Xu Hướng 6/2023 # Chủ Tịch Hội Ung Thư Việt Nam: Ung Thư Phổi Có Thể Ngừa Được! # Top 9 View | Sept.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Chủ Tịch Hội Ung Thư Việt Nam: Ung Thư Phổi Có Thể Ngừa Được! # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Chủ Tịch Hội Ung Thư Việt Nam: Ung Thư Phổi Có Thể Ngừa Được! được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sử dụng thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về phổi. Điển hình là bệnh ung thư phổi và 90% trong số hơn 600.000 người mắc bệnh ung thư phổi hàng năm trên thế giới là người hút thuốc lá. Ung thư phổi đứng hàng thứ hai tại Việt Nam với tỷ lệ 18,4% trường hợp mắc mới.

Khi hỏi, ông bắt đầu hút thuốc từ lúc nào, ông lại không nhớ nhưng ông có thể kể vanh vách “diễn biến” khiến ông nghiện thuốc. Là do mỗi lúc ra đồng, ông thường xuyên quấn thuốc rê cho các anh trai hút rồi ông nghiện thuốc lá lúc nào không hay. Những lúc không có thuốc lá để hút, ông cảm thấy bứt rứt, khó chịu. Theo ông T., một ngày ông hút 1-2 gói thuốc là chuyện bình thường.

Đồng cảnh ngộ nhưng có phần may mắn hơn khi phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm là bệnh nhân N.V.C (55 tuổi, ngụ tỉnh Đắk Lắk) sau 9 năm điều trị, hóa trị sức khỏe ông đã dần ổn định. Ông C. bồi hồi nhớ lại, lúc phát hiện mắc bệnh ung thư phổi là tháng 2-2011 nhưng mãi đến tháng 4-2011 ông mới lên BV Ung bướu (TP HCM) để điều trị.

Ông kể lý do chần chừ không đi điều trị vì nghĩ rằng mắc bệnh ung thư là như mang trong mình “án tử”, nên ông quyết nằm nhà chờ… chết. Tuy nhiên, được sự động viên của gia đình, ông cùng vợ khăn gói lên BV Ung bướu để điều trị.

Và may mắn đã mỉm cười sau 9 năm tích cực điều trị, hóa trị, hiện sức khỏe ông đã có phần cải thiện. Tuy nhiên, ông C. phải tái khám thường xuyên, BV giờ như là căn nhà thứ hai của ông.

Tránh xa khói thuốc lá

TS-BS Vũ Văn Vũ, Trưởng Khoa Nội 1 BV Ung bướu TP HCM, BS điều trị trực tiếp cho bệnh nhân C. cho rằng đây là trường hợp khá may mắn khi phát hiện bệnh sớm, sau 9 năm điều trị, với hai lần hóa trị đến nay sức khỏe của bệnh nhân tương đối ổn định và vẫn tiếp tục theo dõi, điều trị.

Bài và ảnh: Trịnh Thiệp- báo NLĐ

Xét Nghiệm Gen Sàng Lọc Ung Thư: Phó Chủ Tịch Hội Ung Thư Việt Nam Nói Gì?

Ám ảnh ung thư

Hiệp hội quốc tế về nghiên cứu ung thư IARC đã đưa ra con số về ung thư ở Việt Nam. Dân số Việt Nam năm 2023 là gần 96.5 triệu người, với 164.671 ca mắc mới và 114.871 ca tử vong do ung thư; số người đang mang bệnh ung thư trong vòng 5 năm là 300.033.

So với tổng thể thế giới, loại ung thư có tỉ lệ mắc cao nhất ở Việt Nam là ung thư gan khi xét trên cả hai giới (25.335 ca mắc mới, tương đương 15.4%), tiếp theo sau là ung thư phổi (23.667 ca, 14.4%), ung thư dạ dày (17.527 ca, 10.6%), ung thư vú (15.229 ca, 9.2%), ung thư đại trực tràng (14.733 ca, 8.9%).

Bốn loại ung thư dẫn đầu về tỉ lệ mắc cũng đồng thời dẫn đầu về tỉ lệ tử vong, riêng loại ung thư có tỉ lệ tử vong cao thứ 5 là các bệnh ung thư máu chứ không phải ung thư đại trực tràng. Khi xét riêng ở từng giới, ung thư gan là loại ung thư phổ biến nhất ở nam (19.568, tương đương 21.5%), tiếp sau là ung thư phổi (16. 722 ca, 18.4%); trong khi đó tương ứng ở nữ là ung thư vú (15.229 ca, 20.6%) và ung thư đại trực tràng (7.126 ca, 9.6%).

Ung thư đã trở thành gánh nặng và nỗi ám ảnh không riêng gì người Việt mà trên toàn thế giới. Chính vì thế các gói sàng lọc ung thư cũng ra đời nhanh chóng. Đa số các bệnh viện phòng khám đều đưa ra các gói tầm soát ung thư với mức chi phí từ vài triệu đồng cho đến hàng chục triệu đồng.

Thạc sĩ Phạm Tuấn Anh, Phó trưởng Khoa Điều trị A, Bệnh viện K cho biết các gói sàng lọc ung thư mọc ra như nấm mọc sau mưa. Trong quá trình thăm khám và điều trị cho bệnh nhân, bác sĩ Tuấn Anh gặp nhiều trường hợp người bệnh xét nghiệm chất chỉ điểm khối u trong máu tăng cao, do ám ảnh mình đã mắc ung thư nên đến bệnh viện đều rất lo sợ, yêu cầu bác sĩ khám cho mình.

Các kết quả xét nghiệm đó đều rất mỏng manh chỉ là xét nghiệm máu với một vài chỉ số cao hơn mức bình thường và đã bị cảnh báo có nguy cơ ung thư nên người bệnh rất lo lắng.

Hiện có nhiều gói tầm soát ung thư còn mang tính kinh doanh, không giúp ích cho người được tầm soát như việc xét nghiệm tràn lan các chất chỉ điểm khối u trong máu như CEA, CA 125 hoặc CA 153…những xét nghiệm này không mang tính tầm soát ung thư mà việc tầm soát tùy từng đối tượng, từng bệnh nhân và phải thực hiện ở các cơ sở chuyên khoa.

Xét nghiệm máu không có tác dụng

Trước trình trạng bát nháo các gói tầm soát ung thư, giáo sư Nguyễn Bá Đức – nguyên Giám đốc Bệnh viện K trung ương, Phó chủ tịch Hội ung thư Việt Nam cho biết việc tầm soát sớm ung thư rất cần thiết. Các giai đoạn phát hiện bệnh chính là chìa khóa để điều trị ung thư. Tuy nhiên, sàng lọc sớm ung thư cần thận trọng không phải bất cứ khi nào sàng lọc cũng tốt.

Theo GS Đức để phát hiện sớm ung thư phải khám ở cơ sở chuyên khoa ung thư và người bác sĩ đó có hiểu biết về ung thư chứ không phải chỉ cần 1 máy xét nghiệm là có thể tầm soát ung thư.

Thực tế, có ung thư xét nghiệm gen không thể tìm thấy và ngược lại một số người có nguy cơ ung thư do đột biến gen. Nhưng không phải ai có gen ung thư đều mang ung thư vì có người mang gen nhưng cả đời không bị ung thư. Nếu lạm dụng có thể khiến người bệnh lo lắng thái quá.

Các chất chỉ điểm ung thư không phải là công cụ để chẩn đoán ung thư.

Chủ Tịch Hội Ung Thư Việt Nam Khẩn Thiết Cảnh Báo Căn Bệnh Sắp Thành ‘Đại Dịch’ Ở Nước Ta

Ung thư gan chủ yếu do 2 vi rút viêm gan B và viêm gan C. Hai vi rút này truyền từ người này sang người khác qua đường máu, tiêm truyền, quan hệ tình dục và lây từ mẹ sang con. Bệnh khó phát hiện, tiến triển rất nhanh

Ông Nguyễn Văn C. 62 tuổi, quê ở Thái Bình được người thân đưa lên bệnh viện Bạch Mai điều trị . Ông C có tiền sử bị siêu vi rút C từ 4 năm trước và đã điều trị ổn định. Tuy nhiên, cách đây khoảng 3 tháng ông cảm thấy đau hạ sườn kèm mệt mỏi mãn tính nên đã đến Bệnh viện K trung ương kiểm tra.

Kết quả, các bác sĩ chẩn đoán ông bị , nhưng sau đó ông C. đã quyết định về nhà uống thuốc nam. Sau 2 tháng tình trạng bệnh ngày càng nặng, ông C lại được người thân đưa lên Bệnh viện Bạch Mai điều trị.

Sau khi khám và làm các kết quả xét nghiệm lâm sàng, cận lâm sàng, bác sĩ chẩn đoán ông C bị di căn phổi giai đoạn C trên nền viêm gan C.

Ông C được bác sĩ chỉ định điều trị Thalidomide – dẫn xuất của acid glutamic có tác dụng ức chế sản xuất TNF-α và ngăn chặn quá trình hình thành mạch máu. Với tình trạng bệnh của ông C, nếu ông C đáp ứng được thuốc thì có thể kéo dài cuộc sống thêm từ 9 đến 14 tháng.

Trường hợp của ông Phạm Duy H. 54 tuổi, quê Nam Định cũng nhập viện vì đau hạ sườn phải, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân. Các bác sĩ tại Bệnh viện K trung ương chẩn đoán ông H bị ung thư gan di căn phổi. Bác sĩ cho biết trường hợp của ông H hiện tại không thể phẫu thuật được vì đã phát triển to quá lớn.

Theo các bác sĩ ung thư gan đang trở thành “đại dịch” ở các nước nhiệt đới như Việt Nam, Trung Quốc – những nơi có tỷ lệ bệnh viêm gan vi rút tăng cao.

GS Nguyễn Chấn Hùng – Chủ tịch Hội ung thư học Việt Nam – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Ung bướu chúng tôi cho biết, ung thư gan là bệnh lý ác tính của tế bào gan, xảy ra chủ yếu ở những bệnh nhân có bệnh gan mạn tính và .

Ung thư gan chủ yếu do hai vi rút và viêm gan C. Hai vi rút này truyền từ người này sang người khác qua đường máu, tiêm truyền, quan hệ tình dục và lây từ mẹ sang con.

Các vi rút này thường âm thầm tấn công tế bào gan làm xơ gan, ung thư gan. Khi nhiễm vi rút viêm gan B thường gây ra các triệu chứng như cảm cúm, vàng da và nhanh chóng phục hồi trong vài tháng nhưng một số chuyển thành viêm gan B mãn tính và tiến triển gây ung thư.

Viêm gan C mới được phát hiện nhưng cũng giống viêm gan B làm tổn thương tế bào gan, gây viêm, xơ gan nhưng cũng có thể ẩn mất triệu chứng.

Ngoài ra, nguyên nhân khác gây ung thư gan đó là rượu, thuốc lá, aflatoxin. Aflatoxin là độc tố do nấm ở bắp ngô, đậu tương, lạc, lúa gạo và lúa mì đã được chứng minh có thể dẫn tới ung thư gan.

GS Hùng cho biết tỷ lện mắc ung thư gan ở nam giới cao hơn nữ giới bởi đối tượng này có sở thích nhậu nhẹt, cộng với việc nhấm nháp các loại ngũ cốc rang, chiên có nấm mốc và thêm vi rút viêm gan tạo thành các “mũi tên” liên thủ nhau tấn công lá gan, tăng nguy cơ ung thư gan.

Chi phí điều trị bệnh đắt đỏ

GS Mai Trọng Khoa – Giám đốc Trung tâm y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai cho biết. hiện nay ung thư gan đứng hàng thứ 6 trong các loại ung thư, là nguyên nhân gây tử vong do ung thư đứng hàng thứ hai (chỉ sau ung thư phổi) trên toàn thế giới.

Tỷ lệ mắc ung thư gan cao nhất ở khu vực Châu Á và Châu Phi – nơi có tỷ lệ mắc viêm gan do virus viêm gan B và viêm gan C cao. Trong khi đó, tỷ lệ mắc ung thư gan thấp hơn nhiều ở các quốc gia phát triển thuộc khu vực Châu Mỹ và Châu Âu (trừ Nam Âu).

Ở Việt Nam, ung thư gan là loại ung thư hàng đầu về mức độ phổ biến cũng như tỷ lệ tử vong, chiếm 20,8% trong tổng số các loại ung thư, với số mới mắc khoảng hơn 23.000 người, nằm trong khu vực các quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh rất cao.

GS Khoa cho biết hiện, nay các phương pháp điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bao gồm: điều trị tại chỗ (Phẫu thuật, ghép gan, đốt sóng cao tần, nút mạch, xạ trị trong chọn lọc…), điều trị toàn thân (hóa chất, thuốc điều trị đích, thuốc ức chế tăng sinh mạch…), điều trị triệu chứng (giảm đau, nâng cao thể trạng), điều trị nguyên nhân (điều trị xơ gan, viêm gan).

Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp được chẩn đoán ở giai đoạn muộn nên ít bệnh nhân có khả năng điều trị được bằng các phương pháp triệt căn. Mặt khác, tỷ lệ tái phát bệnh sau điều trị phẫu thuật hoặc tiêu hủy khối u tại chỗ là rất cao.

Phần lớn các trường hợp có khối u gan kích thước lớn, chức năng gan đã bị suy giảm trên nền bệnh gan mạn tính đã có trước, do dó điều trị toàn thân với hóa chất truyền thống gây độc tế bào cho kết quả thấp và độc tính nặng nề khi sử dụng liều cao.

Hiện nay, phương pháp điều trị đích đang là tiến bộ mới trong ung thư nói chung và ung thư gan nói riêng. Khối u ung thư gan giàu mạch máu do đó các chất điều trị đích như phân tử nhỏ có hoạt động ức chế sinh mạch, làm giảm sự hình thành mạch và làm tăng quá trình chết theo chương trình của tế bào khối u.

Tuy nhiên, chi phí phương pháp điều trị này khá cao nên không phải bệnh nhân nào cũng có điều kiện để được điều trị. Chính vì thế, căn bệnh ung thư gan vẫn trở thành điều ám ảnh với bất cứ ai.

Ung Thư Phổi Ở Việt Nam

Thống kê của ngành Y tế cho biết tỷ lệ mắc ung thư phổi ở Việt Nam những năm gần đây vẫn đang tiếp tục gia tăng. Đây là bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới và thứ ba ở nữ giới tính đến thời điểm hiện tại.

Tỷ lệ mắc ung thư phổi ở Việt Nam

Ung thư phổi là bệnh lý ác tính cực kì nguy hiểm do tốc độ tiến triển và di căn nhanh. Đây vẫn là bệnh ung thư đứng đầu tỷ lệ mắc ở nhiều nước trên thế giới.

Ung thư phổi ở Việt Nam phổ biến nhất trong các bệnh ung thư thường gặp ở nam giới và thứ ba ở nữ giới. Theo số liệu từ Viện nghiên cứu Phòng chống ung thư, tỷ lệ mắc ung thư phổi đang có sự gia tăng mạnh. Năm 2000, cả nước chỉ có khoảng trên 6,9 nghìn nam giới và 2 nghìn nữ giới mắc ung thư phổi thì số ca mắc năm 2010 đã tăng gấp gấp nhiều lần đạt trên 20 nghìn ca ở nam giới và khoảng 7 nghìn ca ở nữ giới.

Mỗi năm số ca mắc mới ung thư phổi đạt khoảng 22 nghìn ca thì có tới trên 19 nghìn ca tử vong vì căn bệnh này.

Ung thư phổi có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, phổ biến nhất là ở những người nghiện thuốc lá, uống rượu bia, từng xạ trị vùng ngực, tiếp xúc nhiều với radon…

Bạn nên biết: https://ungbuouthucuc.vn/dieu-tri-ung-thu-phoi/

Những triệu chứng ung thư phổi không thể bỏ qua?

Ung thư phổi giai đoạn sớm ít có biểu hiện, dễ bị bỏ qua, đa số các triệu chứng bệnh chỉ xuất hiện ở giai đoạn ung thư tiến triển. Hãy cảnh giác với bất kì triệu chứng bất thường nào cảnh báo bệnh như:

Ho thường kéo dài trên 4 tuần. Ngoài biểu hiện ho khan, bệnh nhân còn có thể khạc ra đờm có dính máu

Khó thở, thở gấp

Đau tức vùng ngực

Mệt mỏi

Sút cân không rõ nguyên nhân

Ở giai đoạn bệnh tiến triển nặng hơn, bệnh nhân có thể đối mặt với nhiều triệu chứng bệnh hơn nữa như xuất hiện hạch nổi lớn tại nhiều vị trí, bụng chướng, vàng da, sưng phù chân tay, mất kiểm soát ý thức khi ung thư di căn não…

Ngoài ra, mỗi người cần duy trì lối sống sinh hoạt khoa học, tích cực luyện tập thể dục thể thao, ăn uống đầy đủ dưỡng chất và không quên bổ sung các loại thực phẩm được đánh giá có nhiều lợi ích trong phòng bệnh ung thư phổi như rau cải xanh, đậu nành, cá hồi, rau bina…

Với những người thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao, các bác sĩ khuyên nên khám sức khỏe và sàng lọc ung thư định kì ngay từ sớm để có thể phát hiện bệnh ngay từ khi chưa có biểu hiện.

Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã trang bị đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi để khám và điều trị bệnh. Hợp tác trong điều trị ung thư phổi tại Bệnh viện Thu Cúc là đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi từ Singapore, trong đó có TS. BS Lim Hong Liang, thành viên Hiệp hội Nghiên cứu Quốc tế Ung thư phổi, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm điều trị ung thư cho bệnh nhân ở nhiều nước trên thế giới.

Ung thư phổi ở Việt Nam vẫn đang là nỗi lo và gánh nặng của nhiều người. Đừng bỏ qua bất kì dấu hiệu bất thường nào trên cơ thể, dù là nhỏ nhất để tránh bỏ qua dấu hiệu sớm của bệnh.

Cập nhật thông tin chi tiết về Chủ Tịch Hội Ung Thư Việt Nam: Ung Thư Phổi Có Thể Ngừa Được! trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!