm soát tình trạng bệnh. Thuốc tiêm Epinephrine có tác dụng nhanh trong việc cải thiện tim mạch, giữ huyết áp ổn định, giảm sưng môi, miệng, giúp dễ thở hơn.

Những lưu ý khi bị dị ứng tôm cua

Song song với việc áp dụng các phương pháp điều trị khi bị dị ứng tôm cua, bạn cũng nên lưu ý một số vấn để sau giúp cải thiện tình trạng dị ứng tốt hơn và rút ngắn thời gian phục hồi.

Không dung nạp tôm cua, ngay cả những món ăn có chứa một lượng nhỏ tôm cua. Người bị dị ứng tôm cua cũng nên thận trọng khi ăn các thực phẩm hải sản khác vì cũng có thể gây dị ứng.

Vệ sinh da đúng cách. Trong thời gian điều trị bạn chỉ nên tắm với nước mát, nước ấm, các loại nước tắm từ thảo dược tự nhiên như nước lá khế, sài đất, rau má, mướp đắng. Hạn chế sử dụng các loại xà phòng tắm vì có thể gây kích ứng khiến tình trạng dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Uống nhiều nước, mỗi ngày uống từ 2- 2.5 lít nước lọc để cung cấp độ ẩm tự nhiên cho da tránh da bị khô ráp, ngứa ngáy, đồng thời hỗ trợ đào thải các độc tố gây dị ứng.

Chọn mặc quần áo rộng rãi, thông thoáng, để tránh làm trầy xước, tổn thương vùng da bị dị ứng.

Rửa tay thường xuyên, tránh cào gãi hay chà xát lên vùng da bị dị ứng vì có thể làm tổn thương da, gây nhiễm trùng da.

Người bị dị ứng tôm cua cũng nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, cung cấp các loại rau xanh, hoa quả giàu khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng, làm dịu da và phục hồi vùng da bị tổn thương.

Cập nhật thông tin chi tiết về Dị Ứng Da Mặt: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Xử Lý trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!