Bạn đang xem bài viết Cắt U Buồng Trứng To Như Người Mang Bầu 7 Tháng được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
(CAO) Người phụ nữ 52 tuổi, ngụ TPHCM bị đau vùng hạ vị. Vì nghĩ chỉ bị chột bụng nên bà không thăm khám. Tuy nhiên, bụng ngày càng có dấu hiệu đau nhiều và ngày càng to như mang thai nên bà đến Bệnh viện Hùng Vương thăm khám.
Tại bệnh viện, bệnh nhân được siêu âm, bác sĩ phát hiện bà bị u buồng trứng trái, khối u phát triển rất to. Khối u lành tính nên bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật nội soi dưới hỗ trợ hình ảnh 3D
Sau khi bóc tách, khối u với kích thước khoảng 10cm đã được lấy ra khỏi người bệnh nhân. Một ngày sau mổ, bệnh nhân hồi phục tốt và được xuất viện.
Ca phẫu thuật bằng phương pháp nội soi 3D cắt u buồng trứng khổng lồ cho một phụ nữ tại BV Hùng Vương . Ảnh: Thiên Chương
Theo Huỳnh Xuân Nghiêm, Phó giám đốc Bệnh viện Hùng Vương, với trường hợp của bệnh nhân trên, nếu không giải quyết khối u sớm có thể sẽ khiến u bị vỡ trong ổ bụng hoặc viêm phúc mạc.
Bệnh viện Hùng Vương là bệnh viện công lập đầu tiên phía Nam đưa công nghệ mổ nội soi 3D vào phẫu thuật mổ ung thư phụ khoa. Ứng dụng kỹ thuật nội soi 3D trong phẫu thuật ung thư phụ khoa như bóc u nang buồng trứng, cắt phần phụ (tai vòi buồng trứng), cắt tử cung, bóc nhân xơ, ung thư giai đoạn sớm cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung…
Bằng hình ảnh 3D, các phẫu thuật viên có thể nhìn rõ những khu vực lẩn khuất và có thể loại bỏ các khối u dễ dàng nhất. Sắp tới kỹ thuật này sẽ được ứng dụng để tiến hành phẫu thuật trong ngày (sáng phẫu thuật, chiều xuất viện) nhằm giảm tối đa thời gian nằm viện và hạn chế thương tổn cho bệnh nhân.
Các bác sĩ khuyến cáo, chị em tầm 35-45 tuổi nên đi tầm soát bệnh lý phụ khoa mỗi năm để sớm phát hiện các bệnh lý nếu có. Nếu để khối u phát triển quá lớn, vỡ các nang sẽ xử lý rất khó, các nguy cơ nhiễm trùng cao, hệ quả khó lường hơn.
Ngô Đồng
Bệnh Viện Ung Bướu Hà Nội Phẫu Thuật Thành Công Cho Người Phụ Nữ Mang Khối U To Như Mang Thai 7 Tháng
Người phụ nữ “chưa từng biết đau ốm là gì” đến bệnh viện với chiếc bụng to như mang thai 7 tháng, “tá hỏa” khi được bác sĩ thông báo có khối u buồng trứng kích thước lên tới 30 cm.
Đó là bệnh nhân N.T.A (Thường Tín – Hà Nội). Theo bệnh nhân chia sẻ, vốn có sức khỏe rất tốt, được mọi người xung quanh ví như “con trâu đất”. Cách đây khoảng 5 tháng, cơ thể bắt đầu có dấu hiệu bất thường, tăng đến 4 kg trong thời gian ngắn và chỉ thấy to ở phần bụng. Thỉnh thoảng có cảm giác tức bụng lại nghĩ “chắc làm nhiều nên đói”. Dù bụng ngày càng to nhanh nhưng bệnh nhân vẫn cho rằng đó là do mình ăn khỏe.
Bụng bệnh nhân to như mang thai 7 tháng.
Gần đây, ai gặp bệnh nhân A cũng không khỏi ngạc nhiên vì nhìn bụng như mang bầu sắp đẻ. Sau khi được nhiều người khuyên nhủ, bệnh nhân A. mới đến bệnh viện ở địa phương khám và được chuyển thẳng lên Bệnh viện Ung bướu Hà Nội vì nghi ngờ ung thư. Đây cũng là lần đầu trong đời bệnh nhân A đi khám sức khỏe chuyên sâu.
Tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, qua khai thác bệnh sử, bệnh nhân không ra máu âm đạo, không gầy sút cân. Các kết quả xét nghiệm cho thấy, ổ bụng từ tiểu khung lên tới ngang tụy có khối tỷ trọng dạng nang, kích thước 20 x 30 cm, đè đẩy các quai tuột sang hai bên và lên trên, đẩy tử cung ra trước. Đặc biệt, chỉ điểm u cho kết quả cao gấp 15 lần bình thường, nghi ngờ u ác tính ở buồng trứng. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật tại khoa Ngoại vú – Phụ khoa.
Các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn kĩ càng trước mổ do ca phẫu thuật tiềm ẩn nhiều nguy cơ như khối u lớn dính các tạng xung quanh, chảy máu, tổn thương tạng, mạch máu trong ổ bụng gây khó khăn trong việc phẫu tích.
Trong khoảng 1 giờ, khối u đã được bóc tách hoàn toàn. Sinh thiết tức thì ngay trong mổ cho kết quả ung thư buồng trứng nên phẫu thuật viên đã đồng thời cắt tử cung, 2 buồng trứng, mạc nối lớn. Bệnh nhân được phẫu thuật triệt căn để không phải mổ nhiều lần, đường rạch thành bụng cũng được hạn chế tối đa giúp quá trình hậu phẫu nhẹ nhàng, mau lành.
Sau 2 ngày, bệnh nhân hồi phục tốt, vết mổ khô nhanh, có thể sinh hoạt và đi lại bình thường. Bệnh nhân tâm sự: “Đúng là tôi chủ quan quá vì từ bé đến giờ chẳng biết ốm đau hay đi bệnh viện là gì. Trước khi mổ tôi cũng lo lắm nhưng giờ thì nhẹ người rồi.”
Theo các bác sĩ Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, ung thư buồng trứng được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” vì bình thường không có các biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Người bệnh chỉ phát hiện qua những triệu chứng như đau tức bụng, chướng bụng, bụng to bất thường… Song, những triệu chứng này cũng thường bị nhầm lẫn với những vấn đề như rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh… Để ngăn chặn bệnh ung thư này, chị em nên có hành vi sức khỏe tốt, lắng nghe cơ thể của mình và biết lịch sử gia đình mình xem có ai bị bệnh này trước đó không. Khám tầm soát phát hiện sớm ung thư là việc làm cần thiết bởi ung thư buồng trứng nếu phát hiện sớm khi bệnh mới bắt đầu thì tỉ lệ sống thêm 5 năm tăng 30% đến 90%.
Phương Linh
Vũ Thị Tuyết
U Nang Buồng Trứng Khi Mang Thai
U nang buồng trứng là một túi chứa đầy chất lỏng phát triển trong buồng trứng. Đây không phải là bệnh hiếm gặp. U nang buồng trứng có thể xuất hiện trước khi mang thai với kích thước nhỏ bé dưới 3 – 4 cm đường kính và không gây triệu chứng gì nên nhiều người thường không phát hiện ra bệnh cho đến lúc đi khám. Vậy làm thế nào các mẹ có thể nhận biết mình có u nang buồng trứng?
2. Những biểu hiện của u nang buồng trứng ở phụ nữ mang thaiU nang buồng trứng thường không gây ra các triệu chứng rõ ràng nào khi chưa có biến chứng. Thường mẹ bầu có thể thấy đau nhẹ bụng dưới, tức tức bụng hoặc mỏi lưng, đau lưng…Khi biến chứng xảy ra, mẹ bầu sẽ thấy mệt mỏi với các triệu chứng như:
Khó khăn trong việc đi tiểu hoặc không đi được, sốt cao, đau lưng khi khối u chèn ép gây nhiễm trùng đường tiết niệu, khó thở khi u to chèn ép cơ hoành
Các cơn đau bụng đột ngột xuất hiện, sốt hoặc có biểu hiện nhiễm độc khi u bị vỡ hoặc bị xoắn
Cảm thấy buồn nôn, đau ngực hoặc muốn nôn mửa giống như thai nghén.
Gầy yếu, sụt cân, bụng to nhanh khi u hóa ác tính.
3. U nang buồng trứng khi mang thai có nguy hiểm không?Mức độ nguy hiểm của u nang buồng trứng phụ thuộc vào kích thước và loại u nang buồng trứng. Mặc dù u nang có thể nhỏ hoặc lành tính ngay lúc đầu nhưng nó có thể tăng kích thước trong thai kỳ.
Trong một số trường hợp nếu không có biện pháp can thiệp sớm, u nang có thể tiến triển gây ra các biến chứng nguy hiểm cho thai phụ như:
Lúc này u to, dạng đặc sẽ chèn ép lên tử cung gây cản trở sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, u cũng chèn ép lên các bộ phận lân cận như bàng quang gây bí tiểu, tiểu nhiều lần lắt nhắt và chèn ép ruột làm tăng tình trạng táo bón của thai phụ. Nguy hiểm hơn, u có thể chèn ép lên niệu quản gây ứ nước ở thận dẫn đến viêm đài bể thận, suy thận.
Một trong những biến chứng của u nang buồng trứng là u bị vỡ. Điều này xảy ra khi u dạng dịch bị tử cung hoặc các cơ quan vùng chậu chèn ép.
Hiện tượng xoắn thường xảy ra ở thời kỳ hậu sản (sau sinh), lúc này tử cung thu nhỏ lại làm ổ bụng trống khiến u dễ bị xoắn cuống. Những trường hợp xoắn cuống chủ yếu xảy ra với các loại u có cuống nhưng kích thước nhỏ mà tỷ trọng nặng như u bì buồng trứng.
Tùy vào từng loại u mà tỷ lệ u hóa ác tính khác nhau. Tỷ lệ ung thư của u buồng trứng khi mang thai là khoảng từ 1/10.000 đến 1/25. 000. Đa số u hóa ác tính xảy ra khi khối u nằm quá lâu trong ổ bụng mà không được phát hiện. Đặc biệt. trong thai kỳ, u vẫn có thể hóa thành ung thư buồng trứng, gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
4. Điều trị u nang buồng trứng ở phụ nữ mang thaiBác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp cho từng loại nang buồng trứng khác nhau.
Việc đi khám sớm ở 3 tháng đầu thai kỳ rất quan trọng. Nếu phát hiện có khối u buồng trứng thực thể. Bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu làm các xét nghiệm huyết thanh, siêu âm…để dự đoán mức độ to, nhỏ và độ lành tính của u.
Nếu sau khi xét nghiệm là u lành tính và không ảnh hưởng nhiều, mẹ sẽ không phải phẫu thuật. Nguy hiểm hơn việc phẫu thuật ở 3 tháng đầu thai kỳ sẽ tăng nguy cơ xảy thai và cũng không tốt cho cả mạ và con vì mẹ phải dùng nhiều thuốc.
Trường hợp bất đắc dĩ là u ác tính hoặc có biến chứng, vỡ, xoắn,.. thì buộc phải phẫu thuật ở bất kỳ thời điểm nào của thai nghén.
3 tháng giữa thai kỳ là thời điểm có thể làm phẫu thuật bỏ u nang buồng trứng trong trường hợp cần thiết. Vì lúc này hoàng thể thai kỳ do buồng trứng tiết ra đã hết nhiệm vụ. Việc nuôi dưỡng thai nhi là do nhau thai đảm nhận và tử cung cũng ít bị nhạy cảm hơn. Điều này sẽ sẽ giúp cho việc phẫu thuật tăng độ an toàn hơn.
Sau khi phẫu thuật, khối u nang tiếp tục được đem đi xét nghiệm để biết được đó là u ác hay lành tính.
Nếu là u lành, thai phụ sẽ tiếp tục dưỡng thai, quá trình thai nghén sẽ bình thường như khi không có khối u. Còn nếu là u ác hay ung thư buồng trứng thì các bác sĩ sẽ đặt vấn đề cứu mẹ lên đầu. Lúc này các bác sĩ sẽ tùy vào tình trạng thai nhi và mẹ để tính toán mổ lấy thai, cắt buồng trứng còn lại và điều trị hóa chất, xạ trị… để tăng tỷ lệ sống của 1 trong 2 hay cả 2.
Với u lành tính, bác sĩ sẽ cho mẹ chuyển dạ tự nhiên nếu u nang buồng trứng cản trở cuộc sinh, sẽ tiến hành mổ lấy thai. Và trong khi mổ lấy thai sẽ kết hợp mổ lấy luôn khối u buồng trứng.
Với u ác tính, sẽ phải sử dụng thuốc hỗ trợ phổi cho thai và tiến hành phẫu thuật lấy u buồng trứng khi thai đủ trưởng thành, có thể sống khỏe mạnh sau khi được sinh ra.
U nang buồng trứng sau khi sinh có thể phẫu thuật ở giai đoạn này vì an toàn cho cả mẹ và con.
Tùy vào tình trạng khối u cũng như mẹ và bé mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp để tăng tỷ lệ sống của cả 2. Do vậy việc mẹ bầu đi khám thường xuyên là rất quan trọng để sớm phát hiện ra bệnh và điều trị sớm.
Còn với những bạn đang có ý định mang thai thì nên đi kiểm tra trước khi có em bé để có thể chữa sớm trước khi mang bầu sẽ an toàn hơn.
BS Nguyễn Nga
(Visited 297 times, 1 visits today)
Cắt Buồng Trứng Là Gì? Các Thay Đổi Sau Cắt Buồng Trứng
Thông thường, để phòng ngừa ung thư, bác sĩ thường lựa chọn cắt bỏ cả hai buồng trứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp u nang, các chuyên gia khuyên người bệnh chỉ nên cắt bỏ buồng trứng có bất thường và giữ lại buồng trứng bình thường.
Có mấy cách thực hiện phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng?Theo các chuyên gia, có hai cách để thực hiện phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng là cắt buồng trứng theo phương pháp mổ hở hoặc phẫu thuật nội soi xâm lấn tối tiểu. Cụ thể:
Phẫu thuật mở: Trong một số trường hợp, bác sĩ phụ khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân tiến hành thực hiện phẫu thuật mở. Đây là biện pháp được thực hiện bằng cách rạch một vết rạch dài và duy nhất dưới bụng để đến buồng trứng. Phẫu thuật mở thường được chỉ định thực hiện trong trường hợp u nang lớn hoặc có khả năng gây ung thư.
Phẫu thuật nội soi: Biện pháp điều trị này được chỉ định nếu u nang đơn giản hoặc nhỏ. Bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch hai hoặc ba vết rạch nhỏ có chiều dài từ 5 mm đến 1 cm ở gần rốn hoặc bên dưới rốn. Sau đó, thông qua vết cắt họ sẽ đưa một đầu thiết bị nội soi vào buồng trứng để kiểm tra và giúp loại bỏ u nang, buồng trứng. Các vết cắt trên da sẽ được khâu lại bằng chỉ tự tiêu.
Thông thường, sau khi mổ, phẫu thuật hở sẽ để lại vết sẹo hình chữ C trên bụng. Bên cạnh đó, người bệnh thường phải ở lại bệnh viện lâu hơn phẫu thuật nội soi. Thời gian ở lại bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Còn đối với mổ nội soi, người bệnh không cần phải nằm viện quá lâu. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp làm giảm các biến chứng có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật như nhiễm trùng hoặc máu đông. Hơn nữa, phẫu thuật nội soi thường vì mục đích thẩm mỹ nên sau khi mổ xong thường không để lại sẹo hoặc sẹo rất nhỏ.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng và mức độ bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp nhằm giúp giảm thiểu yếu tố rủi ro đến mức thấp nhất có thể.
Điều gì xảy ra sau khi cắt buồng trứng? + Suy giảm hormoneTheo các chuyên gia, buồng trứng giúp tạo estrogen. Thế nhưng, khi mổ buồng trứng, cơ thể sẽ ngừng sản xuất estrogen. Lúc này hàm lượng estrogen trong cơ thể sẽ suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương, tim mạch, sa sút trí tuệ hoặc tử vong.
Theo một số tài liệu thống kên, phụ nữ khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh nhưng đã phẫu thuật buồng trứng ở tuổi 35 hoặc trẻ hơn thường có nguy cơ mất trí nhớ hoặc giảm nhận thức cao gấp hai lần những đối tượng không mổ buồng trứng. Bên cạnh đó, nguy cơ mắc bệnh tim của những người này cao gấp 7 lần và khả năng lên cơn đau tim cao gấp 8 lần.
Thông thường, để cải thiện tình trạng này, sau khi phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng, bác sĩ thường đề nghị người bệnh sử dụng liệu pháp hormone thay thế liều thấp. Bên cạnh đó, họ cũng yêu cầu người bệnh dùng một số loại thuốc khác và thử thay đổi lối sống để kiểm soát triệu chứng bệnh.
+ Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạchMặc dù các nhà khoa học không xác định chính xác được cơ chế hoạt động như sau khi buồng trứng bị cắt bỏ, phụ nữ thường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 7 lần. Việc sản xuất hormone của buồng trứng không đủ để đáp ứng các nhu cầu của cơ thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt và làm tăng khả năng mắc bệnh tim mạch.
+ Loãng xương + Ảnh hưởng đến tâm lý và tình dụcCắt bỏ buồng trứng là nguyên nhân làm estrogen sụt giảm nhanh trong cơ thể. Đây chính là yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý và cảm xúc của bệnh nhân. Vì vậy, sau khi phẫu thuật, người bệnh thường mất cảm giác ham muốn hoặc khó kích thích tình dục.
Cắt buồng trứng có kinh không?Cơ thể người phụ nữ có 2 buồng trứng, buồng bên trái và bên phải. Vì hai buồng trứng đều hoạt động độc lập nên nếu người bệnh chỉ cắt một buồng trứng và buồng còn lại vẫn có khả năng hoạt động bình thường, vẫn có thể điều trị được thì người bệnh vẫn có kinh bình thường. Tuy nhiên, trong trường hợp, cả hai buồng trứng và ống dẫn trứng đều bị loại bỏ, chức năng hoạt động của buồng trứng sẽ mất đi. Khi đó, người bệnh không thể có kinh nguyệt như bình thường.
Cắt buồng trứng có thai không?Buồng trứng chính là cơ quan giúp dẫn đường cho tinh trùng đến tìm trứng nhằm giúp tăng tỷ lệ đậu thai. Cả hai buồng trứng, bao gồm bên trái và bên phải đều có chung nhiệm vụ nhưng hoạt động lại độc lập.
Do đó, nếu người bệnh cắt một bên buồng trứng thì bên buồng trứng khỏe mạnh còn lại vẫn có khả năng duy trì sức khỏe sinh sản. Vì vậy, bệnh nhân vẫn có thể có thai sau khi loại bỏ 1 bên buồng trứng.
Tuy nhiên, nếu người bệnh cắt cả hai buồng trứng, chức năng của buồng trứng sẽ mất đi. Khi đó, bệnh nhân sẽ không có khả năng thụ thai tự nhiên thành công. Nếu muốn có con, phụ nữ có thể thực hiện biện pháp thụ tinh trong ống nghiệm bằng cách xin trứng.
Cắt buồng trứng hết bao nhiêu?Hiện nay chi phí cắt bỏ buồng trứng vẫn chưa được xác định cụ thể. Dựa vào phương pháp mổ, diện chính sách,… mà khoản chi phí chi trả cho ca cắt buồng trứng ở mỗi người là không giống nhau. Chẳng hạn, mức phí phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Cơ sở thăm khám và phẫu thuật mà bệnh nhân lựa chọn: Nếu bệnh nhân lựa chọn bệnh viện chẩn đoán và phẫu thuật uy tín, có chất lượng tốt, được trang bị đầy đủ máy móc hiện đại, cơ sở hạ tầng khang trang,… chi phí mổ sẽ cao hơn những nơi khám và chữa bệnh bình dân
Phương pháp cắt buồng trứng: Tùy thuộc vào biện pháp phẫu thuật mà chi phí mổ khác nhau. Thông thường, biện pháp mổ hở thường có chi phí thấp hơn mổ nội soi. Cụ thể, mổ nội soi buồng trứng thường có phí khoảng 8 – 10 triệu đồng, còn mổ hở thấp hơn nằm trong mức 6 – 8 triệu đồng. Nếu người bệnh có bảo hiểm chi trả, mức phí có thể thấp hơn.
Tình hình hồi phục sau khi mổ: Nếu vết mổ lành nhanh và bệnh bình phục sớm, bệnh nhân sẽ giảm thiểu được những khoản phí như viện phí, thuốc bồi dưỡng và thuốc kháng sinh,…
Điều Trị U Nang Buồng Trứng Trái Khi Mang Thai
Trong giai đoạn mang thai, người phụ nữ phải đặc biệt quan tâm đến sức khỏe của mình vì nó không chỉ tác động đến chính người mẹ mà còn ảnh hưởng đến thai nhi. Thực tế vẫn có rất nhiều trường hợp mẹ bầu mắc bệnh và một trong số đó phải kể đến bệnh u nang buồng trứng trái khi mang thai.
U nang buồng trứng trái là những quả bóng nhỏ chứa bên trong là không khí, chất dịch lỏng nằm ở bên trái buồng trứng. khối u này sẽ gây ra những áp lực lên phần bụng dưới và 95% trong số chúng được phát hiện là lành tính. U nang có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào đặc biệt là những phụ nữ đang trong độ tuổi từ 14 đến 50.
Phụ nữ bị u nang buồng trứng khi mang thai rất dễ bị sảy thai
Phụ nữ đang mang thai hoàn toàn có thể bị u nang buồng trứng bên trái. Theo các chuyên giá lý giải thì nguyên nhân là do trong thời kỳ mang thai, để đảm bảo hoạt động của thai kỳ, buồng trứng sẽ phải cung cấp progesterone nhiều hơn so với bình thường làm xuất hiện u nang.
U nang buồng trứng gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và thai nhi như sảy thai, sinh non,…
Sảy thai: khối u chèn ép vào tử cung, khiến tử cung bị kích thích, co bóp và đẩy thai ra ngoài.
Sinh non: trong hai quý đầu thai nhi vẫn phát triển bình thường, không chịu nhiều ảnh hưởng từ khối u. bước sang quý thứ 3, khối u khối lớn dần, tử cung bị chèn ép, kích thích co bóp và dẫn đến sinh non.
Chảy máu ổ bụng, viêm nhiễm: thai nhi phát triển lớn hơn khiến khối u nang bị chèn ép, vỡ, có thể làm chảy máu ổ bụng, viêm nhiếm và làm thai nhi bị nguy hiểm.
Điều trị u nang buồng trứng trái khi mang thaiChắc hẳn nếu không may rơi vào trường hợp này thì điều mà bất kỳ bà mẹ nào cũng quan tâm là cách điều trị u nang buồng trứng trái ra sao. Thực tế, tùy thuộc vào tình hình của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị riêng.
Thai nhi phát triển bình thường, không có bất kỳ dấu hiệu dọa sảy thai nào
U nang buồng trứng thuộc dạng thực thể lành tính, nếu là u nang cơ năng thì sẽ được chỉ định để theo dõi, không cần phẫu thuật.
Bệnh nhân có khối u không quá to, ổ bụng không có sẹo mổ cũ và phải có đầy đủ điều kiện để cắt nang buồng trứng qua nội soi.
Phụ nữ đang mang thai ở độ tuổi từ 19 – 40 mới được áp dụng phương pháp phẫu thuật.
Độ tuổi của thai nhi là từ 13 – 14 tuần tuổi, kích thước của u là từ 5 – 15 cm. Thai dưới 13 tuần tuổi nên được theo dõi thêm chứ không nên tiến hành phẫu thuật ngay vì sẽ có thể gây sảy thai.
Việc điều trị u nang buồng trứng cho bệnh nhân đang mang thai gặp phải rất nhiều khó khăn như không gian để tiến hành thao tác nhỏ hẹp, bệnh nhân dễ bị sung huyết, khối u nằm trong túi cùng Douglas,…
U nang buồng trứng khi mang thai gây ra nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Việc điều trị cho bệnh nhân u nang buồng trứng trái khi mang thai tùy thuộc vào nhiều yếu tố chẳng hạn như độ tuổi của thai, cơ địa bệnh nhân, loại u,… DS: Ngần/doisongbiz.com
U Nang Buồng Trứng Lúc Mang Thai Có Nguy Hiểm Không?
U nang buồng trứng lúc mang thai có nguy hiểm không?
U nang buồng trứng không phải là căn bệnh hiếm gặp ở chị em phụ nữ. Nhưng nếu mang thai bị u nang buồng trứng thì có nguy hiểm hay không? Hãy lắng nghe các bác sĩ chuyên khoa chia sẻ những mối nguy hiểm từ căn bệnh u nang buồng trứng lúc mang thai.
1. Bệnh u nang buồng trứng là gì?
U nang buồng trứng là bệnh thường gặp ở phụ nữ, nhất là những phụ nữ ở độ tuổi sinh sản. Ban đầu đó chỉ là khối u lành tính nhưng nếu không can thiệp kịp thời có thể biến chứng thành ung thư buồng trứng. Bệnh u nang buồng trứng lúc mang thai thường có 2 dạng:
U nang buồng trứng hoàng thể: U nang này hình thành do thay đổi nội tiết trong thời kỳ mang thai, thường biến mất sau 3 tháng đầu thai kỳ. U nang hoàng thể là u nang lành tính, không đáng lo ngại.
U nang buồng trứng thực thể: U nang buồng trứng thực thể thường gặp ở phụ nữ từng nạo hút thai, sảy thai. U nang buồng trứng này thông thường đã hình thành trong một thời gian khá dài, nhưng chị em chỉ phát hiện ra khi đi khám thai.
U nang buồng trứng thường được phát hiện khi khám thai
2. Nguyên nhân gây bệnh u nang buồng trứng
Trong suốt thời gian mang thai, hoàng thể trong cơ thể người phụ nữ sẽ tiết ra các hooc môn giúp niêm mạc tử cung phát triển, tạo điều kiện tốt nhất cho phôi thai làm tổ. Quá trình này sẽ diễn ra cho đến khoảng 12 tuần, khi bánh nhau hoàn thiện và có thể đảm nhận chức năng này. Trong trường hợp bình thường, hoàng thể sẽ teo nhỏ dần, thoái hóa và tiêu biến. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, hoàng thể không mất đi mà vẫn hiện diện trên buồng trứng, tạo thành các nang. Bên cạnh đó, khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có thể có nhiều nang buồng trứng và tồn tại trong suốt thai kỳ, gây ra tình trạng u nang buồng trứng.
3. Triệu chứng u nang buồng trứng
Đau: Chị em có thể cảm thấy cảm giác đau một cách mơ hồ, cảm giác như có vật gì đè nặng ở vùng bụng dưới hoặc vùng chậu phía có u nang. Ngoài ra, trong một số trường hợp u nang bị xoắn khiến chị em đau dữ dội và cần được đi cấp cứu.
Cảm giác trướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, kém ăn.
Bụng to hơn tuổi thai hoặc cảm giác áp lực lên ổ bụng tăng cao bất thường
Buồn nôn hoặc nôn: thường gặp trong trường hợp u nang bị xoắn)
Sốt do nhiễm trùng
Chóng mặt, choáng váng do mất máu
U nang buồng trứng thường đau ở vị trí vùng bụng dưới hoặc vùng chậu phía có u nang
4. U nang buồng trứng lúc mang thai có nguy hiểm không?
Rất nhiều chị em lo lắng, sợ hãi khi phát hiện mình bị u nang buồng trứng qua siêu âm. Trên thực tế, tốc độ phát triển của thai nhi khá nhanh, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai trong khi đó, các u nang buồng trứng cũng có khuynh hướng tăng trưởng về kích thước. Chính vì vậy, chắc chắn u nang sẽ ảnh hưởng và gây tác động đến thai nhi.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng u nang có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non và nhau tiền đạo. Ngược lại, tình trạng mang thai của người mẹ cũng có thể làm tăng biến chứng u nang buồng trứng ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, kể cả sau khi sinh con, dễ gặp nhất là tình trạng nang xoắn, vỡ u nang,…
5. Điều trị u nang buồng trứng lúc mang thai như nào?
Phần lớn các u nang đều không gây nguy hiểm đến thai kỳ, nếu là u nang hoàng thể thì có thể tự tiêu biến trong tam cá nguyệt thứ hai nên các mẹ bầu không nên quá lo lắng.
Các loại u nang buồng trứng thì vẫn có thể phát triển trong suốt thai kỳ nhưng chỉ gây cảm giác đau đớn và nặng nề cho thai phụ. Các bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình siêu âm để đảm bảo u nang không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng đối với thai kỳ.
Trong thời gian điều trị mẹ bầu cần lưu ý các biểu hiện cả quá trình thai kỳ
Hầu hết các u nang đều có thể tự tiêu biến trong thai kỳ mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu gặp phải trường hợp u nang xoắn thì ác bác sĩ thường sẽ can thiệp kịp thời bằng phương pháp phẫu thuật nội soi. Các nang hoàng thể nếu tiếp tục diễn tiến và có nguy cơ ảnh hưởng đến thai kỳ sẽ được các bác sĩ xem xét can thiệp chủ động vào tuần thứ 13 của thai kỳ hoặc vào 3 tháng giữa thai kỳ để không làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Như vậy, u nang buồng trứng lúc mang thai có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Khi gặp trường hợp này, các mẹ bầu cần theo dõi sát sao kèm với việc siêu âm, đánh giá để có biện pháp can thiệp kịp thời, nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
ngứa vùng kín trong thai kỳ nhiễm khuẩn sau sinh
Cập nhật thông tin chi tiết về Cắt U Buồng Trứng To Như Người Mang Bầu 7 Tháng trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!