Xu Hướng 6/2023 # Cảnh Báo Xu Hướng Gia Tăng Bệnh Viêm Ruột Mạn Tính Tại Việt Nam # Top 12 View | Sept.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Cảnh Báo Xu Hướng Gia Tăng Bệnh Viêm Ruột Mạn Tính Tại Việt Nam # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Cảnh Báo Xu Hướng Gia Tăng Bệnh Viêm Ruột Mạn Tính Tại Việt Nam được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đó là chia sẻ của TS. Vũ Trường Khanh – Trưởng khoa Tiêu hóa, bệnh viện Bạch Mai tại Hội nghị khoa học tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai – Đại học Nagoya Nhật Bản lần thứ 7 diễn ra tại Hà Nội sáng nay, ngày 14/9/2019.

Nhóm bệnh viêm ruột mạn tính gồm 2 bệnh chính là viêm loét đại trực tràng chảy máu và bệnh Crohn. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây nhóm bệnh này đang có xu hướng gia tăng. Theo TS. Vũ Trường Khanh: Cách đây 20 năm số lượng bệnh nhân đến không nhiều và bệnh cũng không quá nặng. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, Khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai lúc nào cũng có bệnh nhân điều trị nội trú, chưa kể số lượng điều trị ngoại trú rất nhiều.

Đối với bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu và Crohn có 2 đỉnh tuổi. Đỉnh tuổi rất trẻ là 17,19 đến 25 tuổi. Đỉnh tuổi này hay gặp nhất. Đặc biệt là bệnh Crohn gây ra biến chững gần như “tàn tật” đường tiêu hóa bởi có những người rò ruột, dính ruột, thủng ruột, sau đó bị đi bị lại, không thể làm gì được. Bệnh nhân phải đến với chúng tôi quá nhiều lần. Đỉnh tuổi thứ hai là vào 50,55 đến 60 tuổi. Bệnh khi xuất hiện ở đỉnh tuổi thứ 2 thường không quá nặng như ở đỉnh tuổi thứ nhất.

Thuốc sinh học được chứng minh là rất tốt và trong lâm sang cho thấy với những ca thất bại trong điều trị các thuốc khác thì thuốc sinh học là “cứu cánh”. Với những lỗ rò nếu sử dụng thuốc sinh học thì sẽ nhanh liền hơn, tổn thương ở đại tràng, ruột non sẽ giảm nhanh, đặc biệt các rò quanh hậu môn, trực tràng, hoặc đối với người trẻ tuổi mà bệnh rất nặng thì việc sử dụng thuốc sinh học sẽ mang lại hiệu quả cao, đôi khi có thể tránh được việc phải phẫu thuật. Tuy nhiên, thuốc sinh học có một nhược điểm là khi ta cắt thuốc thì nó lại tái phát và phải điều trị lâu dài.

Hội nghị khoa học tiêu hóa BV Bạch Mai – Đại học Nagoya lần thứ 7 là hoạt động thường niên, thể hiện sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữa bệnh viện Bạch Mai và Đại học Nagoya Nhật Bản trong nhiều năm nay.

Khác với mọi năm, Hội nghị năm nay sẽ chia làm 2 phần: một phần cho bác sĩ và một phần cho điều dưỡng. Phần của điều dưỡng chúng tôi tập trung vào các lĩnh vực: chăm sóc người bệnh bởi ngay cả ở các nước phát triển, các sai sót tưởng như rất nhỏ nhặt nhưng khi xảy ra thì lại để lại hậu quả đôi khi rất nghiêm trọng. Với điều dưỡng chuyên ngành tiêu hóa còn có đặc thù là phải chuẩn bị, hướng dẫn cho người bệnh chu đáo, an toàn trước khi thực hiện thủ thuật.

Bài: Mai Thanh/ Ảnh: Thành Dương

Ung Thư Dạ Dày Ở Việt Nam Có Xu Hướng Tăng Và Trẻ Hoá

Ung thư dạ dày là một trong những bệnh ung thư đường tiêu hoá phổ biến ở Việt Nam. Bệnh đang có xu hướng trẻ hoá và tiên lượng khó do bệnh nhân đến khám muộn.TS Phạm Văn Bình – Trưởng khoa Ngoại bụng 1, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều, Hà Nội cho biết ghi nhận gần đây số bệnh nhân bị ung thư dạ dày dưới tuổi 40 có xu hướng tăng và điều buồn nhất đó là đa số bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn bệnh tiến triển.

Trường hợp của bệnh nhân Nguyên Xuân H. 27 tuổi, quê Lạng Sơn bị viêm dạ dày từ nhiều năm trước. Anh H. có đi nội soi và được bác sĩ kê đơn thuốc uống hết thuốc anh không đi kiểm tra lại.

Gần đây, thấy xuất hiện hiện tượng đau thượng vị, khó tiêu nên anh đi kiểm tra. Tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội bác sĩ chẩn đoán anh viêm loét dạ dày, bấm sinh thiết niêm mạc có tế bàovà được chỉ định phẫu thuật cắt dạ dày .

Anh H. phẫu thuật tại Bệnh viện K và đến nay sức khoẻ đã phục hồi. Bác sĩ cho biết trường hợp của anh H. ở giai đoạn sớm giai đoạn T2, bệnh chưa tiến triển lan xa và việc điều trị dễ dàng hơn.

Vì sao ung thư dạ dày tăng?

Theo TS Bình hiện nay có phương pháp phòng bệnh tốt, thông tin tuyên truyền tốt hơn so với 15 – 20 năm về trước nhưng số bệnh nhân ung thư dạ dày vẫn tăng lên là do các yếu tố thực phẩm, môi trường có nhiều nguy cơ gây ung thư hơn.

Ngoài ra, do phương tiện chẩn đoán tốt như nội soi ống mềm hiện nay thực hiện tương đối thường quy ở các bệnh viện thậm chí tuyến huyện, tuyến tỉnh… đây là phương pháp chẩn đoán ung thư dạ dày sớm tốt nhất. Số bệnh nhân đi nội soi nhiều hơn nên người ta phát hiện ra ung thư dạ dày tăng hơn trước. Đây là thống kê của các bệnh viện.

Tuy nhiên, trường hợp của Bùi Vân A. 35 tuổi, trú Hải Dương bệnh tiến triển xa hơn. Chị Vân A. thấy đau bụng nhiều tháng nhưng sống chung với đau dạ dày hàng chục năm chị nghĩ do đau dày và kiên trì uống nghệ với mật ong nhưng càng ngày càng đau hơn kèm theo sụt cân, mệt mỏi. Chị đi kiểm tra bác sĩ phát hiện ung thư dạ dày ở hang vị khối u phát triển to xâm lấn rộng. Chị Vân A. được chỉ định cắt 4/5 dạ dày.

TS Phạm Văn Bình cho biết theo nghiên cứu tại các hội nghị ung thư của Việt Nam, trên thế giới thì bệnh ung thư đều trẻ hoá đặc biệt ung thư vú, ung thư đường tiêu hoá.

Giải mã nguy cơ

Yếu tố gây ung thư dạ dày được các nhà khoa học xác định và giải mã thành công đó là sự góp mặt của vi khuẩn Helicobacter pylori – HP gây viêm dạ dày mãn trong giai đoạn đó có thể tiến triển thành ung thư dạ dày.

Ngoài HP, TS Bình chia sẻ ung thư dạ dày còn có các yếu tố khác như thói quen ăn uống ăn dưa muối, ăn mặn, ăn đồ nướng cháy… trong tương lai sẽ có nghiên cứu kỹ hơn như yếu tố gen, giải trình gen sẽ có những báo cáo kỹ hơn.

Tại Bệnh viện K đã có nghiên cứu kết hợp với các nước trên thế giới đặc biệt các tổ chức ung thư của Mỹ. Châu Âu, Nhật Bản để nâng cao chất lượng điều trị ung thư như phát hiện chẩn đoán ung thư tiệm cận với các nước trên thế giới.

Ở Việt Nam, đa số các bệnh nhân ung thư dạ dày được phát hiện ở giai đoạn muộn, tỷ lệ sống sau 5 năm chưa cao. Trong các bệnh ung thư, ung thư dạ dày, ung thư vú, cổ tử cung, tuyến tiền liệt, tuyến giáp… là những bệnh ung thư rất dễ phát hiện sớm mà phát hiện sớm thì hoàn toàn có thể chữa khỏi được – TS Bình cho biết.

Theo phân loại của Nhật Bản, ung thư dạ dày sớm là tổn thương ung thư còn ở lớp niêm mạc, chưa xâm lấn xuống lớp dưới niêm mạc dạ dày.

Bác sĩ Bình đưa ra các dấu hiệu để đi sàng lọc ung thư dạ dày sớm đó là những người tuổi trên 40 tuổi, có đau vùng thượng vị, có rối loạn cảm giác đầy bụng trên những người uống rượu, hút thuốc và trong quá trình điều trị khám dạ dày có phát hiện vi khuẩn HP. Đây là những nhóm người có nguy cơ ung thư cao cần phải được sàng lọc, khám định kỳ, soi dạ dày ống mềm để chẩn đoán sớm bệnh.

Cảnh Báo Gia Tăng Bệnh Sán Chó Hiện Nay

Cảnh Báo Gia Tăng Bệnh Sán Chó Hiện Nay

Bệnh sán chó hay còn gọi là bệnh do ấu trùng giun đũa chó gây nên. Hiện nay gia tăng khi số gia đình nuôi chó trong nhà ngày càng nhiều. Chưa kể, chó thả rông phóng uế bừa bãi gây khó cho việc kiểm soát mầm bệnh trong môi trường đất cát.

Các ấu trùng tuy đã ngừng phát triển nhưng chúng đã gây tổn thương tại các mô. Nếu bị nhiễm sán chó ở mắt, có thể gây giảm thị lực, thậm chí mù lòa; nhiễm ở não sẽ gây viêm não, nhức đầu, co giật. Tuy nhiên, có một số người bị nhiễm không có triệu chứng. Một số người có các biểu hiện như ngứa da, nổi mề đay dị ứng.

Theo bác sĩ cho biết khi nhiễm ký sinh trùng loại này, người bệnh thường không có triệu chứng, chỉ một số người thấy ngứa nhưng đa số đến bệnh viện da liễu khám với triệu chứng ngứa. Có một số bệnh nhân thì tự mua thuốc uống nhưng không bớt, đi khám da liễu cũng không hết ngứa. Bệnh nhân có triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt, gầy ốm lâu năm không rõ nguyên nhân và trị hoài không bớt.

Bác sĩ chuyên khoa ký sinh trùng chia sẻ, hiện nay bệnh nhiễm ấu trùng giun đũa chó đã không còn hiếm gặp. Ký sinh trùng này thường có trên chó có tên khoa học là Toxocara canis. Đây là các loại giun tròn sống ký sinh ở ruột non của chó. Khi trưởng thành, các loại giun này sẽ đẻ trứng trong lòng ruột của chó, trứng giun sẽ theo phân ra ngoài môi trường. Sau 1 – 2 tuần thì trứng giun hóa phôi. Đây là giai đoạn có thể gây bệnh cho người nếu nuốt phải trứng giun.

Sau khi trứng vào cơ thể người, ấu trùng giun sẽ được phóng thích, chúng di chuyển xuyên qua thành ruột và theo đường máu đến gan, phổi, hệ thần kinh trung ương. Tại đây, các ấu trùng có thể sống sót được nhiều tháng và sau đó bị phản ứng viêm của cơ thể người tiêu diệt.

Cách phòng ngừa và vệ sinh hữu hiệu:

Tỷ lệ gia đình nuôi chó tăng cao cũng như việc thiếu kiểm soát chó thả rông là nguyên nhân khiến tỷ lệ người nhiễm sán chó ngày càng nhiều. Nhiều người dù không tiếp xúc với chó nhưng vẫn nhiễm do ăn thực phẩm có chứa ấu trùng từ phóng uế của chó mèo phát tán ra môi trường. Bác sĩ chuyên khoa ký sinh trùng cho biết, vì bệnh có thể lây lan khi dùng thức ăn có chứa ấu trùng nên để phòng tránh cần phải giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Thường xuyên phải lau dọn nhà sạch sẽ. Ăn chín, uống sôi. Không cho chó vào nhà thường xuyên, không ôm hoặc ngủ chung với chó. Tắm rửa cho chó thường xuyên, tẩy giun định kỳ. Nếu trong nhà có trẻ em, không để trẻ chơi đùa với chó, không để bé nằm bò dưới đất (nhất là những nơi chó thường nằm). Không cho chó vào khu vực trồng rau của vườn nhà để tránh nhiễm trứng giun từ phân chó.

Bệnh sán chó là một bệnh rất dễ nhiễm và cũng rất dễ tái nhiễm. Theo số liệu, trung bình cứ 10 người đi khám bệnh về ký sinh trùng thì có đến 6 người nhiễm sán chó. Ngoài việc tự vệ sinh phòng ngừa, kiểm soát chó nuôi tại khu vực sinh sống cũng là yêu cầu cần thiết. Theo đó, cần áp dụng vệ sinh đặc biệt và khử trùng các chuồng nuôi chó và bất kỳ nơi nào sử dụng của chó trưởng thành hoặc chó con, phân chó phải được xử lý hàng ngày. Nếu các gia đình có trẻ nhỏ hay tiếp xúc gần gũi với chó hoặc chó con, phải được hướng dẫn thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn nhằm tránh tiếp xúc với chất thải của vật nuôi, không được liếm tay sau khi tiếp xúc với vật nuôi,…

Liên hệ khám bệnh ký sinh trùng tại Phòng khám Chuyên khoa Ký sinh trùng, 76 Trần Tuấn Khải, phường 5, quận 5, TP. HCM. Phòng khám mở của từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7, nghỉ ngày CN. Do các bác sĩ Chuyên khoa Ký sinh trùng giàu kinh nghiệm trực tiếp khám và điều trị./.

 Bác sĩ. Thúy Kiều

PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG

76 TRẦN TUẤN KHẢI, TP.HCM

TRỊ MẨN NGỨA DA DO GIUN SÁN

 ĐC: 76 Trần Tuấn Khải, P.5, Q.5, TP. HCM

Bác sĩ của bạn: 0877688286 

Làm việc từ thứ 2 – 7, Nghỉ ngày CN

Rùng Mình Về Tỉ Lệ Gia Tăng Ung Thư Phổi Tại Việt Nam

Thứ bảy, 09/09/2017 16:50

Dự tính đến năm 2020, mỗi ngày sẽ có thêm 90 người mắc ung thư phổi với tốc độ gia tăng như hiện nay.

Tỉ lệ mắc ung thư phổi ngày càng gia tăng

Business Insider đã đăng tải một video diễn tả quá trình lá phổi ám khói thuốc lá. Chỉ sau khi hút 20 điếu thuốc, khí quản và lá phổi có khói thuốc đã đen kịt. Từ ví dụ minh họa này, bạn có thể hình dung rất rõ ràng về lá phổi của một người nghiện thuốc lá 5 năm, 10 năm, 20 năm…. Ước tính, họ có thể đã sử dụng hàng chục nghìn điếu thuốc. Đây thực sự là những con số và hình ảnh khiến người xem rùng mình.

Mỗi năm Việt Nam có thêm 22.000 ca mắc mới ung thư phổi. Tuy nhiên với tốc độ gia tăng người mắc như hiện nay, con số ấy có thể lên tới 34.000 người mỗi năm. Không những vậy, tỷ lệ người hút thuốc cũng không có chiều hướng giảm, ngược lại đang tăng lên theo từng năm. Năm 2014, tỷ lệ nam giới trưởng thành hút thuốc ở Việt Nam là 47%. Đến năm 2016, con số này đã tăng lên 56%. Việt Nam luôn nằm trong những nước có số người mắc hút thuốc cao nhất trên thế giới.

Làm thế nào để giảm nguy cơ mắc ung thư phổi?

Trước hết để giảm nguy cơ mắc căn bệnh này, người nghiện thuốc lá cần từ bỏ thói quen này ngay lập tức. Càng bỏ thuốc lá sớm, tỉ lệ mắc bệnh sẽ càng giảm. Thuốc lá không phải là nguyên nhân duy nhất nhưng là một trong những nguyên nhân chính gây ra ung thư phổi. Theo Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Thế giới (WCRF), 85% số người mắc bệnh có hút thuốc. Khói thuốc lá chứa 7.000 chất độc, trong đó có 69 chất gây ung thư bằng cách làm tổn hại DNA của tế bào. Vì vậy, không hút thuốc lá là cách tốt nhất phòng ngừa ung thư phổi. Không những vậy, bạn cũng nên tránh tiếp xúc với khói thuốc lá. Dù không trực tiếp hút thuốc nhưng việc gián tiếp hít phải khói thuốc cũng là nguyên nhân gây bệnh.

Ngoài ra, chuyên gia khuyên bạn nên tránh xa không khí ô nhiễm, ăn uống lành mạnh và vận động thể chất để nâng cao hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh.

Tầm soát ung thư phổi

Theo TS. BSCC Hoàng Đình Chân – Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt cho biết, các biện pháp phòng chống ung thư đạt hiệu quả ở mức tương đối. Vì vậy, ngoài việc thay đổi lối sống khoa học, vẫn nên tầm soát ung thư phổi định kỳ, đặc biệt là người hút thuốc lá lâu năm, người trên 40 tuổi, người có tiền sử gia đình mắc ung thư phổi…Ngày nay những phương pháp hiện đại có thể phát hiện ung thư phổi từ giai đoạn sớm, kể cả khi người bệnh chưa có triệu chứng. Điều trị ngay ở giai đoạn đầu sẽ mang lại hiệu quả cao hơn và tăng cơ hội sống cho bệnh nhân.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cảnh Báo Xu Hướng Gia Tăng Bệnh Viêm Ruột Mạn Tính Tại Việt Nam trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!