Bạn đang xem bài viết Để Ung Thư Không Còn Là “Án Tử” được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Phẫu thuật nội soi 3D tại Bệnh viện K cho bệnh nhân bị ung thư dạ dày. Ảnh: Hà Linh
Theo thống kê, Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia có tỷ lệ mắc ung thư cao nhất trên thế giới, khoảng 115.000 người chết mỗi năm, tương ứng với 315 người/ngày. Các chuyên gia y tế khẳng định bất cứ ai cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh. Khó tin, nhưng hiện vẫn có không ít người dân nghĩ rằng bị ung thư là do quả báo, nghiệp quật, trời hành.
Chưa kể, có một thực tế đáng buồn là có tới 70% bệnh nhân ung thư được chẩn đoán khi đã ở giai đoạn cuối, trong khi đó nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ cho kết quả khả quan song họ đã để lỡ vì các nguyên nhân “trời ơi”.
Bác sỹ Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K cảnh báo, hiện nay đang tồn tại nhiều suy nghĩ sai lầm về ung thư như càng đụng “dao kéo càng nhanh chết”, ung thư là bản án tử hình; trải qua điều trị ung thư có nghĩa là không thể sống và làm việc bình thường lại được hay bệnh ung thư có tính lây lan.
“Không chỉ có vậy, rất nhiều bệnh nhân ung thư còn gặp phải sai lầm khi chữa trị căn bệnh này như nhịn đói, uống nước hoa quả, thực dưỡng nhằm mục đích để tế bào ung thư chết đi. Đây là sai lầm trầm trọng khiến bệnh nhân nhanh chóng suy kiệt. Đến khi bệnh không hết mà ngày càng nặng thêm, lúc này bệnh nhân mới quay lại bệnh viện đã quá muộn, không còn khả năng điều trị khỏi, phải sống trong đau đớn và tử vong”, Giám đốc Bệnh viện K lo ngại.
Cách đây hơn 1 năm, chị N.T.T.H (sinh năm 1974, ở tỉnh Nghệ An) được chẩn đoán mắc ung thư biểu mô tuyến thùy trên phổi phải. Chị H. được điều trị hóa chất tại Khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và đáp ứng rất tốt với điều trị. Đầu năm 2020, khi dịch Covid-19 xuất hiện, chị H. ngại đến bệnh viện. Thậm chí, chị H. còn tìm đọc những thông tin được lan truyền trên mạng và tin tưởng phương pháp chỉ ăn rau xanh thải độc, kết hợp tập theo giáo phái lạ để điều trị ung thư. Kết quả, sau 3 tháng tự điều trị, chị H. bị sụt 8kg và phải nhập viện do bệnh trầm trọng hơn.
Hay vừa qua, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận và điều trị 2 trường hợp mắc ung thư song không điều trị theo yêu cầu dẫn tới việc đối diện nguy cơ tử vong. Trường hợp thứ nhất là bệnh nhân chẩn đoán ung thư tuyến thượng thận được phẫu thuật cắt bỏ khối u cách đây 9 tháng kèm theo bệnh đái tháo đường.
Bệnh nhân không khám định kỳ theo hẹn, không điều trị theo tư vấn của bác sỹ chuyên ngành ung thư cũng như bác sỹ nội tiết mà về nhà áp dụng chế độ ăn thực dưỡng, uống thuốc nam. Hiện tại, bệnh nhân nhập viện với thể trạng suy kiệt, đường máu tăng cao khó kiểm soát, bệnh ung thư tuyến thượng thận tái phát, xâm lấn gan, mạch máu, di căn lan tràn phổi, ổ bụng.
Trường hợp thứ hai là người bệnh được chẩn đoán ung thư dạ dày, đã được phẫu thuật, có chỉ định điều trị hóa trị bổ trợ sau phẫu thuật. Tuy nhiên, bệnh nhân bỏ dở điều trị, về nhà tự điều trị bằng thuốc nam và ăn chế độ thực dưỡng. Cách đây một tuần, bệnh nhân nhập viện lại trong tình trạng suy kiệt nặng, suy thận giai đoạn cuối, bệnh ung thư đã ở giai đoạn di căn lan tràn, không còn khả năng điều trị.
Tin tưởng vào y học
Với sai lầm phổ biến là ung thư mà đụng dao kéo sẽ làm bệnh lan nhanh và tử vong sớm hơn, theo GS. Mai Trọng Khoa, nguyên Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, điều này không đúng, đối với đa số các lọai ung thư, phẫu thuật là phương pháp điều trị quan trọng nhất để cứu chữa bệnh nhân ung thư ở giai đoạn sớm.
“Hậu quả của quan niệm này cũng rất nguy hiểm, tai hại khiến bệnh nhân sợ hãi và trốn tránh phẫu thuật, thử dùng thuốc này thuốc kia các nơi, khi bệnh đã nặng mới vào viện, thời điểm vàng của quá trình điều trị đã trôi qua, thời cơ chữa khỏi bệnh bằng phẫu thuật đã mất”, GS. Khoa lo ngại.
Với trào lưu thực dưỡng chữa ung thư, chuyên gia cũng khẳng định, một cơ thể khỏe mạnh mới tạo ra hệ thống miễn dịch tốt, các tế bào miễn dịch khỏe mạnh mới có khả năng trở thành những “chiến binh” chiến đấu và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, trong đó có tế bào ung thư.
Bản thân tế bào ung thư cũng cần dinh dưỡng và chúng sẽ lấy dinh dưỡng từ chính người bệnh. Nếu người mắc ung thư không được cung cấp đủ năng lượng, người bệnh sẽ gầy sút, suy kiệt, không đủ sức khỏe để chống chọi với bệnh tật cũng như không đáp ứng được với các phương pháp điều trị đặc hiệu như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị….
Theo khẳng định của chuyên gia y tế, ung thư không phải là “án tử” như nhiều người thầm mặc định bởi hiện nay với tiến bộ của khoa học và công nghệ, phần lớn các loại ung thư có thể được phát hiện và điều trị sớm.
Giám đốc Bệnh viện K thông tin, hiện nay, với những tiến bộ mới trong sàng lọc sớm, chẩn đoán và điều trị ung thư, một số bệnh ung thư có thể được phát hiện ở giai đoạn rất sớm, có thể điều trị khỏi hoàn toàn và ít tốn kém về kinh tế như ung thư vú, phổi, cổ tử cung, đại trực tràng, tuyến tiền liệt.
“Ngay cả với trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán với giai đoạn muộn hơn, với các phương pháp điều trị mới hiện nay như điều trị đích, điều trị miễn dịch, những tiến bộ mới trong xạ trị đã kéo dài thời gian sống cho người bệnh tốt hơn trước đây rất nhiều”, chuyên gia đầu ngành ung bướu thông tin.
Để không còn những cái chết oan uổng của người bệnh ung thư do nhận thức không đúng và tin vào cách thức chữa bệnh chưa được khoa học chứng minh, theo bác sỹ Lê Văn Quảng, các cơ quan quản lý cần nâng cao nhận thức của người bệnh, có các chương trình tư vấn, tuyên truyền sâu rộng để người dân có thêm kiến thức phòng ngừa, khám sức khỏe định kỳ phát hiện bệnh sớm…
Sau cùng, lãnh đạo Bệnh viện K khẳng định, ung thư là bệnh có thể phòng và điều trị khỏi nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Chúng ta cần có một lối sống khỏe mạnh, tăng cường rèn luyện sức khỏe, chế độ ăn uống hợp lý, khoa học về dinh dưỡng, sử dụng thực phẩm sạch, tránh các thói quen xấu như uống rượu, hút thuốc lá để phòng bệnh ung thư.
D.Ngân
Ung Thư Vòm Họng Không Còn Là Nỗi Sợ
KOK KAH LEONG là người Malaysia, là bệnh nhân ung thư vòm họng tái phát và di căn sau phẫu thuật
Tháng 1 năm 2014, trong kỳ nghỉ lễ tràn đầy niềm vui và hy vọng thì KOK KAH LEONG và gia đình đã trải qua khoảng thời gian đen tối nhất, ông bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư vòm họng.
KOK KAH LEONG
Triệu chứng ban đầu không rõ ràng, lúc bắt đầu thì chỉ là chóng mặt, đau đầu, nên ông cho rằng không đáng ngại, tình hình ngày càng trầm trọng, người nhà đưa ông đến bệnh viện để kiểm tra, thời điểm nhận được kết quả, bóng tối bắt đầu ập xuống, bất luận thế nào cũng không nghĩ đến chuyện này lại xảy ra trên người mình, sợ hãi đau đớn sắp gục ngã. Thế nhưng, gia đình người thân, con cháu và người vợ đấu ấp tay gối đã cùng ông đối mặt với tin dữ, cũng nhau chia sẻ đau khổ, ông bắt đầu có động lực để điều trị.
Được lời khuyên của bác sĩ, ông đã thực hiện hóa trị và uống thuốc. Khi cơ thể ngày càng suy nhược và sói mòn bởi tác dụng của thuốc hóa trị, ông đã nghe được thông tin bệnh tình đã chuyển biến tốt. Ông rất mừng, cuối cùng cũng thoát được lưỡi hái của tử thần.
Vợ chồng KOK KAH LEONG
Thời gian hạnh phúc thì trôi qua rất nhanh, KOK KAH LEONG ở nhà chăm nom con trai từ 9 tuổi đến 11 tuổi, lại 1 lần nữa sức khỏe ông lại bị đe dọa, sẽ không còn có thể thấy được con trai mình trưởng thành. Đúng, ông đã bị tái phát và di căn sang gan. Đối mặt với thực tế, ông thực sự đã tuyệt vọng, những tưởng đã có hy vọng, chỉ là tử thần cho ông thêm 1 khoảng thời gian ngắn thôi. Hóa xa trị phải chịu nhiều đau đớn, ông không thể chịu đựng được những hành hạ đó thêm nữa, nhưng ông cũng không muốn như thế này mà tử biệt người nhà. Vì vậy, ông đã tìm kiếm tứ phương cách điều trị.
Tin tốt cũng đến thật bất ngờ, 1 người hàng xóm đã cho biết bệnh viện Ung Thư St. Stamford Quảng Châu là bệnh viện điều trị ung thư rất hay, kêu ông đến để điều trị. Người hàng xóm là 1 bà già 70 tuổi, đã từng bị ung thư gan, điều trị ở bệnh viện Ung Thư St. Stamford Quảng Châu và kết quả vô cùng tốt. Có 1 minh chứng sống ngay trước mắt, và cũng đã đến văn phòng để được tư vấn, KOK KAH LEONG đã quyết dịnh đến Quảng Châu điều trị bệnh.
Ngày 07/03/2016, KOK KAH LEONG cùng với vợ đến bệnh viện Ung Thư St. Stamford Quảng Châu. Qua kiểm tra chi tiết, đoàn chuyên gia MDT của bệnh viện đã đưa ra phác đồ điều trị cho ông: ” + liệu pháp dao lạnh “. KOK KAH LEONG nói, lần đầu thực hiện liệu pháp can thiệp xong, cơ thể thoải mái hơn rất nhiều, phần vai và đầu cũng giảm đau rõ rệt. Ngày 17/03 và 27/03 lần lượt thực hiện các liệu pháp can thiệp và liệu pháp dao lạnh. Đặc biệt là lần thứ 2 thực hiện liệu pháp can thiệp, cơ thể hồi phục rất tốt, đã có tinh thần trở lại, ăn ngủ cũng ngon hơn, còn có sức lực để đi dạo phố, mua sắm tại Plaza Thiên Hà, Châu Hải, nơi nơi đều có bước chân ông đi qua.
Vợ chồng KOK KAH LEONG và bác sĩ phụ trách Lâm Thanh
Ngày 18/04 là ngày KOK KAH LEONG trở lại tái khám, lúc có kết quả kiểm tra, ông và vợ rất vui mừng, khối u đã teo nhỏ hơn 60%. 1 tháng sau, ông đến thực hiện tiếp lần 3 liệu pháp can thiệp, tình hình hiện giờ của ông có thể nói là: “đau đớn cũng sẽ không tìm đến tôi nữa rồi”. Qua nhiều lần điều trị, cũng không thấy có bất kỳ tác dụng phụ nào.
KOK KAH LEONG chia sẻ, lần đầu tiên đến với bệnh viện, đã có cảm giác rất an tâm, rất thoải mái, vì mỗi một người bác sĩ, y tá ở đây đều rất nhiệt tình, vui vẻ, làm dập tắt nỗi sợ hãi, chữa lành thể chất và tâm hồn cho mọi người, ông còn nói: y bác sĩ bệnh viện Ung Thư St. Stamford Quảng Châu rất tận tình, chu đáo, và có trách nhiệm, ông đã từng trải qua, cảm giác nơi này tiếp thêm niềm hy vọng, giúp ông tin tưởng vào tương lai, trông đợi cùng người thân trong gia đình tiếp tục bên nhau hạnh phúc, mong đợi 1 ngày mai tốt đẹp
Chữa Bệnh Ung Thư Phổi Giai Đoạn Cuối Giờ Đây Đã Không Còn Là Mơ Ước
Ở giai đoạn này, bệnh nhân thường đã gặp phải những tổn thương lớn về sức khỏe. Khi đó, các tế bào ung thư đã di căn sang các bộ phận khác của cơ thể. Cụ thể như như gan, não hoặc xương, … Vì vậy nên bạn khó có thể điều trị bằng phương pháp phẫu thuật được nữa. Đến giai đoạn cuối, ung thư có thể di căn đến hầu hết các bộ phận của cơ thể. Điều đáng lo ngại là có đến 40% bệnh nhân phát hiện ra ung thư phổi chỉ khi đã đến giai đoạn cuối của bệnh. Vậy nên họ đã mất đi cơ hội điều trị tốt nhất khi mà bệnh ở giai đoạn đầu.
Giai đoạn cuối là lúc các triệu chứng, biểu hiện của bệnh đã thể hiện rất rõ ràng ra bên ngoài. Người bệnh sẽ gặp những triệu chứng về đường hô hấp như ho khan, ho có đờm, ho ra máu trong thời gian dài. Cùng với đó, khối u phổi phát triển sẽ chèn ép tới khí quản, thực quản gây khó thở, khó nuốt. Tình trạng này lâu dài sẽ khiến người bệnh sụt cân, gầy gò, yếu ớt hơn rất nhiều.
Thể trạng bệnh nhân quyết định khá nhiều tới khả năng chữa trị bệnh thành công. Nếu khi phát hiện bệnh, sức khỏe bệnh nhân còn ổn định thì khả năng chữa trị sẽ cao hơn. Cùng với đó, ở mỗi bệnh nhân thì đặc điểm di truyền của khối u lại khác nhau, từ đó quyết định có thể chữa trị được hay không.
Các phương pháp chữa bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối
Trước đây, có rất ít các phương pháp chữa bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối. Tuy nhiên y học phát triển đã tìm kiếm ra được một số phương pháp mới, mang lại tia hy vọng cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối.
💡 Điều trị ung thư bằng thuốc điều trị đích (Targeted Theraphy):
Các loại thuốc điều trị đích nhắm chủ yếu tới 5 loại đột biến gây ung thư thường gặp ở người: EGFR, ALK, ROS1, BRAF và KRAS. Khi chữa bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối, bệnh nhân cần thực hiện các xét nghiệm. Mục đích là để xem liệu khối u phổi có chứa một trong các loại đột biến kể trên hay không. Nếu có, các bác sĩ sẽ chọn ra loại thuốc điều trị đích phù hợp. Khi đó, ung thư phổi sẽ có tiến triển tốt hơn và đáp ứng thuốc cũng tốt hơn. Cơ hội phục hồi hoặc khỏi bệnh của những bệnh nhân mang đột biến này sẽ cao hơn gấp 2 lần so với những người không mang đột biến.
Hai loại thuốc điều trị đích thường gặp là Iressa (gefitinib) và Xalkori (crizotinib) , nhắm tới các đột biến EGFR, ALK và ROS1.
💡 Điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch:
Đây là phương pháp điều trị ung thư mới nhất hiện nay. Liệu pháp miễn dịch là phương pháp lấy chính các tế bào miễn dịch của bệnh nhân ra bên ngoài để nuôi cấy và nhân lên đến số lượng nhất định, sau đó đem cấy lại vào cơ thể bệnh nhân ung thư. Phương pháp này sẽ lấy chính hệ miễn dịch của cơ thể để tiêu diệt tế bào ung thư.
Điều kiện cần để bệnh nhân có thể áp dụng liệu pháp miễn dịch là bác sĩ kiểm tra được có các dấu chuẩn PD-L1. Nếu có, bệnh nhân có thể áp dụng liệu pháp cũng như sử dụng các loại thuốc miễn dịch Opdivo (nivolumab) và Keytruda (pembrolizumab) hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.
Phương pháp này được sử dụng với các bệnh nhân không sử dụng được các thuốc điều trị đích hay liệu pháp miễn dịch. Phương pháp này nhìn chung chỉ giúp giảm thiểu thời gian phát triển của bệnh, kéo dài thời gian sống của bệnh nhân. Nó cũng giúp làm giảm các tổn thương do ung thư và bán kính tối đa của khối u.
💡 Điều trị ung thư bằng liệu pháp kết hợp:
Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp đơn lẻ như trên, ở một số trường hợp, bệnh nhân sẽ được áp dụng phối hợp các phương pháp chữa bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối. Ví dụ, có thể sử dụng liệu pháp miễn dịch sau quá trình hóa trị, xạ trị ở bệnh nhân nếu phù hợp.
Bên cạnh những phương pháp y khoa, người bệnh cũng nên có lối sống lành mạnh, tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, đặc biệt cai thuốc lá. Cùng với đó, chế độ dinh dưỡng cũng sẽ khiến thể trạng bệnh nhân tốt hơn nhiều, bởi các phương pháp chữa bệnh thường sẽ khiến cơ thể bệnh nhân trở nên yếu hơn. Khi đó, việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ là vô cùng cần thiết để phục hồi sức khỏe và tăng cường sức đề kháng.
Mắc Ung Thư Vòm Họng Giai Đoạn 4, Liệu Còn Cơ Hội Để “Đảo Ngược”
Ung thư vòm họng giai đoạn 4 có lẽ là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh. Bởi lúc này khối u đã đạt đến kích thước 6cm. Mặt khác, các hạch bạch huyết đã bị nhiễm khuẩn. Còn tế bào ung thư đã tràn vào các mô xung quanh.
Biểu hiện của ung thư vòm họng giai đoạn 4 đã khá rõ ràng. Cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng nổi bật như: khó nuốt, khó thở, đờm có mùi hôi, cổ họng đau rát, có đờm lẫn máu…
Nguy hiểm thay! Hầu hết bệnh nhân ung thư vòm họng khi đi kiểm tra đều phát hiện ở giai đoạn 4. Lúc này thời gian sống của bệnh nhân giảm và tiên lượng điều trị rất thấp. Ở giai đoạn này ung thư đã di căn rất xa nên quá trình điều trị sẽ gặp vô vàn khó khăn. Bởi lúc này sức khỏe của bệnh nhân suy kiệt trầm trọng nên khó thích ứng với các phương pháp điều trị. Trên thực tế chỉ có 30% bệnh nhân ung thư vòm họng có thể tiếp nhận điều trị.
2. Mắc ung thư vòm họng giai đoạn 4 có chữa được không?
Đối với ung thư giai đoạn I, II nếu được điều trị bằng tia xạ có thể chữa khỏi với tỉ lệ 97 – 100%. Còn đối với ung thư vòm họng giai đoạn cuối tỉ lệ chữa khỏi rất thấp. Mục tiêu điều trị ở giai đoạn này chủ yếu là kéo dài sự sống. Đồng thời giảm các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân.
Đối với ung thư vòm họng giai đoạn 4, các tế bào ung thư đã di căn xa. Phương pháp xạ trị không còn khả năng kiểm soát thì hóa trị lại được xem là vũ khí chiến lược ở giai đoạn này. Nhưng đó là xu hướng trước đây. Còn bây giờ, hóa trị – xạ trị được xem là “bộ đôi” ăn ý trên chiến trường ung thư.
Một tin vui cho bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn 4! Đó là nền y học vừa tiếp nhận thêm một phương pháp điều trị mới mang tên liệu pháp miễn dịch. Đây được xem là bước đột phá lớn trong cuộc chiến chống ung thư vòm họng.
Thay vì tập trung vào việc tiêu diệt ung thư như các phương pháp truyền thống. Liệu pháp miễn dịch lại hướng đến việc tăng cường hệ thống miễn dịch. Đánh thức đội quân cảnh sát, tăng thêm độ nhạy bén để “diệt gọn” ung thư.
Điểm nổi bật của phương pháp này là không gây hại cho tế bào lành, tiêu diệt đúng mục tiêu. Thế nên, nó không gây ra các tác dụng phụ như các liệu pháp truyền thống. Sự ra đời của liệu pháp miễn dịch đã thắp lên niềm hi vọng cho hàng triệu bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn 4.
Immunobal – Sản phẩm hỗ trợ ung thư tốt nhất thị trường hiện nay
– Giúp bệnh nhân ung thư vòm họng nâng cao sức đề kháng.
– Bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để chống lại suy kiệt.
– Lấp đầy các tác dụng phụ của các phương pháp điều trị.
– Kìm hãm, đẩy lùi và tiêu diệt ung thư hiệu quả.
– Gia tăng hiệu quả phác đồ điều trị ung thư vòm họng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Để Ung Thư Không Còn Là “Án Tử” trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!