Bạn đang xem bài viết Các Phương Pháp Phá Thai Và Nguy Cơ được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
15/10/2018
Các phương pháp phá thai và nguy cơ
Ths.BS Nguyễn Thị Bích Ty
Khoa Kế hoạch gia đình
Phá thai là phương pháp để chấm dứt thai kỳ ngoài ý muốn, tùy theo tuổi thai sẽ có phương pháp phá thai thích hợp khác nhau. Hiện nay, phá thai ở Việt nam là hợp pháp và Bộ Y Tế cho phép phá thai ngoài ý muốn đến hết 22 tuần vô kinh. Tuổi thai được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng với chu kỳ kinh đều (với chu kỳ kinh không đều, tuổi thai có thể xác định bằng khám lâm sàng hoặc siêu âm).
1. Các phương pháp phá thai: có 2 phương pháp:
1.1Phá thai nội khoa (medical abortion):
Có thể áp dụng phương pháp này đối với các tuổi thai từ khi phát hiện thai trong tử cung đến hết 22 tuần vô kinh. Tùy theo từng tuổi thai, thời gian từ nhà đến cơ sở y tế, sẽ có các phác đồ khác nhau: liều lượng thuốc dùng và đường dùng khác nhau, và cách theo dõi khác nhau (có thể theo dõi tại nhà, tại phòng khám hay phải nhập viện theo dõi).
1.2 Phá thai ngọai khoa (surgical abortion):
Phá thai ngọai khoa là dùng các thủ thuật đưa dụng cụ qua cổ tử cung để chấm dứt thai kỳ, bao gồm hút chân không (VA), và nong gắp thai (D&E).
Tùy theo tuổi thai sẽ có phương pháp thủ thuật khác nhau:
– Thai từ 6 đến 12 tuần vô kinh: thủ thuật hút thai chân không (VA): bằng tay (MVA) hoặc bằng máy (EVA).
Tuổi thai càng lớn thì thủ thuật càng khó hơn.
2. Nguy cơ của phá thai:
2.1 Phá thai nội khoa:
– Đau bụng: có thể dùng thuốc giảm đau, nếu đau tăng nhiều cần đến cơ sở y tế ngay.
– Chảy máu: nếu ra máu nhiều (ướt đẫm 2 băng vệ sinh dày trong 2 giờ liên tiếp) cần phải đến cơ sở y tế ngay, hiếm khi cần truyền máu.
– Sốt: có thể dùng thuốc hạ sốt.
– Buồn nôn và nôn: thường tự hết, nếu nhiều có thể dùng thuốc chống nôn.
– Tiêu chảy: thường tự hết, nếu nhiều có thể dùng thuốc chống tiêu chảy, uống bù nước.
Nhiễm trùng: nếu nghi ngờ cần khám, nếu xác định cần dùng kháng sinh và hút buồng tử cung, nhập viện nếu cần.
2.2 Phá thai ngọai khoa:
Các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng là hiếm xảy ra sau phá thai an toàn, nhưng những biến chứng vẫn có thể xảy ra ngay cả khi thủ thuật được thực hiện một cách đúng đắn và chuyên nghiệp.
Khi phá thai được thực hiện ở những cơ sở hoặc người thực hiện thủ thuật không an toàn, thì những biến chứng thường gặp hơn nhiều. Một số phụ nữ sau phá thai không an toàn có thể cần phải được cấp cứu ngay vì tình trạng đe dọa tính mạng.
– Thai tiếp tục phát triển: cần phải thực hiện phá thai ngoại khoa
– Sẩy thai không trọn: còn sót sản phẩm của sự thụ thai, sẩy thai không trọn sau sẩy thai tự nhiên hoặc phá thai được xử trí tương tự, tùy mức độ có thể có các phương pháp xử trí khác nhau: chỉ theo dõi, ngậm thuốc, hoặc hút buồng tử cung. Lựa chọn cách xử trí dựa vào tình trạng lâm sàng và ý muốn của phụ nữ.
– Băng huyết: có thể do còn sót sản phẩm của sự thụ thai (hay thường được gọi là sót nhau), tổn thương cổ tử cung, bệnh lý đông máu hoặc hiếm găp là thủng tử cung hoặc vỡ tử cung. Xử trí thích hợp phụ thuộc vào nguyên nhân gây băng huyết và mức độ nặng, bao gồm: hút lại buồng tử cung, thuốc co hồi tử cung, truyền máu, nội soi, mở bụng thám sát. Nếu không được xử trí thích hợp có thể gây choáng mất máu có thể đe dọa đến tính mạng.
– Nhiễm trùng: trường hợp năng cần phải nhập viện điều trị, nếu phát hiện muộn và không được xử trí kịp thời có thể dẫn đến choáng nhiễm trùng có thể đe dọa tính mạng. Nhiễm trùng cũng có thể gây thai ngoài tử cung hoặc vô sinh trong tương lai.
- Thủng tử cung: thường nội soi thám sát, nếu có tổn thương ruột, mạch máu hoặc các cơ quan khác, cần phẩu thuật mở bụng để xử trí tổn thương.
- Dính buồng tử cung: có thể gây kinh ít hoặc vô kinh, vô sinh.
Ngay cả khi phá thai an toàn, các biến chứng vẫn có thể xảy ra, ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất của phụ nữ. Do đó, phụ nữ cần lựa chon cho mình một biện pháp tránh thai thích hợp, hiệu quả nếu chưa muốn có thai để tránh mang thai ngoài ý muốn.
Khi có nhu cầu, các chị em phụ nữ có thể đến Phòng Tư Vấn, Khoa Kế hoạch gia đình, lầu 4, khu M, 227 Cống Quỳnh, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, để được tư vấn lựa chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Phá thai an toàn, Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, Bộ Y tế – 2016.
Health worker roles in providing safe abortion care and post-abortion contraception, WHO – 2015.
Clinical practice handbook for Safe abortion, WHO – 2014.
Các Phương Pháp Phòng Nguy Cơ Mắc Ung Thư Phổi
1. Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh hàng đầu
Hút thuốc lá một thói quen có thể làm tăng 250% nguy cơ ung thư phổi. Nếu bạn đang hút thuốc, bạn có nhiều nguy cơ mắc bệnh cao so với người không hút thuốc.
Yếu tố nguy cơ tiếp theo là tiếp xúc với ô nhiễm môi trường. Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao hơn, nếu bạn đang sống ở những khu vực ô nhiễm khói bụi.
Yếu tố khác là tiền sử gia đình cũng đóng vai trò quan trọng. Chẳng may người thân của bạn đã mắc bệnh, bạn sẽ có nguy cơ bị ung thư phổi cao hơn.
2. Phòng bệnh bằng cách nào?
Trước tiên, bạn cần tập luyện thể dục thường xuyên, nó có thể giảm 15% nguy cơ mắc các bệnh ung thư.
Bạn có thể uống trà xanh hàng ngày để giảm 17-18% nguy cơ mắc bệnh.
Một gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày và cũng giúp giảm nguy cơ chính là tỏi. Tỏi là một trong những bài thuốc tốt nhất có tác dụng phòng chống ung thư phổi.
Những người có thói quen ăn tỏi tươi thậm chí chỉ 3 lần/tuần cũng có thể giảm gần 42% nguy cơ ung thư phổi. Nếu bạn là người hút thuốc, ăn tỏi tươi thường xuyên có thể giảm ít nhất 29% nguy cơ. Theo nghiên cứu, Allicin và lưu huỳnh trong tỏi có tác dụng phòng bệnh. Bạn có thể đập một nhánh tỏi sống và ăn sau đó 2 phút vì tỏi đã được đập nát cần tiếp xúc với không khí trong 1-2 phút để có tác dụng hơn. Ngoài ra, allicin còn được cho là có thể chống lại các tế bào ung thư ở đại tràng và gan.
Bệnh ung thư gan rất nguy hiểm nhưng nếu bạn thường xuyên phòng ngừa ung thư phổi bằng những bài tập luyện thể dục hoặc nhờ các gia vị, thực phẩm hàng ngày trong món ăn thì sẽ góp một giảm nguy cơ mắc ung thư phổi.
Nguồn: http://khoe360.tienphong.vn/gia-dinh-suc-khoe/cach-lam-giam-nguy-co-ung-thu-phoi-1120416.tpo#ung thư
Bài thuốc hữu ích:
Bác sĩ Nguyễn Thu Hương
Từ khóa: Ngăn ngừa ung thư phổi, Triệu chứng bệnh ung thư phổi, Tìm hiểu bệnh ung thư phổi
Giai Đoạn, Yếu Tố Nguy Cơ Và Các Phương Pháp Điều Trị Ung Thư Vòm Họng
Ung thư vòm họng là một trong 10 loại ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam và đứng hàng đầu trong số các bệnh ung thư ở vùng đầu cổ. Khối u khởi đầu từ các tế bào biểu mô ở khu vực vòm họng- là phần cao nhất của hầu họng, ngay sau mũi, chủ yếu gặp ởphía sau hoặc chỗ thắt vòm họng – khi chúng sinh sản mất kiểm soát, không tuân theo quy luật bình thường của chu trình tế bào và tạo thành khối u. Tế bào ung thư sau một khoảng thời gian sẽ di căn dần xuống các cơ quan khác và dẫn tới tử vong.
Ung thư vòm họng có mấy giai đoạn?
Dựa theo bảng phân loại TNM của Ủy ban Liên hợp về Ung thư Hoa Kỳ (AJCC) và Hiệp hội phòng chống Ung thư Quốc tế (UICC), ung thư vòm họng được chia ra làm 5 giai đoạn (từ 0 đến 4):
Giai đoạn 0: Khối u chỉ ở lớp tế bào biểu mô vòm họng.Ung thư ở giai đoạn này rất khó phát hiện dù đi kiểm tra định kỳ.
Giai đoạn 1: Khối u nhỏ hơn 2 cm và giới hạn ở phần cổ họng nơi nó bắt đầu.Giai đoạn này chưa có biểu hiện gì, bệnh nhân may mắn có thể phát hiện thông qua sàng lọc hoặc thăm khám định kỳ.
Giai đoạn 2: Khối u có kích thước khoảng từ 2 đến 4 cm, chưa di căn sang các cơ quan khác.Xuất hiện một số triệu chứng như tắc mũi, đau đầu, ù tai, nghe kém…
Giai đoạn 3: Khối u lớn hơn 4 cm, đã xâm lấn vào các cơ quan khác trong cổ họng hoặc đã lan sanghạch bạch huyết.Ở giai đoạn này, bệnh nhân thường đau đầu kéo dài và liên tục.
Giai đoạn 4: Khối u lan rộng, di căn và xâm lấn đến nhiều cơ quan như phổi,gan, não,…Giai đoạn này thể trạng bệnh nhân giảm sút nghiêm trọng.
Hầu hết các bệnh nhân ung thư vòm họng chỉ được phát hiện khi đã ở giai đoạn 3 và giai đoạn 4. Việc phát hiện bệnh muộn gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tinh thần và việc đáp ứng điều trị của bệnh nhân.
Các yếu tố nguy cơ
Có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng, bao gồm:
Hút thuốc lá, hút thuốc lá thụ động:Trong thuốc lá có chứa hơn 7000 tạp chất trong đó có 70 chất gây ung thư, là nguyên nhân gây ranhiều bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vòm họng. Hơn nữa, những người hút thuốc lá thụ động (hít phải khói thuốc) cũng có nguy cơ cao mắc ung thư.
Uống rượu: Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới ung thư họng do khả năng kích thích biểu mô vòm họng của rượu cũng giống với thuốc lá.
Các chất liệu, nguyên liệu công nghiệp: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng amiăng (được sử dụng để sản xuất tấm lợp AC, vật liệu cách nhiệt, cách âm…) hay các loại sợi tổng hợp dùng trong nhiều ngành công nghiệp có thể dẫn tới ung thư vòm họng cũng như ung thư thanh quản.
Virus Epstein-Barr (EBV): Các nhà khoa học đã tìm ra bộ gen di truyền của virus EBV trong tế bào ung thư vòm họng. Ngoài ra, các bệnh nhân ung thư thường có nồng độ kháng huyết thanh anti-EBV cao hơn người bình thường (cơ chế tự miễn dịch của cơ thể khi có sự xâm nhập của virus EBV)
Virus HPV: HPV là một loại virus gây u nhú ở người, lây truyền qua đường tình dục, có thể gây ra ung thư vòm họng do thói quan quan hệ tình dục đường miệng. Ung thư do nhiễm virus HPV thường gặp ở quanh amiđan hay mặt dưới của lưỡi.
Trào ngược dạ dày mãn tính: Trào ngược dạ dày là tình trạng acid ở trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản.Nếu như bệnh đã ở giai đoạn mạn tính thì bạn nên cẩn thận vì đây cũng có thể là một nguyên nhân khiến nguy cơ mắc phải ung thư họng tăng lên.
Bất thường nhiễm sắc thể:Trường hợp nhiều người cùng mắc ung thư vòm họng trong một gia đình thì rất có thể những người này bị di truyền nhiễm sắc thể bất thường. Các nghiên cứu về biến đổi di truyền ở những bệnh nhân ung thư vòm họng đã phát hiện tổn thương nhiễm sắc thể có ảnh hưởng đến gen ức chế hình thành u.
Các bệnh hoa liễu: lậu, giang mai, sùi mào gà… do việc quan hệ tình dục không an toàn cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới ung thư vòm họng.
Các phương pháp điều trị ung thư vòm họng
Dựa vào giai đoạn của bệnh và tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ cân nhắc và đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp. Các lựa chọn điều trị ung thư vòm họng bao gồm phẫu thuật, xạ trị và hóa trị, liệu pháp miễn dịch,…
Xạ trị
Xạ trị là sử dụng các tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Đối với ung thư vòm họng, các khu vực được điều trị bao gồm không gian phía sau mũi cũng như hai bên cổ. Hiện nay, các kỹ thuật xạ trị mới có thể đưa bức xạ tới khu vực dự định một cách chính xác hơn, kiểm soát khối u tốt hơn và ít tác dụng phụ hơn.
Trong trường hợp ung thư vòm họng mới ở giai đoạn đầu thì có thể áp dụng xạ trị đơn thuần. Đối với các bệnh nhân ung thư ở giai đoạn muộn, khi khối u đã xâm lấn đáy hộp sọ hoặc xâm nhiễm hạch lớn, hóa trị kết hợp với xạ trị sẽ được áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả điều trị.
Tỉ lệ điều trị thành công ung thư vòm họng cao hơn các bệnh ung thư khác. Nếu phát hiện càng sớm, tỉ lệ thành công càng cao.
Hóa trị
Hóa trị làphương pháp sử dụng các hóa chất để điều trị ung thư.Trước đây hóa chất chỉ được sử dụng khi ung thư vòm họng có di căn xa hoặc khi điều trị tia xạ thất bại.Xu hướng mới hiện nay là xạ trị kết hợp với hóa trị ngay từ đầu để tăng hiệu quả điều trị. Hóa trị có dạng thuốc uống và dạng thuốc truyền tĩnh mạch. Chúng xâm nhập vào máu và đi khắp cơ thể, từ đó tiêu diệt các tế bào ung thư đã lan rộng ra ngoài khu vực cổ. Hóa trị được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau:
Kết hợp với xạ trị để điều trị ung thư vòm họng giai đoạn tiến triển vì một số loại thuốc hóa trị làm cho tế bào ung thư nhạy cảm với các tia bức xạ hơn
Hóa trị dùng sau xạ trị để điều trị bổ trợ
Hóa trị dùng cho những bệnh nhân ung thư vòm họng di căn xa
Phẫu thuật
Phẫu thuật ung thư vòm họng thường nhằm mục đích giúp loại bỏ những khối u, hạch bạch huyết vùng cổ khi người bệnh không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Đối với ung thư vòm họng, phẫu thuật không phải là phương pháp điều trị chính và ít khi được bác sĩ chỉ định do mũi họng là vị trí khó tiếp cận để phẫu thuật, hơn nữa ung thư vòm họng dễ đáp ứng với các phương pháp điều trị không xâm lấn khác như hóa trị, xạ trị. Phẫu thuật ung thư vòm họng thường chỉ được thực hiện để loại bỏ các hạch bạch huyết không đáp ứng với phương pháp khác. Có một số phương thức phẫu thuật sau:
Phẫu thuật nội soi: Ở thủ thuật này, các bác sĩ quan sát khối u qua một ống nội soi (ống dài mỏng có gắn đèn và camera). Thông qua đó sử dụng dụng cụ phẫu thuật hoặc tia lazer để loại bỏ khối u.
Cắt bỏ dây chằng: Thủ thuật này loại bỏ tất cả hoặc một phần dây thanh âm nếu khối u đã lan đến đây.
Phẫu thuật bóc tách hạch bạch huyết: Bệnh nhân cần được mổ mở bóc tách các nút bạch huyết nếu ung thư vòm họng lan rộng ra các hạch vùng cổ,
Liệu pháp miễn dịch
Hầu hết bệnh nhân ung thư đều có sự suy giảm miễn dịch.Việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường khả năng miễn dịch sẽ có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch cho bệnh nhân, thúc đẩy khả năng chiến đấu lại các tế bào ung thư, kìm hãm sự phát triển của khối u và ngăn ngừa di căn.
Liệu pháp điều trị đích
Liệu pháp điều trị đích là sử dụng các loại thuốc ngăn chặn sự lây lan và tăng trưởng của các tế bào ung thư bằng cách tấn công trực tiếp vào các phân tử cụ thể chịu trách nhiệm cho sự phát triển khối u. Bác sĩ có thể kết hợp liệu pháp này cùng với hóa trị và xạ trị chuẩn.
Kết luận
PGS.TS Nguyễn Hoàng Sơn, Chủ tịch hội Tai Mũi Họng Hà Nội, nguyên Trưởng khoa Tai Mũi Họng trẻ em – Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương cho biết, số lượng bệnh nhân mắc ung thư ngày càng nhiều, ước tính cả nước mỗi năm ghi nhận thêm 126.000ca mắc mới ung thư trong đó ung thư vòm họng là loại ung thư rất phổ biến.90% ca mắc là do hút thuốc lá hoặc lạm dụng rượu bia chất có cồn; ô nhiễm nguồn nước, không khí, hoá chất; thực phẩm độc hại không rõ nguồn gốc,…Cũng vì thế, các nhà y học đã khuyến cáo người dân hạn chế uống rượu và hút thuốc lá, hạn chế thực phẩm lên men như khi ăn dưa cà cần rửa sạch, không để dính váng.
Cũng theo Bác sĩ Nguyễn Hoàng Sơn, ung thư vòm họng – cũng giống như đa số loại ung thư khác, không có dấu hiệu đặc trưng để nhận biết sớm bệnh. Tuy nhiên, khi thấy một số dấu hiệu như: nổi hạch ở mang tai, ù tai một bên, nghe kém, ngạt một bên mũi, chảy một bên mũi, rỉ máu mũi, đau vòm họng, đau đầu một bên … thì bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị sớm. Hãy là người có trách nhiệm với sức khỏe của chính bản thân mình!
Tài liệu tham khảo
Công Cụ Đánh Giá Nguy Cơ Mắc Khối U Ác Tính Ung Thư Da Và Phương Pháp Abc
khối u ác tính
Các bác sĩ lầm sàng thường dự đoán những bệnh nhân nào có khả năng mắc khối u ác tính để có sự giám sát chặt chẽ và phát hiện sớm. Các bác sĩ chăm sóc thường chú ý và tiền sử gia đình có từng mắc khối u ác tính hay không.
Các nhà khoa học hiểu rõ sự cần thiết trong việc giảm nguy cơ phát triển khối u ác tính di căn , nhưng tiến hành nghiên cứu trên diện rộng rất khó khăn và tốn kém. Thay vào đó, các sĩ chăm sóc và các nhà nghiên cứu đã làm việc với nhau để phát triển một công cụ để xác định bệnh nhân nào có nguy cơ cao mắc khối u ác tính .
Các nhà nghiên cứu tại NCI, trong đó có tiến sĩ Thomas cùng các đồng nghiệp tại Đại học Pennsylvania, Đại học California, San Francisco và trung tâm ung thư Menorial Sloan-Kettering đã làm việc với nhau để phát triển công cụ đánh giá rủi ra khối u ác tính (gọi là MRAT) để có thể dự đoán tốt hơn khả năng phát triển của khối u ác tính. Ngoài ra, nhà nghiên cứu NCI, tiến sĩ Kimberly Mallett và các đồng nghiệp đã phát triển phương pháp ABC (Addressing Behavior Change) để giúp thúc đẩy bệnh nhân thay đổi hành vi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời của họ.
khối u ác tính
MRAT chủ yếu tập trung vào các yếu tố nguy cơ gây nên khối u ác tính như tuổi tác, màu da, lịch sử cháy nắng, lịch sử gia đình có người mắc khối u ác tính, địa lý vùng miền, số lượng nốt ruồi trên cơ thể. Các bác sĩ sau đó sử dụng những thông tin này để tính toán cơ hội của bệnh nhân mắc ung thư da khối u ác tính trong vòng 5 năm.
MRAT cũng có thể giúp bệnh nhân khám da thường xuyên, tư vấn về giảm tiếp xúc ánh nắng mặt trời, và tham gia các nghiên cứu phòng ngừa. Thông qua các biện pháp can thiệp sớm, tổn thương u ác tính có thể được xác định trước khi chúng lây lan sang các bộ phận khác hoặc mô, nhằm tăng tỉ lệ sống sót.
Bệnh nhân có nguy cơ mắc khối u ác tính cao có thể biết về cách phòng chống tiếp xúc ánh nắng mặt trời, thường những hành vi này rất khó thay đổi được. Phương pháp ABC là một phương pháp giúp các bác sĩ dễ dàng can thiệp sớm trong tâm trí bệnh nhân để phòng chống. Trong năm 2008, Tiến sĩ Mallett và các đồng nghiệp tạo ra các phương pháp ABC giúp nâng cao động lục của bệnh nhân để giảm thiểu tác hại tia cực tím do việc tiếp xúc với mặt trời gây ra nguy cơ khối u ác tính .
Phương pháp ABC dựa trên động lực phỏng vấn -a, phương pháp trị liệu bệnh nhân làm trung tâm nhằm tăng cường sự sẵn sàng cho sự thay đổi bằng cách giúp bệnh nhân khám phá và giải quyết mâu thuẫn hoặc thái độ cảm xúc về sự thay đổi. Sử dụng một tập ngắn gọn các câu hỏi, các bác sĩ có thể nhanh chóng đánh giá nguy cơ tia cực tím, sử dụng kem chống nắng, và những trở ngại để sử dụng kem chống nắng.
Cách tiếp cận này cũng chỉ ra một cách dễ dàng để loại bỏ các rào cản và giúp bệnh nhân tìm phương pháp bảo vệ họ khỏi ánh nắng dễ dàng phù hợp lối sống của họ . Cách tiếp cận này cho phép các bác sĩ và bệnh nhân để xem xét chiến lược kem chống nắng với nhau và tìm cách để làm giảm nguy cơ phát triển khối u ác tính .
Các bác sĩ cho phép MRAT để đánh giá chặt chẽ hơn bệnh nhân và xác định xem họ có nguy cơ cao phát triển khối u ác tính . Nó cũng giúp các bác sĩ và bệnh nhân nói về chiến lược phòng chống . Ngoài ra, nó có thể cho phép các bác sĩ theo dõi và chẩn đoán khối u ác tính ở giai đoạn sớm , sẽ giúp tăng cơ hội của bệnh nhân để tồn tại.
Theo các nghiên cứu ban đầu , các bệnh nhân được mở cho bằng cách sử dụng phương pháp ABC để cải thiện hành vi tiếp xúc ánh nắng mặt trời . Phương pháp này cũng có thể cải thiện giao tiếp giữa bệnh nhân và các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe . Khi các bác sĩ đã sử dụng phương pháp ABC trong chuyến thăm văn phòng, bệnh nhân xem chúng như là các chuyên gia chăm sóc và tương tác người tích cực lắng nghe họ .
Nghiên cứu theo dõi NCI hỗ trợ hiện đang tìm kiếm cho dù phương pháp này sẽ cải thiện hành vi phòng chống của bệnh nhân và làm giảm sự phát triển của khối u ác tính .
Hướng việc nghiên cứu đến sức khỏe
Mặc dù các bác sĩ cho phép MRAT để phát hiện khối u ác tính trong giai đoạn đầu , các nhà nghiên cứu tiếp tục tìm kiếm dấu ấn sinh học và các công cụ nhận dạng khác mà sẽ tăng cường phát hiện . Phát hiện này có thể giúp làm giảm cả số lượng các trường hợp mới của và tử vong do loại ung thư da.
Tác động của phương pháp ABC đối với bệnh nhân vẫn đang được nghiên cứu. Như nhiều bác sĩ lâm sàng kết hợp nó vào thực hành thường xuyên và như nhiều bệnh nhân thay đổi hành vi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời của họ , các nhà nghiên cứu sẽ có thể tốt hơn để xác định hiệu quả phương pháp này là giúp bệnh nhân giảm nguy cơ phát triển khối u ác tính .
(Nguồn: www.thuocfucoidan.org)
Cập nhật thông tin chi tiết về Các Phương Pháp Phá Thai Và Nguy Cơ trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!