Xu Hướng 5/2023 # Cha Của Bé Trai 2 Tháng Tử Vong Sau Khi Tiêm Vắc # Top 8 View | Sept.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Cha Của Bé Trai 2 Tháng Tử Vong Sau Khi Tiêm Vắc # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Cha Của Bé Trai 2 Tháng Tử Vong Sau Khi Tiêm Vắc được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ngày 14/4, trao đổi với phóng viên anh Lê Hữu Thế cho biết, anh đã làm đơn tố cáo phòng khám Phòng khám đa khoa khu vực An Phú (phường An Phú, TX Thuận An) cùng với phòng khám Nhi thành phố (phường Phú Lợi, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) và Bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương (phường Phú Cường, TP Thủ Dầu Một).

Anh Thế cho rằng những nơi này đã vi phạm quy định về khám, chữa bệnh gây nên cái chết thương tâm cho con trai anh là bé L.H.V.H (2 tháng tuổi).

Theo nội dung đơn tố cáo, vào sáng 10/4 gia đình đưa bé H. đến tiêm chủng tại Phòng khám đa khoa khu vực An Phú (phường An Phú, thị xã Thuận An). Sau khi tiêm ngừa đến 15 giờ cùng ngày, bé H. bắt đầu lên cơn sốt và không có dấu hiệu giảm.

Lập tức gia đình chuyển bé lên phòng khám Nhi thành phố (phường Phú Lợi, TP Thủ Dầu Một) để khám. Tại đây bé được chẩn đoán “Sốt sau chủng ngừa” rồi cho thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi và thuốc hạ sốt điều trị.

Đến sáng 11/4 bé vẫn khóc rất nhiều mà không thuyên giảm, gia đình lại đưa đến phòng khám Nhi thành phố thì nơi này không tiếp nhận mà yêu cầu chuyển sang bệnh viện khác. Gia đình tiếp tục đưa bé đến Bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương.

“Khi các bác sĩ đưa vào cấp cứu con tôi vẫn khóc rất nhiều, tuy nhiên khoảng 20 phút sau thì không thấy khóc nữa. Các bác sĩ ra báo với gia đình là con tôi đã tử vong khiến gia đình tôi rất bất ngờ và muốn chết lặng bởi sự việc diễn ra rất đột ngột và không biết lý do vì sao?

Điều đáng nói là sau khi con tôi mất thì bệnh viện chỉ báo gia đình tôi đóng phí khám bệnh 70.000 đồng rồi bảo gia đình đưa cháu về. Bệnh viện không hề nói nguyên nhân con tôi mất, không cấp giấy báo tử và bất cứ giấy tờ gì cho gia đình tôi, còn ép gia đình tôi đưa cháu về không được ở lại bệnh viện” – anh Thế thuật lại trong đơn tố cáo.

Theo người làm đơn, sau cái chết của con trai, hiện vợ anh đang khóc ngất và rất đau lòng. Do đó anh mong muốn cơ quan chức năng xem xét tìm lại công bằng cho gia đình, để con trai ra đi được thanh thản.

Về phía Bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương, Bà Phùng Thị Kim Dung, Phó Giám đốc bệnh viện khẳng định với phóng viên bé đã ngưng tim, ngưng thở, chết não khi vào viện.

“Lúc chúng tôi hồi sức bé ở phòng cấp cứu, mẹ bé khóc còn ba bé nằm vật vã ra sàn. Chúng tôi tư vấn là bé đã tử vong nhưng gia đình không chấp nhận, bảo rằng cứ còn nước còn tát. Đúng là trên tinh thần vậy, nhưng “chả còn tí nước nào thì lấy gì tát”.

Chúng tôi đã làm hết khả năng và sức lực của mình nhưng phải nói là bé đã tử vong trước khi vào rồi, phổi đã thâm và không bắt được mạch cảnh. Không có tính hiệu nào để sống hết”, bác sĩ Dung thông tin.

Thiên Kim

Tiêm Vắc Xin Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung Khi Nào?

Trưởng bộ môn ung thư, Đại học Y dược TP HCM cho biết, HPV là loại vi rút phổ biến đến nỗi phần lớn đàn ông và phụ nữ từng quan hệ tình dục sẽ nhiễm vào một thời điểm nào đó trong đời.

Bác sĩ Trần Đặng Ngọc Linh cho biết, nữ giới 9-26 tuổi có thể tiêm vắc xin ngừa vi rút HPV, song thời điểm tốt nhất là 9-16 tuổi.

Trưởng bộ môn ung thư, Đại học Y dược TP HCM cho biết, HPV là loại vi rút phổ biến đến nỗi phần lớn đàn ông và phụ nữ từng quan hệ tình dục sẽ nhiễm vào một thời điểm nào đó trong đời. Vi rút gây ra mụn cóc sinh dục hoặc ung thư: cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn, hầu họng.

Tính riêng ung thư cổ tử cung, mỗi năm Việt Nam có hơn 5.000 người mắc và 2.500 phụ nữ tử vong. Bệnh có thể ngăn ngừa bằng cách tiêm vắc xin ngừa HPV cũng như tầm soát, song nhiều phụ huynh lo sợ tác dụng phụ hoặc ngại giải thích kiến thức giới tính cho trẻ em gái, nên chần chừ không tiêm vắc xin ngừa HPV từ sớm.

“Tôi có nghe bạn bè nói nên cho con tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung, nhưng nghĩ đến chuyện phải giải thích cho con kiến thức giới tính, lại sợ vẽ đường cho hươu chạy. Hơn nữa, con bé mới 9 tuổi, còn quá sớm để nghĩ đến ung thư”, chị T.T, một phụ huynh ở quận 3, TP HCM chia sẻ.

9-16 tuổi là độ tuổi lý tưởng nhất để cho con tiêm vắc xin ngừa HPV

Theo bác sĩ Ngọc Linh, có nhiều lý do khoa học để các nước tiên tiến trên thế giới khuyến cáo bố mẹ nên tiêm vắc xin sớm cho con gái. Thứ nhất, tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung ở người càng trẻ thì đáp ứng miễn dịch càng cao, do kháng thể được sản sinh ra nhiều hơn.

Thứ hai, trẻ có thể nhiễm vi rút HPV dù không quan hệ hoặc tiếp xúc tình dục. Nguy cơ lây nhiễm xảy ra khi tiếp xúc với đồ lót, đồ bơi… Ngày nay, một số bé gái bắt đầu có xu hướng quan hệ tình dục sớm hơn và phụ huynh thường không dự đoán được. Do đó, chủng ngừa càng sớm thì càng tránh được nguy cơ trẻ đã phơi nhiễm và nhiễm HPV trước khi tiêm.

Thứ ba, vắc xin này có hiệu quả kéo dài đến 30 năm. Phụ huynh cũng không lo tiêm vắc xin sớm sẽ giảm hiệu quả lâu dài về sau. Chuyên gia khuyên, trẻ nên tiêm đủ ba mũi theo phát đồ 0-2-6 tháng và không cần làm xét nghiệm gì trước khi tiêm.

Suốt nhiều năm làm việc, bác sĩ Linh thường xuyên nhận được câu hỏi: “Nếu đã quan hệ tình dục thì tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung còn tác dụng không?”. Trên thực tế, chị em có thể nhiễm một hoặc vài chủng HPV sau khi gần gũi bạn đời. Việc tiêm vắc xin ngừa HPV sẽ giúp phòng chống các chủng nguy cơ cao chưa mắc phải.

Song song với việc tiêm vắc xin ngừa HPV, cần tầm soát ung thư định kỳ để phòng bệnh triệt để, đặc biệt với phụ nữ trung niên.

HPV dễ tái nhiễm, tức là sau khi cơ thể loại thải vẫn có thể nhiễm lại chúng. Miễn dịch tự nhiên của cơ thể không phòng được tái nhiễm nhưng vắc xin ngừa được vấn đề này. Song song với việc tiêm vắc xin ngừa HPV, phụ nữ vẫn cần tham gia tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ.

Bác sĩ Linh dẫn báo cáo mới nhất của Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Mỹ cho thấy, có hơn 205 triệu liều vắc xin ngừa HPV đã sử dụng trên thế giới. Vắc xin ngừa HPV cũng được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận tính an toàn. Theo Hiệp hội Sản Phụ khoa Mỹ, chưa ghi nhận trường hợp tử vong nào vì vắc xin này.

(Theo Vnexpress)

Tử Vong Sau Khi Khám Tại Cơ Sở Y Tế Tư Nhân

Theo người nhà anh Nguyễn Mạnh H., trú tại phường Cẩm Phú, thành phố Cẩm Phả cho biết: Ngày 22/8, anh Nguyễn Mạnh H. thấy đau bụng và đi khám tại Phòng khám đa khoa y cao Hà Nội, tại phường Cẩm Thạch, thành phố Cẩm Phả.

Vì thấy người nhà bị tử vong bất thường nên gia đình bệnh nhân đã yêu cầu cơ quan chức năng điều tra làm rõ.

Đến khoảng 20 giờ cùng ngày, thấy bệnh tình không có tiến triển gia đình đã đưa anh H. đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả, tuy nhiên đến khoảng 9 giờ, ngày 23/8, thì anh H. tử vong.

Theo như bác sỹ Đỗ Huy Đính, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả,  người đã tiến hành cấp cứu cho bệnh nhân cho biết: Bệnh nhân đến cấp cứu trong tình trạng nôn nhiều, mệt mỏi, đi ngoài, mạch chậm nên ngay lập tức bệnh nhân được đưa lên phòng hồi sức tích cực.

Qua phân tích các phim chụp cũng như các xét nghiệm, chuẩn đoán bệnh nhân bị ngộ độc thuốc cản quang và tiến hành giải độc, theo dõi. Mặc dù đã tập trung đầy đủ các y bác sỹ có kinh nghiệm để cấp cứu nhưng đến sáng 23/8, diễn biến của bệnh nhân càng ngày càng xấu đi và tử vong.

Theo thông tin từ Phòng Y tế thành phố Cẩm Phả, Phòng khám đa khoa y cao Hà Nội đã đóng cửa không hoạt động, đồng thời cũng chưa liên lạc được với đại diện của phòng khám này.

Hiện vụ việc đang được các cơ quan điều tra tiến hành làm rõ.

Thành Công

Làm Cha Sau Khi Bị Ung Thư Tinh Hoàn

Ung thư tinh hoàn và các phương pháp điều trị ung thư tinh hoàn có thể ảnh hưởng đến mức độ hormone và khả năng làm cha sau khi điều trị. Do đó, người bệnh cần được tư vấn kỹ với bác sĩ về những ảnh hưởng có thể xảy ra trước khi bắt đầu điều trị để người bệnh nhận thức được những rủi ro và đưa ra các lựa chọn để có thể có con sau này.

1. Ung thư tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn là một loại ung thư tương đối hiếm xảy ra ở tinh hoàn, nơi sản xuất testosterone và lưu trữ tinh trùng. Testosterone có vai trò kiểm soát sự phát triển của cơ quan sinh sản và các đặc điểm thể chất khác của nam giới. So với các loại ung thư khác, ung thư tinh hoàn xảy ra rất hiếm hơn, nhưng ung thư tinh hoàn là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới tại Mỹ trong độ tuổi từ 15 đến 35. Ung thư tinh hoàn có khả năng điều trị thành công cao, ngay cả khi ung thư đã di căn ra ra ngoài tinh hoàn. Tùy thuộc vào loại và giai đoạn ung thư tinh hoàn, người bệnh sẽ được điều trị bằng các phương pháp khác nhau.

Phương pháp điều trị ung thư tinh hoàn có thể làm giảm hoặc mất đi khả năng sinh sản của người đàn ông. Nhưng điều đó không có nghĩa là người bệnh sau điều trị ung thư không thể có con đẻ của mình. Các bác sĩ sử dụng các phương pháp điều trị như phẫu thuật, hóa trị và xạ trị để tiêu diệt ung thư và bảo vệ khả năng sinh sản cùng một lúc. Tuy nhiên, chìa khóa để có thể có con sau điều trị lại được thực hiện trước khi bắt đầu điều trị ung thư bằng cách lưu trữ tinh trùng của người bệnh trước khi điều trị.

2. Tại sao các phương pháp điều trị ung thư tinh hoàn ảnh hưởng đến chức năng sinh sản?

Các phương pháp để điều trị ung thư tinh hoàn phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm loại ung thư và giai đoạn ung thư, sức khỏe tổng thể và nguyện vọng của người bệnh.

2.1. Phẫu thuật

Phẫu thuật được chỉ định trong các trường hợp như sau:

Phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn là phương pháp điều trị chính cho gần như tất cả các giai đoạn và loại ung thư tinh hoàn. Để loại bỏ tinh hoàn, bác sĩ phẫu thuật thực hiện một vết mổ ở háng và lấy toàn bộ tinh hoàn thông qua lỗ mở. Sau đó, bác sĩ sẽ đặt tinh hoàn giả chứa đầy nước muối có thể được đặt vào bìu. Trong trường hợp ung thư tinh hoàn giai đoạn đầu, người bệnh chỉ cần phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn là phương pháp điều trị duy nhất.

Phẫu thuật để loại bỏ các hạch bạch huyết gần đó được thực hiện thông qua một vết mổ ở bụng. Bác sĩ phẫu thuật sẽ cẩn thận thực hiện để tránh làm tổn thương các dây thần kinh xung quanh các hạch bạch huyết, nhưng trong một số trường hợp có thể không tránh khỏi tổn thương cho dây thần kinh. Các dây thần kinh bị tổn thương có thể gây khó khăn khi xuất tinh, nhưng sẽ ảnh hưởng đến cương cứng.

2.2 Xạ trị

Xạ trị sử dụng các chùm năng lượng mạnh, như tia X, để tiêu diệt các tế bào ung thư. Trong quá trình xạ trị, người bệnh nằm trên bàn và một cỗ máy lớn di chuyển xung quanh cơ thể để nhắm các chùm năng lượng vào các điểm đã định xác định từ trước trên cơ thể người bệnh. Liệu pháp xạ trị có thể được thực hiện đơn độc hoặc được thực hiện sau khi người bệnh đã phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn. Tác dụng phụ của xạ trị bao gồm buồn nôn và mệt mỏi, cũng như đỏ da và kích ứng ở vùng bụng và háng. Xạ trị cũng có khả năng làm giảm số lượng tinh trùng và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở một số nam giới, do đó người bệnh cần được bác sĩ tư vấn về các lựa chọn để bảo quản tinh trùng trước khi bắt đầu xạ trị.

2.3 Hóa trị

Điều trị hóa trị liệu sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc hóa trị đi khắp cơ thể để tiêu diệt các tế bào ung thư đã di căn từ khối u ban đầu. Hóa trị được chỉ định đơn độc để điều trị hoặc hoặc có thể được chỉ định trước hoặc sau khi phẫu thuật cắt bỏ hạch.

Tác dụng phụ của hóa trị liệu phụ thuộc vào các loại thuốc cụ thể mà người bệnh được sử dụng. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm mệt mỏi, buồn nôn, rụng tóc và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Hóa trị cũng có thể dẫn đến vô sinh ở một số nam giới, có thể là vĩnh viễn trong một số trường hợp, do đó người bệnh cần được bác sĩ tư vấn kỹ lưỡng về các lựa chọn để bảo quản tinh trùng trước khi bắt đầu hóa trị.

3. Ngân hàng tinh trùng

Một nghiên cứu mới gần đây được thực hiện tại Na Uy bằng cách theo dõi trong vòng 11 năm về khả năng làm cha trong hơn 1.800 người bệnh sau điều trị ung thư tinh hoàn. Tổng cộng có 554 người đàn ông cho biết họ đã cố gắng làm cha sau khi điều trị ung thư và hơn hai phần ba (68%) đã trở thành cha đẻ mà không cần bất kỳ hỗ trợ sinh sản nào. Tuy nhiên, có 12 người bệnh đã sử dụng tinh trùng đã bị tổn thương sau điều trị ung thư.

Một số người bệnh khác đã trở thành cha thông qua việc nhận con nuôi hoặc khi vợ hoặc bạn gái của họ mang thai bằng cách nhận tinh trùng được hiến tặng và công nghệ hỗ trợ sinh sản. Tuy nhiên, nghiên cứu này có điểm hạn chế là không thể theo dõi và đánh giá các vấn đề sinh sản ở vợ hoặc bạn gái của người bệnh.

4. Thời gian làm cha sau điều trị ung thư tinh hoàn

Sau đợt điều trị 3 tháng là người bệnh có thể có con, tuy nhiên, người bệnh cần đi xét nghiệm tinh trùng, siêu âm bìu, xét nghiệm máu để biết tình trạng tinh hoàn còn lại, từ đó dự đoán khả năng có con. Nhiều khả năng là người bệnh sẽ bị vô tinh sau đợt điều trị. Tuy nhiên, sau 1-2 năm có thể người bệnh sẽ có lại tinh trùng trong tinh dịch. Nếu sau thời gian này mà bạn vẫn bị vô tinh thì kỹ thuật microTESE có thể giúp tìm được tinh trùng trong tinh hoàn để làm thụ tinh trong ống nghiệm.

Nếu người bệnh có trữ tinh trùng trước khi điều trị thì có thể dùng tinh trùng đó để làm hỗ trợ sinh sản bất cứ lúc nào.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Với các kỹ thuật xét nghiệm, siêu âm, chụp Xquang cho kết quả chính xác, các bác sĩ sẽ căn cứ và đưa ra phác đồ chữa trị khoa học, cùng với sự hợp tác của người bệnh, việc điều trị sẽ có nhiều tiến triển tốt đẹp.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cha Của Bé Trai 2 Tháng Tử Vong Sau Khi Tiêm Vắc trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!