Xu Hướng 6/2023 # Chàm Bội Nhiễm Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa # Top 12 View | Sept.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Chàm Bội Nhiễm Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Chàm Bội Nhiễm Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bệnh chàm bội nhiễm có lây không và nguy hiểm như thế nào?

Chàm bội nhiễm ở người lớn có đặc điểm gì?

Chàm bội nhiễm là cấp độ nghiêm trọng nhất của bệnh chàm. Khi xảy ra hiện tượng chàm bội nhiễm, làn da của bạn sẽ bắt đầu bong tróc và ngứa ngáy kèm theo các biểu hiện như sốt cao, mệt mỏi,… Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng máu, đe dọa sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do đó, bạn hãy chủ động tìm hiểu thông tin về căn bệnh này qua bài viết sau đây.

Chàm bội nhiễm là gì và nguyên nhân gây bệnh

Chàm bội nhiễm là dạng biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh chàm thông thường. Hiện tượng này xảy ra khi da bị tấn công bởi các loại vi khuẩn, virus và một số loại tụ cầu dẫn đến viêm nhiễm. Chàm bội nhiễm là bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là khi bắt đầu lây lan đến nhiều vùng da trên cơ thể. Nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời, các vết loét sẽ ngày càng ăn sâu và dẫn đến nhiễm trùng máu. Vậy nguyên nhân chàm bội nhiễm xảy ra là gì?

Chàm bội nhiễm có thể xuất phát từ nhiều yếu tố, trong đó sự tấn công của hai loại virus Herpes 1 và 2 là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến bệnh lý này. Sau khi bị virus tấn công, bệnh chàm bội nhiễm có thể bùng phát sau 5 – 12 ngày và bắt đầu xuất hiện triệu chứng rõ rệt.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm virus gây bệnh bao gồm:

Tâm lý chủ quan trong điều trị bệnh chàm thông thường: Chàm là hiện tượng phổ biến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Căn bệnh này thường kéo dài và có khả năng tái phát cao, tuy nhiên không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Do đó, nhiều người bệnh thường có tâm lý chủ quan không điều trị từ sớm. Đây là nguyên nhân chính khiến bệnh chàm chuyển nặng và lan rộng ra, tiến triển thành chàm bội nhiễm.

Thói quen khiến da bị tổn thương: Chàm da sẽ kéo theo các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, khiến người bệnh có thói quen dùng tay gãi để giảm ngứa tức thời. Tuy nhiên, hành động này có thể khiến các vùng da tổn thương bị viêm loét nhiều hơn, lan rộng khắp cơ thể và tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập vào bên trong.

Vệ sinh da không sạch sẽ: Thói quen lười tắm, không vệ sinh da đúng cách cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển và gây chàm bội nhiễm.

Sử dụng quá nhiều thuốc Corticoid: Đây là nhóm thuốc có khả năng chống viêm, thường được dùng điều trị bệnh chàm. Các dược chất trong thuốc có thể giúp người bệnh giảm ngứa nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá mức, thuốc có thể khiến bệnh tái phát liên tục và làm tăng nguy cơ mắc chàm bội nhiễm.

Khả năng miễn dịch yếu: Đối với những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ em, bà bầu và người cao tuổi, hàng rào bảo vệ trên da của họ thường không phát huy hiệu quả, đây là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm.

Dấu hiệu nhận biết căn bệnh này

Chàm bội nhiễm có các dấu hiệu tương tự như bệnh chàm thông thường, bao gồm tình trạng bong tróc da gây ngứa và chảy dịch do gãi. Bên cạnh đó, bệnh có thể kèm theo nhiều triệu chứng nghiêm trọng khác tùy theo từng đối tượng và độ tuổi.

Chàm bội nhiễm ở người lớn có đặc điểm gì?

Người lớn bị nhiễm chàm có thể xuất hiệu các triệu chứng sau đây:

Nổi mụn nước màu đen, đỏ hoặc đỏ tía trên mặt và vùng da ở cổ. Sau đó, lan rộng ra các bộ phận khác trên cơ thể như tay, chân, lưng,..

Người bệnh không chỉ bị ngứa mà còn có cảm giác đau ở những vùng da bị mụn nước.

Ngoài ra, chàm bội nhiễm ở người lớn cũng có thể gây ra các triệu chứng như thân nhiệt tăng cao, sưng hạch bạch huyết, cơ thể mệt mỏi, ớn lạnh,…

Chàm bội nhiễm ở trẻ em có đặc điểm gì?

Trẻ nhỏ có cơ địa nhạy cảm và sức đề kháng yếu hơn so với người lớn, do đó nguy cơ mắc bệnh cũng sẽ cao hơn. Ba mẹ có thể nhận biết tình trạng này qua các dấu hiệu sau đây:

Da ửng đỏ và bắt đầu xuất hiện các mụn nước li ti, thường tập trung ở mặt và cổ, sau đó lan rộng ra các vùng da khác như trán, cằm, má, nếp gấp đầu gối, nách,…

Theo thời gian mụn nước có thể bị vỡ và đóng vảy trên da, khi sờ có cảm giác xù xì như vây cá.

Thân nhiệt tăng cao, trẻ quấy khóc, biếng ăn ngủ không ngon và chậm tăng cân,…

Các triệu chứng chàm ở trẻ nhỏ thường không rõ ràng như người lớn, do đó ba mẹ cần hết sức chú ý đến những thay đổi bất thường trên cơ thể bé. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh, ba mẹ nên kiểm tra và đưa bé đi khám ngay khi thấy trẻ quấy khóc không ngừng, bỏ bú, vặn mình liên tục trong đêm,…

Bệnh chàm bội nhiễm có lây không và nguy hiểm như thế nào?

Chàm bội nhiễm không còn là căn bệnh hiếm gặp hiện nay, do đó khả năng truyền nhiễm của bệnh cũng là vấn đề khiến nhiều người quan tâm. Khác với bệnh chàm thông thường, chàm bội nhiễm có thể lây lan từ người sang người thông qua virus Herpes Simplex.

Vì vậy, ngay khi phát hiện các triệu chứng ban đầu của chàm bội nhiễm, bạn cần chủ động cách ly, tránh tiếp xúc với trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và những người có hệ miễn dịch yếu.

Chàm bội nhiễm là một biến chứng ngoài da nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại sẹo thâm, thậm chí là gây nhiễm trùng giác mạc dẫn đến mù lòa. Trong một số trường hợp bệnh nặng, virus có thể xâm nhập vào não, phổi và gan gây suy nội tạng dẫn đến tử vong.

Chính vì vậy, việc phát hiện và điều trị kịp thời các triệu chứng của chàm bội nhiễm là hết sức quan trọng. Đặc biệt là với trẻ nhỏ và những người có tiền sử mắc các bệnh lý về da.

Hướng dẫn điều trị chàm bội nhiễm

Chàm bội nhiễm có thể lây lan từ người sang người và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời, các triệu chứng của bệnh có thể hoàn toàn biến mất và không để lại bất kỳ biến chứng hay vết thâm sẹo nào.

Phương pháp Tây Y trị bệnh chàm bội nhiễm

Nguyên nhân chính gây bệnh chàm là do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus có hại từ môi trường. Do đó, thuốc kháng virus là thành phần không thể thiếu trong các phương pháp điều trị Tây Y. Đối với những trường hợp bị chàm bội nhiễm do nhiễm trùng thứ phát, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thêm một số loại thuốc kháng sinh kê đơn.

Ngoài ra, tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân, các bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt, giảm ngứa và thuốc kháng Histamin để đẩy lùi các triệu chứng của bệnh.

Một số loại thuốc Tây thường được sử dụng để điều trị chàm bội nhiễm:

Thuốc kháng virus: Chỉ định cho những trường hợp chàm bội nhiễm do sự xâm nhập của vi khuẩn Herpes Simplex. Loại thuốc được sử dụng nhiều nhất là Acyclovir, tuy nhiên thuốc chống chỉ định với những người mắc các bệnh về gan và thận.

Thuốc kháng sinh như Beta-lactam, phù hợp với những trường hợp bị chàm bội nhiễm do nhiễm trùng thứ cấp.

Thuốc kháng Histamin: Loratadin, giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy do chàm bội nhiễm gây ra.

Thuốc giảm đau và hạ sốt: Tùy theo mức độ viêm nhiễm, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như đau nhức cơ thể, sốt nhẹ,… do đó, các bác sĩ thường yêu cầu dùng thêm một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt nhanh chóng như Paracetamol.

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng, một số loại thuốc điều trị chàm bội nhiễm có thể kèm theo những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, bạn cần tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ và tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng trong quá trình dùng thuốc.

Chàm bội nhiễm điều trị bằng Đông Y như thế nào?

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc Tây, điều trị chàm bội nhiễm bằng Đông Y cũng là phương pháp được nhiều người bệnh lựa chọn. Các bài thuốc Đông Y chủ yếu sử dụng nguyên liệu tự nhiên có dược tính cao và tương đối lành tính, phù hợp với cơ địa của nhiều đối tượng người dùng.

Khi nhận thấy các triệu chứng như da mẩn đỏ, ngứa và chảy dịch mủ, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc sau đây:

Bài thuốc số 1: Chuẩn bị các dược liệu ké đầu ngựa, húng trám, linh thảo, thổ phục linh và kinh giới. Đem rửa sạch và sắc với khoảng 1 lít nước cho đến khi cạn còn 300ml thì dừng lại. Người lớn uống mỗi ngày 30 – 40ml nước thuốc và trẻ em nên dùng 15 – 20ml/ ngày tùy theo cơ địa.

Bài thuốc số 2: Chuẩn bị các dược liệu hoa kim ngân, hoàng cầm, nghiệt mộc, dã hòe, hoạt trạch, phục long, bắc tiên bì, toái cốt tử, sắc lấy nước thuốc uống mỗi ngày một thang.

Bài thuốc số 3: Sử dụng các vị thuốc sơn mẫu đơn, phục linh, hoàn tiền, mộc thông, mã đề, đại đao tử, sinh địa, thương truật, hoàng bá đun với 1 lít nước cho đến khi cạn còn khoảng 300ml thì tắt bếp. Chia 3 – 4 lần uống mỗi ngày khi nước thuốc còn ấm.

Trong trường hợp các nốt chàm đã lan rộng sang vùng da khác, người bệnh có thể kết hợp thêm một số loại dược liệu như thuyền thoái, chi tử, long đờm thảo,… tùy theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Chữa tận gốc chàm bội nhiễm với bài thuốc “4 trong 1” An Bì Thang

An Bì Thang là một bài thuốc Đông y, bao gồm 4 chế phẩm thuốc uống, thuốc bôi, thuốc ngâm rửa và thuốc xịt. Mỗi một chế phẩm là sự kết hợp của hàng chục loại thảo dược quý, đa công dụng, hiệu quả trong điều trị bệnh ngoài da, trong đó chàm bội nhiễm.

Bài thuốc An Bì Thang là thành quả của đội ngũ bác sĩ Y học cổ truyền hàng đầu với hơn 40 năm kinh nghiệm tại Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam. Bài thuốc ra đời dựa trên sự kế thừa, phát huy những thành tựu của Y học cổ truyền và nghiên cứu hiện đại. Nhờ vậy, An Bì Thang có nhiều điểm nổi bật, trong đó phải nói đến cơ chế điều trị, mức độ an toàn và dạng bào chế.

Cơ chế tác động toàn diện

: An Bì Thang 4 trong 1 chính là sự kết hợp của 4 chế phẩm gồm: Thuốc uống, cao bôi, thuốc rửa và thuốc xịt. Bốn chế phẩm mang đến cơ chế điều trị “tác động kép, điều trị bệnh từ sâu bên trong nhằm giải quyết căn nguyên, đồng thời khắc phục các triệu chứng bệnh hiệu quả, ngăn ngừa tái phát.

Hiệu quả điều trị cao:

An Bì Thang “hội tụ” rất nhiều vị thuốc có khả năng điều trị các bệnh ngoài da như chàm rất hiệu quả. Với công dụng giải độc, thanh nhiệt, mát gan, kháng viêm, kháng khuẩn, dưỡng ẩm da, phục hồi, tái tạo làn da tổn thương… mang đến hiệu quả điều trị cao và đa chiều cho người bệnh.

An toàn, không tác dụng phụ: Thành phần của bài thuốc An Bì Thang được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, nói không với corticoid. Đặc biệt, các vị thuốc này được thu hái tại các vùng chuyên canh dược liệu tự chủ đạt chuẩn GACP-WHO của trung tâm. Do vậy, bài thuốc rất thân thiện với cơ thể người bệnh, an toàn, không tác dụng phụ, phù hợp với nhiều đối tượng

Tiện lợi cho người sử dụng:

Không giống với các bài thuốc Y học cổ truyền thông thường, An Bì Thang được bào chế ở dạng cao (uống, bôi), túi lọc, chai xịt nên rất tiện lợi cho người dùng.

Sự thay đổi hình thức mới này giúp người bệnh tối giản được cách thức sử dụng, tiết kiệm thời gian, có động lực điều trị trong thời gian dài.

Giải pháp được VTV giới thiệu và người nổi tiếng tin dùng: Với hiệu quả được công nhận rộng rãi, bài thuốc An Bì Thang đã được VTV2 giới thiệu và công nhận là Giải pháp điều trị viêm da từ gốc bằng Y học cổ truyền hàng đầu trong chương trình Vì sức khỏe người Việt. Bài thuốc cũng nhận được sự tin tưởng sử dụng và đạt kết quả ngoài mong đợi của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như nghệ sĩ Thu Huyền, diễn viên truyền hình Vân Anh.

Lưu ý: Bài thuốc An Bì Thang không sử dụng cho phụ nữ mang thai và phụ nữ đang nuôi con dưới 6 tháng tuổi.

Một số hình ảnh trước và sau điều trị chàm với An Bì Thang được người bệnh gửi về cho trung tâm.

Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam

Mẹo dân gian giảm sẹo cho người bị chàm

Ngay cả khi được chữa trị kịp thời, người bị chàm bội nhiễm vẫn có nguy cơ để lại thâm sẹo rất cao. Điều này có thể gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Do đó, trong quá trình điều trị bạn có thể kết hợp thêm một số giải pháp sau đây:

Cách điều trị bệnh chàm bằng tỏi: Chuẩn bị một củ tỏi tươi, lột sạch vỏ và tách ra thành từng tép. Bỏ vào cối giã nhuyễn rồi bọc trong một miếng vải và vắt lấy nước cốt. Thoa trực tiếp nước cốt tỏi lên những vùng da bị chàm và massage nhẹ nhàng trong 5 – 10 phút, sau đó để qua đêm hoặc ít nhất 60 phút trước khi rửa lại với nước sạch.

Cách trị chàm bội nhiễm bằng dầu dừa: Thường áp dụng trong giai đoạn kết vảy, bong da để tạo độ ẩm và giúp da phục hồi tốt hơn. Bạn hãy dùng một ít tinh dầu dừa thoa lên vùng da bị nhiễm chàm và chờ qua 1 tiếng rồi rửa lại với nước. Để đạt được kết quả tốt nhất, người bệnh nên áp dụng cách trị chàm bằng dầu dừa này thường xuyên mỗi ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm hẳn.

Nước cốt củ riềng trị chàm: Giã nát 3 củ riềng tươi và bỏ vào nồi đun cùng nửa lít nước. Nấu trên lửa nhỏ liu diu trong khoảng 30 phút, sau đó tắt bếp và để hỗn hợp nguội bớt. Mỗi lần sử dụng hãy lấy nước cốt riềng bôi xung quanh vùng da bị chàm, có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng lâu dài.

Người bệnh nên kiêng ăn gì nhanh khỏi?

Ngoài các phương pháp điều trị chuyên sâu, chế độ dinh dưỡng cũng có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phục hồi của người bệnh. Nếu không chú ý đến những thực phẩm nạp vào cơ thể mỗi ngày, bạn có thể khiến các triệu chứng chuyển biến nghiêm trọng hơn, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng.

Theo các chuyên gia da liễu, người bị chàm nên kiêng ăn những thực phẩm sau đây:

Thực phẩm dễ gây kích ứng da như hải sản, thực phẩm giàu Gluten, các loại động vật có vỏ, sữa và các chế phẩm từ sữa động vật.

Thực phẩm chứa nhiều Coban và Niken như thịt hộp, socola, các loại đậu thông thường,.. có thể kích hoạt các chất gây viêm nhiễm ngoài da.

Thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều chất phụ gia và chất bảo quản có thể khiến bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn.

Thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo ngọt, nước có gas có thể làm tăng nồng độ Insulin và cản trở quá trình điều trị chàm bội nhiễm.

Vậy người bị chàm bội nhiễm nên bổ sung những thực phẩm gì?

Thực phẩm giàu Vitamin A, E, B, C, D như cà chua, cải bó xôi, cà rốt, gấc, cam, rau bina, quýt ổi,… đây đều là những hoạt chất có lợi cho quá trình phục hồi da, làm mờ thâm sẹo và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Thực phẩm chứa nhiều loại Acid béo tốt như hạt lanh, cá hồi,… Loại Acid này giúp hạn chế các phản ứng viêm nhiễm trên cơ thể người bệnh.

Thực phẩm chứa nhiều chất kẽm: Hệ miễn dịch yếu có thể xuất phát từ tình trạng thiếu hụt kẽm trong cơ thể. Do đó, người bị thiếu kẽm rất dã bị các loại vi khuẩn, virus từ bên ngoài tấn công gây viêm nhiễm, đặc biệt là bệnh chàm bội nhiễm. Vì vậy, người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm như thịt bò, cacao, hạnh nhân,…

Những điều cần lưu ý khi điều trị bệnh chàm bội nhiễm

Chàm bội nhiễm có thể xảy ra ở nhiều đối tượng với mức độ nghiêm trọng khác nhau. Ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu, người bệnh cũng cần lưu ý đến cách chăm sóc cơ thể tại nhà để đạt hiệu quả tốt nhất. Cụ thể, khi bị chàm bội nhiễm, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

Khi bị chàm bội nhiễm, bạn cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như hóa chất, mỹ phẩm,… Vì điều này có thể khiến vùng da bị chàm chịu nhiều tổn thương hơn và dễ để lại thâm sẹo gây mất thẩm mỹ.

Tuyệt đối không gãi hay chà xát nhiều lên những vùng da bị tổn thương, vì điều này có thể khiến tình trạng nhiễm trùng và viêm loét nặng hơn.

Lựa chọn trang phục rộng rãi, sử dụng chất liệu có khả năng thấm hút mồ hôi tốt để hạn chế việc cọ xát và tiếp xúc với da.

Thường xuyên tắm rửa, giặt giũ quần áo, chăn màn và vỏ gối để tránh tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus phát triển.

Đối với chàm bội nhiễm ở trẻ sơ sinh, bạn cũng cần có biện pháp chăm sóc hợp lý để đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh. Cần giữ cho cơ thể bé mát mẻ và dễ chịu, nên sử dụng quần áo thoáng mát cho trẻ để tránh làm tăng nhiệt độ cơ thể và kích thích vết chàm. Cắt móng tay hoặc đeo bao tay cho trẻ thường xuyên để hạn chế tình trạng dùng tay gãi vào vết chàm gây viêm loét.

Đối với chàm bội nhiễm ở bà bầu, bạn tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị. Bởi một số loại thuốc chứa dược chất có khả năng gây hại đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh không được tự ý gia giảm liều lượng hay kết hợp với các phương pháp điều trị khác mà không có ý kiến của bác sĩ. Nếu nhận thấy cơ thể có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, hãy báo ngay với các bác sĩ để có biện pháp khắc phục.

Chàm bội nhiễm thường tiến triển nhanh và có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, ngay khi mới xuất hiện các triệu chứng ban đầu của bệnh, bạn cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và khám chữa đúng cách.

Chàm Bội Nhiễm Là Gì? Cách Điều Trị Bệnh Chàm Bội Nhiễm

Chàm bội nhiễm hay còn gọi là Eczema Herpeticum khiến da bị mẩn đỏ, khô ngứa, xuất hiện mụn nước và có tốc độ lây lan vô cùng nhanh. Mọi người đều có khả năng bị mắc Eczema. Đặc biệt bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ em và chàm bội nhiễm ở bà bầu thì càng nguy hiểm hơn. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể để lại nhiều hậu quả khôn lường.

Triệu chứng chàm bội nhiễm

Eczema Herpeticum có dấu hiệu khá giống với các căn bệnh da liễu khác. Tuy nhiên, đây là 3 dấu hiệu đặc trưng của bệnh:

Da bị mẩn ngứa và mẩn đỏ: Đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh chàm ở trẻ em. Các vết mẩn đỏ thường bắt đầu xuất hiện mặt, cổ. Đồng thời tại các vùng da mẩn đỏ sẽ vô cùng ngứa, càng gãi thì thì vết mẩn đỏ càng lan rộng từ đó lan đến nhiều bộ phận khác nhau cho cơ thể. Từ đó gây ra tình trạng bội nhiễm trên da.

Trên da bắt đầu xuất hiện mụn nước: Tại các vùng da bị mẩn đỏ, ngứa xuất hiện rất nhiều mụn nước li ti. Khi mụn vỡ ra thì có dịch màu vàng nhạt càng về lâu dài sẽ gây ra tình trạng lở loét và viêm nhiễm. Mụn có thể tiếp tục mọc lan ra những bộ phận cơ thể khác sau từ 7 đến 10 ngày.

Vùng da bị chàm hóa, kết vảy và tróc ra: Sau khi mụn nước bị vỡ, vùng da sẽ bị đóng sừng và bong vảy. Càng để thời gian kéo dài, bệnh càng trở nặng.

Nguyên nhân chàm bội nhiễm

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh Eczema Herpeticum cụ thể là:

Do di truyền từ những người có cùng huyết thống

Bị nóng khi sử dụng quần áo dày hay lò sưởi

Dị ứng thời tiết, chất tẩy rửa, xà phòng

Môi trường sống mất vệ sinh

Tiếp xúc với người bị bệnh

Sử dụng đồ vật, những chất gây kích ứng da

Bệnh chàm bội nhiễm có lây không? Chàm bội nhiễm kiêng ăn gì?

Các chuyên gia y tế đã chỉ ra, bệnh chàm bội nhiễm có thể di truyền giữa những thành viên có cùng huyết thống và chưa chứng minh được bệnh chàm có thể lây từ người này sang người khác hoặc lây qua bất cứ con đường tiếp xúc nào khác. Bên cạnh đó, có rất nhiều nghiên cứu đã khẳng định, bệnh chàm bội nhiễm hoàn toàn không phải là căn bệnh truyền nhiễm.

Người bị mắc bệnh chàm nói chung và chàm bội nhiễm nói riêng thì cần tuyệt đối kiêng ăn những loại thực phẩm sau đây:

Các loại thực phẩm giàu Protein: thịt, trứng, cá, sữa,…

Không ăn đồ có nhiều đường và nhiều dầu mỡ

Tuyệt đối tránh xa các loại hải sản và đồ tanh

Không nên ăn quá nhiều muối

Kiêng ăn các loại thực phẩm chứa các thành phần Coban và Niken

Cách điều trị chàm bội nhiễm an toàn và hiệu quả

Hiện nay, có rất nhiều cách trị chàm bội nhiễm hiệu quả, bạn có thể kết hợp giữa hai phương pháp điều trị bằng thuốc hoặc điều trị bằng những phương pháp trong tự nhiên:

Sử dụng thuốc điều trị

Bệnh Eczema Herpeticum bản chất là một căn bệnh ngoài da do vi khuẩn gây ra. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc uống chữa bệnh chàm như: Thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm,… Hay sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da có công dụng giảm ngứa, phục hồi da:

Thuốc Milian, metylen, amoxicilin,… có khả năng chống viêm nhiễm, sát khuẩn

Thuốc siro theralene, phenergan,… giúp đẩy lùi cơn ngứa hiệu quả

Các loại thuốc mỡ: lựa chọn các loại thuốc có chứa thành phần corticosteroid để cải thiện làn da, đẩy nhanh tốc độ phục hồi

Sử dụng các phương pháp dân gian chữa bệnh

Bên cạnh việc áp dụng thuốc uống và thuốc bôi, bạn cũng có thể điều trị bệnh ngay tại nhà vô cùng đơn giản và hiệu quả bằng các phương pháp dân gian.

Trị bệnh bệnh củ riềng tươi: Riềng tươi có tính nóng, khả năng kháng viêm kháng khuẩn vô cùng mạnh. Không những thế, riềng tươi còn chứa rất nhiều dưỡng chất và vitamin tốt cho việc tái tạo và phục hồi làn da. Bạn có thể điều trị Eczema Herpeticum bằng riềng tươi xay ra và đắp lên vết thương, hoặc sử dụng nước cốt riềng tươi để bôi lên vùng da bị bệnh.

Trị bệnh bệnh dầu dừa: Cũng như riềng, dầu dừa cũng có khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn vượt trội. Đối với điều trị bệnh ở trẻ sơ sinh thì đây là một trong những phương pháp vô cùng an toàn và hiệu quả. Sử dụng dầu dừa để bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh chờ các dưỡng chất thẩm thấu vào da sau khoảng 20 phút rửa sạch lại bằng nước ấm.

Bên cạnh điều trị bệnh bằng thuốc bôi hoặc các phương pháp dân gian, phương pháp điều trị bằng Y học cổ truyền cũng được áp dụng vô cùng rộng rãi. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh để đưa ra phương pháp và bài thuốc phù hợp, cụ thể là:

Bài thuốc số 1: Nguyên liệu gồm ké đầu ngựa, thổ phục linh, bồ công anh, cam thảo đất, kinh giới, sài đất. Đưa tất các các vị thuốc sắc với 1 lít nước sạch đến khi thuốc cạn còn 300ml. Mỗi lần uống từ 30ml đến 40ml (với trẻ em thì giảm xuống 1 nửa)

Bài thuốc số 2: Các vị thuốc gồm bạch tiễn bì, phục linh, hoàng bá, kim ngân hoa, sinh địa, thổ sâm, hoạt thạch, hoàng cầm, đạm trúc diệp. Sắc thuốc, sử dụng đều đặn mỗi ngày

Bài thuốc số 3: Gồm bạch tiễn bì, phục linh, mộc thông, khổ sâm, xa tiền, hoàng liên, sinh địa, ngưu bàng tử, hoàng bá, trương truật. Đưa thuốc đi sắc uống đều đặn mỗi ngày

Thể phong nhiệt:

Áp dụng khi da bắt đầu xuất hiện tình trạng mẩn đỏ, ngứa, chảy dịch vàng.

Bài thuốc số 1: Thuyền thoái, hoàng cầm, chi tử, sinh địa, mộc thông, sài hồ, cam thảo, long đởm thảo, thuyền thoái, xa tiền. Sắc thuốc uống mỗi ngày đến khi khỏi bệnh

Bài thuốc số 2: khổ sâm, ngưu bàng tử, mộc thông, sinh địa, thạch cao tán mịn, ngưu bàng tử, phòng phong, thuyền thoái. Đem tất cả vị thuốc đi sắc uống hàng ngày

Sử dụng khi các nốt chàm trên da đang có xu hướng phát sinh thêm diện rộng.

Bài thuốc: Sử dụng hy thiêm thảo, bạch tiễn bì, thương truật, phù bình, hoàng bá, phòng phong. Đưa thuốc đi sắc và sử dụng hàng ngày

Bệnh chàm của bạn thường xuyên tái phát, không điều trị được dứt điểm.

Có thể nói, điều trị bệnh chàm bằng phương pháp y học cổ truyền khá an toàn và đạt hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên đến khám tại các phòng khám, cơ sở y tế đông y, y học cổ truyền để được chuẩn đoán về tình trạng bệnh, cũng như đưa ra những liệu trình điều trị cụ thể nhất.

Những điều cần lưu ý khi điều trị bệnh chàm bội nhiễm

Nếu bị bệnh, hạn chế tối đa việc cào hay gãi lên vùng da bị bệnh

Đảm bảo vệ sinh cho da

Hạn chế tiếp xúc với mọi người xung quanh

Bổ sung thêm thực phẩm chứa nhiều vitamin

Không tiếp xúc với đồ vật, chất gây kích ứng cho da

Nếu điều trị bằng thuốc, cần phải đến các địa chỉ y tế để khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của các sĩ

Chàm Bội Nhiễm Là Gì? Mức Độ Nguy Hiểm Và Cách Điều Trị

Chàm bội nhiễm (Eczema Herpeticum) là bệnh da liễu ít phổ biến. Các triệu chứng của bệnh khởi phát chủ yếu do sự xâm nhập và phát triển của virus Herpes simplex. Chàm bội nhiễm thường xuất hiện ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên nếu không chăm sóc da đúng cách và phòng ngừa, bệnh cũng có thể bùng phát ở người trưởng thành.

Bệnh chàm bội nhiễm là gì?

Chàm bội nhiễm là bệnh ngoài da, đặc trưng bởi tổn thương ngoài da do sự tấn công của virus Herpes simplex. Đặc biệt hơn các bệnh ngoài da khác, bệnh chàm bội nhiễm có khả năng lây lan từ cơ thể của người bệnh sang người khác qua đường tiếp xúc.

Được được xem là giai đoạn tiến triển nặng của các bệnh da liễu. Điển hình như bệnh chàm Eczema, chàm thể tạng, viêm da dị ứng, viêm da cơ địa,…Bệnh chàm bội nhiễm được các chuyên gia đánh giá có mức độ nghiêm trọng và nguy hiểm hơn so với các bệnh lý ngoài da khác. Đặc biệt khi bệnh bùng phát mạnh và lây lan rộng.

Nguyên nhân gây bệnh chàm bội nhiễm

Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân chính gây ra bệnh chàm bội nhiễm là do sự xâm nhập và phát triển của virus Herpes simplex I. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp các triệu chứng của bệnh bùng phát mạnh do virus Herpes simplex II.

Người bệnh sau khi bị virus Herpes I và virus Herpes II tấn công, các biểu hiện của bệnh sẽ bùng phát mạnh từ 5 – 12 ngày sau đó.

Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm bội nhiễm

Bệnh chàm bội nhiễm thường không có các triệu chứng nghiêm trọng hơn so với các thể chàm khác. Các biểu hiện của bệnh lý thường tập trung ở mặt và cổ. Một số trường hợp các tổn thương da sẽ lan rộng sang các khu vực da xung quanh tại nhiều vị trí khác nhau như tay, chân.

Người mắc bệnh chàm bội nhiễm thường có các triệu chứng như:

Khu vực da bị tổn thương sẽ hình thành các mụn nước nhỏ chứa dịch lỏng bên trong.

Các mụn nước có kích thước tương tự nhau, có màu đỏ tía, màu đen hoặc màu đỏ.

Những mụn nước này có khả năng lây lan và xuất hiện ở những vùng da khác từ 7 – 10 ngày.

Các mụn nước có xu hướng tự vỡ ra và tiết dịch, dịch tiết ra sẽ hình thành các vảy tiết sẽ bong và tạo phục hồi từ 2 – 6 tuần.

Chàm bội nhiễm gây ngứa ngáy dữ dội, nứt nẻ da dày sừng.

Ngoài các tổn thương ngoài da, chàm bội nhiễm còn gây ra các triệu chứng toàn thân như: Sốt cao, cơ thể mệt mỏi, ớn lạnh, sưng hạch bạch huyết,…

Bệnh chàm bội nhiễm có nguy hiểm không?

Các triệu chứng bệnh chàm bội nhiễm nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

Một số trường hợp nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến suy nội tạng và tử vong, nhất là khi virus gây bệnh lây lan đến phổi, gan và não.

Chẩn đoán bệnh chàm bội nhiễm

Các triệu chứng lâm sàng do chàm bội nhiễm gây ra thường rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh da liễu khác như bệnh vảy nến, bệnh ghẻ, zone, nhiễm tụ cầu vàng,….Để quá trình điều trị bệnh mang lại kết quả tốt nhất, khi có các dấu hiệu của bệnh bạn nên đến bệnh viện để được tiến hành chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành chẩn đoán thông qua các triệu chứng lâm sàng của bệnh và tiền sử bệnh lý. Kế đến sẽ thực hiện sinh thiết mô, phương pháp này sẽ giúp các bác sĩ chuyên khoa xác định chính xác virus gây bệnh.

Ngoài ra, trong một số trường hợp bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh tiến hành phương pháp nuôi cấy mẫu, xác định virus với kháng thể và quan sát kiểm tra virus dưới kính hiển vi.

Đối với các trường hợp có các triệu chứng bệnh đặc biệt nghiêm trọng, bệnh chàm bội nhiễm tiến triển theo chiều hướng tiêu cực và không có thời gian thực hiện chẩn đoán. Lúc này bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định các loại thuốc thuốc nhóm thuốc kháng virus toàn thân để kiểm soát tình trạng bệnh.

Điều trị bệnh chàm bội nhiễm

Trường hợp người bị bệnh chàm bội nhiễm sẽ được các bác sĩ yêu cầu điều trị nội trú. Việc điều trị nội trú giúp bác sĩ có thể theo dõi và kiểm soát tình trạng bệnh lý hiệu quả cũng như ngăn ngừa sự lây lan của virus gây bệnh.

Để ức chế quá trình phát triển và hoạt động của virus Herpes simplex, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định một số loại thuốc chống virus như Acyclovir, Valacyclovir.

Thời gian dùng thuốc điều trị từ 10 – 14 ngày. Đối với trường hợp người bệnh vừa nhiễm virus vừa nhiễm vi khuẩn sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc chống virus kết hợp với thuốc kháng sinh để ngăn ngừa các triệu chứng bệnh lây lan sang các khu vực da khác.

Sau khi các triệu chứng của bệnh chàm bội nhiễm được kiểm soát, bác sĩ điều trị có thể sử dụng các loại thuốc bôi tại chỗ steroid để làm giảm các triệu chứng trên da.

Việc sử dụng thuốc Tây trong điều trị bệnh chàm bội nhiễm chỉ có thể ức chế sự phát triển và hoạt động của virus Herpes simplex, làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, đau rát cũng như ngăn ngừa bùng phát của bệnh.

Các triệu chứng của bệnh khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ tái phát. Do đó, người bệnh cần trạng bị các kiến thức cần thiết để có các biện pháp ngăn ngừa bệnh tái lại nhiều lần ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như các biến chứng nguy hiểm.

Trong quá trình điều trị bệnh chàm bội nhiễm, để đạt được kết quả tốt nhất người bệnh cần nghiêm túc điều trị, tuân thủ các chỉ định của bác sĩ. Sử dụng thuốc đúng liều lượng và đúng thời gian.

Tuyệt đối không được tự ý cắt giảm, hoặc thêm lượng thuốc vì có thể gây ra các tác dụng phụ. Đồng thời tạo điều kiện cho các vi khuẩn, virus kháng thuốc phát triển mạnh mẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh chàm bội nhiễm

Các triệu chứng của bệnh chàm bội nhiễm thường kéo dài và có xu hướng tái đi tái lại khi bị tác động bởi các yếu tố thuận lợi. Do đó, bên cạnh tuân thủ các phương pháp điều trị của bác sĩ chuyên khoa người bệnh nên lưu ý một số biện pháp để phòng ngừa và kiểm soát bệnh lý hiệu quả hơn.

Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, có nguồn gốc tự nhiên, không chứa các thành phần gây kích ứng. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến chuyên gia để chọn sản phẩm phù hợp với tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, luôn giữ cho da được thông thoáng, sạch sẽ.

Tránh tiếp xúc với người đang bị nhiễm virus Herpes simplex vì bạn có thể bị lây nhiễm và bùng phát các triệu chứng bệnh chàm bội nhiễm.

Tránh chà xát, cào gãi mạnh lên vùng da bị tổn thương, vì có thể khiến da bị trầy xước khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn, đồng thời gây lây lan sang các vùng da lân cận. Trường hợp sử dụng thuốc bôi, bạn nên vệ sinh thật sạch vùng da bị bệnh và tay trước khi thoa thuốc để tránh tình trạng nhiễm khuẩn.

Tránh tiếp xúc với các tác nhân có nguy cơ gây kích ứng cao như khói bụi, nguồn nước bẩn, thực phẩm gây dị ứng, phấn hoa, lông động vật, mủ nhựa thực vật, hóa mỹ phẩm,…

Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và chất khoáng để tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ phục hồi các tế bào bị tổn thương và ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh.

Cung cấp từ 2 – 2.5 lít nước lọc mỗi ngày để tăng cường độ ẩm tự nhiên cho da, tránh tình trạng khô ráp, bong tróc gây ngứa ngáy tạo điều kiện bùng phát các triệu chứng bệnh chàm bội nhiễm.

Chàm bội nhiễm là bệnh ngoài da đặc biệt nguy hiểm, các triệu chứng của bệnh nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi có các dấu hiệu của bệnh lý, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bệnh Chàm Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa Bệnh Dứt Điểm

Bệnh chàm vốn là một dạng tổn thương da ở mức độ mãn tính. Bệnh rất khó để chữa dứt điểm và dễ có nguy cơ tái phát trở lại nếu như bạn không áp dụng phương pháp điều trị hợp lý. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa bệnh dứt điểm ra sao.

Bệnh chàm là gì?

Đây là một trong số những bệnh lý về da. Khi bị chàm, bề mặt da sẽ bị sưng tấy, ngứa ngáy và xuất hiện rất nhiều mụn nước li ti. Bệnh có thể phát triển ở mức độ mạn tính hoặc cấp tính. Bệnh tiến triển theo từng đợt và thường xuyên bị tái phát trở lại nếu như không có phương pháp điều trị dứt điểm.

Bệnh bao gồm những loại cơ bản sau: dạng thể hình đồng tiền ( da xuất hiện các vết đỏ giống như hình đồng tiền), dạng dị ứng tiếp xúc ( da có mủ, bị đỏ ngứa), dạng chàm tiết bã (da có vảy và có màu vàng)…

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ là những đối tượng dễ bị mắc bệnh chàm nhất. Ngoài ra, người đang ở độ tuổi thanh thiếu niên và người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh với nhiều dạng khác nhau. Để bệnh không bị biến chứng nặng hơn, bạn có thể chủ động phòng ngừa bằng việc thay đổi lối sống và sử dụng một số loại thuốc điều trị phù hợp.

Chàm là bệnh ngoài da được đánh giá là khá lành tính và không có khả năng lây truyền. Tuy nhiên, khi bắt đầu xuất hiện những triệu chứng, bạn cần phải điều trị ngay lập tức để bệnh không có nguy cơ lây lan sang các vùng da khác.

Các giai đoạn của bệnh chàm

Thông thường, bệnh sẽ phát triển từ giai đoạn xuất hiện các nốt mụn đến khi da bị bong tróc. Cụ thể, bệnh sẽ trải qua 4 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Giai đoạn đỏ da

Da xuất hiện các mảng đỏ, bị nổi cộm hoặc bị sưng phù lên, đồng thời xuất hiện các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu.

Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy vùng da nền bị tổn thương. Kèm theo đó là tình trạng da xuất hiện những nốt mẩn có kích thước nhỏ như hạt kê. Đây chính là những mụn nước đang được hình thành dưới da.

Giai đoạn 2: Giai đoạn bệnh chàm hình thành mụn nước

Ở giai đoạn này, da bắt đầu nổi mụn nước và có xu hướng ngày càng lan rộng. Những dấu hiệu đặc trưng ở vùng da chịu thương tổn đó là:

Xuất hiện các mụn nước nhỏ với kích thước từ 1mm đến 2mm, những mụn này thường tự vỡ và không quá sâu.

Vị trí của các mụn nước thường nằm sát nhau và khiến cho da bị thương tổn.

Các nốt mụn nước mới sẽ được hình thành ngay sau khi những nốt mụn cũ bị vỡ đi. Tình trạng này có thể kéo dài trong vòng nhiều ngày hoặc trong vài tuần.

Khi các mụn nước bị vỡ đi, da sẽ xuất hiện một vài vết nhỏ giống như khi bị kim đâm. Các nốt này sẽ khiến cho da bị trợt, đỏ và bị rò rỉ dịch. Thêm vào đó, da sẽ bị bưng mủ và nhiễm khuẩn.

Giai đoạn 3: Giai đoạn bệnh chàm lên da non

Ở giai đoạn này, vùng da bị chàm bắt đầu có dấu hiệu được cải thiện như giảm xung huyết, giảm rò rỉ dịch, giảm tình trạng bị viêm. Ngoài ra, vùng da tổn thương khô dần, đóng vảy và bắt đầu lên da non.

Giai đoạn 4: Giai đoạn Liken hóa

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh ở giai đoạn này là sắc tố da bị thay đổi, da bị thâm và thô rát. Khi dùng tay sờ vào bề mặt da, bạn sẽ thấy da bị cộm, cứng và lộ rõ đường hằn.

Nguyên nhân bệnh chàm

Bệnh xảy ra là do cơ thể con người chịu tác động bởi các yếu tố ngoại sinh và nội sinh. Cụ thể như sau:

Những nguyên nhân ngoại sinh gây bệnh:

Nguyên nhân nội sinh gây bệnh :

Do yếu tố di truyền: Một số gen trong cơ thể có khả năng gây nên bệnh chàm. Mặc dù vậy, không phải tất cả các trường hợp có gen này đều có nguy cơ tiến triển thành những biểu hiện cụ thể của bệnh.

Do hệ thần kinh trung ương bị rối loạn: Stress, căng thẳng… là những yếu tố dẫn đến tình trạng hệ miễn dịch bị mất cân bằng và gây nên bệnh.

Do nội tiết tố bị rối loạn: Gây tác động tiêu cực lên hệ miễn dịch, tăng khả năng bị chàm nhiều hơn.

Rối loạn chức năng của nội tạng: Gồm những vấn đề về tuyến giáp, gan, dạ dày. Những điều này sẽ làm sức đề kháng của con người bị suy giảm và dẫn đến bệnh.

Dấu hiệu của bệnh chàm

Bệnh có một số biểu hiện, triệu chứng giống với một số bệnh lý về da khác. Tuy nhiên, chúng còn có những điểm dễ phân biệt sau:

Xuất hiện các nốt phát ban: Vùng da của người bị chàm thường có màu hồng và bị nổi chấm ban. Thông thường, dấu hiệu này dễ khiến cho người bệnh hiểu nhầm là bị dị ứng thực phẩm.

Nổi mụn nước: Màu da của người bệnh chuyển từ màu hồng sang màu đỏ. Kèm theo đó là xuất hiện các nốt mụn liti và chứa đầy dịch. Ban đầu, những nốt mụn này chỉ mọc lưa thưa. Càng về sau, chúng mọc lại thành từng cụm nhỏ rồi lan sang các vùng da khác, gây cho người bệnh cảm giác nóng rát, ngứa ngáy khó chịu.

Tác hại của bệnh chàm

Bệnh có thể được điều trị dứt điểm nếu như người bệnh biết cách điều trị kịp thời và hợp lý. Tuy nhiên, nếu chủ quan và coi thường, bệnh sẽ có nguy cơ tiến triển nặng hơn. Một số tác hại và biến chứng của bệnh đó là:

Ngứa ngáy, khó chịu khắp các vùng tay chân, đặc biệt là vùng da bị chàm.

Ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gây tâm lý tự ti cho người bệnh. Làn da luôn ở trong trạng thái bị nổi mụn, mẩn đỏ, đóng vẩy sẽ khiến bệnh nhân ngại giao tiếp, thậm chí càng có xu hướng sống thu mình hơn.

Vì bệnh chàm có thể lây truyền qua đường tình dục nên sẽ gây nguy cơ dẫn đến vô sinh.

Dễ mắc phải chứng viêm da thần kinh, lúc này da sẽ bị đóng vảy và chai cứng.

Trẻ em dưới 13 tuổi nếu bị chàm rất có thể bị viêm mũi dị ứng và hen suyễn.

Da bị nhiễm trùng do thói quen thường xuyên gãi ngứa hoặc bị cọ xát.

Cơ thể luôn ở trong trạng thái kém ăn, mệt mỏi, suy nhược, mất ngủ thường xuyên.

Có thể nói, bệnh chàm không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình bên ngoài mà còn tác động trực tiếp đến sức khỏe bên trong. Chính vì vậy, việc nhận biết những biến chứng có thể xảy ra sẽ giúp chúng ta nhận thức được mối nguy hiểm của căn bệnh cũng như kịp thời đưa ra hướng giải quyết triệt để.

Cách chữa bệnh chàm dứt điểm

Sử dụng các mẹo chữa bệnh dân gian hay các loại thuốc để bôi ngoài da là sự lựa chọn của đa số những trường hợp không may mắc phải bệnh. Khi dùng các bài thuốc dân gian, bạn sẽ hoàn toàn an tâm bởi phương pháp này không hề đem đến những tác dụng phụ gì cho cơ thể. Tuy nhiên, hiệu quả của cách chữa còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Mặt khác, bạn cần phải rất kiên trì và cần nhiều thời gian thì mới thấy được sự thay đổi rõ rệt.

Nếu dùng các loại thuốc bôi ngoài da, các triệu chứng của bệnh chỉ được thuyên giảm ở bên ngoài. Bệnh sẽ có nguy cơ bị tái phát trở lại do không được điều trị dứt điểm bên trong.

Hiểu rõ được cơ chế của bệnh da liễu nói chung và bệnh chàm nói riêng, chúng ta có thể thấy rằng, việc điều trị kết hợp cả trong ra ngoài vô cùng quan trọng. Đây chính là lý do để các bác sĩ, chuyên gia thuộc Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường bào chế ra sản phẩm “Ngưu bì giải độc ẩm”.

Ngưu bì giải độc ẩm là bài thuốc Đông y chuyên dùng để đặc trị các bệnh lý như viêm da tổ đỉa, bệnh hắc lào, vảy nến… Sản phẩm là sự kết hợp giữa các vị thảo dược nổi tiếng trong việc điều trị bệnh lý về da liễu, đó là Liên kiều, Kinh giới, Ké đầu ngựa, Hoàng liên, Kim ngân hoa, Ngưu bàng tử, Cam thảo, Xích thược, Bạch hoa xà thiệt thảo, Hoàng cầm, Bạch hoa xà thiệt thảo.

Ngưu bì giải độc ẩm gồm bộ ba bài thuốc: Thuốc uống, thuốc bôi, thuốc ngâm. Sự kết hợp này tạo nên sức mạnh “nội công ngoại kích” giúp đánh bay các nốt mụn xấu xí, nốt do bệnh chàm gây ra một cách triệt để. Trong đó:

Lộ trình điều trị bệnh chàm của Ngưu bì giải độc ẩm:

Cập nhật thông tin chi tiết về Chàm Bội Nhiễm Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!