Xu Hướng 6/2023 # Bệnh Viên Lao Và Bệnh Phổi Hd # Top 13 View | Sept.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Bệnh Viên Lao Và Bệnh Phổi Hd # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Bệnh Viên Lao Và Bệnh Phổi Hd được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thông tin:BV lao và bệnh phổi Hải Dương đang có những bước tiến vững vàng về quy mô giường bệnh, lượng bệnh nhân thu dung và điều trị thành công, tiến bộ về trang thiết bị máy móc, trình độ chuyên môn của cán bộ, nhân viên… Thành công của tập thể BV tạo nên niềm tin của nhân dân trong tỉnh, xứng đáng là đơn vị đầu ngành có chức năng quản lý và điều trị bệnh nhân lao, bệnh nhân bị các bệnh hô hấp trên địa bàn toàn tỉnh.

Kinh nghiệm KCB của bệnh viện Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Hải Dương

Bệnh viện luôn tăng cường công tác quản lý, từng bước củng cố việc thực hiện tốt các chế độ, quy chế và các quy định về chuyên môn gắn liền với việc đẩy mạnh công tác giáo dục về y đức, nâng cao tinh thần thái độ phục vụ nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

Thường xuyên tuyên truyền các chương trình mục tiêu, trong đó chú trọng đẩy mạnh các hoạt động về truyền thông – giáo dục sức khoẻ, nâng cao nhận thức cho nhân dân, để nhân dân tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ trong cộng đồng.

 Công tác khám, chữa bệnh cho đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế và các đối tượng gia đình chính sách luôn được quan tâm; không phân biệt khám, chữa bệnh giữa người bệnh có thẻ hay không có thẻ bảo hiểm y tế và giữa đối tượng chính sách với các đối tượng khác.

Bệnh viện xây dựng kế hoạch phát động các phong trào thi đua từ đầu năm đến từng bộ phận các khoa, phòng và lập danh sách từng cá nhân đăng ký thi đua. Sau mỗi đợt phát động thi đua có đánh giá kết quả thực hiện, qua đó đã động viên khuyến khích CBVC các đơn vị trực thuộc nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao.

Quy trình khám chữa bệnh

Bước 1: Người bệnh đến bàn hướng dẫn để được hướng dẫn làm thủ tục khám.

Bước 2: Đến của tiếp đón nhận số thứ tự khám và tạm ứng tiền, xuất trình thẻ BHYT (nếu có).

Bước 3: Đến phòng khám bệnh để bác sĩ thực hiện khám bệnh

Bước 4: Bệnh nhân đối chiếu thông tin ghi trên phiếu khám, đóng dấu sổ y bạ, đơn thuốc và đóng tiền viện phí.

Bước 5: Đến quầy lĩnh thuốc và mua thuốc rồi ra về hoặc nhập viện (nếu bắt buộc)

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Hải Dương: Lấy thành công dị vật trong phế quản một bệnh nhân

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Hải Dương vừa lấy thành công 1 dị vật kích thước 2 x 3 cm ở phế quản trung gian một bệnh nhân 61 tuổi.

Bệnh nhân Đào Đình Điềm 61 tuổi ở xã Nguyên Giáp, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) được đưa tới Bệnh viện Lao và bệnh phổi Hải Dương trong tình trạng có hội chứng xâm nhập đường thở, tím tái mặt, khó thở, đau ngực, sốt và kèm theo ho. Qua chẩn đoán lâm sàng, trên phim thường không phát hiện được dị vật đường thở. Trên hình ảnh nội soi phế quản đã phát hiện được dị vật là một mẩu xương lợn có kích thước 2 x 3 cm nằm ở phế quản trung gian. Sau khi hội chẩn, các y bác sĩ của bệnh viện đã quyết định gắp dị vật ra khỏi phế quan trung gian nhưng do mẩu xương tròn, dài nên việc cặp được mũi kìm vào để đưa ra là hết sức khó khăn. Kìm thường của bệnh viện không gắp được. Ngay lập tức Ban giám đốc Bệnh viện đã đặt mua 1 bộ dụng cụ kìm và rọ chuyên dụng để lấy dị vật ngay cho bệnh nhân. Bằng kỹ thuật nội soi phế quản, chiếc kìm đã cặp được mẩu xương đưa vào rọ và lấy được dị vật ra ngoài đường thở của bệnh nhân. Hiện nay bệnh nhân Điềm đã khỏe mạnh bình thường. 

Đây là một ca lấy dị vật đường thở thành công của Bệnh viện Lao và bệnh phổi Hải Dương. Vì dị vật này khá to và lại có hình tròn dài nên nếu không có dụng cụ chuyên dụng rất dễ xảy ra việc đang gắp dị vật lại rơi vào chỗ khác hoặc không gắp được sẽ gây tổn thương nặng cho phổi, thậm chí tắc nghẽn đường thở dẫn tới tử vong. Thông thường những bệnh nhân như thế này đều được gửi lên tuyến trung ương, hầu hết các bệnh viện tuyến tỉnh không thực hiện được. Ca lấy dị vật đường thở thành công này một lần nữa chứng tỏ những cố gắng của Bệnh viện Lao và bệnh phổi Hải Dương trong việc ứng dụng kỹ thuật mới hiện đại để chẩn đoán và điều trị thành công những ca bệnh khó, phức tạp.

Bệnh viện Phổi hơn 100 bệnh nhân khám và điều trị

Trong những ngày không khí lạnh kéo dài gần đây, Bệnh viện Phổi tỉnh Hải Dương trung bình mỗi ngày tiếp nhận hơn 100 bệnh nhân đến khám và điều trị các bệnh lí đường hô hấp. Bệnh viện đang điều trị nội trú cho gần 300 bệnh nhân, trong đó chủ yếu là người bệnh hen phế quản và phổi tắc nghẽn mạn tính.

Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng bệnh nhân có nền tảng là bệnh hô hấp mạn tính dễ bị khởi phát đợt cấp, đặc biệt với bệnh nhân bị phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản. 

Theo bác sĩ  Đặng Thanh Xuân, Trưởng Khoa Khám bệnh, trong những ngày thời tiết chuyển lạnh, một số bệnh mạn tính sẽ tăng mạnh hơn bình thường. Các bệnh hay gặp ở người già trong thời tiết lạnh này như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, động mạch vành, hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính, các bệnh xương khớp. Để chủ động phòng bệnh, cần giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất, rửa tay trước khi ăn, mang khẩu trang khi ra ngoài.

Bệnh Lao Phổi (Ho Lao): Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Hiện nay, bệnh lao vẫn là một trong những bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới cao hơn cả sốt rét và HIV/AIDS. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có khoảng 2 tỷ người trên thế giới mắc bệnh lao tiềm tàng và xấp xỉ 3 triệu người chết vì lao. Trong đó khoảng 95% số bệnh nhân mắc mới và 99% số ca tử vong do lao ở các nước nghèo và các nước đang phát triển. ( 2)

Mỗi ngày, khoảng 4.500 người tử vong vì bệnh lao và có đến gần 30.000 người nhiễm bệnh. Thống kê tại Việt Nam chỉ trong năm 2017 có tới 12 nghìn người chết do lao, con số này con hơn nhiều lần số người tử vong vì tai nạn giao thông. Ngoài ra, sự xuất hiện của đại dịch HIV/AIDS, đồng nhiễm lao và HIV/AIDS cùng với sự phát triển của các chủng vi khuẩn lao kháng thuốc lưu truyền trong cộng đồng cũng khiến bệnh lao ngày càng phổ biến. ( 3)

Theo báo cáo của của tổ chức Y tế Thế giới WHO công bố năm 2018, Việt Nam đứng thứ 16 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 15 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới.

Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis gây ra. Đây là một bệnh lây lan qua không khí, mầm bệnh không tồn tại trong tự nhiên và không có vật trung gian truyền bệnh. Bệnh lao có thể tấn công bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể như thận, cột sống, tủy xương, hệ thần kinh… Tuy nhiên thường gặp nhất là lao phổi, bệnh cảnh này chiếm từ 80 – 85% trong tổng số ca mắc bệnh do lao.

ảy ra khi vi khuẩn M.Tuberculosis tấn công chủ yếu vào phổi. Bệnh ho lao phổi dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. ( Bệnh lao phổi6) ( tiếng Anh là Pulmonary Tuberculosis) là bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp, x

Trong điều kiện tự nhiên, vi khuẩn này có thể tồn tại từ 3 – 4 tháng. Trong phòng thí nghiệm, vi khuẩn lao có thể được bảo quản trong nhiều năm. Nếu ở dưới ánh nắng mặt trời vi khuẩn này sẽ chết trong vòng 1,5 giờ và sống được 5 phút khi bị chiếu tia cực tím.

Vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis là một vi khuẩn ái khí vì vậy vi khuẩn ưa cư trú trong môi trường có nhiều oxy, vì đặc tính này mà vi khuẩn lao thường khu trú ở phổi và số lượng vi khuẩn có nhiều nhất trong các hang lao có phế quản thông. ( 4)

Các triệu chứng lao phổi thường gặp

Tùy thuộc vào sức khỏe và để kháng của từng người mà bệnh lao ở phổi có thời gian ủ bệnh dài ngắn khác nhau. Trong giai đoạn ủ bệnh, bệnh nhân lao không có hoặc có ít biểu hiện các triệu chứng bệnh, do đó rất khó phát hiện được bệnh nhân mắc bệnh trong giai đoạn này.

Ở nền bệnh lao tiến triển, tùy vào mức độ gây bệnh ở từng cơ quan bệnh nhân sẽ có những triệu chứng khác nhau. Ở lao phổi, các dấu hiệu thường đặc hiệu biểu hiện qua đường hô hấp như:

Ho khan, ho ít, nhiều khi bệnh nhân không để ý mình bị ho từ lúc nào. Nếu bệnh nhân có ho khan kéo dài, sốt nhẹ trên 3 tuần (có thể sốt về chiều), bác sĩ chỉ định chụp X-quang phổi và làm xét nghiệm đờm tìm trực khuẩn lao.

Ho khạc đờm, đờm thường có màu trắng.

Ho ra máu (đờm lẫn máu) số lượng từ ít tới nhiều.

Thường hay có triệu chứng khó thở, khám phổi thấy ran ẩm, ran nổ vùng tổn thương.

Nguyên nhân gây bệnh ho lao

Bệnh ho lao là bệnh lây lan qua không khí, mầm bệnh không tồn tại trong tự nhiên và không có vật trung gian truyền bệnh. Nguồn lây bệnh chủ yếu là người hoặc động vật mắc vi khuẩn lao, bệnh dễ lây truyền khi người hoặc động vật nhiễm bệnh ho, hắt hơi tạo ra những hạt nước bọt rất nhỏ chứa nhiều vi khuẩn lao lơ lửng trong không khí. Người ta có thể hít những hạt này vào phổi và mắc bệnh.

Ngày nay, người ta chia bệnh học lao thành 2 giai đoạn:

Giai đoạn lao nhiễm: Vi khuẩn lao xâm nhập lần đầu vào phổi gây sơ nhiễm, từ đó lan theo các đường bạch huyết, đường máu có thể làm tổn thương một số cơ quan khác.

Giai đoạn lao bệnh: Đối với mọi lứa tuổi, khoảng 10% lao nhiễm sẽ chuyển sang lao bệnh và 80% số bệnh lao này sẽ xảy ra trong 2 năm đầu đời. 50% số bệnh lao là nguồn lây mới trong xã hội.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh

Lao dễ lây từ người sang người qua đường hô hấp, vì thế những đối tượng sau đây có nguy cơ cao mắc lao phổi:

Người có tiếp xúc, nói chuyện, chăm sóc gần gũi với người mắc bệnh lao

Người sống và làm việc tại vùng có tỷ lệ mắc lao cao, hay nơi có bệnh nhân lao sinh sống

Người bị mắc các bệnh gây suy giảm miễn dịch như HIV, bệnh gan, lách…

Nguy cơ chuyển lao tiềm ẩn thành bệnh ho lao

Người nhiễm HIV

Sử dụng ma túy dạng chích

Suy thận hay chạy thận

Đái tháo đường

Cắt dạ dày hay ruột non

Dùng thuốc corticoid kéo dài hay thuốc ức chế miễn dịch

Ung thư đầu cổ.

Theo các chuyên gia cho biết, không phải cứ nhiễm vi khuẩn lao đều bị mắc bệnh lao phổi, khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sẽ bị tấn công bởi hệ miễn dịch. Ở những người có sức đề kháng yếu, vi khuẩn lao sẽ sinh sôi nảy nở và gây bệnh, thời gian phát bệnh nhanh. Ngược lại, ở những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh, bệnh sẽ phát rất chậm, có khi đến vài chục năm, thậm chí là không phát bệnh. ( 7)

Để chẩn đoán dấu hiệu lao ở phổi, bên cạnh những triệu chứng đặc hiệu, bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm để phát hiện bệnh:

Lâm sàng: bệnh nhân có biểu hiện ho kéo dài, ho ra máu, sốt nhẹ về chiều hoặc tối, gầy sút cân.

X-quang: tổn thương xâm nhiễm xuất hiện chủ yếu ở đỉnh phổi.

Tìm thấy trực khuẩn lao (nhuộm soi hoặc nuôi cấy) thông qua các mẫu bệnh phẩm như đờm, dịch phế quản, dịch màng phổi…

Tổn thương nang lao trên sinh thiết: sinh thiết phổi, niêm mạc phế quản, hạch

Bệnh nhân mắc bệnh ho lao là nguồn lây vi khuẩn cho người lành nhiều nhất, đặc biệt thể lao ở phổi có vi khuẩn AFB dương tính trong đờm. Nếu không điều trị sớm và dùng thuốc không đúng phác đồ, bệnh có thể gây nguy hại tới tính mạng bởi những biến chứng sau:

Tràn dịch, tràn khí màng phổi: Tràn dịch màng phổi có nước dịch vàng chanh, dịch tiết chứa nhiều protein và lympho bào, đôi khi là dịch hồng hoặc đỏ. Tràn khí màng phổi xảy ra khi vỡ một hang lao thông với hang màng phổi, triệu chứng chủ yếu là đau ngực đột ngột bên có tràn khí và khó thở. Khi khí và dịch tràn ra nhiều quá sẽ ép phổi lại còn một thể tích rất nhỏ. Thể tích này không thể cung cấp đủ khí khiến người bệnh bị ngạt thở và tử vong. Do vậy, cần xử lý ngay tràn dịch và khí để khai thông sự dễ thở cho bệnh nhân.

Lao thanh quản: Thường biểu hiện bằng khàn tiếng, thay đổi giọng nói, nuốt đau, đau tai. Khám thường thấy loét ở dây thanh âm hoặc những nơi khác thuộc đường hô hấp trên, cần xét nghiệm đờm trực khuẩn Koch khi bệnh nhân đang bị lao phổi tiến triển.

Nấm Aspergillus phổi: Có những trường hợp bệnh lao đã được chữa khỏi nhưng vẫn để lại các hang. Các hang này sau đó có thể bị nhiễm nấm Aspergillus fummigatus. Nhiễm nấm có thể dẫn tới ho ra máu nặng thậm chí là tử vong.

Rò thành ngực: Nếu không được điều trị, hoặc điều trị không đủ thuốc, không đủ thời gian hoặc lao kháng thuốc có thể gây ra rò thông phế quản và thành ngực.

Giáo sư Ngô Quý Châu cho biết, ho lao là một bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi được, nhưng vẫn còn là gánh nặng cho sức khỏe cộng đồng. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ, phần lớn các bệnh nhân lao đều khỏi bệnh mà không chịu biến chứng. Hiện nay, phương pháp điều trị lao phổi phổ biến là dùng kết hợp kháng sinh tối thiểu 6 tháng. Tùy thuộc vào thể trạng và bệnh lý của bệnh nhân bác sĩ sẽ có từng phác đồ riêng với từng người.

Việc điều trị sớm sẽ giúp bệnh nhân mau chóng khỏi bệnh và chịu ít biến chứng, không chỉ vậy còn giảm bớt gánh nặng trong cộng động. Phương pháp điều trị lao theo quy chuẩn của bộ y tế bao gồm:

Điều trị có kiểm soát trực tiếp (DOTS). (5)

Điều trị theo phác đồ chuẩn được Bộ Y tế quy định cho các trường hợp lao ở phổi mới được phát hiện.

Uống thuốc đúng phác đồ

Uống thuốc đủ thời gian

Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, đều đặn tránh việc bỏ thuốc, gián đoạn trong điều trị

Ngày nay, với hệ thống chống và điều trị lao phủ rộng trên toàn quốc, bệnh nhân lao được điều trị trong môi trường tốt nhất với các phác đồ hiệu quả. Trong 2 tháng đầu tiên, bệnh nhân được giám sát và điều trị với các cán bộ y tế. Sau đó, bệnh nhân sẽ được giám sát bởi người thân hoặc nhân viên y tế trong giai đoạn sau.

Hiện nay, biện pháp hàng đầu để ngừa lao là tiêm vắc xin phòng bệnh. Vắc xin lao khi vào cơ thể giúp tạo miễn dịch chủ động phòng lại sự tấn công của vi khuẩn lao. Ở nước ta đang sử dụng chủ yếu vắc xin BCG để tiêm phòng lao cho trẻ em.

Bên cạnh tiêm vắc xin phòng lao, người dân cần thực hiện các biện pháp tự bảo vệ trước sự tấn công của vi khuẩn lao như (nếu thường xuyên tiếp xúc với người mắc bệnh lý này):

Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân lao.

Thường xuyên mở cửa cho không khí trong phòng thông thoáng.

Đeo khẩu trang thường xuyên

Cách chăm sóc bệnh nhân mắc lao phổi

Người bệnh bắt buộc phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác, khi ho, hắt hơi phải che miệng, khạc đờm đúng nơi quy định và đờm hoặc các vật chứa nguồn lây phải được hủy đúng phương pháp. Cần tận dụng ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt cho nơi ở và các vật dụng của người bệnh. Tạo được những điều kiện thông gió tốt để không khí được lưu thông nhằm giảm thấp nhất nồng độ các hạt chứa vi khuẩn lao trong không khí.

Xử lý chất thải ở bệnh nhân lao là bước quan trọng để tránh việc lây lan lao ra cộng đồng, một số chất dịch như đờm và đồ chứa của bệnh nhân lao cần được đốt hoặc xử lý. Bệnh nhân mắc HIV/AIDS cần uống INH 300mg/ngày trong suốt 6 tháng để dự phòng lao. Một số đối tượng như người đái tháo đường, loét dạ dày… cần được tầm soát bệnh lao thường xuyên để phòng bệnh. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời giúp phòng các biến chứng.

Châu Bùi

Để được tư vấn và đặt lịch khám tầm soát và điều trị các bệnh lý hô hấp khác tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể liên hệ:

Bệnh lao phổi (bệnh ho lao) là một trong những bệnh viêm đường hô hấp dưới phổ biến nhất trong xã hội hiện đại. Mặc dù có thể hoàn toàn chữa khỏi nhưng sẽ mất nhiều thời gian do điều trị kéo dài, vì vậy cần có những biện pháp phòng ngừa bệnh ngay từ đầu. Nếu nhận thấy các dấu hiệu của bệnh, lập tức đến ngay các bệnh viện gần nhất để được chẩn đoán, điều trị.

Đơn Vị Xuất Sắc Điều Trị Bệnh Lao Và Bệnh Phổi

Là một trong 3 bệnh viện lớn của cả nước chuyên thu dung và điều trị bệnh lao và bệnh phổi trực thuộc Bộ Y tế; những năm gần đây, Bệnh viện K74 Trung ương (đóng trên địa bàn thị xã Phúc Yên) luôn là đơn vị xuất sắc trong triển khai thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, điều trị bệnh lao và bệnh phổi cho cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang (LLVT) và nhân dân 6 tỉnh khu vực phía Bắc.

Bệnh viện 74 Trung ương Phúc Yên được thành lập ngày 20/4/1958 trên cơ sở hợp nhất Quân Y viện 4 và Quân Y viện 7 của Bộ Quốc phòng, có nhiệm vụ thu dung điều trị bệnh lao và bệnh phổi cho cán bộ, chiến sỹ của lực lượng vũ trang và cán bộ một số cơ quan xí nghiệp thuộc các tỉnh miền Bắc từ Ninh Bình trở ra. Ngày đầu thành lập, bệnh viện đóng cơ sở Quân Y viên 7 thuộc Núi Đôi thuộc xã Xuân Dục, huyện Đa Phúc (nay là huyện Sóc Sơn – Hà Nội), đến đầu năm 1960, bệnh viện chuyển về thị xã Phúc Yên. Lúc này, bệnh viện được Bộ Y tế giao 500 giường bệnh với 240 cán bộ nhưng chỉ có 1 bác sỹ, 10 y sỹ, còn lại là y tá và nhân viên phục vụ. Hầu hết là nhà tranh, tre, nứa, lá làm phòng ở phòng khám chữa bệnh (KCB). Lúc đó, trang thiết bị phục vụ nhiệm vụ khám và điều trị còn thiếu thốn, bệnh viện chỉ được trang bị 1 máy X.Q nửa sóng, 2 kính hiển vi cũ cùng một số dụng cụ đã cũ và lạc hậu. Thuốc dùng điều trị bệnh lao chủ yếu là 2 loại thuốc Rimifon và Streptomyxin. Đến nay, bệnh viện có 450 giường bệnh (thực kê 550 giường) gồm hơn 20 khoa, phòng chức năng với gần 350 cán bộ, thầy thuốc và nhân viên, 90% bác sỹ có trình độ thạc sỹ, bác sỹ chuyên khoa cấp 1 (CKI) trở lên, trong đó có 3 tiến sỹ, 4 bác sỹ CKII. Bệnh viện được Bộ Y tế giao thực hiện khám chữa bệnh; chỉ đạo tuyến dưới về chuyên khoa lao và bệnh phổi; nghiên cứu khoa học; đào tạo và tham gia đào tạo cán bộ chuyên ngành lao và bệnh phổi; phòng bệnh lao và bệnh phổi; quản lý bệnh viện và hợp tác quốc tế trong khám chữa bệnh.

Để đáp ứng nhiệm vụ được giao, những năm gần đây, bệnh viện được Bộ Y tế quan tâm tăng cường đầu tư cải tạo nâng cấp một số công trình cũ xuống cấp, cải tạo xây mới đảm bảo tiêu chuẩn của bệnh viện chuyên ngành điều trị bệnh lao và bệnh phổi theo tiêu chí xanh – sạch – đẹp; xây mới khối nhà nghiệp vụ kỹ thuật, khối nhà điều trị, khối nhà chống nhiễm khuẩn liên hoàn khép kín đạt tiêu chuẩn của một bệnh viện hiện đại. Theo đó, bệnh viện được bổ sung lắp đặt thêm nhiều trang thiết bị y tế như: Hệ thống nội soi màng phổi, nội soi phế quản có chức năng chẩn đoán ung thư sớm; máy thở thế hệ mới nhất với các mốt thở thông minh, máy siêu âm màu 4 chiều, máy chụp cắt lớp vi tính đa dãy đầu dò, máy chụp XQ kỹ thuật số; hệ thống nuôi cấy và làm kháng sinh đồ vi khuẩn lao trên môi trường lỏng, máy xét nghiệm chẩn đoán vi khuẩn lao nhanh bằng kỹ thuật mới nhất GenXpert, hệ thống định danh vi khuẩn, hệ thống đúc cắt nhuộm mô hoàn toàn tự động, hệ thống ô xy- khí nén trung tâm…giúp việc chẩn đoán, điều trị theo dõi bệnh nhân nhanh chóng, chính xác đạt kết quả cao. Đặc biệt, bệnh viện xây dựng được 3 khoa mũi nhọn là: Hồi sức cấp cứu; Điều trị tích cực; Ngoại lồng ngực phát triển các kỹ thuật chuyên sâu. Thành lập mới khoa Ung bướu mới (2013) để phục vụ nhu cầu người bệnh, giảm quá tải tuyến trên đồng thời hoàn thiện để trở thành bệnh viện chuyên khoa đầy đủ. Mới đây, bệnh viện triển khai ứng dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý bệnh viện một cách có hệ thống, toàn diện và đồng bộ bước đầu đạt hiệu quả tốt.

Cùng với việc tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, bệnh viện tăng cường cử cán bộ đi học nâng cao trình độ chuyên môn và tạo điều kiện cho bác sỹ và điều dưỡng đi học ngắn hạn theo yêu cầu và chương trình bồi dưỡng chuyên môn, đặc biệt là triển khai nghiêm túc Quyết định số 2151/QĐ-BYT của Bộ Y tế về “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” tới từng cán bộ, nhân viên cán bộ ký với trưởng khoa, phòng; các trưởng khoa, phòng ký cam kết với giám đốc bệnh viện nghiêm túc, từ đó nhằm thay đổi nhận thức, thái độ, phong cách phục vụ người bệnh của cán bộ y tế, nhất là kỹ năng giao tiếp, ứng xử, củng cố niềm tin và sự hài lòng của người bệnh. Tạo điều kiện tốt, thuận lợi để giúp người dân tiếp cận các dịch vụ y tế; xây dựng hình ảnh đẹp của người cán bộ y tế “Lương Y như từ mẫu”.

Công tác nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chẩn đoán và điều trị bệnh lao và bệnh phổi được quan tâm đẩy mạnh, năm 2015 đã có 14 đề tài, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, trong đó có 10 đề tài, sáng kiến được Hội đồng khoa học của bệnh viện đánh giá xuất sắc, có chất lượng cao, hiện đang được nghiệm thu triển khai ứng dụng tại bệnh viện giúp rút ngắn thời gian điều trị, giảm chi phí cho người bệnh. Tiêu biểu như các đề tài: Nội soi chẩn đoán, nội soi can thiệp; thở máy; sinh thiết phổi xuyên thành ngực dưới hướng dẫn của máy chụp cắt lớp vi tính; chẩn đoán mô bệnh, chẩn đoán lao bằng các kỹ thuật mới. Năm 2015, bệnh viện khám được 28.506 lượt người bệnh; điều trị nội trú cho 8.570 bệnh nhân, vượt 15% so với kế hoạch, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2014; điều trị khỏi ra viện được 7.205 bệnh nhân; đỡ xin ra viện 1.680 bệnh nhân; điều trị ngoại trú cho 981 bệnh nhân, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2014.

Bên cạnh việc thực hiện chuyên môn, bệnh viện thực hiện chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật cho tuyến dưới được 11 lớp. Trong đó, 8 lớp tại chỗ và 3 lớp tại bệnh viện với tổng 276, đạt 136% kế hoạch, 3 lớp tập huấn. Tổ chức giám sát hoạt động theo Chương trình phòng, chống Lao quốc gia; cử 4 cán bộ đi nghiên cưu sinh, 16 bác sỹ học CKII Nội hô hấp, đồng thời, đào tạo bác sỹ, kỹ thuật viên hỗ trợ cơ sở theo đề án 1816 của Bộ Y tế. Tổ chức đào tạo lại về chuyên môn kỹ thuật theo nhu cầu của cơ sở; chuyển giao kỹ thuật được 3 lớp với hơn 100 học viên. Cử hàng chục lượt bác sỹ, kỹ thuật viên có tay nghề cao đến các tỉnh được Bộ Y tế phân công để giúp đỡ, chuyển giao các kỹ thuật nuôi cấy tìm BK trong đờm phát hiện bệnh lao; kỹ thuật nội soi phế quản, kỹ thuật sinh thiết màng phổi, các kỹ thuật cấp cứu chuyên khoa lao và phòng chống bệnh lao hiệu quả. Duy trì việc tổ chức các đợt công tác đến vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn để khám phát hiện bệnh lao cấp thuốc điều trị, đồng thời tuyên truyền công tác phòng chống bệnh lao tại cộng đồng.

Với kết quả đạt được, liên tục 13 năm qua, Bệnh viện K74 Trung ương được Bộ Y tế xếp loại “Đơn vị xuất sắc toàn diện”.

Xuân Hùng

Bệnh Viện Mắt Và Da Liễu Hd

Được sự quan tâm và chỉ đạo của Ban Lãnh đạo Bệnh viện, Đoàn thanh niên Bệnh viện Mắt và Da liễu Hải Dương đã nhiệt tình trong công việc và có nhiều phong trào hưởng ứng tháng thanh niên, tháng chiến dịch mổ mắt của Bệnh viện. Trong tháng 04, tháng chiến dịch mổ mắt giải phóng mù lòa cho Bệnh nhân trong và ngoài tỉnh, Đoàn viên thanh niên Chi đoàn Bệnh viện đã tổ chức nấu 03 nồi cháo với hơn 200 suất cháo phát cho Bệnh nhân tại Bệnh viện.

Chương trình phát cháo từ thiện tại Bệnh viện được thực hiện từ năm 2014 đến nay, hàng năm với 02 đợt chiến dịch mổ mắt, phát được gần 500 suất cháo cho Bệnh nhân.

Trong tháng 5/2018, khi đến khám, điều trị tại Bệnh viện và được biết chương trình phát cháo từ thiện của Bệnh viện là rất ý nghĩa. Chị Nguyễn Thị Thuý người nhà Bệnh nhân Nguyễn Thị Toan – mổ Glocom – Địa chỉ: Xóm 2 – Xã Ứng hòa – Huyện Ninh Giang điều trị tại khoa Khám bệnh đã kết hợp với Đoàn thanh niên Bệnh viện phát hơn 150 suất cháo cho Bệnh nhân và ủng hộ 500 nghìn vào Quỹ từ thiện bệnh nhân nghèo.

Thay mặt Lãnh đạo, BCH Chi đoàn Bệnh viện Mắt và Da liễu, cảm ơn sự đóng góp của những nhà hảo tâm như chị Thúy đã có những cử chỉ, hành động đẹp để ủng hộ Bệnh nhân đến điều trị tại Bệnh viện.

Bệnh nhược thị ở trẻ-phát hiện điều trị sớm để đạt hiệu quả

Nhược thị là một trong những bệnh thường gặp về mắt ở trẻ nhỏ, là hiện tượng chức năng thị giác của một hoặc cả hai bên mắt của trẻ bị kém phát triển. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm sẽ không còn khả năng chữa khỏi.

Nguyên nhân gây nên nhược thị bao gồm: cận thị, loạn thị, viễn thị, tật lác mắt, hay do các yếu tố gây tắc nghẽn trục nhìn của một bên mắt như bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh, sa mí mắt, cườm mắt hay các tổn thương khác ở mắt. Một trong số nguyên nhân khiến nhược thị ở trẻ là do mắc các tật khúc xạ về mắt như cận thị, loạn thị, viễn thị khi chưa đến tuổi đi học. Phụ huynh nên hạn chế cho bé tiếp xúc với các thiết bị điện tử như tivi, máy tính hoặc điện thoại bởi ánh sáng xanh từ các thiết bị này sẽ khiến tình trạng nhược thị ở trẻ phát triển nặng hơn.

Theo bác sĩ Trần Thị Tuyến, Trưởng khoa Khám bệnh (Bệnh viện Mắt và Da liễu): Điều trị nhược thị cần được tiến hành càng sớm càng tốt, thường là trước 10-12 tuổi, vì sau độ tuổi này, điều trị nhược thị không còn hiệu quả. Nếu bị nhược thị do tật khúc xạ hoặc có phối hợp với nguyên nhân do tật khúc xạ, phương pháp điều trị là điều chỉnh tật khúc xạ. Các yếu tố quyết định thành công của việc điều trị là sự hiểu biết và phối hợp của các bậc phụ huynh, độ tuổi của trẻ, mức độ nhược thị và các bệnh mắt kèm theo. Ngoài điều trị nguyên nhân gây bệnh tại mắt, trẻ phải kích thích sử dụng mắt nhược thị bằng cách đeo kính và bịt mắt lành, tập chỉnh quang,…

Năm 2017, toàn tỉnh đã khám phát hiện hơn 3.000 trẻ mắc tật khúc xạ, trong đó khoảng 10% mắc bệnh nhược thị. Trong năm, tại Bệnh viện Mắt và Da liễu tỉnh đã điều trị nhược thị cho 26 trường hợp đều thành công.

Việc chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách bệnh nhược thị sẽ mang đến khả năng điều trị thành công cao. Khi trẻ còn nhỏ, hiệu quả điều trị sẽ càng cao. Bệnh của trẻ được phát hiện quá muộn (nhất là sau 13 tuổi), điều trị sẽ không thể thay đổi tình trạng tổn thương thị lực của trẻ, tình trạng bệnh rất dễ trở nên vĩnh viễn. Nếu phát hiện con mình có các biểu hiện không nhìn rõ chữ trên bảng, thường tiến lại gần ti vi, hay có biểu hiện nheo mắt hay nghiêng đầu khi quan sát, thỉnh thoảng kêu nhức đầu, mỏi mắt,…phụ huynh cần đưa trẻ đi khám sớm tại các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa mắt để phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời. Đối với những trẻ có biểu hiện mắt bị lác, phụ huynh nên theo dõi và đưa trẻ đi khám để phát hiện sớm nhược thị. Trong quá trình điều trị, phụ huynh cần thường xuyên cho con tái khám theo chỉ định của bác sĩ để điều trị hiệu quả cho con.

Tuy nhiên, các bậc phụ huynh nên đưa con đi khám định kỳ để được chẩn đoán và điều trị dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn của các y, bác sĩ chuyên khoa mắt càng sớm càng tốt. Để tăng cường sức khỏe cho đôi mắt của trẻ, giảm nguy cơ mắc các tật khúc xạ dẫn đến nhược thị, phụ huynh nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng qua thức ăn hàng ngày cho trẻ. Đồng thời, cũng tạo cho bé một môi trường học tập đầy đủ ánh sáng để không gây nên áp lực cho mắt. Kiểm tra mắt định kỳ là cách làm tốt nhất để phát hiện và phòng ngừa các bệnh về mắt.

Hợp đồng được ký kết và triển khai tháng 11/2014, thời gian thực hiện hợp đồng là 3 tháng. Phần mềm được phát triển trên công nghệ Web application (C#, ASP.NET). Phần mềm triển khai đơn giản, nhanh gọn, chỉ cần bệnh viện có hệ thống mạng LAN kết nối giữa các khoa/phòng, các máy tính trạm không phải cài đặt gì, chỉ cài dữ liệu ban đầu trên máy chủ-Server.

Các Phân hệ chính của phần mềm bao gồm:

1. Phân hệ quản lý Dược;

2. Phân hệ quản lý Tổng kho thuốc;

3. Phân hệ quản lý kho thuốc Ngoại trú-BHYT;

5. Phân hệ quản lý kho thuốc Nội trú;

6. Phân hệ quản lý tiếp đón;

7. Phân hệ quản lý Phòng khám (P.khám mắt, P.khám da liễu);

8. Phân hệ quản lý kết nối máy xét nghiệm và trả kết quả tự động;

9. Phân hệ quản lý Khoa lâm sàng (K.Mắt, K.Khúc xạ, chúng tôi liễu, K.Thẩm mỹ);

10. Phân hệ quản lý Phòng mổ;

11. Phân hệ quản lý Sau phẫu thuật & tích hợp với trang CSSS online của FHF;

12. Phân hệ quản lý Dinh dưỡng;

13. Phân hệ quản lý Bảo hiểm y tế;

14. Phân hệ quản lý Nhân sự;

15. Phân hệ quản lý Tài sản;

16. Phân hệ quản lý Tài chính kế toán;

17. Phân hệ Báo cáo & thống kê (Tách bệnh nhân KCB BHYT & ND);

18. Phân hệ Quản trị hệ thống;

19. Đào tạo và chuyển giao công nghệ ;

21. Bảo hành & bảo trị toàn hệ thống;

Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Viên Lao Và Bệnh Phổi Hd trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!