Bạn đang xem bài viết Bệnh Viện Lao Và Bệnh Phổi Tỉnh: Bảo Đảm Môi Trường Không Khói Thuốc được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh: Bảo đảm môi trường không khói thuốc
.
Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, vận động, đến nay Bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh không còn tình trạng hút thuốc lá trong khuôn viên bệnh viện, trở thành đơn vị y tế đi đầu trong chiến dịch “nói không với thuốc lá”, bảo đảm môi trường tốt nhất cho người bệnh đến khám và điều trị.
Trước đây, tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh vẫn còn tình trạng cán bộ, y bác sĩ hút thuốc lá tại nơi làm việc; người nhà, người đến thăm bệnh nhân cũng thường xuyên hút thuốc lá tại các phòng bệnh và trong khuôn viên bệnh viện.
Từ năm 2013, thực hiện Chỉ thị số 05/CT-BYT của Bộ Y tế về việc tăng cường thực thi quy định của Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá trong ngành y tế, Bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh đã xây dựng kế hoạch và phát động phong trào kiểm soát việc hút thuốc lá tại bệnh viện với nhiều hoạt động thiết thực. Nhân viên các khoa, phòng trong bệnh viện cam kết không hút thuốc lá, ai hút thuốc lá sẽ bị xử phạt.
Quy định không hút thuốc lá được bệnh viện tuyên truyền bằng panô, khẩu hiệu và các biển báo cấm hút thuốc lá tại những nơi đông người, dễ quan sát như hành lang, khoa phòng, quầy tiếp đón… Bệnh viện cũng thường xuyên tổ chức tuyên truyền trên website, hội nhóm nội bộ; lồng ghép truyền thông tại các buổi họp, hội nghị, chương trình tập huấn…
Một buổi truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá cho nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh.
Những hoạt động đó đã góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân viên bệnh viện và người nhà bệnh nhân về tác hại của thuốc lá. Sau một thời gian triển khai, ý thức tự giác của cán bộ, nhân viên và người nhà bệnh nhân tăng lên rõ rệt.
Hiện nay, 100% cán bộ, nhân viên bệnh viện không hút thuốc lá tại các khoa, phòng và trong khuôn viên bệnh viện. Tại các phòng chờ khám, các phòng điều trị, tình trạng hút thuốc lá của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân không còn. Có thể nói, qua nhiều năm thực hiện, đến nay, phòng chống tác hại của thuốc lá đã trở thành một trong những hoạt động quan trọng trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng tại bệnh viện.
Bà Nguyễn Thị Vân (trú huyện Cư M’gar), người nhà bệnh nhân nhận xét: “Suốt thời gian tới thăm nuôi người thân tại bệnh viện, tôi không thấy ai hút thuốc lá trong bệnh viện. Người nhà của tôi tới điều trị bệnh cũng được các y, bác sĩ vận động bỏ thuốc lá. Điều này khiến tôi rất vui mừng, vì hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người hút mà còn khiến những người không hút như chúng tôi cảm thấy rất khó chịu”.
Còn ông Võ Văn Ba (TP. Buôn Ma Thuột), một người bệnh điều trị tại bệnh viện cũng chia sẻ, do hút thuốc nhiều năm nên ông bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Khi tới bệnh viện điều trị, ông không chỉ được các bác sĩ chăm sóc, điều trị tận tình mà còn vận động, hỗ trợ ông cai nghiện thuốc lá.
Theo bác sĩ chuyên khoa I R’Mah Lương, Phó Giám đốc Bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh, thời gian đầu thực thi Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá tại đơn vị cũng gặp nhiều khó khăn. Một số cán bộ chưa nghiêm túc thực hiện, nhất là nhận thức của người nhà vào chăm sóc bệnh nhân còn hạn chế. Vì thế, bệnh viện đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, khuyến khích cán bộ cũng như bệnh nhân, người nhà bệnh nhân bỏ thuốc lá.
Đồng thời, đặt các biển báo “cấm hút thuốc” tại các vị trí dễ nhìn thấy, đông người ở trong khuôn viên và hầu hết các khoa, phòng của bệnh viện, tạo hiệu ứng tích cực để nhiều người bỏ thuốc lá. Hiện nay, 100% cán bộ, nhân viên của bệnh viện không hút thuốc lá trong khuôn viên bệnh viện.
“Xây dựng “bệnh viện không khói thuốc” là thể hiện một nét đẹp văn hóa nhằm bảo vệ sức khỏe cán bộ y tế, giúp họ làm việc hiệu quả hơn và bảo vệ được hình ảnh đẹp của người thầy thuốc; tạo môi trường sạch đẹp giúp người dân đến điều trị bệnh hiệu quả hơn, do đó bệnh viện luôn quán triệt tuyệt đối không hút thuốc lá trong khuôn viên bệnh viện”, bác sĩ Lương nhấn mạnh.
Mai Lê
Triệu Chứng, Điều Trị Bệnh Lao Phổi Được Xác Nhận Bằng Những Phương Pháp Không Xác Định Tại Bệnh Viện Lao Và Bệnh Phổi Tỉnh Quảng Ngãi
Thai trong tử cung từ tuần thứ 6 đến hết tuần thứ 12.
PHÁ THAI ĐẾN HẾT 12 TUẦN BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÚT CHÂN KHÔNG
Phá thai bằng phương pháp hút chân không là phương pháp chấm dứt thai kỳ bằng cách dùng bơm hút chân không (bằng tay hoặc bằng hút điện) để hút thai trong tử cung từ tuần thứ 6 đến hết tuần thứ 12.
I. Chỉ định
Thai trong tử cung từ tuần thứ 6 đến hết tuần thứ 12.
(Chẩn đoán tuổi thai dựa theo kinh cuối và siêu âm. Nếu sai lệch giữa 2 cách tính tuổi thai ít hơn 5 ngày thì dựa theo ngày kinh cuối. Nếu sai lệch trên 5 ngày thì tính theo siêu âm)
II. Chống chỉ định
Không có chống chỉ định tuyệt đối tuy nhiên cần thận trọng đối với trường hợp đang viêm cấp tính đường sinh dục, cần được điều trị trước (theo phác đồ).
Chú ý: Thận trọng trong những trường hợp sau
– U xơ tử cung to.
– Vết mổ ở tử cung.
– Sau sinh dưới 6 tháng.
– Dị dạng đường sinh dục.
– Các bệnh lý nội – ngoại khoa.
Nhập viện những trường hợp tiên lượng khó khăn và sau khi hội chẩn khoa.
III. Qui trình kỹ thuật
1. Chuẩn bị khách hàng
– Hỏi tiền sử bệnh về nội, ngoại, sản khoa. Nếu có bệnh nội khoa (tim mạch, tăng huyết áp…), dị dạng đường sinh dục thì thực hiện thủ thuật này trong viện.
– Khám toàn thân.
– Khám phụ khoa.
– Siêu âm.
2. Tư vấn
– Tư vấn về các phương pháp phá thai hiện có tại cơ sở.
– Các bước tiến hành hút thai chân không.
– Tai biến có thể xảy ra khi hút thai.
– Tư vấn về theo dõi sau khi hút thai.
– Các dấu hiệu cần khám lại ngay sau khi hút thai.
– Các dấu hiệu hồi phục sức khỏe và khả năng sinh sản sau hút thai.
– Thông tin về các BPTT, hướng dẫn chọn lựa biện pháp tránh thai (BPTT) thích hợp và sử dụng đúng để tránh phá thai lập lại.
– Cung cấp BPTT hoặc giới thiệu địa điểm cung cấp BPTT.
– Khách hàng ký cam kết tự nguyện phá thai (dưới 18 tuổi phải có đơn xin bỏ thai, cam kết của cha, mẹ hoặc người giám hộ).
– Thai từ 9 – 12 tuần: chuẩn bị cổ tử cung bằng cách cho ngậm dưới lưỡi 400 mcg Misoprostol 3 giờ trước khi làm thủ thuật.
3. Người thực hiện thủ thuật
– Rửa tay thường qui bằng dung dịch sát khuẩn tiêu chuẩn.
– Trang phục y tế: áo choàng, quần, mũ, khẩu trang, kính bảo hộ.
4. Phương pháp giảm đau- vô cảm
– Uống thuốc giảm đau trước khi làm thủ thuật đối với những trường hợp vô cảm bằng phương pháp gây tê cạnh cổ TC (Ibuprofen 400mg hoặc Paracetamol 1g uống trước khi làm thủ thuật 30 phút).
5. Thực hiện thủ thuật
– Khám xác định kích thước và tư thế tử cung.
– Thay găng vô khuẩn.
– Sát khuẩn ngoài, trải khăn sạch dưới mông.
– Đặt van, bộc lộ cổ tử cung và sát khuẩn cổ tử cung, âm đạo.
– Kẹp cổ tử cung.
– Gây tê cạnh cổ tử cung.
– Đo buồng tử cung bằng ống hút.
– Nong cổ tử cung (nếu cần).
– Hút thai.
– Kiểm tra chất hút.
– Đánh giá thủ thuật đã hoàn thành.
– Có thể đặt dụng cụ tử cung (DCTC) ngay sau khi hút thai nếu đảm bảo buồng tử cung sạch, không có chống chỉ định và khách hàng lựa chọn biện pháp này.
– Xử lý dụng cụ và chất thải theo qui trình.
6. Theo dõi
a. Theo dõi ngay sau thủ thuật
– Theo dõi mạch, huyết áp và ra máu âm đạo ít nhất 30 phút sau thủ thuật.
– Kê đơn kháng sinh 5-7 ngày. Theo thứ tự ưu tiên
+ Doxycycline 100mg.
+ Betalactame + acid clavulanic.
+ Quinolone.
– Tư vấn sau thủ thuật.
– Hẹn khám lại sau 2 tuần.
b. Khám lại sau 2 tuần
Khám để đánh giá hiệu quả điều trị bằng khám lâm sàng và siêu âm. Nếu
– Ứ máu, sót nhau, thai lưu: có thể tiếp tục dùng Misoprostol đơn thuần liều 400 – 600 mcg uống hay ngậm dưới lưỡi, hoặc hút buồng tử cung.
– Thai tiếp tục phát triển: Hút thai.
IV. Tai biến và xử trí
– Chảy máu nhiều: xem phác đồ xử trí Băng huyết trong khi hút thai.
– Rong huyết kéo dài, mệt mỏi, có triệu chứng mất máu cấp: khám và siêu âm kiểm tra.
Xử trí:
+ Khi không ảnh hưởng tổng trạng: hút kiểm tra nếu nghi ngờ còn tổ chức thai và/hoặc nhau thai.
+ Khi có ảnh hưởng tổng trạng: có thể nhập viện.
– Nhiễm khuẩn: rất hiếm khi xảy ra
+ Triệu chứng: sốt hoặc ớn lạnh, dịch tử cung có mùi hôi, đau vùng bụng hoặc vùng chậu, ra máu âm đạo kéo dài hoặc ra máu thấm giọt, tử cung di động đau hoặc lượng BC, CRP tăng.
+ Xử trí:
Nếu do sót thai/ sót nhau: hút lại.
Kháng sinh liều cao.
Xem xét nhập viện nếu tình trạng nhiễm khuẩn nặng.
– Thủng tử cung: Xem phác đồ xử trí Thủng Tử cung.
– Choáng: rất hiếm xảy ra. Xem phác đồ xử trí Choáng.
Bệnh Viên Lao Và Bệnh Phổi Hd
Thông tin:BV lao và bệnh phổi Hải Dương đang có những bước tiến vững vàng về quy mô giường bệnh, lượng bệnh nhân thu dung và điều trị thành công, tiến bộ về trang thiết bị máy móc, trình độ chuyên môn của cán bộ, nhân viên… Thành công của tập thể BV tạo nên niềm tin của nhân dân trong tỉnh, xứng đáng là đơn vị đầu ngành có chức năng quản lý và điều trị bệnh nhân lao, bệnh nhân bị các bệnh hô hấp trên địa bàn toàn tỉnh.
Kinh nghiệm KCB của bệnh viện Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Hải Dương
Bệnh viện luôn tăng cường công tác quản lý, từng bước củng cố việc thực hiện tốt các chế độ, quy chế và các quy định về chuyên môn gắn liền với việc đẩy mạnh công tác giáo dục về y đức, nâng cao tinh thần thái độ phục vụ nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Thường xuyên tuyên truyền các chương trình mục tiêu, trong đó chú trọng đẩy mạnh các hoạt động về truyền thông – giáo dục sức khoẻ, nâng cao nhận thức cho nhân dân, để nhân dân tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ trong cộng đồng.
Công tác khám, chữa bệnh cho đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế và các đối tượng gia đình chính sách luôn được quan tâm; không phân biệt khám, chữa bệnh giữa người bệnh có thẻ hay không có thẻ bảo hiểm y tế và giữa đối tượng chính sách với các đối tượng khác.
Bệnh viện xây dựng kế hoạch phát động các phong trào thi đua từ đầu năm đến từng bộ phận các khoa, phòng và lập danh sách từng cá nhân đăng ký thi đua. Sau mỗi đợt phát động thi đua có đánh giá kết quả thực hiện, qua đó đã động viên khuyến khích CBVC các đơn vị trực thuộc nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao.
Quy trình khám chữa bệnh
Bước 1: Người bệnh đến bàn hướng dẫn để được hướng dẫn làm thủ tục khám.
Bước 2: Đến của tiếp đón nhận số thứ tự khám và tạm ứng tiền, xuất trình thẻ BHYT (nếu có).
Bước 3: Đến phòng khám bệnh để bác sĩ thực hiện khám bệnh
Bước 4: Bệnh nhân đối chiếu thông tin ghi trên phiếu khám, đóng dấu sổ y bạ, đơn thuốc và đóng tiền viện phí.
Bước 5: Đến quầy lĩnh thuốc và mua thuốc rồi ra về hoặc nhập viện (nếu bắt buộc)
Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Hải Dương: Lấy thành công dị vật trong phế quản một bệnh nhân
Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Hải Dương vừa lấy thành công 1 dị vật kích thước 2 x 3 cm ở phế quản trung gian một bệnh nhân 61 tuổi.
Bệnh nhân Đào Đình Điềm 61 tuổi ở xã Nguyên Giáp, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) được đưa tới Bệnh viện Lao và bệnh phổi Hải Dương trong tình trạng có hội chứng xâm nhập đường thở, tím tái mặt, khó thở, đau ngực, sốt và kèm theo ho. Qua chẩn đoán lâm sàng, trên phim thường không phát hiện được dị vật đường thở. Trên hình ảnh nội soi phế quản đã phát hiện được dị vật là một mẩu xương lợn có kích thước 2 x 3 cm nằm ở phế quản trung gian. Sau khi hội chẩn, các y bác sĩ của bệnh viện đã quyết định gắp dị vật ra khỏi phế quan trung gian nhưng do mẩu xương tròn, dài nên việc cặp được mũi kìm vào để đưa ra là hết sức khó khăn. Kìm thường của bệnh viện không gắp được. Ngay lập tức Ban giám đốc Bệnh viện đã đặt mua 1 bộ dụng cụ kìm và rọ chuyên dụng để lấy dị vật ngay cho bệnh nhân. Bằng kỹ thuật nội soi phế quản, chiếc kìm đã cặp được mẩu xương đưa vào rọ và lấy được dị vật ra ngoài đường thở của bệnh nhân. Hiện nay bệnh nhân Điềm đã khỏe mạnh bình thường.
Đây là một ca lấy dị vật đường thở thành công của Bệnh viện Lao và bệnh phổi Hải Dương. Vì dị vật này khá to và lại có hình tròn dài nên nếu không có dụng cụ chuyên dụng rất dễ xảy ra việc đang gắp dị vật lại rơi vào chỗ khác hoặc không gắp được sẽ gây tổn thương nặng cho phổi, thậm chí tắc nghẽn đường thở dẫn tới tử vong. Thông thường những bệnh nhân như thế này đều được gửi lên tuyến trung ương, hầu hết các bệnh viện tuyến tỉnh không thực hiện được. Ca lấy dị vật đường thở thành công này một lần nữa chứng tỏ những cố gắng của Bệnh viện Lao và bệnh phổi Hải Dương trong việc ứng dụng kỹ thuật mới hiện đại để chẩn đoán và điều trị thành công những ca bệnh khó, phức tạp.
Bệnh viện Phổi hơn 100 bệnh nhân khám và điều trị
Trong những ngày không khí lạnh kéo dài gần đây, Bệnh viện Phổi tỉnh Hải Dương trung bình mỗi ngày tiếp nhận hơn 100 bệnh nhân đến khám và điều trị các bệnh lí đường hô hấp. Bệnh viện đang điều trị nội trú cho gần 300 bệnh nhân, trong đó chủ yếu là người bệnh hen phế quản và phổi tắc nghẽn mạn tính.
Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng bệnh nhân có nền tảng là bệnh hô hấp mạn tính dễ bị khởi phát đợt cấp, đặc biệt với bệnh nhân bị phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản.
Theo bác sĩ Đặng Thanh Xuân, Trưởng Khoa Khám bệnh, trong những ngày thời tiết chuyển lạnh, một số bệnh mạn tính sẽ tăng mạnh hơn bình thường. Các bệnh hay gặp ở người già trong thời tiết lạnh này như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, động mạch vành, hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính, các bệnh xương khớp. Để chủ động phòng bệnh, cần giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất, rửa tay trước khi ăn, mang khẩu trang khi ra ngoài.
Hướng Dẫn Khám, Chữa Bệnh Tại Bệnh Viện Lao Và Bệnh Phổi Trung Ương
1. Đôi nét về Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Trung ương
Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Trung ương (đến nay còn được gọi là Bệnh viện Phổi Trung ương) ngay từ khi thành lập vào năm 1957 đã xác định nhiệm vụ là khám, chữa bệnh và chỉ đạo chương trình về hai lĩnh vực không thể tách rời đó là bệnh lao và bệnh phổi. Để kế thừa và phát huy truyền thống của những người đi trước qua các thế hệ, Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Trung ương đã không ngừng phát triển về mặt khoa học công nghệ mũi nhọn hàng đầu, đồng thời chuẩn hóa các kỹ thuật thường quy và trau dồi đạo đức nghề nghiệp.
Với sự nỗ lực và quyết tâm của toàn thể cán bộ nhân viên bệnh viện, Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Trung ương đã trở thành bệnh viện đầu ngành, tuyến cuối chuyên về các bệnh về lao, phổi, đường hô hấp,… Bệnh viện luôn là địa chỉ tin cậy đối với những bệnh nhân ung thư phổi, khi đây chính là Trung tâm Ung thư phổi quốc gia với những kĩ thuật hiện đại được áp dụng tối ưu cùng với đội ngũ y, bác sĩ chuyên nghiệp có chuyên môn cao.
2. Cơ sở vật chất và các chuyên khoa
Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Trung ương luôn chú trọng đầu tư và phát triển về cả cơ sở vật chất lẫn các kĩ thuật tiên tiến áp dụng trong chẩn đoán và điều trị. Nơi đây được trang bị đầy đủ các trang thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại hàng đầu thế giới với mục đích nâng cao tính chính xác và an toàn cho quá trình chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân.
Hệ thống xét nghiệm đông máu Sysmex.
Hệ thống phân tích huyết học tự động Sysmex.
Máy nội soi tai mũi họng Innotech INV-250.
Máy chụp MRI 1.5 TESLA, chụp cắt lớp 64 dãy.
Kỹ thuật lọc máu liên tục và thay huyết tương.
Máy chụp nội tạng kỹ thuật số DR, cao tầng Shimadzu.
Máy siêu âm Doppler màu tim; siêu âm màng phổi,…
Ngoài ra, Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Trung ương còn là nơi tập họp của các bác sĩ tay nghề giỏi, trình độ chuyên môn cao, luôn tận tâm chăm sóc sức khoẻ cho người bệnh. Bệnh viện được chia thành nhiều chuyên khoa nhằm tối ưu hoá trải nghiệm khám, chữa bệnh của bệnh nhân.
Khoa Lâm sàng
Khoa Khám bệnh, Khám bệnh Đa khoa theo yêu cầu.
Khoa Phẫu thuật lồng ngực.
Cấp cứu, Hồi sức tích cực, Gây mê hồi sức.
Hô hấp, Lao Hô hấp.
Nội tổng hợp, Ngoại tổng hợp.
Khoa Nhi, Ung bướu.
Bệnh phổi mạn tính, Bệnh phổi nghề nghiệp.
Thăm dò và Phục hồi chức năng.
Dinh dưỡng và tiết chế.
Nội soi chẩn đoán và can thiệp.
Khoa Cận lâm sàng
Huyết học truyền máu.
Kiểm soát nhiễm khuẩn.
Dược, Giải phẫu bệnh.
Chẩn đoán hình ảnh.
Hóa sinh miễn dịch.
Vi sinh và Labo lao chuẩn quốc gia.
3. Địa chỉ và thời gian làm việc
Địa chỉ: 463 Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
SĐT liên hệ: 0243 8326 249.
Thời gian làm việc:
Thứ 2 – Thứ 6: 8h00 – 17h00.
4. Quy trình khám và chữa bệnh
Sau đây, YouMed xin gửi đến bạn quy trình khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Trung ương:
Di chuyển đến ô số 1, 2, 3 để làm thủ tục đăng kí khám. Khi đi khám, đem theo thẻ Bảo hiểm y tế ( nếu có) và các giấy tờ tuỳ thân.
Sau đó, di chuyển đến ô số 4, 5, 6 để thanh toán tiền khám.
Khi đã thanh toán xong, đi đến phòng khám chuyên khoa được chỉ định và đợi đến số thứ tự khám.
Khi đến lượt khám, vào phòng khám để được bác sĩ chẩn đoán và chỉ định cận lâm sàng (nếu cần thiết).
Nếu được chỉ định cận lâm sàng, thanh toán tiền xét nghiệm và di chuyển đến khu vực làm xét nghiệm.
Khi đã làm xong các xét nghiệm, đợi lấy kết quả và quay trở lại phòng khám ban đầu để được bác sĩ kết luận và kê đơn thuốc.
Cầm đơn thuốc đi đến quầy thuốc bệnh viện để mua và nhận thuốc.
5. Chi phí khám và chữa bệnh
STT
DỊCH VỤ
CHI PHÍ
1.
Khám bệnh
38.700đ
2.
Siêu âm màng phổi
43.900đ
3.
Chọc dò màng ngoài tim
247.000đ
4.
Dẫn lưu màng ngoài tim
247.000đ
5.
Chọc dò dịch màng phổi
137.000đ
6.
Chọc hút khí màng phổi
143.000đ
7.
Khí dung kiềm nóng
112.000đ
8.
Điều trị đích trong ung thư
847.000đ
9.
Điện châm
67.300đ
10.
Nhĩ châm
65.300đ
*Lưu ý: Bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, để biết thêm chi tiết bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với bệnh viện.
Dược sĩ: Quan Bảo Phương
Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Viện Lao Và Bệnh Phổi Tỉnh: Bảo Đảm Môi Trường Không Khói Thuốc trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!