Bạn đang xem bài viết Chữa Sổ Mũi Cho Bé Theo Cách Dân Gian được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Do viêm mũiKhi bé bị chảy nước mũi không kèm theo dấu hiệu sốt, cảm hoặc không phải là thời điểm bé khóc cha mẹ nên đưa bé đi khám. Trường hợp bé bị viêm mũi:
Viêm mũi nhẹ: Khi tình trạng viêm mũi của bé nhẹ bạn có thể không cần cho bé uống thuốc, nên giữ sức khỏe và đề phòng các dấu hiệu dị ứng của bé. Vệ sinh mũi cho bé bằng dung dịch nhỏ mũi dành cho bé khoảng 1 – 2 lần/ngày
Viêm mũi nặng: Bé cần uống thuốc và tiêm thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Lưu ý, khi bé bị viêm mũi nặng có thể kèm theo các dấu hiệu như ho, viêm phổi…
Do thời tiết thay đổiĐặc biệt là khi trời trở lạnh, mũi của bé có phản ứng lại với không khí lạnh bên ngoài trước nguồn không khí này xâm nhập vào phổi. Các mạch máu trong lỗ mũi bị kích thích nên sẽ giãn nở để sưởi ấm cho luồng không khí lạnh bên ngoài. Sự giãn nở của những mạch máu trong khoang mũi khiến mũi sản xuất nhiều dịch hơn khiến bé bị sổ mũi.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần lưu ý giữ ấm vùng chân tay, đầu cho bé nhưng không nên quấn quá chặt khiến bé bị đổ mồ hôi. Tránh rửa mặt mũi, chân tay cho bé bằng nước lạnh.
Do dị ứngKhi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật…cơ thể bé phản ứng lại với những thứ nguy hiểm như vi khuẩn. Nếu tình trạng dị ứng nghiêm trọng cần đưa bé đi khám, bác sĩ có thể chỉ định cho bé một số thuốc chống dị ứng hiệu quả.
Bé khócKhi khóc nước mắt từ tuyến lệ dẫn tới khoang mũi, nước mắt kết hợp với chất dịch ở đây và khiến bé bị chảy nước mũi.
Nên xem: Chảy nước mũi, nguyên nhân và mẹo chữa hiệu quả
Phương pháp dân gian chữa sổ mũi cho béCháo hành, tía tô:
Đây là bài thuốc dân gian chữa cảm cúm khá quen thuộc đối với người lớn. Bài thuốc này cũng tốt đối với trẻ em, các mẹ cần lưu ý khi chế biến thái nhuyễn rau giúp cho bé dễ nuốt.
Cho bé uống nhiều nước
Phụ huynh nên cho trẻ uống nhiều nước, sữa, nước trái cây, soup hoặc thức ăn dạng lỏng để dịch mũi lỏng hơn và dễ làm sạch. Mẹ cần tránh ăn đồ ăn có nhiều dầu mỡ và chất béo.
Dùng gừng và mật ong
Lấy 1 miếng gừng nhỏ, rửa sạch, bỏ vỏ và giã nát. Cho vào đun với một chút nước và 1 thìa mật ong, khuấy đều rồi cho bé uống 3 lần/ngày, mỗi lần 1 muỗng café.
Cách này có thể dùng khi bé bị sổ mũi, nhiễm lạnh cũng như ngạt mũi; tuy nhiên không dùng được cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi.
Tắm nước gừng ấm
Hơi nước gừng ấm giúp làm lỏng dịch mũi, bé sẽ dễ xì ra hoặc mẹ cũng dễ làm sạch bằng dụng cụ hút mũi hơn. Mẹ cũng nên xoa chút dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân bé, massage vài phút, xoa dầu vào lưng và ngực. Ngoài ra, trước khi đi ngủ bé cũng cần được mang tất.
Ngâm chân nước gừng
Theo bài thuốc này khi trẻ bị ho, sổ mũi, người lớn có thể dùng nước gừng ấm đã đun với muối để ngâm chân cho trẻ, vừa ngâm vừa mát xa 2 lòng bàn bàn chân trước khi đi ngủ. Nếu kiên trì làm trong 3 ngày trẻ sẽ khỏi ho và sổ mũi.
Nằm cao đầu khi ngủ
Tư thế ngủ cao đầu giúp ngăn nước mũi chảy ngược vào trong gây ngạt mũi, thay vào đó nước mũi sẽ chảy ra ngoài giúp bé dễ chịu hơn.
Uống tinh dầu tỏi:
Để tỏi bớt hăng mẹ có thể nướng tỏi lên rồi giã nhuyễn thêm nước cho bé uống hoặc thêm tỏi vào trong các bữa cháo của bé.
Xông hơi
Xông hơi là một trong những biện pháp tốt để khắc phục nghẹt mũi cho bé. Tiếp xúc với hơi nước có thể giúp làm loãng các đờm được hình thành trong mũi bé, giúp mũi được thông thoáng và khiến bé dễ thở.
Có thể xông hơi cho bé bằng cách xả nước nóng vào một cái chậu (xô) và bế bé cẩn thận để bé hít được hơi nước nóng bốc lên. Hơi nước vào mũi và họng của bé khiến mũi, họng sạch và thông đờm.
Ngoài ra, cha mẹ có thể thêm một ít muối trắng để bé hít được hơi nước muối cũng có tác dụng tốt.
Thoa dầu lòng bàn chân
Khi trẻ có hiện tượng hắt hơi và sổ mũi, mẹ cần dùng dầu khuynh diệp và xoa ngay vào lòng bàn chân bé để giữ ấm. Mẹ xoa mỗi bên chân khoảng chừng 1 phút và sau đó đeo tất vào. Biện pháp này rất hiệu quả nhất là đối với trẻ sơ sinh.
Lưu ý khi xử lý ngạt mũi, sổ mũi ở bé:
Tăng cường cho bé uống nhiều nước, bú mẹ
Trẻ lớn bị sổ mũi, mũi đặc cha mẹ hướng dẫn bé tập hỉ mũi, hỗ trợ dùng nước muối sinh lý đúng lượng xịt giúp nước mũi loãng ra
Sử dụng thuốc phải được bác sĩ chỉ định, không tự ý dùng thuốc và các biện pháp xử trí theo dân gian.
Để trẻ không bị sổ mũi, viêm mũi nên giữ ấm cho trẻ khi ra ngoài trời lạnh, giữ vệ sinh cho trẻ vì hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu, nhất là trẻ dưới 6 tuổi.
Sai lầm khi chăm sóc bé sổ mũiKhi chăm sóc bé bị sổ mũi, nhiều cha mẹ thường mắc sai lầm khiến tình trạng của bé càng trở nên nặng hơn. Cùng điểm danh những sai lầm cha mẹ thường mắc phải để có kinh nghiệm hơn khi chăm sóc các bé nhà bạn khi gặp phải tình trạng này:
Nhỏ nước ép tỏi vào mũi béĐây là cách mà nhiều bà mẹ thường truyền tai nhau để trị chứng hắt hơi, sổ mũi ở bé. Trong tỏi có chất Allicin có thể diệt vi trùng và vi nấm. Nó có thể phòng ngừa cúm và điều trị cúm. Nhưng nhỏ nước ép tỏi vào mũi dễ gây nóng rát, phù nề và có thể làm bỏng niêm mạc mũi của bé. Đối với trẻ dưới 3 tuổi càng có nguy cơ nhiều hơn do niêm mạc mũi của trẻ rất mỏng mà tỏi lại cay nóng nhất là nước tỏi đậm đặc.
Khi mũi bị bỏng rộp nếu không phát hiện sớm có thể dẫn tới hoại tử. Khi đó trẻ khó thở bằng đường mũi mà phải thở bằng miệng, không khí không được làm ấm dễ gây viêm họng, viêm phổi. Vì vậy, tốt nhất không nên sử dụng nước tỏi ép để trị viêm mũi, sổ mũi cho bé.
Rửa mũi quá nhiềuDùng quá thường xuyên có thể làm teo niêm mạc mũi gây ảnh hưởng tới chức năng thở và khứu giác. Chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý rửa sạch trước khi nhỏ thuốc trị ngạt mũi khi trẻ có các triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi, nước mũi trong, đặc…
Dùng miệng hút mũi cho trẻ
Khi trẻ bị sổ mũi thường dễ bị ngạt mũi hay nhiều đờm gây khó thở, khò khè. Khi thấy trẻ có các dấu hiệu như vậy nhiều cha mẹ tự xử lý bằng cách đưa miệng hút mũi cho bé. Khi dùng miệng hút mũi cho em bé nhưng khi cha mẹ dùng miệng hút mũi bé thì mầm bệnh trong miệng sẽ lây cho em bé. Do đó, cách làm này sẽ lợi bất cập hại vì khiến bệnh của trẻ nặng thêm.
Hút mũi bằng xilanh đưa nước vào khoang mũi cần lưu ý vì nếu làm không đúng sẽ rất nguy hiểm có thể làm bé sặc và nước sẽ tràn vào màng phổi.
Lạm dụng thuốc nhỏ mũiTự điều trị sổ mũi cho bé bằng cách lạm dụng các thuốc nhỏ mũi không theo chỉ định của bác sĩ khi chưa tìm ra nguyên nhân điều trị. Theo các bác sĩ, những thuốc nhỏ mũi có chứa corticoid chỉ được dùng dưới 7 ngày và nhất định phải theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc coricoid nếu dùng không đúng sẽ gây một số biến chứng, nhất là ở trẻ em như ức chế vỏ thượng thận tiết hormone làm tăng giữ muối, nước, ứ đọng mỡ ở một số bộ phận như mặt, tăng đường huyết…
Khi nào cần hỏi ý kiến bác sĩTuy nhiên, một số trường hợp mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ như:
Trẻ sổ mũi kèm sốt cao trên 2 ngày
Có những triệu chứng cúm kèm theo đau ê ẩm người, nôn ói,…
Nghi ngờ dị vật lọt vào mũi
Có triệu chứng sổ mũi do dị ứng
Bài thuốc dân gian chữa chảy nước mũi kéo dàiNếu nước mũi chảy nhiều, kéo dài không dứt thì có thể là dấu hiệu bạn bị viêm mũi dị ứng hoặc viêm xoang, bệnh do cơ địa dễ mẫn cảm với các yếu tố như: thay đổi thời tiết đột ngột, mùi lạ, phấn hoa, khói bụi…Nên bệnh thường lai dai, khó chữa dứt điểm và dễ tái phát. Để có thể ổn định bệnh một cách lâu dài, người bệnh nên tìm đến các phương pháp dân giản giúp giải mẫn cảm bằng thảo dược.
Để tìm mua sản phẩm giải mẫn ở các nhà thuốc gần nhà hãy xem TẠI ĐÂY
Để tìm mua Xoang Bách Phục ở nhà thuốc gần nhà, hãy xem TẠI ĐÂY
9 Cách Chữa Sổ Mũi Cho Bé Bằng Dân Gian An Toàn Nhất
Cách chữa sổ mũi cho bé bằng dân gian đơn giản ngay tại nhà
Do hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện nên trẻ nhỏ thường rất dễ nhạy cảm với các kích thích từ bên ngoài như bụi bẩn, phấn hoa, nước thơm…. Nguyên nhân này khiến các bé hay bị sổ mũi, đặc biệt là khi thay đổi thời tiết.
Có rất nhiều cách để trị sổ mũi cho bé nhưng thông thường các mẹ thường ưu tiên sử dụng các biện pháp dân gian để giúp con tránh dung nạp quá nhiều thuốc tây.
Chữa sổ mũi cho bé bằng nước muốiChuyên Gia Nói Gì Về Phương Pháp Chữa Dứt Điểm Viêm Mũi Dị Ứng Của Bệnh Viện TMH Quân Dân 102? Nhờ khả năng chữa viêm mũi dị ứng toàn diện, liệu pháp chữa viêm mũi dị ứng Quân dân 102 không chỉ được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn mà giới chuyên môn cũng đánh giá rất cao.
Mở
Bước 1: Đặt trẻ nằm nghiêng sang một bên và đặt vòi phun/ nhỏ của chai nước muối sát vách lỗ mũi.
Bước 2: Tiến hành rửa một bên mũi cho trẻ bằng cách ấn nhẹ dứt khoát và liên tục trong 2 – 3 giây
Bước 3: Đặt trẻ nghiêng về bên còn lại và lặp lại động tác rửa như trên.
Chữa sổ mũi bằng nước muối là phương pháp khá an toàn với mọi đối tượng, kể cả trẻ sơ sinh. Cách này thường được các bác sĩ Nhi khoa khuyến cáo nên sử dụng trong các bệnh tai mũi họng thông thường.
Xông hơiXông hơi cũng là một biện pháp tốt để khắc phục tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng tạm thời, ngay tại thời điểm xông.
Mẹ có thể xông hơi trị sổ mũi cho trẻ bằng cách xả nước nóng vào một cái chậu sạch và bế bé cẩn thận để bé hít được hơi nóng bốc lên. Hơi nước sẽ làm bé hô hấp dễ dàng hơn, làm sạch họng và thông đờm.
Bài thuốc trị ngạt mũi cho trẻ bằng chanh và mật ongCả mật ong và chanh đều chứa nhiều hoạt chất sát khuẩn, làm sạch mũi họng, cải thiện tình trạng ngạt mũi và giảm ho hiệu quả. Mỗi ngày, mẹ cho trẻ uống 1 – 3 ly nước ấm pha thêm một thìa mật ong và vài giọt nước cốt chanh.
Chỉ dùng chanh – mật ong để chữa sổ mũi cho bé trên 1 tuổi. Bài thuốc không áp dụng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi vì có thể gây ngộ độc cho bé.
Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà bằng lá húng chanhHúng chanh chứa nhiều tinh dầu (chủ yếu là cavaron) có tác dụng trừ đờm, giảm ho, giảm sổ mũi, tắc mũi rất hiệu quả cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Mẹ có thể lấy một vài lá húng chanh rửa sạch, giã dập hoặc vò nát. Sau đó trộn với 10ml nước sôi, để một lát cho dược chất tiết ra ngoài rồi gạn lấy nước cho trẻ uống.
Hoặc mẹ cũng có thể lấy 10 – 15 lá húng chanh và 4 quả quất xanh rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi thêm một lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy trong khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục ngày 2 lần cho đến khi hết ho.
Bài thuốc từ hoa hồng bạchCách làm: Rửa sạch cánh hoa hồng bạch, trộn với một lượng vừa đủ đường phèn và nước sạch, đem hấp cách thủy khoảng 15 phút. Cho trẻ uống 3 – 4 lần/ ngày, mỗi lần dùng 1 thìa.
Cách chữa sổ mũi cho bé bằng dân gian từ tía tôNếu trẻ chỉ sổ mũi, không ho đờm hay nôn trớ, mẹ có thể dụng 1 trong 2 cách sau, tùy thuộc theo độ tuổi của trẻ:
Nấu cháo gạo tẻ rồi thêm lá tía tô đã thái nhỏ vào và cho trẻ ăn (Dùng với trẻ lớn)
Giã nhỏ lá tía tô, ngâm với nước sôi một thời gian rồi gạn lấy nước cho trẻ uống khi còn ấm.
Bài thuốc trị sổ mũi từ hẹMẹ có thể sử dụng lá hẹ kết hợp với mật ong hoặc đường phèn để chữa sổ mũi, ngạt mũi cho trẻ nhỏ. Cách làm như sau:
Hẹ và đường phèn: Chọn khoảng 5 -10 lá hẹ, rửa sạch và thêm một chút đường phèn và hấp cách thủy trong khoảng 15 -20 phút rồi chắt lấy nước cho trẻ uống. Mỗi lần uống khoảng 2 – 3 thìa cà phê, ngày uống 2 lần.
Hẹ và mật ong: Thái nhỏ một nắm lá hẹ, một quả quất rồi thêm 1 thìa mật ong, đem hấp cách thủy cho chín. Cho trẻ uống 1 thìa cà phê khi còn ấm, chia thành nhiều lần.
Trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh bằng tỏiVới tỏi, mẹ có 2 cách để chế biến:
Cách 1: Lấy 4 -5 tép tỏi nguyên vỏ, gói vào giấy bạc rồi đem nướng trên lửa, lật qua lại nhiều lần cho đến khi ngửi thấy mùi thơm là được. Lấy tỏi đã nướng, bóc vỏ, nghiền nát rồi thêm 20ml nước đun sôi vào, khuấy đều, Gạn lấy nước cốt và cho bé uống 1 – 2 lần/ngày.
Cách 2: Đun sôi khoảng 250ml nước, sau đó đổ hỗn hợp 4 tép tỏi đã được băm nhuyễn hòa cùng 5ml nước ép hành và một chút muối. Gạn lấy nước cho trẻ uống 2 lần/ngày cho đến khi các triệu chứng sổ mũi, ngạt mũi của trẻ hết hẳn.
Cách chữa sổ mũi cho bé bằng dân gian từ gừngLấy một củ gừng giã nát và cho vào cùng một ít nước, đun sôi lên để pha nước tắm cho bé. Cho bé ngâm mình một lúc, nhất là phần lưng, ngực, rất hiệu nghiệm để trị ho, cảm, hắt hơi, sổ mũi.
Cách chữa sổ mũi cho bé bằng dân gian tại nhà có thực sự an toàn và hiệu quả?Trả lời cho câu hỏi này, Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Phương – Nguyên PGĐ bệnh viện YHCT Hà Đông cho biết: “Chữa sổ mũi bằng phương pháp dân gian thường khá an toàn và lành tính với cơ thể trẻ do sử dụng các nguyên liệu từ thảo dược tự nhiên có sẵn. Hơn nữa, hầu hết các mẹo chữa bệnh này đều đúc rút từ kinh nghiệm của cha ông nên tính hiệu quả cũng đã được thử nghiệm qua thời gian.
Tuy nhiên, dù an toàn và hiệu quả đến đâu thì các mẹo chữa bệnh này đều có những điểm hạn chế nhất định, nếu không kiểm soát được có thể khiến bệnh tình của bé trở nên trầm trọng hơn”.
Chia sẻ cụ thể hơn về những hạn chế của phương pháp dân gian, bác sĩ Phương cho biết:
Cơ thể trẻ nhỏ còn rất yếu ớt và nhạy cảm nên có thể bị dị ứng hoặc ngộ độc trong quá trình sử dụng các mẹo dân gian. Ví dụ như dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi vì có thể gây ngộ độc Botulism (một chất độc có thể tồn tại trong mật ong) rất nguy hiểm.
Các nguyên liệu sử dụng thường là tươi sống nên khó kiểm soát vệ sinh. Nếu không áp dụng các mẹo chữa đúng cách, các nguyên liệu và quy trình tiến hành không đảm bảo sạch sẽ có thế đưa thêm mầm bệnh vào cơ thể trẻ, làm trầm tình trạng bệnh của các bé trầm trọng hơn.
Hiệu quả của các mẹo chữa bệnh trên phụ thuộc vào cơ địa và tính trạng sức khỏe của mỗi bé. Tức là có bé áp dụng sẽ hết sổ mũi ngay, nhưng có trường hợp các phương pháp này hoàn toàn không có hiệu quả.
Các mẹo dân gian thường áp dụng một vài nguyên liệu với nhau, tuy nhiên dược tính không đủ mạnh. Các cách dân gian chỉ làm giảm triệu chứng sổ mũi chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn. Nhất là khi sổ mũi xuất phát từ các bệnh lý nghiêm trọng như viêm mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Khi đó cần có phương pháp y tế phù hợp hơn để giải quyết bệnh triệt để.
Bác sĩ Lê Phương nhấn mạnh: “Chữa sổ mũi cho các bé bằng mẹo dân gian có thể không gây rủi ro nghiêm trọng nhưng không phải là giải pháp hiệu quả đối với tình trạng sổ mũi nặng, nhất là khi căn nguyên là do các bệnh lý khác. Bố mẹ có thể áp dụng các mẹo dân gian để hỗ trợ điều trị sổ mũi cho con tại nhà nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ và thực hiện đúng quy trình”.
Gợi ý bài thuốc thảo dược chữa sổ mũi cho trẻ em vừa an toàn vừa hiệu quả caoTrong số các nguyên nhân gây sổ mũi ở trẻ nhỏ, nhiễm lạnh là nguyên nhân phổ biến nhất, sau đó là nhiễm trùng đường hô hấp, dị ứng… Đông y cho rằng, khi trẻ còn nhỏ, tạng phế chưa được hoàn thiện khiến trẻ dễ bị cảm lạnh, nhiễm phong hàn, tà khí khi thời tiết thay đổi. Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng phổ biến nhất là hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi… Nếu không được can thiệp sớm ở giai đoạn này, tạng phế sẽ bị hư tổn nghiêm trọng, kéo theo tỳ hư, thận hư, dẫn tới các biến chứng như viêm họng, viêm xoang, viêm tắc vòi tai, viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, chậm hấp thu, suy dinh dưỡng…
Việc điều trị hắt hơi sổ mũi cho trẻ quan trọng nhất là phát hiện chính xác căn nguyên gây bệnh, can thiệp sớm, đúng cách, vừa điều trị triệu chứng bên ngoài, vừa kết hợp bổ tạng phế bên trong để nâng cao sức đề kháng, tránh trường hợp tái phát nhiều lần.
Hiện nay, bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102 (đơn vị chuyên khoa thuộc CTCP bệnh viện Đa khoa YHCT Quân dân 102, tiền thân là Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam) là một trong số ít các cơ sở khám chữa không chỉ điều trị triệu chứng đơn thuần. Bệnh viện tuân thủ nghiêm chỉnh nguyên tắc điều trị chuẩn và ứng dụng hiệu quả trong điều trị sổ mũi, hắt hơi cho trẻ.
Bệnh viện đang áp dụng phương pháp điều trị ĐÔNG Y CÓ BIỆN CHỨNG, kết hợp Tây y trong điều trị YHCT. Theo đó, trẻ sẽ được tiến hành kiểm tra nội soi, siêu âm mũi, chụp X Quang và phân tích vi sinh dịch nước mũi (trong trường hợp nghi ngờ nhiễm khuẩn) để xác định nguyên nhân gây sổ mũi và đánh giá mức độ nặng của bệnh. Từ đó hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác, đưa ra phác đồ điều trị hợp lý, hiệu quả và an toàn cho trẻ nhỏ.
Phác đồ điều trị sổ mũi tại bệnh viện Quân dân 102 là sự kết hợp hơn 30 loại thảo dược, được điều chỉnh linh hoạt theo từng cơ địa, thể trạng, mức độ triệu chứng và mức độ tổn thương của tạng phế ở mỗi trẻ. Theo đó, liệu trình chữa sổ mũi Quân dân 102 dành cho trẻ nhỏ sẽ chia thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1 – Xử lý nhanh các triệu chứng bên ngoài
Các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, chảy dịch mũi, tắc mũi là nguyên nhân chính khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, biếng ăn, bỏ bú. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Nắm được điều này, ngay ở giai đoạn điều trị đầu tiên, các bác sĩ sẽ sử dụng một số thảo dược có tính công mạnh như tế tân, quế chi, kỷ tử , tân di, phòng phong… để giúp trẻ loại bỏ các triệu chứng này. Sau khoảng 7 – 15 ngày dùng thuốc, hầu như tình trạng sổ mũi sẽ không còn. Lúc này, cơ thể trẻ sẽ cơ bản hồi phục, tạo điều kiện hấp thu thuốc vào phủ tạng tốt hơn để điều trị căn nguyên bên trong.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, để giảm bớt tình trạng khó chịu ở trẻ do nước mũi chảy nhiều gây tắc mũi, khó thở, các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các kỹ thuật y tế cơ bản như hút dịch mũi, vệ sinh mũi… cho trẻ. Với những trường hợp bệnh nhi ở gần, cha mẹ có thể đưa trẻ đến bệnh viện để được tiến hành kỹ thuật. Với các trường hợp ở xa, các kỹ thuật viên tại bệnh viện sẽ hướng dẫn mẹ cách thực hiện hút mũi, vệ sinh mũi hằng ngày cho trẻ đúng kỹ thuật, an toàn, hiệu quả.
Giai đoạn 2 – Loại bỏ căn nguyên gây bệnh
Đông y cho rằng, căn nguyên chính gây sổ mũi ở trẻ là do phế hư, từ đó làm suy tổn vệ khí, khiến tỳ hư, thận yếu. Do đó, ở giai đoạn 2 của liệu trình chữa sổ mũi cho trẻ, bác sĩ sẽ sử dụng bài thuốc Tiêu xoang linh dược thang với nguyên tắc Bổ chính khu tà. Bài thuốc sử dụng phần lớn các dược liệu có vừa có tính công, vừa có tính bổ như thục địa, kỷ tử, xuyên khung, tang diệp… đi sâu vào tạng phế để phục hồi chức năng, khôi phục các hoạt động chuyển hóa, vận khí huyết bên trong. Khi phế ổn, vệ khí được khôi phục là lúc các nguyên nhân gây sổ mũi được loại bỏ hoàn toàn.
Giai đoạn 3 – Nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa tái phát bệnh
Ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện là nguyên nhân khiến trẻ liên tục gặp các vấn đề về sức khỏe, bao gồm hắt hơi, sổ mũi. Để hạn chế tình trạng này, ở giai đoạn cuối của liệu trình chữa sổ mũi Quân dân 102, bác sĩ sẽ sử dụng bài thuốc Tiêu xoang linh dược thang theo cơ chế bổ là chính. Với cơ chế này, bài thuốc sẽ được gia tăng các vị thuốc bổ như cúc hoa, bồ công anh, ý dĩ, đinh lăng, cam thảo… Các vị thuốc này chủ yếu đi vào tạng phế, giúp bổ phế và đi vào tạng tỳ giúp kích thích tiêu hóa, tăng cường hấp thu dinh dưỡng. Nhờ đó giúp cơ thể trẻ hoàn thiện hệ miễn dịch, tăng khả năng đề kháng và chống lại bệnh tật tốt hơn.
Một điều quan trọng khác khi mẹ lựa chọn liệu pháp chữa sổ mũi Quân dân 102 cho trẻ chính là dược liệu. Nếu việc sử dụng tân dược khiến trẻ gặp nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và khả năng phát triển bình thường, thì các bài thuốc thảo dược mang lại tính an toàn cao hơn.
Chưa kể, phác đồ điều trị sổ mũi cho trẻ của bệnh viện Quân dân 102 sử dụng 100% thuốc nam, được chính bệnh viện trồng và thu hái trong nước, đạt tiêu chuẩn GACP – WHO – tiêu chuẩn dược liệu sạch, không chứa chất độc hại, an toàn cho người sử dụng do Tổ chức Y tế Thế giới ban hành. Các thành phần dược liệu này trước khi đưa vào sử dụng còn được kiểm nghiệm độc tính an toàn tại Học viện Quân y. Do đó, mẹ không cần lo lắng bất cứ tác dụng phụ nào gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ khi sử dụng phác đồ chữa sổ mũi bệnh viện Quân dân 102.
Nhờ sự toàn diện của phác đồ điều trị sổ mũi bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102, trẻ không chỉ nhanh chóng cải thiện tình trạng hắt hơi, sổ mũi mà còn được hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch. Đây là yếu tố quan trọng để trẻ phát triển thể chất và trí tuệ toàn diện.
Hắt hơi, sổ mũi ở trẻ là tình trạng không hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu không được điều trị dứt điểm, đúng cách, tình trạng này sẽ liên tục dẫn tới những tổn hại nghiêm trọng về sức khỏe như viêm họng, viêm xoang mãn tính, viêm tai giữa, viêm phế quản – phổi. Đây là những bệnh lý nghiêm trọng, gây khó khăn trong việc điều trị và dễ dẫn tới những hệ lụy sức khỏe lâu dài cho trẻ. Do vậy, cha mẹ nên lựa chọn đúng các phương pháp điều trị hiệu quả nếu trẻ chẳng may đang bị sổ mũi.
[THAM KHẢO: Giải pháp điều trị viêm xoang an toàn, không tái phát tại bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102]
Để tìm hiểu chi tiết hơn về liệu trình chữa sổ mũi cho trẻ tại bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102, mẹ có thể liên hệ thông tin sau để được chuyên gia tư vấn miễn phí:
Hà Nội: Số 7 ngách 8/11 Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Số 179, đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM.
Hotline: 0888.598.102 – 0974.026.239
Bên cạnh đó, chuyên trang giới thiệu đến độc giả bài thuốc nam gia truyền hơn 150 năm của nhà thuốc Đỗ Minh Đường từng được giới thiệu trên sóng truyền hình chương trình “Khỏe thật đơn giản” – VTV2. Đây là công trình nghiên cứu độc quyền từ các thế hệ lương y dòng họ Đỗ Minh xuyên suốt hơn 1 thế kỷ.
[THAM KHẢO] Dv Hoa Thúy chia sẻ trên VTV2 về hiệu quả bài thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường
Đi đúng theo cơ chế điều trị bệnh của YHCT về chứng sổ mũi, ngạt mũi, bài thuốc thảo dược của dòng họ Đỗ Minh được tối ưu hoàn thiện với liệu trình tổng hòa gồm 3 loại thuốc nhỏ:
Thuốc đặc trị: Tiêu trừ độc tố, đào thải chất đờm giãi tích tụ trong hốc mũi giúp lưu thông đường thở, hỗ trợ giảm đau.
Cao tiêu viêm giải độc: Thanh nhiệt cơ thể, bồi bổ các tạng, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, cải thiện hệ miễn dịch để ngăn ngừa khả năng tái phát bệnh
Thuốc xịt mũi: Hỗ trợ làm lành niêm mạc, xoa dịu tổn thương, chống sưng viêm niêm mạc mũi.
Đặc biệt, khi tìm hiểu về bài thuốc thuốc này, chúng tôi nhận thấy bài thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường sở hữu ưu điểm ít có bài thuốc nào làm được. Hơn 30 loại thảo dược có mặt trong bài thuốc đều là các dược liệu hàng đầu trong điều trị bệnh tai mũi họng như cát cánh, đơn đỏ, bồ công anh, kim ngân cành,… được nghiên cứu kỹ lưỡng, gia giảm liều lượng hài hòa theo CÔNG THỨC VÀNG bí truyền của dòng họ Đỗ Minh. Đặc biệt hơn cả, những thảo dược này đều là dược liệu sạch từ chính vườn nhà Đỗ Minh Đường ươm trồng. Theo đó, nhiều năm trước, nhà thuốc đã chủ trương xây dựng tại Hòa Bình – Hưng Yên – Gia Lâm (Hà Nội) 3 vườn thảo dược lớn, nuôi dưỡng các vị thuốc nam cho bài thuốc.
Chính bởi điều này, hàng nghìn người bệnh mới có thể an tâm sử dụng bài thuốc nam chữa sổ mũi Đỗ Minh Đường. Bài thuốc lành tính, thích hợp điều trị cho trẻ nhỏ, thậm chí cả mẹ bầu, phụ nữ cho con bú, người cao tuổi hay những người có cơ địa nhạy cảm vẫn có thể sử dụng mà không cần lo lắng về tác dụng phụ.
Để hỗ trợ bố mẹ trong quá trình chữa trị sổ mũi cho bé, nhà thuốc đã điều chế thuốc sẵn thành các chế phẩm viên hoàn, dung dịch xịt và cao thuốc tiện lợi. Tùy thuốc vào tình trạng và cơ địa của con trẻ, khi thăm khám, lương y sẽ gia giảm liều lượng và đưa ra phác đồ cụ thể. Bài thuốc nam Đỗ Minh Đường nhận được nhiều phản hồi từ phụ huynh là dễ sử dụng, không gây kích ứng hay nôn trớ cho bé, mùi thuốc thơm dễ uống nên bố mẹ không cần lo lắng.
Để được chuyên gia tư vấn chính xác liệu trình cho con bạn, đừng ngần ngại liên hệ đến chuyên gia tai mũi họng của Đỗ Minh Đường, hoặc đến trực tiếp địa chỉ nhà thuốc số 37A, ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, HN/ Số 100 đường Nguyễn Văn Thương, P.25, Q. Bình Thạnh, HCM.
Như vậy rất nhiều cách chữa sổ mũi cho bé bằng bằng dân gian mẹ có thể áp dụng ngay tại nhà. Hầu hết các phương pháp này đều có những hiệu quả nhất định với trẻ nhỏ khi bị viêm mũi, sổ mũi, ngạt mũi. Trong quá trình điều trị nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường, mẹ nên đưa trẻ đến ngay các trung tâm y tế, bệnh viện gần nhất để được xử lý kịp thời.
10 Cách Chữa Sổ Mũi Cho Bé Bằng Dân Gian Nhanh Khỏi
Ngoài thuốc tây, các mẹo trị sổ mũi cho bé bằng phương pháp dân gian cũng được nhiều mẹ lựa chọn để khắc phục bệnh cho con.
Top 10 cách chữa sổ mũi cho bé bằng dân gian 1. Mẹo trị sổ mũi cho bé từ lá hẹTheo y học cổ truyền, lá hẹ có tính ấm, vị chua và cay nhẹ có tác dụng tiêu đờm, thanh nhiệt, giải độc. Đặc biệt, thành phần kháng sinh được tìm thấy trong thảo dược này giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn, virus gây viêm mũi họng, cảm cúm, qua đó làm giảm triệu chứng sổ mũi ở trẻ em.
Các mẹ có thể kết hợp lá hẹ với mật ong hay các nguyên liệu khác để trị sổ mũi cho bé thay vì sử dụng thuốc tây.
Dùng 100g lá hẹ tươi đem rửa sạch, cắt khúc ngắn cỡ 2cm. Cho lá hẹ vào một cái tô sành và đổ thêm một lượng mật ong nguyên chất vào sao cho ngập mặt lá hẹ. Bỏ hỗn hợp vào nồi nước đang sôi mạnh hấp cách thủy khoảng 30 phút là được.
Lúc này, lá hẹ đã chín nhừ và tiết ra nhiều nước. Mẹ chắt nước cho bé dùng 2 – 3 thìa một lần x 3 lần trong ngày. Trẻ lớn hơn có thể khuyến khích bé ăn cả lá hẹ để nhanh có kết quả hơn.
Cách 2: Kết hợp lá hẹ với chanh và nghệ tươi
Khi thực hiện, mẹ cần chuẩn bị sẵn 10g lá hẹ, 1 quả chanh tươi cùng với 20g củ nghệ. Chanh tươi thái thành nhiều lát mỏng, hẹ cắt khúc ngắn, nghệ đem nướng chín, cạo vỏ rồi giã nát. Cho tất cả các nguyên liệu đã sơ chế vào trong một cái chén sạch, thêm vào 4 muỗng nước lọc, bỏ vào nồi hấp cách thủy 15 – 20 phút.
Để trị sổ mũi cho bé, mẹ lấy thìa cà phê chắt lấy 2 muỗng nước cho bé uống. Đều đặn sử dụng thuốc mỗi ngày sau các bữa ăn chính khoảng 15 phút. Tùy theo tình trạng bệnh của bé mà sau khoảng 5 – 7 ngày tình trạng sổ mũi có thể dứt hẳn.
2. Bài thuốc dân gian trị sổ mũi cho trẻ từ tỏiTrong số những cách chữa sổ mũi cho bé bằng dân gian thì tỏi rất được ưa chuộng. Loại gia vị này có tác dụng tích cực trong việc trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang, ho, viêm họng hay sổ mũi nhờ chứa hàm lượng cao chất allicin. Đây là hoạt chất kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn, giảm viêm, bảo vệ niêm mạc đường hô hấp của trẻ trước sự tấn công của virus, vi khuẩn gây bệnh.
Ngoài ra , sử dụng tỏi còn giúp cải thiện hệ miễn dịch, ngăn ngừa cảm cúm, cảm lạnh cho bé. Thực hiện bài thuốc trị sổ mũi cho bé từ tỏi như sau:
Giã nát tỏi rồi cho vào một cái lọ thủy tinh. Đổ ngập nước sôi vào bình, chờ khoảng 3 phút rồi cho trẻ ngửi hơi nước bốc lên thông qua một cái phễu.
Ép cà chua lấy 1 cốc nước, cho vào nồi đun sôi. Sau đó thêm vào 1 thìa cà phê tỏi bằm + 1 thìa cà phê nước cốt chanh và một ít muối ăn. Đảo đều cho hỗn hợp sôi trở lại khoảng 3 phút.
Đổ nước ra một cái ly, chờ cho còn hơi âm ấm chia 2 lần cho bé uống hết trong ngày. Bài thuốc dân gian này có tác dụng trị sổ mũi, kích thích tái tạo niêm mạc và lớp màng nhầy bảo vệ trong khoang mũi của bé.
3. Mẹo dân gian trị sổ mũi cho trẻ từ lá tía tôTrong Đông y, lá tía tô là một loại dược liệu có vị cây, tính ấm, quy vào các kinh Tâm, Tỳ, Phế. Vị thuốc này có tác dụng ngăn ngừa cảm mạo, phòng chống hen suyễn, trị ho khan, ho có đờm, nghẹt mũi, sổ mũi, giảm nôn trớ ở người lớn và cả trẻ em.
Mẹ dùng toàn thân cây tía tô nấu với 1 lít nước. Sau đó đổ nước ra tô rồi cho bé lại gần để xông. Hơi nước sẽ mang theo các hoạt chất kháng viêm, chống khuẩn có trong lá tía tô đi vào xoang mũi và đường hô hấp giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, giảm sưng viêm ở đường thở và khắc phục tình trạng xổ mũi của bé. Áp dụng 2 ngày 1 lần cho đến khi trẻ hết sổ mũi.
Cách 2: Kết hợp lá hẹ, hoa đu đủ đực và hoa khế
Ngoài bài thuốc trên, mẹ có thể dùng lá hẹ kết hợp với hoa khế và hoa đu đủ đực lượng bằng nhau để đẩy nhanh hiệu quả của thuốc. Đem cả 3 nguyên liệu đã chuẩn bị hấp chung với đường phèn ít nhất 15 phút. Nhấc chén thuốc ra, để nguội bớt.
Dùng thìa dằm nát các nguyên liệu có trong chén thuốc, cho bé ăn mỗi lần 1 thìa cà phê x 3 lần/ngày. Dùng liền sau vài ngày sẽ thấy kết quả.
XEM THÊM: DỨT ĐIỂM sổ mũi, viêm mũi dị ứng KHÔNG TÁI PHÁT với cách chữa thảo dược
4. Cách dân gian trị sổ mũi cho bé bằng gừngNgoài tác dụng giữ ấm cơ thể, gừng còn giúp giảm đau, kích thích lưu thông máu, giảm viêm nhiễm ở mũi xoang, qua đó khắc phục chứng sổ mũi khó chịu cho bé.
Cách 1: Tắm hoặc ngâm chân với nước gừng
Thêm một chút nước cốt gừng vào trong nước tắm của bé. Hoặc mẹ cũng có thể nấu nước gừng cho trẻ ngâm chân mỗi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp bé bớt sổ mũi và ngủ ngon hơn vào ban đêm.
Đây cũng là mẹo trị sổ mũi cho bé không dùng thuốc được nhiều mẹ áp dụng. Mẹ hãy lấy một nhánh gừng giã nát, đem nấu với 200ml nước trong 5 phút. Để nguội bớt, cho bé uống nước gừng khi còn ấm mỗi ngày từ 2 – 3 lần sau khi ăn khoảng 30 phút.
5. Massage, bấm huyệt chữa sổ mũi cho béTiếp theo, một cách chữa sổ mũi cho bé bằng dân gian an toàn mẹ có thể áp dụng để chữa bệnh cho bé tại nhà đó chính là massage, bấm huyệt. Mẹo này khá đơn giản nhưng không phải ai cũng biết thực hiện đúng cách để cho hiệu quả cao.
Với động tác massage, mẹ hãy kẹp ngón trỏ và ngón cái vào hai bên sống mũi của bé. Sau đó vuốt nhẹ nhàng theo chiều từ dưới lên tới hai chân mày. Thực hiện khoảng 5 – 10 phút sẽ giúp làm nóng các xoang mũi, tăng cường đưa máu cùng dưỡng chất đến khu vực bị tổn thương và giúp mũi thông thoáng, dễ thở hơn. Nhờ vậy tình trạng sổ mũi cũng thuyên giảm dần.
Bên cạnh động tác massage, có thể kết hợp day ấn huyệt nghinh hương để bé nhanh khỏi bệnh. Theo y học cổ truyền, tác động vào huyệt nghinh hương sẽ giúp thông khiếu, trừ phong nhiệt, giảm phù mặt, chữa liệt dây thần kinh số 7 và hỗ trợ điều trị các bệnh ở mũi mặt, bao gồm cả bệnh sổ mũi ở trẻ sơ sinh và trẻ em.
Phương pháp bấm huyệt trị sổ mũi cho bé như sau:
Đầu tiên, cần xác định chính xác vị trí của huyệt nghinh hương. Huyệt này nằm trên rãnh mũi má và cách cánh mũi cỡ 0,8cm. Mỗi bên cánh mũi có một huyệt nằm đối xứng.
Tiếp theo mẹ dùng ngón tay trỏ hoặc ngón cái bấm vào cả hai huyệt. Giữ ngón tay tạo thành một đường thẳng góc so với mặt. Day ấn nhẹ vài phút để huyệt nghinh hương nóng lên.
Cuối cùng thoa một ít dầu nóng vào huyệt ở cả 2 bên
Lặp lại 3 – 4 lần trong ngày, mỗi lần bấm khoảng 3 phút
6. Uống nhiều nước ấm – cách trị sổ mũi cho bé không dùng thuốc đơn giảnKhi bị sổ mũi, trẻ có khuynh hướng bị mất nhiều nước hơn và hay bị nôn trớ nên cần phải uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm. Theo một cuộc nghiên cứu được các nhà khoa học đăng tải trên tạp chí Rhology vào năm 2009, uống nhiều nước ấm có thể giúp cải thiện các triệu chứng cảm lạnh, làm loãng dịch nhầy, giảm nghẹt mũi, sỗ mũi, đồng thời hỗ trợ cơ thể tống khứ bớt vi khuẩn, virus và đàm nhớt ra khỏi đường thở.
Trẻ có thể bắt đầu uống được nước khi chuyển qua ăn các chất rắn. Mẹ có thể cho bé uống nước ấm sau mỗi một tiếng. Mỗi lần uống 2 – 3 muỗng hoặc nhiều hơn tùy vào độ tuổi của bé.
7. Trị sổ mũi cho bé bằng phương pháp dân gian từ chanh và mật ongChanh bổ sung cho cơ thể hàm lượng vitamin C cao cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất có tác dụng cải thiện sức đề kháng của cơ thể, ngăn ngừa nhiễm trùng xoang mũi – nguyên nhân chính gây sổ mũi ở trẻ. Cùng với đó, mật ong được kết hợp chung với mật ong sẽ giúp làm tăng công dụng kháng khuẩn, bổ sung nhiều năng lượng cho bé bớt mệt mỏi trong những ngày bị bệnh.
Cách sử dụng:
Mẹ lấy 1/2 quả chanh vắt lấy nước cốt, đem pha với 100ml nước ấm và 2 thìa mật ong. Cho bé uống hỗn hợp này 3 lần mỗi ngày.
8. Dùng bài thuốc từ hoa hồng trắngBài thuốc dân gian trị sổ mũi cho trẻ từ hoa hồng trắng cũng được nhiều mẹ tin dùng. Loại hoa này giàu vitamin A, B, C, K và có tính ấm giúp hoạt huyết, tiêu thũng, giảm viêm, chống ho, bổ phế, ngăn ngừa cảm lạnh và cải thiện tình trạng sổ mũi bằng cách làm loãng đàm nhầy, giải phóng tình trạng ách tắc trong mũi. Sử dụng bài thuốc từ hoa hồng bạch sẽ giúp bé dễ thở và bớt quấy khóc.
Cách 1: Hoa hồng trắng chưng đường phèn
Dùng 15g cánh hoa hồng trắng cho vào chén sứ, rải lên trên mặt một muỗng đường phèn rồi đem chưng hấp cách thủy. Chia ra cho bé uống mỗi ngày 3 lần.
Cách 2: Hoa hồng trắng kết hợp với quất và đường phèn
Các bước thực hiện cũng tương tự như trên như khi hấp, bạn cho thêm vào chén 1 quả quất xanh ( cắt làm đôi). Quất cũng là một nguyên liệu tự nhiên có đặc tính sát khuẩn khá tốt nên sẽ làm tăng công hiệu của bài thuốc.
9. Tần dày lá trị sổ mũi cho béNhắc đến cách chữa sổ mũi cho bé bằng dân gian hiệu quả thì phải kể đến bài thuốc trị bệnh từ cây tần dày lá. Thảo dược này còn được biết đến với tên gọi phổ biến hơn là cây húng chanh. Trong thành phần của cây chứa nhiều tinh dầu giúp sát khuẩn, tiêu thũng, hạ sốt, giảm ho, tiêu đờm, trị sổ mũi, cảm cúm, cảm lạnh cho bé an toàn.
Cách 1: Dùng cây tần dày lá nguyên chất
Giã nát 20g lá tần dày rồi quậy chung với một ít nước ấm. Chắt nước cốt cho bé uống ngày 2 lần.
Cách 2: Trị sổ mũi cho bé bằng lá cây tần dày và đường phèn
Dùng cây tần dày lá và đường phèn mỗi vị 20g. Đem hấp cách thủy chắt nước chia làm 3 – 4 lần cho bé dùng hết trong ngày. Phần bã cho bé ngậm trong miệng và mút nước chảy ra.
10. Mẹo trị sổ mũi cho bé bằng lá húng quếToàn thân cây húng quế chứa nhiều tinh dầu bao gồm các chất như linalol, cineol hay estragol methy. Một số bằng chứng cho thấy những chất này có tác dụng chống lại vi khuẩn gây bệnh. Chính vì vậy mà chiết xuất từ cây húng quế được sử dụng trong sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng. Dân gian cũng sử dụng loại rau thơm này để làm thuốc chữa sổ mũi cho bé tại nhà nhằm đảm bảo an toàn cho cơ thể non nớt của trẻ.
Cách sử dụng:
Mẹ lấy 1/2 củ tỏi đem nướng chín, bỏ vỏ rồi giã nát chung với 15 lá húng quế. Thêm vào hỗn hợp 4 thìa cà phê nước sôi, khuấy đều cho các chất tan hết trong nước. Vắt nước cốt cho bé uống 2 lần trong ngày liên tục 1 tuần liền.
Chăm sóc tại nhà đúng cách khi trẻ bị sổ mũi
Vệ sinh mũi họng hàng ngày cho bé. Sử dụng nước muối sinh lý xịt rửa mũi cho bé mỗi ngày 4 – 5 lần. Trẻ lớn hơn có thể tập cho bé súc họng với nước muối pha loãng để ngăn ngừa kích ứng cổ họng khi nước mũi chảy ngược ra phía sau.
Sử dụng dụng cụ hút mũi nếu nước mũi chảy quá nhiều và bé có biểu hiện khó thở. Khi hút mũi mẹ nên nhẹ nhàng, tránh hút quá nhiều hoặc quá mạnh khiến niêm mạc mũi của bé bị tổn thương nhiều hơn.
Đảm bảo bé mặc đủ ấm khi trời lạnh. Mẹ có thể thoa dầu nóng vào lòng bàn mà mang tất vào cho bé sẽ giúp giữ ấm cơ thể suốt đêm và ngăn ngừa sổ mũi, nghẹt mũi.
Khi bé ngủ, nên kê một chiếc gối cao ở phần vai và đầu để ngăn không cho nước mũi chảy ngược vào trong khiến bé bị ngạt mũi, khó thở.
Trẻ còn bú mẹ nên tăng lượng cữ bú trong ngày để bé được cung cấp đủ nước. Đối với những bé đã biết ăn thì hãy bổ sung thêm nhiều rau xanh, hoa quả tươi, nước ép trái cây vào bữa ăn để cải thiện sức đề kháng cho bé, giúp mau hết sổ mũi hơn.
Trẻ bị sổ mũi khi nào cần đi khám bác sĩ?Những bài thuốc dân gian trị sổ mũi cho trẻ ở trên có thể không cho hiệu quả như ý. Theo bác sĩ Lê Phương, nguyên PGĐ Bệnh viện YHCT Hà Đông:
“Hiệu quả của các bài thuốc dân gian còn phụ thuộc nhiều vào cơ địa của trẻ. Nếu cơ địa của trẻ hấp thụ kém thì bài thuốc không cho hiệu quả tốt. Trong quá trình áp dụng, bé vẫn tiếp tục bị chảy nước mũi nhiều hơn, mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ. Bởi chảy nước mũi chính là dấu hiệu của viêm mũi do virus, viêm mũi dị ứng hoặc nặng hơn là viêm xoang”.
Bé bị sổ mũi nhiều và có biểu hiện nóng sốt kéo dài trên 2 ngày
Bé quấy khóc không ngừng, nôn ói nhiều, ít ngủ
Khó thở, thở khò khè
Nghi ngờ vướng dị tật trong mũi
Trẻ có biểu hiện mất nước như số lần đi tiểu giảm, lượng nước tiểu ít, môi khô, mắt trũng, số lần thay tã ít, da nhợt nhạt…
Bé có biểu hiện bị đau tai, đau đầu
Sổ mũi kèm ho dai dẳng
Dịch mũi đặc, màu trắng đục, xanh lá cây hay màu vàng
Bé biếng ăn, bỏ bú hoặc không chịu ăn uống bất cứ thứ gì
Bác sĩ Lê Phương khuyến cáo: nếu bé có các triệu chứng sau nên đưa con tới bệnh viện ngay:
Các bài thuốc dân gian chủ yếu sử dụng 1-2 thảo dược nên không có tính đặc trị, chỉ giúp thuyên giảm triệu chứng. Để chữa bệnh cho trẻ hiệu quả và an toàn, cha mẹ có thể tham khảo bài thuốc đông y. Đông y kết hợp nhiều thảo dược trong một bài thuốc nên cho hiệu quả triệt để, trị bệnh tận gốc và có độ an toàn, lành tính cao hơn thuốc dân gian”.
Bác sĩ Lê Phương cho biết thêm: “Đây đều là những biểu hiện cho thấy bé không chỉ bị sổ mũi thông thường mà còn mắc bệnh lý nghiêm trọng hơn ở đường hô hấp. Lúc này, nếu áp dụng cách chữa sổ mũi cho bé bằng dân gian thì sẽ không thể kiểm soát được bệnh cho trẻ, thậm chí đẩy bé vào tình huống nguy hiểm.
Cha mẹ có thể tham khảo bài thuốc Tiêu xoang linh dược thang của Trung tâm Đông y Việt Nam. Đây là bài thuốc được nghiên cứu bài bản bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm. Bài thuốc không chỉ điều trị hiệu quả các bệnh lý gây sổ mũi cho trẻ mà còn có khả năng tăng cường sức đề kháng và bảo vệ hệ hô hấp của trẻ.
XEM THÊM: ĐÁNH BAY sổ mũi, viêm mũi dị ứng bằng bài thuốc thảo dược an toàn
Kháng virus, diệt khuẩn, tiêu viêm, tiêu mủ, đẩy lùi các chứng ngạt mũi, chảy dịch
Thanh nhiệt, giải độc cơ thể, bồi dưỡng khí huyết, tăng cường sức đề kháng
Thành phần của bài thuốc gồm gần 30 thảo dược quý như trần bì, bạch chỉ, xuyên khung, hoắc hương, bạc hà, phòng phong, hoàng cầm, khương hoạt, cát căn, khổ sâm, bồ công anh… Các thảo dược này có công dụng rất đa dạng:
11+ Cách Chữa Sổ Mũi Cho Bé Bằng Dân Gian Cho Hiệu Quả Cực Nhanh
Có nhiều cách chữa trị sổ mũi cho trẻ như mua thuốc cho trẻ uống, sử dụng xịt mũi để điều trị sổ mũi… Tuy nhiên, cách chữa sổ mũi cho bé bằng dân gian vẫn thường được các phụ huynh ưu tiên sử dụng vì cách thực hiện đơn giản, nguyên liệu dễ tìm, tiết kiệm và đặc biệt là an toàn cho sức khỏe.
Cách chữa sổ mũi cho trẻ bằng tỏiTrong tỏi có thành phần allicin, scordinin , vitamin C và các khoáng chất như canxi, magie,… có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, tăng cường đề kháng, hạn chế sự phát triển của các tế bào gây hại cho niêm mạc mũi.
Trong Đông Y, tỏi được sử dụng như vị thuốc làm ấm cơ thể, tăng cường chuyển hóa, giải độc và sát trùng. Tỏi hiệu quả trong việc chữa trị viêm xoang, viêm mũi gây nên triệu chứng chảy nhiều nước mũi.
Những bài thuốc an toàn từ tỏi chữa trị sổ mũi cho bé là:
Dầu tỏi Nước tỏi
Bài thuốc từ hẹ trị sổ mũi cho trẻLá hẹ trong Đông Y có tính ấm, vị chua, cay nhẹ. Tác dụng chính của lá hẹ là thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm. Đặc biệt, trong hẹ có chứa thành phần kháng sinh giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây cảm cúm, viêm họng mà triệu chứng điển hình là sổ mũi.
Bài thuốc từ lá hẹ và mật ong Bài thuốc từ lá hẹ, nghệ tươi và chanh Bài thuốc từ lá hẹ, hoa đu đủ đực và hoa khế
Trị sổ mũi cho bé bằng gừngGừng là sinh khương, có tác dụng giữ ấm cơ thể, giảm đau, kích thích lưu thông máu. Trong việc điều trị chứng sổ mũi, gừng đóng vai trò giảm viêm nhiễm ở vùng hỗ mũi, ngăn chặn việc chảy quá nhiều dịch mũi ra ngoài.
Nước gừng trị sổ mũi hiệu quả Trị sổ mũi bằng cách tắm nước gừng
Cách thực hiện: Hòa nước ấm cho bé tắm, cho thêm ít nước cốt gừng vào nước tắm. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho trẻ ngâm chân bằng nước gừng. Điều này không những giúp cho trẻ hết ngay chứng sổ mũi mà còn khiến trẻ ngủ ngon.
Bài thuốc dân gian trị sổ mũi cho bé từ lá tía tôLá tía tô là một bài thuốc dân gian chữa trị cảm cúm, cảm lạnh bởi vị cay, tính ấm. Lá có tác dụng giảm các triệu chứng sổ mũi, ngạt mũi, ho, giảm nôn trớ ở trẻ em.
Bài thuốc từ chanh và mật ongMật ong có tính kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt, có thể ngăn chặn sự sinh sôi nảy nở của vi khuẩn trong khoang mũi gây ra tình trạng sổ mũi. Bên cạnh đó, chanh có tính chống oxy hóa, vitamin C trong chanh giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi các niêm mạc mũi. Hai nguyên liệu này kết hợp với nhau là một trong những cách chữa sổ mũi cho bé bằng dân gian hiệu quả nhất.
Bài thuốc từ lá húng quế trị sổ mũi cho béHúng quế chứa các hoạt chất linalol, cineol hay estragol methy. Những hoạt chất này có tác dụng chống lại vi khuẩn gây bệnh. Sử dụng húng quế để chữa trị sổ mũi cho bé nhằm ngăn chặn vi khuẩn – nguyên nhân làm mũi tiết nhiều dịch nhầy.
Bài thuốc từ hoa hồng trắngHoa hồng trắng giàu vitamin A,B,C,K và có tính ấm giúp lưu thông máu, giảm viêm, tiêu thũng, chống ho, chữa trị nghẹt mũi và cải thiện tình trạng sổ mũi bằng cách làm loãng đờm nhầy.
Bài thuốc từ hoa ngũ sắcHoa ngũ sắc là một cây mọc hoang được dân gian gọi là cây cứt lợn, cây cỏ hôi, cây ngũ vị. Trong hoa ngũ sắc có các hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, chống phù nề, những triệu chứng do bệnh viêm mũi dị ứng gây ra sổ mũi ở trẻ em.
Dùng cây húng chanh trị sổ mũi cho trẻHúng chanh còn có tên gọi khác là cây cần dày có công dụng tốt trong chữa trị cảm cúm với các triệu chứng như sổ mũi, sốt cao, ho hen, viêm phế quản an toàn nhờ có vị the cay, tính ấm, hơi chua, không độc. Sử dụng húng chanh chữa sổ mũi cho trẻ cũng được nhiều mẹ áp dụng.
Massage, bấm huyệt chữa sổ mũi cho béNhiều nghiên cứu cho thấy việc massage và bấm huyệt cho bé cũng làm tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi, khó thở giảm đáng kể.
Cách thực hiện: Dùng ngón trỏ bấm vào huyệt nghinh dương ở 2 cánh mũi của bé, day day huyệt này từ 3-4 phút. Hoặc dùng 2 ngón trỏ vuốt nhẹ 2 bên sống mũi của trẻ. Thực hiện đều đặn sẽ khiến trẻ không còn sổ mũi và nghẹt mũi nữa.
Cho trẻ uống nhiều nước ấm Những lưu ý khi chữa sổ mũi cho bé bằng dân gianCách chữa sổ mũi cho bé bằng dân gian tuy an toàn, dễ thực hiện, tuy nhiên hiệu quả còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và cơ địa của từng trẻ. Vì vậy, trong quá trình áp dụng, phụ huynh cũng cần đặc biệt lưu ý đến một số vấn đề sau đây:
Nếu bé còn bú mẹ hãy tăng cường việc cho bé trẻ bú sữa, giúp trẻ bổ sung thêm đề kháng chống lại virus và vi khuẩn.
Việc uống các loại thảo dược có thể sẽ làm cho bé bị đau bụng bởi hệ tiêu hóa của trẻ em vẫn còn yếu. Không sử dụng phương pháp uống thảo dược đối với trẻ sơ sinh.
Nên kết hợp việc chữa trị với chế độ dinh dưỡng cân bằng, giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ cho trẻ.
Bài thuốc từ dân gian chỉ nên áp dụng khi các triệu chứng còn nhẹ và giới hạn trong vòng 1 tuần. Nếu sau 7 ngày mà thấy tình trạng của trẻ vẫn không hề thuyên giảm hoặc thậm chí gây ra những phản ứng không mong muốn, cần dừng ngay việc điều trị bằng bài thuốc đó và đưa bé đến bác sĩ.
Thông tin hữu ích cho bạn:
5 Cách Chữa Sổ Mũi Cho Bé Bằng Dân Gian Không Cần Dùng Thuốc
5 Cách chữa sổ mũi cho bé bằng dân gian không cần dùng thuốc 1. Day huyệt nghinh hương cho bé
Huyệt nghinh hương nằm bên cạnh cánh mũi, trên rãnh mũi má, cách cánh mũi khoảng nửa thốn (tương đương 0,8cm). Trong Đông y, huyệt nghinh hương có tác dụng thông khiếu, thanh khí hỏa, tán phong nhiệt, trị các bệnh các bệnh về mũi, mặt ngứa, mặt phù, liệt mặt (liệt dây thần kinh số 7)…
– Theo bác sĩ Bệnh viện Châm cứu Trung ương, massage mũi là bí quyết giúp trẻ mau hết sổ mũi, nghẹt mũi. Nếu trẻ bị nghẹt mũi trái hãy để trẻ nằm nghiêng về phía bên phải và ngược lại. Dùng ngón trỏ bấm vào huyệt nghinh hương ở hai bên cánh mũi, day day vài phút, ngày 3 – 4 lần sẽ thấy hiệu quả.
– Ngoài ra, khi trẻ bị nghẹt mũi, khó thở, mẹ cũng có thể dùng ngón cái và ngón trỏ hoặc hai ngón trỏ vuốt nhẹ nhàng lên sát 2 bên sống mũi. Thực hiện như vậy nhiều lần trong ngày sẽ giúp con có thể thở dễ dàng.
Khi bé vừa có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, mẹ nên xoa ngay dầu tràm – khuynh diệp vào lòng bàn chân cho con. Mỗi tối, mẹ thoa chút dầu vào lòng bàn chân rồi dùng ngón tay day nhẹ nhàng chừng một phút mỗi bên, sau đó đeo tất (vớ) vào cho con để giữ ấm. Cách này tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả, nhất là với trẻ sơ sinh.
– Tinh dầu tràm – khuynh diệp Ích Nhi được các nữ hộ sinh tin dùng cho sản phụ và trẻ sơ sinh vì tác dụng làm ấm do kích thích giãn mạch nhưng không gây bỏng rát da trẻ như menthol. Sản phẩm là hỗn hợp của 2 loại tinh dầu thiên nhiên, tinh dầu tràm và tinh dầu khuynh diệp, trải qua quá trình kiểm nghiệm, chiết xuất và pha chế nghiêm ngặt nên giữ được mùi thơm và đảm bảo độ an toàn cao.
– Việc kết hợp tinh dầu tràm và tinh dầu khuynh diệp giúp gia tăng tác dụng phòng và điều trị cảm lạnh, ho, sổ mũi do lạnh, do thời tiết, nhiệt độ thay đổi ở trẻ. Đây cũng là một trong những mẹo trị sổ mũi an toàn cho trẻ sơ sinh.
3. Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý– Nhỏ mũi để làm mềm gỉ mũi cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý 0.9% (có bán tại các nhà thuốc).
– Sau khi gỉ mũi được làm mềm, mẹ hãy lấy bông y tế hoặc tăm bông sạch tẩm sẵn nước muối sinh lý và làm sạch hai bên mũi cho bé.
– Bước 1: Chuẩn bị bình rửa mũi đã được rửa sạch, sát khuẩn và nước muối sinh lý.
– Bước 2: Đặt đầu trẻ đúng tư thế. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặt bé nằm nghiêng, một bên má áp trên khăn sạch, khô, mềm để thấm dịch rửa. Mẹ giữ đầu bé, tránh bé cử động sai tư thế gây sặc dịch rửa.
Trẻ 3 tuổi trở lên bé có thể tự đứng và cúi đầu. Hướng dẫn trẻ thở bằng miệng để tránh sặc nước.
Nếu dịch mũi của bé còn lỏng thì mẹ có thể rửa ngay, còn nếu dịch mũi bé đặc, đóng gỉ thì nên nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý để làm mềm. Mẹ có thể mát-xa mũi nhẹ nhàng để gỉ và vảy bong ra dễ và nhanh hơn.
– Bước 3: Xịt nước muối vào một bên lỗ mũi trên, nước muối sẽ theo lỗ thông mũi, đẩy dịch nhày mũi sang lỗ mũi dưới và ra khăn thấm.
– Bước 4: Dùng khăn khô mềm, sạch lau mũi, rửa mặt cho bé.
4. Dùng máy tạo hơi ẩm trong phòng lạnhNằm trong phòng điều hòa với nhiệt độ thấp có thể khiến bé cảm lạnh, hắt hơi, sổ mũi. Không khí quá khô trong phòng máy lạnh cũng có thể khiến bé đau họng, khô hốc mũi, nghẹt mũi… Để khắc phục các vấn đề này, bạn có thể sử dụng máy cân bằng độ ẩm trong phòng.
Khi con chớm có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, mẹ có thể cho bé dùng ngay các bài thuốc dân gian an toàn với quất, húng chanh, đường phèn, gừng, cát cánh…
Xay nhuyễn húng chanh và quất, cho hỗn hợp vào chén, thêm chút đường phèn rồi hấp cách thủy. Gạn lấy nước, cho bé uống 1-2 lần mỗi ngày cho đến khi khỏi bệnh.
Lấy vài lá húng chanh rửa sạch, giã nhỏ cùng một ít đường phèn rồi hấp vào nồi cơm hay hấp cách thuỷ. Gạn lấy phần nước, cho bé uống 2 – 3 lần trong ngày.
Quả quất bổ đôi, tách hạt rồi cho vào chén cùng đường phèn. Mẹ có thể hấp trong nồi cơm (ngay khi cơm cạn nước) hoặc cho vào chưng cách thủy. Sau khi hấp chín, lấy nước cho trẻ uống.
Bởi vậy, bác sĩ khuyên, nếu có thời gian, các mẹ có thể tự làm thuốc từ các thảo dược để chữa cho con nhưng cần đảm bảo nguyên liệu sạch. Nếu không, bạn nên mua các sản phẩm của các công ty có uy tín, được sản xuất từ các vùng trồng sạch đạt tiêu chuẩn. Một trong các sản phẩm chất lượng, hiệu quả đó là Siro ho cảm Ích Nhi.
Thông tin về sản phẩm siro ho cảm Ích NhiCũng với các thành phần thiên nhiên có trong các bài thuốc quen thuộc như Húng Chanh, Quất, và Mật Ong… Siro Ho Cảm Ích Nhi trị ho, sổ mũi hiệu quả cho bé. Mật ong sử dụng trong Siro Ho Ích Nhi 100% đã được loại tạp theo một quy trình xử lý đặc biệt để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ sơ sinh.
Kế thừa bài thuốc dân gian chữa ho-cảm hiệu nghiệm hàng ngàn năm, với thành phần hoàn toàn từ các dược liệu Việt đạt tiêu chuẩn GACP-WHO (Thực hành tốt trồng trọt và thu hái Dược liệu sạch của Tổ chức Y tế thế giới), Ích Nhi an toàn với cả trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và cho con bú.
Theo: Ds. Hương Giang
Cách Chữa Sổ Mũi Cho Bé Bằng Dân Gian, Giải Pháp Nào Hiệu Quả?
1/ Cách chữa sổ mũi cho bé bằng dân gian tại nhà
Các cách chữa sổ mũi cho bé bằng dân gian tại nhà được coi là giải pháp tuyệt vời giúp mẹ phần nào hạn chế được dung lượng thuốc Tây, thuốc kháng sinh nạp vào cơ thể của bé. Do đó, khi thấy bé gặp phải tình trạng sổ mũi, mẹ có thể áp dụng một số phương pháp trị sổ mũi cho bé theo dân gian sau đây:
Cách 1: Mẹo dân gian chữa sổ mũi cho bé với lá hẹTheo Đông y, lá hẹ có khả năng tiêu đờm, thanh nhiệt và giải nhiệt. Đồng thời, nó còn chứa các chất kháng sinh tự nhiên nên thường được sử dụng để chữa cảm cúm, viêm mũi, viêm họng gây ra tình trạng sổ mũi cho bé.
Để chữa sổ mũi cho bé bằng lá hẹ, các mẹ có thể dùng lá hẹ rửa sạch, cắt nhỏ rồi đổ mật ong vào và hấp cách thủy khoảng 30 phút. Sau đó, chắt lấy nước và cho bé uống 3 lần/ngày. Mỗi lần 2 – 3 thìa để cho hiệu quả tốt nhất.
Cách 2: Cách chữa sổ mũi cho trẻ sơ sinh bằng tỏiTỏi được biết đến là một vị thuốc đặc biệt hiệu quả trong việc cải thiện các vấn đề về đường hô hấp. Với hoạt chất allicin cùng nhiều chất kháng sinh khác, việc sử dụng tỏi sẽ giúp cải thiện tình trạng sổ mũi, chảy nước mũi cho trẻ nhanh chóng.
Các mẹ có thể trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh bằng tỏi giã nát hòa với nước sôi và đem đi xông mũi cho bé thông qua một chiếc phễu. Hoặc băm nhuyễn 4 tép tỏi hòa vào với 250ml nước sôi cùng 5ml nước ép hành cùng một ít muối. Sau đó lọc lấy nước cho bé uống 2 lần/ngày đến khi triệu chứng sổ mũi khỏi hẳn.
Cách 3: Bài thuốc chữa sổ mũi cho trẻ với gừngGừng không chỉ giúp làm ấm cơ thể, ngăn ngừa bệnh cảm lạnh cho bé mà nó còn giúp cải thiện, chữa chứng sổ mũi, cảm cúm. Các mẹ có thể dùng nước gừng ấm để tắm hoặc ngâm chân cho bé sẽ giúp bé hạn chế sổ mũi và ngủ ngon hơn vào buổi tối.
Ngoài ra, các mẹ còn có thể cho bé uống nước gừng ấm cũng rất hiệu quả. Cụ thể, mẹ đem gừng giã nát, cho 200ml nước và đun sôi. Đợi cho nước gừng nguội bớt rồi cho bé uống 2 -3 lần/ngày và sau ăn 30 phút.
Cách 4: Chữa sổ mũi theo cách dân gian với tinh dầuBạc hà, tràm hay khuynh diệp là một số loại tinh dầu được nhiều mẹ sử dụng để chữa sổ mũi cho bé tại nhà. Cách phổ biến nhất là thoa tinh dầu vào lòng bàn chân của bé rồi cho bé đi tất. Cách này sẽ giúp giữ ấm cho cơ thể của bé, từ đó giúp thuyên giảm tình trạng sổ mũi.
Ngoài ra, cha mẹ có thể nhỏ 1 – 2 giọt tinh dầu vào đèn xông phòng hoặc vào nước sôi để xông mũi cho bé. Hơi nước kết hợp với tinh dầu không chỉ đem lại cảm giác thư giãn mà còn giúp lưu thông khí huyết. Từ đó, làm giảm chứng sổ mũi cho bé vô cùng hiệu quả.
Cách 5: Chữa sổ mũi cho bé với tía tôMột loại thảo mộc thiên nhiên trị sổ mũi khá phổ biến khác là tía tô. Nhiều người thường sử dụng lá tía tô nấu kèm với cháo hành để giảm cảm, chữa sổ mũi rất tốt. Với trẻ nhỏ, các mẹ chú ý băm lá tía tô càng nhuyễn càng tốt sẽ giúp bé dễ nuốt hơn. Bên cạnh đó, mẹ có thể giã nhỏ lá tía tô rồi pha với nước đun sôi, lọc lấy nước cho bé uống 2 – 3 lần/ngày cũng sẽ giúp tình trạng sổ mũi thuyên giảm đáng kể.
Ngoài các cách chữa sổ mũi cho bé bằng dân gian nêu trên, một số loại thảo dược như lá húng quế, lá húng chanh, lá trầu, chanh,… cũng thường được sử dụng để chữa sổ mũi cho bé một cách hiệu quả. Cách làm cũng rất đơn giản, chỉ cần giã nhỏ, đun sôi và chắt lấy nước cho bé uống. Các mẹ có thể pha thêm một chút đường hoặc mật ong tạo vị ngọt để bé dễ uống hơn.
2/ Chữa sổ mũi cho bé bằng bài thuốc dân gian có tốt không?Việc chữa sổ mũi theo cách dân gian không thực sự tốt như nhiều mẹ vẫn hay lầm tưởng bởi 3 lý do chính sau đây:
Thứ nhất, các cách chữa sổ mũi cho bé bằng dân gian chỉ mang tính chất hỗ trợ. Bởi dược tính của các loại thảo dược thiên nhiên thường không đủ mạnh để khắc phục dứt điểm tình trạng sổ mũi ở trẻ. Đặc biệt là khi tình trạng sổ mũi nặng, kéo dài xuất phát từ các bệnh lý như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm mũi, cảm lạnh, cảm cúm,…
Thứ hai, việc cho bé uống hay bôi các loại thảo dược thiên nhiên chữa sổ mũi có thể gây ra tình trạng dị ứng, thậm chí là ngộ độc vô cùng nguy hiểm. Trẻ có thể gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy và/hoặc các vấn đề về da như nổi mề đay, mẩn đỏ, ngứa rát khó chịu…
Thứ ba, việc tự pha chế các bài thuốc dân gian trị sổ mũi cho bé tại nhà thường không đảm bảo vệ sinh. Có thể là do nguồn nguyên liệu kém chất lượng. Hoặc do quá trình xử lý, chế biến không được sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh. Điều này có thể khiến cho tình trạng sổ mũi không những không được cải thiện mà còn làm bệnh của trẻ ngày một nặng thêm.
Chính vì vậy, khi trẻ bị hắt hơi, sổ mũi uống thuốc gì cần phải được tìm hiểu thật kỹ càng. Và tốt nhất là phải có sự tham vấn từ các bác sĩ chuyên khoa để tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn cho bé.
3/ Giải pháp trị sổ mũi cho bé tại nhà hiệu quả nhanh nhấtĐể trị sổ mũi cho bé một cách an toàn và hiệu quả, cha mẹ nên chủ động đưa bé đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín. Khi bé bị sổ mũi, các bác sĩ thường khuyên cha mẹ nên làm sạch vùng mũi cho bé để đẩy hết các dịch nhầy này ra ngoài.
Cha mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để làm loãng các dịch nhầy giúp dễ loại bỏ chúng. Hoặc một giải pháp tối ưu hơn được không ít bác sĩ khuyên dùng chính là sử dụng nước muối ưu trương Nebial 3%.
Ở nồng độ NaCl 3%, nước muối ưu trương cho thấy hiệu quả làm sạch và kháng khuẩn vượt trội. Cùng với đó là Natri Hyaluronate giúp giữ ẩm, làm giảm kích ứng cho niêm mạc mũi. Nhờ vậy, tình trạng sổ mũi của bé được cải thiện nhanh chóng ngay từ lần đầu sử dụng mà không gây khô rát hay khó chịu cho vùng mũi của bé.
Ngoài ra, để giúp bé nhanh chóng hết sổ mũi, cha mẹ chú ý giữ ấm cho bé, nhất là khi trời trở lạnh. Đồng thời, cho bé uống nhiều nước hơn và bú mẹ (với trẻ sơ sinh). Nếu như sổ mũi đi kèm với sốt thì có thể áp dụng biện pháp chườm ấm. Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ.
Cập nhật thông tin chi tiết về Chữa Sổ Mũi Cho Bé Theo Cách Dân Gian trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!