Bạn đang xem bài viết Các Phương Pháp Điều Trị Bệnh Thalassemia Ở Trẻ Em được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn – Bác sĩ Nhi – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ Tuấn đã có trên 27 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhi khoa và từng là Phó khoa Nhi Tổng hợp – Bệnh viện Phụ sản nhi Đà Nẵng. Thế mạnh của bác là điều trị bệnh lý miễn dịch, dị ứng ở trẻ em, tư vấn bệnh lý thận tiết niệu, thần kinh, huyết học, nội tiết trẻ em.
Và Thạc sĩ, Bác sĩ Trương Thành Tâm – Bác sĩ Nhi khoa – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ Tâm đã có 15 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Nhi khoa.
Bệnh thalassemia ở trẻ em gây ra thiếu máu tán huyết, được xem là gánh nặng của gia đình và cộng đồng, gây ra hệ lụy nghiêm trọng đến giống nòi. Việc chữa thiếu máu huyết tán đòi hỏi nhiều công sức, thời gian và sự tuân thủ từ người bệnh.
1. Bệnh thalassemia có chữa được không?
Bệnh thalassemia bản chất là một loại bệnh thiếu máu mang tính di truyền. Bệnh thalassemia có chữa được không tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng bệnh nhân, đối khi không nhất thiết phải điều trị. Người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán đối với bệnh thalassemia, từ đó bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp chữa thiếu máu huyết tán phù hợp, tùy vào loại và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Những người mắc phải thể thiếu máu alpha hoặc beta của thalassemia thường có triệu chứng nhẹ hoặc không biểu hiện triệu chứng thì sẽ cần ít hoặc không cần phải điều trị. Còn đối với trường hợp nặng hơn, các phương pháp thường được dùng trong điều trị là: Truyền máu, điều trị thải sắt, cắt lách và ghép tế bào gốc tạo máu.
2. Các phương pháp chữa thiếu máu huyết tán
Hiện nay, các phương pháp chính được dùng trong điều trị bệnh thalassemia bao gồm:
2.1. Truyền máu
Các hemoglobin có trong hồng cầu là một protein giàu chất sắt. Vì vậy, việc truyền máu thường xuyên lại vô tình dẫn đến tích tụ chất sắt trong máu. Hiện tượng này gọi là quá tải sắt, gây ra tổn thương gan, tim và các bộ phận khác trên cơ thể.
Để ngăn ngừa các biến chứng kể trên, bác sĩ phải sử dụng liệu pháp thải sắt để loại bỏ lượng sắt dư thừa ra khỏi cơ thể. Nên tiến hành thải sắt khi ferritine huyết thanh đạt trên 1000 ng/mL, thường là sau khi truyền khoảng 20 đơn vị hồng cầu lắng sẽ gây ra tình trạng này.
2.3. Cắt lách chữa thiếu máu huyết tán
Cắt lách chỉ được áp dụng khi truyền máu kém hiệu quả hoặc lách quá to, gây đau đớn, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.
2.4. Ghép tế bào gốc tạo máu (ghép tủy)
Phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu được áp dụng chữa thiếu máu huyết tán mức độ nặng, hiện đang là phương pháp tiên tiến nhất có khả năng chữa khỏi bệnh và đã được sử dụng tại một số bệnh viện lớn đầu ngành tại Việt Nam. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là khó tìm được người phù hợp đồng ý cho tế bào gốc.
Thalassemia không phải là loại bệnh lý lây nhiễm như các bệnh lao, viêm gan… mà là bệnh di truyền do bệnh nhân khi sinh ra được nhận cả hai gen bệnh của bố và mẹ.
Nếu hai người mang gen bệnh mức độ nhẹ kết hôn với nhau, khi mang thai sinh con có 25% khả năng con mắc bệnh thalassemia mức độ nặng, do bộ gen của con đã nhận lấy cả gen bệnh của cả bố và mẹ truyền cho; 50% khả năng con sẽ mắc bệnh với mức độ nhẹ do nhận được một gen bệnh từ bố hoặc từ mẹ truyền cho; 25% còn lại con tránh được nguy cơ mắc bệnh. Để biết được con có mang gen bệnh hay không, cách duy nhất là thực hiện các biện pháp phòng bệnh như: Tầm soát và phòng tránh bệnh từ sớm, sàng lọc phát hiện bệnh sớm cho thai nhi.
3. Làm thế nào hạn chế bệnh thalassemia?
Các cặp vợ chồng kết hôn khi chuẩn bị có thai hoặc đang mang thai, đặc biệt là với các gia đình đã có người thân mắc bệnh thalassemia nên được tư vấn và chẩn đoán tiền hôn nhân.
Nếu cả chồng và vợ cùng mang một thể bệnh thalassemia kết hôn với nhau thì nên được tư vấn kỹ khả năng mắc bệnh ở con trước khi dự định có thai. Nếu đã quyết định có thai, người mẹ nên được chẩn đoán trước sinh khi thai nhi được 12 – 18 tuần tuổi, tại các cơ sở y tế chuyên sản khoa, huyết học và di truyền.
Thalassemia tuy gây ra hậu quả nặng nề nhưng là bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh được. Do đó, việc tìm hiểu thông tin và được tư vấn, tầm soát gen bệnh từ sớm, trước khi kết hôn hoặc trước khi sinh sẽ hạn chế được nguy cơ sinh ra những đứa trẻ có mang gen hoặc mắc bệnh, góp phần đảm bảo chất lượng dân số cho toàn cộng đồng.
Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:
Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm – tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám – chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,… theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh – sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!
4 Phương Pháp Chữa Trị Bệnh Viêm Amidan Ở Trẻ Em
Những triệu chứng bệnh viêm amidan ở trẻ em – cha mẹ cần lưu ý
+ Sốt cao đột ngột (39 – 40 độ C) không rõ nguyên nhân
Kiểm tra họng thấy amidan sưng tấy, đỏ, niêm mạc họng đỏ rực, lưỡi trắng
Trẻ bị đau họng, nuốt vướng, khó nuốt, nôn trớ, biếng ăn, lạc giọng, mất giọng
Dưới góc hàm hoặc mang tai nổi hạch, khó thở, ngáy ngủ, thở bằng miệng
Trong dân gian lưu truyền một số bài thuốc được cho là có hiệu quả rõ rệt trong điều trị bệnh viêm amidan ở trẻ em như: sữa nghệ, quất + mật ong, tỏi, muối, quả mơ rừng…
Đây là nguyên liệu rất dễ tìm, dễ chế biến và dễ dùng, chi phí không đáng kể mà có thể chữa trị tại nhà không gây tác dụng phụ cho sức khỏe của trẻ.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, đây chỉ là những bài thuốc hỗ trợ giúp họng bé dễ chịu, phù hợp cho những trẻ bị amidan mới khởi phát… chứ không thể có hiệu quả chữa trị dứt điểm được, nhất là với các khối amidan quá phát, hốc mủ hoặc tái phát nhiều lần
Cách chữa trị bệnh viêm amidan ở trẻ em bằng đông y
Dưới góc nhìn chuyên gia cho thấy, một số loại thuốc được bào chế tự nhiên, sạch và an toàn, có nguồn gốc rõ ràng có tác dụng khá đáng kể trong việc làm lành các tổn thương vùng amidan, đào thải dần các tác nhân gây bệnh, không gây ảnh hưởng đến chức năng gan, thận hay dạ dày của trẻ.
Tuy nhiên, điều trị viêm amidan ở trẻ em theo đông y cần phải kiên trì trong thời gian dài bởi thuốc có tác dụng rất chậm. Hơn nữa, trong quá trình điều trị các cha mẹ cũng phải kiêng khem cho trẻ nhiều thứ thì mới đạt được hiệu quả.
Với những trường hợp viêm amdian cấp tính, phát sốt, thì phụ huynh nên đưa trẻ đi khám ngay vì thuốc đông y hay dân gian đều không thể giúp trẻ hạ sốt hay chống co giật được. Càng kéo dài sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của trẻ, trong trường hợp được cho phép chữa trị tại nhà, chuyên gia sẽ hướng dẫn phụ huynh thực hiện đúng cách
Đa số cha mẹ hiện nay khi thấy trẻ em bị viêm amidan thì ra các cơ sở y tế để mua thuốc về cho trẻ sử dụng để hạ sốt, giảm các triệu chứng sưng, đau, viêm tại chỗ.
Tuy nhiên cha mẹ nên biết rằng, cơ địa của trẻ em mỗi cháu đều khác nhau, việc chữa trị còn phải dựa trên nguyên nhân, mức độ bệnh lý.
Việc tự ý mua thuốc chữa trị, bản thân phụ huynh hay các dược sĩ đều không thể chẩn đoán chính xác được bệnh. Do đó, nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ gây “nhờn” thuốc, hiệu quả không cao mà bản thân trẻ sẽ bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ gây đau dạ dày, táo bón.
Điều trị bệnh viêm amidan cho trẻ bằng phương pháp tây y
Khi đã điều trị cho trẻ bằng những loại thuốc tây y mà bệnh vẫn tái phát nhiều lần, gây cản trở ăn uống, giao tiếp và sức khỏe của trẻ thì cắt amidan là phương pháp các cha mẹ nghĩ đến ngay sau đó.
Tuy nhiên, cắt amidan ở trẻ em chỉ được chỉ định cắt cho các trường hợp bệnh nặng, tái phát nhiều lần, chuyển sang mãn tính hoặc các triệu chứng có biến chứng nghiêm trọng… thì bác sỹ mới xem xét áp dụng phương pháp cắt amidan phù hợp.
4 phương pháp chữa viêm amidan kể trên đều có ưu điểm và tồn tại nhược điểm. Nó chỉ thực sự hiệu quả khi được điều trị đúng với từng trường hợp.
Do đó, dù dùng cách nào để chữa viêm amidan đặc biệt đối với trẻ em thì cha mẹ cần phải thận trọng hơn nhiều, không nên áp dụng chữa trị tùy tiện tại nhà.
Lúc này, cha mẹ cần đưa trẻ đến các phòng khám chuyên khoa để xác định đúng nguyên nhân, chẩn đoán mức độ bệnh, nhờ tư vấn để có được cách điều trị phù hợp và an toàn nhất.
Việc kéo dài thời gian chữa trị, khiến trẻ phải đối mặt với các triệu chứng khó chịu, sức đề kháng ngày càng suy giảm, các triệu chứng sẽ nghiêm trọng hơn, gây nhiều khó khăn cho việc chữa bệnh về sau.
Đưa trẻ đến Hoàn Cầu để khám chữa viêm amidan càng sớm càng tốt
Hiện nay tại TPHCM Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu tại số 80 – 82 Châu Văn Liêm, P11, Q5 là cơ sở chuyên khoa tai mũi họng uy tín, chất lượng được đông đảo các bậc phụ huynh đưa con trẻ đến chữa trị bệnh viêm amidan thành công, hiệu quả.
Với đội ngũ chuyên gia giỏi, giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao và rất am hiểu tâm lý sẽ trẻ sẽ tận tình thăm khám và đưa ra phương pháp chữa trị đúng đắn, an toàn và tiết kiệm tối đa chi phí. Hơn nữa, quy trình khám rất nhanh cha mẹ không phải chờ đợi lâu, các nhân viên y tế cũng hỗ trợ tích cực trong suốt quá trình khám chữa.
Đặc biệt, hiện nay bên bệnh các phương pháp chữa trị amidan bằng thuốc, hay đông y phòng khám còn tiếp nhận chuyển giao công nghệ JCIC – Plasma nhiệt độ thấp của Mỹ , giúp trẻ cắt amidan không còn đau đớn, không chảy máu, an toàn, hiệu quả cao, ngăn ngừa tái phát… được các cha mẹ tin tưởng lựa chọn trị dứt điểm amidan ở trẻ em.
Bệnh Ung Thư Máu Ở Trẻ Em: Triệu Chứng Và Phương Pháp Điều Trị
Bệnh ung thư máu ở trẻ em xảy ra khi các tế bào bệnh bạch cầu lấn sang tế bào bình thường. Cùng tìm hiểu các triệu chứng và phương pháp điều trị.
Tỉ lệ ca bệnh ung thư máu ở trẻ em ngày một gia tăng
Việt Nam được biết đến là đất nước có tỉ lệ ung thư cao, chúng tôi Nguyễn Thanh Liêm, nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: trong mấy năm gần đây, số bệnh nhi ung thư máu có chiều hướng tăng mạnh. Việc điều trị cho các ca bệnh nhi ung thư máu phụ thuộc nhiều vào thể ung thư và thời gian phát hiện bệnh sớm hoặc muộn.
Còn theo thống kê của Khoa Ung bướu cho thấy: hầu hết các bé khi đến khám thì bệnh đã nặng (thiếu máu, xuất huyết…). Thậm chí có bệnh nhi các tế bào ác tính đã di căn sang bộ phận khác của cơ thể mới đến bệnh viên. Các bác sĩ khuyến cáo rằng: bệnh nhân ung thư máu cần được tái khám định kỳ và được các bác sĩ sẽ kiểm tra tiến triển bệnh một cách chặt chẽ để đảm bảo ung thư không tái phát.
Bệnh nhi bị ung thư máu có sự tăng sinh bất thường và ác tính trong quá trình tạo máu của thành phần bạch cầu gốc trong tủy xương. Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh chưa biết rõ nhưng được nhận định như sau:
+ Ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường
+ Di truyền có liên hệ với bệnh bạch cầu
+ Yếu tố môi trường khác: virus, tia phóng xạ, hóa chất benzen, DDT, một số thuốc như Etoposid, Melphalan…
+ Bất thường nhiễm sắc thể: trẻ bị hội chứng Down, hội chứng Bloom hoặc Fanconi…
Các triệu chứng bệnh ung thư máu ở trẻ em dễ nhận biết
– Ra nhiều mồ hôi về đêm
– Thể trạng mệt mỏi, yếu ớt, da nhợt nhạt
– Bị nhiễm trùng và sốt
– Dễ chảy máu hoặc bầm tím
– Thường xuyên bị khó thở và ho kéo dài
– Thiếu máu kéo dài da xanh xao và xuất huyết dưới da hoặc niêm mạc.
– Đau nhức xương khớp
– Sưng hoặc nổi u hoặc hạch ở vùng bụng, mặt, cánh tay, nách, hai bên cổ, hoặc ở hang.
– Sưng tấy trên xương đòn
– Biếng ăn và giảm cân đột ngột
– Đau đầu, động kinh, các vấn đề cân bằng, hoặc tầm nhìn bất thường
– Ói mửa
– Phát ban toàn thân
Cũng như các căn bệnh ung thư khác việc điều trị phụ thuộc vào thể ung thư và việc phát hiện bệnh sớm hay muộn. Khả năng sống sót phụ thuộc nhiều vào thể trạng bệnh nhi khi phát hiện bệnh.
Phương pháp điều trị chính bệnh ung thư máu ở trẻ em là hóa học trị liệu.Thuốc có thể uống hoặc tiêm vào tĩnh mạch hoặc dịch não tủy. Để ngăn ngừa tái phát bệnh nhi cần được đi khám định kì 2-3 tháng 1 lần.
Các phương pháp điều trị hoặc hỗ trợ điều trị bao gồm: xạ trị, trong đó sử dụng bức xạ năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư và thu nhỏ các khối u.Phương pháp này được sử dụng để giúp ngăn ngừa bệnh tái phát hoặc dùng trong điều trị sự lây lan của bệnh bạch cầu đến các bộ phận khác của cơ thể.
Phương pháp phẫu thuật là phương pháp hiếm khi được sử dụng để điều trị ung thư máu ở trẻ em.
Các tác dụng phụ khi điều trị ung thư máu ở trẻ em
Những trẻ em nhận được xạ trị đến não hoặc hóa trị liều cao thuốc nhất định có thể có nhiều khả năng trí nhớ hoặc học thức. Những bệnh nhi sống sót sau quá trình điều trị ung thư máu đang phải vật lộn với những vấn đề này mà chưa có cách khắc phục.
Các loại thuốc được gọi là anthracyclines trong ung thư máu ở trẻ em có thể gây ra vấn đề về tim: nhịp tim bất thường, yếu cơ tim và suy tim sung huyết. Những thuốc này bao gồm doxorubicin, daunorubicin và idarubicin (Idamycin). Hơn nữa, tế bào ngăn chặn bức xạ ngực, cột hoặc vùng bụng trên và xương tủy có thể làm tăng nguy cơ tác dụng lên tim.
Các bệnh nhân trong và sau quá trình hóa trị hoặc xạ trị cần có biện hỗ trợ điều trị ung thư máu hợp lý. Một số sản phẩm làm giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị có thể được bác sĩ khuyên dùng.
Một số hóa trị liệu, bao gồm bleomycin (Blenoxane), carmustine (BiCNU) và lomustine (CeeNU), có thể gây tổn hại phổi. Bức xạ ngực và phẫu thuật ở ngực hoặc phổi cũng có thể gây ra vấn đề về phổi. Trẻ em là tuổi trẻ hơn tại thời điểm điều trị có nguy cơ cao phát triển phổi và các vấn đề hô hấp. Sống sót sau ung thư máu ở trẻ em cần được đi kiểm tra chức năng phổi thường xuyên.
Phẫu thuật bụng hoặc vùng chậu và xạ trị ở vùng cổ, ngực, bụng hoặc khung xương chậu có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Sau quá trình điều trị ung thư máu ở trẻ em cần gặp bác sĩ ngay nếu bé bị đau bụng, dài – táo bón dài, tiêu chảy, ợ nóng hay buồn nôn và nôn.
Điều trị ung thư máu ở trẻ em thành công hay không ? tỉ lệ sống sót thế nào ? Phụ thuộc phần lớn vào sự quan tâm của người lớn đến những thay đổi của cơ thể trẻ hàng ngày. Nếu trẻ không may mắc bệnh việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ cho tỉ lệ sống sót cao. Sử dụng các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị và chăm sóc sau điều trị sẽ làm giảm tác dụng phụ không đáng có.
CumarGold Kare – Nâng cao thể trạng cho bệnh nhân ung bướu
* Giúp hỗ trợ:
Lý do khách hàng tin tưởng CumarGold Kare
Các Bệnh Thường Gặp Ở Cá Betta Và Phương Pháp Điều Trị
Đối với những người nuôi và chơi cá betta việc nắm vững các phương pháp phòng và trị bệnh cho cá là một điều rất quan trọng không thế thiếu
Bệnh đốm trắng ở cá Betta
Bệnh đốm trắng là ký sinh trùng trú ngụ ở bên dưới lớp da của cá. Chúng tạo ra các đốm trắng như hạt muối hay cát phủ đầy cơ thể cá. Cá có thể bơi giật cục và cố quẹt mình vào các vật thể trong hồ. Bệnh này có thể trở nên trầm trọng nhưng may mắn thay nó rất dễ chẩn đoán và chữa trị. Ký sinh trùng phát triển rất nhanh nên việc phát hiện bệnh và điều trị kịp thời là cực kỳ quan trọng. Cần hết sức lưu ý rằng cho dù những đốm trắng có biến mất thì không có nghĩa rằng mầm bệnh đã hoàn toàn bị tiêu diệt. Chúng vẫn tiếp tục sống và tăng trưởng trong nước ngay cả khi rời khỏi mình cá. Đấy là lý do tại sao chúng ta cần tăng nhiệt độ của nước bởi nếu để nước lạnh thì phải mất nhiều tuần để chu trình sinh trưởng của ký sinh trùng được hoàn tất! Bạn nên điều trị liên tục cho cá tối thiểu một tuần để tiêu diệt hết mầm bệnh ký sinh (nếu để nước lạnh thì cần lâu hơn). Ký sinh trên mình cá rất khó tiêu diệt, thuốc chỉ có tác dụng ở giai đoạn ấu trùng trong chu trình sinh trưởng của ký sinh trùng, ngay khi vừa trưởng thành, chúng sẽ lập tức tấn công cá.
Chữa trị Bệnh đốm trắng ở cá Betta
Tăng nhiệt độ nước để rút ngắn chu trình sinh trưởng của ký sinh (từ 21 đến 27 độ C, 32 độ C có thể làm cá bị vô sinh. Nên bắt đầu với 29 độ C và giảm dần một khi bệnh thuyên giảm). Tắm nước muối là cách loại bỏ ký sinh hiệu quả. Nước muối làm ký sinh rời khỏi mình cá và rơi xuống hồ điều trị, vì vậy khi thả cá về hồ cũ thì ở đó không còn ký sinh nữa! Những hoá chất có chứa muối đồng như Coppersafe hay Aquarisol cũng điều trị rất hiệu quả. Có nhiều loại thuốc chuyên để chữa bệnh đốm trắng có thể tìm thấy trong các tiệm cá cảnh nhưng bạn nên nhớ rằng thuốc càng mạnh thì cá càng bị căng thẳng. Malachite green được khuyến cáo không nên sử dụng đối với cá da trơn như cá nheo, cá chạch và những cá khác như cá tetra. Điều trị 4 đợt, mỗi đợt kéo dài 3-4 ngày, thay khoảng 50% nước trước mỗi đợt điều trị. Tiếp tục điều trị trong hai tuần để đảm bảo rằng tất cả ký sinh đều bị tiêu diệt hết. Nên nhớ rằng, thuốc chỉ có tác dụng lên ấu trùng của ký sinh tức khoảng 3 ngày đầu tiên trong chu trình sinh trưởng của chúng. (Ghi chú: ở Việt Nam, thuốc trị bệnh đốm trắng thông dụng là methylene blue. Có nhiều nhãn hiệu ở dạng viên và chất lỏng lưu hành trên thị trường. Nên đọc kỹ hướng dẫn tỷ lệ pha thuốc trước khi dùng vì nồng độ mỗi loại có thể khác nhau).
Phòng bệnh đốm trắng
Căng thẳng và giảm sức đề kháng là các nguyên nhân làm mầm bệnh tấn công và nhân rộng trên cá. Tránh làm cá bị căng thẳng bởi các nguyên nhân như nước dơ, nhiệt độ biến đổi đột ngột, ăn quá no… Cách ly cá mới và cây thuỷ sinh để đảm bảo rằng bạn không đem mầm bệnh từ bên ngoài vào hồ. Không nên thay đổi nhiệt độ hồ một cách đột ngột. Luôn bỏ túi đựng cá vào hồ mới khoảng 15 phút để nhiệt độ hai bên cân bằng trước khi thả cá. Nên nhớ rằng, cùng với chất lượng nước, đấy là những nguyên nhân rất phổ biến làm cho cá bị ký sinh trùng tấn công và gây bệnh. Một con cá bị bệnh đốm trắng
Biểu hiện bệnh
Lây nhiễm thường xảy ra khi cá bị căng thẳng và suy giảm khả năng miễn nhiễm đối với các loại vi khuẩn có sẵn trong môi trường xung quanh. Dấu hiệu cá bắt đầu nhiễm bệnh đó là viền vây bị mất màu. Ban đầu viền vây có màu nâu hay trắng rồi sau đó nhanh chóng lan ra toàn bộ vây. Đôi khi phần vây bị nhiễm bệnh có màu hanh đỏ. Nếu bệnh lan tới các tia vây và phần thịt thì nó sẽ trở nên nghiêm trọng và cá có thể bị chết. Nói chung, bệnh này làm hỏng vây của cá. Nó thường mở đường cho cả bệnh nấm.
Chữa trị bệnh
Bạn phải xác định các nguyên nhân làm cá nhiễm bệnh gồm nước dơ, ăn quá no… Các loại thuốc điều trị bệnh này gồm Melafix, Maracyn, muối hay hydrogen peroxide (H2O2) hoà vào nước hay bôi lên vùng vây nhiễm bệnh (cẩn thận không để thuốc dính vào mang cá, điều này có thể làm cá bị chết). Các loại thuốc kháng sinh như Tetracycline và Sulfa chỉ dùng trong trường hợp bất khả kháng. (Ghi chú: bệnh thối vây là dạng bệnh cơ hội gây ra bởi các vi khuẩn phân huỷ thông thường, khi cá bị thương hay suy giảm miễn dịch thì chúng mới thừa cơ tấn công. Điều đầu tiên cần phải làm là thay nước thật sạch. Sau đó có thể sử dụng muối, nước lá bàng hay methylene blue để điều trị).
Để ý đốm màu nâu tức phần rìa vây bị đổi màu. Bệnh thối vây sẽ làm vây bị hư rất nhanh chóng.
Đuôi con cá này bắt đầu bị tưa. Đây là một trường hợp mắc bệnh thối vây trầm trọng. Lưu ý rằng phần vây thối bị rụng ra và nổi lên trên mặt nước.Bạn có thể thấy vây cá đã bị huỷ hoại như thế nào bởi bệnh thối vây (lưu ý rằng chỉ còn một đoạn vây nhỏ màu xanh còn sót lại) với các rìa vây màu đỏ và sau đó nó còn kéo theo sự lây nhiễm của bệnh nấm.
Bệnh nấm (Hay bệnh nấm thuỷ mi – fungus, Saprolegnia, body fungus, true fungus)
Biểu hiện bệnh
Đây là loại bệnh phổ biến và nó làm cá chết rất nhanh vì vậy việc phát hiện và chữa trị sớm là điều rất quan trọng. Mầm bệnh nấm vốn luôn hiện diện trong hồ. Cá thường nhiễm bệnh nấm sau khi bị yếu và mất sức đề kháng vì mắc một số bệnh trước đó hay bị thương.
Chẩn đoán Bệnh
Cá thường có những búi màu trắng hay xám như cục bông gòn trên thân, vây hay mang. Bệnh nấm thường bị nhần lẫn với bệnh lở miệng (Columnaris). Lưu ý, khi quan sát thật kỹ chỗ bị bệnh nấm sẽ thấy các sợi nấm mọc ra như tóc trong khi bệnh lở miệng trông giống như cục bông gòn.
Chữa trị bệnh
Cách ly cá bệnh để điều trị, không cần phải chữa trị toàn bộ hồ cá bởi vì mầm bệnh nấm luôn tồn tại trong hồ… và chỉ tấn công một khi cá bị suy yếu vì mắc một bệnh khác trước đó. Bạn có thể điều trị cho cá bằng malachite green, muối, tăng nhiệt độ, methylene blue, formalin hay hydrogen peroxide (dùng bôi trực tiếp lên vết nấm, cần hết sức cẩn thận không để thuốc dính vào mang cá vì nó có thể giết chết cá). Điều quan trọng nhất đó là xác định nguyên nhân làm cá đổ bệnh và giải quyết. Dù vì nguyên nhân nào, cá bị suy giảm hệ miễn dịch tạo cơ hôi để mầm bệnh tấn công. Điều này có thể gây ra bởi nước dơ, nồng độ ammonia tăng hay những nguyên nhân khác chẳng hạn bị cá dữ uy hiếp.Hình này cho thấy các sợi nấm mọc ra như tóc. Hai con cá này ban đầu bị bênh thối vây nhưng sau đó nhiễm thêm bệnh nấm.
Bệnh Columnaris – Mouth Fungus, Cotton Mouth, False Fungus, Flavobacterium columnare
Biểu hiện bệnh
dù trông giống như bệnh nấm nhưng bệnh này thực sự gây ra bởi Columnaris, một loại vi khuẩn hình que gram âm. Vi khuẩn này thường trú ngụ ở đầu, môi, miệng và bên trong miệng của cá. Bệnh lở miệng có các biểu hiện bệnh lý như sau: – Vùng xung quanh miệng của cá xùi lên như cục bông gòn. Bởi vậy, bệnh này thường bị nhầm với bệnh nấm thực sự. Nếu quan sát thật kỹ thì sẽ thấy bệnh nấm có những sợi tơ mọc dài như sợi tóc trong khi bệnh lở miệng trông như cục bông gòn. – Dù thường xuyên xuất hiện ở miệng, đôi khi bệnh này còn xuất hiện dưới dạng những đốm màu nâu-vàng, trắng, trắng-xám ở trên đầu, vây, mang hay thân. Xung quanh vị trí nhiễm bệnh thường có quầng đỏ. Biểu hiện bệnh lý này ở cá thường xuất hiện dưới dạng “yên ngựa” (saddleback – tức trên lưng có một quầng trắng hình yên ngựa). Các loài cá thuộc phân bộ Labyrinth (tức Anabantoidei gồm các họ cá rô, họ cá sặc-lia thia-tai tượng và họ cá mùi) và các chi cichlid nhỏ như Apistogrammas thường bị mắc bệnh này. Đây là dạng bệnh cơ hội, khi cá mắc một bệnh khác và suy giảm hệ miễn dịch thì bị bệnh này tấn công. Lưu ý không nên tăng nhiệt độ nước (như vẫn làm với bệnh nấm và bệnh ký sinh) vì sẽ làm vi khuẩn bùng phát mạnh hơn.
Chữa trị bệnh
Malachite green (không dùng cho cá con), muối, Melafix hay kháng sinh trong trường hợp bất khả kháng (như Spectrogram, Furanace hay Sulfa).
Bệnh lở miệng Bệnh lở miệng xuất hiện ở lưng, thân và vây
Bệnh xù mang cá betta.
– Tạm gọi bệnh này là “xù mang” vì vảy ở vùng mang cá bị bệnh này xù lên. Cá bệnh nặng, vùng vảy xù có dịch trắng như mủ, nếu khều ra sẽ bật máu. – Không rõ tác nhân gây bệnh là gì nhưng không phải là nấm. – Bệnh này lây rất mạnh và dai dẳng. Mình nuôi cá cả năm không hề thấy bệnh này cho đến khi một con cá mái Thái phát bệnh. Từ đó cá mình thường xuyên bị bệnh này, nhất là những con cá to. Có lẽ phải thay lọ nuôi mới và tẩy rửa toàn bộ lọ cũ để loại trừ mầm bệnh. – Bệnh diễn tiến chậm rãi. Cá bị xù mang vẫn ăn uống nhưng ngày càng ít đi, cá lờ đờ, nổi trên mặt nước và sau cùng bị chết.
Cách chữa trị
– Nhỏ thuốc hiệu RID PROTOZOAN (anh N2D mua bên Thái) với liều lượng 2 giọt/2 lít nước (lưu ý: liều lượng này gấp đôi liều lượng chỉ định ghi trên nhãn lọ thuốc là 1 giọt/2 lít). – Kết hợp ngâm thuốc với tetra Nhật (loại tetra này tan ngay trong nước, có bán ở các tiệm cá cảnh) – Chữa trị liên tục trong 2-3 tuần, sau mỗi tuần nên thay nước và giảm liều lượng thuốc còn 1 giọt/ 2 lít. – Nếu chỉ ngâm tetra mình thấy không tác dụng, cá sống nhưng tái phát bệnh sau khi ngưng ngâm thuốc. Anh N2D nói dùng tay khều hết vùng vảy xù (có khi bật máu) thì cá sẽ mau lành. Có lẽ các bạn nên làm theo cách này nếu chỉ ngâm tetra mà không có RID PROTOZOAN. – Bệnh có thể để lại di chứng trên mang: teo mang (không thể phùng mang). Cá trống lành bệnh vẫn sinh sản bình thường.
– Cách ly và quan sát kỹ cá mới. Phát hiện và chữa trị cá bệnh càng sớm thì khả năng lành bệnh càng cao và nhanh (trong vòng 1 tuần). – Vệ sinh hồ cá bệnh kỹ lưỡng để tránh mầm bệnh lây lan (rửa bằng xà bông tiệt trùng).
Bệnh nấm velvet
Bệnh nấm Oodinium – Velvet, Oodinium pillularis
Triệu chứng bệnh
Oodinium là dạng ký sinh trùng hình que phát triển qua giai đoạn bào tử. Giống như bệnh đốm trắng, chúng trú ngụ bên dưới lớp da của cá. Chúng bắt đầu phát triển từ những đốm nhỏ li ti trên mình cá. Trong điều kiện thích hợp, các bào tử tạo ra một lớp “nhung” (velvet) màu vàng-nâu bao phủ bên ngoài da cá. Bệnh này rất dễ lây. Cá bị nhiễm bệnh thường bơi giật cục, cố cọ quẹt thân mình lên các vật thể trong hồ và thở gấp gáp. Cũng cần lưu ý rằng ngay cả khi cá không còn đốm nào cũng không có nghĩa là bệnh đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Chúng vẫn có thể sống trong nước và dưới đáy hồ. Bạn nên chữa trị liên tục trong một tuần để đảm bảo mầm bệnh bị tiêu diệt hoàn toàn (nếu nước ấm, nếu nước lạnh thì phải lâu hơn). Ký sinh trùng trên mình cá rất khó diệt, chúng chỉ bị tiêu diệt khi rời mình cá và bơi trong nước. Vì vậy, việc tăng nhiệt độ là rất cần thiết. Nếu để nước lạnh thì chu trình sinh trưởng của chúng sẽ diễn ra trong nhiều tuần!
Chữa trị bệnh
Tăng nhiệt độ nước để chu trình sinh trưởng của ký sinh diễn ra nhanh hơn (khoảng từ 21 đến 26 độ). Tắm bằng nước muối làm ký sinh rời khỏi mình cá. Những hoá chất có chứa muối đồng như Coppersafe hay Aquarisol cũng điều trị rất hiệu quả. Có nhiều loại thuốc chuyên để chữa bệnh velvet có thể tìm thấy trong các tiệm cá cảnh nhưng bạn nên nhớ rằng thuốc càng mạnh thì cá càng bị căng thẳng. Malachite green được khuyến cáo không nên sử dụng đối với cá da trơn như cá nheo, cá chạch và những cá khác như cá tetra (sản phẩm dùng riêng cho chúng là Clear Ich của hãng Aquatronics).
Cách ly cá mới và cây thuỷ sinh để đảm bảo rằng bạn không đem mầm bệnh từ bên ngoài vào hồ. Không nên thay đổi nhiệt độ hồ một cách đột ngột. Luôn bỏ túi đựng cá vào hồ mới khoảng 15 phút để nhiệt độ hai bên cân bằng trước khi thả cá.
Cá bị bệnh nấm velvet ở đầu Cá bị bệnh nấm velvet ở đầuGhi chú (vnrd): đây có lẽ là loại bệnh phổ biến nhất ở cá betta. May thay, loại bệnh này rất dễ chữa, chỉ cần bỏ ít muối hoặc tetra vô hồ là cá sẽ khỏi bệnh sau 1 tuần. Cần làm vệ sinh hồ cá bệnh thật kỹ để tránh lây lan (rửa bằng xà bông tiệt trùng).
Bệnh sình bụng Bệnh chướng bụng – Dropsy
Nếu nói một cách chính xác thì sình bụng là một triệu chứng chứ không phải là một bệnh. Cá bị sình bụng có phần bụng căng phồng. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Đôi khi, bệnh này không lây nhiễm nhưng cá bị bệnh nên được cách ly và điều trị thích hợp. Bụng cá căng đầy nước và không có khả năng đào thải. Bụng căng làm vẩy cá rộp lên trông giống như “quả thông”.
Chẩn đoán bệnh
Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh này: – Sình bụng cấp tính: tức bụng căng lên bất thình lình. Cá bị nhiễm khuẩn gây xuất huyết nội. – Sình bụng mãn tính: tức bụng căng lên từ từ. Ký sinh trùng hay bướu phát triển ở bụng cá có thể gây nên tình trạng này. – Sình bụng mãn tính: tức bụng căng lên từ từ. Cá bị bệnh lao cá Mycobacterium tuberculosis. Bệnh này lây rất mạnh. – Những nguyên nhân khác gồm nhiễm virus, tổn thương nội tạng, suy thận vì sử dụng quá nhiều thuốc hay thuốc quá mạnh.
Chữa trị bệnh
Bệnh này rất khó chữa trị nhưng nếu nguyên nhân là vi khuẩn và được phát hiện sớm thì có thể chữa khỏi. Vì vậy cần phải tìm hiểu xem có phải bệnh do vi khuẩn gây ra hay không, việc phát hiện nguyên nhân gây bệnh là một phần của điều trị và phòng bệnh.
Khi các vẩy xù lên chứng tỏ cá bị bệnh trầm trọng. Ngâm cá trong nước muối có thể giúp tiêu bớt chất lỏng trong mình cá. Có một loạt các loại thuốc dùng để chữa bệnh sình bụng do nhiễm khuẩn nội tạng. Các loại thuốc chữa bệnh ngoài da không có tác dụng trong trường hợp này.
Cá sặc và cá chép rất dễ bị mắc bệnh sình bụng.
Diễn tiến bệnh sình bụng ở một con betta mái. Bụng dần dần căng ra và các vảy xù lên.
Con cá đực này bị bệnh sình bụng rất nặng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Các Phương Pháp Điều Trị Bệnh Thalassemia Ở Trẻ Em trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!