Bạn đang xem bài viết Bệnh Viện Chợ Rẫy Kỷ Niệm 115 Năm Ngày Thành Lập &Amp; Đón Nhận Huân Chương Lao Động Hạng Nhất (Lần Thứ 2) được cập nhật mới nhất trên website Sept.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sức Khỏe – Ngày 23/2/2016, tại TPHCM, bệnh viện Chợ Rẫy đã tổ chức lễ kỷ niệm 115 năm thành lập & phát triển và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất (lần 2).
Vào năm 1900, Bệnh viện Chợ Rẫy là một trong những cơ sở y tế được người Pháp xây dựng ở Sài gòn sớm nhất cùng với Viện Vi trùng học Sài Gòn (nay là Viện Pasteur) thành lập vào năm 1891, Viện vi trùng học Nha Trang (nay là Viện Pasteur Nha Trang) do bác sỹ Yersin lập năm 1895. ..Bệnh viện Chợ Rẫy lúc bấy giờ có diện tích trên 5 hecta với các tòa nhà kiến trúc Pháp, cao 2 tầng, có tên lúc đầu là L’Hospital Municipal de ChoLon;
Ban Giám đốc BV Chợ Rẫy tặng hoa tri ân các lãnh đạo và thầy thuốc tiền nhiệm
Giai đoạn 1912 – 1944, bệnh viện Chợ Rẫy đã được thu nhận thêm y sĩ người Việt, thêm ngân sách, thêm số giường bệnh và khám chữa bệnh có thu tiền, nên đã có bước phát triển mới. Bệnh viện được đổi tên nhiều lần: L’Hospital Indigene de Cochinchine (1919); L’Hospital Lalung Bonnaire (1938); và Hospital 415 (1945).Vào năm 1961 – 1970, Bệnh viện Chợ Rẫy có đến 535 giường, thuộc loại cao cấp nhất thời bấy giờ. Tuy nhiên, cơ sở vật chất khá cũ, xuống cấp. Bệnh viện được Chính phủ Nhật bản viện trợ xây mới, khởi công vào ngày 12/10/1971, khánh thành vào ngày 19/8/1974, hoạt động vào tháng 3/1975, có 11 tầng lầu, đầy đủ tiện nghi, trang thiết bị hiện đại, có qui mô 1.000 giường bệnh, lớn nhất miền Nam và Đông Nam Á nói chung lúc bấy giờ. Giai đoạn 1975-1985: Trong những ngày đầu giải phóng, Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện đa khoa, trực thuộc Bộ Y tế, là tuyến điều trị sau cùng ở khu vực phía Nam, với chức năng chính điều trị, đào tạo – huấn luyện và nghiên cứu, đồng thời giám định y khoa và pháp y; Bệnh viện được tiếp quản và bổ sung nguồn cán bộ từ Ban dân y miền, bệnh viện liên cơ R, lực lượng cán bộ từ miền Bắc chi viện vào, cùng lực lượng tại chỗ của bệnh viện Chợ Rẫy quyết tâm xây dựng và phát triển bệnh viện phục vụ nhân dân TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Từ năm 1986 đến 2010: Qua 30 năm phát triển trong thời kỳ đổi mới của đất nước, Bệnh viện Chợ Rẫy ngày một hoàn chỉnh, phát triển, hiện tại trở thành một trong các bệnh viện đa khoa lớn của cả nước, được xếp hạng đặc biệt từ năm 2010, thuộc tuyến kỹ thuật cao nhất ở khu vực phía Nam. Tập thể cán bộ viên chức và người lao động tại bệnh viện luôn đoàn kết, nỗ lực làm việc, tiếp nối, giữ vững truyền thống các thế hệ đi trước và vinh dự đón nhận Danh hiệu Anh hùng Lao động trong Thời kỳ đổi mới vào năm 2000 do Chủ tịch nước phong tặng. Bệnh viện hiện có số giường bệnh thực kê lên đến 2.642 giường, tiếp nhận khám bệnh trung bình 4.160 bệnh nhân/ngày; tiếp nhận điều trị bệnh nhân nội trú trung bình 2.500 bệnh nhân/ngày; ngày điều trị trung bình duy trì mức 7,5 ngày. Thực hiện đồng bộ hiệu quả Đề án giảm tải, trong đó xây dựng được 13 bệnh viện giảm tải, kết hợp chuyển tuyến hợp lý, kết quả đến cuối năm 2015 không còn người bệnh nằm ghép sau 48 giờ tại các khoa. Bệnh viện là nơi tổ chức hiến ghép tạng hàng đầu, là đơn vị tiến hành đầu tiên ghép tạng từ người cho chết não, tim ngừng đập, đã triển khai ghép gan từ người cho sống và chết não. Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng điều trị đã được áp dụng như thành lập tổ hỗ trợ chuyên môn, áp dụng chương trình quản lý kháng sinh, xây dựng phác đồ điều trị và các quy trình lâm sàng… Nhiều kỹ thuật tiên tiến đươc triển khai trong lĩnh vực hồi sức cấp cứu, phẫu thuật tim, can thiệp mạch vành, đông mạch chủ, mạch não, phẫu thuật nội soi, ghép thận…
Lãnh đạo Bộ Y tế thừa ủy nhiệm của Chủ tịch nước tặng huân chương Lao động hạng I lần thứ 2
Bệnh viện đã được tặng thưởng: Huân chương lao động hạng Nhất (năm 1999), Bằng khen của Thủ tướng chính phủ (năm 2011 và 2013), Huân chương Độc lập hạng II năm 2010, Huân chương Độc lập hạng III (năm 2005), Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới năm 2000, Cờ Thi đua chính phủ 2003 và 2005… Nhân sự kiện này, Bệnh viện cũng vinh dự được trao tặng Huân chương lao động hạng Nhất (lần thứ 2) và PGS TS BS Nguyễn Văn Khôi – Phó Giám đốc Bệnh viện được trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba.
Kỷ Niệm 90 Năm Ngày Xô Viết Nghệ
Kỷ niệm 90 năm ngày Xô Viết Nghệ – Tĩnh
KỶ NIỆM 90 NĂM NGÀY XÔ VIẾT NGHỆ – TĨNH
Xô Viết Nghệ – Tĩnh là tên gọi chung cho phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân Nghệ An và Hà Tĩnh trong giai đoạn 1930-1931 chống lại đế quốc Pháp, lần đầu tiên giành chính quyền về tay nhân dân. Các Xô viết thực hiện vai trò của một chính quyền mới của giai cấp công nông thay cho bộ máy chính quyền của thực dân, phong kiến. Do ra đời ở Nghệ An và Hà Tĩnh nên được gọi là Xô Viết Nghệ Tĩnh, là một hình thức mới về tổ chức chính quyền nhà nước của lực lượng nông dân và công nhân.
“Kìa Bến Thuỷ đứng đầu dậy trước
Nọ Thanh Chương tiếp bước tiến lên
Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên
Anh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi”
(Bài ca cách mạng – Đặng Chánh Kỷ)
Với vị trí nằm giữa trục đường bộ Bắc-Nam và tuyến đường giao thông từ biển Đông kết nối với các nước Đông Dương nên từ những năm đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp đã xây dựng Vinh thành một khu công nghiệp lớn của Trung Kỳ với hơn 20 nhà máy, tập trung trên 7.000 công nhân. Trong đó riêng khu vực Bến Thuỷ có tới 7 nhà máy như nhà máy sửa chữa toa xe Trường Thi, nhà máy Diêm, nhà máy Đèn,… để vơ vét tài nguyên cho nền kinh tế nước Pháp đang lao đao sau khủng hoảng kinh tế thế giới và phục vụ cho âm mưu chiếm đóng lâu dài Việt Nam, Lào và Campuchia, làm cho đời sống người dân bản địa trở nên cơ cực, nhất là ở vùng Nghệ An – Hà Tĩnh, chính vì vậy những người dân ở đây đã phản kháng lại chính sách này để giành quyền dân sinh, dân chủ.
Từ đầu năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nông dân và quần chúng lao động Vinh – Bến Thuỷ đã diễn ra hết sức mạnh mẽ. Từ tháng 3/1930, công nhân nhiều nhà máy đã đình công đòi bọn chủ phải tăng tiền công, giảm thời gian làm,… Ngày 1/5/1930, hàng ngàn nông dân làng Yên Dũng Hạ, Yên Dũng Thượng, Lộc Đa, Đức Hậu, An Hậu kéo vào thành phố phối hợp với công nhân Vinh-Bến Thuỷ tổ chức biểu tình tuần hành để đòi chính quyền thực dân phải giải quyết các quyền lợi cho thợ thuyền và dân cày. Hoảng hốt trước khí thế của quần chúng, thực dân Pháp đã thẳng tay đàn áp, bắn giết dân cày và thợ thuyền, giải tán biểu tình. Noi gương thợ thuyền và dân cày Vinh-Bến Thuỷ, ngay sau đó hàng loạt các cuộc đấu tranh của quần chúng lao động đã nổ ra nhiều nơi thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, để rồi từ đó tạo nên cao trào cách mạng có một không hai trong lịch sử Việt Nam. Từ tháng 9/1930, nông dân các huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Can Lộc, Hưng Nguyên, v.v… liên tiếp tổ chức các cuộc biểu tình vũ trang tự vệ quy mô lớn kết hợp với các yêu sách chính trị làm cho bộ máy chính quyền thực dân Pháp và bộ máy chính quyền của nhà Nguyễn lâm vào tình trạng tê liệt và tan rã. Đỉnh điểm là ngày 12/9/1930, hơn 8.000 nông dân Hưng Nguyên kéo về phủ lị và trương các khẩu hiệu như: Bỏ sưu thuế, bớt giờ làm, chống khủng bố trắng, bồi thường cho các gia đình bị tàn sát trong cuộc bạo động Yên Bái,… thậm chí là chia lại ruộng đất, Đả đảo chủ nghĩa đế quốc, Đả đảo phong kiến. Đoàn biểu tình càng đi càng thu hút thêm quần chúng, khi đến gần thành phố Vinh số người tham gia đã lên tới khoảng 30.000. Chính quyền thực dân Pháp đã phản ứng đáp trả mạnh mẽ, kiên quyết trấn áp bằng lực lượng vũ trang, thậm chí dùng cả máy bay ném bom vào đoàn biểu tình làm 217 người chết và 125 người bị thương. Tuy vậy hành động trên không ngăn được đoàn người biểu tình đấu tranh. Người biểu tình kéo về huyện lỵ, phá nhà lao, đốt huyện đường, vây đồn lính. Điều này đã làm cho hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến tan rã ở nhiều huyện, xã. Dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, tổ chức nông hội (xã bộ nông) ở những nơi chính quyền cũ tan rã đã kiểm soát tình hình và thành lập chính quyền mới với hình thức giống như hệ thống Xô viết ở Liên bang Xô viết. Các chính quyền xô viết một mặt thi hành các chính sách mới, mặt khác phá bỏ hệ thống chính quyền cũ, ra yêu sách cải thiện điều kiện lao động với các chủ xưởng, chủ tàu ở vùng này. Nhận thấy tình hình nghiêm trọng và có nguy cơ lan rộng, thực dân Pháp đã tập trung lực lượng để khủng bố, đàn áp, tiêu diệt phong trào. Đến giữa năm 1931, phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh dần lắng xuống, rồi thoái trào và cuối cùng đi đến thất bại.
Mặc dù chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh chỉ tồn tại trong thời gian ngắn song đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ khi ra đời (3/2/1930), sau đó là Đảng Cộng sản Đông Dương (từ tháng 10/1930), tạo ảnh hưởng vang dội trong cả nước và thế giới, được đánh giá là đỉnh cao của phong trào Cách mạng Việt Nam trong những năm 1930-1931. Tuy phong trào bị đế quốc Pháp dìm trong biển máu, nhưng Xô viết Nghệ-Tĩnh đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và tinh thần đấu tranh cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam. Mặc dù thất bại nhưng Xô Viết Nghệ Tĩnh đã trở thành một bài học quí báu về chuẩn bị lực lượng cho cuộc khởi nghĩa Tháng Tám thắng lợi sau này, đập tan chính quyền thực dân, phong kiến lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.
Phạm Quốc Hùng
Bài viết khác
Thương Hiệu “Bệnh Viện Chợ Rẫy” Tại Campuchia
Phải chăng đây là bước khởi đầu để cụm từ “bệnh viện Việt Nam” có thể trở thành một thương hiệu ở Đông Nam Á? Giá trị thương hiệu của ngành y tế Việt Nam được chính người dân nước láng giềng Campuchia thừa nhận: Chất lượng và giá rẻ!
Vài năm trước, chúng tôi cùng đoàn nhà báo Việt Nam tham dự hội thảo về truyền thông vùng sông Mê Kông tại Thái Lan. Khi đề cập đến dự án xây dựng Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy Phnôm Pênh tại Campuchia với các đồng nghiệp xứ chùa tháp, chúng tôi nhận được ngay những phản hồi tích cực. Lach Chantha – Biên tập viên đài phát thanh truyền hình Bayon (Phnôm Pênh) – không giấu niềm phấn khích cho biết: “Nơi đầu tiên lóe lên trong suy nghĩ của bất cứ người Campuchia nào khi bị bệnh đó chính là Việt Nam, là Chợ Rẫy”.
Sang Việt Nam chữa bệnh: Chọn lựa số 1!
Hẳn chúng ta còn nhớ sự kiện sáng 24/2/2007, cô ca sĩ nổi tiếng Campuchia Po Ev Pannha Pich được chuyển tới BV Chợ Rẫy trong tình trạng nguy kịch. Cô bị bắn vào bụng và cổ làm vỡ xương sống D2, liệt 2 chân, yếu 2 tay, mất cảm giác từ ngực trở xuống, bị suy hô hấp và phải thở bằng máy… Các bác sĩ (BS) BV Chợ Rẫy đã mổ lấy 2 viên đạn cứu sống Po Ev Pannha Pich.
Theo số liệu thống kê của Phòng Kế hoạch tổng hợp BV Chợ Rẫy, trung bình mỗi năm, có khoảng 2.000 bệnh nhân (BN) nước ngoài đến khám và điều trị tại BV, trong đó, người Campuchia chiếm tỷ lệ hơn 55%. Từ 2003, số BN Campuchia cứ đều đặn tăng gấp đôi hằng năm. Con số thực tế chắc chắn còn cao hơn rất nhiều vì có những người khai bằng tên Việt Nam hoặc là Việt kiều…
BN Campuchia tìm sang Việt Nam từ nhiều nguồn và bằng nhiều hình thức khác nhau. Tính riêng tại cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh), số BN đi tự túc khoảng 300 người/tuần. Xung quanh các BV lớn ở TPHCM hiện hình thành các dịch vụ, đường dây dẫn người Campuchia qua khám chữa bệnh theo “đoàn”. Tìm hiểu từ các tay “cò”, chúng tôi được biết dịch vụ khám chữa bệnh Campuchia-Việt Nam bao gồm xe đưa đón, ăn uống, khách sạn, thông dịch với chi phí trọn gói cho 1 chuyến đi 2 ngày 1 đêm khoảng 300 USD/người (chưa kể tiền khám, xét nghiệm, thuốc men…). Một số BV tư nhân cũng đã tự tổ chức dịch vụ bao ăn ở cho thân nhân và BN ngoại trú.
“Bệnh viện tình thương”
Chúng tôi gặp Ung Kunvibol (42 tuổi) tại Khoa Quốc tế BV Chợ Rẫy, anh cho biết mình là một kế toán đang làm việc cho các công ty nước ngoài ở Phnôm Pênh và đã nằm điều trị tại BV gần 1 tháng. Anh cùng hai người thân nữa sẽ phải ở lại Việt Nam thêm 3 tháng để tiếp tục theo dõi và điều trị dứt điểm căn bệnh bướu cổ của mình. Khi được hỏi tại sao chọn sang Việt Nam chữa bệnh, anh nói ngay: “Chất lượng và dịch vụ tốt hơn và rẻ hơn Campuchia. Các BS tại Chợ Rẫy cũng thân thiện và chuyên môn cao hơn hẳn!” Ung Kunvibol cũng cho biết giá điều trị tại Việt Nam rẻ hơn đến phân nửa so với Campuchia và Thái Lan. Anh cũng hy vọng: “BV Chợ Rẫy nên tổ chức lấy dịch vụ đưa đón, hướng dẫn của mình để BN Campuchia cảm thấy an toàn, bảo mật và thân thiện hơn nữa”.
Trả lời vấn đề chúng tôi đặt ra có thể mang thương hiệu Chợ Rẫy ra tầm khu vực hay không? BS Nguyễn Trường Sơn – Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy – cho rằng, trước tiên cần quyết tâm xây dựng một đội ngũ giỏi chuyên môn, hết sức quan tâm đến người bệnh. Các nhân tố đó sẽ là hạt nhân để xây dựng Bệnh viện Chợ Rẫy luôn là gắn liền với danh hiệu “bệnh viện tình thương”, “bệnh viện xuất sắc toàn diện” và không ngừng phát triển lên ngang tầm khu vực.
Ngoài ra, bệnh viện tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học phục vụ các định hướng chuyên sâu như ghép tạng, can thiệp tim mạch, thần kinh… Chuẩn bị tiến tới thành lập Trung tâm thử nghiệm lâm sàng.
Bác sĩ Sơn cũng cho biết, sắp tới sẽ hướng đến mở rộng phạm vi hợp tác quốc tế, tăng cường quan hệ với các bệnh viện lớn, các trường đại học, các tổ chức chuyên ngành trong khu vực và thế giới. Đặc biệt, có liên kết xây dựng quan hệ cung ứng dịch vụ y tế, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng đa dạng của người dân trong nước và nước ngoài.
(Theo Tiền Phong)
Bệnh Viện Chợ Rẫy Ở Thuận Kiều, Quận 5, Thành Phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ
Bệnh Viện Chợ Rẫy
0, Thuận Kiều
Phường 12, Quận 5
Thành phố Hồ Chí Minh
Y Tế › Bệnh Viện và Bệnh Viện Chợ Rẫy nằm ở khu vực Quận 5, chúng tôi Ngoài ra bạn cũng có thể tìm kiếm thông tin của doanh nghiệp trong khu vực từ các liên kết TP.HCM › Quận 5 › Phường 12 › Thuận Kiều. Đây là một trang web rất hữu ích giúp bạn tìm kiếm thông tin chi tiết của một địa điểm và chỉ dẫn đường đi đến Bệnh Viện Chợ Rẫy.
Gửi lời bình
Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Viện Chợ Rẫy Kỷ Niệm 115 Năm Ngày Thành Lập &Amp; Đón Nhận Huân Chương Lao Động Hạng Nhất (Lần Thứ 2) trên website Sept.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!