Bạn đang xem bài viết Cần Đúng Và Kịp Thời được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 trong các bệnh nhiễm trùng với khoảng 10 triệu bệnh nhân lao mới và gần 1,5 triệu người tử vong do lao trên toàn cầu.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính trong năm 2018, nước ta có 174.000 người mắc lao mới, số người chết do lao khoảng 11.000 người và có thêm 2.000 người chết vì lao/HIV. Dù đã chích vắc-xin phòng ngừa ngay từ khi mới ra đời nhưng một số người vẫn có thể bị mắc bệnh.Lao phổi hoàn toàn có thể chữa khỏi nhưng tâm lý chủ quan và việc điều trị không đúng sẽ khiến bệnh trở nặng, khó điều trị hơn gây hậu quả nặng nề lên hai lá phổi. Về mặt xã hội, chẩn đoán và chữa trị bệnh lao sớm sẽ giảm bớt được sự lây lan bệnh trong cộng đồng.
Theo bác sĩ Đỗ Thị Tường Oanh – Khoa Nội Phổi bệnh viện FV đồng thời là Ủy viên Ban chấp hành Hội Hô hấp chúng tôi và Việt Nam cho biết, người mắc bệnh lao thường có các triệu chứng như:
- Ho kéo dài, thường chỉ ho khúc khắc dai dẳng chứ hiếm khi ho dữ dội.
- Khạc đờm đục, có khi trong đờm có lẫn ít máu.
- Ho ra máu: ho khạc toàn máu đỏ tươi, số lượng có thể ít khoảng chừng một vài muỗng hoặc nhiều (ước lượng cỡ chén hoặc tô…)
- Cảm giác khó thở, tức ngực, nặng ngực.
Đôi khi triệu chứng của bệnh lao rất mơ hồ, khó nhận biết như:
- Cảm giác mỏi mệt toàn thân kéo dài.
- Ăn không ngon miệng.
- Sụt cân không có nguyên do.
- Sốt nhẹ dai dẳng, thường về buổi chiều hoặc không sốt mà chỉ có cảm giác gây gấy ớn lạnh.
Một số người bị bệnh lao mà không có triệu chứng gì cả. Họ thường được phát hiện bệnh một cách tình cờ khi chụp X-quang phổi qua khám sức khỏe tổng quát định kỳ.
TS, BS. Đỗ Thị Tường Oanh đang khám và chẩn đoán cho bệnh nhân để đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả tại bệnh viện FV
Chẩn đoán đúng – Điều trị sớm – Tránh biến chứng nguy hiểm
Nếu không được điều trị kịp thời người bệnh lao phổi có thể gặp một số biến chứng sau: tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, ho ra máu. Sau khi chữa khỏi lao phổi vẫn có thể để lại một số di chứng như: suy hô hấp mãn, giãn phế quản, u nấm phổi, tràn khí màng phổi…
Để chẩn đoán bệnh lao, ngoài các triệu chứng nêu trên thì người bệnh cần làm một số xét nghiệm sau để có kết luận chính xác:
- Chụp X-quang phổi.
- Tìm vi khuẩn lao trong đàm (đờm) bằng phương pháp nhuộm soi đàm trực tiếp hoặc kỹ thuật sinh học phân tử.
Điều trị Lao phổi theo hướng cá thể hóa giúp nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân
Phương pháp điều trị bệnh lao phổi phổ biến hiện nay là dùng thuốc. Hầu hết các trường hợp lao phổi đều có thể chữa khỏi được khi tiến hành đúng phương pháp và đúng thuốc. Các phác đồ điều trị lao được phân ra tùy theo từng trường hợp cụ thể.
Tại Bệnh viện FV, bệnh nhân điều trị lao phổi sẽ được lập kế hoạch điều trị riêng biệt. Nghĩa là bác sĩ sẽ ra phác đồ linh động tùy vào từng bệnh trạng và điều kiện sức khỏe của bệnh nhân để đưa ra phương án phù hợp và hiệu quả nhất. Bệnh nhân được theo dõi sát và điều chỉnh hoặc đổi thuốc lao kịp thời để hạn chế tác dụng phụ. Đặc biệt, thuốc điều trị lao sử dụng tại Bệnh viện FV là thuốc ngoại nhập thế hệ tiên tiến đang được các bác sĩ chuyên khoa Lao Phổi trên thế giới tin dùng.
Bên cạnh đó, FV với hệ thống trang thiết bị và cơ sở vật chất hiện đại giúp bệnh nhân tầm soát và phát hiện chính xác giai đoạn bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả. Đồng thời, FV sở hữu đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, chuyên môn cao trong điều trị các bệnh lý về hô hấp nói chung và lao phổi nói riêng sẽ cung cấp cho bệnh nhân những giải pháp hiệu quả để kiểm soát và điều trị bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân lao phổi tin tưởng và lựa chọn vì được thăm khám và điều trị ở một bệnh viện đạt chuẩn quốc tế như FV với môi trường sạch sẽ, không gian chờ thông thoáng và dịch vụ tiện nghi sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái và an toàn hơn khi đến thăm khám và phòng tránh được vấn đề lây nhiễm chéo.
Phát Hiện Bệnh Nấm Móng Chân Và Cách Chữa Trị Kịp Thời
Bệnh nấm móng chân là gì?
Nấm móng chân là một căn bệnh do nhiễm trùng xâm nhập thông qua các vết nứt ở trên móng tay hoặc là trên vết cắt ở trên da. Đây là một tình trạng phổ biến khiến móng chân xuất hiện các đốm vàng, khi tình trạng này phát triển nặng lên sẽ khiến cho nhiễm nấm tiến sâu hơn, khiến móng chân đổi màu dày lên và vụn ở mép.
Nếu như tình trạng nấm móng gây ra cảm giác đau rát, gây tình trạng móng dày thì cần tiến hành điều trị sớm. Nấm móng có thể lây nhiễm sang các ngón chân và da chân, khiến người bệnh ảnh hưởng tới việc vận động đi lại.
Những triệu chứng nhận biết nấm móng chân
Đối với tình trạng nấm móng chân thì triệu chứng bệnh thường dễ nhận thấy nhất đó là nhiều móng chân sẽ thay đổi màu sắc từ màu trắng thành màu nâu vàng. Nó có thể sẽ lan rộng ra cả móng và làm cho móng trở nên dày hơn hoặc là bị nứt ra.
Móng khi bị nấm và nhiễm trùng sẽ trở nên dày hơn bình thường và có thể biến dạng với những hình thù kỳ lạ. Các móng này có thể sẽ bị gãy một cách dễ dàng, các móng khi nhiễm nấm thường sẽ có màu vàng.
Đối với nấm mọc ở bên dưới móng thì nó sẽ làm móng bị lỏng và bị tách ra khỏi nền của móng tay. Ngoài ra thì nấm còn lây lan ra các vùng da xung quanh, cảm giác đau nhức khi đi lại ảnh hưởng tới việc vận động của người bệnh.
Cách chữa nấm móng chân hiệu quả
– Chữa nấm móng chân bằng tinh dầu tràm
Đây là một trong những loại tinh dầu tự nhiên có khả năng kháng khuẩn và chống nấm hiệu quả. Trong tinh dầu tràm có một hợp chất có tên terpenin, hợp chất này có tác dụng diệt nấm và ngăn chặn sự lây lan của nó.
Để sử dụng loại tinh dầu này thì người bệnh cần làm sạch móng sau đó để khô hoàn toàn. Tiếp đến thì thêm vào từ 3 đến 5 giọt dầu vào bông sạch sau đó dán miếng dán vào móng bị nhiễm bệnh. Để nguyên như vậy từ 30 phút tới 1 tiếng, thực hiện điều này hằng ngày.
– Chữa nấm móng chân bằng tinh dầu quế
Vỏ quế sau khi chưng cất sẽ cho ra một loại dầu mạnh, loại dầu này có hiệu quả cao trong việc chống lại tình trạng nấm móng chân nhờ bởi hợp chất euenol có ở trong nó. Hợp chất này có tác dụng tiêu diệt nấm và giúp ngăn ngừa khả năng nhiễm trùng và tăng trưởng. Tinh dầu quế cũng được sử dụng giống như tinh dầu tràm và được sử dụng đều đặn hàng ngày để điều trị tình trạng nấm móng.
– Điều trị bằng liệu pháp quang hóa
Điều trị tình trạng nấm móng chân hiệu quả và nhanh chóng thì người bệnh nên tìm tới cơ sở y tế để được điều trị bằng những phương pháp y học hiện đại. Hiệu quả của những phương pháp này thường cao hơn nhiều với những liệu pháp dân gian.
Sử dụng tia hồng ngoại để có thể tác dụng vào sâu tận bên trong vùng da biểu bì của da tiêu diệt nấm ở móng chân, từ đó sẽ điều trị những tổn thương bên ngoài da và móng chân, giúp tình trạng nấm móng chấm dứt.
Lời khuyên khi bị nấm móng chân
Để điều trị tình trạng nấm móng chân hiệu quả thì người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín, để được điều trị bằng những phương pháp hiện đại và hiệu quả điều trị tốt. Ngoài ra trong khi điều trị người bệnh cần phải lưu ý những cách phòng ngừ sau đây để tránh không làm tình trạng nấm thêm nghiêm trọng.
– Chăm sóc móng chân thường xuyên và đúng cách, không cắt hoặc lấy móng chân, không gãi ở vùng nhiễm nấm, rửa tay thường xuyên và giữ khô ráo.
– Bảo vệ móng chân tránh tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa bằng cách sử dụng dầy ủng cao su. Giữ cho móng chân được khô thoáng.
– Tránh việc làm hỏng móng chân vì những chấn thương tới móng chân sẽ kéo dài lâu khỏi và ảnh hưởng tới tình trạng bệnh.
Xuất Huyết Võng Mạc: Bệnh Cần Chữa Trị Kịp Thời Tránh Nguy Hiểm Đến Thị Lực
Khi gặp các triệu chứng như một bên mắt khó chịu, nhìn mờ, đeo kính vẫn không nhìn rõ,… thì có thể bạn đang gặp vấn đề về xuất huyết võng mạc.
Xuất huyết võng mạc là gì?
Xuất huyết võng mạc là một biến chứng của một bệnh lý mạch máu võng mạc, xảy ra khi máu không ở trong mạch máu mà thoát ra ngoài võng mạc gây nhìn mờ đột ngột, đau và đỏ. Tùy theo số lượng và vị trí xuất huyết mà bệnh nhân mờ mắt nhiều hay ít.
Xuất huyết võng mạc cũng có thể là một trong những triệu chứng của một số bệnh về mắt khác như bệnh lý võng mạc. Đây là một trong những biểu hiện tiên lượng không tốt vì tổn thương sẽ ảnh hưởng xấu đến chức năng thị giác.
Nguyên nhân gây xuất huyết võng mạc?
Nguyên nhân gây xuất huyết võng mạc thường là do các bệnh lý về mạch máu của võng mạc như bị cao huyết áp, tiểu đường, bệnh thoái hóa hoàng điểm tuổi già, bệnh Eales, chấn thương mắt…
Vì võng mạc là một tổ chức thần kinh nên khi bị xuất huyết thì khả năng hồi phục chức năng tiếp nhận ánh sáng rất thấp. Các biện pháp hỗ trợ cải thiện hiện nay có kết quả rất hạn chế.
Triệu chứng xuất huyết võng mạc
Xuất huyết võng mạc là một bệnh lý khá phức tạp. Để phát hiện bệnh, nếu bệnh nhân thấy mắt bị mờ, ruồi bay… nên đi khám bệnh viện có chuyên khóa đáy mắt. Tùy theo nguyên nhân bệnh và tình trạng xuất huyết của võng mạc mà bệnh có thể điều trị hồi phục thị lực một phần, không hồi phục được hoặc có hồi phục nhưng sau đó tái phát.
Điều trị bệnh xuất huyết võng mạc
Khi có những triệu chứng nghi ngờ bệnh xuất huyết võng mạc, người nhà cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện hoặc các cơ sở uy tín về chuyên khoa Mắt để được chuyên gia xem xét mức độ tổn thương, vị trí xuất huyết võng mạc.
Bên cạnh đó, việc tìm ra nguyên nhân gây xuất huyết võng mạc cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa xuất huyết tái phát, hỗ trợ ngăn ngừa cho mắt còn lại.
Hiện nay ở các nước phát triển, họ tập trung phát triển nhiều kỹ thuật mới để điều trị xuất huyết võng mạc như Laser, vi phẫu mạch máu, thuốc tiêm nội nhãn. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà một trong ba phương pháp trên được sử dụng hoặc cả ba.
Để chăm sóc mắt tránh nguy cơ bị xuất huyết võng mạc cần bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt, điều tị ổn định cao huyết áp, tiểu đường…. giúp bảo vệ thủy tinh thể và võng mạc nhằm cải thiện thị lực.
Bệnh viện Mắt Sài Gòn
Ths Bs.Nguyễn Phú Tùng
Tiểu Đường Thai Kỳ: Hiểu Rõ Để Có Cách Phòng Và Chữa Bệnh Kịp Thời
Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi. Vì vậy trong bài viết này, chúng tôi sẽ gửi đến bạn đọc thông tin về bệnh lý này để có hướng phòng và chữa bệnh hiệu quả.
Tiểu đường thai kỳ là gì? Có nguy hiểm không?
Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý có thể gặp phải ở bất cứ sản phụ nào. Vì vậy các thai phụ cần hiểu rõ về bệnh này để có phương pháp điều trị thích hợp.
Bệnh lý này thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai nhiều lần, đối với những phụ nữ có tiền sử mắc bệnh thì nguy cơ gặp phải tiểu đường tuýp 2 sẽ cao hơn người bình thường.
Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Đây là căn bệnh đem đến nỗi lo lắng của phụ nữ trong thời kỳ thai sản vì khi mắc bệnh, thai phụ có thể gặp biến chứng nguy hiểm cả trong khi sinh và sau sinh như huyết áp cao,vỡ đầu ối sớm, sinh non, tiền sản giật, băng huyết sau sinh,…
Không chỉ ảnh hưởng đến mẹ, chúng còn có thể khiến thai nhi sau sinh bị tật bẩm sinh về tim mạch, vàng da, cao huyết áp, tụt canxi, thai nhi nặng ký. Tuy nhiên nếu sản phụ kiểm soát tốt đường huyết và có chế độ dinh dưỡng hợp lý thì khi bị bệnh họ vẫn có thể sinh thường.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ: Đừng bỏ qua
Vì bệnh lý này gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nên việc xét nghiệm là hết sức quan trọng. Điều này sẽ giúp sức khỏe của mẹ và sự phát triển của trẻ được đảm bảo tốt hơn.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu?
Đối tượng cần thực hiện xét nghiệm gồm những người có gia đình bị tiểu đường, thừa cân, có tiền sử mắc bệnh ở lần mang thai trước, có tiền sử sinh con dị tật nhưng không rõ nguyên nhân.
Thời gian hợp lý để thực hiện xét nghiệm là trong khoảng tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ. Sản phụ sau sinh từ 4 đến 12 tuần cũng cần xét nghiệm để đảm bảo chắc chắn sức khỏe của mình. Với những phụ nữ đã có tiền sử mắc bệnh, cần thực hiện xét nghiệm tối thiểu là 3 năm một lần.
Các bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm thử glucose và dung nạp glucose. Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm sản phụ cần nhịn ăn để có kết quả chính xác nhất.
Thai phụ có thể thực hiện xét nghiệm thai kỳ tại các bệnh viện có trang thiết bị đầy đủ, hiện đại. Những địa chỉ uy tín người bệnh có thể lựa chọn gồm: bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Nội tiết Trung ương, bệnh viện Thanh Nhàn, Khoa nội tiết và đái tháo đường – bệnh viện Nguyễn Tri Phương, bệnh viện Đại học Y dược chúng tôi khoa nội tiết – bệnh viện An Bình,…
Vậy xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bao nhiêu tiền? Được biết, chi phí này dao động trung bình từ 300.000 đến 700.000 VNĐ. Tuy nhiên mức phí sẽ còn tùy thuộc vào cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm và các chi phí phát sinh.
Cách điều trị tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ xuất hiện trong thời gian mang thai và có thể tự khỏi sau sinh. Tuy nhiên, không vì thế mà người bệnh chủ quan và cần có hướng điều trị kịp thời.
Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng thuốc
Đối với thai phụ đã mắc bệnh nặng cần điều trị bệnh tiểu đường nội khoa theo chỉ định của bác sĩ để có thể nhanh khỏi bệnh. Thông thường loại thuốc đảm bảo tính an toàn và được cho phép điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ là insulin.
Bên cạnh thuốc tây thì thuốc đông y cũng là cách chữa bệnh được thai phụ quan tâm. Vì thuốc được bào chế hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, không gây tác dụng phụ và an toàn với mọi người bệnh.
Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc hoặc ngừng điều trị khi chưa được sự đồng ý. Ngoài ra, sản phụ cần đo đường huyết tại 3 thời điểm: trước bữa ăn, sau khi ăn 2 tiếng, trước khi đi ngủ mỗi ngày 4 đến 6 lần. Nếu thấy đường huyết bất thường cần liên hệ ngay với bác sĩ để có hướng giải quyết kịp thời.
Việc rèn luyện sức khỏe thường xuyên sẽ giúp sản phụ tiêu thụ bớt năng lượng thừa, giảm đường huyết và tránh tăng cân quá mức. Thai phụ có thể lựa chọn các hình thức vận động nhẹ nhàng như đi bộ 30 phút, bơi lội, đi bộ trên máy bay hoặc các bài tập tại chỗ nhẹ nhàng.
Khi mang thai sản phụ cần lưu ý việc kiểm soát đường huyết hbA1c không vượt quá 6,5. Đồng thời thường xuyên theo dõi sức khỏe, thăm khám định kỳ để sớm phát hiện và phòng tránh bệnh.
Trong thời kỳ mang thai, sản phụ cần kiểm soát tốt cân nặng của mình vì việc tăng cân có thể gây nên hiện tượng kháng insulin. Lưu ý, không nên tăng cân quá nhanh hoặc quá nhiều, tránh trường hợp thừa mỡ và béo phì (cân nặng không tăng trên 12 kg). Để đảm bảo chắc chắn về sức khỏe, bạn cũng có thể giảm cân trước khi mang thai
Khi mắc bệnh, thai phụ nên giảm lượng đường nạp vào cơ thể và ăn nhiều thức ăn thanh đạm. Cụ thể như chia nhiều bữa nhỏ, hạn chế nạp nhiều thức ăn vào một bữa để tránh tăng đường huyết sau ăn. Bổ sung thêm thịt nạc, cá, rau xanh, dầu oliu, sữa chua và sữa tươi không đường.
Bên cạnh đó người bệnh cần hạn chế ăn những thực phẩm gây tăng đường huyết như bánh ngọt, kẹo, tinh bột, thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều chất béo, đồ uống có cồn,… Đồng thời ăn nhiều trái cây như bưởi đỏ, việt quất, dưa hấu, đào, táo, chuối, kiwi, táo, roi, cam, lê,…
Cập nhật thông tin chi tiết về Cần Đúng Và Kịp Thời trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!