Bạn đang xem bài viết Bị Quai Bị Mấy Ngày Sẽ Khỏi? được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Thị Diễm Thúy – Bác sĩ tư vấn vắc-xin – Khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.
Bệnh quai bị là một bệnh lây nhiễm thường gặp, nhất là ở trẻ em. Bệnh gây nhiều triệu chứng khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng rất nhiều đến công việc, cuộc sống và sức khỏe bệnh nhân.
1. Bệnh quai bị mấy ngày sẽ khỏi?Bệnh quai bị gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, virus gây bệnh hướng gây bệnh tới các tuyến ngoại tiết và thần kinh, ngoài ra cũng gây tổn thương đến cơ quan sinh dục ở người mắc bệnh.
Nhìn chung, quai bị là bệnh lành tính và có thể tự khỏi trong khoảng 10 ngày sau khi mắc bệnh nếu không có biến chứng. Bệnh cần trải qua các giai đoạn sau, sau đó cơ thể hình thành kháng thể chống bệnh vĩnh viễn và bệnh sẽ khỏi.
1.1 Giai đoạn khởi phátSau thời gian ủ bệnh từ 18-21 ngày, bệnh khởi phát khiến trẻ bị sốt 38-39 độ C, đau mỏi toàn thân, đau đầu, ăn ngủ kém.
1.2 Giai đoạn toàn phátViêm tuyến nước bọt mang tai là triệu chứng điển hình hay gặp nhất ở trẻ mắc quai bị, chiếm 70% các thể khu trú rõ.
Sang giai đoạn toàn phát từ sau 24-48 giờ sau khi sốt, bệnh nhân sẽ xuất hiện viêm sưng tuyến mang tai. Lúc đầu thường sưng một bên bạnh cằm dưới mang tai, sau 1-2 ngày sưng tiếp sang bên kia. Hầu hết trẻ thường sưng cả hai bên, ít gặp chỉ sưng một bên.
Hai bên sưng viêm thường không đối xứng, vùng da má bị sưng căng, bóng, ấn không lõm, sờ nóng, không đỏ, đau, nước bọt ít và quánh.
3 vị trí đau điển hình của triệu chứng viêm tuyến nước bọt do bệnh quai bị là góc thái dương – hàm, góc xương hàm dưới và điểm mỏm xương chũm.
1.3 Giai đoạn lui bệnh
Bệnh nhân thường hết sốt sau 3-4 ngày phát bệnh, tuyến nước bọt mang tai cũng hết sưng sau 8-10 ngày, hạch sưng sẽ kéo dài hơn tuyến một chút. Đa số trẻ mắc bệnh tự khỏi trong vòng 10 ngày nếu điều trị, kiêng cữ tốt và không có biến chứng. Tuyến nước bọt dù sưng nhưng không bị hóa mủ, trừ khi kết hợp bội nhiễm vi khuẩn, cũng không bao giờ bị teo.
Nếu bệnh nhân mắc quai bị bị các biến chứng như: viêm não, viêm tụy cấp tính, viêm màng não, viêm cơ tim, giảm bạch cầu… thì sẽ lâu hơn, cũng nguy hiểm hơn.
2. Dùng thuốc có thể rút ngắn thời gian trị bệnh quai bị không?Hiện nay, chưa có loại thuốc nào có thể điều trị đặc hiệu cho bệnh nhân mắc quai bị, việc sử dụng thuốc điều trị chỉ có thể giảm nhẹ triệu chứng bệnh, tăng cường sức đề kháng cơ thể tự chống lại bệnh.
Do đó, bệnh nhân cần đến cơ quan y tế để kiểm tra tình trạng bệnh cũng như phòng ngừa biến chứng, kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động nhiều, ăn uống đầy đủ với thức ăn mềm, nhiều chất dinh dưỡng, dễ nuốt để tăng sức đề kháng.
Nếu bệnh nhân sốt cao hoặc quá đau thì có thể sử dụng thuốc giảm sốt; thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Nếu nam giới bị mắc quai bị thì nên để bé nằm thẳng, mặc quần lót để bìu được nâng lên. Có thể dùng túi lạnh chườm vào vùng bìu để giảm cơn đau nhức.
Quai bị thường do 2 nguyên nhân là siêu vi và vi khuẩn. Với các trường hợp quai bị do siêu vi thì không cần thiết phải đến bệnh viện điều trị nếu không có triệu chứng nặng, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 5 – 7 ngày.
Với những trường hợp quai bị có biến chứng, bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, ói mửa, nhức đầu, bộ phận sinh dục sưng to thì phải đến bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không có thể dẫn đến biến chứng vô sinh do teo tinh hoàn.
Bệnh nhân mắc quai bị cần uống nhiều nước vì những cơn sốt cao làm mất nước, mất chất điện giải trong cơ thể, tốt nhất là nên uống dung dịch oresol. Ngoài ra cần nghỉ ngơi tại giường, tránh tiếp xúc với mọi người tránh nguy cơ lây nhiễm.
Dân gian có lưu truyền một số cách điều trị bệnh quai bị không đúng cách nên tránh, không làm theo như:
Dùng mực tàu hay nhọ nồi vẽ lên vùng sưng vì bệnh không phải do “tà ma” mà do siêu vi trùng gây ra
Đắp lá cây, đắp vôi hoặc dán cao vào vùng sưng rất nguy hiểm. Cách làm này không những không hiệu quả mà còn gây nóng, phỏng vùng sưng và gây nhiễm trùng vào tuyến mang tai gây viêm nhiễm nặng hơn.
3. Có thể dễ dàng phòng ngừa bệnh quai bịMỗi người đều có thể tự phòng ngừa bệnh quai bị dễ dàng bằng tiêm vaccine phòng quai bị. Với trẻ em, nên chích ngừa phòng quai bị khi trẻ 12 tháng tuổi hay khi trẻ chuẩn bị đi nhà trẻ, mẫu giáo hay tiểu học. Thường liều tiêm ngừa bệnh quai bị gồm 2 liều, liều đầu lúc 12 tháng và liều lặp lại lúc 4-6 tuổi. Người trưởng thành hay bà bầu chuẩn bị mang thai cũng có thể phòng ngừa quai bị.
Tuy nhiên thực tế, việc tiêm phòng chỉ có thể giúp bạn phòng bệnh được khoảng 80% trường hợp lây nhiễm virus gây bệnh. Chính vì vậy, phòng bệnh tránh lây lan là việc làm rất cần thiết ở cả người đã tiêm vaccine phòng bệnh.
Nên cách ly người mắc bệnh ở nhà, không tiếp xúc với mọi người xung quanh, khi tiếp xúc thì phải mang khẩu trang. Thời gian cách ly người bệnh khoảng 10 ngày kể từ khi sưng tuyến mang tai.
Đồng thời thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ hằng ngày.
Vệ sinh sạch đường hô hấp bằng cách súc miệng với dung dịch nước muối hoặc các dung dịch sát khuẩn.
Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hay nghi mắc bệnh.
Hạn chế tới nơi tập trung đông người, nhất là khi đang có dịch.
Tăng cường sức đề kháng cơ thể, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập luyện thể thao và nghỉ ngơi hợp lý.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!
Trẻ Bị Viêm Họng Sốt Mấy Ngày Nên Ăn Gì Nhanh Khỏi
Viêm họng là kết quả của hiện tượng nhiễm trùng niêm mạc họng do virut hay vi khuẩn gây ra. Bệnh đem lại cảm giác khó chịu, đôi khi là đau, rát khi nuốt nước bọt.
Nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ phụ thuộc vào độ tuổi, mùa trong năm và khu vực địa lý. Trong đó, virut và vi khuẩn là hai nhân tố gây bệnh thường gặp nhất. Virus, vi khuẩn lây lan từ người này sang người khác qua tiếp xúc tay. Tay bị nhiễm bẩn khi người bệnh dùng tay chạm vào mũi, miệng. Sau đó lại thông qua va chạm trực tiếp (nắm tay, cầm tay) với trẻ hoặc trẻ sử dụng đồ chơi, điện thoại, tay nắm cửa,.. mà người bệnh đã chạm vào.
Bởi vì viêm họng ở trẻ là bệnh phổ biến, có thể khỏi không cần dùng thuốc nên đôi khi cha mẹ xem thường chúng. Tuy nhiên, việc nhận biết các dấu hiệu của bệnh là điều rất quan trọng để có phương hướng điều trị cũng như ngăn ngừa sự lây nhiễm cũng như dự phòng các biến chứng nghiêm trọng tiềm ẩn của liên cầu khuẩn nhóm A (GAS) có thể gây sốt thấp khớp.
Đau họng
Sốt (thường là 38 độ C)
Sưng hạch bạch huyết ở cổ
Hôi miệng
Cảm giác mắc họng, đau khi nuốt
Đỏ ở vùng gần cuống họng
Sưng amidan
Nhức đầu, đau mỏi cơ
Viêm họng cấp ở trẻ emViêm họng cấp là một phân nhánh của bệnh viêm họng nói chung. Viêm họng cấp do virus chiếm đến 70% -80% ở lứa tuổi trẻ em, còn lại 20% -25% là do vi khuẩn. Cả hai dạng đều có các dấu hiệu chung như đau họng, sốt và ho nhẹ nhưng chúng vẫn có các biểu hiện khác nhau cơ bản.
Đối với viêm họng cấp do virus:
Họng thường đỏ
Miệng không hôi, lưỡi vẫn hồng
Amidan và thành họng không có mủ
Dịch mũi trong, có thể ho nhưng ngực nghe êm
Đối với viêm họng cấp do vi khuẩn:
Môi khô
Miệng hôi, lưỡi bẩn
Amidan và thành họng sưng đỏ, có thể xuất hiện nốt mủ trắng
Trong số các bệnh viêm họng cấp do vi khuẩn, viêm họng cấp liên cầu khuẩn nhóm A là nguy hiểm nhất. Bệnh do liên cầu khuẩn huyết beta nhóm A gây ra, có biến chứng gây thấp khớp, ảnh hưởng màng tim trong, hở van tim,…. Đưa trẻ đi thăm khám khi dấu hiệu của bệnh xuất hiện là một lời khuyên nên làm để phòng ngừa “mối họa”.
Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày? Trẻ bị viêm họng cấp sốt mấy ngày?Như chúng ta đã biết, viêm họng hay viêm họng cấp đều là bệnh trẻ em thường gặp. Cha mẹ đều có thể theo dõi bệnh cũng như điều trị thuốc tại nhà. Tuy nhiên, nếu cơn sốt kéo dài không thuyên giảm đi kèm các triệu chứng trở nặng thì cần có sự can thiệp của y tế ngay. Nếu bệnh ủ từ 7-10 ngày rất dễ xảy ra biến chứng nguy hiểm.
Trẻ khó thở
Khó nuốt chất lỏng, khó khạc nhổ
Không thể mở miệng
Cổ cứng hoặc không thể dịch chuyển dễ dàng
Nghi ngờ mất nước: Không thể đi tiểu trong vòng 8 giờ, nước tiểu sẫm màu, miệng khô
Phát ban đỏ trên da
Sốt 40 độ C
Trường hợp nên thăm khám trong vòng 24 giờ:
Đau họng nghiêm trọng không đỡ dù dùng thuốc ibuprofen được 2 giờ
Hạch lớn ở cổ
Phát ban lan rộng
Đau tai hoặc chảy dịch ở tai
Đau xoang vùng quanh gò má và mắt
Sốt kéo dài hơn 3 ngày
Tái sốt sau 24 giờ
Trẻ dưới 2 tuổi
Trường hợp đi gặp bác sĩ sau khi đã theo dõi bệnh một thời gian:
Đau họng là biểu hiện chính và kéo dài 48 giờ
Đau họng và cảm lạnh, ho trong vòng 5 ngày
XEM NGAY: Cách chữa viêm họng an toàn và hiệu quả nhất
Trẻ bị viêm họng sốt cao có nguy hiểm không?Vì trẻ em có sức đề kháng yếu hơn so với người lớn, nên khi bị viêm họng thường đi kèm cơn sốt. Tình trạng thân nhiệt cao từ 39 đến 40 độ C, người nóng ran đi kèm các biểu hiện xấu vùng họng sẽ xuất hiện nếu trẻ bị sốt cao do viêm họng.
Khi gặp tình huống như vậy, cha mẹ không nên lo lắng quá độ mà nên theo dõi bệnh trạng, tình hình sức khỏe trước tiên. Không nên coi thường cơn sốt cao bởi nó có thể gây co giật, mất nước nhanh, đầu và cơ đau nhức. Tuy trẻ bị sốt cao không phải là quá nguy hiểm nhưng ảnh hưởng của cơn sốt không thể xem thường, cha mẹ nên đưa trẻ đi bệnh viện nếu cơn sốt không thuyên giảm dù đã dùng thuốc.
Cách chữa viêm họng cho trẻMột số cách chăm sóc trẻ bị viêm họng mà cha mẹ nên lưu ý:
Sốt cao dễ mất nước nên phải bổ sung nước đầy đủ, ăn nhiều hoa quả có chứa vitamin C.
Sử dụng thuốc hạ sốt khi có lời khuyên y tế đầy đủ: Paracetamol, ibuprofen, acetaminophen.
Giữ ấm cổ họng, hạn chế mặc nhiều quần áo.
Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, chọn thức ăn mềm như cháo, súp, sữa.
Nếu trẻ trên 8 tuổi có thể dùng nước muối ấm để súc miệng.
Trẻ bị viêm họng nên ăn gì?Theo chuyên gia dinh dưỡng Tracie Hyam thuộc viện dinh dưỡng thành phố Brisbane, có rất nhiều thực phẩm dễ tìm, đơn giản có thể làm giảm cơn đau họng ở trẻ nhỏ.
Mật ong là một lựa chọn tốt với chứng đau họng, nó có vị ngọt, tính ấm bao phủ và làm dịu cổ họng, giảm cảm giác rát.. Pha mật ong với nước chanh là một bài thuốc bảo vệ cổ họng rất phổ biến
Hai món ăn mềm và dễ nuốt đối với cổ họng đang sưng. Chúng còn chứa nhiều dinh dưỡng từ tinh bột, rau quả xanh và thịt cá.
Mềm, chứa nhiều vitamin B6, vitamin C, kali, không axit trái cây thực sự là gợi ý tuyệt vời cho trẻ bị viêm họng. Chuối còn rất tốt để tăng cường sức đề kháng.
Cách điều trị trẻ bị viêm họng tận gốc, không tái phát
Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị viêm họng ở trẻ em có thể sớm trở nên vô dụng” – Đây là lời khẳng định của chúng tôi Nguyễn Trọng Nghĩa (Nguyên giảng viên Đại học Y Dược chúng tôi – Người đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghiên cứu và điều trị bệnh về hô hấp. Hệ miễn dịch của trẻ em trong giai đoạn này chưa được hoàn thiện, bởi vậy việc điều trị viêm họng bằng bài thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên sẽ mang tới hiệu quả tốt và an toàn hơn cả.
Bạn đọc có thể tham khảo bài thuốc đông y Cao Bổ Phế được nghiên cứu và phân phối bởi phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường và An Dược.
Vì sao Cao Bổ Phế phù hợp với trẻ bị viêm họng?
Chiết xuất từ 100% dược liệu thiên nhiên, trong đó có một số vị thuốc quý như: Kim ngân hoa, Cát cánh, Trần bì, Tang bạch bì, kinh giới,….
Toàn bộ thảo dược đều được lấy từ trung tâm trồng và chế biến cây thuốc, thuộc Bộ y tế nên đảm bảo tuyệt đối cho sức khỏe của trẻ.
Cao được nấu liên tục ở 100 độ C trong suốt 48h nên tuyệt đối không chứa corticoid, an toàn cho dạ dày người sử dụng.
Cao tan nhanh trong nước, dễ dàng thẩm thấu vào dạ dày, rút ngắn thời gian điều trị. Hiệu quả đã được chứng minh trên 1000 bệnh nhân.
Sản phẩm được bào chế ở dạng cao nên rất tiện lợi khi dùng. Người bệnh chỉ cần lấy 1 thìa cao pha với nước ấm là có thể dùng được ngay.
Tác dụng của Cao Bổ Phế cho trẻ bị viêm họng:
Chống viêm, tán ứ, diệt vi khuẩn, virus.
Phục hồi chức năng Tỳ, Phế.
Tăng cường sức đề kháng, dự phòng tái phát.
Theo đó, bệnh nhân sẽ nhận được liệu trình điều trị tiến triển như sau:
3-5 ngày đầu: Tiêu đờm, hạ sốt, làm dịu cổ họng, đường hô hấp điều hòa tốt.
7-15 ngày tiếp theo: Các triệu chứng của bệnh viêm họng gần như biến mất hoàn toàn.
Sau 30 ngày: Niêm mạc phế quản phục hồi, loại bỏ hoàn toàn viêm nhiễm, tăng cường sức đề kháng và dự phòng tái phát.
Bạn đọc có gì thắc mắc không?
Hãy “chat cùng bác sĩ” để lắng nghe tư vấn từ chuyên gia
Nhờ những thành công trong việc điều trị viêm họng nói riêng và nhiều bệnh lý hô hấp khác, Cao Bổ Phế góp phần đưa Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường trở thành “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng” và vinh dự nhận cúp vàng danh giá.
Theo yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ để tiện liên hệ:
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN
Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM
Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ
Điện thoại: 0903.87.64.37
Cách Điều Trị Bệnh Quai Bị Tại Nhà Nhanh Khỏi
Bệnh quai bị là một loại bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính do vi rút tuyến mang tai gây nên. Đặc trưng của bệnh này là tuyến mang tai bị sưng nhưng không thành mủ, đau nhức, nóng ran và có thể lan tới tuyến tinh hoàn và buồng trứng.v.v. hoặc hệ thống thần kinh và ngũ quan như gan, thận, tim.v.v. gây nên những chứng bệnh tương ứng. Nhi đồng từ 5-9 tuổi hay mắc bệnh này, bệnh này có thể mắc quanh năm, nhưng mùa đông và mùa xuân thì nhiều hơn. Sau khi mắc bệnh này thì khả năng miễn dịch rất lâu, rất ít người mắc bệnh lần thứ hai. Khi mắc bệnh này có thể kèm theo bệnh viêm tinh hoàn, viêm não nặng và bệnh tim.
Bệnh này đông y chia làm hai loại: một là ôn đôc tập biến hình (triệu chứng khi mới mắc bệnh một má hoặc hai má hơi sưng, đau cục bộ, không nóng lắm v.v. Phương pháp điều trị là hạ nhiệt và giải độc). Loại thứ hai là ôn độc nội kết hình (triệu chứr.g là tuyến má sưng rõ rệt, có thể sờ thấy cục cứng, đau nhiều, thậm chí nuốt thức ăn cũng đau, sốt cao không giảm, trong người khó chịu, táo bón, nước đái vàng v.v. phương pháp điều trị: giải nhiệt, giải độc, tiêu tan vết sưng).
Nội dung điều trị quai bịChú ý cách ly (sau khi khỏi sưng 5 ngày mới được bỏ cách ly) trong thời gian bị bệnh cố gắng ít ra khỏi nhà.
Người bị bệnh nặng, phải nằm nghỉ trên giường đến khi khỏi sưng hoàn toàn.
Lỗ nhỏ trong miệng của tuyến má tiết ra nhiều chất độc, vì vậy phải chú ý vệ sinh rãng miệng, sau khi ăn xong phải đánh răng.
Nên ăn uống thanh đạm, kiêng cay đắng, nên ăn thức ăn lỏng và mềm. Nên ăn nhiều rau tươi.
Bảo đảm lượng dung dịch đưa vào trong cơ thể hàng ngày.
Giữ cho đại tiện dễ dàng
Không động chạm hoặc đè nén chỗ sưng để vi rút khỏi lan rộng, nếu bị viêm tinh hoàn, thì phải dùng bâng vải chữ (J) đỡ bìu dái.
Phương pháp điều trị quai bịPhương thuốc hiệu nghiệm:
Rễ tươi của cọ phế cân (còn gọi là nghìn viên cứt chuột hay rau miến) 15 gam, cho nước đun sôi, mỗi ngày 2 lần.
Bản lam căn 15 gam, kim ngân hoa 12 gam, hạ khô thảo 10 gam, cam thảo sống 10 gam, cho nước đun sôi, ngày 2 lần.
Hoa cúc dại 15 gam, đun sôi nước uống thay chè, uống liền 7 ngày.
Bồ công anh 30 gam, cho nước đun sôi, trước khi uống cho vào 5cc rượu trắng, mỗi ngày 1 lần, uống liền ba ngày (trẻ em và phụ nữ có thai không nên cho rượu).
Phương pháp ăn uống
Trứng vịt hai quả, đường phèn 30 gam, cho đường phèn vào bát nước sôi, quấy cho tan đường, để nguội sau đó đập trứng vịt vào quấy đều, chưng cách thuỷ để ăn, mỗi ngày một lần, ăn liền 7 ngày.
Ruột cải trắng ba cái, đậu xanh 60 gam, bỏ đậu xanh vào nồi nấu chín, rồi mới bỏ ruột cải trắng vào nấu nhừ, ăn cả cái và nước, dùng liền 7 ngày.
Phương pháp điều trị ngoài
Một ít bột như ý kim hoàng, dùng dấm hoặc nước chè đặc quấn thành hồ, đắp vào chỗ đau, mỗi ngày hai lần.
Một ít bột thanh đại, dùng dấm quấy thành hồ, bôi vào chỗ đau, ngày vài lần.
Những việc cần lưu ý khi bị quai bị
Có một số bệnh nhân không hiểu rõ tính truyền nhiễm của bệnh này, vì vậy không chú ý nghỉ ngơi và cách li. Như vậy vừa không chóng khỏi vừa truyền nhiễm bệnh cho người khác. .
Không chú ý vệ sinh răng miệng sẽ tăng thêm viêm nhiễm.
Thuốc chữa bệnh quai bị phần lớn là đắng và lạnh, phụ nữ có thai và những người yếu sức cần phải hết sức thận trọng.
Phụ nữ có thai cấm không được tiêm thuốc phòng bệnh quai bị, đặc bệt chú ý không được tiếp súc với người mắc bệnh quai bị, để tránh đến quái thai.
Người mắc bệnh quai bị không được coi thường, phải kịp thời chữa chạy, có khi vì chữa nhầm hoặc không chữa dẫn đến bệnh khác nghiêm trọng như bệnh viêm não nặng, viêm cơ tim.
Phương pháp đề phòng
Tránh tiếp xúc với người bệnh
Mỗi ngày dùng 30 – 60 gam bản lam căn nấu nước uống thay chè, uống dần dần.
Bản lam căn 30 gam, nấm lành cô 12 gam, liên kiều 24 gam, cam thảo 18 gam, cho vào một lít nước, cô đặc còn 1/2 lít, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10cc.
Chế biến bản lam căn thành dung dịch 30%, bôi ngoài má, mỗi ngày vài lần.
Trẻ Bị Viêm Họng Cấp Sốt Mấy Ngày? Cách Điều Trị
Viêm họng cấp là tình trạng viêm loét niêm mạc họng do vi khuẩn, virus tấn công. Tình trạng này có thể khiến trẻ bị sưng, đau họng và có triệu chứng sốt. Vậy trẻ bị viêm họng cấp sốt mấy ngày? Cách điều trị viêm họng cho trẻ như thế nào?
Nguyên nhân, dấu hiệu trẻ bị sốt do viêm họng cấpCó nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng cấp, trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Tùy từng nguyên nhân gây bệnh trẻ sẽ có các triệu chứng biểu hiện bệnh khác nhau. Các nguyên nhân thường gặp gây viêm họng cấp ở trẻ là:
Do nhiễm trùng
Trẻ có thể bị nhiễm trùng họng do virus hoặc vi khuẩn tấn công. Cụ thể:
Do vi khuẩn: Các vi khuẩn thường tấn công vùng họng gây viêm họng là tụ cầu, phế cầu, bạch cầu, liên cầu nhóm A (là loại vi khuẩn nguy hiểm nhất).
Virus: Khi trẻ bị virus xâm nhập và tấn công có thể xuất hiện các đợt sốt cấp tính do viêm họng. Virus gây bệnh phổ biến là virus cúm, sởi hoặc Adenovirus.
Do các nguyên nhân khác
Khi môi trường sống của trẻ thay đổi đột ngột, thời tiết giao mùa cũng khiến hệ miễn dịch của trẻ không thích ứng kịp dẫn tới viêm họng.
Môi trường sống của trẻ bị ô nhiễm, có nhiều chất độc hại.
Trẻ thường xuyên sử dụng thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng dẫn tới tổn thương niêm mạc họng.
Khi bị viêm họng cấp, các triệu chứng bệnh thường rất rõ ràng và biểu hiện ra bên ngoài qua các dấu hiệu sau đây:
Trẻ bị sốt, có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao kéo dài.
Chảy nước mũi, đau họng, nhức đầu, nghẹt mũi là triệu chứng phổ biến.
Trẻ bị ho, có thể ho khan hoặc ho có đờm.
Trẻ bị chảy mủ tai, biếng ăn và nôn nhiều.
Trẻ quấy khóc, co giật hoặc khó ngủ.
Cha mẹ cần hết sức lưu ý đến các biểu hiện của trẻ để có cách chăm sóc và điều trị phù hợp.
Trẻ bị viêm họng cấp sốt mấy ngày?Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày là câu hỏi của rất nhiều bậc cha mẹ. Thông thường, trong các đợt viêm họng cấp, trẻ có dấu hiệu sốt trong khoảng 2 đến 3 ngày. Nếu tình trạng không được can thiệp có thể kéo dài tới 5 hoặc 7 ngày.
Trong trường hợp trẻ bị viêm họng và sốt kéo dài đến 5 ngày, cha mẹ cần đưa trẻ đến khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Hệ miễn dịch của trẻ còn kém, cơ thể trẻ còn non nớt nên cha mẹ cần hết sức thận trọng.
Trường hợp trẻ bị sốt kéo dài trên 10 ngày có thể bước sang giai đoạn nguy hiểm. Lúc này, trẻ có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản, thấp tim, viêm phổi, viêm cầu thận, viêm tai giữa hoặc viêm amidan…
Cách điều trị viêm họng cho trẻViêm họng là bệnh lý khá dễ điều trị và có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Để cắt cơn sốt cho trẻ và cải thiện sức khỏe, cha mẹ cần áp dụng các phương pháp điều trị sau đây:
Sử dụng thuốc Tây y
Trong các đợt viêm họng cấp, thuốc Tây y có tác dụng điều trị triệu chứng bệnh rất nhanh chóng. Các loại thuốc thường được chỉ định chữa viêm họng cho trẻ là:
Nhóm thuốc kháng sinh: Bao gồm Cephalexin, Amoxicillin và Penicillin.
Nhóm thuốc hạ sốt bao gồm: Paracetamol hoặc Ibuprofen.
Siro trị ho, long đờm.
Nhóm thuốc chống sưng viêm như Mucomyst hoặc Mucosolvan.
Chữa viêm họng cho trẻ bằng thuốc Đông y
Các bài thuốc Đông y điều trị viêm họng cho trẻ rất an toàn và mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra, các bài thuốc này còn có tác dụng tăng cường sức khỏe tổng thể, giúp phòng ngừa nguy cơ tái phát bệnh.
Bài thuốc Đông y thường được áp dụng là:
Các nguyên liệu gồm có: 20gr kim ngân, 12gr các loại cương tàm, liên kiều, huyền sâm, ngưu bàng tử, kinh giới; 6gr bạc hà; 4gr các loại cam thảo, cát cánh.
Thực hiện bằng cách: Rửa sạch tất cả các nguyên liệu, sắc với 800ml nước trong khoảng 1 giờ. Sau khi sắc thuốc, chia thuốc thành 2 phần và cho trẻ sử dụng hết trong ngày.
Với phương pháp này, cha mẹ cần hết sức kiên trì, thực hiện trong thời gian dài để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất cho trẻ.
Áp dụng mẹo dân gian
Khi trẻ bị sốt do viêm họng cấp, để cải thiện tình trạng này một cách an toàn, cha mẹ có thể áp dụng các mẹo dân gian sau:
Sử dụng tỏi: Trong tỏi có chứa nhiều hoạt chất có tính kháng sinh như Ajoene, Allicin. Các hoạt chất này có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn, làm sạch cổ họng rất tốt. cha mẹ có thể dùng tỏi giã nát, trộn với mật ong và hấp cách thủy và cho bé sử dụng.
Chữa viêm họng bằng lá hẹ: Lá hẹ có tác dụng tiêu đờm, giảm ho. Có thể lấy lá hẹ rửa sạch, trộn với đường phèn và chưng cách thủy, chắt lấy nước cốt cho trẻ uống hàng ngày.
Sử dụng lá húng chanh: Chỉ cần lấy lá húng chanh và quất xanh, hấp cách thủy với đường phèn và cho trẻ uống giúp điều trị viêm họng cho trẻ.
Gừng trị viêm họng: gừng giúp thải độc, chống khuẩn và giảm ho rất tốt. Để chữa viêm họng cho trẻ, cha mẹ chỉ cần lấy gừng thái lát mỏng, đun sôi với nước và cho thêm mật ong để bé uống mỗi ngày.
Trẻ bị viêm họng cấp sốt mấy ngày? Lưu ý khi hạ sốtĐể hạ sốt, chữa viêm họng và phòng ngừa bệnh tái phát, bên cạnh các biện pháp điều trị căn nguyên gây bệnh, cha mẹ cần lưu ý:
Đo nhiệt độ cho trẻ thường xuyên và sử dụng thuốc hạ sốt đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Phụ huynh cho trẻ mặc các loại quần áo thoáng mát. Có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh, chườm ấm để hạ thân nhiệt, giúp trẻ dễ chịu.
Không đắp kín, bôi dầu gió hoặc thoa cao cho trẻ có thể khiến thân nhiệt tăng mạnh hơn.
Khi sử dụng khăn hoặc giấy lau mũi, dãi, đờm cho trẻ, cần loại bỏ để ngăn ngừa vi khuẩn, virus trong dịch nhầy tái lây nhiễm.
Nên cho trẻ uống nhiều nước để tránh mất nước, có thể uống nước hoa quả giúp thanh nhiệt cơ thể.
Giữ môi trường thoáng mát, sạch sẽ với độ ẩm lý tưởng cho trẻ.
Cần vệ sinh mũi, họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
Sau khi điều trị bệnh, cần đưa trẻ đi tái khám thường xuyên theo định kỳ.
Trẻ bị viêm họng cấp sốt mấy ngày, cách điều trị bệnh và hạ sốt như thế nào đã được giải đáp trong bài viết trên. Cha mẹ cần nắm vững những kiến thức cơ bản để có thể phát hiện sớm và biết cách xử lý kịp thời khi con bị bệnh, giúp con phát triển khỏe mạnh.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bị Quai Bị Mấy Ngày Sẽ Khỏi? trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!