Bạn đang xem bài viết Bệnh Viện Công Hay Tư? được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Dù chi phí cao, song ngày càng có nhiều người bệnh tìm đến các phòng khám, bệnh viện tư uy tín để được phục vụ tận tình, chu đáo và hơn hết là tiết kiệm thời gian.
Tầm soát bệnh tim cho bệnh nhi tại Bệnh viện Hoàn Mỹ. Ảnh: T.T
Khi bệnh nhân là “khách hàng”
Gần 15 năm đi vào hoạt động, Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Đà Nẵng – thành viên của Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ là một trong những bệnh viện tư có mặt rất sớm trên địa bàn Đà Nẵng, không chỉ là lựa chọn của nhiều người dân thành phố mà cả khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Đại diện bệnh viện cho biết, trong vòng 5 năm trở lại đây số lượng bệnh nhân đến với bệnh viện tăng đều.
Với quy mô 257 giường bệnh, trung bình mỗi năm bệnh viện tiếp nhận hơn 200.000 lượt điều trị ngoại trú và 20.000 lượt điều trị nội trú. Nhu cầu sử dụng dịch vụ chẩn đoán kỹ thuật cao tăng mạnh, điển hình như phẫu thuật nội soi tiêu hóa, cơ xương khớp, thần kinh, kỹ thuật chụp DSA tăng hơn 60%/năm… Riêng Khu Khám và Điều trị theo chuẩn quốc tế được thành lập từ năm 2011 của bệnh viện tiếp nhận gần 30.000 bệnh nhân khám và điều trị theo yêu cầu, khám sức khỏe cho người đi du học, lao động nước ngoài, người lao động nước ngoài tại Việt Nam, tư vấn và bảo lãnh viện phí.
Đi sau Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ, Bệnh viện đa khoa Gia Đình, tiền thân là Trung tâm bác sĩ Gia Đình, cũng là một trong những bệnh viện tư hoạt động có chất lượng trên địa bàn thành phố gần 10 năm nay. Chị Nguyễn Hoàng Tú A. (quận Hải Châu), bệnh nhân đang điều trị nội trú tại bệnh viện này bày tỏ sự hài lòng về chất lượng dịch vụ nơi đây: cơ sở vật chất tiện nghi, sạch sẽ, trang thiết bị hiện đại, đặc biệt là sự quan tâm, ân cần của đội ngũ y bác sĩ… khiến chị thực sự xúc động. “Có lần tôi phải nằm tại khoa Hồi sức cấp cứu của bệnh viện gần một tuần, ngoài sự theo dõi của bác sĩ thì luôn có một điều dưỡng túc trực bên cạnh suốt đêm, giúp tôi việc vệ sinh cá nhân mà vẫn vui vẻ động viên tôi”, chị Tú A. kể. Ở bệnh viện tư, bệnh nhân luôn nhận được sự niềm nở, tận tình giải đáp mọi thắc mắc, thủ tục nhanh gọn. Ở hầu hết các bệnh viện tư, bệnh nhân còn là “khách hàng”, mà đã là “khách hàng” thì phải được phục vụ, nên dù chi phí khá đắt, nhưng “cũng đáng đồng tiền bát gạo.
Mới đi vào hoạt động chưa đầy 3 tháng, Trung tâm Chẩn đoán y khoa chất lượng cao Thiện Nhân đã thu hút hàng ngàn bệnh nhân tìm đến. BS Ngô Đức Hải, Giám đốc Trung tâm cho biết, Trung tâm là phòng khám đa khoa toàn diện, với thế mạnh thăm khám, chẩn đoán các bệnh về tim mạch, sản phụ khoa, tiêu hóa, hệ thống xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh vượt trội bằng những phương tiện kỹ thuật hiện đại, lần đầu tiên có ở Việt Nam như máy siêu âm sản khoa của hãng GE (Mỹ) Voluson E10 – thế hệ siêu âm sản khoa cao cấp bậc nhất thế giới hiện nay, có khả năng chẩn đoán phát hiện tim thai sớm, chính xác, tầm soát các dị tật thai nhi; máy siêu âm tim 4D giúp chẩn đoán sớm, chính xác các bệnh lý về tim mạch; máy siêu âm đa năng cao cấp LOGIQ S7 Expert của hãng General Electric (Hoa Kỳ) với công nghệ XDclear tiên tiến, giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý tổng quát, mạch máu ngoại biên, tuyến vú, tuyến giáp…; máy nội soi tiêu hóa tầm soát ung thư Pentax I-Scan-EPK 3000 không đau giúp tầm soát, phát hiện các tổn thương ở bề mặt niêm mạc và đánh giá tổn thương chi tiết hệ tiêu hóa…
Chi phí cao có đồng nghĩa với chất lượng cao?
Đến các phòng khám, bệnh viện tư với chi phí đắt gấp đôi, gấp ba thậm chí hơn các cơ sở, bệnh viện công nên tất yếu, người bệnh sẽ được thụ hưởng chất lượng cao? Trao đổi về vấn đề này, một bác sĩ lâu năm (xin giấu tên) nói, ông không dám lạm dụng từ “chất lượng cao”, đối với nhiều trung tâm, bệnh viện tư chưa có tiếng hoặc có tiếng trên địa bàn thành phố, bởi khái niệm này cần được đánh giá tổng thể, nhiều mặt. Hiện nay, nhiều người hiểu rằng, ở đâu đầu tư máy móc hiện đại thì nghiễm nhiên được gọi đó là nơi khám chữa bệnh chất lượng cao…
Thực ra, máy móc chỉ là một trong nhiều yếu tố. Cần linh hoạt, cẩn trọng, khách quan trong cách hiểu, xem xét, đánh giá chất lượng các bệnh viện. Thật khó để đặt lên bàn cân sòng phẳng đối với hệ thống bệnh viện công và tư. Với những chiến lược đầu tư nghiêm túc và dài hạn, chuyên nghiệp, không phủ nhận, hệ thống bệnh viện, phòng khám tư đã và đang góp phần lớn trong việc nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng và góp phần giảm thiểu sự quá tải của các bệnh viện công.
Song, chúng ta phải nhìn từ bản chất của vấn đề: Trong khi bệnh viện tư làm dịch vụ sinh lời, chỉ phục vụ một bộ phận người dân có điều kiện, thì các bệnh viện công luôn phải đối diện với tình trạng quá tải mỗi ngày. Bác sĩ, nhân viên tại bệnh viện công luôn phải làm việc trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, nên đôi khi, khó có thể đáp ứng sự hài lòng của người bệnh. Bệnh viện tư luôn có nguồn vốn xoay vòng, nguồn thu từ bệnh nhân để tân trang trang thiết bị kỹ thuật, phòng ốc, cơ sở vật chất bệnh viện. Trong khi bệnh viện công ít được đầu tư lại do nguồn vốn ngân sách có hạn…
Bác sĩ Nguyễn Minh Sơn, Trưởng phòng Nghiệp vụ y (Sở Y tế Đà Nẵng), để đánh giá khách quan chất lượng các bệnh viện phụ thuộc nhiều yếu tố. Bộ Y tế phổ biến bộ tiêu chí (gồm 83 tiêu chí) đánh giá xếp hạng các bệnh viện trên toàn quốc, triển khai thí điểm năm nay là năm thứ 3.
Cũng theo bác sĩ Sơn, việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh luôn là nhiệm vụ chủ đạo trong công tác chỉ đạo của lĩnh vực khám, chữa bệnh của ngành y tế thành phố, với tiêu chí “lấy người bệnh làm trung tâm”.
Thời gian qua, để nâng cao chất lượng, đa số các bệnh viện đã thành lập khoa/tổ quản lý chất lượng (tùy quy mô bệnh viện) nhằm bao quát, giám sát chất lượng các hoạt động trong bệnh viện. Qua đó, các bệnh viện từ huyện trở lên đều có một bộ mặt thay đổi cơ bản, đây cũng là bước quan trọng trong nội dung thay đổi và nâng cao chất lượng bệnh viện, góp phần nâng cao sự hài lòng của người bệnh.
Theo thông tin từ Sở Y tế, qua đợt kiểm tra, chấm điểm theo bộ 83 tiêu chí của Bộ Y tế, tại 22 bệnh viện/trung tâm y tế công và tư, tuyến tỉnh và huyện trên địa bàn thành phố hồi cuối năm 2015, các bệnh viện đạt điểm trung bình trên 4.0 gồm Bệnh viện Phụ sản - Nhi, Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng, Bệnh viện Hoàn Mỹ, còn lại phần lớn trên 3.0. Trong đó, các tiêu chí đạt tập trung ở các nội dung hướng đến người bệnh, nguồn nhân lực, hoạt động chuyên môn, cải tiến chất lượng…
THANH TÂN
Điều Trị Ung Thư Tại Singapore: Bệnh Viện Công Hay Tư?
Bệnh viện Singapore luôn là lựa chọn hàng đầu cho nhiều bệnh nhân Việt Nam sang thăm khám và điều trị các bệnh lý phức tạp. Nhưng lựa chọn như thế nào là tốt nhất thì hoàn toàn không dễ?
Tuy nhiên mức độ hiểu biết đúng về thông tin cũng như lựa chọn bệnh viện còn phụ thuộc nhiều vào đồn miệng, cảm quan và các văn phòng đại diện vốn không mang mang lại thông tin chuẩn xác khách quan.
MANAM – Đối tác Y tế Toàn cầu là đơn vị y tế nước ngoài hàng đầu Việt Nam mang lại một số kinh nghiệm chia sẽ cùng bệnh nhân khi có quyết định thăm khám tại các bệnh viện ở Singapore.
– Chi phí điều trị: Do đây là quốc gia có mức sống cao, nên mức độ chi trả cũng chênh lệch khá nhiều so với một số quốc gia khác. Vì vậy, bệnh nhân có thể lựa chọn điều trị Ung thư ở Singapore chỉ khi tình trạng kinh tế được cân bằng và chắc chắn đáp ứng được tất cả các khoản trong quá trình điều trị.
– Kinh nghiệm lâm sàng không nhiều Do dân số Singapore khá thấp nên mặc dù các Bác sĩ đều có chuyên môn cao, nhưng nhìn chung về kinh nghiệm lâm sàng lại không nhiều, đặc biệt ở các bệnh lý hiếm gặp hay phức tạp.
Cụ thể xếp hạng các bệnh viện giỏi nhất tại Singaporenhư sau:
1. Bệnh viện Đa khoa Singapore
2. Bệnh viện Đại học Quốc gia
4. Bệnh viện Mount Elizabeth – Orchard
5. Bệnh viện Mount Elizabeth – Novena
Căn cứ vào bảng xếp hạng trên, việc khám chữa bệnh tại ba bệnh viện: bệnh viện Gleneagles, bệnh viện Mount Elizabeth – Orchard, bệnh viện Mount Elizabeth – Novena là lựa chọn tối ưu nhất cho bệnh nhân nước ngoài vì hiện tại chính phủ Singapore ưu tiên dùng cơ sở bệnh viện công cho người dân trong nước, do đó phần lớn bệnh nhân Singapore sẽ tập trung vào hai bệnh viện top đầu đẫn đến tình trạng quá tải, điều này đặc biệt rất bất lợi cho những bệnh nhân đang còn rất ít thời gian và di chuyển từ nước ngoài.
Ngoài ra, việc đưa ra quyết định khám chữa bệnh ung thư ở bệnh viện công hay tư cũng là vấn đề thường gặp. Vì các bệnh viện công thường được Chính phủ trợ cấp về tài chính trong quá trình điều trị đối với người bản xứ, nên phần lớn người Singapore đều chọn bệnh viện công. Nhưng với bệnh nhân nước ngoài, cụ thể là Việt Nam thì không nhận được ưu đãi tương tự vậy, vì thế bệnh viện công chắc chắn không phải là lựa chọn hàng đầu.
Nếu ở bệnh viện công như Bệnh viện Đa khoa Singapore (SGH) , khi sử dụng dịch vụ cơ bản bệnh nhân phải dùng phòng bệnh gồm 9 giường và không có máy lạnh, hay với dịch vụ cao cấp thì bệnh nhân cũng chỉ có phòng bệnh và phòng tắm riêng. Thì đến với bệnh viện tư như Bệnh viện Mount Elizabeth lại hoàn toàn khác, bệnh nhân sẽ có được những dịch vụ tuyệt vời : như phòng bệnh cơ bản nhất cũng chỉ gồm 4 giường và thiết bị giải trí như : tivi… Không dùng lại ở đó, bệnh nhân hoàn toàn có thể yêu cầu trợ lý cá nhân để đáp ứng tất cả các nhu cầu của họ khi lựa chọn dịch vụ cao cấp nhất nếu cần.
Chi phí là vấn để cân nhắc lớn nhất giữa bệnh viện công hay tư tại Singapore, tuy nhiên có một thực tế ít bệnh nhân biết được là chi phí bệnh công chỉ thấp hơn khoảng 20% (Tùy vào hạng mục)so với bệnh viện tư cho người Singapore và tương đương cho bệnh nhân nước ngoài, bên cạnh đó còn phải bỏ ra một khoảng thời gian quá dài để chờ đợi lịch hẹn (thường rơi vào 3 đến 4 tháng).
Một vấn đề cần lưu ý khác là đa số các bệnh nhân nước ngoài chọn bệnh viện công tại Singapoređều được chỉ định ngược sang các bệnh viện hoặc cơ sở tư nhân để tiếp nhận các dịch vụ chẩn đoán hình ảnh kĩ thuật cao và đặc biệt là phẫu thuật , vì tình trạng quá tải giường bệnh và các thiết hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư như : máy PET/ CT… ở các bệnh viện công thường xuyên xảy ra, đồng thời cũng giúp bệnh nhân rút ngắn thời gian chờ đợi điều trị, từ đó có thể giảm được một số chi phí như: phí sinh hoạt, ăn ở…
Gần đây, các bệnh viện Singapore gây ấn tượng mạnh hơn khi được người nổi tiếng lựa chọn để gửi gắm lòng tin, điển hình là nghệ sĩ Trương Nhuận (nguyên Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ), NSƯT Minh Trang và đạo diễn Đỗ Đức Thành. Ngoài ra, các bệnh viện ở Singapore còn được lòng cầu thủ Việt Nam khi lần lượt cầu thủ Phan Văn Đức, Đỗ Duy Mạnh, Trần Đình Trọng… đều lựa chọn làm nơi chữa trị chấn thương của mình.
Nhưng hơn tất cả, sự công nhận toàn cầu mới là vấn đề tiên quyết cho việc đưa ra quyết định, cụ thể là vào năm 2000, Singapore xếp hạng6 trên tổng số 191 quốc giatrong bảng xếp hạng cảu Tổ chức Y tế Thế giới và hạng 1 Châu Á. Theo Cục du lịch Singapore, Singapore đạt doanh thu hơn 940 triệu đô la từ dịch vụ khám chữa bệnh du lịch trong năm 2010, tăng hơn 200 triệu đô laso với năm trước. Cho đến nay, rất nhiều bệnh viện của Singapore đã được chứng nhận bởi Joint Commission International của Mỹ – tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Điều này cũng phần nào chứng minh được hệ thống chăm sóc sức khỏe của Singapore đã nhận được sự công nhận và lời khen từ khắp thế giới.
Tháng 3/2019, FDA Mỹ đã phê duyệt thuốc miễn dịch thế hệ mới Tecentriq (Atezolimumab) bên cạnh Keytruda trong điều trị ung thư. Hiện tất cả các loại thuốc này đang được ứng dụng rộng rãi trong điều trị ung thư tại Singapore. Mặc dù có nhiều khác biệt so với Liệu pháp M iễn dịch Tự thân của Nhật Bản, nhưng đây cũng hứa hẹn là một liệu pháp hữu hiệu cho các bệnh nhân ung thư với giai đoạn nặng ở những nhóm bệnh cụ thể được chỉ định.
Hãy liên hệ với MANAM – Đối Tác Y Tế Toàn Cầu để được tư vấn chi tiết:
Tất cả dịch vụ tư vấn hỗ trợ của MANAM là Hoàn Toàn Miễn Phí. Bệnh nhân chỉ cần thanh toán các chi phí như: phí chuyển phát nhanh, phí dịch hồ sơ bệnh án, phí xét nghiệm,…
Được Và Mất Khi Bỏ Bệnh Viện Công Ra Tư Nhân
ĐƯỢC VÀ MẤT GÌ KHI BỎ BỆNH VIỆN CÔNG RA TƯ NHÂN
Tác giả: TS.BS Võ Xuân Sơn Nguồn: exson.com.vn
Khi tôi nộp đơn xin nghỉ việc ở bệnh viện công, một lãnh đạo của bệnh viện hỏi tôi: “Có nghĩ đến bệnh nhân không mà bỏ đi?”. Tôi hiểu ý nghĩa của câu hỏi đấy, rằng tôi chỉ nghĩ đến tiền mà quên mất nhiệm vụ phục vụ bệnh nhân.
Có thể có những trường hợp bác sĩ nghỉ bệnh viện công ra tư nhân sẽ có nhiều tiền hơn, nhưng với trường hợp của tôi, thu nhập có thể nói không khá hơn. Phòng mạch của tôi khá đông bệnh nhân. Thứ bảy, chủ nhật tôi đi khám bệnh và mổ ở các bệnh viện tư. Thu nhập của tôi khi ấy không có gì để phàn nàn.
Đối với những bác sĩ, điều dưỡng, kĩ thuật viên đã có nhiều kinh nghiệm, hoặc có chút tiếng tăm, đặc biệt là đối với những người đang làm việc tại các bệnh viện lớn, họ đều giống như tôi, tư nhân không mang lại thu nhập lớn hơn so với bệnh viện công. Đối với những bác sĩ, điều dưỡng, kĩ thuật viên chưa có nhiều kinh nghiệm, tư nhân có thể mang lại cho họ thu nhập lớn hơn, nhưng lại bấp bênh hơn nhiều so với khi ở trong nhà nước.
Hiện nay có 170 bệnh viện tư nhân, chiếm 14,2% số lượng bệnh viện trên toàn quốc, nhưng chỉ chiếm 4,2% so với số giường bệnh trong cả nước. Có người cho là 50% số bệnh viện tư nhân đang “ngắc ngoải”, sống dở chết dở. Theo tôi thì tỉ lệ đó cao hơn, tuy nhiên, do nhà đầu tư có những lí do riêng nên không muốn mọi người biết tình trạng thật, cố gắng chụp giựt qua ngày, chờ cơ hội tới thì bán kiếm lời. Số những bệnh viện tư sống được không nhiều, và chẳng có bệnh viện nào sử dụng được trên 80% công suất cả.
Về phòng khám, tỉ lệ phòng khám tư nhân có lẽ lớn hơn so với tỉ lệ bệnh viện, nhưng tỉ lệ sống khỏe không nhiều. Một số dùng BHYT như cái phao cứu nguy, nhưng rồi lại bị những qui định, những chuyện khó nói trong lĩnh vực này hành hạ. Số khác thì dựa vào việc khám sức khỏe chất lượng thấp với những gói khám rẻ như bèo, lấy công làm lời.
Nói tóm lại, y tế tư nhân tại nước ta vẫn còn rất nhỏ bé, sự tồn tại và phát triển rất “phập phù”, sống nay chết mai, rất bấp bênh. Cho nên, ngoại trừ những bác sĩ, điều dưỡng, kĩ thuật viên có nhiều kinh nghiệm, có ít nhiều tiếng tăm, là đối tượng săn đuổi của các nhà quản lí, chỗ nào sống được thì trụ luôn, chỗ nào chết thì “di tản” sang chỗ khác dễ dàng. Số còn lại thu nhập rất bấp bênh.
Do vậy, hãy đừng vội cho rằng những nhân viên y tế bỏ bệnh viện công ra tư nhân là vì tiền. Nhân đây, tôi cũng muốn nhắn nhủ đến những nhân viên y tế nào nghĩ rằng ra y tế tư nhân để kiếm nhiều tiền hơn hãy cân nhắc kĩ. Điều đó chỉ đúng với một vài cơ sở y tế tư nhân hiếm hoi, và lại càng hiếm hoi hơn khi thu nhập đó ổn định.
Một cái được nữa là tôi được quyền tự quyết định hướng đi của mình, hướng phát triển chuyên môn mà không phải làm những việc như viết luận chứng kinh tế, đoán ý người này người khác để xin xin xỏ xỏ. Tôi cũng không còn phải lo ngại về những đòn hiểm của một vài đồng nghiệp trong bệnh viện nhà nước ra tay mỗi khi tôi có một kế hoạch gì mà họ cảm thấy bị đe dọa, ngay cả khi tôi đứng ra tổ chức một giải tennis.
Chính từ cái được này mà tôi được một cái rất lớn trong đời: biến ước mơ thực hiện các phẫu thuật cột sống xâm lấn tối thiểu thành hiện thực. Chỉ sau 2 năm, những gì tôi ấp ủ trong khoảng 10 năm trước đó đều đã thành hiện thực. Từ đó, tôi lại phát triển lên những mong muốn khác.
Nhiều người nói, rằng ra tư nhân hay bị bệnh nhân coi thường. Thỉnh thoảng tôi vẫn gặp một số bệnh nhân không tin tưởng chúng tôi do chúng tôi là tư nhân, họ luôn ở thế phòng thủ và sẵn sàng “xù lông nhím” ngay mỗi khi cảm thấy có gì đó không ổn. Nhưng nhìn chung, tôi được bệnh nhân yêu quí nhiều hơn, có lẽ do tôi có nhiều thời gian trao đổi với bệnh nhân hơn. So với khi còn ở trong bệnh viện công lập, tôi được tôn trọng và yêu quí hơn, rất ít người đưa phong bì cho tôi trước khi mổ và rất nhiều món quà như bông hoa, trái cây, khô, mắm, cua, ghẹ…gởi cho tôi sau khi điều trị xong.
Có thể tôi còn được nhiều hơn chút nữa nếu như tôi không phải là một nhà đầu tư. Cho dù số tiền đầu tư của tôi chẳng thấm vào đâu so với những nhà đâu tư y tế lớn khác, nhưng việc đó cũng đã lấy mất của tôi nhiều niềm vui, nhiều thời gian.
Trước đây, cái mác bác sĩ bệnh viện Chợ rẫy luôn có giá trị mỗi khi tôi bị cảnh sát giao thông dừng xe vì bất cứ lí do gì. Kể từ ngày không còn mang cái mác đó, tôi luôn phải xòe tiền ra, ngay cả khi biết rằng mình chẳng có lỗi gì và họ chỉ muốn moi tiền của mình mà thôi, nhất là cái vụ bắn tốc độ.
Đi đến những nơi gặp những người không quen biết, như ở các đám cưới đám tiệc, đặc biệt là khi gặp những người thành đạt trong kinh doanh mà người ta hay gọi là đại gia, tôi không còn được hỏi han nhiều so với khi mang cái mác bác sĩ bệnh viện Chợ rẫy như trước đây, thậm chí có người còn kể ra hàng loạt những cái tên to lớn của ngành y cho tôi biết rằng họ quen với cỡ đó (chứ không phải cỡ như tôi).
Tôi không biết đấy là được hay mất, nhưng thực lòng thì tôi rất khó chịu mỗi khi có ai đó biết tôi trong bàn tiệc muốn làm cho mọi người chú ý đến tôi hơn, bằng cách giới thiệu là tôi đã từng làm ở bệnh viện Chợ rẫy. Không phải là tôi không thích cái tên Chợ rẫy, tôi còn tự hào về nó là khác. Nhưng tôi muốn họ tôn trọng tôi vì tôi là tôi, chứ không phải vì tôi gắn với cái tên Chợ rẫy.
Khi còn mang cái mác bác sĩ Chợ rẫy, trong các cuộc vui với các đại gia, tôi toàn được ăn của họ, nói cho đúng, tôi không mất đồng nào với các đại gia và được họ o bế khá kĩ, đôi khi tôi cũng chẳng biết là tại sao. Kể từ khi ra tư nhân, tôi có hợp tác với một vài đại gia và tôi làm việc cho họ tận lực nhưng lại bị mất tiền vào tay họ. Cho dù tôi phòng thủ khá kĩ thì số tiền mất cứ ngày một cao hơn, từ chục lên đến trăm rồi lên đến tỉ.
Đây có thể là một điều tôi được sau khi mất đi một số tiền, có thể gọi là học phí. Đó là nhận ra được thế nào là đại gia, nhận ra được mình đứng ở đâu trong môi trường kinh doanh, và nhận ra được rằng mình phải nhanh chóng điều chỉnh, rằng mình còn quá non nớt khi đứng ra kinh doanh, rằng để làm một doanh nhân thành đạt, nhiệt tình, kiến thức, nhạy bén, chính trực mới là điều kiện cần, bấy nhiêu không thể đủ. Và điều cơ bản là một bài học khá đau lòng: làm thầy thuốc thì lo làm thầy thuốc, đừng ti toe làm doanh nhân.
Trước khi quyết định nghỉ việc ở bệnh viện công, có nhiều chỗ “dạm hỏi” tôi, sắp sẵn cho tôi những vị trí cao trong những bệnh viện tư, hứa hẹn sẵn sàng đầu tư mở rộng bệnh viện, mua sắm trang thiết bị theo yêu cầu của tôi. Nhưng đến thời điểm quyết định, họ không có tiền, vì lúc đó có bao nhiều tiền họ đầu tư vào chứng khoán, vì chứng khoán đang mang lại lợi nhuận khủng cho họ.
Tôi đã rút ra bài học, rằng mục đích của nhà đầu tư là lợi nhuận, mục đích của họ và của tôi khác xa nhau quá, tôi không thể phụ thuộc vào họ được. Như vậy, trong thời buổi nhập nhoạng của nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa này, nếu muốn đầu tư nghiêm túc cho y tế, tôi phải tự đầu tư cho mình. Tôi đã trở thành doanh nhân như vậy đấy.
Và bây giờ, khi biết rằng mình không thể hội đủ các điều kiện để có thể trở thành một doanh nhân thành đạt, phải điều chỉnh lại giấc mơ, điều chỉnh lại những tiêu chuẩn do mình đặt ra, hạ xuống cho ngang bằng với mặt bằng chung của xã hội, tôi đang mất dần nhiệt huyết để xây dựng nên một cơ sở y tế thực sự mang tầm vóc quốc tế, đồng thời phù hợp với văn hóa Việt Nam. Đó chính là cái mất lớn nhất của tôi.
Trang web đang upload liên tục các video bài giảng và tài liệu chẩn đoán hình ảnh. Để nhận được thông báo về các bài viết mới nhất, vui lòng đăng ký tại Form nhận bản tin và theo dõi tại kênh Youtube
Vinmec Trở Thành Bệnh Viện Tư Nhân Đầu Tiên Ghép Gan Thành Công
Vinmec trở thành bệnh viện tư nhân đầu tiên ghép gan thành công
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City vừa ghép gan thành công từ người cho sống và trở thành bệnh viện tư nhân đầu tiên tại Việt Nam làm chủ được kỹ thuật khó nhất trong lĩnh vực ghép tạng. Đây cũng là ca mới nhất trong số khoảng 20 ca ghép gan từ người cho sống đã được thực hiện trên toàn quốc tính từ năm 2004 đến nay
Ca ghép gan từ người cho sống đầu tiên trong khối y tế ngoài công lập được thực hiện vào ngày 15/4/2017 với thời gian kéo dài 13 giờ. Bệnh nhân được ghép gan là ông Mai Văn Tuân (46 tuổi, quê ở Hải Dương) bị xơ gan do viêm gan B và tiến triển lên ung thư gan từ tháng 12/2013, bệnh nhân đã được mổ cắt gan Trái, cắt 2/3 dạ dày từ năm 2014 và đến 3/2017 phát hiện ung thư gan tái phát ở gan phải. Người tình nguyện hiến gan là em rể bệnh nhân.
Nhóm phẫu thuật ghép gan là các bác sĩ Vinmec và các chuyên gia Hàn Quốc do GS Chong Woo Chu chủ trì – đã lấy 60% phần gan của người cho, tương đương thể tích 700cm3 và ghép thành công cho người nhận. 2 tuần sau ngày phẫu thuật, các chức năng gan của người cho đã thích ứng với hoạt động, men gan giảm, chức năng bài tiết mật được cải thiện dần. Người nhận gan ghép cũng ổn định sức khỏe và bắt đầu đi lại và phục hồi vận động, các chỉ số sinh tồn cơ thể đang trở về giới hạn cho phép.
“Có thể nói, ca ghép gan đã thành công, khi đảm bảo người cho sống an toàn sau khi lấy gan, phần gan còn lại đang được tái sinh và lấp đầy. Người nhận cũng đã bắt đầu thích ứng với lá gan mới” – chúng tôi Bùi Đức Phú – GĐ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, chuyên gia điều phối cho ca ghép nhận định.
Trước đó, ngày 3/4/2017, các bác sĩ Vinmec đã phối hợp với Bệnh viện Việt Đức thực hiện thành công ca ghép gan được cho là phức tạp nhất từ trước đến nay cho bệnh nhi suy gan cấp Dương Thị Phương Mai (Thanh Hóa). Hiện cả bệnh nhân Mai Văn Tuân và Dương Thị Phương Mai đều đang được tích cực chăm sóc tại Vinmec để sớm phục hồi sau ca đại phẫu.
Thành công của Vinmec đã đánh dấu bước phát triển vượt bậc của hệ thống y tế tư nhân trong bối cảnh tại Việt Nam có một số ít bệnh viện công triễn khai , nhưng chỉ có 2 bệnh viện thực hiện được kỹ thuật này thường quy, với khoảng 20 ca ghép gan từ người sống. Hiện nhu cầu ghép mô, tạng, trong đó có ghép gan ở Việt Nam rất lớn và đang gia tăng nhanh chóng, ước tính có khoảng 1.500 người đang chờ ghép gan. Vì thế, việc Vinmec làm chủ được kỹ thuật khó nhất trong lĩnh vực ghép tạng đã mở thêm hy vọng và lựa chọn mới cho người dân trong nước.
Đây cũng là một trong những mũi nhọn chuyên khoa sâu đang được hệ thống y tế Vinmec ưu tiên phát triển sau khi chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình phi lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu trên, Vinmec đã được Tập đoàn Vingroup đầu tư hàng loạt phương tiện hiện đại, chuyên dụng trong phẫu thuật gan như: dao CUSA, dao siêu âm, Argon beam, siêu âm trong mổ, C-arm, máy xét nghiệm Rotem, các loại thuốc đặc chủng trong ghép gan…
Đặc biệt, Vinmec đã mời được GS Chong Woo Chu (Hàn Quốc) – chuyên gia ghép tạng hàng đầu thế giới và ekip cùng tham gia lên kế hoạch, quy trình chi tiết, đào tạo nhân sự cho các ca ghép gan tại bệnh viện. GS Chong Woo Chu cũng cộng tác với Vinmec trong việc xây dựng, tổ chức để đưa Trung tâm ghép tạng của hệ thống trở thành Trung tâm ghép tạng đẳng cấp quốc tế trong tương lai.
Với các điều kiện tối ưu về trang thiết bị và quy trình kỹ thuật, đội ngũ chuyên gia bác sĩ được đào tạo bài bản, hệ thống Vinmec đã lên kế hoạch thực hiện từ 20 – 30 ca ghép gan; 80 – 100 ca ghép thận và hàng trăm ca ghép tế bào gốc mỗi năm. Vinmec cũng đang xây dựng các quy trình kỹ thuật ghép tạng từ người cho chết não để mở rộng sang các lĩnh vực ghép tim, ghép tụy trong tương lai gần nhất./.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec: Thành lập năm 2012, do Tập đoàn Vingroup đầu tư với mục tiêu phát triển dịch vụ y tế chất lượng cao, đẳng cấp quốc tế tại Việt Nam. Hiện hệ thống y tế Vinmec có 5 bệnh viện và 2 phòng khám tại Hà Nội, Tp HCM, Quảng Ninh, Nha Trang, Phú Quốc. Theo chiến lược phát triển tới năm 2020, toàn hệ thống sẽ có 10 bệnh viện trên khắp cả nước, 1 trường Đại học Y Vinmec, và các Viện nghiên cứu y khoa chuyên sâu. Ghép tạng là 1 trong 13 chuyên khoa mũi nhọn đang được tập trung đầu tư và phát triển tại hệ thống y tế Vinmec – bên cạnh tim mạch, y học tái tạo, ung thư…
Tháng 9/2016, toàn hệ thống y tế Vinmec đã chuyển sang hoạt động theo mô hình phi lợi nhuận với mục tiêu đóng góp tối đa cho sự phát triển của y tế, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại Việt Nam. /.
Giáo sư Chong Woo Chu là một trong những tên tuổi đầu ngành trên thế giới trong lĩnh vực cấy ghép tạng với 16 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cấy ghép tạng và đã thực hiện thành công 370 ca ghép gan trong vòng 7 năm. Trước khi cộng tác với Vinmec, GS Chu là giám đốc Trung tâm ghép tạng kiêm giáo sư cấy ghép tạng tại Bệnh viện Yangsan (ĐH Quốc gia Pusan, Hàn Quốc).
Nguồn: http://vingroup.net
Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Viện Công Hay Tư? trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!