Bạn đang xem bài viết Cập Nhật Phác Đồ Điều Trị Ung Thư Dạ Dày được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ung thư dạ dày là bệnh tổn thương ác tính, có tốc độ tiến triển nhanh, tiên lượng nặng. Nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày chưa rõ ràng, thường là hệ quả của lối sống sinh hoạt không lành mạnh. Cho đến nay ung thư dạ dày vẫn là một trong những bệnh khó điều trị do khó chẩn đoán sớm cũng như chưa có giải pháp điều trị chuyên biệt, đặc hiệu.
Hiện nay tùy theo từng giai đoạn mà ung thư dạ dày sẽ có những hướng điều trị khác nhau. Càng điều trị sớm, tỉ lệ khỏi bệnh càng cao, nguy cơ tái phát càng thấp. Việc tuân thủ phác đồ điều trị đóng một vai trò rất quan trọng đối với tiến triển sức khỏe của bệnh nhân.
1. Phác đồ điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 0 (Stage 0)
Ung thư dạ dày giai đoạn 0 là giai đoạn rất sớm của bệnh. Ở những giai đoạn này, những bất thường đầu tiên bắt đầu xuất hiện trong trong niêm mạc dạ dày của bệnh nhân, thường là trong cùng của lớp lót niêm mạc dạ dày. Rất hiếm bệnh nhân phát hiện được ung thư dạ dày giai đoạn này bởi hầu như không có đặc điểm nhận biết với các triệu chứng cụ thể.
Giai đoạn này thường điều trị theo 2 hướng phổ biến là phẫu thuật hoặc nội soi cắt bỏ niêm mạc dạ dày. Mục đích chính của hướng điều trị này là ngăn ngừa mầm mống ung thư có cơ hội phát triển.
1A. Phẫu thuật
Đây được xem là hướng chính cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn 0. Tùy vào vị trí của khối u trong dạ dày mà bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp phẫu thuật cắt dạ dày (gastrectomy) bao gồm:
Khi thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn 0, tất cả hạch nằm quanh dạ dày có thể đều sẽ được lấy ra để giảm tối đa nguy cơ bùng phát ung thư tại các hạch này.
1B. Thực hiện nội soi cắt bỏ niêm mạc
Thay vì thực hiện mổ hở trong phẫu thuật điều trị ung thư dạ dày, bệnh nhân có thể được thực hiện nội soi cắt bỏ niêm mạc. Đây là một trong những giải pháp hạn chế xâm lấn sâu vào niêm mạc, thường được áp dụng khá nhiều trong thời gian gần đây.
Tuy nhiên, thủ thuật nội soi cắt bỏ niêm mạc thường chỉ được sử dụng cho những khối u có kích thước nhỏ hơn 1cm và tình trạng khối u không bám sâu vào niêm mạc, dễ bóc tách. Những khối u phức tạp hơn thì cần phẫu thuật truyền thống để loại bỏ hoàn toàn, không để sót tế bào ung thư.
2. Phác đồ điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 1 (Stage 1)
Ở bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn 1, tế bào ung thư đã có kích thước lớn hơn, ảnh hưởng không chỉ đến niêm mạc dạ dày mà còn lan ra thành cơ. Xung quanh vị trí ung thư dạ dày, các hạch bạch huyết lân cận cũng có thể chứa các tế bào ung thư. Nếu ung thư giai đoạn 1 đơn thuần ở niêm mạc, chưa ảnh hưởng đến hạch bạch huyết thì phân loại giai đoạn 1A. Nếu giai đoạn 1 có ảnh hưởng đến hạch bạch huyết thì được phân loại giai đoạn 1B.
Giai đoạn này thường điều trị theo 3 hướng kết hợp là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Mục đích của hướng điều trị này là kiểm soát tế bào ung thư, ngăn chặn tiến triển nặng, tiêu diệt và ngăn ngừa nguy cơ di căn.
2A. Phẫu thuật
Ở giai đoạn 1, phẫu thuật vẫn là hướng điều trị ưu tiên, tương tự như giai đoạn 0. Tuy nhiên, phẫu thuật ung thư dạ dày giai đoạn 1 chỉ áp dụng cho khối u thường. Với những bệnh nhân có khối u di căn hạch thường được đề nghị điều trị kết hợp giữa hóa trị và xạ trị.
2B. Hóa trị
Hóa trị thường được điều trị kết hợp với xạ trị để đạt kết quả cao. Các loại hóa trị cho bệnh nhân ung thư dạ dày thường được áp dụng với các biện pháp như:
2C. Xạ trị
Điều trị bằng phương pháp xạ trị thường kết hợp với hóa trị. Đặc biệt là điều trị với 5-FU và Leucovorin.
5-FU và Leucovorin (FoliN1c acid).
CapeOX (Oxaliplatin+Capecitabine).
Điều trị bằng Leucovorin 20 mg / m2 IVP (tiến hành bằng cách tiêm TM trực tiếp qua dây dịch truyền) N1-5 + 5-FU 425 mg/m2 TTMIVP N1-5. Liều dùng được thực hiện mỗi 28 ngày (áp dụng vào chu kỳ 1,3 trước và chu kỳ 4 sau phẫu thuật).
Chu kỳ 2, Leucovorin 20 mg / m2 rvp N1-4 và N31-33 + 5-FU 400 mg/m2 IVPN1-4. Chu kỳ được thực hiện mỗi 35 ngày một lần (chu kỳ 2 đối với xạ trị).
3. Phác đồ điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 2 (Stage 2)
Giai đoạn 2 được chia thành 2A và 2B.
Đối với giai đoạn 2A, có những trường hợp: Đối với giai đoạn 2B, có những trường hợp:
Điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 2 cần kết hợp phẫu thuật, hóa trị và xạ trị ở mức độ mạnh hơn. Những hướng điều trị thường được áp dụng phổ biến gồm:
3A. Phẫu thuật
Áp dụng phẫu thuật truyền thống để loại bỏ phần lớn các mô ung thư và làm sạch các hạch xung quanh vị trí ung thư nhằm ngăn ngừa nguy cơ ung thư bùng phát tại các hạch.
3B. Hóa trị
Các biện pháp hóa trị kết hợp với xạ trị trong điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 2 gồm có:
Điều trị bằng ECF (Epirubicin, Cisplatin, 5-FU). Điều trị với Epirubicin với liều 50 mg / m2 TTM N1 + Cisplatin với liều từ 60 mg/m2 TTM N1 + 5-FU liều lượng 200 mg/m2/ngày TTM. Thời gian điều trị liên tục N1 -21, theo chu kỳ 21 ngày mỗi đợt.
Điều trị bằng 5-FU và Leucovorin (FoliN1c acid).
Điều trị bằng CF (Cisplatin và 5-FU). Sử dụng Cisplatin sử dụng với liều 100 mg / m2 TTM N1 + 5-FU1000 mg / m2 / ngày TTM. Áp dụng liên tục N1 -4 và 29-32 với chu kỳ từ 3 – 5 ngày, thực hiện trong thời gian 6 chu kỳ.
Điều trị bằng DCF (Docetaxel, Cisplatin và 5-FU). Sử dụng Docetaxel với liều 75 mg / m2 TTMN1 + Cisplatin với liều 75 mg / m2 TTMN1 + 5-FU1000 liều lượng mg / m2 / ngày TTM liên tục N1 -5. Thời gian áp dụng mỗi 28 ngày, tiến hành trong vòng 6 chu kỳ.
Điều trị bằng EOX (Epirubicin, Oxaliplatin, Capecitabine). Epirubicin với liều lượng 50 mg / m2 TTM N1 + Oxaliplatin với liều dùng 130 mg / m2 TTM N1 + Capecitabine 625 mg / m2 uống ngày 2 lần N1 -21. Ap dụng mỗi 21 ngày, 1 – 3 chu kỳ trước phẩu thuật và 4 – 6 chu kỳ sau phẫu thuật.
Điều trị bằng CapeOX (Oxaliplatin + Capecitabine). Oxaliplatin 130 mg/m2 TTM N1 + Capecitabine 1000 mg/m2 uống 2 lần/ngày N1 -14, moi 21 ngày X 8 chu kỳ.
3C. Xạ trị
Xạ trị áp dụng kết hợp với hóa trị tùy theo tình trạng sức khỏe bệnh nhân.
Hướng điều trị phổ biến là kết hợp với 5-FU và Leucovorin.
4. Phác đồ điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 3 (Stage 3)
Giai đoạn 3 của bệnh ung thư dạ dày là giai đoạn bệnh tiến triển nặng. Những trường hợp ung thư dạ dày giai đoạn 3 được chia thành 3A, 3B và 3C.
Đối với giai đoạn 3A, có những trường hợp: Đối với giai đoạn 3B, có những trường hợp: Đối với giai đoạn 3C, có những trường hợp:
Tế bào ung thư đã bắt đầu phát triển qua thành dạ dày, và có hơn 7 tế bào bạch huyết xung quanh chứa ung thư.
Tế bào ung thư đã phát triển qua thành dạ dày, thành các mô và cơ quan lân cận.
Điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 3 cần áp dụng các biện pháp phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và điều trị sinh học.
4A. Phẫu thuật
Tương tự như những giai đoạn khác, phẫu thuật là một trong những hướng điều trị chính cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn 3. Giai đoạn này có thể có chỉ định nội soi trong trường hợp nghi ngờ ung thư xâm lấn từ dạ dày sang các cơ quan khác trong ổ bụng (nhất là các tạng gan và tụy). Sau khi thực hiện nội soi, bác sĩ có thể đưa ra hướng phẫu thuật phù hợp với tình trạng bệnh nhân.
4B. Hóa trị
Hóa trị là một trong những hướng điều trị không thể thiếu cho ung thư dạ dày giai đoạn 3. Đối với giai đoạn này, hóa trị đơn thuần thường được áp dụng trước phẫu thuật (còn được gọi là hóa trị tân hỗ trợ). Sau phẫu thuật, điều trị hóa trị có thể được kết hợp với xạ trị. Những biện pháp hóa trị thường được áp dụng bao gồm:
ECF (Epribucin, Cisplatin, 5-FU). Điều trị với 3 chu kỳ trước phẫu thuật và 3 chu kỳ sau phẫu thuật. Epirubicin dùng với liều 50 mg / m2 TTM N1 + Cisplatin với liều dùng 60 mg / m2 TTM N1 + 5-FU liều dùng 200 mg / m2 / ngày TTM liên tục N1 -21. Chu kỳ trong thời gian 21 ngày.
5-FU và Leucovorin (FoliN1c acid). Điều trị kết hợp cùng xạ trị sau phẫu thuật. Leucovorin với liều dùng 20 mg / m2 IVP (tiêm TM trực tiếp qua dây dịch truyền) N1-5 + 5-FU với liều dùng 425 mg / m2 TTMIVP N1-5. Chu kỳ điều trị mỗi 28 ngày (đối với chu kỳ từ 1 – 3 điều trị trước phẫu thuật và chu kỳ 4 điều trị sau phẫu thuật). Đối với chu kỳ 2, sử dụng Leucovorin với liều dùng 20 mg / m2 IVPN 1-4 và N31-33 + 5-FU liều dùng 400 mg/m2 IVPN1-4. Chu kỳ điều trị mỗi 35 ngày.
Điều trị với ECX (Epirubincin, Cisplatin và Capecitabine (Xeloda). Epirubicin liều dùng 50 mg / m2 TTM N1 + Cisplatin liều dùng 60 mg / m2 TTM N1 + Capecitabirie liều dùng 625 mg / m2 uống 2 lần / ngày N1 -21. Chu kỳ điều trị mỗi 21 ngày, đối với chu kỳ 1 – 3 điều trị trước khi phẫu thuật, đối với chu kỳ 4-6 điều trị sau khi phẫu thuật.
Điều trị với CapeOX (Oxaliplatin+Capecitabine). Oxaliplatin liều dùng 130 mg / m2 TTM N1 + Capecitabine liều dùng 1000 mg / m2 uống 2 lần/ngày N1 -14. Chu kỳ điều trị mỗi 21 ngày. Thực hiện trong vòng 8 chu kỳ.
4C. Xạ trị
Xạ trị ở bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn 3 thường được kết hợp với các biện pháp hóa trị. Điển hình là điều trị bằng 5-FU và Leucovorin.
4D. Điều trị sinh học
Điều trị sinh học (Biological therapy) thường được đề nghị áp dụng đối với một số trường hợp bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn 3 tiến triển tại chỗ mà không tiến hành phẫu thuật cắt bỏ được đồng thời có HER (+). Hướng điều trị sinh học cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn 3 là Trastuzumab (Herceptin), bao gồm:
5. Phác đồ điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 4 (Stage 4)
Giai đoạn 4 là giai đoạn nghiêm trọng của bệnh ung thư dạ dày. Đặc trưng của ung thư dạ dày giai đoạn 4 là tình trạng di căn. Ở giai đoạn này, tế bào ung thư tại dạ dày có thể nhân lên, các tế bào theo máu đi đến các tạng khác. Thông thường ung thư dạ dày giai đoạn 4 có thể dẫn đến di căn đến các tạng như phổi, xương, xa hơn là não.
Điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 4 gặp nhiều khó khăn và phức tạp. Thông thường hướng điều trị bao gồm: phẫu thuật giảm nhẹ, hóa trị làm chậm tiến triển bệnh, xạ trị kiểm soát triệu chứng, loại bỏ cơn đau, một số trường hợp có thể kết hợp điều trị sinh học.
5A. Phẫu thuật giảm nhẹ
Phẫu thuật giảm nhẹ bao gồm các biện pháp:
5B. Hóa trị
Hóa trị ở giai đoạn 4 có tác dụng làm chậm tiến triển của bệnh. Hóa trị có thể thực hiện trước khi phẫu thuật để làm giảm bớt kích thước khối u ( hỗ trợ cho phẫu thuật). Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể được chỉ định kết hợp hóa trị với xạ trị.
Thực hiện hóa trị bằng:
ECF bao gồm Epribucin, Cisplatin, 5-FU.
5-FU và Leucovorin (bao gồm FoliN1c acid).
ECX bao gồm Epirubicin, Cisplatin và Capecitabine (Xeloda).
CF bao gồm Cisplatin và 5-FU.
DCF bao gồm Docetaxel, Cisplatin và 5-FU.
ILF/IF bao gồm 5-FU, Leucovorinvàlrinotecan.
XELIRI bao gồm Capecitabine, Irinotecan.
*Tùy theo thể trạng, khả năng đáp ứng, sức khỏe của từng bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định thời gian và liều lượng hóa trị cho phù hợp.
5C. Xạ trị
Ung thư dạ dày giai đoạn 4 thường được chỉ định xạ trị bằng tia ngoài. Cụ thể bao gồm:
Điều trị xạ trị đơn độc hoặc điều trị kết hợp với 5-FU và Leucovorin.
Giúp loại bỏ các triệu chứng ung thư dạ dày tiến triển.
Kiểm soát các triệu chứng chảy máu, giúp ngừng chảy máu.
Cải thiện tình trạng tắc nghẽn do khối u.
Điều trị để loại bỏ cơn đau.
Hạn chế mức độ di căn của tế bào ung thư đến các cơ quan khác.
5D. Điều trị sinh học
Điều trị sinh học là một trong những giải pháp để ngăn ngừa ung thư tiến triển . Tùy theo trường hợp bệnh nhân mà có thể điều trị bằng Trastuzumab (Herceptin), kết hợp với thuốc hóa trị Cisplatin hoặc 5-FU hoặc Capecitabine. Giúp ngăn ngừa tình trạng ung thư tái phát hoặc tiến triển.
5F. Điều trị tái phát
Ung thư dạ dày giai đoạn 4 sau điều trị thành công cũng có thể gặp phải nguy cơ tái phát. Trong điều trị tái phát, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp:
Điều trị cắt dạ dày (gastrectomy).
Phẫu thuật bypass.
Tiến hành đặt stent cho bệnh nhân.
Tiến hành đặt ống nuôi ăn.
Áp dụng các biện pháp xạ trị.
Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Bệnh nhân cần chú ý thăm khám sớm để có hướng điều trị phù hợp.
Cập Nhật Về Điều Trị Hóa Chất Trong Ung Thư Dạ Dày
Đặt vấn đề
Theo ước tính của Tổ chức y tế thế giới (WHO), hiện nay có khoảng 989 000 bệnh nhân ung thư dạ dày mắc mới mỗi năm trên toàn cầu với tỷ lệ tử vong đứng thứ hai chỉ sau ung thư phổi [1]. Cho tới nay, phẫu thuật vẫn là phương pháp điều trị chủ yếu đối với ung thư biểu mô dạ dày. Tuy nhiên, trong những trường hợp: ung thư giai đoạn muộn không thể cắt bỏ được tổn thương hoặc cắt bỏ được tổn thương nhưng không triệt để do u đã di căn xa hay những trường hợp tái phát mà không còn khả năng phẫu thuật lại thì hóa trị liệu trở thành phương pháp chính nhằm kéo dài thời gian sống.
Bài viết này nhằm mục đích cập nhật một số thông tin điều trị hóa chất trong điều trị ung thư biểu mô dạ dày.
Điểm qua một vài phương pháp hóa trị, xạ trị, miễn dịch bổ trợ trong điều trị ung thư dạ dày
Điều trị bổ trợ (Adjuvant Therapy) bao gồm một số phương pháp sau [2]:
Hóa trị bổ trợ trong phúc mạc sau mổ (Postoperative Adjuvant Intraperitoneal Chemotherapy)
Điều trị miễn dịch – hóa trị liệu (Immunochemotherapy): Bao gồm Hóa chất kết hợp với PSK (Protein-bound polysaccharide) và Hóa chất kết hợp với OK 432 (Streptococcus pyrogenes preparation)
Hóa trị liệu trước và sau mổ (Perioperative / Neoadjuvant Chemotherapy)
Điều trị hóa trị và xạ trị kết hợp (Adjuvant Radiation and Chemoradiation Therapy)
Xạ trị (Radiation Treatment) trước mổ hoặc sau mổ
Điều trị đích (Targeted Therapy): Bevacizumab (Avastin), Epidermal Growth Factor Receptor Tyrosine Kinase Inhibitors (Cetuximab, Erlotinib, Gefitinib)
Hóa trị không triệt để (Palliative Systemic Chemotherapy)
Đơn hóa trị liệu (Single-Agent Chemotherapy), như:
Nhóm Fluorinated Pyrimidines: 5 FU, S1, UFT; Capecitabine (Xeloda))
Nhóm Antibiotics: Doxorubicin hydrochloride,Pirubicin hydrochloride (Pharmorubicin)
Nhóm Heavy Metals: Cisplatin,
Nhóm Taxanes: Paclitaxel, Docetaxel (Taxotere) .
Nhóm Camptothecans: Irinotecan hydrochloride
Đa hóa trị liệu (Combination Chemotherapy), như:
ECF (Epirubicin; Cisplatin; 5-FU)
ECX (Epirubicin; Cisplatin; Capecitabine)
EOX (Epirubicin; Oxaliplatin; Capecitabine)
DCF (Docetaxel; Cisplatin; 5-FU)
Irinotecan phối hợp với Cisplatin
EOF (Epirubicin; Oxaliplatin; 5-FU)
ELF (Etoposide; Leuvocorin; 5-FU)
FLP (Leuvocorin; 5-FU; Cisplatin)
Oxaliplatin phối hợp với Irinotecan
FUFA (5-FU; Calcium folinat)
Chỉ định của mỗi một phương pháp cũng như mỗi một công thức hóa chất nêu trên nhìn chung được thống nhất qua các nghiên cứu đa trung tâm trên thế giới. Tuy nhiên, chỉ định dùng phương pháp hay công thức hóa chất nào còn phụ thuộc rất nhiều vào từng trung tâm, từng hoàn cảnh bệnh nhân cụ thể( khả năng đáp ứng với thuốc, điều kiện kinh tế, tình trạng toàn thân), thậm chí phụ thuộc vào sự hiểu biết, khả năng cập nhật kiến thức của bác sỹ điều trị. Theo hướng dẫn của Hiệp hội ung thư Châu Âu ( European Society for Medical Oncology – ESMO) [3], [4]:
Sau phẫu thuật R0 (không còn ung thư về mặt đại thể và vi thể), nếu ở giai đoạn Tis/ T1 N0 thì chỉ theo dõi đơn thuần. Nếu ở giai đoạn T3/T4N1 thì điều trị bổ trợ bằng hóa xạ đồng thời hoặc hóa chất bổ trợ phác đồ ECF hoặc ECX nhưng nếu bệnh nhân già yếu thì chỉ điều trị đơn hóa trị liệu như Xeloda (uống), 5FU + Leucovorin …
Sau phẫu thuật R1 (còn ung thư trên vi thể) thì điều trị bổ trợ bằng hóa xạ đồng thời hoặc hóa chất bổ trợ phác đồ ECF hoặc ECX hoặc EOX.
Sau phẫu thuật R2 (còn ung thư trên đại thể) hoặc sau mổ thăm dò thì điều trị bổ trợ bằng hóa xạ đồng thời hoặc hóa chất triệu chứng. Nếu thể trạng tốt, có thể dùng công thức ECF / ECX hoặc EOX; hoặc có thể dùng Taxanes (Taxotere) + Cisplatin + 5 FU; hoặc có thể dùng Irinotecan + Cisplatin. Nếu thể trạng yếu, có thể dùng đơn hóa chất như 5 FU hoặc Irinotecan hoặc Taxol hoặc Xeloda
Gần đây, theo báo cáo chính thức của Hiệp hội ung thư dạ dày Thế giới và Nhật bản đăng trên tạp chí Ung thư dạ dày năm 2009 với 10 bài viết của các tác giả M. Fukushima (Nhật bản), M. Sasako (Nhật Bản), Ichikawa và Sasaki (Nhật Bản), H. C. Chung (Hàn Quốc), Y.H. Kim và K.H. Kim (Hàn Quốc); Y.K. Kang (Hàn Quốc), N. Boku (Nhật Bản), W. Koizumi (Nhật Bản), H. Takiuchi (Nhật Bản) và A. Ohtsu (Nhật Bản), đã đề cập tới điều trị S1 trong ung thư dạ dày [1].
Giới thiệu S1
S1 là gì ?
S1 (hay TS1) là một chất chống ung thư dùng đường uống với thành phần gồm Tegafur (FT), Gimeracil – 5 chloro 2,4 dihydroxy pyridine (CDHP) và oteracil potassium (Oxo) với tỷ lệ 1 : 0.4 : 1 [5, 1]. S1 được nghiên cứu và phát triển trên cơ sở tăng cường hiệu quả chống ung thư và giảm độc tính của 5 FU đối với đường tiêu hóa. CDHP làm giảm tương đối quá trình dị hóa của 5 – fluorouracil (5 FU) nhờ ức chế men dihydropyrimidine dehydrogenase (DPD), qua đó, duy trì nồng độ cao 5 FU trong máu và các mô. Kết quả là tăng cường hiệu quả chống ung thư của 5 FU [5, 1]. Hơn nữa Oxo làm giảm độc tính của 5 FU đối với đường tiêu hóa, do đó, cho phép bệnh nhân dùng đường uống trong thời gian dài hơn dùng 5 FU đơn thuần. Năm 2007, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ đã đưa ra báo cáo những bằng chứng về hiệu quả điều trị của S1 trong điều trị ung thư dạ dày tiến triển, cả dùng đơn độc và bổ trợ sau phẫu thuật. Những bằng chứng này gây sự chú ý của tất cả các thầy thuốc lâm sàng cũng như các nhà nghiên cứu tại Mỹ và Châu Âu. Mặc dù đến nay, S1 vẫn chưa được chấp nhận và điều trị thường quy trong hóa trị ung thư dạ dày nhưng dữ liệu về hiệu quả của phương pháp này đã và được thu thập, không chỉ ở Nhật Bản và Hàn Quốc mà trên cả Châu Âu và Hoa Kỳ.
Con đường chuyển hóa của Fluoropyrimidines
Tegafur được chuyển hóa thành 5 FU chủ yếu nhờ hệ thống enzyme cytochrome P 450 của gan. CYP2A6 là enzyme chính chịu trách nhiệm hoạt hóa tegafur như CYP1A2 và CYP2C8 cũng đóng vai trò nhất định.
Trong cơ thể, 5 FU chủ yếu được vận chuyển dưới dạng 5 – fluoro- uridine-5’ triphosphate (FUTP) dưới tác dụng của phosphoribosyltransferase (OPRT) và sau đó được chuyển hóa thành 2’- deoxyuridine 5’ – monophosphate (FdUMP) [5, 1]. Chất này gắn chặt với thymidylate synthetase (TS), enzyme chính trong quá trình tổng hợp DNA, và gây ức chế sinh tổng hợp DNA tại các tế bào u, tủy xương và các mô đường tiêu hóa để phát huy hiệu quả chống ung thư.
Có ba con đường dị hóa của 5 FU thành các nucleotide như FUTP hay FdUMP. ở con đường thứ nhất, 5 FU chuyển hóa trực tiếp thành FUMP dưới tác dụng của OPRT trong khi theo con đường gián tiếp, cần hàng loại phản ứng, 5 FU thành 5-fluorouridine (FUR) nhờ uridine phosphorylase (UP) và ribose 1 phosphat (Rib-1-P). Con đường thứ 3 là con đường gián tiếp chuyển hóa 5 FU thành FdUMP nhờ FUdR. Tuy nhiên, người ta thấy rằng con đường thứ nhất là con đường chuyển hóa chính của 5FU [6].
Mối quan hệ tương tác của các enzyme tham gia trong quá trình chuyển hóa 5 FU cũng đóng vai trò nhất định đối với hiệu quả điều trị và độc tính. Nhìn chung, nồng độ DPD và TS cao hoặc OPRT thấp có thể dẫn đến đáp ứng kém với phác độ hóa trị dựa vào 5 FU và uracil / tegafur (UFT) [5, 1]. Một số nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy nồng độ Thymidylate synthase (TS) ở các bệnh nhân ung thư dạ dày có đáp ứng điều trị thấp hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với nhóm không đáp ứng [7].
Trong cơ thể người, 80 – 90 % lượng 5 FU được chuyển hóa nhanh chóng thành dạng không hoạt động là ỏ fluoro – alanine nhờ dihydrofluorouracil (FUH2) dưới tác dụng của enzyme dihydropyrimidine dehydrogenase (DPD). Quá trình này xảy ra ở tất cả các mô nhưng mạnh nhất ở gan. Do đó, ức chế men DPD, giúp duy trì nồng độ cao của 5 FU trong máu là yếu tố then chốt để làm tăng dược tính của hóa chất này trên cơ thể. Đây chính là vai trò của CDHP, một thành phần của S1 [6].
Người ta thấy rằng nồng độ TS và DPD trong tổ chức ung thư tùy vào bản chất mô bệnh tế bào học và mức độ biệt hóa. Nồng độ TS cao hơn đối với ung thư biểu mô tuyến biệt hóa cao trong khi nồng độ DPD cao ở nhóm biệt hóa kém.
Trong thành phần của S1 có Oxo, chất làm giảm nồng độ FUMP và 5 FU gắn với RNA (F-RNA) tới hơn 70% ở ruột non thông qua hoạt động ức chế của OPRT. Ngoài ra, Oxo được phân bố trên toàn bộ đường tiêu hóa và có tác dụng làm giảm độc tính của 5 FU đường uống đối với hệ tiêu hóa [5, 1]. Nồng độ của mỗi enzyme đều ảnh hưởng tới chuyển hóa và tác dụng của 5 FU nhưng chúng không tác động riêng rẽ mà nằm trong một mối quan hệ chung. Ngày nay, người ta đã xác định 5 nhân tố có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa 5 FU là TS, DPD, OPRT, TP và UP [6].
Kết quả thử nghiệm tiền lâm sàng
Hiện nay, trong số các phương pháp hóa trị liệu ung thư dạ dày gồm 5 FU và các dược chất đường uống của nó, S1, một fluoropyrimidine ức chế DPD (DIF), được cho là có hiệu quả cao nhất. Các kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng với các liều dùng S1 đơn thuần hay kết hợp với CDDP, Irinotecan hay Docetaxel đều cho thấy hiệu quả điều trị nhất định, nhất là S1 kết hợp với Irinotecan hay docetaxel.
S1 đơn thuần
Các tác giả Nhật Bản đã so sánh hiệu quả điều trị và độc tính của S1 so với 5 FU đường truyền tĩnh mạch như truyền thống trên chuột thí nghiệm. Kết quả cho thấy S1 không chỉ có tác dụng chống ung thư tốt hơn, độc tính thấp hơn mà còn đáp ứng với nhiều loại ung thư nguyên phát và di căn của chúng tới gan và phổi.
S1 dùng kết hợp với Cisplatin
Cisplatin (CDDP) hiện nay là hóa chất đầu tay trong điều trị ung thư dạ dày, ung thư vùng đầu mặt cổ và ung thư phổi tế bào không nhỏ. Do đó, Kondo và cộng sự đã tiến hành đánh giá hiệu quả của phác đồ đa hóa trị kết hợp S1 và Cisplatin trên chuột và cho thấy kết quả rất khả quan. Hai giả thiết đã được đưa ra về cơ chế tác dụng hiệp đồng của S 1 và Cisplatin. Cơ chế thứ nhất là Cisplatin làm tăng nồng độ folate trong tế bào, kích thích tổng hợp bộ ba phức hợp TS, methylenetetrahydrofolate và FdUMP từ 5 FU. Cơ chế thứ hai là Cisplatin có khả năng làm tăng cường tác dụng phá hủy DNA trong tế bào u.
S1 dùng kết hợp với Irinotecan
Một số báo cáo gần đây chỉ ra chính nồng độ TS tăng cao trong tế bào u là nguyên nhân làm giảm tác dụng của 5 FU và cả S1 đơn thuần trong điều trị các ung thư đường tiêu hóa ở người, bao gồm cả ung thư dạ dày, được cấy trên chuột. Do đó, S1 dùng kết hợp với một hóa chất làm giảm nồng độ TS trong tế bào u có thể mang lại kết quả tốt trong điều trị các bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa. Takiuchi và cộng sự đã nghiên cứu và chỉ ra Irinotecan (đang được sử dụng để điều trị ung thư dạ dày và đại trực tràng trên lâm sàng) có tác dụng điều trị cao hơn hơn so với dùng S1 đơn thuần trong điều trị một số dạng ung thư kháng 5 FU.
S1 dùng kết hợp với Taxanes
Từ trước tới nay, người ta cho rằng Taxanes là chất thích hợp để dùng kết hợp với S1 trong điều trị ung thư dạ dày vì Taxanes có tác dụng sinh hóa học điều hòa quá trình chuyển hóa và hoạt tính của 5 FU. Wada và cộng sự đã nghiên cứu tác dụng chống ung thư của Docetaxel và S1 trên lâm sàng và thực nghiệm và nhận ra hiệu quả diệt tế bào u phụ thuộc vào nồng độ các enzyme chuyển hóa 5 FU, cụ thể là làm giảm nồng độ TS và DPD trong khi tăng cường tổng hợp OPRT. Nhóm tác giả này đã thử nghiệm tác dụng của Docetaxel lên hoạt tính của các enzyme này trên cả bệnh nhân ung thư dạ dày chưa điều trị và đã điều trị bằng 5 FU. Kết quả là Docetaxel hạn chế đáng kể hoạt tính của TS ở các trường hợp đã điều trị bằng 5 FU chứ không phải trường hợp u nguyên phát. Dùng kết hợp S1 và Docetaxel cũng cho hiệu quả điều trị cao hơn rõ ràng so với điều trị S1 hay Docetaxel đơn thuần. Như vậy, dùng kết hợp S1 và Docetaxel có thể chỉ định điều trị ung thư dạ dày sau khi điều trị bằng S1 đơn độc hoặc đa hóa trị dựa trên S1 đã thất bại.
Người ta cho rằng việc giảm nồng độ protein cyclin A và B và cdc25 trong dịch nội bào dưới tác dụng của docetaxel ở pha G2 / M của tế bào là cơ chế làm giảm hoạt tính của TS ở các trường hợp kháng 5 FU.
Tài liệu tham khảo
1. Sitarz R., Skierucha M., Mielko J., et al. (2018). Gastric cancer: epidemiology, prevention, classification, and treatment. Cancer Manag Res, 10, 239–248.
2. Park S.C. and Chun H.J. (2013). Chemotherapy for Advanced Gastric Cancer: Review and Update of Current Practices. Gut Liver, 7(4), 385–393.
3. Smyth E.C., Verheij M., Allum W., et al. (2016). Gastric cancer: ESMO Clinical Practice Guidelines for diagnosis, treatment and follow-up†. Ann Oncol, 27, v38–v49.
4. Wagner A.D., Syn N.L., Moehler M., et al. (2017).
5. Chhetri P., Giri A., Shakya S., et al. (2016). Current Development of Anti-Cancer Drug S-1. J Clin Diagn Res JCDR, 10(11), XE01–XE05.
6. Miura K., Kinouchi M., Ishida K., et al. (2010). 5-FU Metabolism in Cancer and Orally-Administrable 5-FU Drugs. Cancers, 2(3), 1717–1730.
7. Sakuramoto S., Sasako M., Yamaguchi T., et al. (2007). Adjuvant Chemotherapy for Gastric Cancer with S-1, an Oral Fluoropyrimidine. N Engl J Med, 357(18), 1810–1820.
8. Sasako M. (2020). Progress in the treatment of gastric cancer in Japan over the last 50 years. Ann Gastroenterol Surg, 4(1), 21–29.
Cập Nhật Phân Chia Giai Đoạn Ung Thư Dạ Dày Theo Tnm
TẠP CHÍ Y – DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2014
CẬP NHẬT PHÂN CHIA GIAI ĐOẠN UNG THƯ DẠ DÀY THEO TNM (TỔNG QUAN) u
u
*
*
TÓM TẮT Phân chia giai đoạn bệnh ung thư theo hệ thống TNM là hoạt động cơ bản trong nghiên cứu ung thư học, dựa trên sự phát triển của khối u, tình trạng di căn hạch lympho và tình trạng di căn xa. Hơn 50 năm qua, hệ thống TNM được Ủy ban Phòng chống Ung thư Thế giới (UICC), Hội Chống Ung thư Mỹ (AJCC) và Hội Ung thư Dạ dày Nhật Bản (JGCA) xuất bản sửa đổi. Phân chia giai đoạn ung thư dạ dày (UTDD) theo theo hệ thống TNM có vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch và đánh giá kết quả điều trị, trao đổi thông tin và tiên lượng bệnh. Trước đây, quan điểm phân chia giai đoạn UTDD của 3 tổ chức UICC, AJCC và JGCA không thống nhất dẫn đến việc nghiên cứu, so sánh, đánh giá kết quả điều trị gặp nhiều khó khăn. UICC và AJCC đã 7 lần và JGCA đã 3 lần công bố bảng phân chia giai đoạn theo TNM. Năm 2010, lần đầu tiên 3 tổ chức UICC, AJCC và JGCA thống nhất cách phân chia giai đoạn UTDD theo hệ thống TNM. * Từ khóa: Ung th- d¹ dµy; Ph©n chia giai đoạn; Giai ®o¹n TNM.
UPDATE OF TNM CLASSIFICATION FOR GASTRIC CANCER (REVIEW) SUMMARY Classification of cancer stage is one of the fundamental activities in oncology, it was based on the development of tumors, lymph node metastasis status and distant metastasis. For over 50 yaers, TNM system was published and modified by Union for International Cancer control (UICC), American Joint Committee on Cancer (AJCC) and Japanese Gastric Cancer Association (JGCA). TNM classification of gastric cancer is important to plan the treatment and evaluation of the results of treatment, give some indications of prognosis and the exchange of informations. Previously, UICC, AJCC and JGCA didn’t have the same classification of stomach cancer, so there are a lot of difficulties in researching, comparing and evaluating treatment. UICC, AJCC has 7 times and JGCA has 3 times announces for TNM staging system of gastric cancer. In 2010, for the first time, UICC, AJCC and JGCA have the same classification of gastric cancer. * Key words: Gastric cancer; Classification; Satge TNM.
ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư dạ dày là bệnh lý ác tính phổ biến hàng đầu trong bệnh ung thư đường tiêu hóa. Theo thông báo của Tổ chức
Nghiên cứu Ung thư Quốc tế, năm 2008 thế giới có 989.600 ca mới mắc và 738.000 ca tử vong, chiếm 8% tổng số bệnh ung thư và 10% tổng số tử vong [10].
172
TẠP CHÍ Y – DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2014
Điều trị UTDD chủ yếu bằng phẫu thuật và tiên lượng sau mổ phụ thuộc nhiều vào giai đoạn bệnh. Phân chia giai đoạn bệnh ung thư theo hệ thống TNM được Ủy ban
bạn đọc cập nhật rõ hơn về phân chia giai đoạn trong điều trị UTDD. PHÂN LOẠI TNM THEO UICC VÀ AJCC
Phòng chống Ung thư Thế giới (UICC) đưa
* Năm 1977, ấn bản đầu tiên của AJCC
vào sử dụng từ năm 1954, Kennedy đề nghị
phân chia giai đoạn UTDD theo hệ thống
áp dụng cho UTDD từ năm 1966. Đến năm
TNM như sau [3]:
1972, phân loại theo hệ thống TNM được Hiệp hội Chống Ung thư Mỹ (AJCC) áp dụng. Năm 1977, AJCC ra ấn bản đầu tiên về phân chia giai đoạn UTDD theo TNM, sau này UICC đều sử dụng các ấn bản của AJCC [1, 3, 4, 9]. Hội Nghiên cứu UTDD Nhật Bản (JRSGC) phân chia giai đoạn theo TNM từ năm
– T: mức độ xâm lấn vào thành dạ dày. + Tx: không xác định được tình trạng xâm lấn. + T0: không có bằng chứng của u nguyên phát. + T1: u xâm lấn lớp niêm mạc hoặc hạ niêm mạc.
1962. Năm 1995, lần thứ nhất ấn bản bằng
+ T2: u xâm lấn lớp cơ, đến lớp thanh mạc.
tiếng Anh được công bố, năm 1998 được
+ T3: u xâm lấn qua thanh mạc, chưa vào
chỉnh sửa lần 2. Tuy nhiên, cách phân chia giai đoạn của JGCA khác với AJCC và UICC ở cách phân chia giai đoạn hạch [6, 7, 9]. Trên thế giới có nhiều cách phân chia giai đoạn UTDD khác nhau, tuy nhiên không đồng nhất và thiếu chính xác về giai đoạn
cơ quan lân cận. + T4: u xâm lấn qua thanh mạc vào tổ chức lân cận. – N: tình trạng di căn hạch. + Nx: không xác định được tình trạng di căn hạch.
UTDD. Năm 1997, Anthony khảo sát 13
+ N0: không có di căn hạch khu vực.
quyển sách giáo khoa và tạp chí ngoại khoa.
+ N1: di căn hạch trong phạm vi 3 cm dọc
Kết quả: 15% sách không đề cập đến phân
theo bờ cong nhỏ và bờ cong lớn dạ dày.
chia giai đoạn, 8% nêu không đúng, 23%
+ N2: di căn hạch ngoài phạm vi 3 cm
nêu cách phân chia đã lỗi thời và 46% nêu
theo động mạch (ĐM) vị trái, ĐM lách, ĐM
không chính xác [5].
thân tạng và ĐM gan chung.
Tại Việt Nam, năm 1975 Nguyễn Văn Vân
+ N3: di căn các hạch xa trong ổ bụng
đã phân chia UTDD thành 3 giai đoạn: thời
dọc theo ĐM chủ, dây chằng gan tá tràng,
kỳ đầu, thời kỳ phát triển và thời kỳ chót.
mạc treo tràng, ở mặt sau tụy.
Phạm Duy Hiển (2007) phân chia theo UICC/AJCC (1997) và JGCA (1998), chưa có tài liệu nào áp dụng cách phân chia thống nhất của 3 tổ chức UICC, AJCC và JGCA [1]. Do vậy, chúng tôi viết bài báo này giúp
173
– M: di căn xa. + M0: không có di căn xa. + M1: xác định được có di căn xa như phúc mạc, gan, não, phổi.
TẠP CHÍ Y – DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2014
+ Mx: không xác định được tình trạng di căn xa.
+ T3: u xâm lấn qua thanh mạc, chưa vào cơ quan lân cận.
– Các mức phân chia giai đoạn như sau.
+ T4: u xâm lấn qua thanh mạc vào tổ chức lân cận.
+ Giai đoạn I: T1, N0, M0.
– N: tình trạng di căn hạch (hình 1).
+ Giai đoạn II: T2, N0, M0.
+ Nx: không xác định được tình trạng di
T3, N0, M0. + Giai đoạn III: T1-4, N1-3, M0, còn có thể cắt bỏ được. + Giai đoạn IV: T1-3, N3, M0, không thể cắt
căn hạch. + N0: không có di căn hạch khu vực. + N1: di căn hạch trong phạm vi 3 cm tÝnh từ mép u nguyên phát.
bỏ được. T4, N0-3, M0, không thể cắt bỏ được.
+ N2: di căn hạch ngoài phạm vi 3 cm tính từ mép u nguyên phát hoặc dọc theo
Tx, Nx, M1. * Năm 1983, ấn bản lần 2 của AJCC thay đổi về độ xâm lấn: Tis ung thư biểu mô tại
ĐM vị trái, ĐM gan chung, ĐM lách và ĐM thân tạng.
chỗ, không xâm lấn mô đệm, T1 xâm lấn lớp niêm mạc và hạ niêm, T2 xâm lấn lớp cơ, T3 xâm lấn tới dưới thanh mạc;
T4a xâm
lấn thanh mạc và T4b xâm lấn cơ quan lân cận. Như vậy, thêm giai đoạn 0 (T0, N0, M0). * Năm 1987 và 1992, ấn bản lần 3 và 4 của UICC/AJCC có sự thay đổi ở độ xâm lấn và giai đoạn hạch di căn như sau [9] (bảng 1): – T: mức độ xâm lấn vào thành dạ dày. + Tx: không xác định được tình trạng xâm lấn. + T0: không có bằng chứng của u nguyên phát. + Tis: ung thư biểu mô tại chỗ, không xâm lấn mô đệm. + T1: u xâm lấn lớp niêm mạc hoặc hạ niêm mạc. + T2: u xâm lấn lớp cơ, đến lớp thanh mạc.
Hình 1: Nhóm hạch UTDD theo AJCC 4th(1992) [9]. – M: di căn xa. + MX: di căn xa không được xác định. + M0: không có di căn xa.
174
TẠP CHÍ Y – DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2014
+ M1: di căn xa các cơ quan, di căn hạch cuống gan, dọc ĐM chủ, mạc treo ruột, sau tụy (ở nhóm N3 trong ấn bản lần 1 và 2) được xem là di căn xa. Bảng 1: UICC/AJCC 4th [9].
Bảng 2: UICC/AJCC 5th [9].
Phân chia giai đoạn lần thứ 5, UICC khuyến cáo phải vét được tối thiểu 15 hạch. So sánh sự khác biệt ấn bản 4th và 5th, Kranenbarg nghiên cứu ngẫu nhiên 633 BN được phẫu thuật cắt dạ dày nạo vét hạch D1 và D2. Tỷ lệ sống 5 năm theo phiên bản 4th ở các giai đoạn hạch N0, N1 và N2 lần lượt là 72%, 34% và 27%, trong đó tỷ lệ sống theo phiên bản 5th ở các giai đoạn hạch N0,
Năm 1997, UICC/AJCC đưa ra bảng phân chia giai đoạn UTDD lần thứ 5, xác định giai đoạn hạch di căn không căn cứ vào vị trí giải phẫu như trước mà căn cứ vào số lượng hạch di căn [4]. Năm 2002, tái bản lần thứ 6 không thay đổi về phân chia giai đoạn UTDD (bảng 2). – T: mức độ xâm lấn vào thành dạ dày không thay đổi so với ấn bản 4. – N: tình trạng di căn hạch. + Nx: hạch khu vực không được đánh giá.
175
N1, N2, N3 và Nx lần lượt là 75%, 38%, 19%, 8% và 65%. Để kiểm định giá trị tiên lượng của các ấn bản, tác giả lấy nhóm N1 theo UICC 4th, chia thành 2 nhóm mới theo UICC 5th N1 (169 BN) và N2 (37 BN), tỷ lệ sống 5 năm có sự khác biệt rõ rệt với p = 0,0063. Nhóm N2 được chia thành 3 nhóm (N1, N2 và N3) theo UICC 5th, tỷ lệ sống 5 năm cũng khác biệt rõ rệt với p = 0,0005. Phân tích hồi quy cho thấy phân chia giai đoạn bệnh UICC 5th hợp lý và có giá trị
TẠP CHÍ Y – DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8-2014
tiên lượng cao hơn so với phiên bản 4th
M0
[8]. * Năm 2009, UICC/AJCC đưa ra bảng
T2
IB
IIA
IIB
IIIA
IV
T3
IIA
IIB
IIIA
IIIB
IV
T4a
IIB
IIIA
IIIB
IIIC
IV
T4b
IIIB
IIIB
IIIC
IIIC
IV
IV
IV
IV
IV
IV
phân chia giai đoạn lần thứ 7, thay đổi giai đoạn hạch di căn và mức độ xâm lấn [2, 10] M1
(bảng 3). – T: xâm lấn vào thành dạ dày.
Phân chia giai đoạn UTDD lần thứ 7 của
+ T0: không có bằng chứng của u
UICC chi tiết hơn, do chia nhỏ nhóm hạch di căn. Kiểm chứng giá trị tiên lượng của ấn
nguyên phát. + Tis: ung thư biểu mô tại chỗ, không
bản lần 7th, Ahn và CS nghiên cứu 9.998 BN được phẫu thuật triệt để R0 vét trên 14
xâm lấn mô đệm.
hạch. Kết quả: sống 5 năm tích lũy các giai
+ T1a: u khu trú lớp niêm mạc.
đoạn như sau: IA: 95,1%; IB: 88,4%; IIA:
+ T1b: u xâm lấn hạ niêm mạc.
84,0%; IIB: 71,7%; IIIA: 58,4%; IIIB: 41,3%
+ T2: u xâm lấn lớp cơ.
và IIIC: 26,1%; có sự khác biệt rõ rệt với
+ T3: u xâm lấn lớp dưới thanh mạc.
p < 0,001 [2]. UICC/AJCC 7th được xem là
+ T4a: u xâm lấn thanh mạc, chưa vào cơ
phân loại có giá trị tiên lượng tốt, phù hợp với sự phát triển nhanh của các phương
quan lân cận. + T4b: u xâm lấn qua thanh mạc vào tổ
pháp chẩn đoán và điều trị UTDD.
chức lân cận.
PHÂN LOẠI THEO JGCA
– N: di căn hạch.
Hội UTDD Nhật Bản JGCA đã 3 lần đưa
+Nx: không xác định.
ra phiên bản phân loại UTDD bằng tiếng Anh
+ N0: không có hạch di căn.
vào những năm 1995, 1998 và 2011. Điểm
+ N1: di căn từ 1 – 2 hạch.
khác cơ bản giữa JGCA ở phân loại lần 1 và
+ N2: di căn từ 3 – 6 hạch.
2 so với UICC ở cách phân chia giai đoạn hạch theo vị trí giải phẫu. Năm 1998, JGCA
+ N3a: di căn từ 7 – 15 hạch.
bổ sung thêm xét nghiệm dịch ổ bụng tìm tế
bào ung thư để phân chia giai đoạn [6, 7, 9]
– M: di căn xa.
(bảng 5).
+ MX: không xác định.
– T: xâm lấn thành dạ dày: thống nhất với
+.M0: không có di căn xa, M1: có di căn xa.
UICC/AJCC 5th. – N: các nhóm hạch được đánh số theo vị trí giải phẫu và chia thành 3 chặng, cụ thể
th
Bảng 3: Giai đoạn theo UICC 7 . M0
M1
các chặng hạch theo bảng 4. – M: di căn xa. M0: không di căn xa; M1:
T1
N0
N1
N2
N3
IA
IB
IIA
IIB
có di căn xa. IV
Bảng 4: Chặng hạch JGCA 2nd [6].
176
Cập Nhật Giải Pháp Mới Ngăn Ngừa Ung Thư Dạ Dày Hiệu Quả
Sút cân đột ngột: Đây là một trong những triệu chứng cơ bản khi mắc bệnh ung thư dạ dày. Tình trạng sụt cân xảy ra nhanh chóng khi bệnh bước sang giai đoạn tiến triển, thậm chí có thể giảm đến 15% trọng lượng cơ thể chỉ trong vòng 3 tháng.
: Bắt đầu với những cơn đau dạ dày từng đợt, tuy nhiên, tình trạng đau bụng sẽ càng trở nên trầm trọng khi người bệnh bước sang những giai đoạn sau của bệnh ung thư dạ dày, thậm chí dùng thuốc cũng không thuyên giảm.
Đầy bụng sau khi ăn: Người bệnh thường có cảm giác đầy bụng, khó chịu và buồn nôn sau khi ăn. Không những thế, theo thống kê, triệu chứng này thường xuất hiện trong suốt quá trình mắc bệnh của bệnh nhân ung thư dạ dày. Trên 70% số bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn đầu có biểu hiện chướng bụng, đầy hơi rõ rệt. Tình trạng này thường xảy ra trong những thời điểm tĩnh.
Nôn ra máu: Khi xuất hiện hiện tượng nôn ra máu thường xuyên, chúng ta cũng cần phải suy xét về khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày.
Đi ngoài phân đen: Hầu hết triệu chứng này sẽ xuất hiện ở những người mặc bệnh viêm loét dạ dày như một dấu hiệu nhận biết bệnh có thể đã chuyển hóa thành ung thư.
Theo các chuyên gia, mặc dù tất cả những thông tin trên chỉ dừng lại ở mức dấu hiệu của căn bệnh ung thư dạ dày. Một số triệu chứng có thể bị nhẫm lần so với các dấu hiệu của bệnh khác ở da dày.Tuy nhiên, bất kỳ khi nào thấy cơ thể có những biểu hiện này, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để kiểm tra sớm.
Hạn chế ăn đồ muối chua như: cà muối, dưa muối, hành muối… Đây là những thực phẩm tuy rất dễ ăn và đưa cơm nhưng lại chứa khá nhiều nitrit và amin thứ cấp khi vào dạ dày có thể kết hợp thành chất Nitrosamines cực độc gây ung thư.
Hạn chế ăn đồ hun khói, nướng, chiên: Qua chế biến các thức ăn này chứa rất nhiều chất độc gây ung thư.
Bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý: Rau quả cung cấp nguồn chất xơ và vitamin hết sức dồi dào. Đặc biệt khi bổ sung nhiều thực phẩm có chứa vitamin A,B,E sẽ giúp cơ thể tăng cường sự hấp thu protein, giúp bảo vệ cơ thể, phòng tránh ung thư dạ dày.
Có chế độ nghỉ ngơi, luyện tập thể dục thể thao hợp lý, điều độ.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể cân nahwsc sử dụng thêm TPBVSK Vietlife Curmin 22+ để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, bảo vệ dạ dày, tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh ung thư dạ dày và giảm tối đa các biến chứng mắc ung thư dạ dày cho các bệnh nhân mắc các bệnh lý về dạ dày.
Ung thư dạ dày tuy là căn bệnh nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được và có thể can thiệp được nếu phát hiện sớm. Do đó, đừng bỏ lỡ bất cứ dấu hiệu nào bất thường trên cơ thể mà đặc biệt là hệ tiêu hóa, đồng thời cũng đừng quên cập nhật giải pháp mới ngăn ngừa ung thư dạ dày hiệu quả từ các phương tiện truyền thông chính thống.
Các Bạn Có Thể Quan Tâm: nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, Đau thượng vị là dấu hiệu của bệnh gì, viêm loét dạ dày cấp
Cập nhật thông tin chi tiết về Cập Nhật Phác Đồ Điều Trị Ung Thư Dạ Dày trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!