Bạn đang xem bài viết Cấp Cứu Sản Phụ Sinh Con Trên Xe Ô Tô được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
02-10-2019Vào lúc 05 giờ 00 phút, ngày 22.09.2019 vừa qua, Ekip cấp cứu Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long đã Cấp cứu thành công sản phụ T.T.M.H (sinh năm 1982, địa chỉ tại khóm 1, Thị trấn Cái Nhum, Huyện Mang Thít, Tỉnh Vĩnh Long), sản phụ đang có thai con lần 2, thai 39 tuần. Sản phụ có dấu hiệu đau bụng từng cơn, ra dịch hồng, nên được người nhà đưa đến Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long để khám. Nhưng khoảng 30 phút trước khi đến bệnh viện, sản phụ đau bụng nhiều hơn và sanh trọn bé ngay trên xe Ô tô mà không được xử lý.
Khoa Cấp cứu tiếp nhận sản phụ trong tình trạng mệt, đau bụng nhiều, ra dịch nhiều vùng âm đạo. Bé trai 3.1 kg khóc to, nằm trên băng ghế xe, đầu chi tím nhẹ, còn dây rốn với sản phụ. Cả sản phụ và bé được Ekip cấp cứu ngay đồng thời báo bác sĩ chuyên khoa sản và chuyên khoa nhi hỗ trợ. Bé được Ekip cấp cứu kẹp và cắt dây rốn, hút nhớt, thở oxy, ủ ấm. Sản phụ được vận chuyển khỏi xe và đưa vào phòng cấp cứu để tiếp tục cấp cứu sản khoa. Sau đó sản phụ được chuyển lên khoa Sản, bé được chuyển lên khoa Nhi để theo dõi tiếp.
Hiện tại tình trạng sức khỏe của sản phụ và bé đã ổn định, tiến triển tốt và đang tiếp tục điều trị tại bệnh viện.
Lưu ý: Chuyển dạ sanh là tình trạng cấp cứu, cần được theo dõi và xử trí tại cơ sở y tế. Chuyển dạ thật sự khi có 3 trong 5 tiêu chuẩn sau: – Đau bụng từng cơn tăng dần. – Ra dịch nhầy hồng âm đạo. – Có sự thay đổi ở ổ tử cung (cổ tử cung xóa và mở). – Đầu ối được thành lập. – Có sự tiến tiển của ngôi thai sau mỗi cơn co tử cung. Khi có các cơn đau bụng gò cứng, ra dịch nhầy âm đạo, ra nước loãng âm đạo… Sản phụ nên nhập viện khám ngay vì đó là thời điểm cho thấy sản phụ sắp sinh. Chuyển dạ có 3 giai đoạn: Thường xuất hiện ở tuần thứ 38 – 42 – Giai đoạn 1: Xóa, mở cổ tử cung (< 10 giờ): Các cơn co thắt tử cung bắt đầu tăng mạnh về cường độ, đồng thời cổ tử cung cũng bắt đầu giãn ra, các cơn co thắt cách nhau 1 – 2 phút – Giai đoạn 2: Sổ thai nhi (< 01 giờ): Khi cổ tử cung được mở hoàn toàn, giai đoạn sổ thai nhi sẽ bắt đầu đẩy bé ra bên ngoài qua âm đạo với những cơn co thắt dữ dội hơn giai đoạn 1 – Giai đoạn 3: Sổ nhau thai (< 01 giờ): Đây là giai đoạn sau khi em bé đã ra đời, nhưng lúc này cổ tử cung vẫn làm nhiệm vụ co bóp, nhau thai bong ra thành tử cung và được đẩy đi ra bằng đường âm đạo. Tuy nhiên, không vì thế mà cố gắng đưa sản phụ vào bệnh viện, nhất là giai đoạn đang sổ thai và sổ nhau. Nếu sản phụ chuyển dạ và sanh tại nhà hay trên đường đi đến cơ sở y tế, người thân nên gọi đến cơ sở y tế để được tư vấn, hỗ trợ hoặc hướng dẫn cách giúp sản phụ sanh đúng cách để đảm bảo sự an toàn cho sản phụ và bé, sau đó đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn và xử trí cấp cứu kịp thời.
Chương trình cấp cứu ngoại viện miễn phí của Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu LongHiểu được sự cần thiết của việc điều trị nhanh chóng và chính xác cho bệnh nhân cấp cứu, bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long đã thành lập đội cấp cứu ngoại viện với với đầy đủ trang thiết bị cần thiết và đội ngũ bao gồm bác sĩ và điều dưỡng luôn sẵn sàng để đến tận vị trí của bệnh nhân để nhanh chóng thực hiện các sơ cấp cứu ban đầu cũng như thực hiện quy trình phân loại bệnh, đảm bảo bệnh nhân ngay sau khi nhập viện cấp cứu sẽ được thăm khám và làm các cận lâm sàng nhanh chóng để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đặc biệt, bệnh viện đã ban hành chính sách cấp cứu ngoại viện miễn phí dành cho các bệnh nhân cần cấp cứu ngoại viện từ các khu vực lân cận có bán kinh dưới 15km: Quận Bình Thủy (TPCT), Huyện Châu Thành (Hậu Giang), P. Cái Vồn (TX. Bình Minh, Vĩnh Long). Cụ thể:
Hướng Vĩnh Long : qua cầu Cần Thơ xuống chợ Bình Minh.
Hướng Nam Sông Hậu: cầu Cái Côn.
Hướng về Bình Thủy – đường CMT8: cầu Bình Thủy 1.
Hướng về sân bay Trà Nóc – Đường Võ Văn Kiệt: cầu Bình Thủy 2.
Hướng về Ô Môn: cầu Bà Bộ.
Hướng về Sóc Trăng: BVĐK Số 10
Khoa Cấp Cứu của bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long luôn sẵn sàng với số điện thoại cấp cứu hoạt động 24/7 (kể cả chủ nhật và các ngày lễ) : 02903 916 916
Sinh Con Ở Bệnh Viện Phụ Sản Quốc Tế Sài Gòn
1. Hành Trình Mang Bầu
Phụ nữ sợ nhất lúc đau đẻ và chăm con, nhưng nỗi lo lắng nhất của Hà lại là khoảng thời gian mang bầu.
Nếu như lúc mang bầu bé Mây Hà bị hở eo cổ tử cung phải nằm một chỗ, thì với lần bầu em Cao lần này Hà được bác sĩ chẩn đoán là “nhau tiền đạo” – tức là nhau bám thấp và sát cổ tử cung, rất dễ bị xuất huyết ào ạt. Và lần này Hà lại được bác sĩ chỉ định: phải nằm một chỗ, kiêng đi lại.
Rất may mắn (chắc nhờ ăn ở hihi) là đến tháng thứ 5 trở đi nhau đã tự kéo lên. Hà đỡ phải nằm một chỗ nhưng cũng phải cẩn thận trong các hoạt động đi lại.
Trong 2 lần mang bầu, Hà đều bị ốm nghén nặng, không ăn uống được gì cả trong vài tháng nên tháng 4 hoặc 5 thai kì là Hà bị sụt mất khoảng 4kg, người ốm tong teo, xanh xao vàng vọt.
2. Quá Trình Sinh Con Ở Bệnh Viện Phụ Sản Quốc Tế Sài GònBình thường anh xã vẫn đưa Hà đi khám thai ở phòng khám tư bên quận 3. Đến lần khám ở tuần thứ 39 thì có việc đột xuất nên Hà phải tự đi khám một mình.
Khi khám xong thì bác sĩ bảo Hà “đã mở 2 phân rồi” và tức tốc viết giấy cho Hà nhập viện. Hà vô cùng bất ngờ vì chẳng thấy đau bụng hay có bất kì dấu hiệu sắp sinh nào. Hà định về nhà để sắp xếp rồi nhập viện sau. Nhưng các mẹ ở đó ai cũng bảo “con so sinh nhanh thì con rạ còn ra nhanh hơn nữa”, nên Hà lật đật bắt taxi từ phòng khám thẳng đển bệnh viện Phụ Sản Quốc Tế Sài Gòn.
Dù lần trước sinh đẻ ở bệnh viện Từ Dũ khá hài lòng nhưng thấy trên diễn đàn nhiều mẹ cũng khen bệnh viện Phụ Sản Quốc Tế Sài Gòn nên Hà quyết định trải nghiệm. Lúc vào khám thì BS ở đó cũng bảo Hà nhập viện. Hà thì cứ lo là lỡ chờ hoài không sinh, BS cho ra về sẽ bị… tốn tiền phòng – do tiền phòng ở bệnh viện phụ sản Quốc Tế Sài Gòn nhìn chung cao hơn phòng ở Từ Dũ (Hà sẽ nêu thêm ở dưới).
Thủ tục nhập viện để sinh con ở Phụ Sản Quốc Tế các mẹ cũng cần chuẩn bị:
– Giấy tờ, các xét nghiệm suốt quá trình khám thai
– Chứng minh nhân dân photo (2 bản)
– Hộ khẩu thường trú (2 bản)
Các giấy tờ này Hà đều chuẩn bị trước và kẹp chung với giấy khám thai, để có nhập viện đột xuất thì mọi thứ cũng đều đầy đủ. Như trường hợp của Hà, chỉ cần gọi điện về nói với anh xã mang giỏ đồ chuẩn bị sẵn lên bệnh viện mà thôi.
Ở bệnh viện Phụ Sản Quốc Tế Sài Gòn, các mẹ phải đóng ứng trước tiền phòng rồi vào đấy nằm chờ sinh. Phòng này cũng là phòng mình ở lại sau khi sinh luôn, không phải nằm chờ sinh chung với các mẹ khác như ở bệnh viện Từ Dũ. Chi phí ứng trước tầm 14tr (thời điểm cuối năm 2023).
Hà cũng chọn dịch vụ phòng sinh gia đình (được 1 người nhà vào cùng mình), và chọn bác sĩ riêng (khám Hà suốt quá trình mang thai). Nhưng vì BS riêng của Hà bận đi công tác nên Hà đành chọn BS đang trực tại Phụ Sản Quốc Tế.
Chứng kiến con mình chào đời cũng là một cảm xúc không thể nào quên của một ông bố.
Một số mẹ cho rằng không nên để chồng thấy cảnh mình vượt cạn, như thế sẽ “mất hình ảnh” hoặc lo chồng sẽ bị ám ảnh mà lảng tránh chuyện chăn gối với vợ về sau. Nhưng cá nhân Hà nghĩ nên để chồng biết và chia sẻ cùng vợ nỗi đau đớn, vất vả khi sinh con.
Những ông bố nào sợ cảnh máu me hay yếu bóng vía cũng đừng quá lo lắng, vì các anh có thể chọn ngồi ở đầu giường để nắm tay động viên vợ, chứ không phải nhìn trực tiếp cảnh sinh nở mổ xẻ đâu ạ (bác sĩ cũng không khuyến khích đâu).
Hà sinh 2 lần đều có chồng bên cạnh. Vì vậy không hề cảm thấy mình “đi biển mồ côi”.
Hà vào BV Phụ Sản Quốc Tế khoảng 19h30 và nằm đợi ở chỗ phòng cấp cứu đến khoảng 22h30 gì đó thì lên phòng dịch vụ. Một phần vì lúc đó cũng mới mở 3 phân, nếu lên phòng trước 22h thì họ tính thêm 1 ngày tiền phòng rất phí. Đến khoảng 24 giờ tối thì ra tí huyết hồng, mở được 4 phân. Bụng vẫn bình thường chưa đau. Y tá bảo cứ nằm chờ, thỉnh thoảng vào đo nhịp tim bé.
Đến khoảng 3 giờ sáng thì bụng Hà bất ngờ đau nhói rất mạnh. Đến lần nhói thứ 2 là Hà thở không ra hơi nữa rồi. Lúc này y tá tức tốc đẩy vào phòng sinh, tử cung đã mở gần 8 phân. Nếu tối đó không quyết định nhập viên mà về nhà chờ thì không chừng… đẻ rớt mất rồi, vì chẳng có dấu hiệu sinh gì cả hi hi…
À, mà sinh con ở bệnh viện Phụ Sản Quốc Tế Sài Gòn Hà không thấy họ tiêm nước xổ vào hậu môn cho sản phụ như lần Hà sinh ở Từ Dũ.
Hà đọc nhiều tài liệu bảo rằng chích gây tê màng cứng không nên sớm quá và cũng không nên trễ quá 5 phân. Nhưng ở đây dù Hà mở 8 phân thì họ vẫn tiêm khi Hà yêu cầu. Lần sinh này Hà hoàn toàn mất cảm giác từ bụng trở xuống chân, không cảm nhận được các cơn gò, không điều chỉnh được cơ để rặn đẻ. BS phải hướng dẫn rất tỉ mỉ từng hành động để Hà làm theo.
Do mất cảm giác nên mặc dù rất cố gắng đến gần kiệt sức mà Hà vẫn rặn đẻ rất yếu. Đến khi đầu em bé ra được một nửa thì có cảm giác bị kẹt và khựng lại. May có chị phụ tá rất nhanh trí nhảy lên ép bụng Hà xuống để phụ đẩy em bé ra ngoài. Em bé bị dây rốn quấn 2 vòng cổ (có lẽ thai nhi tự xoay mà bác sĩ không phát hiện). Sau khoảng 10 giây cu cậu mới cất tiếng khóc chào đời. Vợ chồng Hà thở phào nhẹ nhõm.
** Chú thích cho chị nào sinh lần đầu chưa hiểu: Hà sinh thường, không phải sinh mổ. Vì cơn đau đẻ vượt sức chịu đựng nên bác sĩ sẽ gây tê màng cứng để mẹ đỡ mất sức do đau. Tất nhiên nếu mẹ nào có sức chịu đựng rất cao thì không cần chọn gây tê màng cứng làm gì.
Sinh con ở bệnh viện Phụ Sản Quốc Tế Sài Gòn các mẹ sẽ được “da tiếp da” với bé. Bé vừa ra ngoài cắt dây rốn xong là y tá cho bé nằm sấp trên bụng mẹ và tập bú liền. Thời gian tập bú khoảng 30 phút. Trong khi chờ đợi BS sẽ khâu vết cắt cho mẹ.
Phương pháp “da tiếp da” giúp cho em bé cảm nhận được hơi ấm của mẹ ngay từ khi chào đời. Bé cũng được bú ngay để tận dụng dòng sữa non đầu tiên rất bổ dưỡng, và cũng để bé phát huy bản năng bú sữa.
Xem bài viết May thẩm mỹ tầng sinh môn, cách chăm sóc và xông hơ vùng kín sau sinh.
Sau khi tập bú xong y tá cân đo, tắm lau cho em bé ngay trong phòng, mặc đồ cho bé rồi đẩy cả hai mẹ con về phòng nghỉ.
Hà không biết quan điểm này đúng không, nhưng cứ nói để cả nhà tham khảo. Lần sinh ở bệnh viện Từ Dũ năm 2014, chị Mây không được áp dụng phương pháp “da tiếp da”, bé không được bú mẹ ngay sau khi chào đời. Sau đó có vẻ như Mây quên mất phản xạ nút sữa, khi đưa bình sữa hay ti vào miệng thì nàng cứ đẩy ra. Phải mất gần 2 ngày nàng mới bắt đầu chịu nút và bú sữa. Từ đó trở đi cho nàng bú sữa rất khó khăn. Ngoài ra người ta còn nói hệ tiêu hóa của bé không được sữa non của mẹ tráng lần đầu nên bé sẽ dễ bị ọc sữa về sau (đúng là Mây rất thường bị ọc sữa, và nàng thích ti bình hơn ti mẹ). Còn em Cao nhờ áp dụng cách bú mẹ ngay khi vừa chào đời nên không gặp khó khăn gì trong việc bú sữa mẹ hay bú bình sau này. Cao rất hiếm khi bị ọc và cậu thích bú mẹ hơn bú bình.
Ghi chú: Từ năm 2023 thì bệnh viện Từ Dũ cũng đã áp dụng phương pháp “da tiếp da” sau sinh nên các mẹ cứ an tâm ạ.
3. Giá Cả, Phòng Ốc ở Bệnh Viện Phụ Sản Quốc TếSài GònGiá phòng ở bệnh viện Phụ Sản Quốc Tế Sài Gòn có vẻ cao hơn phòng VIP của Từ Dũ một chút, dao động từ 1tr8 – 2tr5. Hà nằm phòng 2tr thấy tốt tương đương phòng 1.5tr của Từ Dũ, được phục vụ cơm ngày 3 bữa (khá hợp khẩu vị).
– Dịch vụ phòng sinh gia đình (phòng đẻ) giá khoảng 500k/lần sinh.
– Gây tê màng cứng: 2tr.
– May thẩm mỹ tầng sinh môn: 3tr5.
Tổng lại các chi phí sinh con ở bệnh viện Phụ Sản Quốc Tế Sài Gòn của Hà tầm 20tr (2015). Hà không có bảo hiểm. Nếu mẹ nào có bảo hiểm thì sẽ đỡ hơn nhiều.
Gần đây Hà thấy hình như họ đã tăng giá một số dịch vụ so với đợt Hà sinh. Để chính xác thì các mẹ chịu khó vào trang web của bệnh viện để tham khảo giá trước khi chọn sinh ạ.
Một vài nhược điểm ở bệnh viện Phụ sản quốc tế Sài Gòn là một số y tá ở phòng cấp cứu (nơi tiếp nhận mẹ bầu khi vào viện) có vẻ chưa lịch sự lắm. Đây là cảm nhận của anh xã Hà. Không biết hiện nay đã cải thiện chưa. Còn nhân viên ở các bộ phận khác thì lịch sự.
Ngoài ra xung quanh Bệnh viện có rất ít quầy bán hàng rong hay tạp hóa (khác với Từ Dũ ra cổng là đầy) nên mỗi khi cần mua chai nước suối, ổ bánh mì hay gì đó khá khó khăn.
Chị nào có kinh nghiệm sinh con ở bệnh viện Phụ Sản Quốc Tế Sài Gòn hoặc các bệnh viện khác thì chia sẻ (bên dưới, mục Bình Luận) để các mẹ khác tham khảo với ạ.
Iu các chị, xx
Phòng Khám Đa Khoa Kcn Tân Bình Góp Phần Cứu Sống Sản Phụ Bị Chồng Chém Rơi Con Ra Ngoài
Chiều ngày 11/12/2013, phòng khám đa khoa KCN Tân Bình (TANIMEDI) đã tiếp nhận một ca thai phụ bị chồng chém rơi con ra ngoài. Nạn nhân là chị V.T.H.N (32 tuổi, ngụ tại chung cư Tây Thạnh – Q.Tân Phú – TP.HCM). Tại đây các bác sĩ kẹp dây rốn để tách thành công con ra khỏi mẹ rồi đưa hai mẹ con lên tuyến trên, Bệnh viện Hùng Vương.
Sau khi thăm khám, thấy ngoài vết thương ở bụng, chị N còn có các vết thương ở mặt và cổ nên chuyển chị sang Bệnh viện Chợ Rẫy. Bé trai đồng thời được chuyển sang Bệnh viện Nhi Đồng 1. Đến chiều 12/12, bệnh nhân có thể nói chuyện, sinh hiệu ổn, không còn thở máy, tuy nhiên vẫn phải được theo dõi tích cực. Thông tin từ các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1 cũng cho hay, sức khỏe của bé trai tạm ổn.
Theo lời kể của chị N., chiều ngày 11-12, chồng của chị (cả hai vợ chồng đều là kỹ sư) uống rượu vang. Đến khoảng 21g cùng ngày, chị N. đang tắm thì chồng bất ngờ mở cửa, dùng dao bầu chém một nhát ngang bụng và hai nhát (nhẹ) vào mặt, một nhát vào cổ.
Sau khi chém chị N. xong, chồng nạn nhân đi ra ngoài và tự sát (sau đó đã được chuyển đến bệnh viện Thống Nhất). Chị N. hoảng hốt vội chốt cửa phòng tắm lại thì phát hiện con mình đã lòi ra khỏi bụng và thấy rõ một vét chém ở mông đứa bé. Chị N. ôm con trên bụng và lết ra ngoài kêu cứu. Hàng xóm cùng tầng đã nhanh chóng đưa chị N. đến bệnh viện Đa khoa khu vực khu công nghiệp Tân Bình trong tình trạng lúc tỉnh lúc mê.
Được biết trường hợp này rất nguy hiểm, nạn nhân rất dễ tử vong vì mất máu do tử cung của thai phụ như một bể chứa máu, khi vỡ khó có thể bù kịp. Việc tách thành công bé trai ra khỏi mẹ của Phòng khám đa khoa KCN Tân Bình đã góp phần không nhỏ trong việc cứu sống cả 2 mẹ con chị N.
http://ngoisao.net/tin-tuc/thoi-cuoc/24h/thai-phu-bi-chong-chem-roi-con-ra-ngoai-2922783.html
Đặt Lịch Bệnh Viện Phụ Sản An Thịnh Trên Bcare
Bệnh viện Phụ Sản An Thịnh là địa chỉ khám chữa bệnh chất lượng chuyên môn cao với chất lượng dịch vụ tốt nhất đáp ứng nhu cầu khám chữa tất cả các bệnh về sản phụ khoa. Phụ Sản An Thịnh có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, đội ngũ y bác sỹ có chuyên môn cao.
1. Giới thiệu về Bệnh viện Phụ Sản An Thịnh
Bệnh viện Phụ sản An Thịnh được chính thức đi vào hoạt động vào ngày 5/12/2011. Bác sĩ CKI Phạm Vũ Thư là Giám đốc Bệnh viện Phụ sản An Thịnh.
Bệnh viện Phụ sản An Thịnh hoạt động dựa trên tiêu chí mang lại một một dịch vụ chất lượng với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, đáp ứng được mọi nhu cầu khám chữa bệnh về Sản phụ khoa cho tất cả mọi người. Bên cạnh đó các thủ tục tại bệnh viện đều được đơn giản hóa dưới sự hướng dẫn chu đáo, nhiệt tình của đội ngũ nhân viên giúp bệnh nhân tiết kiệm được thời gian và công sức.
2. Cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế
Bệnh viện Phụ sản An Thịnh cao 10 tầng có 1 tầng hầm để xe, 9 tầng nổi với diện tích hơn 4000m2 sử dụng phục vụ khám và điều trị, tầng trên cùng là căng-tin phục vụ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, lắp đặt 02 thang máy có thể vận chuyển cả xe cáng cấp cứu. Với khoảng 90 giường bệnh điều trị nội trú
Ngoài ra Bệnh viện Phụ sản An Thịnh đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại đáp ứng nhu cầu khám và điều trị bệnh
Hệ thống giường đẻ điện nhập khẩu từ Đức
Bàn sinh đa năng điện tử
Máy siêu âm 2D của Siemen giúp theo dõi nước ối
Hệ thống Monitor giúp theo dõi sản phụ và tim thai
Hệ thống Oxy khí nén
Hệ thống máy Xquang cao tần
Máy chiếu vàng da
Hệ thống máy Nội soi tử cung có màng hình LCD
Máy siêu âm 4D có màng hình LCD
Hệ thống máy mổ Nội soi hiện đại được nhập khẩu từ Đức.
Bên cạnh đó bệnh viện còn trang bị nhiều phòng ban khác nhau đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
Ba phòng khám sản phụ khoa
Một phòng xét nghiệm
Một phòng Xquang cao tần
Hai phòng soi cổ tử cung
Một phòng siêu âm 4D
Hệ thống các phòng đẻ bao gồm: 2 phòng đẻ thường, 1 phòng đẻ khó và 1 phòng đẻ dành cho bệnh nhân bị nhiễm khuẩn
90 giường bệnh điều trị nội trú
Khu phòng sơ sinh
Khu phòng dành cho sản phụ trước khi sinh và sau khi sinh với hệ thống máy điều hòa, tủ lanh, tivi, điện thoại, hệ thống internet, khu nhà vệ sinh khép kín trong phòng… mang đến sự dễ chịu, tiện lợi cho bệnh nhân và cả người nhà
Hai thang máy có thể vận chuyển xe cán cấp cứu
Căn tin phục vụ bệnh nhân và người nhà…
3. Các dịch vụ tại Bệnh viện Phụ sản An Thịnh
Bệnh viện thực hiện khám cấp cứu 24/24, theo dõi chi tiết các bệnh về sản và phụ khoa.
Tiếp nhận khám, tư vấn và chữa trị các bệnh lý về chuyên ngành sản phụ khoa.
Khám, tư vấn, chữa trị và hỗ trợ sinh sản cho các trường hợp vô sinh, hiếm muộn cả nam và nữ giới.
Theo dõi, quản lý chăm sóc thai sản trọn gói theo yêu cầu riêng.
Bệnh viện thực hiện các ca đẻ thường, sinh đẻ theo yêu cầu, dịch vụ đẻ không đau.
Chẩn đoán và sàng lọc trước sinh bằng siêu âm 4D, xét nghiệm cần thiết, miễn dịch và sinh hóa.
Chụp vú, tử cung – vòi trứng bằng các kỹ thuật cao và không gây đau. Phối kết hợp với siêu âm và tế bào nhằm chẩn đoán ung thư vú, phát hiện những bất thường tại buồng tử cung, ung thư tử cung, Ung thư cổ tử cung…
Thực hiện các hình thức phẫu thuật: Mổ hở, mổ nội soi về các bệnh lý Phụ khoa như bóc tách nhân xơ tử cung, thông vòi trứng, cắt nhân xơ tử cung…, mổ đẻ theo yêu cầu.
Bệnh viện cung cấp dịch vụ điều trị ngoại trú, cấp cứu ngoại viện.
4. Quy trình khám tại Bệnh viện Phụ sản An Thịnh
Bước 1: Trước tiên, bệnh nhân đến khi đến thăm khám bằng phương tiện cá nhân hãy gửi xe trong nhà xe của phòng khám.
Bước 2: Đến khu đăng ký khám bệnh để lấy số đăng ký khám.
Bước 3: Tại đây bạn đăng ký khám, đồng thời đóng tiền khám tại khu tiếp nhận.
Bước 4: Khi đã có số phòng, số thứ tự khám bạn đi đến phòng khám, ngồi chờ tới lượt của mình.
Bước 5: Bác sĩ khám lâm sàng và nhận chỉ định xét nghiệm, siêu âm (nếu có).
Bước 6: Quay lại đóng tiền cho quầy thu ngân.
Bước 7: Nhân viên y tế tại bệnh viện sẽ hướng dẫn bạn đến phòng xét nghiệm, siêu âm khi được chỉ định.
Bước 8: Quay lại phòng khám ban đầu để bác sĩ chẩn bệnh dựa theo kết quả xét nghiệm, siêu âm.
Bước 9: Làm thủ tục để nhập viện nếu được yêu cầu. Nếu không sẽ nhận đơn thuốc từ bác sĩ và ra về.
Bước 10: Đóng tiền và lấy thuốc tại quầy nếu có nhu cầu.
5. Thời gian làm việc Bệnh viện Phụ sản An Thịnh
Bệnh viện Phụ sản An Thịnh làm việc từ thứ 2 đến chủ nhật hàng tuần, cụ thể như sau:
Thứ 2 – Chủ nhật: Sáng: 7h00 – 12h00; Chiều: 13h30 – 23h00
6. Thông tin liên hệ Bệnh viện Phụ sản An Thịnh
BỆNH VIỆN PHỤ SẢN AN THỊNH
Địa chỉ: 496 Bạch Mai, Trương Định, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
Cập nhật thông tin chi tiết về Cấp Cứu Sản Phụ Sinh Con Trên Xe Ô Tô trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!